ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Từ tháng 1 năm 2019 đến hết tháng 3 năm 2021, bệnh nhân mắc ung thư biểu mô tế bào gan tại bệnh viện E đã được chẩn đoán và điều trị thông qua phương pháp chụp CLVT có tiêm thuốc cản quang, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp hay nơi cư trú.
2.1.2 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định UTBMTBG
- Bệnh nhân được chụp CLVT gan trong chẩn đoán và điều trị
- Được điều trị tại Bệnh viện E
- Hồ sơ bệnh án đầy đủ được lưu trữ tại kho lưu hồ sơ của Bệnh viện E
Không đủ tiêu chuẩn lựa chọn hoặc không đủ thông tin trong bệnh án nghiên cứu
ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Đề tài khóa luận được thực hiện tại Khoa Gan mật và Khoa Chẩn đoán hình ảnh của Bệnh viện E.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu hồi cứu, mô tả cắt ngang
2.3.2 Cỡ mẫu Áp dụng phương pháp chọn cỡ mẫu không xác suất (mẫu tiện lợi), lựa chọn tất cả các đối tượng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu trong thời gian từ tháng 1/2019 đến tháng 3/2021 tại Bệnh viện E
Cỡ mẫu tính được là 40
2.3.3 Phương pháp thu thập thông tin
- Thu thập số liệu nghiên cứu từ hồ sơ bệnh án tại phòng lưu trữ hồ sơ Bệnh viện E
- Sử dụng mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất
- Kết quả chụp cắt lớp vi tính với mức độ tổn thương và các thông tin khác được trả lời từ Khoa Chẩn đoán hình ảnh Bệnh Viện E
2.3.4 Quy trình chụp cắt lớp vi tính trong ung thư biểu mô tế bào gan có tiêm thuốc cản quang
2.3.4.1 Chuẩn bị: a Người thực hiện:
- Kĩ thuật viên điện quang
- Máy chụp CLVT đa dãy
- Máy bơm điện chuyên dụng
- Phim, hệ thống lưu trữ hình ảnh c Người bệnh:
- Người bệnh được giải thích kĩ về thủ thuật để phối hợp với thầy thuốc
- Tháo bỏ khuyên tai, vòng cổ, cặp tóc nếu có
- Cần nhịn ăn, uống trước 4 giờ Có thể uống không quá 50ml nước
- Người bệnh quá kích thích, không nằm yên: cần cho thuốc an thần
2.3.4.2 Tiến hành a Chuẩn bị bệnh nhân:
- Giải thích cho người bệnh quy trình thăm khám và hướng dẫn người bệnh phối hợp nhịn thở khi chụp
- Xem xét hồ sơ bệnh án và tìm kiếm các dấu hiệu chống chỉ định trước tiêm đối quang i-ốt tĩnh mạch
- Đặt đường truyền tĩnh mạch (Kim 18G)
- Tham khảo kết quả các chẩn đoán hình ảnh trước đó (nếu có) b Tiến hành kĩ thuật
- Tư thế người bệnh: nằm ngửa trên bàn chụp, tay để trên đầu
- Thì trước tiêm: các lát cắt lấy từ giữa xương ức đến mào chậu
Để thực hiện chụp 3 pha, cần tiêm 120ml thuốc đối quang i-ốt (tương đương 2ml/kg) với tốc độ 4ml/s bằng bơm tiêm điện Thời gian chụp thì động mạch là 20 giây sau khi bắt đầu tiêm thuốc, và sau đó chụp thì tĩnh mạch cửa sau 60 giây.
- Thông số chụp: độ dày lớp cắt 5mm, khoảng cách lớp cắt bằng độ dày lớp cắt [18]
PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
Hệ thống chụp cắt lớp điện toán 64 lát cắt/vòng quay SOMATOM Perspective của Siemens.
BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU
- Tuổi, nhóm tuổi, độ tuổi trung bình
- Giới tính, tỷ lệ nam/nữ
- Cơ năng: Đau hạ sườn phải
- Toàn thân: Gầy sút cân nhanh
- Thực thể: Gan to, vàng da
- Tiền sử bệnh: xơ gan, viêm gan B
- Nồng độ AFP (ng/ml)
2.5.2.3 Phân độ Child-Pugh: Không xơ gan, A, B, C
2.5.3 Đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính:
- Vị trí khối u: Khối u gan có thể xuất hiện trên một thùy gan phải hoặc trái đơn độc, cũng có thể lan tỏa ra cả hai thùy gan
Trong phân loại giai đoạn ung thư gan theo Barcelona (BCLC), các khối u được phân chia thành các nhóm dựa trên số lượng, kích thước và mức độ xâm lấn của chúng.
+ Từ 1 đến 3 u có kích thước < 3cm
+ U xâm lấn tĩnh mạch cửa và lan ra các phân thùy gan
- Tỉ trọng và mức độ tăng sinh mạch của khối u:
+ Trước tiêm thuốc cản quang, hình ảnh CT của khối u có thể có tỉ trọng tăng, giảm hoặc đồng nhất với nhu mô gan
+ Sau tiêm thuốc cản quang, khối u có thể giảm tỉ trọng có viền ngấm thuốc hoặc ngấm thuốc đồng nhất cả khối u hoặc không ngấm thuốc
- Tình trạng huyết khối tĩnh mạch cửa
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Thu thập số liệu theo mẫu bệnh án nghiên cứu
- Thu thập thông tin hình ảnh chụp cắt lớp vi tính
Data analysis was conducted using statistical algorithms on SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) version 22, compatible with the Microsoft Windows operating system.
ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu được sự đồng ý của ban Lãnh đạo Bệnh viện E trung ương và hội đồng đạo đức Đại học Quốc gia Hà Nội
- Nghiên cứu không làm ảnh hưởng tới hoạt động của bệnh viện, chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này hoàn toàn tuân thủ các quy định và nguyên tắc đạo đức trong lĩnh vực y sinh học, cả ở Việt Nam và quốc tế.
- Các thông tin về bệnh nhân đã được mã hóa, nhập vào máy tính và được giữ bí mật
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
3.1.1 Đặc điểm về tuổi và giới
Biểu đồ 3.1: Phân bố giới tính
- Tỉ lệ mắc UTBMTBG ở nam giới cao hơn Tỉ lệ nam/nữ là 7/1
Biểu đồ 3.2: Phân bố tuổi
- Độ tuổi mắc bệnh chiếm tỉ lệ cao là từ 51-70 tuổi với 57,5% số bệnh nhân
3.1.2 Đặc điểm triệu chứng lâm sàng
Bảng 3.1: Các triệu chứng lâm sàng:
Triệu chứng Số lượng Tỉ lệ (%)
Vàng da 8 20 Đau hạ sườn phải 29 72,5
- Đau hạ sườn phải chiếm phần lớn các trường hợp với 29 bệnh nhân, đạt tỉ lệ 72,5 %
- 22,5% số trường hợp có biểu hiện gầy sút cân
- 20 % trường hợp có biểu hiện vàng da
- 17,5% số bệnh nhân có gan to trên lâm sàng
- Chỉ có 2 bệnh nhân có cổ chướng, đạt tỉ lệ 5%
3.1.3 Đặc điểm cận lâm sàng
Bảng 3.2: Một số xét nghiệm cận lâm sàng
X±SD Giá trị trung vị
Trong nghiên cứu, các giá trị xét nghiệm trung bình và trung vị của bilirubin toàn phần, albumin và tỷ lệ prothrombin đều nằm trong khoảng bình thường Đối với men gan, giá trị trung bình của AST và ALT lần lượt là 131,6±224,3 U/L và 116,5±232,1 U/L, trong khi giá trị trung vị của chúng là 78 U/L và 56 U/L Tuy nhiên, các giá trị này đều cao hơn ngưỡng bình thường, với 4 trường hợp men gan tăng trên 5 lần giới hạn bình thường, đặc biệt có 1 trường hợp men gan tăng cao hơn 1000 U/L.
Bảng 3.3: Nồng độ AFP huyết thanh
Nồng độ AFP (ng/ml) Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)
- Trong nghiên cứu, có 20 (50%) bệnh nhân có nồng độ AFP ≤ 20ng/ml
- Số bệnh nhân có AFP ≥400ng/ml là 7 bệnh nhân (chiếm 17.5%) trong đó có 1 bệnh nhân có chỉ nồng độ AFP 30150ng/ml
Bảng 3.4: Tỉ lệ bệnh nhân theo mức độ xơ gan Child-Pugh
Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)
- Trong nghiên cứu, chủ yếu các bệnh nhân không xơ gan (42,5%) hoặc xơ gan Child-Pugh A (32,5%)
- Có 7 bệnh nhân xơ gan Child-Pugh B (17,5%) và 3 bệnh nhân xơ gan Child-Pugh C (7,5%)
ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH CLVT
3.2.1 Đặc điểm về vị trí, số lượng, kích thước u
Bảng 3.5: Vị trí khối u gan trên phim CLVT
Vị trí Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)
- Các trường hợp khối u gan phải chiếm ưu thế với 24 bệnh nhân, chiếm tỉ lệ 60%
- Chỉ có 2 trường hợp khối u khu trú ở gan trái (5%), còn lại là lan tỏa ra cả
Bảng 3.6: Số lượng khối u trên phim CLVT
Số lượng khối u Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)
- 82,5% bệnh nhân (24 trường hợp) có 1 khối đơn độc u trên phim CLVT
- 5 bệnh nhân (12,5%) có 2 khối u trên phim và 2 bệnh nhân có số khối u là
Bảng 3.7: Kích thước khối u trên phim CLVT
Kích thước Số khối u Tỉ lệ (%)
- Trong tổng số 49 khối u, 8 khối có kích thước < 2cm (16,3%), 7 khối u kích thước 2-3cm (14,3%), 12 khối u kích thước 3,1-5cm (24,5%) và 22 khối u kích thước >5cm (44,9%)
3.2.2 Đặc điểm trước khi tiêm thuốc cản quang
Bảng 3.8: Tỉ trọng khối u trên phim CLVT trước tiêm thuốc
Tỉ trọng Số khối u Tỉ lệ (%)
- Trong nghiên cứu, hầu hết khối u đều giảm tỉ trọng trước khi tiêm thuốc cản quang ( 41 trên tổng số 49 khối u, chiếm 83,7%)
- Chỉ có 2 khối u tăng tỉ trọng trên phim trước tiêm (4,1%) và 6 khối u tỉ trọng đồng nhất với nhu mô (12,2%)
Hình 3.1: Khối u đồng tỉ trọng trước tiêm
(Bệnh nhân Ngô Văn K- Nam 73 tuổi
Hình 3.2: Khối u tỉ trọng không đồng nhất trước tiêm, bên trong có thành phần tỉ trọng máu và dịch hoại tử
(Bệnh nhân Nguyễn Hữu B- nam- 56 tuổi- Mã bệnh án 2104778)
Hình 3.3: Khối u giảm tỉ trọng trước tiêm
(Bệnh nhân Ngô Thanh H- Nam 70 tuổi
3.2.3 Đặc điểm thì động mạch sau tiêm thuốc cản quang
Bảng 3.9: Đặc điểm ngấm thuốc thì động mạch của khối u trên phim CLVT Đặc điểm ngấm thuốc Số khối u Tỉ lệ (%)
- Trong nghiên cứu có 37 khối u ngấm thuốc không đồng nhất thì động mạch (75.5%)
- 5 khối u ngấm dạng viền (10,2%), 4 khối u ngấm đồng nhất (8,2%) và 3 khối không ngấm thuốc (6,1%)
Bảng 3.10: Tính chất ngấm thuốc thì động mạch của khối
Tính chất ngấm Số khối u Tỉ lệ (%)
- 35 khối u có tính chất ngấm thuốc mạnh thì động mạch, đạt 71,4%
- 6 khối u tính chất ngấm trung bình, chiếm 12,3% và 5 khối u ngấm yếu (10,2%)
Hình 3.4: Khối u tăng ngấm thuốc thì động mạch với tỉ trọng bên trong không đồng nhất, chiếm gần hết thùy gan phải với kích thước 143x112mm
(Bệnh nhân Nguyễn Hữu B- Nam- 56 tuổi
Hình 3.5: Hình ảnh khối u không ngấm thuốc thì động mạch
(Bệnh nhân Ngô Thanh H- Nam-70 tuổi- Mã bệnh án 2100902)
3.2.4 Đặc điểm thải thuốc thì tĩnh mạch
Bảng 3.11: Đặc điểm thải thuốc của khối u thì tĩnh mạch Đặc điểm thải thuốc Số khối u Tỉ lệ (%)
- Đối với thì tĩnh mạch, 35 khối u có thải thuốc (71,4%), 5 khối u thải thuốc ít (10,2%) và 9 khối u không thải thuốc (18,4%)
3.2.5 Đặc điểm huyết khối tĩnh mạch cửa
Bảng 3.12: Huyết khối tĩnh mạch cửa
Huyết khối Số bệnh nhân Tỉ lệ
- Có 4 bệnh nhân phát hiện huyết khối tĩnh mạch cửa trên phim CLVT (10%)
Bảng 3.13: Tỉ lệ chẩn đoán UTBMTBG theo tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn chẩn đoán Số bệnh nhân Tỉ lệ (%)
Phim CLVT điển hình và AFP ≥400ng/ml 5 12,5
- Có 5 trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán UTBMTBG theo tiêu chuẩn CĐHA kết hợp với AFP (12,5%)
- 35 bệnh nhân được chẩn đoán dựa trên giải phẫu bệnh sinh thiếu khối u (87,5%)
Hình 3.6 cho thấy hình ảnh đa u rải rác, với các vùng giảm tỷ trọng trước khi tiêm Sau khi tiêm, thuốc ngấm kém và có sự thải thuốc rõ rệt qua tĩnh mạch.
( Bệnh nhân Trần Phương N – Nam- 49 tuổi
Hình 3.7 cho thấy hình ảnh UTBMTBG với tỉ trọng nhu mô trước tiêm, có nhiều đám thâm nhiễm lan tỏa Sau khi tiêm thuốc, động mạch có sự ngấm thuốc, trong khi tĩnh mạch thực hiện quá trình thải thuốc Đồng thời, tổn thương xâm lấn và huyết khối tĩnh mạch cửa cũng được ghi nhận.
( Bệnh nhân Ngô Văn K- Nam -73 tuổi
BÀN LUẬN
ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
4.1.1 Đặc điểm về tuổi và giới:
Trong một nghiên cứu với 40 bệnh nhân, tỉ lệ nam giới chiếm 87,5% trong khi nữ giới chỉ chiếm 12,5%, tạo ra tỷ lệ nam/nữ là 7/1 Kết quả này cho thấy sự chiếm ưu thế của nam giới, tương tự như các nghiên cứu trước đây cả trong và ngoài nước, bao gồm nghiên cứu của Thái Doãn Kỳ vào năm 2015.
Tại Viện 108, tỷ lệ nam giới mắc bệnh ung thư gan cao hơn nữ giới, chiếm 95,2% Nguyên nhân có thể do nam giới tiếp xúc nhiều hơn với các yếu tố nguy cơ như viêm gan B, C, nghiện rượu và hóa chất độc hại Ngoài ra, hormone sinh dục cũng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ mắc bệnh, với estrogen ở nữ giới có tác dụng ức chế quá trình viêm, làm giảm tổn thương tế bào gan Tuy nhiên, cần thêm dữ liệu để khẳng định giả thuyết này.
Phân bố tuổi mắc UTBMTBG có sự khác biệt tùy theo khu vực và các yếu tố như tỉ lệ mắc, giới tính và nguyên nhân gây bệnh Trong nghiên cứu này, tuổi trung bình của bệnh nhân là 65,15±11.1, với bệnh nhân trẻ nhất 34 tuổi và lớn nhất 92 tuổi, cho thấy sự đa dạng về độ tuổi Nhóm tuổi có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất là từ 51-70 tuổi, chiếm 57,5%, tiếp theo là nhóm >70 tuổi (35%) và nhóm