- Mục tiêu: Nêu dược những biện pháp cải tạo nước ao nhằm đảm bảo mặt nước có được đặc điểm chung và đặc điểm lí, hóa, sinh phù hợp yêu cầu nuôi tôm, cá. Nêu được biện pháp cải tạo đất đáy ao để tăng nguồn thức ăn tự nhiên của cá, tôm nuôi, đồng thời đảm bảo tính chất lí, hóa của nước phù hợp đối tượng nuôi.
- Thời gian: 10 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không. - Cách tiến hành:
HĐ của GV - HS Nội dung
- H: Cải tạo nước ao nhằm mục đích gì?
-> TL: Tạo điều kiện thuận lợi về thức ăn, oxi… - H: Em hãy nêu biện pháp cải tạo nước ao? -> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Tại sao nói cải tạo đất đáy ao là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng ao hồ nuôi thuỷ sản? -> TL: Vì đáy ao có lớp bùn là nơi vi sinh vật hoạt động phân huỷ các chất mùn, bã hữu cơ.
- H: Em hãy nêu các biện pháp cải tạo đất đáy ao? -> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
III- BIỆN PHÁP CẢI TẠO NƯỚC VÀ ĐẤT ĐÁY AO: VÀ ĐẤT ĐÁY AO:
1. Cải tạo nước ao:
Thiết kế ao nông, sâu khác nhau để điều hoà nhiệt độ, diệt côn trùng, bọ gậy và vệ sinh mặt nước.
2. Cải tạo đất đáy ao:
Tăng cường bón phân hữu cơ, nhiều bùn phải tát ao vét bớt bùn luôn đảm bảo lớp bùn dày 5-10cm là vừa.
* Kết luận: Cải tạo nước, đất đáy ao nhằm nâng cao chất lượng của nước nuôi tôm và cá.
IV- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ: 5 phút
- H: Đặc điểm của nước nuôi thủy sản?
- H: Để nâng cao chất lượng của nước nuôi tôm, cá cần phải làm gì?
- GV yêu cầu 1HS đọc phần ghi nhớ, lớp theo dõi SGK -> GV nhấn mạnh nội dung chính, trọng tâm của bài học.
- GV yêu cầu HS về nhà đọc và tìm hiểu trước bài 51 SGK, chuẩn bị báo cáo thực hành theo mẫu SGK/140. ---***--- Ngày soạn: 01/04/2012 Ngày giảng: 04/04/2012 Tiết 46 - Bài 51 Thực hành XÁC ĐỊNH NHIỆT ĐỘ, ĐỘ TRONG VÀ ĐỘ PH CỦA NƯỚC NUÔI THUỶ SẢN
I- MỤC TIÊU: Sau bài này GV phải làm cho HS:
1. Kiến thức:
- Trình bày được cách đo nhiệt độ, xác định độ trong của nước bằng đĩa sếch xi. - Nêu được cách xác định độ pH bằng giấy đo pH.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện tính cẩn thận, biết giữ gìn trật tự và vệ sinh khi thực hành.
3. Thái độ:
Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn nghề nuôi trồng thuỷ sản của gia đình và địa phương.
II- CHUẨN BỊ:1. Giáo viên: 1. Giáo viên:
- SGK, SGV, giáo án.
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm: nhiệt kế, đĩa sếch xi, giấy đo và thang màu chuẩn đo độ pH.
2. Học sinh:
- SGK, đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà. - Báo cáo thực hành theo mẫu SGK/140.
- Mỗi nhóm hai thùng đựng mẫu nước nuôi cá có chiều cao tối thiểu 60->70cm và đường kính thùng 30cm.
III- LÊN LỚP:
Sĩ số
Lớp 7A: ... Vắng: ... P: ... K: ... Lớp 7B: ... Vắng: ... P: ... K: ...
2. Các hoạt động dạy học: a, Kiểm tra đầu giờ: a, Kiểm tra đầu giờ:
- Mục tiêu: Đánh giá lại kiến thức cơ bản của HS về môi trường nuôi thuỷ sản. - Thời gian: 4 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi.
1. Em hãy cho biết nước nuôi thuỷ sản có đặc điểm và tính chất gì?
2. Theo em để nâng cao chất lượng của nước nuôi thủy sản ta cần phải làm gì? b, Bài mới:35 phút
HĐ1: Hướng dẫn ban đầu
- Mục tiêu: Trình bày được cách đo nhiệt độ, xác định độ trong của nước bằng đĩa sếch xi. Nêu được cách xác định độ pH bằng giấy đo pH.
- Thời gian: 12 phút.
- Đồ dùng dạy học: Nhiệt kế, đĩa sếch xi, giấy đo và thang màu chuẩn độ pH. - Cách tiến hành:
+ GV giới thiệu nội dung và nêu mục đích của bài thực hành. + GV giới thiệu mẫu nước và dụng cụ cần thiết cho HS tiếp thu.
+ GV hướng dẫn và thao tác mẫu qui trình thực hành theo các bước trong SGK. * Đo nhiệt độ nước:
+ Bước 1: Nhúng nhiệt kế vào nước để khoảng 5->10 phút. + Bước 2: Nâng nhiệt kế ra khỏi nước và đọc kết quả. * Đo độ trong:
+ Bước 1: Thả từ từ đĩa sếch xi xuống nước cho đến khi không thấy vạch đen, trắng và ghi độ sâu của đĩa.
+ Bước 2: Thả đĩa xuống sâu hơn, rồi kéo lên thấy vạch đen, trắng ghi lại độ sâu của đĩa.
Kết quả độ trong sẽ là số trung bình của hai bước đo. * Đo độ pH bằng phương pháp đơn giản:
+ Bước 1: Nhúng giấy đo pH vào nước khoảng 1 phút.
+ Bước 2: Đưa lên so sánh với thang màu pH chuẩn. Nếu trùng màu nào thì nước có độ pH tương đương với pH của màu đó.
HĐ2: Hướng dẫn thường xuyên
- Mục tiêu: Trình bày được cách đo nhiệt độ, xác định độ trong của nước bằng đĩa sếch xi. Nêu được cách xác định độ pH bằng giấy đo pH.
- Thời gian: 18 phút.
- Đồ dùng dạy học: Nhiệt kế, đĩa sếch xi, giấy đo và thang màu chuẩn độ pH. - Cách tiến hành:
+ GV phân nhóm, giao dụng cụ, vật liệu cho từng nhóm và sắp xếp vị trí thực hành.
+ GV yêu cầu HS thực hiện theo nội dung đã hướng dẫn. GV theo dõi, rèn ý thức thực hành và chú ý an toàn cho HS.
HĐ3: Hướng dẫn kết thúc
- Thời gian: 5 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không. - Cách tiến hành:
+ GV yêu cầu HS thu dọn, vệ sinh dụng cụ, vật liệu và hoàn thành báo cáo thực hành. + GV hướng dẫn HS tự đánh giá kết quả thực hành của mình dựa theo mục tiêu bài học.