VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Vật liệu
2.1.1 Gam Sorb và muối NaCl
Muối NaCl tinh khiết: xuất xứ Trung Quốc, mua tại Tô Hiến Thành, Quận 10, Tp Hồ Chí Minh (hình 2.1 B)
Hạt GAM - Sorb của Trung tâm Nghiên cứu và Triển khai Công nghệ bức xạ (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) nghiên cứu và sản xuất (hình 2.1A)
Giống xà lách vàng cao sản NO.2 của công ty TNHH Giống Cây Trồng Phú Nông – 58/26C ấp Tiền Lân 1, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP.HCM
Hình 2 2 Hạt giống xà lách Hình 2 1 Hạt Gam Sorb (A) và muối NaCl (B)
2.1.2 Men vi sinh vật Trichoderma : Đăng kí và sản xuất bởi Công ty TNHH Công nghệ sạch Nông nghiệp (Địa chỉ: 220 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội)
2.1.3 Xơ dừa: Xơ dừa được ngâm 24 giờ sau đó xả nước, đem ngâm và xả liên tục như vậy trong 7 ngày và đem phơi khô nhằm loại bỏ các tạp chất chủ yếu là chất tanin và lignin (hình 2.5)
2.1.4 Tro trấu: Tro trấu khi mua về sử dụng không qua xả nước và phơi khô
2.1.5 Phân trùn quế và phân bò dạng khô
Giá thể P50T50 gồm: Nấm Trichoderma + 50% (tro + xơ dừa) + 50% (phân bò + phân trùn)
Hình 2.3 Men vi sinh vật Trichoderma
Hình 2.4 Vật liệu xơ dừa
2.1.6 Một số vật dụng khác:
+ Khay nhựa: chiều dài: 6,5 dm, chiều rộng: 4,2 dm, chiều cao: 1,6 dm
Thể tích khay = dài x rộng x cao = 43,68 dm 3 (hình 2.6)
Hình 2.5 Khay nhựa làm thí nghiệm
2.1.7 Chuẩn bị và trộn giá thể: Trộn giá thể theo tỉ lệ 1 phân bò : 1 phân trùn quế :
1 xơ dừa : 1 tro trấu rồi rải đều nấm Trichoderma và trộn đều
Hình 2.6 Giá thể sử dụng trong thí nghiệm
Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Thí nghiệm 1: Khảo sát khả năng giữ và nhã nước muối NaCl của chế phẩm Gam Sorb Địa điểm thực hiện: PTN Sinh hóa , trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh Thời gian thực hiện: 10/2018 – 11/2018
- Thí nghiệm được bố trí theo hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lập lại 4 lần
Mục đích của nghiên cứu là khảo sát khả năng giữ và nhả nước muối NaCl của Gam Sorb trong từng nghiệm thức, nhằm phục vụ cho việc trồng cải xà lách, được thực hiện trong thí nghiệm của nội dung 2.
Bảng 2.1 Các nghiệm thức trong thí nghiệm 1 và phương pháp xử lý
STT Nghiệm thức Phương pháp xử lý
1 Đối chứng + 50g Gam Sorb Ngâm nước
2 2 g/L NaCl + 50 g Gam Sorb Ngâm Gam Sorb vào các dung dịch pha NaCl được chứa trong thau trong khoảng thời giang 2 h 4 h, 6 h,
Hình 2.7 Bố trí nghiệm thức trong phòng thí nghiệm
Bảng 2.2 Bố trí thí nghiệm
Chỉ tiêu và phương pháp lấy chỉ tiêu:
Nồng độ muối NaCl trong chậu có ngâm Gam Sorb sau các khoảng thời gian 2 h, 4 h,
6 h và 24 h: Sử dụng máy đo độ mặn đo dung dịch muối sau khi ngâm Gam Sorb ở các thời điểm 2 h, 4h, 6h, 24h
Nồng độ nước muối NaCl trong Gam Sorb nhã ra khi vớt lên sau các khoảng thời gian
2 h, 4 h, 6h và 24 h: Thu Gam Sorb đã ngậm muối cho vào một thể tích nước sau 2 h, 4 h, 6 h, 25h đo độ mặn
Thể tích nước muối NaCl còn lại trong chậu ngâm Gam Sorb sau các khoảng thời gian 2h, 4h, 6h và 24h:
Khối lượng Thu thể tích nước muối sau 2 h, 4 h, 6 h, 24 h đem đo thể tích
Thể tích nước còn lại sau khi ngâm Gam Sorb đã ngậm nước muối sau các khoảng thời gian 2 h, 4 h, 6 h, 24 h: Thu thể tích nước sau 2 h, 4 h, 6 h, 24 h
Khối lượng Gam Sorb được ngâm trong nước muối NaCl sau các khoảng thời gian 2 h, 4 h, 6 h, 24 h
Gam Sorb đã ngậm nước muối sau các khoảng thời gian 2 h, 4 h, 6 h, 24 h
2.2.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của cây cải xà lách trong điều kiện nhiễm mặn nhân tạo Địa điểm thực hiện: Cơ sở 3 - trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh, số 68 Lê
Thị Trung, P Phú Lợi, Tp Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương
Thí nghiệm được bố trí theo Khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức, các nghiệm thức được lặp lại 4 lần (mỗi lần lặp lại 10 cây)
Mục đích của nghiên cứu là xác định ngưỡng sinh trưởng và phát triển của cây cải xà lách trong điều kiện nhiễm mặn nhân tạo, từ đó tạo cơ sở cho các thí nghiệm tiếp theo.
Bảng 2.3 Nghiệm thức xử lý ở thí nghiệm 2 và phương pháp xử lý
STT Nghiệm thức Phương pháp xử lý
Trồng cây vào các khay đã bố trí sẵn, sử dụng 20 khay mỗi khay trồng 10 cây sau đó tiến hành thí nghiệm tưới 1 lít nước cho lần lặp lại
Hình 2.8 Bố trí nghiệm thức ngoài đồng
Bảng 2.4 Bảng bố trí thí nghiệm
B: Nồng độ muối trong nước 2 g/L NaCl
C: Nồng độ muối trong nước 3 g/L NaCl
D: Nồng độ muối trong nước 4 g/L NaCl
E: Nồng độ muối trong nước 5 g/L NaCl
Chỉ tiêu và phương pháp lấy chỉ tiêu:
Theo dõi và đếm tổng số lá trên từng cây, thực hiện đếm 5 cây ở 5 vị trí khác nhau mỗi lần Quá trình này lặp lại 03 ngày một lần cho đến khi thu hoạch để xác định đường cong tăng trưởng số lượng lá của các nghiệm thức.
Diện tích lá (S: cm²) được xác định thông qua phương pháp cân trọng lượng lá, với việc đo diện tích lá diễn ra vào thời điểm thu hoạch Quá trình thu hoạch lá được thực hiện sau 34 ngày gieo trồng, trong đó tiến hành đo 4 lá cho mỗi lần lặp lại, tương ứng với 4 cây trong một lần lặp lại.
Để tiến hành, bạn cần một tờ giấy A4 và đặt lá cần vẽ lên đó, sau đó vẽ theo đường viền của lá Hãy chọn những lá cây đồng nhất ở cùng một vị trí trên cây Sau khi hoàn thành việc vẽ, cắt mẫu lá đã vẽ trên giấy và tiến hành cân trọng lượng.
Diện tích mẫu lá được tính theo công thức:
Trong đó: a: khối lượng tờ giấy 100 cm 2 b: khối lượng mẫu lá giấy
100: diện tích tờ giấy 100 cm 2
Tiến hành đo diện tích lá ở các giai đoạn nhằm xác định được đường cong tăng diện tích lá ở mỗi nghiệm thức
Năng suất cây (g) Đối với rau thí nghiệm: nhổ tất cả cây trong mỗi lô thí nghiệm, tiến hành cân khối lượng bằng cân phân tích
Hình 2.9 Lấy chỉ tiêu diện tích lá
Hình 2.10 Chỉ tiêu năng suất lá
Để thu hoạch rau thí nghiệm, cần chọn ngẫu nhiên 5 cây rau từ mỗi lô, nhổ cả cây và giũ sạch đất trước khi cân khối lượng bằng cân phân tích.
Đường kính thân (cm): Đo bằng thước đo điện tử, đo ở cùng vị trí
Tỷ lệ cây sống sót (%): được tính theo công thức
Tỷ lệ sống sót (%) = Tổng số cây sống
Tổng số cây được trồng x 100
Chiều dài rễ (cm) được đo bằng cách thu hoạch rễ cây sau khi hoàn tất thu hoạch tất cả các cây trong mỗi lần lặp lại Sau khi rửa sạch đất, tiến hành đo từ gốc đến chóp rễ dài nhất.
Hình 2 11 Chỉ tiêu khối lượng rau
Hình 2 12 Chiều dài rễ cây xà lách
Trọng lượng rễ tươi (g): cân trọng lượng rễ tươi còn nguyên vẹn
- Các số liệu trung bình được tính toán bằng phần mềm Excel
- Số liệu được xử lý thống kê theo phần mềm statgraphics plus 3.0