Vai trò của chính sách ưu đãi trong giáo dục đối với gia đình thương binh

Một phần của tài liệu Vai trò của chính sách ưu đãi xã hội và Trợ giúp xã hội đối với đời sống của người dân hiện nay (Nghiên cứu tại Lý Thường Kiệt, Yên Mỹ, Hưng Yên) (Trang 52 - 57)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2. Vai trò chính sách ưu đãi và trợ giúp xã hội đối với đời sống thương binh, gia đình thương binh

2.2.4. Vai trò của chính sách ưu đãi trong giáo dục đối với gia đình thương binh

Con thương binh đang trong tuổi đi học được hưởng chế độ ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm; đƣợc hỗ trợ để theo học tại cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đến trình độ đại học đƣợc ƣu tiên trong tuyển sinh và xét tốt nghiệp đƣợc trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần … với mức trợ cấp khác nhau tùy theo từng đối tƣợng cụ thể được quy định của Nhà nước. Qua khảo sát về những ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với thương binh và con của họ nhận được, chúng tôi thu được kết quả: Có 66 trong tổng số 68 hộ gia đình thương binh có con đã và đang được hưởng ưu tiên

miễn giảm học phí, ƣu tiên cộng điểm trong quá trình học tập tại các cơ sở giáo dục đào tạo.

Đối với các gia đình, việc họ và con em họ đƣợc miễn giảm, ƣu tiên khi học tập tuy không quá nhiều nhưng phần nào bù đắp những hi sinh của họ đối với đất nước, đồng thời cũng thấy rõ trách nhiệm của Đảng và Nhà nước trong việc ưu đãi giáo dục, khuyến khích con em họ tăng khả năng tiếp cận giáo dục để tìm cho mình những hướng đi, cuộc sống tốt hơn.

Bác Vũ Văn S, 68 tuổi, là thương bệnh binh cho biết: “Gia đình bác có 4 người con, khi còn đi học thì các cháu đều được miễn giảm học phí, con cái đi học được ưu tiên hơn. Như con thứ 3 nhà bác hồi thi đại học, nó thiếu nửa điểm nữa là đậu nhưng nếu không có điểm cộng ưu đãi cho những gia đình như bác thì nó trượt đại học rồi, nghĩ cũng may mắn … Bác thấy Đảng và Nhà nước như vậy cũng là quan tâm đến cuộc sống của các bác rồi, bác thây cũng mừng” (Trích PVS số 6).

2.2.5. Vai trò của chính sách ƣu đãi trợ giúp trong lao động và việc làm đối với gia đình thương binh

Để hỗ trợ người có công chủ động tham gia vào thị trường lao động, Nhà nước đã ban hành một số hình thức hỗ trợ đối tƣợng chính sách trong việc vay vốn với lãi suất thấp nhằm tạo việc làm và giải quyết việc làm như Chương trình 327, Chương trình vay vốn từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, Chương trình xóa đói giảm nghèo… Nếu người có công có nhu cầu học nghề tại các cơ sở công lập sẽ được ưu tiên trong xét tuyển và miễn giảm học phí. Nhà nước còn khuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất nhận những đối tƣợng chính sách vào làm việc.

Mục đích hỗ trợ các gia đình chính sách trong lao động và việc làm, Nhà nước cũng như các tổ chức xã hội khác đã tạo điều kiện cho các gia đình thương binh được ưu đãi vay vốn để nâng cao mức sống cho gia đình. Qua điều tra 68 đối tượng thương binh thì có 12 đối tượng thương binh cho biết trong quá trình phát triển kinh tế hoặc

cần vốn để sử dụng vào những việc quan trọng thì gia đình họ đƣợc vay vốn ƣu đãi của ngân hàng chính sách, 6 hộ được vay vốn từ nguồn vốn của địa phương. Nguồn vốn ưu đãi này, các hộ gia đình thương binh sử dụng với nhiều mục đích khác nhau.

Tuy nhiên, theo điều tra thì các gia đình vay vốn để đầu tƣ cho con cái học hành và mục đích phát triển kinh tế gia đình là chủ yếu.

Bác Vũ Văn S là thương, bệnh binh, 68 tuổi chia sẻ: “Các cháu nó đi học khi kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, gia đình tôi được hỗ trợ vay vốn ưu đãi với lãi xuất thấp để hỗ trợ các cháu học hành. Cho đến khi nào các cháu ra trường mới phải hoàn vốn, cùng với nổ lực của gia đình nữa nên các cháu nhà bác đứa nào cũng được học hành đàng hoàng. (Trích PVS số 6)

Một trường hợp khác là thương binh Trịnh Văn T, 72 tuổi chia sẻ: “….Gia đình tôi cách đây 10 năm vẫn thuộc diện gia đình nghèo ở địa phương nhưng khi ngân hàng chính sách xã hội ra đời và cho vay vốn thì các hộ nghèo và gia đình thương binh mới được vay vốn để làm kinh tế. Thế là từng bước gia đình tôi có những biến đổi trong cách làm kinh tế anh ạ. Tôi đã vay được số vốn để chăn nuôi. Cùng với những cố gắng của bản thân và gia đình và sự giúp đỡ của cộng đồng mà giờ việc chăn nuôi của gia đình tôi càng ổn định hơn” (Trích PVS số 3).

Những hỗ trợ về vốn cho các gia đình chính sách đã giúp cho các gia đình có thêm nguồn hỗ trợ vốn để nâng cao cải thiện công ăn việc làm, tạo thêm thu nhập cho gia đình.

2.2.6. Vai trò của chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với gia đình thương binh Nhằm giúp đỡ người có công với cách mạng có nơi ở ổn định, Nhà nước áp dụng một số hình thức nhƣ: tặng nhà tình nghĩa; hỗ trợ kinh phí để sử dụng và sửa chữa nhà ở, hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ tiền khi mua nhà của Nhà nước hoặc khi giao đất làm nhà ở. Thực hiện Nghị định số 91/1998/NĐ-CP ngày 09/11/1998, của Chính phủ ban hành kèm theo điều lệ xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”. Gần đây

nhất ngày 26-3-2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 22/2013/QĐ- TTg, về việc hỗ trợ người có công về nhà ở. Quyết định này là việc làm có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước ta đối với hộ gia đình người có công với cách mạng. Trong những năm qua phong trào này đã được toàn dân tham gia, các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội đã tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, xây dựng "nhà tình thương", "nhà đồng đội"… là nhằm hỗ trợ vốn để sản xuất phát triển kinh tế gia đình hỗ trợ giúp các gia đình chính sách làm nhà ở, tu sửa nhà ở, đời sống của các đối tƣợng chính sách đã khắc phục đƣợc những khó khăn và có đƣợc nơi ở ổn định.

Qua tìm hiểu về việc hỗ trợ nhà ở cho thương binh, thì có 4 gia đình thương binh trong tổng số 68 đối tượng được điều tra đã từng được Nhà nước và chính quyền địa phương hỗ trợ giúp đỡ tu sửa và xây lại nhà. Ông Vũ Văn S, 68 tuổi, thôn Đồng Mỹ thương binh hạng ắ và là bệnh binh cho biết: “Trước đõy gia đỡnh tụi ở trong gian nhà lá cùng với 5 đứa con. Đời sống gia đình có nhiều khó khăn, đồ đạc trong nhà hầu như trong nhà không có gì đáng giá. Mười năm gần đây, nhất là sau khi nhà nước thực hiện chính sách “đền ơn đáp nghĩa” thì gia đình bác có những chuyển biến tốt hơn nhiều. Gia đình bác được Nhà nước và địa phương giúp đỡ xây được căn nhà mái bằng chắc chắn với những tiện nghi trong nhà tương đối đầy đủ. Giường tủ, bàn ghế, đài ti vi đều có cả” (Trích PVS số 6).

Đây là một trường hợp đối tượng chính sách được hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền địa phương xây dựng, tu sửa nhà cửa nhằm nâng cao mức sống của họ hơn, một phần nhằm tri ân, đền ơn đáp nghĩa đối với những công lao của họ đối với đất nước, mặt khác cũng là trợ giúp những đối tượng đặc biệt khó khăn trong cuộc sống để giúp họ sống cuộc sống ổn định hơn.

2.3. Vai trò chính sách ƣu đãi và trợ giúp xã hội đối với đời sống thân nhân liệt sĩ.

2.3.1. Một số đặc điểm nhân khẩu của thân nhân liệt sĩ

Bảng 6:Một số thông tin về nhân khẩu của thân nhân liệt sĩ

Thông tin nhân khẩu Chỉ số Tần số Tần xuất Giới tính

Nam 39 70.9

Nữ 16 29.1

Tình trạng hôn nhân

Có vợ/chồng 45 81,8

Ly hôn 1 1,8

góa 9 16,4

Trình độ học vấn

Tiểu học 6 10,9

THCS 31 56,3

THPT 16 29,1

Trung cấp trở lên 2 3,7

Nghề nghiệp

Làm ruộng 49 89,1

Cán bộ hưu trí 2 3,7

Kinh doanh 4 7,2

Trong tổng số 55 thân nhân liệt sĩ cho thấy:

- Tuổi: 37 đối tƣợng thân nhân liệt sỹ ngoài độ tuổi lao động, 18 đối tƣợng thân nhân trong độ tuổi lao động.

- Giới tính: 39 đối tƣợng là nam giới chiếm 70,9%, 16 đối tƣợng là nữ giới chiếm 29,1%.

- Trình độ học vấn: 6 đối tượng có trình độ tiểu học, 31 người có trình độ THCS, 16 người có trình độ THPT, 2 người có trình độ từ trung cấp trở lên

- Nghề nghiệp: 49 đối tƣợng thân nhân liệt sỹ là nông dân chiếm 89,1%. 2 đối

Một phần của tài liệu Vai trò của chính sách ưu đãi xã hội và Trợ giúp xã hội đối với đời sống của người dân hiện nay (Nghiên cứu tại Lý Thường Kiệt, Yên Mỹ, Hưng Yên) (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)