1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tình huống 6 Chiến lược cấp công ty của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội Viettel

48 682 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tình Huống 6- Chiến Lược Cấp Công Ty Của Tập Đoàn Công Nghiệp Viễn Thông Quân Đội Viettel
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Quản trị chiến lược
Thể loại thảo luận
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 270,27 KB

Nội dung

Tình huống 6 Chiến lược cấp công ty của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội Viettel. . CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Nguồn lực và năng lực 1.1.1. Nguồn lực Khái niệm: là những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất của một tổ chức kinh doanh, bao gồm những yếu tố như: vốn, kĩ năng của người nhân công, độc quyền nhãn hiệu, tài chính và năng lực quản lý,... Phân loại • Nguồn lực hữu hình: tài chính, vật chất, con người, tổ chức • Nguồn lực vô hình: nguồn lực mang tính kĩ năng (bằng sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền hay bí quyết kinh doanh), nguồn lực cho đổi mới (lao động có kĩ thuật, kỹ năng), danh tiếng (danh tiếng đối với khách hàng, danh tiếng đối với nhà cung cấp) 1.1.2. Năng lực Khái niệm: Năng lực thể hiện khả năng sử dụng các nguồn lực, đã được liên kết một cách có mục đích tại các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu mong muốn. • Năng lực được phát hiện khi có sự tương tác giữa nguồn lực vô hình và hữu hình • Năng lực thường dựa trên việc phát triển, thực hiện, trao đổi thông tin và kiến thức thông qua nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Một số năng lực của doanh nghiệp: lĩnh vực phân phối (kỹ năng quản trị logistic hiệu quả), nguồn nhân lực (có động lực thúc đẩy, giao quyền điều hành và khả năng giữ chân người lao động), marketing (hoạt động định vị thương hiệu hiệu quả, dịch vụ chăm sóc khách hàng, đổi mới sản phẩm), nghiên cứu và phát triển ( năng lực công nghệ đặc biệt, công nghệ kỹ thuật số,...),... 1.2. Chiến lược cấp công ty 1.2.1. Chiến lược đa dạng hóa Nền tảng • Thay đổi lĩnh vực hoạt động • Tìm kiếm năng lực cộng sinh • Công nghệ và thị trường Phân loại • Chiến lược đa dạng hóa có liên quan: là chiến lược mà doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh sang ngành mới mà nó được liên kết với hoạt động kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp bởi tính tương đồng giữa một hoặc nhiều hoạt động trong chuỗi giá trị. Những liên kết này dựa trên tương đồng về sản xuất, tiếp thị, công nghệ... • Chiến lược đa dạng hóa không liên quan: là chiến lược mà doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh trong ngành mới mà không có sự kết nối với bất kì hoạt động kinh doanh hiện có nào của doanh nghiệp. 1.2.2. Chiến lược tích hợp Nền tảng • Dành được những nguồn lực mới, tăng cường tiềm lực cạnh tranh • Dành được quyền kiểm soát đối với các nhà phân phối, các nhà cung cấp vàhoặc các đối thủ cạnh tranh. Phân loại • Tích hợp phía trước: là chiến lược giành quyền sở hữu hoặc tăng quyền kiểm soát đối với các nhà phân phốinhà bán lẻ. • Tích hợp phía sau: là chiến lược giành quyền sở hữu hay tăng quyền kiểm soát với các nhà cung ứng cho doanh nghiệp. • Tích hợp hàng ngang: là chiến lược tìm kiếm quyền sở hữu hoặc gia tăng kiểm soát đối với các đối thủ cạnh tranh thông qua các hình thức MA, hợp tác, liên minh chiến lược... 1.2.3. Chiến lược cường độ Nền tảng: là chiến lược đòi hỏi sự nỗ lực cao độ nhằm cải tiến vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp với các sản phẩmdịch vụ hiện thời Phân loại • Thâm nhập thị trường: là chiến lược gia tăng thị phần của các sản phẩm và dịch vụ hiện tại thông qua các nỗ lực marketing. • Phát triển thị trường: là chiến lược giới thiệu các sản phẩm và dịch vụ hiện tại của doanh nghiệp vào các khu vực thị trường mới. • Phát triển sản phẩm: tìm kiếm tăng doanh số bán hàng thông qua cải thiện hoặc biến đổi các sản phẩm và dịch vụ hiện tại.   II. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 2.1. Giới thiệu về Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel • Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel là một tập đoàn Viễn thông và Công nghệ Việt Nam được thành lập vào ngày 161989. • Trụ sở chính: Lô D26, ngõ 3, đường Tôn Thất Thuyết, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, được thành lập bởi Tổng giám đốc điều hành là ông Lê Đăng Dũng. • Viettel Telecom hiện đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam. Các ngành nghề chính của tập đoàn bao gồm: ngành dịch vụ viễn thông CNTT; ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành công nghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng và ngành cung cấp dịch vụ số. • Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 10 thị trường nước ngoài ở 3 châu lục gồm Châu Á, Châu Mỹ và Châu Phi. 2.1.1. Sứ mệnh Giá trị Với sứ mệnh Sáng tạo vì con người, Viettel luôn coi mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. Viettel cũng cam kết tái đầu đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội đặc biệt là các chương trình phục vụ cho y tế, giáo dục và hỗ trợ người nghèo. Giá trị cốt lõi Xuyên suốt mọi hoạt động của Viettel là 8 giá trị cốt lõi, lời cam kết của Viettel đối với khách hàng, đối tác, các nhà đầu tư, với xã hội và với chính bản thân Viettel. Những giá trị này là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Viettel để trở thành một doanh nghiệp kinh doanh sáng tạo vì con người. 1. Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý. 2. Trưởng thành qua những thách thức và thất bại. 3. Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh. 4. Sáng tạo là sức sống. 5. Tư duy hệ thống. 6. Kết hợp Đông Tây. 7. Truyền thống và cách làm người lính. 8. Viettel là ngôi nhà chung. Doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội 1. Chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng. 2. Kinh doanh định hướng giải quyết các vấn đề của xã hội. 3. Lấy con người làm yếu tố cốt lõi.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

- -BÀI THẢO LUẬN

Đề tài: Tình huống 6- Chiến lược cấp công ty của Tập đoàn Công Viễn thông quân đội Viettel.

nghiệp-1 Nhận diện và phân tích các nguồn lực, năng lực của Viettel.

2 Nhận diện loại hình và đánh giá kết quả thực hiện các chiến lược cấp công

ty của Viettel trong giai đoạn tăng trưởng.

Học phần: Quản trị chiến lược

Giảng viên:

Trang 2

MỤC LỤC

I CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.1 Nguồn lực và năng lực 4

1.1.1 Nguồn lực 4

1.1.2 Năng lực 4

1.2 Chiến lược cấp công ty 4

1.2.2 Chiến lược tích hợp 5

1.2.3 Chiến lược cường độ 5

II BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 6

2.1 Giới thiệu về Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel 6

2.1.1 Sứ mệnh & Giá trị 6

2.1.2 Thành tựu đạt được 7

2.2 Nguồn lực của Viettel 8

2.2.1 Nguồn lực hữu hình 8

2.2.2 Nguồn lực vô hình 11

2.3 Năng lực của Viettel 14

2.3.1 Năng lực marketing 14

2.3.2 Năng lực thích nghi 14

2.3.3 Năng lực sáng tạo và đổi mới (nghiên cứu và phát triển) 15

2.3.4 Năng lực tổ chức quản lý 16

2.3.5 Năng lực sản xuất 16

2.4 Nhận diện loại hình và đánh giá kết quả thực hiện các chiến lược cấp công ty của Viettel trong các giai đoạn tăng trưởng 18

2.4.1 Giai đoạn 1996 - 2000 18

2.4.2 Giai đoạn 2001 – 2004: 18

2.4.3 Giai đoạn 2005 – 2007: Dẫn đạo thị trường 20

2.4.4 Giai đoạn 2008 - 2010: Bơi ra biển lớn 21

2.4.5 Giai đoạn 2010 - 2014: Sải chân qua đại dương 21

2.4.6 Giai đoạn 2014 - 2018: Tập đoàn công nghệ và toàn cầu 23

2.4.7 Giai đoạn 2018 – 2020 24

Trang 3

2.4.8 Giai đoạn 2021 – 2025 27

III KẾT LUẬN CHUNG 28

3.1 Thành công 28

3.2 Hạn chế 29

3.3 Đề xuất giải pháp 29

Tài liệu tham khảo: 31

Trang 4

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Nguồn lực và năng lực

1.1.1 Nguồn lực

Khái niệm: là những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất của một tổ chức kinh

doanh, bao gồm những yếu tố như: vốn, kĩ năng của người nhân công, độc quyền nhãnhiệu, tài chính và năng lực quản lý,

Phân loại

• Nguồn lực hữu hình: tài chính, vật chất, con người, tổ chức

• Nguồn lực vô hình: nguồn lực mang tính kĩ năng (bằng sáng chế, nhãn hiệu, bảnquyền hay bí quyết kinh doanh), nguồn lực cho đổi mới (lao động có kĩ thuật, kỹ năng),danh tiếng (danh tiếng đối với khách hàng, danh tiếng đối với nhà cung cấp)

1.1.2 Năng lực

Khái niệm: Năng lực thể hiện khả năng sử dụng các nguồn lực, đã được liên kết

một cách có mục đích tại các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu mong muốn

• Năng lực được phát hiện khi có sự tương tác giữa nguồn lực vô hình và hữu hình

• Năng lực thường dựa trên việc phát triển, thực hiện, trao đổi thông tin và kiến thứcthông qua nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

Một số năng lực của doanh nghiệp: lĩnh vực phân phối (kỹ năng quản trị logistic

hiệu quả), nguồn nhân lực (có động lực thúc đẩy, giao quyền điều hành và khả năng giữchân người lao động), marketing (hoạt động định vị thương hiệu hiệu quả, dịch vụ chămsóc khách hàng, đổi mới sản phẩm), nghiên cứu và phát triển ( năng lực công nghệ đặcbiệt, công nghệ kỹ thuật số, ),

1.2 Chiến lược cấp công ty

1.2.1 Chiến lược đa dạng hóa

Nền tảng

• Thay đổi lĩnh vực hoạt động

• Tìm kiếm năng lực cộng sinh

• Công nghệ và thị trường

Phân loại

Trang 5

• Chiến lược đa dạng hóa có liên quan: là chiến lược mà doanh nghiệp mở rộng hoạtđộng kinh doanh sang ngành mới mà nó được liên kết với hoạt động kinh doanh hiện tạicủa doanh nghiệp bởi tính tương đồng giữa một hoặc nhiều hoạt động trong chuỗi giá trị.Những liên kết này dựa trên tương đồng về sản xuất, tiếp thị, công nghệ

• Chiến lược đa dạng hóa không liên quan: là chiến lược mà doanh nghiệp mở rộnghoạt động kinh doanh trong ngành mới mà không có sự kết nối với bất kì hoạt động kinhdoanh hiện có nào của doanh nghiệp

1.2.2 Chiến lược tích hợp

Nền tảng

• Dành được những nguồn lực mới, tăng cường tiềm lực cạnh tranh

• Dành được quyền kiểm soát đối với các nhà phân phối, các nhà cung cấp và/hoặccác đối thủ cạnh tranh

1.2.3 Chiến lược cường độ

Nền tảng: là chiến lược đòi hỏi sự nỗ lực cao độ nhằm cải tiến vị thế cạnh tranh của

doanh nghiệp với các sản phẩm/dịch vụ hiện thời

Trang 6

II BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

2.1 Giới thiệu về Tổng công ty Viễn thông Quân đội Viettel

• Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel là một tập đoàn Viễn thông

và Công nghệ Việt Nam được thành lập vào ngày 1/6/1989

• Trụ sở chính: Lô D26, ngõ 3, đường Tôn Thất Thuyết, phường Yên Hòa, quận CầuGiấy, Hà Nội, được thành lập bởi Tổng giám đốc điều hành là ông Lê Đăng Dũng

• Viettel Telecom hiện đang là nhà mạng giữ thị phần lớn nhất trên thị trường dịch

vụ viễn thông Việt Nam Các ngành nghề chính của tập đoàn bao gồm: ngành dịch vụviễn thông & CNTT; ngành nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, ngành côngnghiệp quốc phòng, ngành công nghiệp an ninh mạng và ngành cung cấp dịch vụ số

• Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 10 thị trường nước ngoài ở 3 châu lục gồm Châu

Á, Châu Mỹ và Châu Phi

2.1.1 Sứ mệnh & Giá trị

Với sứ mệnh Sáng tạo vì con người, Viettel luôn coi mỗi khách hàng là một conngười – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu vàphục vụ một cách riêng biệt Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội Viettelcũng cam kết tái đầu đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuấtkinh doanh với các hoạt động xã hội đặc biệt là các chương trình phục vụ cho y tế, giáodục và hỗ trợ người nghèo

Giá trị cốt lõi

Xuyên suốt mọi hoạt động của Viettel là 8 giá trị cốt lõi, lời cam kết của Viettel đốivới khách hàng, đối tác, các nhà đầu tư, với xã hội và với chính bản thân Viettel Nhữnggiá trị này là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Viettel để trở thành một doanh nghiệpkinh doanh sáng tạo vì con người

1 Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý

2 Trưởng thành qua những thách thức và thất bại

8 Viettel là ngôi nhà chung

Doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội

1 Chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng

2 Kinh doanh định hướng giải quyết các vấn đề của xã hội

3 Lấy con người làm yếu tố cốt lõi

Trang 7

2.1.2 Thành tựu đạt được

Tại Việt Nam

• Thương hiệu giá trị lớn nhất Việt Nam (2019)

• Nhà mạng đầu tiên triển khai thử nghiệm thành công cuộc gọi 5G (2019)

• Doanh nghiệp Viễn thông đầu tiên ở Việt Nam thử nghiệm cung cấp dịch vụ 4G(2015)

• Doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam (2012), 2013, 2014, 2015, 2016,

2017, 2018)

• Doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất tại Lào và Campuchia (2014)

• Doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường viễn thông Việt Nam (2013)

• Mạng phủ sóng lớn nhất Việt Nam (2008)

• Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (2009)

• Số 4/10 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam (2009), Mạng lưới viễn thông lớnnhất Việt Nam (2009)

• Công ty di động lớn nhất Việt Nam (2008)

Trong khu vực

• Nhà mạng có giá trị thương hiệu lớn nhất Đông Nam Á

• Top 10 nhà mạng giá trị nhất Châu Á

• Nhà mạng duy nhất tại Peru cung cấp dịch vụ trên duy nhất nền tảng 3G (2014)

• Top 30 thương hiệu viễn thông giá trị nhất trong khu vực và số 1 tại Lào choUnitel (2016)

• Mạng di động giữ thị phần số 1 trên thị trường viễn thông tại Campuchia (2011đến nay)

• Top 50 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới (Brand Finance, 2018)

• 1 trong 50 nhà mạng đầu tiên trên thế giới triển khai thành công NB-IoT (2019)

• Top 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới (Brand Finance, 2019)

• Năm 2019, Viettel đã trở thành doanh nghiệp thuộc Top 15 công ty viễn thông lớnnhất thế giới về số thuê bao, Top 40 công ty viễn thông lớn nhất thế giới về doanh thu.Giá trị thương hiệu của Viettel được Brand Finance xác định là 4,3 tỷ USD - thuộc Top

500 thương hiệu lớn nhất trên thế giới, và là thương hiệu giá trị nhất tại Việt Nam

Trang 8

• Viettel nằm trong Top 30 thương hiệu viễn thông giá trị cao nhất thế giới năm2020.

• Top 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới 2021

2.2 Nguồn lực của Viettel

Thông qua tình huống “Chiến lược cấp công ty của tập đoàn công nghiệp – viễn thông quân đội Viettel” (Bài tập tình huống Quản Trị Chiến Lược – Bộ môn Quản Trị

Chiến Lược, Trường Đại học Thương Mại), cùng với quá trình tìm hiểu thêm nhữngthông tin thực tiễn bên ngoài về tập đoàn Viettel hiện nay, nhóm nhận thấy những yếu tốnguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình trong tổng thể nguồn lực của doanh nghiệpViettel như sau:

2.2.1 Nguồn lực hữu hình

Nguồn lực tài chính

Với mức tăng trưởng bùng nổ qua từng năm, yếu tố tài chính của Viettel vẫn luôn

ổn định Theo Vietnamnet, vốn điều lệ của Viettel là 300.000 tỷ đồng giai đoạn

2015-2020, con số này tại thời điểm năm 2018 là 121.520 tỷ đồng (Viettel là doanh nghiệpquốc phòng, an ninh do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, trực thuộc bộ quốc phòng,chịu sự lãnh đạo về mọi mặt của quân ủy trung ương)

Tính tới năm 2019, doanh thu của Viettel đạt mức 251 nghìn tỷ đồng với lãi thựclên tới 39 nghìn tỷ đồng Báo cáo tại hội nghị tổng kết năm 2020, dù Viettel cũng phảichứng kiến sự biến động do ảnh hưởng của dịch Covid 19 như các doanh nghiệp nóichung, nhưng Viettel vẫn hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh với tổng doanh thuhơn 264 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 4,4% so với năm 2019, đạt 102,4% so với kế hoạchcủa năm Năm 2020, giá trị thương hiệu của Viettel được định giá 5,8 tỷ USD, đứng số 1Đông Nam Á, thứ 9 Châu Á Viettel nằm trong danh sách 30 doanh nghiệp viễn thônglớn nhất thế giới, doanh thu hơn 10 tỷ USD một năm, lợi nhuận hàng năm đạt khoảng 40-

45 nghìn tỷ đồng (trước thuế), nộp ngân sách khoảng 35 – 40 nghìn tỷ đồng Hoạt độngđầu tư của tập đoàn chủ yếu là từ nguồn vốn tự lực Nhìn chung, Viettel là một tập đoàn

có nguồn lực tài chính dồi dào, và ổn định

Nguồn lực cơ sở vật chất

Khi mới bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng cho dịch vụ di động, Viettel đã đối mặt vớinhững khó khăn về nguồn vốn, kinh nghiệm còn thiếu Nhưng với tư duy đột phá, tầmnhìn chiến lược, Viettel đã mạnh dạn thay đổi và đầu tư, xây dựng mạng lưới đồng loạt ởcác tỉnh, thành phố nước ta Qua phân tích tình huống “Chiến lược cấp công ty của tậpđoàn công nghiệp – viễn thông quân đội Viettel”, có thể thấy cơ sở hạ tầng của Viettelphát triển theo từng giai đoạn cụ thể như sau:

• Giai đoạn 2001-2004: Vào thời điểm năm 2000, rất nhiều công ty sản xuất cácthiết bị như Alcatel, Ericsson, Siemen rơi vào khủng hoảng thừa với hàng tỷ đô la thiết

Trang 9

bị tồn kho Viettel đã tận dụng cơ hội thị trường này nên đã mua được 4000 trạm phátsóng với hình thức trả chậm trong 4 năm, trong khi thời điểm đó cả Vinaphone vàMobiphone mới chỉ có 650 trạm Bên cạnh đó, Viettel cũng đã hợp tác với EVN để sửdụng chung cơ sở hạ tầng, giúp công ty tiết kiệm được ngân sách.

• Giai đoạn 2005-2007: Viettel đã phát triển được 6392 trạm BTS, 42690 km cápquang Viettel đánh dấu sự thành công khi hệ thống bán lẻ điện thoại di động của Vietteltrở thành mạng lưới bán lẻ điện thoại di động lớn nhất Việt Nam

• Giai đoạn 2008-2010: Trong giai đoạn “Bơi ra biển lớn” này, các trạm BTS củaViettel cũng được tiếp tục quan tâm gia tăng cả về số lượng và chất lượng Năm 2008, sốlượng trạm BTS đã tăng lên 14000, gấp đôi đối thủ cạnh tranh là Mobiphone Viettelcũng đã vượt ra khỏi biên giới Việt Nam khi đầu tư xây dựng hạ tầng mạng lưới tạiCampuchia và Lào (tại Campuchia Viettel xây dựng được 1000 trạm phát sóng BTS, ởLào là 200 trạm BTS)

• Giai đoạn 2010-2014: Năm 2010, Viettel đã xây dựng được 19215 trạm phát sóngmới Đến năm 2013, Viettel đã đạt được nhiều cái nhất trong ngành viễn thông di độngtại việt nam bao gồm: đường trục lớn nhất, chiều dài cáp quang lớn nhất, số trạm BTS lớnnhất với 34265 trạm BTS 2G và 25501 trạm BTS 3G

• Giai đoạn 2018-2020: Cuối năm 2018, Viettel đã kích hoạt thành công 30 trạmphát sóng đầu tiên cùng nền tảng cung cấp dịch vụ sử dụng công nghệ NB-IoT tại HàNội, trở thành nhà mạng đầu tiên tại Việt Nam triển khai thành công mạng IoT thươngmại Năm 2019, Viettel cũng ra mắt nhiều Tổng công ty và công ty đóng vai trò quantrọng trong chiến lược phát triển giai đoạn 4 của mình như: Tổng Công ty Giải phápDoanh Nghiệp, Công Ty An Ninh Mạng, Tổng Công Ty Công Nghiệp Công Nghệ Cao

Và Tổng Công Ty Dịch Vụ Số

Bên cạnh đó, hiện tại trụ sở làm việc chính của Viettel tọa lạc tại lô D26 khu đô thịmới Cầu Giấy, Hà Nội, nhìn thằng ra công viên điều hòa rộng 32ha Viettel có mạng lướirộng khắp cả nước với khoảng 761 cửa hàng và 3000 đại lý Viettel có 63 chi nhánh tỉnh,thành phố ở trong nước; 15 đơn vị hạch toán phụ thuộc; 3 chi nhánh, văn phòng đại diệncủa Viettel ở nước ngoài; 7 công ty con do Viettel sở hữu 100% vốn điều lệ; 10 công tycon do Viettel sở hữu trên 50% vốn điều lệ; 10 công ty liên kết do Tập đoàn viễn thôngQuân đội nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống.Tất cả các Viettel Store và đại lý củaviettel đều được đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách hàng toàn quốc.Viettel hiện tại sở hữu 99.500 trạm GSM (gồ trạm BTS 2G, 3G node B và 4G), cùng hơn365.000 km cáp quang Hạ tầng cơ sở của Viettel đã trải rộng khắp nước ta, phủ sóng tới95% dân số, công nghệ cáp quang phủ rộng tới từng xã, từng hộ gia đình Trong đó,mạng 4G được cung cấp trên toàn quốc với công nghệ tiên tiến nhất và mới nhất là mạng5G Tại thị trường nước ngoài, mạng lưới của Viettel đã đầu tư cơ sở hạ tầng mạng lưới

Trang 10

viễn thông tại 13 quốc gia và phục vụ hơn 110 triệu dân trên toàn thế giới từ Châu Á,Châu Phi Và Châu Mỹ Tại mỗi quốc gia, Viettel lựa chọn một thương hiệu riêng và cũngđầu tư cơ sở hạ tầng tại những thị trường này, ví dụ như Metfone tại Campuchia, Telemortại Đông Timor hoặc Movitel tại Mozambique…

Nguồn lực con người

Tập đoàn Viettel luôn xác định con người là yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự pháttriển Ngay từ những ngày đầu, với tiền thân là Tổng công ty điện tử thiết bị thông tinSIGELCO, công ty chỉ có 70 thành viên tại trụ sở Cát Linh, Hà Nội Trải qua nhiều giaiđoạn phát triển, tính đến năm 2008, tổng số cán bộ nhân viên của Viettel là 14284 cán bộ,nhân viên và 20000 cộng tác viên Ban lãnh đạo của Viettel lúc này đã nhận thức đượctầm quan trọng trong chất lượng đội ngũ nhân sự, việc luân chuyển nội bộ nhân sự đãdiễn ra theo chiều hướng tích cực với sự hỗ trợ, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt công việc.Đến giai đoạn 2010-2014, nguồn nhân lực được tập đoàn đặc biệt chú trọng khi số lượngnhân lực đã tăng lên con số 24127 người Các cá nhân này là những người được tuyểndụng kỹ càng, được mời về từ các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn lớn, được phân bổ hợp

lý để phát huy hết khả năng chuyên môn của bản thân

Hoạt động công tác cán bộ đóng vai trò then chốt tạo ra sự khác biệt, quyết định sựtồn tại và phát triển bền vững của Viettel Hoạt động tại 13 thị trường tại các khu vực, đểphục vụ được mọi nhu cầu của khách hàng thì hiện tại số lượng nhân viên của Viettel đãlên đến hơn 70.000 nhân viên Đội ngũ nhân lực của Viettel đều là những người đủ nănglực, trình độ chuyên môn và khả năng hoạt động trong công cuộc cách mạng công nghiệp4.0 Viettel thực hiện xây dựng và quản lý công tác quy hoạch cán bộ theo phương châm

“động” và “mở”, quy hoạch theo “tập” chức danh Một cán bộ có thể được quy hoạch vàonhiều chức danh quản lý Một chức danh có thể quy hoạch nhiều cán bộ Tập đoàn thựchiện quy hoạch nguồn cán bộ kế cận, kế tiếp các cấp đủ về số lượng và hằng năm thựchiện rà soát, điều hành kế hoạch quy hoạch nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêucầu nhiệm vụ phát triển của tập đoàn Viettel cũng chủ động làm tốt công tác đào tạo, bồidưỡng đội ngũ cán bộ cấp quản lý đáp ứng các yêu cầu tiêu chuẩn, thường xuyên tổ chứcđào tạo, tập huấn nội bộ; mời các chuyên gia giỏi, đầu ngành trong nước và thế giới vềnói chuyện, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong các lĩnh vực

Tập đoàn đã đầu tư xây dựng Học viện Đào tạo Viettel bài bản, chuyên nghiệp.Trong nhiệm kỳ đã tổ chức 32 lớp đào tạo cán bộ với 1.068 lượt người; đào tạo cao cấp lýluận chính trị cho 6 cán bộ lãnh đạo cấp cao; bồi dưỡng lý luận chính trị cho 102 cán bộcấp trung của tập đoàn Viettel triển khai thường xuyên luân chuyển cán bộ, coi đây làyêu cầu bắt buộc của tất cả cơ quan, đơn vị trong toàn tập đoàn, bảo đảm sự công bằng,công khai, khách quan, minh bạch, không cảm tính trong luân chuyển cán bộ Thực hiệnchế độ luân chuyển để tạo nguồn cán bộ có kinh nghiệm thực tiễn tại các đơn vị, tạo động

Trang 11

lực, thách thức mới cho cán bộ để không ngừng hoàn thiện, phát huy tối đa các tố chất,năng lực bản thân Trong nhiệm kỳ qua, đã có 1.739 cán bộ được bổ nhiệm, giao nhiệmvụ.

Nguồn lực tổ chức

Cơ cấu tổ chức quản lý của Viettel gồm: Tổng Giám Đốc, các Phó Tổng Giám Đốc.Các vị trí cấp cao hiện nay của Viettel gồm có:

1 Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc: Ông Lê Đăng Dũng

2 Phó Tổng Giám đốc: Ông Hoàng Sơn

3 Phó Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Thanh Nam

4 Phó Tổng Giám đốc: Ông Tào Đức Thắng

5 Phó Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Đình Chiến

6 Phó Tổng Giám đốc: Ông Đỗ Minh Phương

2.2.2 Nguồn lực vô hình

Công nghệ

Viettel luôn chú trọng phát triển công nghệ theo kịp với công nghệ thế giới Ở giaiđoạn đầu tiên Viettel trở thành công ty đầu tiên trên thế giới áp dụng thành công côngnghệ ghép bước sóng trên một sợi quang với cự ly xa 1.400 km Đặc biệt hơn, Viettel đãphá vỡ thế độc quyền của VNPT bằng việc cho ra đời dịch vụ điện thoại đường dài VoIPvới mã truy nhập 1780 giúp Viettel gặp được nhiều thành công

Vào thời điểm giai đoạn 2014-2018, Viettel cũng bắt đầu chuyển sang hướng hoạtđộng trên lĩnh vực công nghệ thông tin bằng việc ra đời nhiều giải pháp như: dịch vụchứng thực chữ ký số CA, hệ thống quản lý nhà trường SMAS, dịch vụ Agri.One hỗ trợngười nông dân, dịch vụ chống trộm và giám sát thông minh cho xe máy Smart Motor,dịch vụ chuyển tiền tận nhà BankPlus

Năm 2017, Viettel là doanh nghiệp đầu tiên chính thức khai trương mạng viễnthông 4G, với vùng phủ sóng lên tới 95% dân số tại thị trường Việt Nam Giữa năm

2017, hệ thống tính cước thời gian thực (Vocs) do Viettel tự phát triển đi vào hoạt động.Đầu năm 2018, dịch vụ máy chủ ảo do viettel phát triển mang tên Viettel StartCloud rađời Sang đầu tháng 12/2018 kích hoạt 30 trạm phát sóng đầu tiên cung cấp dịch vụ sửdụng công nghệ NB-IoT Viettel ngày càng phát triển công nghệ của mình khi hợp táccũng tập đoàn Erisson thực hiện kết nối chính thức lần đầu tiên trên mạng di động 5G tạiViệt Nam, trở thành đại diện của Việt Nam góp mặt trong danh sách 50 nhà mạng khaitriển thành công công nghệ 5G Đồng thời sở hữu dây chuyền sản xuất các thiết bị đầucuối như điện thoại, máy tính bảng tạo tiền đề tiến quân ra những thị trường mới nhưMozambique, Cameroon, Peru, Đông Timor,…

Danh tiếng của Viettel

Trang 12

Sau hơn một thập kỷ xây dựng và phát triển thương hiệu, Viettel đã chiếm lĩnh được

vị trí số 1 trong ngành viễn thông tại thị trường Việt Nam Viettel đã tạo dựng được sự tincậy của các khách hàng về chất lượng đối với các sản phẩm và dịch vụ của mình Bằngchứng trong nhiều năm qua, Viettel đã đạt được thành tựu đáng kể như:

Khen thưởng của nhà nước

• Huân chương Lao động Hạng Nhất (2004)

• Danh hiệu Anh hùng Lao động giai đoạn 1996-2005 (2007)

• Danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân (2013)

• Huân chương Độc lập hạng Nhất (2019)

Các thành tựu khác

Tại Việt Nam

• Thương hiệu giá trị lớn nhất Việt Nam (2019)

• Nhà mạng đầu tiên triển khai thử nghiệm thành công cuộc gọi

• Doanh nghiệp Viễn thông đầu tiên ở Việt Nam thử nghiệm cung cấp dịch vụ 4G(2015)

• Doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam từ năm 2012 đến 2018

• Doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường viễn thông Việt Nam (2013)

Trong khu vực

• Nhà mạng có giá trị thương hiệu lớn nhất Đông Nam Á

• Nhà mạng duy nhất tại Peru cung cấp dịch vụ trên duy nhất nền tảng 3G (2014)

• Top 30 thương hiệu viễn thông giá trị nhất trong khu vực và số 1 tại Lào choUnitel (2016)

• Mạng di động giữ thị phần số 1 trên thị trường viễn thông tại Campuchia 2019)

(2011-Trên thế giới

• Top 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới (Brand Finance, 2019)

• Top 50 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới (Brand Finance, 2018)

• Top 10 nhà khai thác có lượng thuê bao phát triển mới nhiều nhất trên thế giới(2012)

• Top 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới (Informa Telecoms & Media,2008)

• Số 1 trong top 20 công ty phát triển nhanh nhất (2007)

Nguồn lực mang tính kỹ năng

Sáng chế “Phương thức phân chia dữ liệu ngẫu nhiên trong các hệ thống phân tán đa

vi xử lý” ứng dụng trong Hệ thống tính cước thời gian thực của Viettel được cấp bằngbảo hộ độc quyền tại Mỹ Ngày 4/11/2019, Cơ quan Sáng chế và Nhãn hiệu Hoa Kỳ(USPTO) đã cấp bằng bảo hộ độc quyền cho Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân

Trang 13

đội (Viettel) dành cho sáng chế “Phương thức phân chia dữ liệu ngẫu nhiên trong các hệthống phân tán đa vi xử lý” bởi chưa từng được tìm ra và triển khai trên toàn thế giới.Sáng chế này đã được Viettel vận dụng thành công vào xây dựng Hệ thống tính cước thờigian thực - vOCS Sáng chế đã giải quyết bài toán phân bổ và lưu trữ dữ liệu trong hệthống vOCS giúp tăng tốc độ xử lý thông tin lên gấp 5 lần trong khi vẫn đáp ứng yêu cầurất cao về dung lượng thuê bao với hàng trăm triệu khách hàng và số lượng giao dịchđồng thời lên tới hàng trăm nghìn.

Một dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của Viettel là sự ra đời dịch vụthông tin di động 098 vào năm 2004, và đã thu hút hơn 100 nghìn thuê bao di động 098chỉ sau hai tháng

App Viettel Post - ứng dụng số quan trọng giúp Tổng công ty cổ phần Bưu chínhViettel (ViettelPost) chuyển đổi từ một công ty chuyển phát thành doanh nghiệp côngnghệ, đã đoạt giải Bạc ở hạng mục “Ứng dụng kinh doanh của năm”

ViettelPay - ứng dụng thanh toán số của Tổng công ty Du lịch số Viettel đoạt giải ởhạng mục “Dịch vụ mới tốt nhất trong lĩnh vực tài chính” Đây được coi là ứng dụngthanh toán số đặc biệt nhất tại Việt Nam khi có thể sử dụng được cả với điện thoại cơbản, không cần Internet

Nguồn lực cho đổi mới của Viettel

Viettel hiện nay đã có đội ngũ nhân lực ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ, đủ năng lực,khả năng làm chủ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 Ngoài việc đẩy mạnh đào tạo và tựđào tạo với mục tiêu “Người Viettel có khả năng làm việc toàn cầu”, Viettel đặc biệtquan tâm đến chính sách thu hút nhân tài Trong xu thế đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đầu tư

ra nước ngoài ngày càng nhanh và mạnh, Viettel thực hiện quốc tế hóa nguồn nhân lực,đẩy mạnh thu hút, tuyển chọn nhân sự bậc cao ở nhiều quốc gia phù hợp với ngành nghề,văn hóa và cách làm của Viettel Gần đây, Viettel đẩy mạnh các chuyển dịch trong việctrọng dụng, sử dụng nhân sự một cách sáng tạo, linh hoạt bảo đảm cho việc tinh gọn bộmáy

Giai đoạn 2020-2025, Viettel hướng tới xây dựng tập đoàn vững mạnh toàn diện, làtập đoàn kinh tế hàng đầu của đất nước; thực hiện thắng lợi chiến lược chuyển đổi số,tiên phong kiến tạo xã hội số và là nòng cốt xây dựng tổ hợp công nghiệp quốc phòngcông nghệ cao Viettel cho rằng giải pháp chính vẫn là xây dựng con người và hệ thống

tổ chức các cấp Để có đội ngũ nhân sự tốt nhất, Viettel chủ trương phát huy vai trò, tráchnhiệm của đội ngũ, nhân viên toàn tập đoàn trong đẩy mạnh chiến lược nghiên cứu, làmchủ công nghệ, phát triển công nghệ mới nhất theo cách của Viettel Cùng với đó, đẩymạnh chiến lược lãnh đạo tạo ra các phong trào tự học tập, tự nghiên cứu sáng tạo để mỗingười thấy hết trách nhiệm trong việc vươn lên làm chủ công nghệ mới nhất của cuộcCách mạng công nghiệp 4.0 Sáng tạo để nắm bắt công nghệ, nghiên cứu để kiến tạo ra

Trang 14

công nghệ mới là việc của mỗi người, mỗi đơn vị nhỏ nhất của tập đoàn Mọi cấp từ thấpnhất, mọi người dù ở vị trí phục vụ, chuyên môn đơn thuần đều có thể sáng tạo và đưavào áp dụng những công nghệ mới nhất, tân tiến nhất ứng dụng vào lao động, tạo ra việclàm cho người lao động và giá trị cho doanh nghiệp, đất nước.

2.3 Năng lực của Viettel

2.3.1 Năng lực marketing

Ngay từ khi mới bước chân vào thị trường di động (năm 2004), Viettel đã địnhhướng rõ cách thức marketing theo đúng triết lý kinh doanh đã đặt ra bằng việc cung cấpcác gói cước giá thấp để nhiều người tiêu dùng có khả năng tiếp cận dịch vụ Theo kếtquả nghiên cứu thị trường viễn thông của Hãng Marcom Research & Consulting, thànhcông của thương hiệu Viettel là do chiến lược định vị và tiêu chí tiếp cận kinh doanh “vìkhách hàng trước, vì mình sau” Với chiến dịch marketing chưa từng có trong lịch sửngành viễn thông “Một năm chung sức, ba niềm vui chung” đã thu hút được lượng lớnkhách hàng tham gia hòa mạng với con số trên 10 nghìn thuê bao trong một ngày

Viettel đã tiên phong trong việc cung cấp các dịch vụ, tiện ích trên điện thoại diđộng với nền tảng hạ tầng, công nghệ và số lượng khách hàng sử dụng 3G có sẵn Để liêntục đổi mới, Viettel chủ trương cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụngày càng hoàn hảo Viettel đã xây dựng chiến lược gia tăng giá trị và hiện thực hóanguyên tắc khác biệt hóa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và phục vụ khách hàng

Nó hoàn toàn phù hợp với xu thế chuyển từ cạnh tranh giá cả sang cạnh tranh phi giá cả

2.3.2 Năng lực thích nghi

Năng lực thích nghi hiện hữu trong nhận thức và hành động Khi mới bắt đầu xâydựng hạ tầng cho dịch vụ di động, Viettel đối mặt với khó khăn về nguồn vốn, kinhnghiệm còn thiếu Nhưng với tư duy đột phá, tầm nhìn chiến lược, Viettel đã mạnh dạnthay đổi và đầu tư, xây dựng mạng lưới đồng loạt ở 63 tỉnh, thành phố Trong nhiều nămqua, mạng lưới hạ tầng rộng khắp cả nước vẫn là một trong những thế mạnh của Viettel.Viettel đã xây dựng văn hóa về sự thích ứng nhanh Tập đoàn này cho rằng môi trườngthay đổi nhanh nên con người phải thường xuyên thay đổi, và điểm nổi bật là Viettel cókhả năng chủ động cho sự thay đổi Họ cũng cho rằng những thay đổi mang tính cải cách

sẽ mang lại nguồn lực mới, tạo ra động lực mới

Năng lực thích nghi thể hiện qua việc thích ứng môi trường đầu tư nước ngoài.Viettel đã và đang được khẳng định trên bản đồ viễn thông toàn cầu qua chiến lược sảnchân qua đại dương Đến 6/2018 thương hiệu quốc tế thứ 10 của Viettel – mạng di độngquốc tế Mytel- khai trương tại Myanmar Với Viettel, đầu tư ra nước ngoài là chiến lược

Trang 15

để duy trì sự phát triển bền vững và gia tăng giá trị thương hiệu Đầu tư ra nước ngoàivẫn là một trong những chiến lược quan trọng và lâu dài của công ty.

Năng lực thích nghi thể hiện ở việc mở rộng đầu tư Để tồn tại và tiếp tục phát triển,Viettel buộc phải năng động, thay đổi để thích nghi, thể hiện bằng việc đầu tư ra các lĩnhvực khác Ngoài việc tập trung mở rộng, phát triển các dịch vụ viễn thông cơ bản, Viettelcòn nghiên cứu tạo ra các sản phẩm - dịch vụ mới dựa trên nền tảng hạ tầng viễn thôngnhư dịch vụ giá trị gia tăng, công nghệ thông tin, truyền hình, với mục tiêu đưa viễnthông và công nghệ thông tin vào các lĩnh vực khác của đời sống xã hội (chính phủ điện

tử, y tế, giáo dục…) Việc Viettel chủ động triển khai sản xuất thiết bị là minh chứng điểnhình cho năng lực thích nghi của doanh nghiệp

2.3.3 Năng lực sáng tạo và đổi mới (nghiên cứu và phát triển)

Ở Viettel, đổi mới sáng tạo được xác định là sứ mệnh Suốt những năm qua, Viettel

đã nỗ lực thực hiện sứ mệnh này Năm 2019, khẩu hiệu hành động của Viettel là “Đổimới – Đổi mới – Đột phá – Tiên phong” Như thế để thấy rằng, đổi mới, sáng tạo rấtđược chú trọng ở Viettel Viettel có nguồn chi khoảng 1.500 tỷ đồng (khoảng 3% thunhập tính thuế) cho quỹ nghiên cứu và phát triển Tuy nhiên, để sử dụng khoản này,Viettel không triển khai dưới dạng các đề tài nghiên cứu mà là các dự án

Viettel có rất nhiều hình thức để việc đổi mới, sáng tạo và phải thực hiện hàng ngày,với mỗi người, mỗi bộ phận Thứ nhất là về cơ chế động lực, Viettel đưa chỉ số đổi mớisáng tạo vào tất cả các cơ quan, đơn vị Thứ hai là về tổ chức, với những việc mới, lĩnhvực mới, Viettel tách nhỏ các đơn vị để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, phản ứng nhanh vàlinh hoạt Thứ ba là cơ chế đặt hàng, Viettel ưu tiên giải các vấn đề khó của mình Saukhi đáp ứng yêu cầu của Viettel thì mới có thể cung cấp các giải pháp giải pháp này chocác tổ chức khác Ví dụ, hệ thống vOCS của Viettel được đánh giá là hệ thống tính cướcthời gian thực lớn nhất thế giới hiện nay bắt nguồn từ một mong muốn quản lý hiệu quả

100 triệu khách hàng của Viettel và mỗi khách hàng có thể được thiết kế riêng từng góicước Hoặc hệ thống xử lý văn bản điện tử đang giúp Chính phủ tiết kiệm gần 1.000 tỷđồng mỗi năm chính là xuất phát từ mong muốn xây dựng một văn phòng di động ởViettel Thứ tư là về hợp tác, Viettel đưa ra chủ trương hợp tác với các công ty khởinghiệp để có thể dùng tiềm lực của mình kích thích đổi mới sáng tạo trong cả xã hội.Dựa vào các hoạt động nghiên cứu, đổi mới sáng tạo, Viettel chế tạo, làm chủ, sảnxuất rất nhiều các giải pháp, sản phẩm Đối với lĩnh vực công nghệ thông tin, Viettel đã

và đang triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, thành phố thông minh Cụ thể là, cơ sở

dữ liệu Quốc gia về dân cư; Hệ thống Hải quan một cửa quốc gia; Hệ thống giám định vàthanh toán Bảo hiểm y tế; Hệ thống Quản lý hộ tịch, quốc tịch; Hệ thống tiêm chủngquốc gia; Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng dược quốc gia; Hệ thống thông tin giáo dục,thi THPT quốc gia; Hạ tầng thanh toán/TM số di động; Hệ thống điều hành và quản lý

Trang 16

doanh nghiệp online; Mạng xã hội Việt Nam Các sản phẩm giải pháp này đã góp phầnhiện đại hoá các Bộ ban ngành và doanh nghiệp, mang lại nhiều lợi ích thiết thực chongười dân Trong lĩnh vực ứng dụng AI, Viettel cũng đã xây dựng hàng chục hệ thống,thực hiện vai trò trợ lý ảo, giám sát từ không gian, giám sát danh tiếng, hỗ trợ bác sĩ chẩnđoán, tầm soát bệnh qua phim chụp… nhằm giải quyết các vấn đề nóng của xã hội, anninh quốc phòng cũng như tối ưu hóa các nguồn lực thúc đẩy kinh doanh của Viettel Trong lĩnh vực công nghiệp điện tử viễn thông, Viettel cũng đã nghiên cứu và làm chủcác dòng thiết bị vô tuyến, mạng lõi, thiết bị đầu cuối Còn với Công nghiệp An ninhmạng, Viettel phát triển ba nhóm giải pháp chính nhằm bảo vệ Chính phủ, Doanh nghiệp

và người dùng internet Cụ thể bao gồm: Dự án tường lửa quốc gia, Hệ sinh thái ứngdụng Việt Nam và Các dịch vụ an ninh mạng

lý công ty và sắp xếp nhân sự hiệu quả Chính chiến lược và cách thực thi của họ sẽ gópphần vào thành công cho doanh nghiệp Viettel luôn sát cánh cùng nhân viên trong côngviệc và mọi hoạt động của doanh nghiệp Chính vì thế, Viettel luôn điều hành và theo dõicông việc hằng ngày của từng nhân viên để xem sự tiến bộ và trách nhiệm trong côngviệc của từng người để sau này làm căn cứ đánh giá năng lực và xét tăng lương Đâycũng là cách để Viettel tìm ra nhân tố mới đóng góp cho sự phát triển của tập đoàn

2.3.5 Năng lực sản xuất

Viettel bước chân vào lĩnh vực nghiên cứu sản xuất và bắt đầu đầu tư ra nước ngoài,

đã có nhiều sáng kiến để có thể mang dịch vụ di động đến với mọi người ở các quốc gia

mà họ đầu tư Trong nghiên cứu sản xuất và an ninh mạng, Viettel cũng đã có nhiều giảipháp và góc nhìn không theo lối mòn để có thể triển khai có hiệu quả trong một thời gianngắn

Cuối năm 2011, dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông và công nghệ thôngtin của Viettel đi vào vận hành, có khả năng sản xuất nhiều chủng loại khác nhau nhưthiết bị đầu cuối, thiết bị hạ tầng mạng, thiết bị thông tin quân sự Năm 2011 cũng đánhdấu nhiều dấu mốc trong nghiên cứu sản xuất như: thử nghiệm thành công hệ thống cảnhbáo sóng thần tại Đà Nẵng, thử nghiệm thành công hệ thống giám sát hồ nước, khaitrương trung tâm dữ liệu Viettel IDC Sóng Thần, thành lập Viện Nghiên cứu và Phát

Trang 17

triển Viettel Số lượng đường trục cáp quang của Viettel được nâng lên thành 5 đường(1A, 1B, 1C, 1D và Đông Dương) Ngày 05 tháng 12 năm 2011, Viettel tiếp nhận nguyêntrạng EVN Telecom.

Ngày 15 tháng 05 năm 2012, Viettel đã khai trương mạng di động Movitel tạiMozambique Đầu tháng 10, loạt điện thoại di động Sumo 2G V6206 đầu tiên do Viettel

tự sản xuất trên dây chuyền của mình đã xuất xưởng và đưa ra thị trường Viettel cũngthực hiện thành công sản xuất, chế tạo nhiều thiết bị thông tin quân sự đáp ứng nhu cầu

an ninh quốc phòng Với doanh thu năm 2012 hơn 141.418 tỷ đồng, Viettel trở thànhdoanh nghiệp viễn thông và CNTT lớn nhất Việt Nam

Bước sang năm 2013, Bộ Quốc phòng chính thức giao nhiệm vụ cho Viettel sảnxuất trang bị quân sự Năm 2014, Viettel bán những thẻ sim đầu tiên với thương hiệuNexttel tại Cameroon và Bitel tại Peru

Trong tháng 3 và tháng 10 năm 2015, Viettel bắt đầu kinh doanh tại Burundi vớithương hiệu Lumitel và tại Tanzania với thương hiệu Halotel Tại Việt Nam, Viettel làdoanh nghiệp viễn thông đầu tiên thử nghiệm cung cấp dịch vụ 4G

Đầu tháng 12 năm 2018, Viettel kích hoạt thành công 30 trạm phát sóng đầu tiêncùng nền tảng cung cấp dịch vụ sử dụng công nghệ NB-IoT tại Hà Nội, trở thành nhàmạng đầu tiên tại Việt Nam triển khai thành công mạng IoT thương mại Tháng 04 năm

2019, Viettel hoàn thành tích hợp hạ tầng phát sóng 5G đầu tiên tại khu vực hồ HoànKiếm (Hà Nội) và phát sóng thử nghiệm thành công trên các băng tần được Bộ Thông tin

và Truyền thông cấp phép

Trong năm 2020, dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, Viettel vẫnhoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2020, đạt tổng doanh thu hơn 264 nghìn tỷđồng, tăng trường 4,4% so với 2019 và đạt 102,4% so với kế hoạch năm

2.3.6 Năng lực quản trị chuỗi cung ứng

Đối với Viettel Post: Quá trình quản trị chuỗi cung ứng được diễn ra theo quy trình

cụ thể Xây dựng được hệ thống chuỗi giao nhận hóa khá an toàn Viettel Post có quytrình vận chuyển hàng hóa tương đối phù hợp từ việc nhận hàng hóa từ khách hàng đếnviệc chuyển đến các kho và giao hàng Bưu cục phân bố rộng khắp cả nước, giúp việcgiao nhận hiệu quả hơn và mở rộng được thị trường của doanh nghiệp, tiếp cận đượcnhiều khách hàng hơn Bên cạnh đó, Viettel post tạo sự tiện lợi cho khách hàng thông qua

hệ thống theo dõi đơn hàng Việc tạo cho khách hàng sự tiện lợi thông qua web theo dõiđơn hàng giúp khách hàng cảm thấy an tâm hơn đối với gói hàng của mình Có hỗ trợđóng gói trong quy trình cung cấp dịch vụ, đảm bảo tính an toàn và bí mật cho hàng hóa.Viettel Post rất chú trọng nhiều đến việc đảm bảo hàng hóa cho khách hàng, việc hỗ trợđóng gói được miễn phí khi gửi các gói hàng nhỏ và thư từ Thay vì phải ra các bưu cục

Trang 18

để giao, nhận hàng hóa hay thư từ thì hiện tại khách hàng của Viettel Post có thể tạo đơnhàng thông qua trang web tại nhà, nhân viên của công ty sẽ đến lấy hàng/tháng.

Và mới đầu năm 2021, Công ty Thông tin M3 (thành viên của Viettel) trở thànhdoanh nghiệp Việt Nam đầu tiên tham gia vào chuỗi cung ứng của ngành hàng không vũtrụ toàn cầu Theo đó, Công ty Thông tin M3 sẽ là đơn vị cung ứng vật tư, linh kiện vàthiết bị cho Tập đoàn hàng không vũ trụ Meggitt Meggitt là tập đoàn chuyên nghiên cứu,thiết kế, phát triển, chế tạo và tích hợp các sản phẩm trong lĩnh vực hàng không vũ trụ,quốc phòng và năng lượng có trụ sở chính tại Anh Quốc

2.4 Nhận diện loại hình và đánh giá kết quả thực hiện các chiến lược cấp công ty của Viettel trong các giai đoạn tăng trưởng

2.4.1 Giai đoạn 1996 - 2000

Đây là giai đoạn đầu Viettel đặt nền móng và tiến vào thị trường Việt Nam Viettelgia nhập đã làm phá vỡ thế độc quyền trong ngành bưu chính viễn thông Chiến lược màcông ty đưa ra là chiến lược xâm nhập thị trường

Thực trạng

Với khách hàng mục tiêu là các thế hệ trẻ, thế hệ sinh viên Việt Nam, đặc biệt lànhững người dân nông thôn, có thể tiếp cận và sử dụng dịch vụ với giá thành rẻ hơn, từ

đó hình thành nên lợi thế cạnh tranh của thương hiệu Từ những giai đoạn đầu

1996-2000, Viettel chỉ với hai sợi cáp quang được VNPT và EVN chuyển cho, bằng việc xácđịnh trọng tâm “đầu tư trọng điểm theo hướng đi thẳng vào kỹ thuật công nghệ tiên tiến”,đến năm 1997, Viettel được Bộ Quốc phòng giao thi công đường trục cáp quang 1A.Thực hiện công việc này với yêu cầu tự làm, không thuê chuyên gia nước ngoài để đảmbảo an ninh quốc phòng, Viettel đã trở thành công ty đầu tiên trên thế giới áp dụng thànhcông công nghệ ghép bước sóng để có thể thu phát trên một sợi quang với cự ly xa đến1400km Tiếp tục quá trình chạy đà, Viettel đã phá vỡ thế độc quyền của VNPT bằngviệc cho ra đời dịch vụ điện thoại đường dài VoIP với mã truy nhập là 1780, đưa điệnthoại từ chỗ dịch vụ đắt đỏ đã trở nên rẻ hơn nhiều so với trước đó, những dịch vụ màViettel đem lại đã khuấy động mạnh thị trường điện tử viễn thông vốn phẳng lặng tại thờiđiểm Việt Nam lúc bấy giờ, mang chất lượng và sự hài lòng đến nhiều phân khúc kháchhàng

Kết quả thực hiện chiến lược cấp công ty giai đoạn 1996- 2000

Doanh thu mà công ty đạt được trong giai đoạn này ở mức khá cao 169 tỷ VNĐ, lợinhuận đạt 5,2 tỷ - là con số khá ấn tượng cho công ty có tuổi đời non trẻ đang phát triểntrong một thị trường chưa thật sự hội nhập như Việt Nam

2.4.2 Giai đoạn 2001 – 2004:

Trong giai đoạn này, Viettel đã sử dụng các chiến lược cấp công ty bao gồm: Chiếnlược cường độ (thâm nhập thị trường) và chiến lược đa dạng hoá hàng ngang

Trang 19

2.4.2.1 Chiến lược cường độ (thâm nhập thị trường)

Thực trạng

Đây là giai đoạn Viettel xác định rõ mục tiêu "Phấn đấu đến năm 2005 trở thànhnhà khai thác viễn thông có vị trí thứ 2 tại Việt Nam, chiếm 5% thị phần dịch vụ điệnthoại di động, tổng các dịch vụ đạt 15%”

Viettel đã giảm giá thành, giảm chi phí đầu tư để cạnh tranh với các ông lớn hiện tạitrong ngành là Vinaphone và Mobifone Năm 2000, nhiều công ty khủng hoảng thừa,Viettel lại mua được 4000 trạm phát sóng với hình thức trả chậm trong 4 năm (Trong khi

cả 2 đối thủ là Vinaphone và Mobifone mới chỉ có 650 trạm) Nhờ vào sự gia tăng quy

mô trong ngành kinh doanh đang có đà tăng trưởng, tính quy mô về phạm vi của Viettelchính là lợi thế cạnh tranh mấu chốt giúp Viettel đứng vững trong ngành, nó còn là mộtmiếng bánh lớn trong thị phần toàn ngành, là một rào cản cho các doanh nghiệp khácmuốn tham gia

Để đạt được mục tiêu chiến lược giai đoạn này, Viettel còn triển khai những chiếndịch marketing quy mô lớn "178 mã số tiết kiệm của bạn" Sau gần 1 tháng, sản lượngkhai thác bình quân tăng 17% Rồi đến chương trình khuyến mãi hấp dẫn “ Gọi 178 –trúng xe Mercedes”

Đặc biệt, là việc Marketing dựa trên nhận diện thương hiệu của Viettel đã khiến thịphần của Viettel nằm chắc chắn hơn trong tâm lý đưa ra lựa chọn của người tiêu dùng.Năm 2004, Viettel cho ra mắt logo với ý tưởng về hai dấu ngoặc đơn được cách điệuthành hình elip thể hiện sự luôn luôn chuyển động, không ngừng đột phá sáng tạo để đápứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và ba màu xanh, vàng, trắng thể hiện chothiên, địa, nhân.Và slogan thể hiện sự quan tâm gần gũi, đặt khách hàng làm trọng tâm

“Hãy nói theo cách của bạn” Việc tăng chi phí Marketing cùng với ra mắt logo vàslogan là một chiến lược hiệu quả - “đẹp cả đôi đường” của Viettel

2.4.2.2 Chiến lược đa dạng hoá (đa dạng hoá hang ngang)

Thực trạng

Tận dụng lợi thế thị trường đang tăng trưởng nhưng chưa bão hòa, đạt được nhữngthành công nhất định trên thị trường hiện tại Chiến lược mà Viettel tiếp tục đưa ra là đadạng hoá hàng ngang, Viettel đã cho ra đời dịch vụ thông tin di động 098 (năm 2004), thuhút hơn 100.000 thuê bao chỉ sau 2 tháng

Bên cạnh dịch vụ điện thoại cố định đường dài, Viettel cũng tập trung khai thácmảng bưu chính và cáp quang, rồi đến sự bùng nổ của dịch vụ Internet vào ngày26/4/2002, tăng quy mô của hãng vào các khu vực thị trường mới

Kết quả thực hiện chiến lược cấp công ty giai đoạn 2001 – 2004

Doanh nghiệp đã đi tắt, đón đầu, tiến thẳng vào công nghệ hiện đại, cho phép doanhthu dịch vụ 178 tăng 8 lần so với năm 2001 Dấu mốc đáng chú ý là sự ra đời dịch vụ

Trang 20

thông tin di động 098 vào năm 2004, đã thu hút hơn 100.000 thuê bao chỉ sau 2 tháng.Nhận thấy rõ về đặc trưng của ngành công nghệ viễn thông là thay đổi nhanh chóng, cácđối thủ cạnh tranh nhau với tốc độ phát triển cao nên phát triển sản phẩm là yếu tố quantrọng để duy trì sự khác biệt và kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm, đồng thời gia tăng thịtrường Kết quả mà Viettel thu được cuối năm 2004, doanh thu đạt 1.414 tỷ đồng, tăng40% so với năm 2003, chiếm 4,3% thị phần toàn ngành và giữ vị trí thứ hai sau VNPT.Đây cũng là thời điểm mà Viettel được đánh giá là thương hiệu mạnh và vinh dự đượcnhận huân chương lao động hạng nhất Viettel đã bước đầu thâm nhập thị trường thànhcông và có những bước tiến mới khi tập trung hơn vào phát triển sản phẩm, đáp ứng nhucầu khách hàng.

2.4.3 Giai đoạn 2005 – 2007: Dẫn đạo thị trường

Trong giai đoạn này, Viettel sử dụng những chiến lược cấp công ty bao gồm: Chiếnlược cường độ (thâm nhập thị trường) và chiến lược đa dạng hóa hàng ngang

2.4.3.1 Chiến lược cường độ (thâm nhập thị trường)

Thực trạng

Tiếp nối những thành công nhất định ở các giai đoạn trước, Viettel vẫn giữ vữngphong độ của mình trên thị trường Ngày 2/3/2005, Viettel một lần nữa chuyển đổi từcông ty viễn thông quân đội thành tổng công ty viễn thông quân đội Nắm bắt được tìnhhình, Viettel vẫn tiếp tục thâm nhập thị trường bằng việc tung ra chương trình khuyếnmãi chưa từng có trong lịch sử ngành viễn thông "Một năm chung sức, ba niềm vuichung" Kết quả thu được là vào ngày cao điểm nhất có trên 10.000 thuê bao hòa mạng.Bên cạnh đó, Viettel cũng đẩy mạnh các hoạt động PR như tổ chức cuộc hành quân “Tiếplửa truyền thống, vang mãi khúc quân hành” cho hơn 1000 cựu chiến binh; quỹ Vietteltấm lòng vàng; tài trợ cho chương trình “Chúng tôi là chiến sĩ”; “ Nối vòng tay lớn”…Kết hợp nhiều chiến lược Marketing khiến vị thế của Viettel ngày càng được biết đếnnhiều hơn nữa

Tiếp đó, để gia tăng tính kinh tế theo quy mô, tăng cường chất lượng sản phẩm, dịch

vụ đang kinh doanh, Viettel đã hợp tác với các ngân hàng như Vietcombank, MB nhằmtăng cường khả năng thanh toán Đây chính là chiến lược thông qua việc hợp tác giúpcung cấp đến khách hàng một dịch vụ tối ưu, hiệu quả nhất

2.4.3.2 Chiến lược đa dạng hóa hàng ngang

Thực trạng

Viettel đã đánh dấu sự thành công với hệ thống bán lẻ điện thoại di động lớn nhấtViệt Nam Viettel đã chính thức bổ sung thêm dịch vụ cung cấp các sản phẩm thiết bịthông minh cho khách hàng toàn quốc Đến thời điểm hiện tại, Viettel Store đã có hơn

300 siêu thị phủ khắp 63 tỉnh thành nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm iPhone chính hãng

Trang 21

và các thiết bị di động khác của người dân, khách hàng có thể dễ dàng đến trải nghiệmsản phẩm và làm dịch vụ viễn thông từ 8h đến 22h hàng ngày.

Kết quả thực hiện chiến lược cấp công ty giai đoạn 2005 – 2007

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển nhưng Viettel luôn giữvững vị thế của mình và vượt qua bằng sự nỗ lực của toàn đội ngũ công ty Những tráingọt mà công ty đạt được được minh chứng bằng kết quả: doanh thu 16.300 tỷ VND, với16,68 triệu thuê bao di động chiếm 36% thị phần thuê bao di động tại Việt Nam và trởthành công ty số 1 về thị phần di động tại Việt Nam với tổng cộng 6.392 trạm BTS,32.690 km cáp quang Viettel tiếp tục đánh dấu tên tuổi của mình khi hệ thống bán lẻđiện thoại di động của Viettel đã trở thành mạng lưới bán lẻ di động lớn nhất tại ViệtNam, đồng thời bắt đầu được biết đến trên thế giới với vị trí nằm trong top 60 nhữngcông ty viễn thông lớn nhất thế giới và vinh dự được nhà nước tặng thưởng danh hiệu anhhùng lao động

2.4.4 Giai đoạn 2008 - 2010: Bơi ra biển lớn

Đây là giai đoạn chuẩn bị cho việc bước sải chân qua đại dương của Viettel Viettel

đã sử dụng các chiến lược cấp công ty bao gồm: Chiến lược cường độ (phát triển thịtrường) và chiến lược đa dạng hóa hàng dọc

2.4.4.1 Chiến lược cường độ (phát triển thị trường)

Khi nhận thấy doanh nghiệp đã có đầy đủ điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh,

sở hữu nguồn lực mạnh mẽ, năng động vận hành hiệu quả và nhìn ra được thị trường mớiđầy tiềm năng chưa được khai thác, Viettel đã tiếp tục chuẩn bị để phát triển thị trườngsang các quốc gia lân cận và một số quốc gia trên thế giới Viettel đã quyết định đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng mạng lưới tại Campuchia và Lào Để chuẩn bị, Viettel đã vậnhành dây chuyền sản xuất thiết bị viễn thông là các thiết bị đầu cuối như điện thoại diđộng, máy tính bảng, máy tính All – in – one, Cung cấp dịch vụ Nettv với đầy đủ 3 dịch

vụ là điện thoại cố định, internet băng thông rộng và truyền hình HD Khai trương trungtâm dữ liệu lớn nhất Việt Nam – Viettel IDC Sóng Thần Sau Lào và Campuchia, Vietteltiếp tục vươn tới thị trường Haiti và Mozambique, Cameroon, Peru, Đông Timor

2.4.4.2 Chiến lược đa dạng hóa (đa dạng hóa đồng tâm)

Ngoài lĩnh vực viễn thông, Viettel cũng tiếp tục lựa chọn Chiến lược đa dạng hóađồng tâm qua việc đầu tư vào lĩnh vực thương mại và xuất nhập khẩu với các sản phẩm:thiết bị và dịch vụ viễn thông, gạo,

Kết quả thực hiện chiến lược cấp công ty giai đoạn 2008- 2010

• Năm 2009, Viettel chiếm đến 40% thị phần toàn ngành viễn thông di động củaViệt Nam, 42,5 triệu thuê bao kích hoạt (tăng hơn 1,5 lần so với năm 2008); tăng lên26.485 trạm BTS (tăng gần 1,9 lần so với năm 2008)

Trang 22

• Bên cạnh phát triển thị trường nước ngoài, Viettel vẫn quan tâm thị trường trongnước và luôn tâm niệm gắn kinh doanh với trách nhiệm xã hội Điều này giúp xây dựng

uy tín và hình ảnh thương hiệu tới khách hàng của mình

Như vậy, có thể thấy, trong giai đoạn 2008 – 2010, Viettel đã định hướng đúngnhững chiến lược cấp công ty sáng suốt và có những bước tiến vượt bậc Viettel đã nhậndiện được những cơ hội thị trường mới và ra chiến lược đúng đắn, làm bước đệm, tạo đà

để cho các giai đoạn sau có những bước nhảy vọt khi mở rộng hơn ra thị trường quốc tế

2.4.5 Giai đoạn 2010 - 2014: Sải chân qua đại dương

Trong giai đoạn này, Viettel sử dụng các chiến lược cấp công ty bao gồm: Chiếnlược cường độ (thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phẩm), Chiếnlược tích hợp hàng ngang

Trang 23

2.4.5.1 Chiến lược cường độ (thâm nhập thị trường)

Thực trạng

Ở thị trường trong nước, Viettel nhận thấy thị trường dịch vụ viễn thông hiện tạivẫn còn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ Đồng thời, Viettel xác định kinh doanh gắn liềnvới trách nhiệm xã hội nên đã tiếp tục tài trợ cho các chương trình như: "Chúng tôi làchiến sĩ", "Như chưa hề có cuộc chia ly", chương trình nhân đạo "Mổ tim cho em" , Các gói dịch vụ hỗ trợ các đối tượng nghèo, đưa băng thông rộng đến trên 6000 trườnghọc

2.4.5.2 Chiến lược cường độ (phát triển thị trường)

từ các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn lớn và được phân bổ hợp lý để phát huy hết khảnăng chuyên môn tạo nên khả năng R&D mạnh cho Viettel và đáp ứng đặc trưng ngànhviễn thông là có công nghệ - kỹ thuật thay đổi nhanh chóng

2.4.5.4 Chiến lược tích hợp hàng ngang

Thực trạng

Viettel tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước bằng việc tiếp nhận nguyên trạng EVNTelecom về với Viettel EVN Telecom là đối thủ cạnh tranh cùng ngành viễn thông vớiViettel Trước thời điểm này, EVN Telecom liên tục thua lỗ Việc chuyển EVN Telecom– doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành sang Viettel là thực hiện tái cơ cấu Tập đoànĐiện lực Việt Nam (EVN), để EVN tập trung nguồn lực vào sản xuất kinh doanh điện,thực hiện có hiệu quả quy hoạch phát triển điện quốc gia 2011 - 2020 có tính đến 2030.Trong khi đó, Viettel lại có khả năng sử dụng có hiệu quả toàn bộ tiền vốn, tài sản, bộmáy, con người mà EVN Telecom đã tạo ra Doanh nghiệp tiếp tục hoạt động, người laođộng tiếp tục có công ăn, việc làm, thu nhập, tài nguyên của nhà nước tiếp tục được pháthuy EVN Telecom sáp nhập vào Viettel ngày 1/1/2012 và đến hết năm 2012, Viettel đãtiếp nhận hơn 12.000 tỷ đồng tài sản, chuyển đổi gần 1 triệu thuê bao từ mạng của EVNTelecom về mạng của Viettel, trả khoản nợ 4.500 tỷ đồng của EVN Telecom, bố trí việclàm cho 1.600 người

Kết quả thực hiện chiến lược cấp công ty giai đoạn 2010- 2014

Trang 24

• Năm 2010, đánh dấu 10 năm gia nhập thị trường viễn thông Việt Nam Doanh thu91.559 tỷ VNĐ, đạt 117%, tăng 52% so với năm 2009 Số lượng thuê bao mới trong nướctăng thêm 9 triệu, đạt 2,63 triệu thuê bao nước ngoài, xây thêm 19.125 trạm phát sóngmới Viettel đã phủ sóng từ thành thị, nông thôn đến vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới,hải đảo một cách đồng bộ, đủ để bảo đảm tốt hạ tầng mạng lưới phục vụ vững chắcnhiệm vụ quốc phòng, an ninh và các hoạt động thông tin liên lạc của người dân.

• Nhân lực tăng lên 24.127 người, có chuyên môn cao

• Năm 2011, 2012, 2013, doanh số, nguồn lực tiếp tục tăng Doanh thu đạt 163.000

tỷ VNĐ; đạt được nhiều cái nhất như: đường trục lớn nhất, chiều dài cáp quang lớn nhất,

số trạm BTS lớn nhất với 34.265 trạm BTS 2G và 25.501 trạm BTS 3G,

2.4.6 Giai đoạn 2014 - 2018: Tập đoàn công nghệ và toàn cầu

Trong giai đoạn này, Viettel sử dụng những chiến lược cấp công ty bao gồm: Chiếnlược đa dạng hóa (Đa dạng hóa hàng dọc và đa dạng hóa hàng ngang), Chiến lược cường

Năm 2018, Viettel góp phần thúc đẩy Chính phủ điện tử với các sản phẩm: hệ thốngquản lý thông tin tiêm chủng quốc gia, dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dự án đôthị thông minh, cổng thông tin 1 cửa quốc gia

Tháng 3/2018, dịch vụ máy chủ ảo do Viettel phát triển mang tên Viettel StartCloud

ra đời, Viettel dẫn đầu thị trường về dịch vụ Data Center và Cloud

2.4.6.2 Chiến lược đa dạng hóa hàng ngang

Thực trạng

Tại Việt Nam, Viettel là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên thử nghiệm cung cấpdịch vụ 4G và đến tháng 4/2017 chính thức khai trương mạng viễn thông 4G tại ViệtNam Với vùng phủ toàn quốc lên 95% dân số, Viettel là nhà mạng đầu tiên trên thế giới

có vùng phủ 4G ngay khi khai trương

2.4.6.3 Chiến lược cường độ (Phát triển thị trường)

Thực trạng

Sau đầu tư vào các thị trường Lào, Campuchia, Haiti, Mozambique, Peru, ĐôngTimor và Cameroon Năm 2014, bán những thẻ sim đầu tiên với thương hiệu Bitel tạiPeru Tại Peru, Bitel trở thành mạng di động đầu tiên phủ sóng 3G toàn quốc khi khai

Ngày đăng: 02/09/2021, 18:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình   thì   đâu   là   yếu   tố - Tình huống 6 Chiến lược cấp công ty của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông quân đội Viettel
nh thì đâu là yếu tố (Trang 38)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w