Các phương tiện tu từ cú pháp của đề dẫn trên báo Thể thao

Một phần của tài liệu Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo thể thao (Trang 42 - 45)

“Câu đặc biệt là những câu thông báo một hiện tượng, sự vật nào đó, không chia ra các thành phần và không hướng về một đối tượng giao tiếp cụ thể nào cả.”

[7; 74]

Khảo sát câu đặc biệt của đề dẫn trên báo Thể thao

Câu đăc biệt xuất hiện với tần số 3/294 chiếm 0.76%.

Ví dụ:

(1) “Hãy đợi đấy”! Nghe có vẻ giống như một bộ phim hoạt hình hơn là một lời cảnh cáo được phát đi từ đội bóng số 1 Đức sau chiến thắng trước K’Lauten.

Tuy nhiên, sẽ là như vậy nếu Hùm xám tiếp tục lối chơi hủy diệt như vậy và đội đầu bảng Dort mund…tiếp tục sảy chân.

(Hãy đợi đấy!,24.01.2011) (2) Marseille cuối cùng đã không tránh được vết xe đổ của Toulouse, Auxerre,

Monaco hay Montpellier trước đó. Thất bại của thầy trò Didier Deschamps tại Évian (3-1) đã nâng số đội Ligue 1 bị loại ở vòng 1/32 Cúp quốc gia mùa này lên con số chẵn 10. Một kỷ lục!

(Cuối tuần đen tối cho Ligue 1, 11.01.2011) Ví dụ (1), đề dẫn sử dụng cách viết “Hãy đợi đấy!”. Đây cũng là tiêu đề của bộ phim hoạt hình dành cho thiếu nhi lại còn là sản phẩm của một đại diện nổi bật trong hệ thống XHCN, nhưng cái cách giáo dục của các nhà làm phim Liên Xô, thể hiện thái độ châm biếm, đả kích đầy thâm thúy của tác giả. Nhưng trong trường hợp này,

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy Trang 43 SVTH: Trần Ngọc Thuấn thì đây được xem là lời cảnh cáo đối thủ người Hà Lan của mình sẽ có một ngày đòi lại món nợ thất bại trước kia.

Ví dụ (2), đề dẫn sử dụng “Một kỷ lục!” ở đây không phải là kỷ lục về bàn thắng mà chính là sự thất bại nặng nề của thầy trò Didier Deschamps đã đi theo vết xe đổ của Toulouse, Auxerre, Monaco hay Montpellier trước đó.

Như vậy, việc sử dụng câu đặc biệt nhằm mục đích cụ thể hóa vấn đề 1 cách ngắn gọn và súc tích nhất.

2.4.2 Câu giảm lược thành phần

“Câu giảm lược thành phần là câu bị giảm lược một thành phần nào đó những vẫn có thể được khôi phục dễ dàng nhờ hoàn cảnh hay ngữ cảnh.”[7; 74]

Khảo sát câu giảm lược thành phần của đề dẫn trên báo Thể thao Câu giảm lược thành phần xuất hiện với tần số 2/294, chiếm 0.51% khảo sát đề dẫn trên báo Thể thao.

Ví dụ:

(1) Nếu người Catalan quan tâm đến chuyện phục thù thì vào thời điểm này, Rubin Kazan chắc chắn sẽ không thể “sống sót” rời sân Nou Camp, nghĩa là cơ hội cạnh tranh chiếc vé thứ hai của bảng D sẽ vào vòng knock-out chỉ là con số 0.

Tuy vậy, sau khi đã căng sức và hoàn thành những mục tiêu trong giai đoạn này, giới chuyên môn có vẻ thống nhất với quan điểm rằng, cục diện cuối cùng của bảng đấu này – hay chính xác hơn là việc xác định vị trí thứ 2 và thứ 3, phụ thuộc vào bảng Barca muốn “bắt tay” ai. Nga hay Đan Mạch?

(Bắt tay ai?, 07.12.2010) Ví dụ (1), đề dẫn sử dụng cách viết “Nga hay Đan Mạch?” nhằm nói lên giữa hai đội bóng Nga – Đan Mạch, đội bóng nào sẽ đi tiếp vào vòng trong để tranh đấu giành ngôi vô địch của mùa giải.

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy Trang 44 SVTH: Trần Ngọc Thuấn Như vậy, đề dẫn sử dụng cách viết giảm lược thành phần trong câu, nhằm làm tăng thêm sự gợi mở vấn đề ở nhiều khía cạnh một cách súc tích và cô đọng hơn.

2.4.3. Câu chuyển đổi tình thái Có 4 kiểu câu chuyển đổi tình thái:

+ Câu hỏi – khẳng định: còn gọi là câu hỏi tu từ, tức là những câu hỏi được dùng không phải để hỏi điều mình muốn biết mà nhằm mục đích khẳng định.

+ Câu hỏi – cảm thán: Là những câu hỏi không dùng để hỏi mà để bộc lộ một tâm tư, nỗi lòng hoặc là ngạc nhiên hoặc là chán nản, mỉa mai.

+ Câu hỏi – phủ định: Là kiểu câu chuyển đổi tình thái từ câu hỏi sang phủ định

+ Câu khẳng định – câu hỏi: Là kiểu câu khẳng định nhưng lại tỏ thái độ hoài nghi điều được khẳng định, có khi là sự thách thức.

Khảo sát câu chuyển đổi tình thái của đề dẫn trên báo Thể thao

Câu chuyển đổi tình thái được khảo sát của đề dẫn trên báo Thể thao xuất hiện với tần số 1/294, chiếm 0.25%.

Ví dụ:

(1) Trong khi các Madridista ca vang điệp khúc “lịch sử vẫn tiếp tục” thì ở nữa bên kia của thành Madrid, Rojiblancos chỉ biết ngẩng đầu hỏi “vì sao đã 4.024 đêm Atletico Madrid không thể một lần thắng kẻ hàng xóm đáng ghét?”

(4.024 đêm góp lại, 09.11.2010) Ví dụ (1), đề dẫn sử dụng cách viết chuyển đổi tình thái trong câu “Madridista ca vang điệp khúc “lịch sử vẫn tiếp tục” ….Rojiblancos chỉ biết ngẩng đầu hỏi “vì sao đã 4.024 đêm Atletico Madrid không thể một lần thắng kẻ hàng xóm đáng ghét?” điều này cho thấy sự trái ngược nhau về bản lĩnh chiến thắng, Atletico suốt 4.024 đêm không thắng được Real Madrid.

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy Trang 45 SVTH: Trần Ngọc Thuấn Như vậy, việc sử dụng câu chuyển đổi tình thái cho thấy được nhiều cung bậc khác nhau của cảm xúc về sự việc hay đối tượng được đề cập đến.

Một phần của tài liệu Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo thể thao (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)