Cơ quan chủ trì đàm phán điều ước quốc tế cụ thể về ODA.
(1) Cơ quan chủ quản được uỷ quyền chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan đàm phán các điều ước quốc tế cụ thể về ODA không hoàn lại. (2) Bộ Tài chính được uỷ quyền chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan đàm phán các điều ước quốc tế cụ thể về ODA vốn vay.
(3) Ngân hàng nhà nước Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan
chuẩn bị nội dung đàm phán, theo sự uỷ quyền của Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng Chính phủ, tiến hành đàm phán các điều ước quốc tế cụ thể về ODA với các tổ chức tài chính quốc tế: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), bàn giao vốn và toàn bộ các thông tin liên quan đến chương trình, dự án ODA cho Bộ Tài chính sau khi các đìêu ước cụ thể về ODA có hiệu lực, trừ thoả thuận vay vốn Quỹ tiền tệ quốc tế. - Ký kết điều ước quốc tế cụ thể về ODA.
Sau khi kết thúc đàm phán, cơ quan chủ trì đàm phán phải thông báo
bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan kết quả đàm phán và gửi kèm dự thảo điều ước quốc tế cụ thể về ODA.
Đối với chương trình, dự án sử dụng ODA vốn vay và chương trình, dự
án do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sau khi có ý kiến của các cơ quan có liên
quan, cơ quan chủ trì đàm phán trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kết quả 123
đàm phán và quyết định người được uỷ quyền thay mặt Chính phủ ký điều ước quốc tế cụ thể về ODA với nhà tài trợ.
Đối với những chương trình, dự án sử dụng nguồn ODA không hoàn lại
do Thủ trưởng cơ quan chủ quản phê duyệt, sau khi có ý kiến của các cơ quan liên quan, Thủ tướng cơ quan chủ trì đàm phán được Chính phủ uỷ quyền ký kết
điều ước quốc tế cụ thể về ODA với nhà tài trợ.
b. Phát hành trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu được Chính phủ bảolãnh trên thị trường vốn quốc tế lãnh trên thị trường vốn quốc tế
Trái phiếu quốc tế và chứng chỉ vay nợ có mệnh giá, có thời hạn, có lãi,
phát hành để vay vốn trên thị trường vốn quốc tế phục vụ nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế của Việt Nam.
Trái phiếu quốc tế bao gồm: Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu ngân hàng thương mại quốc doanh và trái phiếu doanh nghiệp Nhà nước.
Trái phiếu Chính phủ Việt Nam phát hành trên thị trường vốn quốc tế
được phát hành từng đợt theo quyết định của Chính phủ. Tổ chức phát hành và thanh toán trái phiếu thực hiện theo thông lệ quốc tế và phù hợp với luật pháp Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang xúc tiến chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường trái phiếu quốc tế. 2.1.2.3. Trả nợ nước ngoài
Căn cứ vào kế hoạch ngân sách Nhà nước trả nợ nước ngoài hàng năm đã được Chính phủ phê duyệt. Bộ Tài chính tổ chức thực hiện việc trả nợ theo
đúng cam kết của Chính phủ với bên cho vay nước ngoài. Trong trường hợp cần
thiết Bộ Tài chính chủ trì cùng các Bộ có liên quan đàm phán với các chủ nợ nước ngoài về hạn mức, thời hạn và hình thức trả nợ thích hợp (trả bằng tiền, bằng hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu hoặc chuyển đổi nợ thành đầu tư...)
Để tạo nguồn trả nợ đúng hạn và hạn chế rủi ro cho Ngân hàng Nhà nước trong việc vay và trả nợ nước ngoài, thành lập quỹ tích luỹ trả nợ thuộc Ngân hàng Nhà nước do Bộ Tài chính quản lý trên cơ sở nguồn thu nợ từ các dự án vay lại vốn vay và vốn viện trợ nước ngoài của Chính phủ, tiền thu phí bảo lãnh của Chính phủ và các nguồn thu khác do thủ tướng Chính phủ quy định. Bộ trưởng Bộ Tài chính xây dựng quy chế quản lý Quỹ tích luỹ trả nợ trình Thủ 124
tướng Chính phủ phê duyệt.
2.2. Quản lý hoạt động sử dụng vốn tín dụng Nhà nước
2.2.1. Quản lý hoạt động cho vay đầu tư phát triển của nhà nướcCơ chế cho vay Cơ chế cho vay
Cơ chế cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là tổng thể các hình thức và phương pháp mà Nhà nước sử dụng trong hoạt động cho vay vốn đầu
đầu tư phát triển của Nhà nước được thể hiện trên các nội dung cơ bản sau đây :
a. Đối tượng cho vay
Đối tượng cho vay đầu tư là các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp
thuộc danh mục các dự án, chương trình do Chính phủ quyết định cho từng thời
kỳ.
Danh mục chi tiết các dự án, chương trình vay vốn đầu tư; thời hạn ưu đãi thực hiện theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính về qui định cụ thể đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
Điều kiện vay vốn