Địa điểm xây dựng các dự án sử dụng khí

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHÍ VÀ CÁC DỰ ÁN CÓ NHU CẦU SỬ DỤNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035 (Trang 115 - 118)

4. Nội dung của Quy hoạch

4.2.2.2. Địa điểm xây dựng các dự án sử dụng khí

Hệ thống cơ sở hạ tầng khí trên địa bàn tỉnh sẽ do các doanh nghiệp đầu tư (PVN, PVGas,…) nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, theo quan điểm phát triển trên đây, từ góc độ quản lý Nhà nước, việc hình thành và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng khí do các doanh nghiệp thực hiện cần được định hướng phát triển chung nhằm đảm bảo các yêu cầu sau:

- Tiết kiệm chi phí đầu tư chung của cả hệ thống - Đảm bảo độ an toàn và vận hành ổn định.

a.Yêu cầu về địa điểm

Đối với các dự án sử dụng khí (điện, đạm, hóa chất, công nghiệp), địa điểm xây dựng nhà máy sẽ được cân nhắc dựa trên các yếu tố sau:

- Quy mô công suất của nhà máy: quy mô công suất của nhà máy sẽ liên quan đến việc bố trí mặt bằng diện tích (có xem xét đến khả năng mở rộng sau này nếu có). - Khả năng cung cấp nguyên, nhiên liệu tới địa điểm: mạng lưới giao thông đường

thuỷ tương đối phát triển thuận tiện cho việc vận chuyển nhiên liệu, thiết bị và vật liệu xây dựng đến nhà máy.

- Riêng đối với các dự án điện, địa điểm bố trí nhà máy cần gần với các trung tâm phụ tải lớn để thuận tiện cho việc đấu nối với hệ thống điện dễ dàng, đảm bảo việc truyền tải công suất và điện năng hợp lý, kinh tế (gần các trạm lớn trong hệ thống nên việc đấu nối thuận lợi, chi phí xây dựng lưới điện đồng bộ thấp).

- Các điều kiện kỹ thuật khác của địa điểm:

Mặt bằng: Khối lượng đắp nền hoặc san gạt ít, đền bù đất đai hoa màu tối thiểu, điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn thuận lợi. Địa điểm phải có diện tích đủ rộng để xây dựng cảng, kho chứa nhiên liệu, các hạng mục phụ trợ và gần tuyến đường ống dẫn khí.

Giao thông vận tải thuận lợi, đấu nối với mạng đường bộ, đường thủy quốc gia dễ dàng.

Vị trí xây dựng cảng dầu thuận lợi đáp ứng nhu cầu vận chuyển và bốc dỡ nhiên liệu cung cấp cho nhà máy.

Gần nguồn cung cấp nước làm mát và có vị trí thải nước thuận lợi tránh được hiện tượng tái tuần hoàn nhiệt nước làm mát.

Địa điểm đã đưa vào qui hoạch phát triển khu vực và phù hợp với qui hoạch phát triển kinh tế địa phương.

Đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường và cần thiết phải được chính quyền địa phương và Bộ Tài nguyên & Môi trường chấp nhận.

b.Khả năng đáp ứng của tỉnh

* Thuận lợi:

Khu vực nghiên cứu quy hoạch có địa hình tương đối cao so với khu vực xung quanh, hàng năm không bị ngập lụt, độ dốc thuận lợi cho xây dựng, san lấp ít tốn kém.

Đây là vùng đất ven biển chủ yếu là đất nông nghiệp, rừng phòng hộ ven biển và một phần nhỏ là đất dân cư hiện hữu, thuận lợi cho xây dựng các công trình sản xuất, giải phóng mặt bằng, đồng thời có thể khai thác các thế mạnh về mặt tiền hướng ra biển của tỉnh Quảng Trị.

Dòng dịch chuyển phù sa có lượng dịch chuyển nhỏ (dưới 500 ngàn m3/năm) thuộc vào loại trung bình nhỏ so với các vùng biển ven bờ miền Trung, tuy nhiên khi thiết kế cảng biển ở khu vực này cần phải quan tâm tính toán đến yếu tố này để dòng phù sa không làm ảnh hưởng đến chiều sâu đáy cảng.

* Khó khăn:

Khí hậu khắc nghiệt là nơi hội tụ nhiều yếu tố bất lợi về thời tiết, khí hậu như lũ, lụt, bão, hạn hán, cát bay, nhiễm mặn, gió khô nóng,... đã gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Khu vực nằm dọc theo bờ biển nhưng vành đai chắn gió chưa được tốt. Vì vậy, cần phải có biện pháp bảo vệ kịp thời nhằm tránh tình trạng di chuyển liên tục của các dọi cát ven biển gây tác động không nhỏ đến khu vực.

* Đánh giá vị trí khu vực Đông Nam Tỉnh Quảng Trị:

- Vị trí điểm tiếp bờ

Trên cơ sở Bản đồ Quy hoạch Khu Đông Nam Tỉnh Quảng Trị, vị trí quy hoạch phát triển hạ tầng công nghiệp khí và các dự án có nhu cầu sử dụng khí , vị trí quy hoạch cảng Biển Mỹ Thủy và các thông tin về địa hình vùng biển khu vực quy hoạch. Đề xuất vị trí điểm tiếp bờ cho đường ống dẫn khí Báo Vàng – Quảng Trị nằm ở dải cây xanh cách ly phía Bắc của Kho khí (9). Vị trí điểm tiếp bờ này có những thuận lợi sau:

(1)Phù hợp với định hướng quy hoạch chung xây dựng khu Đông Nam tỉnh Quảng Trị và gần với khu vực được quy hoạch phát triển hạ tầng công nghiệp khí và sau khí.

(2)Tránh xa khu vực cảng biển Mỹ Thủy để không làm ảnh hưởng đến giao thông vận tải biển qua khu vực cũng như giảm thiểu rủi ro cho đường ống dẫn khí dưới biển.

(3)Vị trí điểm tiếp bờ và tuyến ống trên bờ nằm trong phần đất quy hoạch dải cây xanh cách ly.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là đề xuất sơ bộ, vị trí cụ thể của điểm tiếp bờ và tuyến ống trên bờ cần được nghiên cứu kỹ hơn trong các giai đoạn sau của Dự án.

- Vị trí quy hoạch cụm Công nghiệp Khí-Điện-Đạm

Vị trí quy hoạch Cụm Công nghiệp Khí-Điện-Đạm cần phải thỏa mãn các tiêu chí như sau:

(1)Phù hợp với định hướng quy hoạch chung xây dựng khu Đông Nam tỉnh Quảng Trị và nằm trong khu vực đã được quy hoạch phát triển công nghiệp. (2)Vị trí Cụm Công nghiệp nên gần các sông, kênh để thuận tiện cho việc cung

cấp nguồn nước làm mát cho các nhà máy điện. Ngoài ra cần phải gần khu vực quy hoạch các kho cảng xăng dầu để thuận tiện cho việc nhập xăng dầu dự trữ cho các nhà máy phát điện.

(3)Không quá xa khu vực quy hoạch phát triển công nghiệp để thuận tiện cho việc cung cấp khí cho các hoạt động sản xuất công nghiệp.

(4)Không quá xa vị trí điểm tiếp bờ để tối ưu chiều dài đường ống cấp khí chính.

Trên cơ sở bản đồ quy hoạch Khu Đông Nam, tỉnh Quảng Trị và căn cứ vào những tiêu chí ở trên đề xuất vị trí quy hoạch Cụm công nghiệp Khí-Điện-Đạm tại Quảng Trị là khu số 2 (Công nghiệp dầu khí và sau khí) có vị trí như sau:

- Phía Bắc giáp dải cây xanh cách ly và kênh dẫn nước xã Hải Ba - Phía Nam giáp khu phi thuế quan (21)

- Phía Đông giáp Kho khí (9), Kho dầu (10)

Hình 4.3. Vị trí điểm tiếp bờ và vị trí Cụm công nghiệp Khí-Điện-Đạm Quảng Trị

Một phần của tài liệu QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHÍ VÀ CÁC DỰ ÁN CÓ NHU CẦU SỬ DỤNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2035 (Trang 115 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)