Th ế giới tinh thần con người và nỗi đau âm ỉ bên trong

Một phần của tài liệu số phận tinh thần của con người trong tác phẩm của nam cao (Trang 24 - 39)

SÁNG TÁC C ỦA NAM CAO 1.1. Cảnh sống tinh thần con người trong tác phẩm Nam Cao

1.1.3. Th ế giới tinh thần con người và nỗi đau âm ỉ bên trong

Nếu như Nguyễn Tuân, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan. . .quan tâm thể hiện những tập tục cổ hủ trong việc cưới xin - ma chay thì Nam Cao cũng viết về những hiện tượng ấy nhưng với ông tả không phải chỉ để tả. Cảnh đám cưới chạy tang được miêu tả rất sinh động, chân thực trong Một cảnh rước dâu chạy tang của Nguyễn Tuân hay ở Cô giáo Minh của Nguyễn Công Hoan. Đám cưới chạy tang ràng buột người con gái với “chữ hiếu”

và cả nỗi chua chát với những toan tính thiệt hơn của người trong cuộc. Nguyễn Tuân đưa ra một triết lý mỉa mai: “Cái khổ của người này thường là cái sướng của người khác.” - Một cảnh rước dâu chạy tang. [16, tập 1, 249]. Còn Nam Cao miêu tả đám cưới chạy đói và chạy nợ. Trong Một đám cưới, tác giả chỉ dành ít dòng ngắn ngủi để miêu tả cảnh đón dâu buồn bã: “Cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lặng lẽ, dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ.” [1, tập 1, 234]. Phần lớn những trang còn lại ông thể hiện tâm trạng của người cha trước ngày con gái đi lấy chồng, nghĩ đến cảnh cửa nhà tan tác, thương con xé lòng nhưng ông đành bất lực vì không có con đường nào khác hơn; là tất cả gia cảnh và tâm sự của người cha nói với con trước ngày cưới cứ mải miết chảy trong trí Dần “trong khi đưa đẩy cái chổi cùn trên mặt cái sân con.” [1, tập 1, 227]. Người đi cưới dâu, gia cảnh cũng chẳng hơn gì. Vâng, bà mẹ chồng ấy cũng toan tính thế nào cho con mình sớm thành gia thất nhưng không tạo cho ông thông gia một áp lực hay cái nhìn thiếu thiện cảm mà trái lại đầy cảm thông và chia sẻ bởi cùng phận nghèo. Một đám cưới không phải nói đến sum vầy hạnh phúc, không mở ra một tương lai rạng rỡ mà là những giọt nước mắt bất hạnh đọng lại trước cảnh gia đình phân ly, trước một tương lai ảm đạm và mù mịt.

Đám tang nếu rơi vào tay Tô Hoài, Ngô Tất Tố sẽ trở thành câu chuyện phong tục thú vị hoặc rơi vào tay Vũ Trọng Phụng sẽ trở thành một trò hoạt kê cười ra nước mắt như

“Hạnh phúc của một tang gia” trong Số đỏ. Riêng với Nam Cao thì đám tang của Phúc (Điếu văn) lặng lẽ diễn ra trong tâm tưởng nhân vật “tôi”. Nhân vật “tôi” không đưa đám, không lẫn trong dòng người đưa ma, bởi “Đã có người vợ trẻ của anh (Phúc) quăn người lại như một chiếc vỏ bào, và khóc nỉ non như một bản âm nhạc mới.” [1, tập 1, 429]. “Tôi”

buồn nhưng cố nén và che giấu tình cảm của mình “Tôi cố ý đóng cũi sắt tình cảm tôi. Thấy người ta thương xót quá dễ dàng, tôi hóa sợ lòng thương; thấy nhiều người khóc quá tài tình tôi bỗng xấu hổ mỗi khi chực khóc.” [1, tập 1, 429]. Cả cuộc đời Phúc hiện lên trong ký ức của “tôi” từ ngày còn nhỏ cho đến ngày Phúc nằm xuống huyệt. Một cuộc đời long đong, vất vả, chẳng lúc nào thảnh thơi cả thể xác lẫn tinh thần, Phúc cứ cố bám víu lấy đời và chiều lòng người. Anh cố giấu sự ốm yếu của thể xác và dồn nén nỗi đau trong lòng: “Anh đã gắng gượng lấy sự chăm chỉ, sự nhẫn nhục để bù lại cái sức yếu của anh để gợi lòng thương của bà chủ ngày xưa, thì bây giờ anh lại gắng gượng lấy sự nuông chiều, sự hạ mình, cố bù lại sự kém cỏi về dung mạo của mình, để mong giữ được lòng yêu của cô vợ đẹp.” [1, tập 1, 436]. Vậy mà đời vẫn nghiệt ngã và người vẫn vô tình với anh! Anh chết rồi

“Bóng tối đời đã phủ kín đôi mắt anh, mở thao láo nhiều đêm để nhìn trong bóng tối những cảnh nó làm cho anh nhục nhã.” [1, tập 1, 440], nhưng cuộc đời nhọc nhằn và sự ra đi của anh mãi là nỗi ám ảnh không nguôi đối với người ở lại. Đời là chuyện của chúng tôi

“Những chuyện đời này bây giờ chỉ còn là của chúng tôi. Chúng tôi những kẻ đã đau khổ, đã uất ức, đã ao ước, đã khát thèm, đã thất vọng và vẫn còn hy vọng mãi và phải hy vọng mãi.” [1, tập 1, 441]. Câu chuyện mà “tôi” kể trong thương cảm, xót xa thể hiện nỗi khổ đau, khắc khoải, nhọc nhằn của một kiếp người.

Hầu như mọi cái chết của các nhân vật trong tác phẩm Nam Cao đều để lại những băn khoăn, day dứt trong lòng người. Từ cái chết của bà lão (Một bữa no), Lão Hạc (Lão Hạc), Phúc (Điếu văn), anh đĩ Chuột (Nghèo), đến cái chết ấm ức, hể thẹn của lang Rận (Lang Rận): “Y thẹn. Y buồn. Y giận đời. Y giận trời. Y giận thân. Y tím ruột, tím gan. Y nghĩ đến cái nhục sáng hôm sau.” [1, tập 1, 428] và cái chết đau đớn, vật vã, dữ dội của Chí Phèo (Chí Phèo). . . Những cái chết sinh vật ấy đều diễn ra sau một quá trình tự đấu tranh gay gắt, quyết liệt trong bản thân mỗi con người. Đó là những cái chết không phải theo qui luật sinh hoa lẽ thường. Con người phải từ giã cõi đời khi không còn khả năng đấu tranh, đối mặt với phần Người trong mỗi con người và không còn chút hy vọng nào để bám víu ở đời.

Họ đã nhắm mắt trong tâm trạng giằng níu, khủng hoảng trầm trọng của đời sống tinh thần.

Lão Hạc chọn cái chết để giữ lại mảnh vườn cho con, để giữ gìn phẩm cách con người. Lão chết một cách dữ dội bằng bả chó để chuộc lỗi với con chó Vàng. Bởi ngay sau khi lừa con Vàng, Lão ân hận vô cùng: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!” [1, tập 1, 201]. Bà cái đĩ, anh đĩ Chuột chết vì miếng ăn, sống cực lòng quá. Lang Rận chết vì y cũng là người có chút chữ nghĩa nên “y nghĩ đến cái

nhục sáng hôm sau.” Và Chí Phèo đã chết bởi hắn ở ngoài mọi tự tình của nhân loại, hắn không thể nào bước lại vào cái xã hội bằng phẳng nữa. Cuộc đời của những nhân vật đóng lại song Nam Cao đã mở ra cho chúng ta thấy những dòng chảy nghiệt ngã, dữ dội trong tâm tưởng những con người tưởng chừng như đơn giản ấy.

Ngay cả những vấn đề nhức nhối như sự mục nát của chế độ khoa cử, lệ làng . . .mà những nhà văn khác khai thác nhằm lên án xã hội thì Nam Cao không miêu tả những xung đột mặt trước như thế, ông xoáy vào những dòng suy nghĩ riêng của những kẻ rơi vào cảnh huống bi đát. Trong cái xã hội mà người ta quan niệm “một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”, ai cũng cố tìm cho mình một chỗ ngồi ở chiếu trên. Cái giá phải trả cho những “địa vị” ấy bằng tiền mồ hôi nước mắt như Mua danh, Đôi móng giò. . .Bịch (Mua danh) suy đi tính lại nhiều lần trước khi quyết định mua lấy chức hương trưởng, hắn thấy lo được chút danh vị thật là chật vật. Nhưng xem ra không xong nếu ở thân phận trai đinh, hắn cám cảnh phận mình: “Hắn ngồi bó đùi, cằm ghếch trên đầu gối. Mặt hắn thưỡn ra, vừa tức tối, vừa chán nản. Một chút nước mắt chạy vòng quanh Hắn thấy tất cả nỗi cực khổ của một người lép vế trong thôn xã. Đầu hắn gần như là buốt nhức. Có cái gì ở bền trong rậm rụt, ngùn ngụt như muốn nổ tung ra ngoài. . .” [1, tập1, 341]. Cuối cùng hắn phải bấm bụng bỏ ra trăm bạc để được làm “hương”. Hắn những tưởng rằng từ đây có thể yên phận mà làm ăn và phần nào mát mặt nhưng sự thật người ta đã dội vào lòng hắn một thái độ khinh bỉ: “Hương cái con khỉ! Chưa làm rượu đã vác mặt ra đình! Bộ thằng tớ có chào nó là ông Hương.” [1, tập 1, 344]. Bịch xấu hổ không dám ngẩng mặt lên: “Mặt Bịch đột nhiên đỏ gay lên. Hai tai hắn trông như hai cục tiết.” [1, tập 1, 344]. Dù Bịch chỉ là một gã đi đánh dặm nhưng hắn cũng có lòng tự trọng, hắn cảm nhận được nỗi ê chề. Như thế đâu phải người nhà quê thì không biết nghĩ và đầu óc họ sẽ nông như có nhà văn đã đánh giá: “. . .Bộ óc chất phác của chị nhà quê giản dị, không từng biết tưởng tượng, không từng biết xếp đặt trí nhớ cho có thứ tự.” - Anh phải sống [15, tập 3, 271]. Trong trang viết của Nam Cao đời sống vật chất càng chật vật, khó khăn thì đời sống tinh thần con người càng đau khổ, khắc khoải, căng thẳng, đầy những gấp khúc.

Không phải là tất cả những sáng tác của Nam Cao đều chứa đựng thế giới tinh thần con người song phần lớn tác phẩm của ông đã chạm đến những chỗ tinh nhạy nhất, những chỗ lồi lõm, sâu thẳm của lòng người. Trước cách mạng tháng Tám, sáng tác của ông đi vào mọi ngóc ngách tâm hồn người trí thức, nông dân, thị dân ... và khi tham gia kháng chiến ngoài những tác phẩm phục vụ trực tiếp cho cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc ông vẫn

hướng ngòi bút của mình vào thế giới tinh thần con người. Đó là những chuyển biến, đổi thay đời sống bên trong mỗi con người trước sự đổi thay của đời sống xã hội. Bên cạnh những trang viết về việc “lột xác” cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội mới như đa số những người cầm bút lúc bấy giờ, Nam Cao cũng không ngại lật đi lật lại chất tiểu tư sản trong con người trí thức ngày nào còn đọng lại, chẳng hạn như Hoàng trong Đôi mắt không bỏ được thói quen sống trưởng giả, lòng tự phụ và thái độ tôn thờ chủ nghĩa cá nhân: “Ông Cụ làm những việc nó cừ quá, đến nỗi tôi cứ cho rằng dù dân mình có tồi đi nữa, Ông Cụ xoay quanh rồi cũng cứ độc lập như thường:” [1, tập 2, 473]. Và nhân vật xưng "tôi" trong Nhật ký ở rừng cũng tự nhận thức về bản thân mình: “Có những lúc con người cũ chúng tôi chồm dậy. Con người phóng túng và ích kỷ.” [1, tập 2, 443]. Trong khi văn học vào những ngày vừa giành được chính quyền chủ yếu thể hiện con người công dân - con người xã hội ở mặt trước một cách phiến diện thì Nam Cao không giấu chất nghệ sĩ trong lòng người chiến sĩ cách mạng: “vẫn còn những lúc thằng nghệ sĩ trong tôi vùng dậy.” [1, tập 2, 447]. Ông nhìn thấy nó và nắm cổ nó lôi ra ánh sáng để tự nhắc mình phải cố gắng nhiều hơn. Nhân vật

“tôi” làm việc hết sức cật lực và hết lòng vì cuộc kháng chiến trường kỳ. Nhiều khi anh không còn thời gian để viết nhật ký, để nghĩ về gia đình nhưng anh vẫn cố tận dụng những khoảnh khắc ngắn ngủi thả hồn mình hoài niệm về mái ấm gia đình, thương nỗi vất vả của vợ, chờ đợi ngày con được đời tôi luyện cho nhanh chóng trưởng thành: “Thiên ơi! Cha sẽ mạnh dạn ném con vào cuộc đời và cuộc đời sẽ luyện con nhanh chóng hơn cha luyện.” [1, tập 2, 420], và cả nỗi buồn nhớ vu vơ không thể gọi tên: “Tôi thấy buồn, nhơ nhớ, chẳng hiểu nhớ ai và buồn vì sao.” [1, tập 2, 408]. Và nhất là nỗi đau âm ỉ vì không viết được một tác phẩm mà anh hằng ấp ủ trong lòng: “Tôi chợt thấy buồn rầu vì luôn mấy năm nay không viết được một tác phẩm nào khiến cho bạn tôi nhắc nhở.” [1, tập 2, 447]. Vào thời điểm đó, điều này người ta rất dè dặt vì sợ ảnh hưởng cuộc kháng chiến, làm chao đảo tư tưởng người cách mạng. Vậy mà Nam Cao đã không ngại chạm đến những mảng riêng tư của tâm hồn người chiến sĩ đang hoạt động giữa đại ngàn.

1.2. Thế giới tinh thần con người của các nhân vật trong tác phẩm Nam Cao.

1.2.1. Thế giới tinh thần của người trí thức

Có thể nói thế giới tinh thần của người trí thức là một vùng đất màu mỡ và phì nhiêu không chỉ có Nam Cao mà còn có những nhà văn tên tuổi như Thạch Lam, Nguyễn Tuân, Nhất Linh, Khái Hưng . . .khám phá và kiếm tìm. Nếu Nguyễn Tuân thể hiện những khoảnh

khắc lòng người muốn vượt thoát khỏi những cái bó buộc đời thường thực hiện nỗi khát khao chiêm ngưỡng, kiếm tìm cái đẹp, hoài cổ và hướng đến thiên lương của những con người tài hoa; Thạch Lam vẽ nên những tâm hồn dung dị, đơn sơ mang nỗi buồn man mác;

Khái Hưng, Nhất Linh. . . thiên về tình yêu là chính thì Nam Cao khắc họa những khoảng lặng rất nhỏ nhoi, vụn vặt của lòng người. Mặt khác, phần lớn nhân vật trí thức trong tác phẩm Tự lực văn đoàn thường là những ông tham, ông huyện, những sinh viên trường Cao đẳng (Dũng - Đoạn tuyệt, Lộc - Nửa chừng xuân, Trương - Bướm trắng. . .) bất đắc chí với gia đình hoặc bi lụy vì tình hay nhân vật trí thức của Vũ Trọng Phụng như đốc học Tú Anh - Giông tố, những đốc tờ, giáo sư, nhà cải cách . . . "rởm" (Số đỏ) và đôi khi cũng xuất hiện một ông giáo dạy tư (Phú – Vỡ đê, Nghĩa - Lạnh lùng ) một nhà văn (Minh - Gánh hành hoa) nhưng đó chẳng phải là cái "nghiệp" đa mang cho nhân vật phải băn khoăn, trăn trở. Riêng ngòi bút Nam Cao đặc biệt quan tâm thể hiện đời sống bên trong của nhà văn và nhà giáo. Có lẽ ở trên đời không loại người nào có đời sống nội tâm phức tạp và đầy biến động như giới trí thức. Nam Cao đã phơi bày lên trang sách tất cả những thăng trầm trong tâm hồn của anh nhà văn cũng như anh nhà giáo.

Trong tác phẩm của Nam Cao, thế giới tinh thần người trí thức tồn tại song song với đời sống vật chất thiếu thốn, nghèo nàn. Đời sống bên trong con người bộc lộ rõ nét qua lăng kính hiện thực đời sống xã hội. Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam trì trệ, khủng hoảng, cùng quẩn nên con người - đặc biệt là người trí thức không thể phát huy, thể hiện khả năng của mình. Những tâm hồn trẻ trung dệt bao ước mơ, khao khát thực hiện bao hoài bão lớn lao, mong muốn làm được cái gì đó cho đời. Họ không sống ích kỷ cho riêng mình, họ mong muốn được hết mình với công việc mình làm. Hơn một lần người thầy giáo muốn thể hiện tất cả thiên chức của mình. Thứ (Sống mòn) ao ước: “Mỗi người sống phải làm thế nào cho phát triển tới tận độ những khả năng của loài người chứa đựng ở trong mình.” [1, tập 2, 256 - 257] để y xây dựng một ngôi trường phục vụ tốt nhất cho việc học và dạy - một trường học lý tưởng. Cũng như vậy, Tá (Nguyện vọng) say sưa thiết kế một trường tư thật lớn với rất nhiều ưu điểm: “Anh sẽ trả lương giáo sư rất hậu, đặt quỹ hưu bổng để các ông có thể yên lòng về vật chất mà tận tụy với nghề. Anh sẽ tổ chức các lớp theo những phương pháp tối tân. Anh sẽ cấp học bổng cho những thiếu niên lanh lợi đi ngoại quốc để nghiên cứu thêm về khoa sư phạm. . .” [1, tập 1, 130]. Tất cả các dự định cao đẹp đó vĩnh viễn nằm yên trong lòng họ - mãi mãi chỉ là ước mơ. Vì thực tế họ bị chuyện áo cơm ghì sát đất, thì làm thế nào chấp cánh ước mơ bay cao và bay xa. Thứ khổ sở, nhục nhã

khi phải nhẩm tính chi li từng xu tiền chợ. Những ước mơ lớn lao của Tá gãy đổ khi người hàng gạo gõ cửa đòi nợ. Hay những anh nhà văn nghèo như Hộ (Đời thừa), Điền (Giăng sáng, Nước mắt). . . cháy bỏng niềm hy vọng có thể viết được một tác phẩm để đời và điều đó không phải ngoài khả năng của họ. Vậy mà thực tế cuộc sống đã phá vỡ mọi dự tính tốt đẹp ấy. Hộ không thể viết được một tác phẩm có giá trị vì “Những bận rộn tệp nhẹp, vô nghĩa lý, nhưng không thể không nghĩ tới, ngốn một phần lớn thì giờ của hắn.” [1, tập 1, 602]. Những chuyện áo cơm, những lo toan tép nhẹp hàng ngày giết chết mất khả năng sáng tạo. Đúng là “đau khổ tinh thần làm nên nghệ thuật, còn nghèo khổ vật chất làm hao mòn sáng tạo.” [65, 223]. Làm sao một anh nhà văn có thể viết được khi bên tai lúc nào cũng nheo nhéo tiếng đòi nợ, tiếng gắt gỏng của vợ, tiếng quấy khóc của con; lúc nào cũng lo canh cánh những tiền gạo, tiền nhà, tiền thuốc, tiền nước mắm. . .Họ đã viết những tác phẩm nhạt nhẽo mà người đọc quên ngay sau khi gấp sách lại. Cái đói, cái nghèo ngấm vào máu, vào tim, nó là nỗi ám ảnh khủng khiếp đối với người nghệ sĩ. Nó thui chột khả năng sáng tạo của nhà văn. Song cái đáng quý là những thiếu thốn vật chất đó dù đôi khi có làm cho nhà văn dễ dãi trong cách viết nhưng không thể bào mòn nhân cách nhà văn, mà ngược lại chính nó đọng lại thành nỗi đau tinh thần xé lòng như hạt cát trong lòng ngọc trai. Tự trong sâu thẳm những người cầm bút vẫn giàu lòng tự trọng. Hộ thấy thẹn với lòng khi đọc lại những sáng tác nhạt nhẽo, vô vị của mình: “Rồi mỗi lần đọc lại mỗi cuốn sách hay một đoạn văn ký tên mình, hắn lại đỏ mặt lên, càu mày nghiến răng, vò nát sách và mắng mình như một thằng khốn nạn. . .” [1, tập 1, 603]. Bởi lẽ hơn ai hết Hộ ý thức được trách nhiệm, lương tâm của người cầm bút phải như thế nào: “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.” [1, tập 1, 603]. Hay nhà văn nọ trong Mua nhà đã thốt lên một cách chua chát, mỉa mai sau khi cố vay công nợ để mua nhà: “Rồi tôi sẽ cố làm việc hơn trước nữa. Tôi sẽ giết tôi nhanh hơn trước nữa. Trước sau thì cũng chết. Mà ai cũng chết một lần thôi. Sống sẻn so làm gì ?” [1, tập 1, 594]. Nghĩa là hắn lại viết một thứ văn dễ dãi, chẳng giá trị gì để kiếm tiền trả nợ nhưng tận trong đáy lòng mình hắn hiểu rằng thế là hỏng, ngòi bút của hắn sẽ cùn với lối viết như thế. Hắn tự dối mình để biện minh cho sự tự giết mình song lương tâm day dứt không nguôi: “Bây giờ thì tôi không lẩn trốn những ý nghĩ của tôi nữa. Tôi ác quá! Tôi ác quá! Tôi phải thú với tôi nhiều rồi. . .” [1, tập 1, 599]. Và Điền (Giăng sáng) đành từ bỏ ý định viết những áng văn lãng mạn dành cho những người lãng mạn thưởng thức. Bởi khi hắn đang mơ tưởng đến danh vọng, ao ước lòng yêu của những người con gái đẹp và sang

Một phần của tài liệu số phận tinh thần của con người trong tác phẩm của nam cao (Trang 24 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)