CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.3.2. Vai trò của trợ cấp tuất hàng tháng đối với thân nhân liệt sỹ
Liệt sĩ là những người vì sự nghiệp chung của Tổ quốc đã hi sinh gia đình và bản thân mình nên Đảng và Nhà nước cùng toàn thể nhân dân có trách nhiệm và bổn phận bù đắp thiệt thòi cho ho, để họ có cuộc sống yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần, có mức sống ngang bằng với mức sống trung bình của người dân nơi cư trú.
Hàng tháng, thân nhân liệt sỹ được hưởng mức trợ cấp nhất định để đảm bảo cuộc sống gia đình.
Nghị định số 101/2013/NĐ-CP ban hành ngày 04/09/2013 quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Tại Nghị định này, Chính phủ quyết định nâng mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ƣu đãi đối với người có công với các mạng lên 1.220.000 đồng. Theo đó, mức trợ cấp tuất hàng tháng đối với thân nhân 01 liệt sỹ là 1.220.000 đồng/tháng, 02 liệt sỹ là 2.440.000 đồng/tháng, 03 liệt sỹ là 3.660.000 đồng/tháng; trợ cấp tiền tuất đối với vợ hoặc chồng liệt sỹ lấy chồng hoặc vợ khác (diện không hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng) là 1.220.000 đồng/tháng; đối với cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ... đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng cũng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dƣỡng là 976.000 đồng/tháng.
Xã Lý Thường Kiệt với tổng số 143 gia đình là thân nhân liệt sĩ. Trong đó có 127 thân nhân liệt sỹ được hưởng chế độ tuất hàng tháng, 3 thân nhân liệt sỹ hưởng thêm chế độ tuất nuôi dưỡng và 16 thân nhân liệt sỹ được hưởng chế độ thờ cúng một lần theo quy định của Chính phủ.
Khảo sát 55 đối tượng là thân nhân liệt sỹ đều thuộc diện hưởng chế độ tuất cơ bản hàng tháng. Việc trợ cấp khoản tiền tuất hàng tháng cho các thân nhân liệt sỹ phần nào giúp cho cuộc sống của họ đƣợc cải thiện hơn. Thông qua đánh giá vai trò của việc trợ cấp tuất hàng tháng và tương quan giữa tuổi vai trò ưu đãi trợ cấp hàng tháng.
Biểu 4: Đánh giá vai trò của trợ cấp hàng tháng đối với nguồn thu nhập(%) Trong tổng số 55 thân nhân liệt sĩ trả lời về vai trò của nguồn trợ cấp hàng tháng đối với nguồn thu nhập của họ thì có 10 người cho biết đây là nguồn thu chính, chiếm 18,18%, 45 thân nhân liệt sĩ trả lời là nguồn thu phụ, thứ yếu của họ. Theo tìm hiểu thì đối với những thân nhân liệt sĩ đánh giá nguồn trợ cấp hàng tháng là nguồn thu chính và thường xuyên của họ, hầu hết thuộc nhóm đối tượng tuổi đã cao, bệnh tật không còn lao động, sống cô đơn… giúp họ cải thiện cuộc sống hàng ngày khi lúc ốm đau, khi không nơi nương tựa. Tương quan giữa tuổi và vai trò của nguồn trợ cấp hàng tháng cho thấy mối liên hệ này.
Bảng 7:Tương quan giữa tuổi và vai trò của nguồn trợ cấp hàng tháng Trợ cấp hàng tháng
Tuổi
Nguồn thu 1
Nguồn thu 2
Nguồn thu 3
Tổng
Dưới 60 tuổi 0 7 22 29
60 – 70 tuổi 1 3 7 11
70 – 80 tuổi 5 3 0 8
Trên 80 tuổi 4 2 0 7
Tổng 10 15 30 55
18.18
27.27
54.55 Nguồn thu 1
Nguồn thu 2 Nguồn thu 3
Bảng số liệu cho thấy, những thân nhân liệt sỹ có tuổi càng cao thì càng đánh giá cao vai trò nguồn thu nhập từ trợ cấp tuất hàng tháng, có 10 đối tƣợng thân nhân liệt sĩ (chiếm 18,2 % tổng số người trả lời) đánh giá nguồn trợ cấp tuất hàng tháng là nguồn thu nhập chính thứ nhất thuộc nhóm từ 60 tuổi trở lên, đặc biệt là những người đã cao tuổi. Họ là những người cao tuổi, không còn khả năng lao động, chỉ phụ thuộc vào nguồn thu nhập từ trợ cấp, ưu đãi xã hội và nương nhờ người thân chăm sóc. Bởi vậy với số tiền trợ cấp tuất hàng tháng cũng phần nào giúp các đối tƣợng thân nhân liệt sỹ là người cao tuổi trang trải cuộc sống khi không còn người thân, khi về già.
Mẹ liệt sỹ Hà Thị B, 82 tuổi, thôn Tử Dương cho biết “Trước đây gia đình mẹ thuộc diện nghèo trong xã, từ khi được nhận chế độ này thì cuộc sống của mẹ ổn định hơn, mức trợ cấp thường xuyên hàng tháng đó mẹ cũng đủ trang trải cho cuộc sống của mình, mẹ thấy bây giờ sống đàng hoàng và đầy đủ lắm rồi, không phải lo lắng gì nhiều, mẹ cảm ơn Đảng và Chính phủ nhiều lắm”. (Trích PVS số 1).
“Khi còn khỏe mẹ còn lao động thì cuộc sống khá hơn, bây giờ già rồi nên không lao động nữa, nhưng được trợ cấp hơn 2 triệu một tháng ở quê chi tiêu tằn tiện thì như thế cũng khá lắm rồi, đủ trang trải cho cuộc sống…” Đây là tâm sự của mẹ Lê Thị L, thân nhân của 2 liệt sĩ, 87 tuổi thôn Đồng Mỹ chia sẻ. (Trích PVS số 2).
Bảng số liệu cũng cho thấy, trong số 55 đối tƣợng thân nhân liệt sỹ thì có 45 đối tƣợng cho biết nguồn trợ cấp tuất hàng tháng chỉ là nguồn thu nhập phụ của gia đình (chiếm 78,18%% số người trả lời) Đối với những thân nhân liệt sĩ đánh giá nguồn trợ cấp hàng tháng của Nhà nước là nguồn thu nhập phụ cũng vì nhiều lý do, họ còn sức khỏe, còn có thể làm cũng nhƣ còn các thành viên khác trong gia đình, để duy trì cuộc sống của họ và gia đình thì phải kiếm sống bằng nhiều nguồn khác nhƣ từ việc làm nông nghiệp, chăn nuôi, kinh doanh buôn bán để tạo thêm nguồn thu cho gia đình chứ không chỉ trông chờ vào nguồn trợ cấp hàng tháng cho đối tƣợng thân nhân liệt sĩ.
2.3.3. Vai trò của chính sách ƣu đãi, trợ giúp về y tế đối với thân nhân liệt sĩ
Theo pháp lệnh ưu đãi Người có công, thân nhân liệt sĩ đang hưởng chế độ tuất hàng tháng sẽ được nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế, ưu tiên miễn, giảm chi phí khám chữa bệnh, điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình tùy vào sức khỏe của từng người.
Theo kết quả điều tra tại xã Lý Thường kiệt, tất cả 55 đối tượng thân nhân liệt sĩ được hưởng chế độ tuất hàng tháng điều được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của Nhà nước. Khi được hỏi về khám chữa bệnh trong vòng 1 năm qua có 34 đối tƣợng thân nhân liệt sĩ có đi khám chữa bệnh. Khi đƣợc hỏi về cơ sở khám chữa bệnh của những người có khám bệnh trong vòng 1 năm qua, chúng tôi thu được kết quả:
Biểu 5: Cơ sở khám chữa bệnh trong vòng 1 năm qua
Trong tổng số 34 đối tƣợng thân nhân liệt sĩ có khám chữa bệnh trong vòng 1 năm qua, có 26 người lựa chọn các cơ sở y tế khám chữa bệnh là tuyến trung ương và tuyến tỉnh chiếm 81,2%. Còn lại là các sơ sở khác. Hầu hết họ đều ý thức đƣợc tầm quan trọng của sức khỏe. Việc lựa chọn cơ sở y tế đáng tin cậy để khám chữa bệnh
25
56.2 6.2
6.2
12.5 0
Bệnh viện tuyến trung ương Bệnh viện tuyến tỉnh
Bệnh viện tuyến huyện Bệnh viện tuyến xã Phòng khám tư Tự mua thuốc
thì có 22 thân nhân liệt sĩ có sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong mỗi lần đi khám để giảm các chi phí trong quá trình khám chữa bệnh. Điều này cho thấy, hiệu suất sử dụng thẻ bảo hiểm trong nhóm thân nhân liệt sĩ là khá cao. Việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế giúp họ giảm đƣợc các chị phí trong quá trình khám chữa bệnh.
Vợ liệt sĩ Tô Thị L, 57 tuổi, thôn Đồng Mỹ cho biết: Sống một mình, kinh tế lại không khá giả, cũng vì ốm đau triền miên nên phải đi khám chữa bệnh suốt, có lần bác bị mổ ruột thừa, sang viện mổ, may có thẻ bảo hiểm y tế nhà nước cấp cho nên cũng đỡ nhiều chi phí. Không nữa mỗi thứ mỗi tý cũng tốn kém lắm. (Trích PVS số 4).
Đặc biệt nhóm thân nhân là bố, mẹ liệt sỹ, những người giờ đã tuổi cao, sức khỏe không ổn định, thường xuyên ốm đau, vấn đề đi khám chữa bệnh là điều đương nhiên, có bảo hiểm y tế, với những ƣu đãi trong khám chữa bệnh thì sẽ giúp cho họ giảm đƣợc nhiều khoản chi trong quá trình điều trị, đặc biệt đối với những người mang bệnh hiểm nghèo. Như trường hợp bác Lê Văn S, 62 tuổi là con liệt sĩ, chia sẻ: Bác bị thoát vị đĩa đệm, phải mổ nếu không sẽ bị liệt, bác được chuyển ra bệnh viện Việt Đức để mổ, chi phí cho ca mổ lên đến 50, 60 triệu nhưng cũng may có bảo hiểm y tế, lại đúng tuyến nên bác được giảm tới 90 % chi phí mổ, năm viện gần 1 tuần mà bác phải trả hơn 15 triệu thôi. (PVS số 10).
Việc ƣu đãi trong khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho thân nhân liệt sĩ đã cho thấy Nhà nước và các ban ngành đã cố gắng bù đắp, tri ân công lao của các gia đình.
2.3.4. Vai trò của chính sách ƣu đãi, trợ giúp về giáo dục đối với gia đình liệt sĩ
Cũng theo pháp lệnh ưu đãi người có công, con của liệt sĩ được ưu tiên trong giáo dục và đào tạo. Qua điều tra cho thấy, số thân nhân liệt sỹ là con em trong độ tuổi đi học còn rất ít, có 12 đối tƣợng thân nhân liệt sĩ đƣợc ƣu đãi trong giáo dục và đào tạo. 12 đối tượng này đồng thời thuộc diện chính sách khác như thương binh (5
đối tƣợng) và hộ nghèo (3 đối tƣợng), tàn tật (4 đối tƣợng). Bởi vậy, con em họ đang trong tuổi đi học đƣợc hỗ trợ, ƣu đãi về giáo dục và đào tạo nhƣ ƣu tiên miễn giảm học phí, chính sách hỗ trợ học nghề.
2.3.5. Vai trò của chính sách ƣu đãi, trợ giúp trong lao động và việc làm
Những gia đình chính sách luôn được Nhà nước ưu tiên hơn trong lao động và việc làm. Nhiều gia đình thân nhân liệt sĩ đƣợc hỗ trợ, ƣu đãi trong công ăn việc làm mà điển hình là được Nhà nước ưu tiên cho vay vốn để mở rộng làm ăn kinh tế thông qua ngân hàng chính sách ở các địa phương, cùng với sự trợ giúp của chính quyền và người thân. Trong tổng số 55 thân nhân thì có 19 đối tượng cho biết gia đình họ mong muốn mở rộng kinh tế, sản xuất hộ gia đình, nhiều hộ có con học nhƣng điều kiện kinh tế còn eo hẹp nên mong muốn đƣợc vay vốn lãi xuất thấp để đầu tƣ cho con học.
Họ mạnh dạn đề xuất đƣợc vay vốn và đã đƣợc hỗ trợ vay vốn ƣu đãi từ ngân hàng chính sách. Có 4 hộ gia đình được hỗ trợ nguốn vốn từ chính quyền địa phương. Cùng với nguồn vốn của gia đình, người thân bạn bè cùng với sự hỗ trợ vốn ưu đãi của Nhà nước thì các gia đình ngày càng phát triển kinh tế hộ, nâng cao hơn nữa mức sống của gia đình, có thêm nguồn vốn để đầu tƣ cho con cái học hành.
Thân nhân liệt sĩ Trịnh Văn T, 65 tuổi, thôn Tổ Hỏa chia sẻ: “Mấy năm trước, khi gia đình quyết định mở xưởng gỗ để cho con cháu làm, gia đình tôi được vay vốn ưu đãi của Nhà nước với lãi xuất trả hàng năm, cùng với sự cố gắng của gia đình nên việc làm ăn cũng dần ổn định, kinh tế gia đình khá giả hơn trước nhiều rồi” (PVS số 10).
Bác Nguyễn Thị L (48 tuổi), là con liệt sĩ vừa là hộ nghèo cho biết: “Về việc học của con thì việc trợ cấp của nhà nước cũng miễn giảm được học phí cho cháu, năm ngoái nó đậu đại học Y Hà Nội, lúc đầu cháu đậu đại học cô lo lắm, không biết lấy tiền đâu để nuôi con ăn học, nhưng rất may cho gia đình cô là cháu nó học cũng khá nên được thầy cô, các nhà hảo tâm tạo điều kiện giúp đỡ, ủng hộ mẹ con cô
nhiều. Vì có chế độ hộ nghèo nên cô được vay vốn ngân hàng cho em đi học với mức ưu đãi nên cô cũng đỡ lo hơn cháu ạ, chứ mình cô tàn tật thế này thì không biết phải làm gì để nuôi con ăn học nữa.” (PVS số 5).
Đối với những gia đình mạnh dạn đầu tƣ sản xuất, hay có những mục đích khác cần vốn đầu tƣ thì những ƣu đãi về lao động và việc làm cho các gia đình chính sách đã một phần giúp họ khởi nghiệp, tăng cơ hội phát triển trong lao động.
2.3.6. Vai trò của chính sách ƣu đãi, trợ giúp về nhà ở đối với gia đình liệt sĩ
Ngày nay, khi nền kinh tế đang từng bước đi lên, nhà ở không còn là nhu cầu trú ẩn đơn thuần của con người, nó còn là nơi thể hiện và diễn ra mọi hoạt động trong cuộc sống, là tiêu chí để đánh giá mức sống của từng gia đình. Trong những năm gần đây, nhà ở của các gia đình chính sách ngày càng đƣợc cải thiện nhờ chính sách ƣu đãi nhà ở của Nhà nước cùng với sự chung tay góp sức của chính quyền địa phương, huy động cộng đồng, nguồn vốn khác nhau, với nhiều chương trình tri ân, cứu trợ như xây dựng” nhà tình nghĩa”, “nhà tình thương”… để hỗ trợ những hộ chính sách còn đang ở trong các ngôi nhà tạm bợ, xây dựng, sửa chữa cho các gia đình có một mái ấm đàng hoàng hơn.
Tại xã Lý Thường Kiệt, một số gia đình thân nhân liệt sĩ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã được Nhà nước, chính quyền địa phương quan tâm giúp đỡ hỗ trợ xây dựng, sửa chữa lại nhà ở để họ có cuộc sống tốt hơn. Phỏng vấn mẹ liệt sỹ Hà Thị B, 78 tuổi, thôn Tử Dương, cho biết “Ngày xưa mẹ ở cùng với con dâu trong một gia nhà tranh cạnh chợ, tiện nghi sinh hoạt không có gì nhiều chỉ ngoài bộ bàn ghế đã cũ, gia đình làm nông nghiệp quanh năm nắng mưa không đủ sống. Từ khi Nhà nước cấp cho căn nhà tình nghĩa, được sống trong ngôi nhà khang trang xây năm 2005, bà còn được chính quyền địa phương ủng hộ quạt điện, ti vi và một cái giường mới nữa …...”
(Trích PVS số 1).