Mục đích của Khoá luận nhằm biết được quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại cơ sở. Rèn luyện tay nghề nâng cao hiểu biết kinh nghiệm thực tế. Góp phần giúp cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng chăn nuôi. Mời các bạn cùng tham khảo!
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Đối tượng nghiên cứu
- Lợn lai giữa Landrace và Yorshine (CP909)
Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Trại lợn nái Ngô Thị Hồng Gấm, xã Hợp Thanh, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
- Thời gian: Từ ngày 20/11/2018 đến ngày 25/5/2019.
Nội dung thực hiện
- Đánh giá tình hình chăn nuôi của trại
- Thực hiện quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc đàn lợn nái sinh sản
- Thực hiện quy trình phòng bệnh cho đàn lợn
- Tham gia chẩn đoán và điều trị bệnh chođàn lợn nái sinh sản
- Tham gia các công tác thú y khác như: thiến lợn đực, đỡ lợn đẻ,…
Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thực hiện
3.4.1 Các chỉ tiêu theo dõi
- Cơ cấu đàn lợn tại thời điểm thực tập
- Khối lượng công việc nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn
- Số lượng lợn nái được chẩn đoán và điều trị bệnh
- Số lượng lợn con được chẩn đoán và điều trị bệnh
- Số lượng lợn con được can thiệp thủ thuật
- Khối lượng công việc vệ sinh, sát trùng chuồng trại
- Số lượng tiêm vắc xin phòng bệnh
3.4.2 Phương pháp thực hiện Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả điều tra, theo dõi của bản thân
Quy trình chăm sóc lợn nái
- Chăm sóc lợn nái chờ phối:
+ Đối với hậu bị: ăn cám với tiêu chuẩn 3kg/con/ngày đến khi lên giống
+ Đối với lợn nái cai sữa: cho nhịn ăn 1 ngày sau cai sữa, sau đó cho ăn cám GF08 với tiêu chuẩn 3kg/con /ngày đến khi lên giống
Cả hai loại đều được ở trong môi trường có ánh sáng tốt, bổ sung ADE vào khẩu phần ăn của lợn nái
- Chăm sóc lợn nái mang thai:
Lợn nái chửa thường được nuôi trong chuồng mang thai, nơi mà hàng ngày cần kiểm tra để phát hiện các vấn đề như lợn phối không đạt, lợn bị sảy thai hay mang thai giả Việc vệ sinh chuồng trại rất quan trọng, bao gồm dọn phân để lợn không nằm lên phân, cung cấp thức ăn và rửa máng Ngoài ra, cần phun thuốc sát trùng hàng ngày và xịt gầm, đồng thời vào cuối giờ chiều phải chở phân ra khu xử lý Chế độ ăn cho lợn nái chửa cần được điều chỉnh theo khẩu phần phù hợp với tuần chửa, thể trạng và lứa đẻ.
+ Đối với nái chửa 3 tuần đầu, hậu bị và lứa 1 - 2 ăn cám với tiêu chuẩn2 kg/con/ngày, lứa 3 - 7 sẽ cho ăn 2,2kg/con, cho ăn 1 lần trong ngày
Đối với nái chửa từ 22 đến 84 ngày, cần cho ăn cám với lượng cụ thể: Hậu bị và lứa 1 - 2 là 2,2 - 2,4 kg/con, lứa 3 - 7 là 2,4 - 2,6 kg/con, và nên cho ăn một lần trong ngày.
+ Đối với nái chửa từ 85 - 114 ngày ăn cám Tăng cám: Hậu bị và lứa 1
- 2 là 2,8 - 3kg/con, lứa 3 - 7 là 3 - 3,5 kg/con, cho ăn 1 lần trong ngày
Chú ý: lợn gầy và bụng lợn để điều chỉnh cám cho phù hợp
- Chăm sóc lợn nái đẻ:
Lợn nái chửa cần được chuyển đến chuồng đẻ trước ngày dự kiến từ 7 đến 10 ngày Trước khi chuyển, chuồng phải được dọn dẹp và vệ sinh sạch sẽ Thông tin đầy đủ về lợn cần được ghi trên bảng ở đầu mỗi ô chuồng Thức ăn cho lợn chờ đẻ cần được cung cấp theo tiêu chuẩn nhất định.
+ Đối với nái hậu bị và lứa 1 - 2, ăn thức ăn cám với tiêu chuẩn 2,8 - 3 kg/ngày/con, cho ăn 2 lần trong ngày
+ Đối với nái từ lứa 3 - 7, ăn thức ăn cám với tiêu chuẩn 3 - 3,5kg/con/ngày, cho ăn 2 lần trong ngày
+ Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần thức ăn cám với tiêu chuẩn 3 - 3,5 kg/ngày/con, cho ăn 2 lần trong ngày
Đối với nái chuẩn bị đẻ, nên cho ăn cám với tiêu chuẩn 2kg/ngày/con, chia thành 2 bữa trong ngày Lượng thức ăn hàng ngày từ 0,5 đến 6kg/con, được chia thành ba bữa: sáng lúc 5 giờ, 9 giờ và chiều lúc 16 giờ, mỗi bữa tăng thêm 0,5kg.
+ Khi lợn nái đẻ được 1 tuần thì cho ăn 3 bữa/ngày vào 5 giờ, 9 giờ, 16 giờ với tiêu chuẩn 2,5 - 3kg/con /bữa
3.4.2.3 Phương pháp áp dụng quy trình vệ sinh, phòng bệnh tại trại
Hàng ngày, công nhân và sinh viên phải tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo lao động, xịt cồn và đi ủng nhúng vào thùng vôi trước khi vào chuồng làm việc.
Nhận và bàn giao ca đúng giờ (nhận ca vào 17h30 giao ca vào lúc 7h)
Cào phân tránh heo mẹ nằm đè lên phân
Kiểm tra thay bóng úm, thảm lót, ván gỗ nếu bẩn ướt
Ở chuồng chờ đẻ sẽ cào phân cho chuồng sạch sẽ, điều chỉnh nhiệt độ thích hợp bằng cách tăng giảm quạt vào các thời điểm khác nhau trong ngày
Trước khi lợn mẹ sinh con, cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ như pank, kéo cắt rốn, chỉ buộc rốn đã được ngâm sát trùng, thuốc sát trùng, cồn iod, vaseline, khay đựng dụng cụ, khăn lau sạch đã sát trùng, thảm lót, bóng úm hồng ngoại hoặc bóng sợi đốt, và cám tập ăn cho lợn con.
Ở chuồng cai sữa sẽ thay bóng úm hỏng, ván gỗ bẩn ướt, cho lợn con ăn nhiều bữa, heo còi sẽ cho ăn cám sữa
Lịch sát trùng được trình bày qua bảng 3.1:
Bảng 3.1: Lịch sát trùng trại lợn nái
Chuồng bầu Chuồng đẻ Chuồng cách ly
Quét hoặc rắc vôi hành lang
Phun sát trùng + rắc vôi
Phun sát trùng toàn bộ khu vực
Phun sát trùng Quét hành lang + phun sát trùng
Quét hoặc rắc vôi đường đi Thứ 4 Xả vôi xút gầm Phun sát trùng Rắc vôi
Phun ghẻ Phun sát trùng + xả vôi xút gầm
Phun ghẻ Quét vôi đường lên chuồng
Thứ 6 Phun sát trùng Phun sát trùng + rắc vôi
Chủ nhật Phun sát trùng Phun sát trùng
(Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty CP Việt Nam)
- Thực hiện phòng bệnh bằng vaccine
Bảng 3.2 Lịch phòng bệnh bằng vaccine tại trại
Tuổi Vaccine Phòng bệnh Liều
Farrowsure Khô thai 2 Tiêm bắp
Colapets Dịch tả 2 Tiêm bắp
Colapets Dịch tả 2 Tiêm bắp
Tháng 2, 6 Colapets Dịch tả 2 Tiêm bắp
Định kỳ hàng năm, vào tháng 4, 8 và 12, công ty CP Việt Nam tiến hành tiêm phòng bệnh tổng đàn bằng vaccine giả dại Begonia với liều lượng 2 ml cho mỗi con lợn Đặc biệt, quy trình này cũng áp dụng cho lợn đực.
- Lợn đực hậu bị mới nhập về: 3 tuần tiêm phòng vaccine dịch tả Colapets,
4 tuần tiêm phòng vaccine lở mồm long móng Aftopor và vaccine giả dại Begonia
- Lợn đực khai thác tiêm phòng vào tháng 5, tháng 11 vaccin dịch tả
Colapets Tháng 4, 8 và 12 tiêm phòng vaccine lở mồm long móng Aftopor và vaccine giả dại Begonia
Sưu tập các quy trình kỹ thuật của trại, đọc kỹ, nắm vững và thực hiện theo đúng hướng dẫn của từng quy trình
3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu được được xử lý trên phầm mềm Microsoft excel 2010, với các tham số:
+ Tỷ lệ nhiễm (%) = Số con nhiễm
+ Tỷ lệ khỏi (%) = Số con khỏi