Ðặc tính nhân lên trên tế bào MDCK của các chủng virút phân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi rút cúm a/h5n1 clade 2.3.2.1b phân lập ở việt nam (Trang 57 - 58)

10 A/Duck/VNBN/06/12 Vịt Bắc Ninh 24/02/

3.2.2. ðặc tính nhân lên trên tế bào MDCK của các chủng virút phân

lập

Trong nhiều nghiên cứu, các tác giả thử nghiệm và ñánh giá khả năng gây nhiễm của vi rút cúm gia cầm trên tế bào xơ phôi gà hoặc vịt. Một số nghiên cứu gần ñây chứng tỏ vi rút cúm gia cầm có khả năng thích ứng và nhân lên trên tế bào MDCK. Trong nghiên cứu này, chúng tơi đánh giá thêm khả năng nhân lên của các chủng vi rút cúm gia cầm phân lập tại thực địa trên phơi trứng bằng phương pháp chuẩn ñộ trên tế bào MDCK. Kết quả chuẩn độ được trình bày ở bảng 3.4; chỉ số tương quan giữa kết quả chuẩn ñộ trên trứng và trên tế bào được trình bày ở cùng bảng 3.4 và minh họa ở biểu đồ hình 3.4.

Bảng 3.4. Chỉ số TCID50 của các chủng vi rút cúm trên tế bào MDCK

TT Tên chủng TCID50(log) EID50(log) Tương quan

1 A/Duck/VNNB/03/10 4,67 5,50 1,24 2 A/Ck/VNVP/03/11 4,33 6,10 1,04 2 A/Ck/VNVP/03/11 4,33 6,10 1,04 3 A/Ck/VNHD/04/11 4,12 5,90 1,02 4 A/Ck/VNQT/06/11 3,83 5,90 0,95 5 A/Duck/VNHD/07/11 4,67 5,50 1,24 6 A/MD/VNHD/01/12 5,10 6,30 1,18 7 A/Ck/VNVP/03/12 3,00 6,30 0,70 8 A/Ck/VNTB/10/12 3,83 6,10 0,92 9 A/Ck/VNHP/05/12 3,33 6,10 0,80 10 A/Duck/VNBN/06/12 4,17 6,30 0,97 Trung bình 4,11 6,00 1,00

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……………………… 48

Hình 3.4: Tương quan giữa chỉ số EID50 và TCID50 của vi rút cúm A Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.4 và biểu đồ ở hình 3.4 cho thấy

(1) Cả 10 chủng vi rút phân lập đều có khả năng nhân lên trên tế bào MDCK. Chủng có độ chuẩn cao nhất (TCID50 là 10-5,10) là A/MD/VNHD/ 01/12 và chủng có độ chuẩn thấp nhất là A/Ck/VNVP/03/12 (10-3,00). Mức chuẩn độ trung bình TCID50 của cả 10 chủng vi rút phân lập là 10-4,11.

(2) So sánh với chỉ số EID50 (bảng 3.3 và trích dẫn lại ở bảng 3.4) theo phương pháp so sánh tỷ lệ với trung bình nhóm cho thấy, chỉ số TCID50 không tỷ lệ thuận với chỉ số EID50 trong tất cả các trường hợp. Có 4 trường hợp hệ số tương quan xấp xỉ 1; ba trường hợp cao hơn và 3 trường hợp thấp hơn 1. Chỉ số tương quan dao ñộng từ 0,70 ñến 1,24.

Kết quả này chứng tỏ khả năng nhân lên của vi rút trên tế bào MDCK phụ thuộc vào cá thể chủng vi rút. Do vậy, chưa thể áp dụng việc chuẩn ñộ trên tế bào MDCK (sử dụng chỉ số TCID50) cho việc xác ñịnh ñộc lực của vi rút ñối với phôi trứng như một phương pháp thay thế cho EID50.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của vi rút cúm a/h5n1 clade 2.3.2.1b phân lập ở việt nam (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)