-> TL: Là hình thức chọn phối cùng giống. - H: Mục đích của nhân giống thuần chủng? -> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Hãy nêu phương pháp nhân giống thuần chủng? -> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- GV treo bảng phụ cho HS làm bài tập trong SGK. -> HS làm bài tập trong SGK.
- H: Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả cao?
-> HS trả lời cá nhân. - GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- GV chú ý HS: Phải quản lí giống chặt chẽ để biết được quan hệ huyết thống tránh giao phối cận huyết. -> HS lắng nghe, tiếp thu.
gì?
- Mục đích: tăng số lượng cá thể và củng cố đặc điểm của giống tốt.
- Phương pháp: chọn cá thể đực, cái tốt của giống cho giao phối để sinh con và chọn con tốt trong đàn để làm giống.
2. Làm thế nào để nhân giống thuần chủng đạt kết quả: thuần chủng đạt kết quả:
- Phải có mục đích rõ ràng.
- Chọn nhiều cá thể đực, cái cùng giống tham gia.
- Nuôi dưỡng chăm sóc tốt đàn vật nuôi, thường xuyên chọn lọc.
* Kết luận: Chọn phối giữa con đực với con cái của cùng một giống để cho sinh sản gọi là nhân giống thuần chủng.
IV- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ: 5 phút
- H: Chọn phối là gì? Mục đích và phương pháp của nhân giống thuần chủng?
- GV yêu cầu 1HS đọc phần ghi nhớ, lớp theo dõi SGK -> GV chốt lại nội dung kiến thức chính, trọng tâm của bài học.
- GV yêu cầu HS về xem trước bài 35 và chuẩn bị báo cáo thực hành theo mẫu SGK/96. ---***---
Ngày soạn: 08/01/2012 Ngày giảng: 11/01/2012
Tiết 32 - Bài 35+36
Thực hành
NHẬN BIẾT VÀ CHỌN MỘT SỐ GIỐNG GÀ, GIỐNG LỢNQUA QUAN SÁT NGOẠI HÌNH VÀ ĐO KÍCH THƯỚC CÁC CHIỀU QUA QUAN SÁT NGOẠI HÌNH VÀ ĐO KÍCH THƯỚC CÁC CHIỀU
I- MỤC TIÊU: Sau bài này GV phải làm cho HS:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được một số giống gà, lợn qua những đặc điểm đặc trưng của ngoại hình. - Thực hiện được công việc đo kích thước một số chiều đo của gà và lợn.
- Tính toán được một vài thông số và đánh giá được khả năng sản xuất của vật nuôi dựa vào kết quả thực hành.
2. Kĩ năng:
Nhận dạng được một số giống gà, lợn qua quan sát ngoại hình và đo kích thước các chiều.
3. Thái độ:
Có ý thức vận dụng vào thực tiễn trong chăn nuôi ở gia đình.
II- CHUẨN BỊ:1. Giáo viên: 1. Giáo viên:
- SGK, SGV, giáo án.
-Tranh ảnh và mẫu vật một số giống gà, giống lợn.
2. Học sinh:
- SGK, đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà. - Báo cáo thực hành theo mẫu SGK/96+98.
III- LÊN LỚP:1. Ổn định tổ chức: 1 phút 1. Ổn định tổ chức: 1 phút Sĩ số Lớp 7A: ... Vắng: ... P: ... K: ... Lớp 7B: ... Vắng: ... P: ... K: ... 2. Các hoạt động dạy học: a, Kiểm tra đầu giờ:
- Mục tiêu: Đánh giá lại kiến thức cơ bản của HS về nhân giống vật nuôi. - Thời gian: 4 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi. 1. Chọn phối là gì?
2. Mục đích và phương pháp của nhân giống thuần chủng?
b, Bài mới: 35 phút
HĐ1: Hướng dẫn ban đầu
- Mục tiêu: Nhận biết được một số giống gà, lợn qua những đặc điểm đặc trưng của ngoại hình. Thực hiện được công việc đo kích thước một số chiều đo của gà và lợn. Tính toán được một vài thông số và đánh giá được khả năng sản xuất của vật nuôi dựa vào kết quả thực hành.
- Thời gian: 10 phút.
- Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh và mẫu vật một số giống gà, lợn. - Cách tiến hành:
+ GV giới thiệu mục tiêu và yêu cầu của bài thực hành.
+ GV hướng dẫn HS quan sát ngoại hình để nhận biết các giống gà: hình dáng toàn thân, màu sắc của lông da, đặc điểm nổi bật đặc thù của mỗi giống.
+ GV hướng dẫn cách đo một số chiều đo để chọn gà mái: đo khoảng cách giữa hai xương háng, đo khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng của gà mái.
+ GV hướng dẫn HS phương pháp quan sát ngoại hình của một số giống lợn: quan sát hình dạng chung, quan sát màu sắc lông da, quan sát để tìm các đặc đặc điểm nổi bật đặc thù của mỗi giống.
+ GV hướng dẫn HS cách đo một số chiều đo của lợn: đo chiều dài thân, đo vòng ngực.
HĐ2: Hướng dẫn thường xuyên
- Mục tiêu: Nhận biết được một số giống gà, lợn qua những đặc điểm đặc trưng của ngoại hình. Thực hiện được công việc đo kích thước một số chiều đo của gà và lợn. Tính toán được một vài thông số và đánh giá được khả năng sản xuất của vật nuôi dựa vào kết quả thực hành.
- Thời gian: 20 phút.
- Đồ dùng dạy học: Tranh ảnh và mẫu vật một số giống gà, lợn. - Cách tiến hành:
+ GV nêu nội qui và nhắc nhở HS đảm bảo an toàn trong khi thực hành, giữ gìn vệ sinh. + GV phân nhóm, giao mẫu vật cho các nhóm cho HS thực hành và ghi vào báo cáo theo trình tự tiến hành (thực hiện xong thì đổi mẫu gà với nhóm khác).
+ GV theo dõi, sửa sai và rèn luyện ý thức thực hành cho HS.
HĐ3: Hướng dẫn kết thúc
- Mục tiêu: HS biết tự đánh giá bài làm của mình dựa vào mục tiêu bài học. - Thời gian: 5 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không. - Cách tiến hành:
+ GV hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình dựa vào mục tiêu bài học.
+ GV yêu cầu HS các nhóm thu dọn vệ sinh khu vực thực hành, lớp học, hoàn thiện kết quả vào báo cáo thực hành, tự nhận xét đánh giá kết quả.
IV- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ: 5 phút
- GV thu báo cáo thực hành về nhà chấm lấy điểm kiểm tra 15 phút. Thang điểm: + Ý thức thực hiện: 2 điểm
+ Thực hiện đúng qui trình: 3điểm + Đo đúng kích thước: 5điểm
- GV nhận xét giờ thực hành: sự chuẩn bị, ý thức, kết quả thực hành. - GV yêu cầu HS về nhà đọc và tìm hiểu trước bài 37 SGK.
---***---
Ngày soạn: 28/01/2012 Ngày giảng: 31/01/2012