Đối với những địa phương nơi có nguồn cung cấp khí lớn (trên 3 tỷ

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHÍ VÀ CÁC DỰ ÁN CÓ NHU CẦU SỬ DỤNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035 (Trang 28 - 30)

4. Nội dung của Quy hoạch

1.4.2. Đối với những địa phương nơi có nguồn cung cấp khí lớn (trên 3 tỷ

m3/năm) - Trường hợp của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Do có nguồn khí dồi dào từ các mỏ khí thuộc bể Nam Côn Sơn và bể Cửu Long với tổng trữ lượng gần 180 tỷ m3 (Lê Phước Hảo và Bùi Tử An, 2005), tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều thuận lợi trong việc thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các hộ công nghiệp có tiềm năng sử dụng khí. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, chính

quyền địa phương Bà Rịa – Vũng Tàu đã có nhiều chính sách khuyến khích hiệu quả đối với các nhà đầu tư như:

- Các cơ quan quản lý nhà nước đã tháo gỡ các vướng mắc về mặt pháp lý đồng thời tiến hành nghiên cứu hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật để tạo điều kiện cho các Dự án được triển khai thuận lợi.

- Dự án nhà máy điện Bà Rịa – Vũng Tàu là một trong 14 dự án được hưởng cơ chế, chính sách đặc thù dành cho các công trình điện cấp bách giai đoạn 2006 - 2010 theo quyết định 1195/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9 tháng 11 năm 2005.

- Chính phủ đã ký Bảo lãnh cho các dự án và phê duyệt các hợp đồng mua bán và vận chuyển khí, đồng thời nghiên cứu ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật mới điều chỉnh các hoạt động đầu tư phù hợp với tính đặc thù của công trình này cũng như triển khai nhiều hoạt động giám sát chặt chẽ và tham gia trực tiếp vào các dự án.

- Cơ quan quản lý địa phương như Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu đã có những đóng góp rất tích cực trong việc cấp đất và hợp tác chặt chẽ với chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng giúp các dự án thuộc Công trình được triển khai nhanh chóng và thuận lợi. Đặc biệt, công trình nằm trong khu vực đã có quy hoạch hoặc dân cư ít nên cũng khá thuận lợi cho việc giải phóng mặt bằng.

- Mặc dù các thủ tục thuê đất chưa hoàn thành nhưng UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn chỉ đạo Ban QLDA các KCN tỉnh và Ban quản lý KCN Phú Mỹ I bàn giao ngay mặt bằng để có thể tiến hành khảo sát.

Về lợi ích từ các dự án khí mang lại, phát triển ngành công nghiệp dầu khí của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã kéo theo sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trợ trên địa bàn tỉnh. Các tính toán đã chỉ ra rằng, giai đoạn 2001-2010 nếu ngành dầu khí tăng trưởng 1% thì sẽ tạo những điều kiện cho các ngành công nghiệp phụ trợ theo ngành dầu khí tăng trưởng 2,5-3%.(Điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2010, có xét đến 2020) Như vậy không ở đâu có điều kiện thuận lợi hơn Bà Rịa – Vũng Tàu trong việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, và có thể coi đây là một hướng thị trường rất phong phú cho phát triển các ngành công nghiệp của tỉnh, phục vụ ngành khai thác dầu khí, sản xuất các sản phẩm từ khí là cách giải quyết đầu ra cơ bản cho công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Có thể nói ngành công nghiệp dầu khí đã làm thay đổi hoàn toàn cơ cấu ngành của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kể từ khi tỉnh này bắt đầu chú trọng vào phát triển công nghiệp. Nếu trước năm 1995 ngành công nghiệp nói chung chỉ chiếm tỷ trọng thấp từ

2-3% thì từ sau năm 1995 đã tăng rất nhanh và đã chiếm trên 80% tỷ trọng trong GDP của cả tỉnh, trong đó ngành công nghiệp dầu khí chiếm tới một nửa. Năm 2010, tổng giá trị gia tăng công nghiệp toàn tỉnh đạt 52.216 tỷ đồng thì riêng ngành dầu khí đã là 24.231 tỷ đồng chiếm tới 46%. Mặc dù những năm gần đây tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã bắt đầu giảm tỷ trọng ngành dầu khí để tập trung vào một số ngành công nghiệp khác như chế biến thủy hải sản và may mặc, nhưng tầm quan trọng của ngành này đối với kinh tế tỉnh nói riêng và kinh tế cả nước nói chung vẫn chưa thuyên giảm cho tới năm 2020. (Điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2010, có xét đến 2020)

Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình phát triển thị trường khí tại Bà Rịa – Vũng Tàu cũng có những tồn tại, vướng mắc từ quy trình thực hiện cho tới chế tài xử lý của địa phương và nhà nước cần được tiếp thu làm bài học kinh nghiệm cho các công trình sau như:

- Việc đàm phán ký Hợp đồng thuê đất mất nhiều thời gian ( 1 đến 2 năm) do giá thuê mặt bằng phải chia làm 2 phần: một phần theo quy định của địa phương, một phần bao gồm phí hạ tầng và dịch vụ của Ban quản lý khu công nghiệp.

- Cơ sở hạ tầng tại thời điểm đầu tư chưa tốt: đường bộ, cấp nước, cấp điện chưa sẵn sàng.

- Một số vấn đề thường gặp phải đối với các dự án nằm trong khu vực có dân cư đó là sự thay đổi chính kiến của người dân, gây cản trở trong quá trình thi công,… - Dự án nhà máy Đạm Phú Mỹ, vướng mắc về trình tự thiết kế quy định trong một số

văn bản của Việt Nam và khác so với thông lệ triển khai thiết kế của các công trình có quy mô lớn, áp dụng hình thức EPC quốc tế, ảnh hưởng đến thời gian phê duyệt thiết kế.

- Đối với dự án Điện, nhà nước chưa có quy định về sự phối kết hợp giữa EVN với các nhà máy điện độc lập nên đã có nhiều bất cập trong quá trình thực hiện liên quan đến thông số đấu nối, hòa lưới.

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHÍ VÀ CÁC DỰ ÁN CÓ NHU CẦU SỬ DỤNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)