Độc thoại nội tâm - một phương thức bộc lộ nỗi đau về số phận tinh thần

Một phần của tài liệu số phận tinh thần của con người trong tác phẩm của nam cao (Trang 90 - 93)

PHẬN TINH THẦN CỦA NHÂN VẬT

3.2. Độc thoại nội tâm - một phương thức bộc lộ nỗi đau về số phận tinh thần

“. .biết đâu cái lão cáo già này nó chả lại lừa hắn vào nhà rồi lôi thôi?" . . . "Thôi dại gì mà vào miệng cọp, cứ lại lăn ra đây này, lại kêu toáng lên xem nào.", rồi hắn nghĩ ngợi . . .để cuối cùng quyết định "Vào thì vào, cần quái gì." [1, tập 1, 88]. Và nhất là khi gặp Thị Nở rồi, những lúc ngồi vẩn vơ chờ thị hắn lại độc thoại, hắn nghĩ đến những được mất ở đời và băn khoăn, lo lắng về tuổi già của mình.

Sống mòn, trong cuộc sống hàng ngày Thứ luôn kiệm lời. Y ít khi bộc bạch tâm sự của mình, ở nhà cũng như ở trường. Y cứ sống lặng lẽ nhưng thật ra trong lòng hắn không ngừng diễn ra những độc thoại nội tâm. Chuyện Oanh trả lương rẻ mạt, y ấm ức mà vẫn không nói, cứ dặn lòng mình phải nói cho ra nhẽ rồi lại thôi. Lại chuyện nhà trọ với những so kè, tính toán chi li, y làm ra vẻ phớt tỉnh song y lại âm thầm nhẩm tính từng xu. Y bực tức vì Đích không thực hiện lời giao ước; y ghen bóng ghen gió với vợ và nhất là y rất thương bà, mẹ, vợ, các em và con nhưng chưa bao giờ y thổ lộ ra. Y cứ ôm ấp trong lòng, rồi có lúc nào rãnh rỗi y lật đi lật lại vấn đề. Y tự hỏi mình và đặt mình vào hoàn cảnh của mọi người để rồi chỉ còn lại xót xa, cay đắng.

Thứ tự phân thân để đi tìm lại chính mình. Từ đó, Thứ nhận ra sự mòn dần, gỉ mục của cuộc đời mình thể hiện ở sự khủng hoảng tinh thần trong dòng độc thoại nội tâm gay gắt. Tự

đối thoại với chính mình là quá trình đấu tranh với bản thân ngày càng căng thẳng. Nhà văn khám phá ra thế giới tâm hồn sâu thẳm đầy phức điệu của con người mà ở đó có cả sự bừa bộn, hỗn tạp, mênh mông của cuộc sống, nhân vật đã nếm trải.

Hầu như đa số nhân vật trong tác phẩm của Nam cao đều được xây dựng trên cơ sở độc thoại nội tâm. Những giây phút con người rơi vào tâm trạng cô đơn, họ lại đối diện với chính mình nghiền ngẫm về lẽ sống, thấm thía hơn về thân phận con người. Hộ (Đời thừa) say sưa thưởng thức những áng văn hay, Điền (Giăng sáng) thả hồn mình mơ mộng ở những chân trời đẹp và thơ ... họ trốn chạy hiện thực cuộc sống, gặm nhấm nỗi cô đơn.

Ngay đến những đứa trẻ cũng bắt đầu khép kín lòng mình, xây dựng cho mình một thế giới riêng như Hồng (Bài học quét nhà), Ninh (Từ ngày mẹ chết) . . . Ninh nhớ tiếc những ngày còn mẹ, thương thầy của nó và giận thằng Đật cứ hay ăn rình nhà bác Vị. Con bé ốm yếu, gầy còm, miên man nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác. Trước thái độ cáu bẳn của mẹ và những lo lắng hiện ra trên nét mặt thầy, Hồng lặng lẽ, thơ thẩn chơi với cây chuối, cây cam ngoài vườn. Hồng độc thoại một mình bằng đối thoại "Hồng tự hỏi và tự trả lời, cùng một lúc là mình và là tất cả." [1, tập 1, 673].

Những con người cô đơn, sống cheo leo, đêm nằm trầm ngâm về số phận của mình. Bà quản Thích (Nửa đêm) nghĩ miên man đến mà thương Đức bị đời hắt hủi. Nên bà lão nhân từ ấy có lúc đã thầm mong con mình còn sống để bắt mọi người phải thừa nhận thằng Đức vô tội. Con người cô đơn ấy đêm từng đêm độc thoại một mình!

"Nam Cao đưa vào tiểu thuyết lối miêu tả tâm lý, rọi những ánh sáng mới vào tâm hồn nhân vật." [8, 121]. Thế giới tâm linh được thể hiện rõ trong độc thoại nội tâm. Khi Chí Phèo độc thoại . . . "Họ sẽ nhận lại hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện . . ."[1, tập 1, 119], chúng ta chợt nhận ra tận trong sâu thẳm lòng hắn vẫn còn le lói chất người. Cái tâm linh mỏng manh của hắn vẫn còn chớ chưa hề lụi tắt. Hắn còn đang ở bên lề cuộc sống!

Mặc dù nhân cách của các nhân vật Lộ, Đức, Hài . . .bị bào mòn, nhàu nát nhưng tâm hồn họ vẫn còn một chấm sáng, họ khao khát trở về cuộc sống bình thường biết bao. Chính quá trình độc thoại nội tâm đã diễn ra triền miên trong cuộc đời Thứ làm cho người đọc cảm nhận được sự nhàu nát, có những mảng vỡ, những vết hằn trong lòng y. . . Thứ vẫn còn ý thức được mình đang là một con người!

Cuối cùng, có thể nói, độc thoại nội tâm làm cho diện mạo tinh thần của nhân vật trở nên nổi bậc, sắc nét.

Một phần của tài liệu số phận tinh thần của con người trong tác phẩm của nam cao (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)