KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ VỤ ÁN MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ VỤ ÁN
3.1 Một số tồn tại và giải pháp về mặt pháp lý
3.1.1 Một số vấn đề về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát
Theo quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì Viện kiểm sát chỉ ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong hai trường hợp: “…Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án của các cơ quan quy định tại khoản này và trong trường hợp Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án”. Việc xác định hai phạm vi khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát như vậy làm khắc phục tình trạng khởi tố vụ án bị chồng chéo, không thống nhất, tuy nhiên việc hạn chế đó sẽ dẫn đến một số tồn tại.
Thứ nhất, Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra, Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các đơn vị khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (khoản 1 Điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự), đó là những trường hợp mà quyết định không khởi tố vụ án của các cơ quan, đơn vị này không đúng với các quy định tại Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ phát hiện có dấu hiệu tội phạm, nhưng đã quá thời hạn luật định (20 ngày hoặc hai tháng) mà cơ quan có thẩm quyền chưa đưa ra một trong hai quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự thì Viện kiểm sát cũng không thể quyết định khởi tố vụ án được. Khi đó, Viện kiểm sát chỉ có thể yêu cầu hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm
quyền ra quyết định khởi tố vụ án. Nếu các cơ quan nhận được yêu cầu, kiến nghị vẫn không ra quyết định khởi tố vụ án thì Viện kiểm sát cũng không thể tự mình ra quyết định khởi tố vụ án để chuyển đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền tiến hành điều tra vụ án.
Yêu cầu của Viện kiểm sát trong trường hợp này không thuộc loại yêu cầu mà nếu không thống nhất thì Cơ quan điều tra vẫn phải chấp hành như quy định tại Điều 114 Bộ luật tố tụng hình sự 200343, nên tính hiệu lực bị hạn chế. Pháp luật quy định như vậy sẽ không đảm bảo việc phát hiện tội phạm được nhanh chóng, chính xác, kịp thời và xử lý công minh mọi hành vi phạm tội, dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm.
Ví dụ: Trong trường hợp những tin báo, tố giác về tội phạm đã có đủ hồ sơ để khởi tố vụ án hình sự nhưng Cơ quan điều tra không ra quyết định khởi tố vụ án hình sự và cũng không ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm đã kiến nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra và các cơ quan khác có thẩm quyền khởi tố ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để tiến hành điều tra theo quy định của pháp luật nhưng các cơ quan này vẫn không thực hiện yêu cầu của Viện kiểm sát, mà cứ để dưới hình thức tin báo, tố giác tội phạm trong khi Viện kiểm sát vẫn không được quyền khởi tố vụ án hình sự. Do quy định như vậy nên chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của Cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra còn thụ động, hạn chế 44.
Thứ hai, qua quá trình Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố nếu phát hiện tội phạm mới và người phạm tội mới, thì Viện kiểm sát cũng không thể tự mình khởi tố vụ án được. Khi đó Viện kiểm sát lại phải hoàn trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra để yêu cầu khởi tố và điều tra bổ sung. Việc quy định thẩm quyền khởi tố vụ án của Viện kiểm sát chỉ gồm hai trường hợp như hiện nay dẫn đến mâu thuẫn với quy định tại khoản 2 Điều 36 Bộ luật tố tụng hình sự: “khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng đối với vụ án hình sự, Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: a. Quyết định khởi tố vụ án ”. Và khi Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát trong giai đoạn xét xử khi phát hiện tội phạm và người phạm tội mới nhưng không có yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử thì Viện kiểm sát cũng không thể tự mình khởi tố vụ án, vì trong hai trường hợp này không
43 Điều 114 Bộ luật tố tụng hình sự: “Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu và quyết định của Viện kiểm sát. Đối với những yêu cầu và quyết định quy định tại các điểm 4, 5 và 6 Điều 112 của Bộ luật này, nếu không nhất trí, Cơ quan điều tra vẫn phải chấp hành, nhưng có quyền kiến nghị với Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp.”
44 Nguyễn Văn Sang, Cần sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự 2003, Tạp chí kiểm sát, số 21 (11-2007 ), trang 42.
CBHD: Mạc Giáng Châu 54 SVTH: Nguyễn Bích Thủy thuộc một trong hai trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án quy định tại khoản 1 Điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự.
3.1.1.2 Giải pháp
Từ những bất cập và hạn chế nêu trên nên cần mở rộng phạm vi khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát theo hướng: Ngoài quy định Viện kiểm sát khởi tố vụ án khi Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra, Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do quyết định không khởi tố vụ án này không đúng với các quy định tại Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự và Hội đồng xét xử yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố thì còn nên quy định Viện kiểm sát có thể ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp qua hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, hoạt động kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng khác mà Viện kiểm sát phát hiện thấy dấu hiệu tội phạm và sau khi Viện kiểm sát đã có yêu cầu khởi tố nhưng quá thời hạn được quy định tại Điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự mà yêu cầu của Viện kiểm sát không được thực hiện thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án. Mặt khác, trong giai đoạn truy tố nếu Viện kiểm sát phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án để yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra.
Và trong giai đoạn xét xử nếu Viện kiểm sát phát hiện được tội phạm và người phạm tội mới mà Hội đồng xét xử không yêu cầu khởi tố thì Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án để yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra.
Do đó, từ việc mở rộng phạm vi khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát như nêu trên nên cần sửa đổi, bổ sung đoạn 2 khoản 1 Điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự như sau:
“Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp:
-Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra, Thủ trưởng đơn vị Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và Thủ trưởng các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
-Hội đồng xét xử đề nghị Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà Hội đồng xét xử phát hiện được tội phạm hoặc người phạm tội mới cần điều tra;
-Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp Viện kiểm sát phát hiện tội phạm hoặc người phạm tội, sau khi
Viện kiểm sát yêu cầu khởi tố nhưng quá thời hạn quy định tại Điều 103 của Bộ luật này mà yêu cầu của Viện kiểm sát không được thực hiện;
-Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố nếu phát hiện tội phạm hoặc người phạm tội mới;
-Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát việc xét xử trong giai đoạn xét xử nếu phát hiện tội phạm hoặc người phạm tội mới nhưng Hội đồng xét xử không yêu cầu khởi tố vụ án”.
Việc quy định như vậy sẽ đảm bảo việc thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm tra của Viện kiểm sát được xuyên suốt trong quá trình giải quyết vụ án hình sự và phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 36 Bộ luật tố tụng hình sự. Đồng thời việc quy định như vậy sẽ góp phần đảm bảo việc phát hiện tội phạm được nhanh chóng, chính xác, kịp thời và xử lý công minh mọi hành vi phạm tội.