Chương 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC THƠ VĂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA NAM BỘ
II. Phần tự luận (8 điểm)
Câu 3: Hình tượng người anh hùng nghĩa hiệp của mảnh đất phương Nam được thể hiện rõ trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”. Hãy viết đoạn văn từ 7-10 câu nêu lên cảm nhận của em về vẻ đẹp của hình tượng đó.
- Thực hành - làm bài tập
+ HS sưu tầm tài liệu nghiên cứu liên quan tính cách, ngôn ngữ NB.
+ Tự kiểm tra, đánh giá
- -
- Hiểu biết sâu hơn về VHNB qua tư liệu 3.6.2. “Giáo án Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, SGK Ngữ văn, lớp 11
VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC (02 tiết) NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU
1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp bi tráng của bức tượng đài có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại về người nông dân – nghĩa sĩ NB.
- Cảm nhận được tiếng khóc bi tráng của NĐC: khóc thương những người nghĩa sĩ nông dân NB vì nước hi sinh trong giai đoạn lịch sử đau thương mà vĩ đại ở giai đoạn cuối thế kỉ XIX.
- Nhận thức được đặc điểm ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, sự kết hợp nhuần nhuyễn tính hiện thực và giọng điệu trữ tình bi tráng, tạo nên giá trị sử thi cho bài văn này.
1.2. Kĩ năng:
- Biết cách khám phá văn bản thuộc thể loại văn tế và tiếp nhận các yếu tố VHNB trong tác phẩm.
- Học tập và vận dụng kiến thức bài học vào thực tế đời sống của bản thân.
1.3. Thái độ: Trân trọng tài năng, nhân cách NĐC; yêu quí con người NB và tinh thần yêu nước quật cường của họ, thấu hiểu được lịch sử quá khứ và trân trọng giá trị của những năm tháng hòa bình, độc lập hôm nay, cũng như thấy được trách nhiệm của bản thân đối với quê hương đất nước.
2. Phương pháp
- Tổ chức giờ học theo cách kết hợp các phương pháp đọc diễn cảm, gợi tìm kết hợp đa dạng hóa các hoạt động học tập: hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, hoạt động chung cả lớp.
- Phương pháp tiếp cận giờ học luôn xuất phát từ góc độ VHNB để làm rõ giá trị của tác phẩm.
3. Quy trình dạy học 3.1. Trước giờ học 3.1.1. HS chuẩn bị:
- SGK, vở soạn, vở ghi.
- Đọc kĩ mục Tiểu dẫn và tác phẩm.
- Đọc kĩ phần chú thích ở SGK để hiểu được các từ khó, các điển cố được sử dụng trong bài liên quan đến VHNB và thử diễn đạt lại nội dung các từ ngữ, điển cố ấy theo cách hiểu riêng của mình.
- Trả lời hệ thống câu hỏi trong SGK, và các câu hỏi gợi mở rộng thêm của GV.
- Tìm kiếm các tài liệu có liên quan đến cuộc đời, sự nghiệp và tác phẩm của NĐC, cũng như các tài liệu, clip có liên quan đến VHNB để HS xem trước ở nhà.
3.1.2. GV chuẩn bị: GV chuẩn bị SGK, SGV, các tài liệu tham khảo có liên quan đến VHNB. Ngoài ra, GV cần chuẩn bị phim tư liệu tái hiện về trận công đồn của người nghĩa sĩ NB năm xưa, hướng dẫn HS tự tìm hiểu thêm về VHNB và thể loại văn tế cũng như tác phẩm (về thể loại, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, tác giả).
GV nên sử dụng phần mềm Powerpoint để thiết kế bài học.
4. Trong giờ học
4.1. Hoạt động 1. Trải nghiệm văn hóa
Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung cần đạt - Chiếu phim tư liệu tái
hiện về trận công đồn của người nghĩa sĩ năm xưa.
- Đặt câu hỏi thảo luận:
Em hiểu gì về vùng đất, con người Nam Bộ?
- Từ câu chuyện kể để khơi gợi, không khí thời đại.
- Xem đoạn phim
- Các nhóm vận dụng những hiểu biết của bản thân để trao đổi, thảo luận những vấn đề đặt ra. Đại diện nhóm trình bày
- Vùng đất bình yên, hiền hòa, con người nông dân NB vốn hiền lành trở thành những con người phi thường, mạnh mẽ, quyết đứng lên chống giặc đến hơi thở cuối cùng.
- Sự kiện giặc Pháp xâm lược NB, người nông dân tự ý thức đấu tranh chống giặc cứu nước.
-> Làm sống dậy không khí của thời kỳ lịch sử “đau thương nhưng vĩ đại” của dân tộc ta ở cuối thế kỉ XIX.
4.2. Hoạt động 2. Đọc văn bản
- Hình thức: cá nhân đọc, cặp đôi trao đổi trả lời câu hỏi
- Yêu cầu: làm rõ không khí mảnh đất, con người Nam Bộ lúc bấy giờ đang đối đầu với giặc Pháp xâm lăng
Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung cần đạt - Đọc mẫu, yêu cầu HS
đọc đúng ngữ âm của người Nam Bộ, đọc diễn cảm văn bản.
- Bài văn tế ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Em hiểu biết gì về đặc điểm của thể loại văn tế?
- Bài Văn tế của NĐC có khác gì với văn tế trước và cùng thời của ông?
- Đọc thầm - Đọc trước lớp
- Dựa vào phần Tiểu dẫn, cặp đôi trao đổi, trình bày hoàn cảnh sáng tác.
- Trao đổi, trình bày hiểu biết về đặc điểm thể loại văn tế.
- So sánh bài Văn tế của NĐC với văn tế trước và cùng thời của ông.
- Nhằm tạo cảm xúc trước những áng thơ của NĐC.
1. Hiểu rõ hoàn cảnh ra đời bài văn tế
2. Thể loại văn tế
- Văn tế là loại văn thường gắn liền với phong tục tang lễ, nhằm bày tỏ sự thương tiếc đối với người thân đã mất.
- Văn tế của NĐC là tiếng khóc thương cho những người nghĩa sĩ anh hùng vì nước quên thân.
4.3. Hoạt động 3: Chú giải, cắt nghĩa các từ ngữ khó gắn với VHNB - Yêu cầu HS tự tìm hiểu
nghĩa những từ ngữ trong phần Chú thích SGK có
liên quan đến VHNB - Hoạt động cả lớp: Dựa vào chú thích SGK, tìm
- Chú giải, cắt nghĩa các từ ngữ khó trong đoạn trích để hiểu về màu sắc VHNB trong bài văn.
những từ ngữ khó và các điển cố để giải thích.
4.4. Hoạt động 4. Tổ chức, hướng dẫn HS tìm hiểu, khám phá bức tượng đài về người nông dân nghĩa sĩ Nam Bộ
- Hình thức: Chia 4 nhóm, thảo luận và trình bày.
- Yêu cầu: