Các phương tiện tu từ từ vựng

Một phần của tài liệu Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo thể thao (Trang 35 - 42)

2.3 Khảo sát các biện pháp tu từ của đề dẫn trên Báo Thể thao

2.3.3 Các phương tiện tu từ từ vựng

“Thành ngữ là những tổ hợp từ có sẵn (cụm từ cố định), tương đối bền vững về mặt hình thái cấu trúc, có khả năng định danh như từ dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động.”[7; 47]

Khảo sát thành ngữ của đề dẫn trên báo Thể thao

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy Trang 36 SVTH: Trần Ngọc Thuấn Thành ngữ của đề dẫn trên báo Thể thao được sử dụng với tần số 5/294, chiếm 1.27%.

Ví dụ:

(1) Ngày hôm qua, Franck Ribéry đã không ngần ngại công khai mối bất đồng với Louis Van Gaal chỉ một ngày sau những chỉ trích của Ban lãnh đạo Bayern nhằm vào HLV người Hà Lan. Có vẻ như sự “bất khả xâm phạm” của Van Gaal đã không còn nữa cũng như tương lai của ông ở đội bóng xứ Bavaria, bỗng dưng trở nên mờ mịt…

(Chiếc ghế 3 chân, 11.01.2011) (2) Nếu như Marseille đã bỏ lỡ cơ hội bắt đầu kiểm soát Ligue 1 với trận hòa đáng thất vọng trước Rennes hồi đầu thắng 12 (0-0, đá bù vòng 11), thì Lille đã không phung phí như vậy, cũng ở trận đá bù (vòng 18). Buộc Nancy phải

“tâm phục, khẩu phục” rời Lille Métropole, đội quân của Rudi Garcia đã bứt lên trong cuộc đua tới chức vô địch mà họ trước nay vẫn khiêm tốn từ chối vai trò ứng cử viên.

(Giương buồm, 21.01.2011) (3) ĐTVN đang nắm trong tay “thiên thời, địa lợi”. Nếu có được “nhân hòa”

nữa, nhà vô địch Đông Nam Á sẽ san bằng được cách biệt 2 bàn và vượt qua người Mã trong trận đấu sinh tử đêm nay.

(Thiên thời, địa lợi, nhân có hòa?, 18.12.2010) Ví dụ (1), đề dẫn sử dụng cách viết “bất khả xâm phạm” ý nói lên không thể nào đụng chạm đến Van Gaal, tuy nhiên với sự bất đồng của Franck Ribéry thì đội tuyển xứ Bavaria trở nên mờ mịt.

Ví dụ (2), đề dẫn sử dụng “tâm phục, khẩu phục” cho ta thấy Nancy đã thua Lille (0-3) một cách thảm hại và thuyết phục.

Ví dụ (3), đề dẫn sử dụng “thiên thời, địa lợi…nhân hòa”, đội tuyển Việt Nam (ĐTVN) gặp Malaysia tại sân nhà, thời tiết 20 độ C, cùng thêm sự ủng hộ nhiệt tình của khán giả “nhà” nên ưu thế của ĐTVN rất lớn để giành chiến thắng Malaysia.

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy Trang 37 SVTH: Trần Ngọc Thuấn Như vậy, việc dùng thành ngữ để diễn tả đối tượng sự việc sẽ giúp cho độc giả có thể hình dung dễ hơn và sinh động hơn.

2.3.3.2 Từ Hán Việt

“Từ Hán Việt là lớp từ Hán mà tiếng Việt vay mượn từ đời Đường và dựa trên cơ sở âm đọc ở Trường An, là âm đọc chính thức lúc bấy giờ.”

Khảo sát từ Hán Việt của đề dẫn trên báo Thể thao

Hán Việt xuất hiện với tần số 86/294, chiếm 21.77%.

Ví dụ:

(1) Chủ nhật tới sẽ là trận đại chiến ở Anfield nhưng với Chelsea, trước mắt họ chỉ có Spartak Moscow bởi chỉ cần đánh bại đại diện của Nga trong trận lượt về vào đêm nay, The Blues sẽ có tấm vé tham dự vòng knock-out trước hai lượt trận.

(Vé vào vòng knock-out, 03.11.2010) (2) Cú hat-trick thứ ba kể từ tháng 8 (1 với đội tuyển, 1 tại Europa League và 1

tại Serie A), Edinson Cavani đã đưa Napoli độc chiếm ngôi nhì bảng.

(Hat-trick & ngôi nhì, 11.01.2011) (3) Cuộc đua giành chức vô địch của Premier League có thể có một bước ngoặt

mới khi Man City hành quân xuống Arsenal vào đêm nay.

(Tranh vị trí thứ 2, 05.01.2011) (4) Một cú đòn chí mạng giáng vào nhà ĐKVĐ, chiến thắng của AC Milan trở nên

ý nghĩa hơn bao giờ hết. Rossoneri vừa giành lại ngôi đầu bảng, vừa đánh bại 14 được đối thủ truyền kiếp mà họ đã chịu lép vế suốt thời gian qua.

(Chiến thắng kép, 16.11.2010)

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy Trang 38 SVTH: Trần Ngọc Thuấn Ví dụ (1), đề dẫn sử dụng từ Hán Việt “đại chiến” vừa mang ý nghĩa trang trọng, vừa đánh giá trận đấu Chelsea - Spartak Moscow là trận đấu ngang tài - ngang sức.

Ví dụ (2), đề dẫn sử dụng cách viết “độc chiếm” cho thấy chỉ duy nhất Napoli đứng hạng thứ 2 trong bảng xếp hạng.

Ví dụ (3), đề dẫn sử dụng từ Hán Việt “hành quân” thể hiện trang trọng và trang nghiêm đối với đội tuyển Man City sang Arsenal tham sự mùa thi đấu giành chức vô địch Premier League. Giải vô địch Premier League là giải bóng đá ngoại hạng Anh (tiếng Anh: The Football Association Premier League), có tên chính thức là Barclays English Premier League, là giải đấu cao nhất của các câu lạc bộ bóng đá Anh. Lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1888 với tên gọi Giải bóng đá hạng nhất Anh (Football League First Division) và đội đoạt giải vô địch đầu tiên là câu lạc bộ Preston North End. Đến năm 1992, giải được đổi tên như hiện nay. Giải đấu này được xem là giải danh tiếng của thế giới. Việc hành quân của Man City sang Arsenal cũng cho ta thấy được mức độ quan trọng của giải đấu giành chức vô địch Premier League.

Ví dụ (4), đề dẫn sử dụng từ Hán Việt “đối thủ truyền kiếp” vừa biểu hiện sắc thái trang trọng khi nói đến đội bóng cạnh tranh, vừa thể hiện được sự đối đầu lâu đời của hai đội bóng này.

Như vậy, cách dùng từ Hán Việt vừa mang ý nghĩa trang trọng mà còn làm cho độc giả thấy được tầm quan trọng của sự việc, đối tượng.

2.3.3.3 Từ khẩu ngữ

“Khẩu ngữ còn được gọi là phong cách khẩu ngữ sinh hoạt, phong cách khẩu ngữ hằng ngày vì nó được dùng trong sinh hoạt hằng ngày của mỗi cá nhân: một mẫu tâm sự, một mẫu câu thăm hỏi người thân hay bạn bè, một lời đàm tiếu về cách thức ăn ở, một thái độ trước những biến đổi của thời tiết, một phản ứng tức thì trước tin

“sốt dẻo” trong cuộc sống hằng ngày, …tất cả đề được diễn tả theo phong cách khẩu ngữ tự nhiên.” [8; 62]

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy Trang 39 SVTH: Trần Ngọc Thuấn

Khảo sát từ khẩu ngữ của đề dẫn trên báo Thể thao

Từ khẩu ngữ xuất hiện với tần số 12/294, chiếm 3.04%

Ví dụ:

(1) Vấn đề đối với Man City là họ sẽ thi đấu với bộ mặt nào. Trong vòng hơn 1 tháng qua, họ đã đè bẹp Fulham và West Brom bằng thứ bóng đá tấn công ấn tượng nhưng rồi tất cả lại được thấy lối chơi phòng ngự tiêu cực ở các trận gặp Man Utd, Birmingham và Stoke.

(Thắng và hy vọng, 01.12.2010) (2) Một tuần trong bóng đá có thể rất dài nhưng chỉ 7 ngày sau khi Tottenham có

chiến thắng lịch sử trước Inter ở Champions League, các cầu thủ Harry Redknapp lại rời White Hart Lane trong tiếng la ó từ chính những CĐV nhà.

(Tại sao họ lại la ó?, 11.11.2010) (3) Một cú đòn chí mạng giáng vào nhà ĐKVĐ, chiến thắng của AC Milan trở nên

ý nghĩa hơn bao giờ hết. Rossoneri vừa giành lại ngôi đầu bảng, vừa đánh bại được đối thủ truyền kiếp mà họ đã chịu lép vế suốt thời gian qua.

(Chiến thắng kép, 16.11.2010) (4) Javier Pastore luôn được so sánh với người đồng hương Lionel Messi. Đấy là

lí do mà ông chủ của Palermo, Maurizio Zamparini “hét” giá 70 triệu euro cho tài năng mà ông đang sở hữu.

(Palermo sẵn sàng bán Pastore, 19.11.2010) Ví dụ (1), đề dẫn sử dụng từ khẩu ngữ “đè bẹp”, Man City đã thắng áp đảo Fulham và West Brom bằng lối tấn công thật ấn tượng. Cách nói này vừa làm tăng thêm khí thế của Man City, vừa tạo thêm tính hấp dẫn cho đề dẫn.

Ví dụ (2), đề dẫn sử dụng “la ó” trong trường hợp này chính là các cổ động viên Inter cảm thấy thất vọng khi để bị thua Tottenham. Cách viết này thể hiện sự phẫn nộ, bực tức của người hâm mộ Inter.

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy Trang 40 SVTH: Trần Ngọc Thuấn Ví dụ (3), đề dẫn sử dụng từ khẩu ngữ “lép vế” ngụ ý Rossoneri đã phải chịu thua đối thủ của mình từ bấy lâu nay, giờ đây Rossoneri đã trở lại ngôi đầu bảng.

Ví dụ (4), đề dẫn sử dụng từ khẩu ngữ “hét”, đây chính là lời của ông chủ Maurizio Zamparini nếu bán Javier Pastore. Từ “hét” cho thấy Javier Pastore là cầu thủ được đánh giá rất cao trong mỗi trận đấu, chính vì thế mà HLV Maurizio Zamparini “hét” với giá 70 triệu euro.

Như vậy, sử dụng từ khẩu ngữ nhằm mục đích tạo cho độc giả cảm giác gần gủi và dễ hiểu hơn.

2.3.3.4 Từ Ấn – Âu

Từ Ấn – Âu xuất hiện ở Việt Nam vào giữa thế kỷ XIX và bằng con đường khẩu ngữ, từ Ấn – Âu đã được áp dụng vào tiếng Việt bằng các hình thức sau:

+ Giáo dục nhà trường và giao tiếp hành chính: mít tinh, ten nít, bốc, bồi, cao bồi, tiu, xì ke, côm xô môn, bôn sê vích, men sê vích, Trốtskit, Xô Viết, ...

+ Đời sống xã hội: văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật, y tế, ... Ví dụ: pho mat, kem, xúc xích, pê-ni-xi-lin, canh ki na, ca-phê-in, sơ mi...

Từ Ấn – Âu được phát âm theo tiếng Việt và được người Việt Nam thêm thanh điệu cho các âm tiết đó, bỏ bớt âm trong các tổ hợp phụ âm, hoặc lại chuyển âm này thành âm khác cho phù hợp với cách phát âm của mình. Ví dụ: poste – bốt; cafe – cà phê;carrotte – cà rốt; gare – ga; douille – đui (đui đèn)...hay rút ngắn bớt độ dài: sou – xu; chef – xếp; gare – ga; boy – bồi; valse – van; frein – phanh; gramme – gam...

Khảo sát trên đề dẫn của báo Thể thao, từ Ấn – Âu thường được rút ngắn: các tên đội bóng, các thủ đô, … và được xem như là quy định cho báo Thể thao.

Khảo sát từ Ấn – Âu của đề dẫn trên báo Thể thao Từ Ấn – Âu xuất hiện với tần số 48/294 chiếm 12.15%.

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy Trang 41 SVTH: Trần Ngọc Thuấn Ví dụ:

(1) Một tuần trong bóng đá có thể rất dài nhưng chỉ 7 ngày sau khi Tottenham có chiến thắng lịch sử trước Inter ở Champions League, các cầu thủ Harry Redknapp lại rời White Hart Lane trong tiếng la ó từ chính những CĐV nhà.

(Tại sao họ lại la ó?, 11.11.2010) (2) Một cú đòn chí mạng giáng vào nhà ĐKVĐ, chiến thắng của AC Milan trở nên

ý nghĩa hơn bao giờ hết. Rossoneri vừa giành lại ngôi đầu bảng, vừa đánh bại được đối thủ truyền kiếp mà họ đã chịu lép vế suốt thời gian qua.

(Chiến thắng kép, 16.11.2010) (3) Dù chỉ mang tới Hà Nội những cầu thủ trẻ, song U23 Hàn Quốc thực sự như

một liều thuốc thử “hạng nặng” đối với ĐKVĐ AFF Cup. Đến từ một trong những nền bóng đá xuất sắc nhất châu lục, đoàn quân của HLV Kim Jong Pil được nhận định ấn số lớn nhất trong cuộc đua tới chức vô địch VFF Sonha Cup và cũng là rào cản đầu tiên không dễ vượt qua với thày trò Calisto.

(Thuốc thử liều cao, 02.11.2010.) Ví dụ (1), đề dẫn sử dụng từ Ấn – Âu “Inter ở Champions League”, Inter được viết ngắn gọn lại từ đội bóng Inter Milan và Champions League cũng được viết ngắn lại từ Championshion League.

Ví dụ (2),đề dẫn sử dụng từ Ấn – Âu “AC Milan” được viết tắt từ Associazione Calcio Milan.

Ví dụ (3), đề dẫn sử dụng từ Ấn – Âu “U23, AFF, VFF”. U: under – U23 có nghĩa là các cầu thủ trong độ tuổi từ 23 tuổi trở xuống mới được quyền tham gia đội tuyển; AFF: Asian Football Federation, nghĩa là tổ chức quản lí bóng đá ở khu vực Đông Nam Á; VFF: Vietnam Football Federation, nghĩa là Liên Đoàn bóng đá Việt Nam.

Như vậy, việc sử dụng từ Ấn – Âu trên đề dẫn để rút ngắn hay viết tắt các đội tuyển, các tổ chức bóng đá,…nhằm mục đích vừa tạo được thẩm mỹ, vừa thể hiện

CBHD: Nguyễn Thị Thu Thủy Trang 42 SVTH: Trần Ngọc Thuấn được tính chuyên nghiệp của người viết báo và lại tiết kiệm được không gian của bài báo.

Một phần của tài liệu Khảo sát biện pháp tu từ và phương tiện tu từ của đề dẫn trên báo thể thao (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)