Sự thỏa mãn của công nhân với sự lãnh đạo của đội ngũ quản lý công ty

Một phần của tài liệu Sự thỏa mãn công việc của công nhân tại các công ty sản xuất giày da xuất khẩu tại Hải Phòng (Trang 61)

đang làm là rất lớn

16,3 29,7 25,7 28,0 0,3 2,66

4

Công ty luôn tạo điều kiện cho nhân viên được học tập và nâng cao trình độ 35,0 10,3 10,3 44,0 0 2,64 5 Công ty trọng dụng người có năng lực 28,7 5,0 11,0 55,3 0 2,93 6 Việc đề bạt, thăng tiến cho nhân viên được thực hiện công khai, minh bạch

29,3 3,7 7,3 59,3 0,3 2,98

Điểm trung bình chung 2,80

Như vậy, so với quy ước ta thấy mức độ thỏa mãn công việc của công nhân với cơ hội đề bạt và thăng tiến của công ty ở mức trung bình(Điểm trung bình nằm trong khoảng 2,64≤X ≤ 3,67: Mức độ thỏa mãn trung bình).

3.1.3. Sự thỏa mãn của công nhân với sự lãnh đạo của đội ngũ quản lýcông ty công ty

Lãnh đạo giữ vai trò quan trọng trong kết quả hoạt động kinh doanh, sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Trong hành vi tổ chức, lãnh đạo là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc. Vai trò lãnh đạo của người quản lý đối với nhân viên thể hiện ở môi trường hoạt động bên trong công ty và những hoạt động liên quan đến

môi trường bên ngoài công ty. Tuy nhiên ở trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ xem xét vai trò của người lãnh đạo liên quan những hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty, trong đó cụ thể là vai trò của lãnh đạo đối với sự thỏa mãn công việc của công nhân thông qua việc: khơi gợi những tiềm lực bên trong của người công nhân; tỏ thái độ, sự giúp đỡ công nhân trong quá trình họ thực hiện công việc. Bên cạnh đó, sự lãnh đạo của người quản lý còn giúp xây dựng lòng tin ở công nhân, cổ vũ, khuyến khích công nhân thực hiện công việc bằng những hành động và chính sách thích hợp, giúp công nhân cảm thấy tự tin khi thực hiện công việc, đề cao tầm quan trọng công việc của họ đối với tổ chức. Ngoài ra, lãnh đạo còn có vai trò quan trọng trong tạo dựng mối quan hệ thuận lợi trong công việc, cải thiện môi trường làm việc cho công nhân và trong việc phát triển nguồn nhân lực trong công ty. Vai trò của người lãnh đạo ở đây phải động viên công nhân, tạo cho công nhân cảm giác thoải mái hơn và giúp họ vượt qua thất bại để làm công việc mới hiệu quả hơn, hướng tới những giá trị đích thực của cuộc sống.

Nhìn chung lại vai trò của phong cách lãnh đạo là quan tâm, phát triển và truyền cảm hứng cho nhân viên cấp dưới mà không có bất kì một ngoại lệ nào. Hình ảnh của lãnh đạo như thế nào, cách thức người lãnh đạo đối xử với nhân viên của mình như thế nào cũng chính là một nhân tố quan trọng để nhân viên quyết định có nên gắn bó với công việc và tổ chức hay không.

Với vai trò dẫn dắt nhân viên đạt được những mục tiêu đề ra với nỗ lực lớn nhất, tạo ra một môi trường làm việc an toàn và sẵn sàng trở thành những người đồng nghiệp tuyệt vời nếu cần thiết. Người lãnh đạo chính là người quan trọng nhất trong tổ chức thông qua ảnh hưởng của mình tác động cấp dưới nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức và thông qua quá trình này tạo động lực làm việc, sự hài lòng cho công nhân, khôn khéo giữ chân nhân viên ở lại công ty. Khảo sát thực tế những vấn đề này tại các công ty giày da xuất khẩu tại Hải Phòng cho thấy:

Nhìn chung, công nhân cảm thấy khá hài lòng và thỏa mãn về cách điều hành quản lý của đội ngũ lãnh đạo quản lý của công ty. Điểm trung bình

X=1,79 nằm trong khoảng 1,67≤X≤2,00 (là mức độ thỏa mãn cao).

Tỉ lệ công nhân cảm thấy thỏa mãn trong công việc khi được cấp trên tôn trọng và tin cậy trong công việc lên tới 83,3% (X=1,83). Tỉ lệ này thu được khá cao, nói lên rằng, niềm tin trong công việc giữa lãnh đạo với nhân viên là vô cùng quan trọng, giúp người công nhân nhận ra được giá trị của mình.

Cùng với đó, sự lãnh đạo của công ty cũng đang nhận được sự ủng hộ khá cao từ phía công nhân đang làm việc tại công ty. Đội ngũ lãnh đạo tạo được sự tin tưởng ở đa số công nhân (X =1,81). Xét theo tỉ lệ phần trăm thì sự hài lòng của công nhân với yếu tố này chiếm tới 81,3%). Như đã nói, niềm tin của đội ngũ nhân viên với lãnh đạo của mình là rất quan trọng vì chính đội ngũ ban lãnh đạo sẽ là tấm gương của nhân viên. Khi lãnh đạo tạo được sự uy tín ở nhân viên thì những quyết sách, kế hoạch cho sự phát triển của công ty sẽ được nhân viên ủng hộ. Và như vậy, sẽ góp phần tăng cường sự gắn kết giữa người lao động với tổ chức.

Một trong những phong cách lãnh đạo được yêu thích đó là trước mỗi vấn đề liên quan đến công nhân, người lãnh đạo hỏi ý kiến của công nhân trước khi giải quyết các vấn đề. Sự quan tâm đến tâm tư nguyện vọng và công việc của công nhân cũng được đánh giá là đang thực hiện khá tốt. Ngoài ra, trong quá trình làm việc của mình, công nhân còn nhận được sự hỗ trợ của cấp trên khi cần thiết (X =1,79). Bên cạnh đó, công nhân cũng đánh giá đội ngũ lãnh đạo của công ty rất gương mẫu (X =1,79). Một ý kiến cho biết:“Lãnh đạo công ty rất quan tâm tới công nhân chúng tôi, thực hiện đầy đủ các chế độ lương, thưởng... Ở đây, chúng tôi đều có tiền thưởng vào các dịp nghỉ lễ, nghỉ Tết và chế độ làm ngoài giờ theo đúng quy định. Không chỉ chăm lo về đời sống vật chất, lãnh đạo công ty còn quan tâm động viên, thăm

hỏi mỗi khi gia đình công nhân gặp khó khăn, hoạn nạn. Vì thế, chúng tôi không chỉ gắn bó với công ty về kinh tế, mà là tình cảm đoàn kết, sẻ chia từ lãnh đạo đến mỗi công nhân trong công ty” (T.V.T, 35 tuổi, PVS). Phải chăng đây là nguyên nhân chính khiến cho công nhân tin tưởng ở ban lãnh đạo công ty?

Nhìn chung, về cơ bản, công nhân thỏa mãn về sự lãnh đạo của đội ngũ quản lý, lãnh đạo của công ty ở mức khá cao. Điều này có vai trò quan trọng trong việc nâng cao mức độ thỏa mãn với công việc nói chung của người công nhân. Các số liệu thu được cũng thể hiện rằng đội ngũ lãnh đạo quản lý của công ty rất quan tâm đến đời sống, công việc của công nhân.

Sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty cũng làm cho công nhân an tâm làm việc và cảm thấy bản thân mình được tôn trọng: “Trong những ngày hè nóng bức, trong phân xưởng sản xuất nhiệt độ rất cao, nên công nhân đôi khi phải làm việc trong điều kiện rất vất vả, nhiều chị em xuất hiện tình trạng mệt mỏi. Biết và hiểu được hoàn cảnh của công nhân, Ban lãnh đạo công ty đã động viên kịp thời, phát đường, vitamin C sủi... cho công nhân nên chúng tôi cũng đỡ đi phần nào nỗi vất vả để đảm bảo tiến độ công việc” (N.T.V, 30 tuổi, PVS).

Bảng 3.3. Sự thỏa mãn của công nhân với sự lãnh đạo của đội ngũ quản lý công ty (%)

Stt Các biểu hiện Không Điểm

TB X

1 Cán bộ lãnh đạo gương mẫu 79,0 21,0 1,79

2 Cán bộ quản lý trong công ty

thống nhất giữa nói và làm 75,0 25,0 1,75

3 Anh/chị tin tưởng ở ban lãnh đạo

công ty 81,3 28,7 1,81

cấp trên khi cần thiết

5

Cấp trên hỏi ý kiến khi có vấn đề liên quan đến công việc của Anh/Chị

81,0 19,0 1,81

6 Nhân viên được cấp trên tôn trọng

và tin cậy trong công việc 83,3 16,7 1,83

7 Nhân viên được đối xử công bằng,

không phân biệt. 76,3 23,7 1,76

8 Các cán bộ quản lý giám sát công

việc của anh chị có hiệu quả 78,0 22,0 1,78

Điểm trung bình chung 1,79

Như vậy, so với quy ước ta thấy mức độ thỏa mãn công việc của công nhân với sự lãnh đạo của đội ngũ quản lý công ty ở mức cao (Điểm trung bình nằm trong khoảng 1,67≤X≤2,00: Mức độ thỏa mãn cao).

3.1.4. Sự thỏa mãn của công nhân về mối quan hệ với đồng nghiệp

Quan hệ trong lao động bao gồm những mối quan hệ giữa lãnh đạo với người lao động, giữa những người lao động với nhau,… tạo ra một bầu không khí làm việc trong tổ chức. Đây thực chất là thái độ của những người lao động đối với nhau, đối với lãnh đạo, người quản lý và đối với công việc, nghề nghiệp của mình. Thái độ này sẽ bộc lộ trong quá trình làm việc, đến hoạt động của người lao động trong tổ chức.

Nếu bầu không khí tập thể lành mạnh, tốt đẹp thì thái độ, tinh thần của người lao động thoái mái, tích cực, sẽ tạo nên sự ấm cúng, thân thiện trong tổ chức. Họ sẽ yên mến tập thể của mình hơn, sẽ gắn bó với tổ chức hơn và khi tinh thần thoải mái người lao động sẽ làm việc hiệu quả hơn, sẽ hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau. Ngược lại, một bầu không khí căng thẳng, thiếu sự hòa đồng sẽ tác động rất tiêu cực đến hành vi và quá trình làm việc của người lao động.

Tìm hiểu về sự thỏa mãn của công nhân đối với mối quan hệ với đồng nghiệp, kết quả khảo sát cho thấy:

Nhìn chung, mối quan hệ giữa các công nhân với đồng nghiệp của họ khá tốt. Điểm trung bình X các lựa chọn là 1,76 (nằm trong mức độ thỏa mãn cao 1,67≤X ≤2,00). Cụ thể:

Đồng nghiệp là những người luôn cho họ lời khuyên khi cần thiết (X

=1,79); là người đáng tin cậy (X =1,78); là người hòa đồng, thân thiện (X

=1,75) và luôn tận tâm hoàn thành công việc (X=1,72). Xét về tỉ lệ phần trăm thì sự thỏa mãn của công nhân đối với đồng nghiệp thông qua các biểu hiện đều đạt tỉ lệ đều trên 70%.. Điều này có thể khẳng định trong quá trình làm việc, người công nhân nhận được rất nhiều sự hỗ trợ giúp đỡ từ phía đồng nghiệp. Đây là môi trường xã hội, giao tiếp lành mạnh để công nhân an tâm làm việc. Không chỉ giúp đỡ nhau trong công việc, công nhân của công ty còn giúp nhau khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Một ý kiến cho biết:“Cách đây nửa năm, tôi mắc phải một căn bệnh nặng. Trong thời gian đó, đã có những lúc tôi nghĩ quẩn, nhưng nhờ anh chị em đồng nghiệp, công đoàn tận tình chăm sóc nên tôi đã bình tĩnh hơn để tiếp tục chiến đấu chống lại bệnh tật. Tôi rất biết ơn sự cưu mang, giúp đỡ của mọi người. Và để có lại được sức khỏe bình thường khỏe mạnh như hôm nay thì tôi phải cảm ơn các anh chị em trong công ty đã hỗ trợ tôi khi ốm đau. Từ giúp đỡ chuyện trông nom cơm nước, đón con cho đến thuốc thang, dọn dẹp…” (L.T.H, 32 tuổi, PVS). Một ý kiến khác thì cho thấy, đồng nghiệp gương mẫu, nhiệt tình cũng là yếu tố giúp cho người công nhân an tâm làm việc: “Ở tổ tôi có chị H. đã 6 năm gắn bó với công ty. Sớm được rèn luyện qua môi trường công nghiệp cùng với tinh thần làm việc nhiệt tình, hăng say và đầy trách nhiệm của mình, chị đã trở thành tấm gương sáng cho anh chị em trong tổ noi theo, được đồng nghiệp quý mến và cảm phục. Trong công viêc, chị H. là người hết sức nhiệt tình, năng nổ, kể cả lãnh đạo lẫn anh chị em trong xưởng không thể chê trách

được điều gì ở chị. Với công việc, chị không chỉ luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình mà còn tận tình giúp đỡ đồng nghiệp, có những ý kiến đóng góp quý báu để anh chị em làm việc có hiệu quả, năng suất hơn. Trong quan hệ với đồng nghiệp, chị là người luôn hòa đồng, đoàn kết, vui vẻ, hòa nhã và luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn cả trong công việc lẫn cuộc sống gia đình” (T.V.T, 35 tuổi, PVS).

Bảng 3.4. Sự thỏa mãn của công nhân về mối quan hệ với đồng nghiệp

Stt Các biểu hiện Không Điểm

TB X

1 Đồng nghiệp luôn cho Anh/Chị lời

khuyên và hỗ trợ Anh/Chị khi cần thiết 79,0 21,0 1,79 2 Đồng nghiệp của anh chị là người hòa

đồng, thân thiện 75,3 24,7 1,75

3 Đồng nghiệp của Anh/Chị luôn tận tâm

hoàn thành công việc 72,3 27,7 1,72

4 Đồng nghiệp của Anh/Chị là người đáng

tin cậy 78,0 22,0 1,78

Điểm trung bình chung 1,76

Như vậy, so với quy ước ta thấy mức độ thỏa mãn công việc của công nhân về mối quan hệ với đồng nghiệp ở mức cao (Điểm trung bình nằm trong khoảng 1,67≤X≤2,00: Mức độ thỏa mãn cao).

3.1.5. Sự thỏa mãn của công nhân với tính chất công việc đang làm

Người lao động sẽ không thể thực hiện tốt công việc nếu công việc đó không mang lại hứng thú cho họ làm việc.

Tìm hiểu sự thoả mãn của công nhân với tính chất công việc đang làm cho thấy, nhìn chung công nhân hài lòng với tính chất công việc đang làm khi mà xu hướng đồng tình với các đặc điểm của công việc hầu hết nằm ở mức cao và trung bình, trong đó:

- Thể hiện xu hướng đồng tình ở mức cao với công việc ở các đặc điểm:

+ Không gặp căng thẳng khi làm việc (X= 3,90) + Yêu thích công việc đang làm (X= 3,72)

+ Công việc không đòi hỏi phải mang về nhà làm thêm (X=3,67) - Thể hiện xu hướng đồng tình ở mức trung bình với công việc ở các đặc điểm còn lại.

Xét về tỉ lệ phần trăm các lựa chọn cho thấy: hầu hết các yếu tố thuộc về tính chất của công việc được công nhân lựa chọn ở mức đồng tình là cao nhất (tỉ lệ % dao động từ 36,3%-88,3%). Trong đó đồng tình cao nhất là: không gặp căng thẳng khi làm việc; yêu thích công việc đang làm và công việc không đòi hỏi phải mang về nhà làm thêm.

Đáng lưu ý, công việc mà công nhân trong các công ty giày da xuất khẩu đang làm đều không yêu cầu tính sáng tạo cao (30,7%) nên về cơ bản phù hợp với số đông công nhân.

Bảng 3.5. Sự thỏa mãn của công nhân với tính chất công việc

Stt Nội dung Cảm nhận X 1– Rất khôn g đồng ý 2 – Khôn g đồng ý 3 – Phân vân/Kh ó xác định 4 – Đồn g ý 5– Rất đồn g ý 1

Công việc giúp anh chị phát huy được năng lực của bản thân

18,7 3,3 17,7 59,3 1,0 3,21

2 Công việc phù hợp với trình độ chuyên môn

được đào tạo

3 Công việc đòi hỏi nhiều

kỹ năng 14,7 19,0 17,7 47,7 1,0 3,01

4 Công việc đòi hỏi sự

sáng tạo 18,0 30,7 13,7 36,3 1,3 2,72

5 Khối lượng công việc

phù hợp 12,7 15,0 10,3 56,7 5,3 3,27

6 Công việc không có

nhiều áp lực 12,0 10,7 11,7 60,3 5,3 3,36

7 Công việc rất thú vị 7,0 13,3 11,0 63,0 5,7 3,47 8

Công việc cho phép anh chị vẫn có thời gian nghỉ ngơi, giải trí

6,7 16,7 5,0 66,7 5,0 3,47

9 Công việc ổn định,

thường xuyên 10,0 11,0 7,3 69,3 2,3 3,43

10

Tôi được chủ động trong công việc của mình

5,7 10,3 7,3 69,3 7,3 3,62

11 Tôi yêu thích công việc

đang làm 1,0 11,0 7,7 75,3 5,0 3,72

12

Công việc không đòi hỏi phải mang việc về nhà làm thêm

5,3 8,3 5,7 75,0 5,7 3,67

13 Không gặp căng thẳng

khi làm việc 1,0 2,7 5,0 88,3 3,0 3,90

Điểm trung bình chung 3,39

Như vậy, so với quy ước ta thấy mức độ thỏa mãn công việc của công nhân với tính chất công việc đang làm ở mức trung bình ( Điểm trung bình nằm trong khoảng 2,64≤X< 3,67: Mức độ thỏa mãn trung bình).

Điều kiện lao động có tác động rất lớn đến động lực, đến quá trình làm việc của người lao động. Đây là một yếu tố quan trọng trong việc tạo

Một phần của tài liệu Sự thỏa mãn công việc của công nhân tại các công ty sản xuất giày da xuất khẩu tại Hải Phòng (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w