2.1. Phương pháp luận chung
Luận văn áp dụng phương pháp luận là duy vật biện chứng và duy vật lịch sử -Phương pháp duy vật biện chứng là phương pháp cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lenin được sử dụng đối với nhiều môn khoa học. trong kinh tế chính trị, phương pháp duy vật biện chứng đòi hỏi: khi xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế phải đặt trong mối liên hệ các tác động qua lại lẫn nhau, thường xuyên vận động phát triển không ngừng , chứ không phải là bất biến. quá trình phát triển là qua trình tích lũy những biến đổi về lượng dẫn và những biến đổi về chất .
Phương pháp duy vật lịch sử nghiên cứu toàn bộ xã hội với tất cả các mặt các quan hệ xã hội, các quá trình có liên hệ nội tại và tác động lẫn nhau của xã hội; nghiên cứu những quy luật chung nhất phổ biến nhất của sụ phát triển xã hội.
-Phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi việc nghiên cứu việc xây dựng nông thôn mới trươc hết phải kế thừa các kết quả nghiên cứu của những người đi trước. vì vậy luận văn đã nghiên cứu tìm hiểu những tài liệu viết về xây dựng NTM và trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, luận văn tiếp tục hoàn thiện khung lý luận để phân tích các vấn đề.
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịc lử đòi hỏi việc nghiên cứu xây dựng NTM không được xuất phát từ tình cảm, nguyện vọng của tác giả mà phải xuất phát từ những điều kiện khách quan, chủ quan, do các quy luật khách quan chi phối. Nghiên cứu một cách toàn diện, nhưng hết sức quan tâm đến nhân tố bên trong vì nhân tố này giữ vai trò quyết định.
2.2. Một số phương pháp cụ thể được sử dụng trong luận văn
Luận văn sử dụng các phương pháp thường được sử dụng trong các công trình nghiên cứu về khoa học xã hội như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh; thống kê miêu tả. Đặc biệt, để có thêm nguồn số liệu, luận văn còn sử dụng phương pháp điều tra xã hội học.
46 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu, khảo sát
-Khảo sát các xã ngoại thành của thành Phố Hà Giang về tình hình xây dựng nông thôn mới bao gồm : Xã Phương Thiện, PHương Độ, Ngọc Đường.
- Trên địa bàn 3 xã, của Thành Phố Hà Giang (mỗi xã chọn 60 hộ). Để điều tra thu thập thông tin sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng, tỷ lệ: Trong mỗi xã chọn 60 hộ, chọn các hộ theo nhóm hộ có kinh tế khá, hộ có kinh tế trung bình, hộ nghèo, hộ rất nghèo…để điều tra, số phiếu của mỗi nhóm theo tỷ lệ các tương ứng của số hộ điều tra.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu - Thu thập tài liệu thứ cấp:
+ Thu thập các số liệu đã được công bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu tại UBND thành phố, các phòng chuyên môn thuộc UBND thành phố và UBND 3 xã.
+ Thu thập thông tin qua các chủ trương chính sách của Đảng pháp luật của nhà nước; các báo cáo, tài liệu đã được công bố trên các báo, tạp chí; thông tin trên internet….
+ Các báo cáo kinh tế xã hội năm 2014, sáu tháng đầu năm 2015;các báo của ban chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà Giang.
Quan sát trực tiếp trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hà Giang.
+ khảo sát thực tế để nắm được hiện trạng cơ sở kết cấu hạ tầng, hoạt động sản xuất của cộng đồng dân cư ở nông thôn.
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Từ các nguồn số liệu điều tra, thu thập được về địa bàn và những thông tin phù hợp với vấn đề nghiên cứu tiến hành phân tích và tổng hợp số liệu. trên các bảng biểu, biểu đồ.
- Số liệu sau khi được thu thập, tiến hành phân loại, tổng hợp và xử lý số liệu bằng phương pháp phân tích thống kê mô tả để phân tích thực trạng quá trình xây dựng nông thôn mới tại ba xã của thành phố Hà Giang
47
- Xử lý số liệu bằng các phương pháp như so sánh phân tích mức độ của vấn đề thông qua các chỉ tiêu kinh tế như: Số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển bình quân, tốc độ phát triển liên hoàn...
Phương pháp xử lý số liệu chủ yếu là các phương pháp của thống kê.
Công cụ xử lý và tính toán chủ yếu sử dụng phần mềm Exel để xử lý các số liệu đã thu thập được.
- Sử dụng phương pháp phân tích : là phân tích cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt,những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nhiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó. Từ đó giúp chúng ta hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ yếu tố bộ phận ấy.
- Sử dụng phương pháp tổng hợp là quá trình ngược lại với quá trình Phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ,đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ, quy định và bổ sung cho nhau trong nhiên cứu, phân tích, xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy.do đố đề tài sử dụng phương pháp phân tích và tổng tổng hợp để thực hiện các nội dung về quy mô, xu hướng, hiệu quả tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phân tích thực trạng xây dựng NTM của các xã ngoại thành của thành phố Hà giang từ năm 2010- 2014,
2.2.4. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu đề tài
- Sử dụng phương pháp thống kê mô tả: Thu thập, xử lý số liệu và thông qua các số bình quân, số tuyệt đối, số tương đối để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu.
- Dựa vào bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới để đánh giá mức độ hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới tại thành phố Hà Giang.
+ Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế
+ Chỉ tiêu đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng, giao thông nông thôn + Chỉ tiêu đánh giá về mặt xã hội
48
+ Chỉ tiêu đánh giá chất lượng giáo dục và đào tạo + Chỉ tiêu về mức thu nhập bình quân của người dân
+ Ngoài ra còn có các chỉ tiêu thể hiện: tốc độ tăng trưởng, tốc độ phát triển….
49 CHƯƠNG 3