THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO THÔNG QUA NGƯỜI BÀO CHỮA

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở việt nam (Trang 62 - 65)

17 Xem Điều 14 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị Quyền con người – Các văn kiện quan trọng NXB Viện Thông tin KHXH Hà nội 1998.

2.3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO THÔNG QUA NGƯỜI BÀO CHỮA

CHỮA CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO THÔNG QUA NGƯỜI BÀO CHỮA

Quyền nhờ người khác bào chữa là quyền năng tố tụng đặc thù của bị can, bị cáo bào chữa cho mình thông qua sự giúp đỡ của luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người đại diện hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật.

Bào chữa là một trong những chức năng quan trọng không thể thiếu được trong quá trình tiến hành giải quyết vụ án hình sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của bị can, bị cáo. Trong thực tiễn vì những lý do khác nhau nên không phải bất cứ bị can, bị cáo nào cũng có khả năng tự bào chữa một cách có hiệu quả. Do vậy, pháp luật tạo điều kiện để họ thực hiện quyền bào chữa của mình bằng việc có thể nhờ người khác bào chữa. Nhờ người khác bào chữa là một hình thức thực hiện quyền bào chữa của bị can, bị cáo có hiệu quả và góp phần không nhỏ vào việc giúp cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết vụ án được khách quan.

Pháp luật tố tụng hình sự quy định bị can, bị cáo có quyền “nhờ người khác bào chữa” (Điều 49 khoản 2, Điều 50 khoản 2). Ngoài ra, trong những trường hợp BLTTHS quy định bắt buộc phải có người bào chữa “nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án phải yêu cầu Đoàn Luật sư phân công văn phòng Luật sư cử người bào chữa cho họ...”. Đó là các trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 57 BLTTHS:

- Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự;

- Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Theo Điều 56 BLTTHS thì người bào chữa có thể là: luật sư; người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo và bào chữa viên nhân dân.

"Luật sư là người có đủ điều kiện hành nghề theo quy định của luật Luật sư, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức "18 [2541]. Theo Điều 10 Luật Luật sư, người có đủ các điều kiện sau đây thì có thể trở thành luật sư:

+ Là công dân Việt Nam; + Có bằng cử nhân luật;

+ Đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư; + Có phẩm chất, đạo đức tốt;

+ Không là cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. Luật sư và người bào chữa không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Trong thực tế không ít người cho rằng đã là người bào chữa thì phải là luật sư và luật sư luôn luôn là 18Điều 2 – Luật Luật sư, Nhà xuất bản chính trị quốc gia 2006.

người bào chữa. Theo quy định của pháp luật thì luật sư chỉ trở thành người bào chữa khi họ tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo. người bào chữa có thể là luật sư nhưng cũng có thể không phải là luật sư.

Người đại diện hợp pháp cho bị can, bị cáo cũng có thể tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, bị cáo. BLTTHS của nước ta chưa có quy định cụ thể những người có thể là người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo nhưng dựa trên những văn bản khác có thể hiểu: Người đại diện hợp pháp cho bị can, bị cáo là cha, mẹ, người giám hộ, anh chị em ruột... đối với những trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về thể chất hay tâm thần. Người từ đủ 18 tuổi trở lên không có nhược điểm về thể chất hay tâm thần thì khi tham gia TTHS với tư cách là bị can, bị cáo không có người đại diện hợp pháp.

Ngoài luật sư, người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo ra BLTTHS còn quy định bào chữa viên nhân dân cũng có thể tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa. Ở nước ta, trước khi có Pháp lệnh tổ chức luật sư việc bào chữa cho bị can, bị cáo do bào chữa viên nhân dân đảm nhận. Hoạt động bào chữa của bào chữa viên nhân dân không phải là chuyên nghiệp mà chỉ mang tính chất nghiệp dư. Từ khi BLTTHS có hiệu lực thi hành đến nay vẫn chưa có một văn bản nào hướng dẫn thi hành hoạt động của bào chữa viên nhân dân. Vì vậy, trên thực tế hiện nay vẫn chưa có một cách hiểu thống nhất về khái niệm này.

Luật sư muốn tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa cho bị can, bị cáo phải thành lập hoặc tham gia Văn phòng Luật sư theo quy định của Luật Luật sư. Theo khoản 1 Điều 22 Luật Luật sư thì chỉ có Luật sư bào chữa (Luật sư thuộc văn phòng Luật sư) mới được thực hiện dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tố tụng cũng như tham gia tố tụng trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu theo sự phân công của Đoàn Luật sư.

Thực tiễn cho thấy, Luật sư là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo, giúp cho việc giải quyết vụ án hình sự khách quan, chính xác, hợp tình, hợp lý và góp phần nâng cao hiệu quả của pháp luật. Họ là người tham gia tố tụng độc lập nhưng độc lập ở đây chỉ mang tính tương đối.

So với BLTTHS năm 1988 quy định về người bào chữa thì BLTTHS năm 2003 có nhiều sửa đổi, bổ sung nhằm bảo đảm việc xét xử dân chủ, khách quan công bằng hơn theo tinh thần Nghị quyết 08 của Bộ chính trị:

“Khi xét xử Toà án phải đảm bảo cho mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, thực sự dân chủ, khách quan...; Việc phán quyết của Toà án phải căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, trên cơ sở xem xét toàn diện, đầy đủ các chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên, của người bào chữa, bị cáo, người làm chứng... để ra những bản án, quyết định đúng pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định [12]”.

Khác với Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán hay Hội thẩm nhân dân, Luật sư tham gia tố tụng hình sự với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo, giúp đỡ họ về mặt pháp lý, bảo vệ họ tránh khỏi sự xâm hại của các hành vi lạm quyền, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khác của họ. Bởi vậy, để tạo cơ sở pháp lý cho Luật sư thực hiện chức năng của mình và thực hiện chủ trương cải cách tư pháp về tăng cường vai trò của Luật sư trong tố tụng hình sự, căn cứ vào yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo vệ quyền tự do dân chủ của công dân trong tình hình mới, BLTTHS năm 2003 đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung quan trọng khẳng định các quyền và nghĩa vụ của Luật sư khi tham gia tố tụng.

Trước đây, quyền và nghĩa vụ của Luật sư được quy định tại Điều 36 BLTTHS năm 1988. Đến nay, BLTTHS năm 2003 đã kế thừa hầu hết các quy định về quyền và nghĩa vụ của người bào chữa nói chung, Luật sư nói riêng của BLTTHS năm 1988. Đồng thời xuất phát từ yêu cầu cải cách tư pháp:

“xXác định rõ hơn quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng; tạo điều kiện để người bào chữa tham gia vào qua trình tố tụng như tham gia hỏi cung bị can, tranh luận dân chủ tại phiên toà để bảo đảm thực hiện đầy đủ hơn các quyền của họ trong tố tụng hình sự, góp phần nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng”19 [12].

, BLTTHS năm 2003 đã bổ sung đầy đủ hơn và thể hiện một cách rõ ràng, cụ thể hơn quyền và nghĩa vụ của Luật sư tại Điều 58.

* Về các quyền tố tụng của người bào chữa

Một phần của tài liệu thực hiện pháp luật về quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở việt nam (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w