CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.2. Cơ sở lý thuyết
1.1.2.1 Lý thuyết nhu cầu của Maslow [12]
Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs):
Nhu cầu cơ bản liên quan đến các yếu tố thể lý của con người như mong muốn có đủ thức ăn, nước uống, được ngủ nghỉ... Những nhu cầu cơ bản này đều là các nhu cầu không thể thiếu hụt vì nếu con người không được đáp ứng đủ những nhu cầu này, họ sẽ không tồn tại đƣợc nên họ sẽ đấu tranh để có đƣợc và tồn tại trong cuộc sống hàng ngày.
Các nhu cầu cao hơn nhu cầu cơ bản trên đƣợc gọi là nhu cầu bậc cao. Những nhu cầu này bao gồm nhiều nhân tố tinh thần nhƣ sự đòi hỏi công bằng, an tâm, vui vẻ, địa vị xã hội, sự tôn trọng, vinh danh với một cá nhân v.v.
Các nhu cầu cơ bản thường được ưu tiên chú ý trước so với những nhu cầu bậc cao này. Với một người bất kỳ, nếu thiếu ăn, thiếu uống... họ sẽ không quan tâm đến các nhu cầu về vẻ đẹp, sự tôn trọng...
Cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng, trong đó, những nhu cầu con người được liệt kê theo một trật tự thứ bậc hình tháp kiểu kim tự tháp.Những nhu cầu cơ bản ở phía đáy tháp phải được thoả mãn trước khi nghĩ đến các nhu cầu cao hơn. Các nhu cầu bậc cao sẽ nảy sinh và mong muốn đƣợc thoả mãn ngày càng mãnh liệt khi tất cả các nhu cầu cơ bản ở dưới (phía đáy tháp) đã được đáp ứng đầy đủ
5 tầng trong Tháp nhu cầu của Maslow:
Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) - thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi;
Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản đƣợc đảm bảo;
Tầng thứ ba: Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc (love/belonging) - muốn đƣợc trong một nhóm cộng đồng nào đó, muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy;
Tầng thứ tƣ: Nhu cầu đƣợc quý trọng, kính mến (esteem) - cần có cảm giác được tôn trọng, kinh mến, được tin tưởng;
Tẩng thứ năm: Nhu cầu về tự thể hiện bản thân (self-actualization) - muốn sáng tạo, đƣợc thể hiện khả năng, thể hiện bản thân, trình diễn mình, có đƣợc và đƣợc công nhận là thành đạt;
Cấp độ thấp nhất và cơ bản nhất là nhu cầu thể chất hay thể xác của con người gồm nhu cầu ăn, mặc, ở… Cấp độ tiếp theo là nhu cầu an toàn hay nhu cầu đƣợc bảo vệ. Nhu cầu an toàn có an toàn về tính mạng và an toàn về tài sản. Cao hơn nhu cầu an toàn là nhu cầu quan hệ như quan hệ giữa người với người, quan hệ con người với tổ chức hay quan hệ giữa con người với tự nhiên.
Tất cả mọi người ai cũng có những nhu cầu này để đảm bảo cho cuộc sống của mình. Áp du ̣ng lý th uyết này vào nghiên cƣ́u để làm rõ nhu cầu của các gia đình thương binh liệt sĩ trong cuô ̣c sống như nhu c ầu ăn, ở, nghỉ ngơi, công việc, tôn trọng… khi trở về cuộc sống đời thường.
1.1.2.2 Lý thuyết hành động xã hội của M.Werber
Theo nhà xã hội học người Đức Max Weber thì ông cho rằng: “Hành động xã hội là hành vi mà chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định, một hành động xã hội là một hành động của một cá nhân mà có gắn một ý nghĩa vào hành động ấy, và cá nhân đó tính đến hành vi của người khác, bằng cách như vậy mà định hướng vào chuỗi hành động đó”. Weber đã nhấn mạnh đến động cơ bên trong chủ thể nhƣ nguyên nhân của hành động - Một hành động mà một cá nhân không nghĩ về nó thì không thể là một hành động xã hội. Mọi hành động không tính đến sự tồn tại và những phản ứng có thể có từ những người khác thì không phải là hành động xã hội.
Hành động không phải là kết quả của quá trình suy nghĩ có ý thức thì không phải là hành động xã hội [9, 14 – 16].
Khi áp dụng vào nghiên cứu, tác giả cho rằng việc thực hiện các chính sách UĐXH và TGXH của Đảng và Nhà nước ta tới các gia đình thương binh liệt sĩ là một hành động có mục đích rõ ràng, với mong muốn “đền ơn đáp nghĩa”, giúp đỡ giảm
thiểu những khó khăn trong cuộc sống của họ cũng nhƣ mong muốn có sự công bằng trong xã hội đối với nhóm đối tƣợng này. Việc vận dụng lý thuyết hành động của Max weber là để tìm hiểu rõ hơn động cơ, mục đích của các chủ thể thực hiện các chính sách UĐXH và TGXH.