Tại xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu Chương trình xây dựng nông thôn mới tại thành phố hà giang (Trang 49 - 52)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT

1.3. Kinh nghiệm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương

1.3.2. Tại xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình

Sau hơn 2 năm tổ chức thực hiện từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2012, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát trực tiếp của tỉnh, huyện, sự phối hợp hướng dẫn giúp đỡ của các Sở, Ban ngành, các phòng ban trong tỉnh và huyện, sự nỗ lực phấn đấu của đảng bộ và nhân dân trong xã. Đến nay công tác xây dựng NTM của xã Thanh Tân đã đạt được trên các mặt công tác sau::

- Xã đã hoàn thành quy hoạch chung, quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch chi tiết nông nghiệp, quy hoạch khu trung tâm đã quy hoạch 4 vùng sản xuất hàng hoá (cấy giống lúa chất lượng cao; lúa Nhật; đỗ tương; dưa chuột xuất khẩu và khoai tây) và 1 khu chăn nuôi tập trung. Quy hoạch vùng sản xuất; xây dựng cơ sở hạ tầng đồng ruộng; dồn điền đổi thửa; đưa cơ giới hoá vào sản xuất; xây dựng cơ sở chế biến, tiêu thụ sản phẩm, quy hoạch khu dân cư: Cải tạo, xây mới kết cấu hạ tầng;

phát triển ngành nghề, dịch vụ, tạo việc làm; quy hoạch khu trung tâm xã. Về nông dân, tập trung hỗ trợ nông dân cải thiện nhà ở, nhà bếp, nhà vệ sinh và khu chăn nuôi;

41

đào tạo nghề cho nông dân; chăm sóc sức khoẻ ban đầu, sức khoẻ sinh sản; khu xử lý rác thải; phát triển tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ.

- Thu nhập bình quân đầu người trên năm 2009 đạt 12 triệu đồng / người / năm đến năm 2011 là 16 triệu đồng/ người/năm. Tổng km kênh mương năm 2009 là 11,5km kênh đã cứng hóa là 8,2km/.trước năm 2010 đường dân sinh trong xã, thôn chỉ là đường đất, đến năm 2011 được rải đá láng nhựa, đổ bê tông chạy tới từng làng, từng xóm. Sân vận động, nhà văn hóa truyền thống thu hút rất đông người ở mọi lứa tuổi tới đọc sách, tập luyện.

- Thu hút nguồn lực: Với nguồn lực tại địa phương, kết hợp với sự đóng góp của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã (có 11 tổ hợp tác, 53 trang trại, gia trại và đặc biệt có 6 doanh nghiệp đã vào đầu tư), cùng nhân dân là con em trong xã đã góp vốn ủng hộ xây dựng NTM cùng với nguồn ngân sách của Nhà nước là 90 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp gần 20 tỷ đồng (bao gồm cả việc hiến đất), con em làm ăn ở xa ủng hộ 4 tỷ đồng, Chương trình mục tiêu các dự án 14 tỷ đồng, doanh nghiệp trên địa bàn xã ủng hộ 800 triệu đồng…

Kết quả từ năm 2010, 2011 đến 6 tháng đầu năm 2012 ) huy động sử dụng vốn và sự đồng thuận của người dân: tổng kinh phí hơn 2 năm xây dựng NTM của xã là 43,83 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước là 13,054 tỷ đồng; dân đóng góp 16,8 tỷ đồng; lồng ghép với các dự án khác 13,96 đồng. Các công trình được đầu tư xây dựng: Trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở (đều đạt chuẩn quốc gia), đường giao thông;

kênh mương, máy nông nghiệp, đường xung quanh sân vận động trung tâm và sau trường cấp Trung học phổ thông cơ sở, khu xử lý rác thải, …

Tính đến tháng 6/2012 Thanh Tân đã đạt được 14/19 tiêu chí gồm: quy hoạch điện, trường học, bưu điện, nhà dân cư, chợ, hình thức sản xuất, văn hoá, giáo dục, y tế, thuỷ lợi, môi trường, hệ thống chính trị, an ninh trật tự. Còn 5 tiêu chí chưa đạt gồm: giao thông nông thôn; cơ sở vật chất văn hoá; thu nhập bình quân đầu người;

cơ cấu lao động; hộ nghèo. Những tiêu chí còn lại sẽ hoàn thành sau khi kết thúc giai đoạn 1 vào năm 2015.

42

Từ thực tiễn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xay dựng NTM của xã Thanh Tân có thể rút ra các bài học kinh nghiệm sau:

Một là, Thành lập đoàn cán bộ của xã đi kiểm tra việc thực hiện các tiêu chí tại các thôn và làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt những nội dung cơ bản của phong trào xây dựng NTM tới từng người dân. Đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị, của mọi cấp, mọi ngành và của mọi người dân.

Làm sao để mọi người dân trong xã thông suốt và ủng hộ. Hình thức tuyên truyền phải phong phú, đa dạng, thường xuyên và liên tục; kinh nghiệm của Thanh Tân cho thấy ngoài hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các lớp tập huấn... thì hình thức tuyên truyền miệng được coi là hiệu quả nhất, với các khẩu hiệu thi đua hành động rất thiết thực, lôi kéo lòng người như: “NTM, diện mạo mới, sức sống mới”. “Mỗi một người dân góp một ý tưởng xây dựng NTM”, “NTM con đường đến vinh quang xây dựng đời sống mới”…

Thông qua các cán bộ chủ chốt của xã, các bí thư chi bộ, xóm trưởng, trưởng các đoàn thể ở thôn trực tiếp gặp gỡ người dân, vận động nhân dân; lắng nghe và trả lời mọi yêu cầu, thắc mắc của người dân, để người dân nhận thức sâu sắc rằng xây dựng NTM là một chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, cần có sự tham gia đóng góp của mỗi gia đình, mỗi cá nhân thì mới thành công.

Hai là, cấp uỷ và chính quyền xã đã tích cực cải cách thủ tục hành chính, cụ thể hoá những nội dung, mục tiêu quan trọng của phong trào xây dựng NTM ở địa phương mình bằng việc ra các Nghị quyết chuyên đề để chỉ đạo, điều hành như: Nghị quyết về dồn điển đổi thửa, Nghị quyết về xây dựng đường làng ngõ xóm “xanh, sạch, đẹp”; về dân số kế hoạch hóa gia đình, về đổi mới cơ chế quản lý môi trường, cảnh quan, đô thị, về tổ chức lãnh đạo nhân dân, con em ở xa đóng góp đối ứng...

Ba là, công tác lập quy hoạch và quản lý quy hoạch được cấp uỷ và chính quyền vào cuộc, sâu sát, cho ý kiến cụ thể ngay từ khi bắt đầu xây dựng để công ty tư vấn xây dựng đề án, đồ án quy hoạch đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương. Mỗi đồ án, đề án quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết đều được thống nhất về nhận thức và hành động trong các cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân,

43

nhờ đó đã dẫn đến sự đồng thuận cao trong quá trình lập quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của xã.

Với mỗi một tiêu chí xây dựng NTM, Xã không tổ chức làm đại trà mà chọn mỗi thôn làm điểm ứng với một tiêu chí nhất định, để tạo không khí thi đua giữa các thôn với nhau. Trong quá trình thực hiện, các thôn kiểm tra chéo, tổ chức sơ kết, tổng kết học tập kinh nghiệm của nhau để thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM.

Bốn là, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nội lực và ngoại lực, vai trò của cán bộ, đảng viên và của cả hệ thống chính trị các cấp ở nông thôn. Đảng bộ, chính quyền xã lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy, chi bộ, các tổ chức đoàn thể, thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo cho phù hợp với điều kiện mới.

Ngoài nguồn vốn để xây dựng chương trình NTM từ ngân sách nhà nước, vốn tín dụng hỗ trợ. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã đã có nhiều giải pháp để xây dựng cơ chế, chính sách, tạo điều kiện và thu hút các doanh nghiệp về sản xuất, kinh doanh tại xã, đã huy động các nguồn lực đầu tư từ các doanh nghiệp, các tổ chức; các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của cộng đồng dân cư trong xã; các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa phương.

Một phần của tài liệu Chương trình xây dựng nông thôn mới tại thành phố hà giang (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)