THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG THẺ CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU (ACB)
2.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG THẺ CỦA ACB
2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
Tuy ACB đạt được nhiều thành tựu trong kinh doanh thẻ và thu hút khách hàng, đặc biệt là ở khía cạnh chất lượng thẻ, chất lượng dịch vụ khách hàng, cơ sở hạ tầng và thực hiện liên minh ngân hàng nhanh chóng, nhưng trong hoạt động phát triển khách hàng sử dụng thẻ của ACB còn một số hạn chế cần khắc phục. Có những hạn chế bắt nguồn từ nguyên nhân khách quan (như sức cạnh tranh về giá dịch vụ) và cũng có những nguyên nhân lại bắt nguồn từ nguyên nhân chủ quan của ngân hàng ACB (như mức phí chiết khấu cho các cơ sở chấp nhận thẻ hay vấn đề về các hoạt động xúc tiến, marketing nhằm thu hút khách hàng…).
2.3.2.1: Những hạn chế.
• Về những hoạt động marketing thu hút khách hàng
ACB là ngân hàng thực hiện rất thành công việc quảng bá thương hiệu và giới thiệu các dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên, đối với sản phẩm thẻ các hoạt động xúc tiến để thu hút khách hàng, hay các cơ sở chấp nhận thẻ của ACB lại không thực sự được chú ý thực hiện hiệu quả. Dẫn đến việc khách hàng biết đến thẻ qua nhiều kênh thông tin khác nhau song ngân hàng không dễ tác động vào để đẩy mạnh thu hút:
(Nguồn : Nghiên cứu thực tế của sinh viên thực hiện chuyên đề) Biểu đồ trên cho thấy: chủ yếu khách hàng biết đến thẻ và lựa chọn sử dụng thẻ thông qua báo chí (48,5%) và qua bạn bè, người thân (56,3%). Có hai cách quảng cáo rất hữu hiệu đối với sản phẩm thẻ là sử dụng các tờ rơi và qua truyền hình, tuy nhiên qua số liệu trên, ta có thể thấy rằng hai hình thức này không phát huy hiệu quả, số lượng khách hàng biết đến sản phẩm thẻ qua hai kênh này không nhiều (23% đối với tờ rơi và 26,5% đối với truyền hình). Tuy vậy, đội ngũ nhân viên ngân hàng đã thể hiện sự thành công của mình trong công tác tư vấn khách hàng, bởi cũng có đến 36,5% khách hàng biết đến thẻ nhờ sự tư vấn của các nhân viên. Con số này đang tăng lên do các khách hàng đã biết khai thác và sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng tốt hơn, cũng như việc khách hàng khai thác kênh thông tin trên Internet (32%) thông qua website của các ngân hàng trên thị trường.
• Về sức cạnh tranh của giá dịch vụ:
Sức cạnh tranh về giá dịch vụ của ACB không cao, thể hiện ở phí vượt hạn mức của ACB cao nhất trong số các ngân hàng hiện nay: 0,075%/ngày. Tất cả các ngân hàng đều thu phí giao dịch (chuyển đổi ngoại tệ). Mức phí cao hay thấp phụ thuộc vào ngoại tệ sử dụng ở nước ngoài. Mức phí cho mỗi giao dịch của chủ thẻ ACB dao động từ 0-1,45%, của Eximbank từ 0-1,1% số tiền giao
áp dụng mức riêng đối với từng loại thẻ : ACB E-Card là 50.000 VNĐ, thẻ tín dụng nội địa là 100.000 VNĐ; thẻ tín dụng quốc tế là 200.000 VNĐ/thẻ chuẩn, 300.000 VNĐ/thẻ vàng - hầu hết đều cao hơn các ngân hàng đối thủ (Vietcombank, Incombank, Eximbank…
-Bên canh đó còn những hạn chế như: các sản phẩm thẻ chưa đa đang.
-Nhưng tiện tích từ thẻ còn khiêm tốn ,do thói quen sử dụng tiền mặt đã ăn sâu vào hoạt động của người dân.
-Khối lượng thẻ được chấp nhận thanh toán còn hạn chế chưa phổ biến ở nhưng vùng cao,vùng xa.
2. .Nhưng nguyên nhân .
-Với trình độ dân trí chưa cao nên người dân không có thói quen dùng thẻ.
Người dân đã quen dùng tiền mặt từ rất lâu, và cảm thấy nhiều bất cập.
-Đối với các cơ sở chấp nhận thẻ, ACB đều thực hiện mức phí chiết khấu là 2,5%. Mặc dù ACB có mạng lưới cơ sở POS tương đốí rộng khắp, tuy nhiên, nếu ngân hàng có thể tiến hành lắp đặt và sửa chữa kịp thời hệ thống máy cà thẻ ở các cơ sở chấp nhận thẻ, đồng thời có sự điều chỉnh mức giá chiết khấu khi khách hàng thanh toán tại các cơ sở đó thì mạng lưới chấp nhận thẻ của ACB có lẽ sẽ được mở rộng hơn rất nhiều.
-Theo điều tra, sự chênh lệch các mức phí giao dịch sẽ khiến khách hàng không lựa chọn sản phẩm thẻ của ngân hàng sau khi có sự tìm hiểu về thủ tục làm thẻ. Bởi vậy, đây sẽ là một hạn chế không nhỏ đối với việc thu hút khách hàng mà ACB cần khắc phục.
Kết luận: Như vậy, việc phân tích sâu thực trạng hoạt động phát triển khách hàng sử dụng thẻ ở ACB đã chỉ ra những thành công và hạn chế của ACB trong quá trình thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm thẻ trong thời gian qua.
Trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản phẩm thẻ ở thị trường Việt Nam và định hướng phát triển khách hàng trong kinh doanh
thẻ của ACB trong tương lai, luận văn xin được đề xuất một số giải pháp để duy trì khách hàng truyền thống và khai thác hiệu quả nguồn khách hàng tiềm năng tại thị trường Việt Nam. Phần giải pháp này sẽ được trình bày chi tiết ở chương 3.
CHƯƠNG 3 :
GIAI PHÁP PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG
SỬ DỤNG THẺ CỦA NGÂN HÀNG Á CHÂU NHỮNG NĂM TỚI
3.1. PH ƯƠ NG H Ư ỚNG PHÁT TRIỂN KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG THẺ