4. Nội dung của Quy hoạch
2.1.2.1. Tiềm năng về tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Tiềm năng về tự nhiên của tỉnh Quảng Trị gồm có tài nguyên đất, tài nguyên rừng và thảm thực vật, tài nguyên biển, tài nguyên nước và tài nguyên khoáng sản. Một số tài nguyên đáng chú ý như sau:
Về tài nguyên đất, đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất trên tổng số diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 63,62% (trong đó đất sản xuất nông nghiệp chiếm 16,67% và đất
lâm nghiệp có rừng chiếm 72,73 %), đất phi nông nghiệp chiếm 8,73% và đất chưa sử dụng chiếm 27,66%. Đặc biệt, Quảng Trị có nguồn tài nguyên đất bazan tương đối lớn kết hợp với các tiểu vùng khí hậu đặc thù thuận lợi cho sự phát triển các cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao như: cafe, hồ tiêu... Có thể thấy diện tích đất nông nghiệp rất lớn nhưng phần lớn là đất rừng, đất chưa sử dụng chiếm gần 1/3 trên tổng diện tích đất tự nhiên nhưng 90% trong đó là đất đất cồn cát, đất chua mặn, đất đồi núi chia cắt mạnh, phân bố rải rác, và có những vùng còn bom mìn chưa được rà phá. Do đó để cải tạo, khai thác đưa vào sử dụng được trong các ngành kinh tế cần có đầu tư vốn lớn và kỹ thuật, thuỷ lợi, rà phá bom mìn.
Ngoài ra tỉnh Quảng Trị còn có tài nguyên rừng và biển khá phong phú. Toàn tỉnh có 219.639 ha đất lâm nghiệp có rừng với tổng trữ lượng gỗ khoảng 11 triệu m3. Rừng Quảng Trị có khoảng 1.053 loại thực vật thuộc 528 chi, 130 họ, trong đó có 175 loài cây gỗ.
Quảng Trị có vùng bờ biển dài 75 km với 2 cửa lạch quan trọng là Cửa Việt và Cửa Tùng, vùng lãnh hải rộng khoảng 8.400 km2. Ngoài khơi cách đất liền 28 hải lý là đảo Cồn Cỏ có vị trí quan trọng về kinh tế và quốc phòng, hiện đang xây dựng cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá Cồn Cỏ để phục vụ cho tàu thuyền trong tỉnh và các tỉnh trong vùng. Ven biển có một số vũng kín gió, thuận lợi cho phát triển cảng, xây dựng các nhà máy đóng tàu, sửa chữa tàu biển và xây dựng các khu neo đậu tàu thuyền như khu vực Cửa Việt, Cửa Tùng.
Về tài nguyên dầu khí, khu vực ngoài khơi tỉnh Quảng Trị và toàn thềm lục địa miền Trung (phía Nam bể Sông Hồng và bể Phú Khánh) có tiềm năng chủ yếu về khí thiên nhiên. Tổng trữ lượng khí có thể thu hồi của khu vực tính đến 31/12/2013 vào khoảng 306 tỷ m3, tuy nhiên trữ lượng khí có thể thu hồi tại các mỏ/phát hiện đang tiến hành thẩm lượng có thể đưa vào phát triển khai thác chiếm khoảng 39% trong tổng trữ lượng khí thu hồi (mỏ Báo Vàng và mỏ Cá Voi Xanh). Các mỏ/phát hiện có hàm lượng CO2 cao chưa được thẩm lượng chiếm tỷ trọng khá lớn (61%). Theo Quyết định số 459/QĐ-TTg ngày 30/03/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam, tại khu vực miền Trung cụm lô 111, 112, 113 (mỏ Báo Vàng) có thể sẽ được phát triển để đưa về tỉnh Quảng Trị và cụm lô 117,118,119 (mỏ Cá Voi Xanh) được đưa về tỉnh Quảng Ngãi/Quảng Nam.