1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

359 tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp nhựa bưu điện thuộc công ty cổ phần vật liệu xây dựng bưu điện

98 288 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tập Hợp Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành Sản Phẩm Tại Xí Nghiệp Nhựa Bưu Điện Thuộc Công Ty Cổ Phần Vật Liệu Xây Dựng Bưu Điện
Tác giả Hoàng Thị Yến
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Luận Văn
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,87 MB

Nội dung

mô hình kinh doanh trực tuyến, nâng cấp thông tin di động, kế toán tiền lương, nâng cao chất lượng tiệc cưới, quản trị nghiệp vụ lễ tân, kế toán tập hợp chi phí

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

1.1.3 Vai trò, nhiệm vụ của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 7

1.2 Phân loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 8

1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất 8

1.3 Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất 13

1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 14

1.3.3 Tổ chức chứng từ, tài khoản 15

1.3.3.1 Chứng từ kế toán: 15

1.3.3.2 Tài khoản sử dụng: 16

1.4.4.6 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 27

1.5 Hệ thống sổ kế toán và báo cáo kế toán sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 28

2.1 Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Nhựa bưu điện thuộc công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Bưu điện 31

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp Nhựa Bưu điện 31

2.1.1.1 Vài nét sơ lược về công ty 31

2.1.1.2 Sự hình thành và phát triển của xí nghiệp Nhựa bưu điện 32

2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Nhựa Bưu điện 34

2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất 34

2.1.2.2 Đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 34

2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 39

- Ban giám đốc: gồm một giám đốc và một phó giám đốc 39

2.2.3.2 Thực trạng kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 55

Trang 2

2.2.3.3 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất chung 62

2.2.3.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn xí nghiệp 74

2.2.3.4 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ 79

2.3 Thực trạng công tác tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Nhựa 79

2.3.1 Đối tượng tính giá thành của xí nghiệp Nhựa 79

2.3.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xí nghiệp Nhựa 79

3.1 Những đánh giá chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Nhựa Bưu điện 83

3.1.1 Những điểm làm được trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 84

3.1.2 Những điểm còn hạn chế trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm .87

3.2 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Nhựa Bưu điện thuộc công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Bưu điện 88

3.3 Hoàn thiện về công tác quản lý chi phí tại xí nghiệp Nhựa 95

LỜI MỞ ĐẦU

Kế toán là một công cụ phục vụ với chức năng cơ bản là cung cấp những thông tin không chỉ cho bản thân doanh nghiệp mà cho tất cả các bên quan tâm như Nhà đầu

tư, Ngân hàng, Nhà nước… Đối với các nhà kinh tế, các nhà quản lý doanh nghiệp thì

kế toán được coi như là một nghệ thuật ghi chép, để phân tích tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp

Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang phát triển theo cơ chế thị trường dù là doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp thành lập theo luật doanh nghiệp đều phải tự hạch toán thu nhập để bù chi phí Hiệu quả sản xuất kinh doanh là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp cơ bản nói riêng Chi phí sản xuất là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh Do đó công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải luôn được coi trọng đúng mức

Trang 3

Hơn nữa muốn đứng vững trong cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải biết tự đánh giá, phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh, tìm ra các mặt mạnh, mặt yếu để có phương hướng, biện pháp nhằm phát huy những điểm mạnh và hạn chế khắc phục những điểm yếu Công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng là công cụ hữu hiệu để nhà quản lý thực hiện mục tiêu này.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm và qua thời gian thực tập tại xí nghiệp nhựa thuộc Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Bưu điện em đã chọn đề tài: “ Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Nhựa Bưu điện thuộc công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Bưu điện” cho luận văn cuối khóa của mình

Trang 4

Luận văn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất

Chương 2: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Nhựa thuộc công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Bưu điện

Chương 3: Một số nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp Nhựa thuộc Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Bưu điện

Trong thời gian thực tập hơn hai tháng tại xí nghiệp với sự khó khăn lần đầu tiên được áp dụng lý thuyết đã học vào thực tế, bài viết của em chỉ đề cập đến những vấn đề

cơ bản nhất của đề tài lựa chọn Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định Em rất mong được sự góp ý và chỉ bảo của thầy cô để luận văn của em được hoàn thành tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà nội, ngày 28 tháng 04 năm 2011 Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Yến

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH

SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Trang 5

1.1 Sự cần thiết phải tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành

1.1.1 Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.

1.1.1.1 Chi phí sản xuất.

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thì bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có đủ 3 yếu tố cơ bản là tư liệu lao động ( máy móc, thiết bị…), đối tượng lao động ( nguyên, nhiên vật liệu…) và sức lao động Sự tham gia của các yếu tố này trong quá trình sản xuất là khác nhau Do đó dẫn đến các hao phí tương ứng Ví dụ hao phí về khấu hao tư liệu lao động và đối tượng lao động hình thành nên hao phí về lao động vật hóa; hao phí về tiền lương phải trả cho người lao động và những hao phí hình thành nên hao phí về lao động sống Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài các hao phí về lao động sống cần thiết và lao động vật hóa để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp còn phải bỏ ra rất nhiều các khoản chi phí khác, các khoản chi phí đó thực chất là một bộ phận giá trị mới sáng tạo ra ( thuế tài nguyên, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN…) theo quy định hiện hành, những khoản chi phí này cũng được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh

Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định, biểu hiện bằng tiền

1.1.1.2 Giá thành sản xuất.

Xuất phát từ mục đích và nguyên tắc kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì mọi sản phẩm khi nó được tạo ra luôn được các doanh nghiệp quan tâm đến hiệu quả nó mang lại Vì vậy, để quản lý có hiệu quả và kịp thời đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp luôn cần biết số chi phí đã chi ra trong sản xuất ra từng loại sản phẩm, từng loại hoạt động, dịch vụ là bao nhiêu Những chi phí sản xuất mà doanh nghiệp chi ra trong quá trình đó sẽ tham gia cấu thành nên giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ

Như vậy, giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa được tính trên một khối lượng kết quả sản phẩm lao vụ, dịch vụ hoàn thành nhất định

Trang 6

*/ Phân biệt giữa chi phí sản xuất với giá thành sản phẩm.

Chi phí sản xuất là cơ sở hình thành nên giá thành sản phẩm, tuy nhiên giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có những điểm khác biệt nhất định:

+ Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ đã phát sinh còn giá thành sản xuất sản phẩm lại gắn với khối lượng sản phẩm hoàn thành

+ Chi phí sản xuất không chỉ liên quan đến sản phẩm hoàn thành mà còn liên quan đến các sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng còn giá thành sản phẩm không liên quan đến sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ trước chuyển sang

+ Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng thời kỳ nhất định và không gắn liền với khối lượng sản phẩm hoàn thành Còn giá thành sản phẩm chỉ bao gồm một phần chi phí đã phát sinh Do đó, tổng giá thành sản phẩm thường không trùng với tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có quan hệ mật thiết với nhau vì nội dung

cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra Chi phí sản xuất là căn cứ, cơ sở để tính giá thành, do đó sự tiết kiệm hay lãng phí của doanh nghiệp về chi phí sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm

1.1.2 Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

- Tổ chức công tác kế toán trong các doanh nghiệp phải phản ánh kịp thời, chính xác, toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất Đồng thời phải phân bổ hợp lý các chi phí sản xuất vào các đối tượng tập hợp chi phí

- Kiểm tra tình hình thực hiện các định mức về chi phí vật liệu phát hiện kịp thời các khoản mục chi phí chênh lệch ngoài định mức, ngoài kế hoạch

- Kiểm tra việc thực hiện giá thành theo từng khoản mục chi phí và đề ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm

- Thông qua việc ghi chép, phản ánh tính toán để đánh giá đúng đắn hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cung cấp đầy đủ thông tin về chi phí nói chung và chi phí sản xuất nói riêng phục vụ cho các nhà quản lý doanh nghiệp Kịp thời lập báo cáo kế toán về chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 7

1.1.3 Vai trò, nhiệm vụ của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Chi phí và giá thành sản phẩm là các chỉ tiêu quan trọng trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế phục vụ cho công tác quản lý doanh nghiệp và có mối quan hệ mật thiết với doanh thu, kết quả ( lãi, lỗ ) hoạt động sản xuất kinh doanh.Việc phân tích đúng đắn kết quả sản xuất kinh doanh chỉ có thể dựa trên giá thành sản phẩm chính xác; về phần mình, tính chính xác của giá thành sản phẩm lại phụ thuộc vào công tác tập hợp chi phí

Vì vậy, tổ chức công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là yêu cầu quan trọng đặt ra với từng doanh nghiệp Để làm được điều đó kế toán cần thực hiện những yêu cầu sau:

- Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ hệ thống kế toán doanh nghiệp

- Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất đặc điểm của sản phẩm, khả năng hạch toán, yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp để lựa chọn, xác định đúng đắn đối tượng kế toán chi phí sản xuất, lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tùy theo điều kiện cụ thể

- Xác định đối tượng tính giá thành cần căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm của sản phẩm, khả năng và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp Trên cơ sở đã xác định được đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành để áp dụng phương pháp tính giá thành cho phù hợp

- Tổ chức bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở phân công rõ ràng trách nhiệm từng nhân viên, từng bộ phận kế toán có liên quan đặc biệt bộ phận kế toán các yếu tố chi phí

Trang 8

- Thực hiện tổ chức chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ kế toán phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực, chế độ kế toán đảm bảo đáp ứng được yêu cầu thu nhập – xử lý – hệ thống hóa thông tin về chi phí, giá thành của doanh nghiệp.

- Tổ chức lập và phân tích các báo cáo về chi phí, giá thành sản phẩm, cung cấp những thông tin cần thiết về chi phí giá thành sản phẩm, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp ra được các quyết định một cách nhanh chóng, phù hợp với quá trình sản xuất - tiêu thụ sản phẩm

1.2 Phân loại chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất.

Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều thứ khác nhau, yêu cầu quản lý chi phí cũng khác nhau Việc quản lý chi phí không thể chỉ dựa vào số liệu phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất mà còn phải căn cứ vào số liệu cụ thể của từng loại chi phí riêng biệt để phục vụ cho các công tác quản lý, hạch toán, kiểm tra chi phí và phân tích toàn bộ các chi phí sản xuất hoặc từng yếu tố chi phí ban đầu Do đó, phân loại chi phí sản xuất là một yêu cầu tất yếu để hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

a Phân loại chi phí sản xuất theo hoạt động và công dụng kinh tế.

Theo tiêu thức này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia ra thành:

 Chi phí sản xuất, kinh doanh: Gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất

 Chi phí sản xuất:

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp bao gồm:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm như: bột PVC – SG 660, CA-ST, dung môi, bột màu…

- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo tiền lương của công nhân sản xuất như BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN

Trang 9

- Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, đội sản xuất Chi phí này bao gồm các chi phí tiền lương của nhân viên quản lý đội, các khoản trích theo tiền lương, khấu hao tài sản cố định thuộc các phân xưởng sản xuất và sử dụng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác dùng cho việc phục vụ và quản lý sản xuất ở phân xưởng sản xuất.

 Chi phí ngoài sản xuất:

- Chi phí bán hàng: là chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ như: chi phí quảng cáo, giao hàng, giao dịch, hoa hồng bán hàng, chi phí nhân viên bán hàng và các chi phí khác gắn liền đến bảo quản và tiêu thụ sản phẩm

- Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các khoản chi phí liên quan đến việc phục

vụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung toàn doanh nghiệp, bao gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng – khấu hao tài sản cố định dùng chung toàn doanh nghiệp, các loại thuế, phí có tính chất chi phí, chi phí tiếp khách, hội nghị

 Chi phí hoạt động tài chính:

Là những chi phí và các khoản lỗ liên quan đến hoạt động về vốn như: chi phí liên doanh, chi phí đầu tư tài chính, chi phí liên quan đến vay vốn, lỗ liên doanh…

 Chi phí khác:

Là các chi phí và các khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ bất thường

mà doanh nghiệp không thể dự kiến trước được, như: chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền phạt do vi phạm hợp đồng, các khoản phạt, truy thu thuế…

b Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất ( nội dung ) kinh tế.

Chi phí sản xuất được phân loại theo cách này gồm 5 yếu tố:

Trang 10

- Chi phí nguyên liệu và vật liệu: gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phí nguyên vật liệu khác… mà doanh nghiệp đã sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

- Chi phí nhân công: bao gồm toàn bộ số tiền lương phải trả cho người lao động, phụ cấp, các khoản trích theo lương của người lao động

- Chi phí khấu hao TSCĐ: gồm khấu hao của tất cả TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các khoản chi trả về các dịch vụ mua, thuê ngoài như tiền điện, nước, sửa chữa TSCĐ… phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Chi phí bằng tiền khác: là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên

c Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế:

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất chia ra thành các khoản mục chi phí:

- Chi phí sản xuất kinh doanh gồm:

+ Chi phí vật liệu trực tiếp

+ Chi phí nhân công trực tiếp

+ Chi phí sản xuất chung

- Chi phí ngoài sản xuất gồm:

+ Chi phí bán hàng

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp

d Các cách phân loại khác theo kế toán quản trị:

*/ Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ

- Đối với doanh nghiệp sản xuất thì chi phí sản phẩm bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung

- Chi phí thời kỳ được ghi nhận ở các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chi phí thời kỳ bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

*/ Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chi phí

Trang 11

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành 2 loại: Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

- Chi phí trực tiếp: Là những chi phí liên quan đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí chúng được quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí

- Chi phí gián tiếp: Là những chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí khác nhau nên không thể quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí được, mà phải tập hợp theo từng nơi phát sinh chi phí khi chúng phát sinh, sau đó quy nạp cho từng đối tượng theo phương pháp phân bổ gián tiếp

*/ Phân loại chi phí sản xuất, kinh doanh theo mối quan hệ của chi phí với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh được chia làm 2 loại: chi phí cơ bản và chi phí chung

- Chi phí cơ bản là các chi phí liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm như CPNVLTT, CPNCTT, CPCCDC, CPKHTSCĐ…

- Chi phí chung là các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất có tính chất chung như chi phí quản lý ở các phân xưởng sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp

*/ Các cách phân loại khác sử dụng trong việc lập kế hoạch, kiểm tra và ra quyết định

- Theo mối quan hệ giữa chi phí với mức độ hoạt động, chi phí được chia thành: chi phí khả biến, chi phí bất biến, chi phí hỗn hợp

- Ngoài ra theo các cách nhận diện khác về chi phí còn được chia thành: chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được; chi phí chênh lệch, chi phí cơ hội, chi phí chìm

1.2.2 Các loại giá thành.

Chỉ tiêu giá thành luôn được coi là chỉ tiêu quan trọng cần được xác định một cách chính xác, trung thực để giúp cho các doanh nghiệp có căn cứ xem xét, đánh giá kiểm tra và đề xuất các biện pháp thích ứng với hoạt động kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể Do đó, có nhiều tiêu thức phân loại khác nhau để giúp cho doanh nghiệp có

sự lựa chọn để tính giá thành chính xác

a Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành:

Trang 12

- Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính toán trên cơ sở chi phí

kế hoạch và số lượng sản phẩm sản xuất kế hoạch Nó luôn được tính toán trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ Giá thành sản xuất kế hoạch là mục tiêu phấn đấu trong kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó cũng là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp

- Giá thành sản phẩm định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và chi phí tính cho một đơn vị sản phẩm Định mức chi phí được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế - kỹ thuật của từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ Giá thành sản phẩm định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Giá thành sản phẩm thực tế: là giá thành sản phẩm được tính toán và xác định trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp được trong kỳ cũng như số lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất và tiêu thụ trong kỳ Giá thành sản phẩm thực tế chỉ có thể tính toán được khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và được tính toán cho cả chỉ tiêu tổng giá thành và giá thành đơn vị

b.Phân loại giá thành theo phạm vi các chi phí cấu thành.

Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được phân thành các loại sau:

 Giá thành sản xuất: bao gồm các chi phí sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện các lao vụ, dịch vụ như: CPNVLTT-CPNCTT-CPSXC tính cho sản phẩm đã sản xuất hoàn thành

 Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: bao gồm giá thành sản xuất tính cho số sản phẩm tiêu thụ cộng với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ tính cho số sản phẩm này

c.Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán.

Theo cách này, giá thành được chia ra thành:

+ Giá thành toàn bộ

+ Giá thành theo biến phí

+ Giá thành có phân bổ hợp lý chi phí cố định

d.Các loại giá thành được sử dụng trong kế toán quản trị:

Trang 13

- Giá thành sản xuất toàn bộ: là loại giá thành mà trong đó bao gồm toàn bộ biến phí và định phí thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm hoàn thành.

- Giá thành sản xuất theo biến phí: là loại giá thành chỉ bao gồm biến phí thuộc CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC tính cho sản phẩm hoàn thành

- Giá thành sản xuất có phân bổ hợp lý định phí sản xuất: là loại giá thành trong đó bao gồm toàn bộ biến phí sản xuất tính cho sản phẩm sản xuất hoàn thành và một phần định phí sản xuất được phân bổ trên cơ sở mức hoạt động thực tế so với mức hoạt động theo công suất thiết kế

- Giá thành toàn bộ theo biến phí là loại giá thành bao gồm toàn bộ biến phí tính cho sản phẩm tiêu thụ

- Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ bao gồm giá thành sản xuất và chi phí ngoài giá thành sản xuất tính cho sản phẩm tiêu thụ

- Ngoài ra theo thời điểm và cơ sở số liệu tính giá thành còn được chia thành: giá thành kế hoạch, giá thành định mức, giá thành sản xuất thực tế

1.3 Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

1.3.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí.

Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiều địa điểm khác nhau, liên quan đến việc sản xuất chế tạo các loại sản phẩm, lao vụ khác nhau Các nhà quản trị doanh nghiệp cần biết các chi phí phát sinh đó ở đâu, dùng vào việc sản xuất sản phẩm nào… Chính vì vậy chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ phải được kế toán tập hợp theo một phạm vi, giới hạn nhất định Đó chính là đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi và giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất theo các phạm vi và giới hạn đó Thực chất của việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là xác định nơi gây ra chi phí ( phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ…) hoặc đối tượng chịu chi phí ( sản phẩm, đơn đặt hàng…)

Tùy vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp có thể là:

Trang 14

- Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng.

- Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất

- Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp

Xác định đối tượng chi phí sản xuất một cách khoa học hợp lý là cơ sở để tổ chức

kế toán chi phí sản xuất, từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu, ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết…

Các chi phí phát sinh sau khi đã được tập hợp xác định theo các đối tượng kế toán chi phí sản xuất sẽ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ theo đối tượng

đã xác định

1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.

Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất được sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất để tập hợp và phân bổ chi phí cho từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định Tùy vào khả năng quy nạp của chi phí vào các đối tượng tập hợp chi phí, kế toán

sẽ áp dụng các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất một cách thích hợp

- Phương pháp tập hợp trực tiếp: phương pháp này chi phí sản xuất được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định Tập hợp căn cứ vào chứng từ ban đầu, tổ chức hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán…để hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định Phương pháp này đảm bảo độ chính xác cao, doanh nghiệp cần sử dụng tối đa phương pháp này trong điều kiện cho phép

- Phương pháp phân bổ gián tiếp: phương pháp này được áp dụng khi một loại chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất không tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng được Trong trường hợp này, phải tập hợp chung cho các đối tượng, sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán chi phí Việc phân bổ tiến hành như sau:

+ Xác định hệ số phân bổ:

Tổng chi phí phân bổ

Trang 15

Hệ số phân bổ =

Tổng đại lượng tiêu chuẩn phân bổ

+ Xác định mức chi phí phân bổ cho từng đối tượng tập hợp cụ thể:

Chi phí phân bổ cho đối tượng i = Đại lượng t/c phân bổ x hệ số phân bổ

của đối tượng

1.3.3 Tổ chức chứng từ, tài khoản.

1.3.3.1 Chứng từ kế toán:

Chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý cho mọi số liệu, tài liệu kế toán Chứng từ kế toán phải đảm bảo tính rõ ràng, đầy đủ, chính xác, trung thực của các yếu tố chứng từ, đồng thời nội dung của hoạt động kinh tế phải hợp lý, hợp lệ Việc luân chuyển chứng

từ phải tuân thủ những thứ tự thời gian Sau khi sử dụng, chứng từ kế toán cần được bảo quản và lưu trữ theo quy định của chế độ lưu trữ chứng từ

Chi phí sản xuất của doanh nghiệp sản xuất gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung Các chứng từ được sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất cụ thể như sau:

- Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng các chứng từ: phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, hóa đơn của người bán, bảng phân bổ nguyên vật liệu, bảng kê thanh toán tạm ứng

- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp sử dụng: bảng tính và thanh toán lương, hợp đồng giao khoán công việc, bảng chấm công, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội

Trang 16

- Kế toán chi phí sản xuất chung sử dụng: bảng tính và thanh toán lương cho nhân viên quản lý phân xưởng, phiếu xuất kho, bảng phân bổ dụng cụ, bảng tính và trích khấu hao, hóa đơn GTGT, hóa đơn thanh toán với người bán.

- Kế toán tổng hợp chi phí sử dụng các chứng từ: bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung cho các đối tượng

1.3.3.2 Tài khoản sử dụng:

Trường hợp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương pháp

kê khai thường xuyên.

PPKKTX là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ

thống tình hình biến động tăng, giảm của các loại vật tư, hàng hóa Bởi vậy, ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán các nhà quản lý cũng có thể biết được tình hình hiện có,

sự biến động tăng, giảm của các loại hàng tồn kho Các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn thường áp dụng phương pháp này

Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thường sử dụng các tài khoản sau:

 Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

+ Nội dung: Tài khoản này phản ánh toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu chính,

nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ dịch vụ

+ Nguyên tắc hạch toán: Chi phí NVLTT sử dụng để sản xuất sản phẩm tại các doanh nghiệp chủ yếu là chi phí trực tiếp, nên thường tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng trên cơ sở các “Sổ chi tiết CPNVLTT” được mở cho từng đối tượng căn cứ vào các chứng từ xuất kho vật tư và báo cáo sử dụng vật tư ở các bộ phận sản xuất

Cuối kỳ hạch toán, kiểm tra số vật liệu chưa sử dụng hết ở từng bộ phận sản xuất

để tính số vật liệu thực tế sử dụng, đồng thời phải hạch toán đúng số phế liệu thu hồi(nếu có) theo từng bộ phận sản xuất

Trang 17

Trong trường hợp CPNVLTT có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí

mà không thể tập hợp trực tiếp được thì có thể sử dụng phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp theo tiêu chuẩn phân bổ hợp lý

 Tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp.

+ Nội dung: Tài khoản này được sử dụng để phản ánh về những khoản tiền

lương, tiền công và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm Tài khoản này phải mở chi tiết theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh

+ Nguyên tắc hạch toán: CPNCTT thường là các khoản chi phí trực tiếp nên nó được tập hợp trực tiếp vào các đối tượng tập hợp chi phí liên quan Trong trường hợp không tập hợp trực tiếp được thì CPNCTT cũng được tập hợp chung sau đó kế toán sẽ phân bổ cho từng đối tượng theo tiêu chuẩn phân bổ hợp lý Các tiêu chuẩn thường được sử dụng để phân bổ CPNCTT là: chi phí tiền lương định mức, giờ công định mức, giờ công thực tế…

 Tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung.

+ Nội dung: Tài khoản này được sử dụng để phản ánh những khoản chi phí phục

vụ cho quá trình sản xuất ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất Tài khoản này được hạch toán chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận sản xuất

Tài khoản này có 6 tài khoản cấp 2:

TK6271: Chi phí nhân viên phân xưởng

TK6272: Chi phí vật liệu

TK6273: Chi phí dụng cụ sản xuất

TK6274: Chi phí khấu hao tài sản cố định

TK6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài

TK6278: Chi phí bằng tiền khác

+ Nguyên tắc hạch toán:

Trang 18

Phải tổ chức hạch toán chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng, đội sản xuất, quản lý chi tiết theo từng yếu tố chi phí, mặt khác chi phí sản xuất chung còn phải được tổng hợp theo chi phí cố định và chi phí biến đổi Cuối kỳ sau khi đã tập hợp được chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng, kế toán tính toán phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất trong phân xưởng theo những tiêu chuẩn phân bổ hợp lý.

Mặt khác, theo chuẩn mực số 02: Chi phí SXC cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất Trường hợp, mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn công suất bình thường thì chi phí SXC cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh Trường hợp, mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì chỉ được phân bổ theo mức công suất bình thường, phần CPSXC không phân bổ được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ

Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện các định mức CPSXC và các khoản

có thể giảm chi phí sản xuất chung

 Tài khoản 154: Chi phí sản xuất dở dang.

+ Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm Tài khoản này phải được chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (Phân xưởng, bộ phận sản xuất…), theo loại, nhóm sản phẩm…

Trường hợp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

Phương pháp KKĐK là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực

tế để phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ của vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp

và từ đó tính giá trị của hàng hóa, vật tư đã xuất trong kỳ

Đặc điểm của kế toán hàng tồn kho theo phương pháp này là chỉ sử dụng TK154

để phản ánh chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ Toàn bộ quá trình tổng hợp chi phí sản

Trang 19

xuất cuối kỳ, tính giá thành sản phẩm được thực hiện trên tài khoản 631-giá thành sản xuất.

Theo phương pháp KKĐK, việc tổ chức kế toán các khoản mục chi phí vẫn giống như phương pháp kê khai thường xuyên, được thực hiện trên các tài khoản:

- TK 621- Chi phí NVLTT

- TK 622- Chi phí NCTT

- TK 627- Chi phí SXC

1.3.3.3 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

Trường hợp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp KKTX.

Việc tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành được khái quát theo sơ đồ ( sơ đồ 1.1 )

Trường hợp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp KKĐK.

Việc tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành được khái quát theo sơ đồ ( sơ đồ 1.2 )

Sơ đồ 1.1: Trình tự kế toán chi phí và tính giá thành theo phương pháp kê khai

thường xuyên.

TK 111, 112, 141, TK 152,138,

331, 152 TK 621 TK 154 111,112

Trang 20

Tập hợp CPNVLTT K/c CPNVLTT Các khoản ghi giảm

Chi phí SXC không được phân bổ

Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán chi phí và tính giá thành theo phương pháp kiểm kê

định kỳ

Đkỳ k/c CPSX DD đầu kỳ Các khoản ghi giảm CPSX

Trang 21

1.4.1 Đối tượng tính giá thành.

Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ mà doanh nghiệp

đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị

+ Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng sản phẩm được xác định

là đối tượng tính giá thành Nếu doanh nghiệp tổ chức sản xuất hàng loạt thì từng sản phẩm là một đối tượng tính giá thành

Trang 22

+ Đối với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành sẽ là sản phẩm hoàn thành cuối cùng của quy trình công nghệ, còn các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp thì đối tượng tính giá thành có thể là nửa thành phẩm

ở từng giai đoạn và thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn, công nghệ cuối cùng và cũng

có thể là từng bộ phận, từng chi tiết sản phẩm và sản phẩm đã lắp ráp hoàn thành

1.4.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Trong doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm còn đang trong quá trình sản xuất, chế tạo hay đang nằm trên dây chuyền công nghệ, chưa hoàn thành, chưa thu được hay chưa bàn giao

Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu

1.4.3.1 Đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí NVLCTT hoặc NVLTT.

Theo phương pháp này chỉ tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ phần CPNVLTT hoặc NVLC, còn các chi phí sản xuất khác được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ

Trang 23

1.4.3.2 Đánh giá sản phẩm làm dở theo KLSP hoàn thành tương đương.

Theo phương pháp này SPDD cuối kỳ phải chịu toàn bộ CPSX trong kỳ, khối lượng SPDD cuối kỳ được quy đổi thành khối lượng hoàn thành tương đương theo mức

độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở

+ Công thức xác định:

* Theo phương pháp bình quân:

- Đối với CPSX bỏ vào 1 lần từ đầu quy trình công nghệ:

1.4.3.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo CPSX định mức.

Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào KLSPDD, mức độ hoàn thành của SPDD ở từng công đoạn SX và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất để tính ra giá trị SPDD theo CPĐM

+ Công thức xác định:

Dck = Σ ( Qdi x Cđ/mi )

Trong đó:

- Qdi: KLSP dở ở công đoạn i

- Cđ/mi: chi phí định mức ở giai đoạn i

1.4.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất.

Phương pháp tính giá thành là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp theo từng đối tượng tập hợp chi phí và các yếu tố liên quan khác để tính ra tổng giá thành và giá thành đơn vị từng loại sản phẩm theo từng khoản mục đã quy định kỳ tính giá thành

Trang 24

Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể ở từng doanh nghiệp sản xuất để lựa chọn một trong các phương pháp tính giá thành sản phẩm như sau:

1.4.4.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn:

Theo phương pháp này, giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào CPSX đã tập hợp theo từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí trong kỳ và giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ

+ Công thức xác định:

- Tổng SP tiêu chuẩn = Σ SLTT của SPi x hệ số giá thành SPi

- Tính hệ số phân bổ chi phí cho từng loại SP:

Sản phẩm quy đổi của sản phẩm i

Hệ số phân bổ giá thành sản phẩm i=

Tổng sản phẩm tiêu chuẩn

- Tính giá thành thực tế của từng loại sản phẩm:

Zi = ( Dđk + C – Dck ) x hệ số giá thành sản phẩm i

1.4.4.3 Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ:

Phương pháp này áp dụng thích hợp trong trường hợp cùng một QTCN sản xuất, kết quả sản xuất là 1 nhóm sản phẩm cùng loại với những chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau như sản xuất ống nước, gạch ngói…

* Bước 1: tính giá thành của nhóm SP đã hoàn thành:

Z nhóm = Dđk + C – Dck

* Bước 2: xác định tiêu chuẩn phân bổ giá thành:

TAi = QAi x zđmi hoặc TAi = QAi x zkhi

* Bước 3: xác định tỷ lệ tính giá thành (t%):

Trang 25

1.4.4.4 Phương pháp tính giá thành loại trừ CPSX sản phẩm phụ:

Phương pháp này thích hợp áp dụng cho những DN trong trường hợp cùng 1 QTCN sản xuất, đồng thời với việc sản xuất ra sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ

Khối lượng sản phẩm hoàn thành

1.4.4.5 Phương pháp tính giá thành phân bước.

Phương pháp này áp dụng với những doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục, kế tiếp nhau Nửa thành phẩm bước trước thì sẽ là đối tượng tiếp tục chế biến ở giai đoạn sau

Có hai phương pháp:

* Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm.

( phương pháp kết chuyển tuần tự )

Theo phương pháp này kế toán phải căn cứ vào CPSX đã tập hợp được ở từng giai đoạn SX (PXSX) Lần lượt tính tổng Z và z đơn vị NTP của giai đoạn sản xuất trước và kết chuyển sang giai đoan sau một cách tuần tự để tính tiếp tổng Z và z đơn vị NTP của các giai đoạn kế tiếp

Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi tính được tổng Z và z đơn vị của TP ( sơ đồ kết

chuyển tuần tự để tính giá thành – sơ đồ 1.3).

* Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm ( phương pháp kết chuyển song song).

Theo phương pháp này để tính giá thành của sản phẩm ở giai đoạn cuối kế toán phải lần lượt tính giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn 1, giai đoạn 2… cho đến giai

Trang 26

đoạn cuối cùng tính giá thành của thành phẩm một cách tuần tự ( sơ đồ kết chuyển chi

phí song song – sơ đồ 1.4 ).

Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có QTCN kiểu chế biến liên tục Đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở bước công nghệ cuối cùng

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kết chuyển chi phí tuần tự để tính giá thành SP

Giai đoạn I Giai đoạn II Giai đoạn n

Tổng GT và GT đơn

vị nửa TP GĐ II

Giá thành nửa TP

GĐ n-1 chuyển sang ssasang

Chi phí khác ở giai

đoạn n

Tổng GT và GT đơn

vị thành phẩm

Trang 27

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ kết chuyển song song

1.4.4.6 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.

Phương pháp này được áp dụng thích hợp với những sản phẩm có QTCN sản xuất

phức tạp kiểu liên tục, kiểu song song, tổ chức sản xuất đơn chiếc, hàng loạt nhỏ hoặc hàng loạt vừa, có giá trị cao, kích thước lớn theo các đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài

Chi phí SX của giai đoạn II trong TP

Chi phí phát sinh

ở giai đoạn n

Chi phí SX của giai đoạn n trong TP trongtroTTPTPTTP

Giá thành sản xuất của thành phẩm

Tập Phiếu xuấthợp kho VL, CCDCchi Phiếu theo dõi phí lao động

SX Mức phân bổTheo: chi phí SXC

Phiếu tính giá thành theo đơn đặt hàng

Trang 28

1.5 Hệ thống sổ kế toán và báo cáo kế toán sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

*/ Hệ thống sổ kế toán

Phụ thuộc vào các hình thức kế toán áp dụng mà kế toán sẽ tổ chức hệ thống sổ

kế toán khác nhau và quy định trình tự ghi sổ kế toán tương ứng với từng hình thức Theo quy định hiện hành doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các hình thức kế toán sau đây:

+ Hình thức sổ kế toán nhật ký chung

+ Hình thức sổ kế toán chứng từ ghi sổ

+ Hình thức sổ kế toán nhật ký – sổ cái

+ Hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ

Mỗi một hình thức kế toán đều có một hệ thống sổ kế toán khác nhau Song cho

dù áp dụng hệ thống sổ kế toán nào thì hệ thống sổ kế toán đều bao gồm:

*/ Sổ kế toán tổng hợp: là sổ kế toán được lập ra nhằm phản ánh, theo dõi, tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp

Ví dụ: Sổ Cái các tài khoản, Bảng kê chi phí, Nhật ký chung…

*/ Sổ kế toán chi tiết: Là một sổ kế toán mở ra nhằm theo dõi chi tiết các đối tượng cần phản ánh chi tiết

+ Báo cáo chi phí sản xuất và tính giá thành

1.6 Tổ chức kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện kế toán máy.

1.6.1 Chức năng, nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện áp dụng kế toán trên máy.

- Xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý, từ đó mã hóa, phân loại các đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

- Tổ chức vận dụng các tài khoản phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho

mà doanh nghiệp lựa chọn Tùy theo yêu cầu quản lý mà doanh nghiệp xây dựng hệ thống danh mục tài khoản, kế toán chi tiết cho từng đối tượng kế toán chi phí và tính giá thành

- Tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất theo đúng trình tự đã xác định

Trang 29

- Tổ chức xác định các báo cáo cần thiết về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để chương trình tự động xử lý.

- Tổ chức kiểm kê, xử lý cập nhật số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng, số lượng sản phẩm hoàn thành, sản phẩm dở dang đầu tháng,… xây dựng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cần khoa học, hợp lý để xác định giá thành và hạch toán giá thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác

1.6.2 Nội dung tổ chức công tác kế toán trong điều kiện kế toán máy.

* Tổ chức mã hóa các đối tượng cần quản lý

Mã hóa là cách thức để thực hiện việc phân loại, gắn ký hiệu, xếp lớp các đối tượng cần quản lý Việc xác định các đối tượng mã hóa là hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu quản trị của doanh nghiệp Các đối tượng chủ yếu cần được mã hóa:

- Danh mục chứng từ

- Danh mục vật tư, sản phẩm, hàng hóa

- Danh mục khách hàng

- Danh mục TSCĐ

- Danh mục khoản mục chi phí

- Danh mục đối tượng kế toán tập hợp chi phí…

* Tổ chức chứng từ kế toán

Tổ chức chứng từ phải phù hợp với điều kiện thực hiện trên máy thông qua việc xác định và xây dựng hệ thống danh mục chứng từ để quản lý chứng từ, tổ chức luân chuyển, xử lý, bảo quản

Trang 30

Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày

Đối chiều, kiểm tra

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm

Trang 31

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP NHỰA THUỘC CÔNG TY CỔ PHẦN

VẬT LIỆU XÂY DỰNG BƯU ĐIỆN

2.1 Khái quát chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Nhựa bưu điện thuộc công ty Cổ phần Vật liệu xây dựng Bưu điện.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp Nhựa Bưu điện.

2.1.1.1 Vài nét sơ lược về công ty.

Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Bưu điện

Loại hình : Là một doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa hoạt động kinh doanh trực thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam với tên giao dịch quốc tế là:

Posts and Telecommunications Construction Material Joint – Stock Company.Tên viết tắt : PCM

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103010727 ngày 19/01/2006

Trang 32

Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Bưu điện là một doanh nghiệp Nhà nước đã được tiến hành cổ phần hóa theo quyết định 513/ QĐ- TCCB- IĐ ngày 18/09/1996 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện

Tiền thân của công ty là xưởng bê tông thuộc công ty Công trình Bưu điện được thành lập theo quyết định số 834 ngày 13/05/1959 sản xuất với sản phẩm chính là vật liệu bê tông trang bị cho đường dây thông tin của ngành Bưu điện

Năm 1972 do yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất phục vụ cho công kháng chiến chống Mỹ cứu nước, công ty đổi tên thành xí nghiệp vật liệu bê tông Bưu điện, với ba

cơ sở đóng tại: Từ Liêm, Đông Anh và thị xã Tam Điệp- Ninh Bình Hoạt động của công ty lúc này chủ yếu là thực hiện nhiệm vụ do Tổng cục Bưu điện giao với sản phẩm chính là cột điện bê tông, ống cáp

Năm 1989 để phù hợp với điều kiện phát triển và hoạt động sản xuất kinh doanh,

xí nghiệp vật liệu bê tông đổi tên thành xí nghiệp vật liệu xây dựng Bưu điện, sản xuất sản phẩm phong phú hơn, chất lượng hơn như: tấm lợp nhà panen, gạch lát hoa, tấm đan… và nhận thi công các công trình trong và ngoài ngành Bưu điện

Năm 1995 trước sự đòi hỏi không ngừng của ngành Bưu chính viễn thông, xí nghiệp đã đầu tư một dây chuyền sản xuất ống nhựa, sản phẩm chủ yếu là ống nhựa luồn cáp PVC 3 lớp, ống nhựa chịu lực cao, ống HI- 13P siêu bền…

Ngày 09/09/1996 Tổng cục Bưu điện ra quyết định số 357/ QĐ- TCCB/HĐBT đổi tên xí nghiệp thành Công ty vật liệu xây dựng Bưu điện

Cuối năm 1996 công ty lại tiếp tục đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất ống nhựa thứ hai Cùng với sự đổi mới về tổ chức sản xuất qua các giai đoạn thì quy mô công ty cũng có sự thay đổi Đến nay công ty có khoảng 467 cán bộ công nhân viên

Trang 33

đều được học qua các khóa của trường dạy nghề.

Ngày 31-01-2002 và ngày 01,02/02/2002, công ty đã được hai tổ chức QUACERT ( trong nước ) và AFAQ.ASCERT ( quốc tế ) cùng đánh giá chứng nhận, đã xác định Công ty vật liệu xây dựng Bưu điện đủ điều kiện cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 ( Tổ chức QUACERT cấp ngày 18/03/2002; Tổ chức AFAQ.ASCERT cấp ngày 24/05/2002)

Ngày 19/01/2006 công ty vật liệu xây dựng Bưu điện chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần và có tên là Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Bưu điện, tên viết tắt là PCM, trong đó vốn tập đoàn nắm giữ 51%

Công ty bao gồm các xí nghiệp thành viên:

- Xí nghiệp nhựa Bưu điện đặt tại Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội

- Xí nghiệp bê tông Bưu điện I đặt tại Mai Lâm – Lộc Hà – Đông Anh – Hà Nội

- Xí nghiệp bê tông Bưu điện II đặt tại Tam Điệp – Ninh Bình

- Xí nghiệp xây lắp viễn thông I đặt tại Mai Lâm – Lộc Hà – Đông Anh – Hà Nội

- Xí nghiệp xây lắp viễn thông II đặt tại Mai Lâm – Lộc Hà – Đông Anh – Hà Nội

- Xí nghiệp xây lắp viễn thông III đặt tại Phú Diễn – Từ Liêm – Hà Nội

- Xí nghiệp thiết kế Bưu điện đặt tại Mai Lâm – Lộc Hà – Đông Anh – Hà Nội

- Xí nghiệp cáp viễn thông đặt tại Mai Lâm – Lộc Hà - Đông Anh – Hà Nội

- Chi nhánh miền Nam đặt tại thành phố Hồ Chí Minh

Trang 34

công ty Trước đây xí nghiệp thuộc công ty và mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của

xí nghiệp do công ty kiểm soát và hạch toán Nhưng bắt đầu từ tháng 10 năm 2010, xí nghiệp được tách riêng ra khỏi công ty và trở thành một xí nghiệp độc lập, hạch toán độc lập Do vừa mới tách ra nên được nhận lại toàn bộ cơ sở vật chất do công ty bàn giao lại Mô hình hoạt động của xí nghiệp cũng gọn nhẹ và ít phòng ban, mọi hoạt động của xí nghiệp đều đang từng bước phát triển với sự trợ giúp, hướng dẫn của công ty

2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của xí nghiệp Nhựa Bưu điện.

2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất.

Là đơn vị tổ chức sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng bưu điện Trong từng giai đoạn lịch sử khác nhau, xí nghiệp đều xây dựng cho mình những nhóm hàng, mặt hàng sản xuất kinh doanh chủ lực để phù hợp với yêu cầu thực

tế Sản phẩm sản xuất của xí nghiệp là sản phẩm nhựa, cụ thể là:

 Sản xuất kinh doanh những mặt hàng bằng chất dẻo:

- ống nhựa PVC: ống bảo vệ cáp thông tin, ống bảo vệ cáp thông tin hai mảnh, ống siêu bền HI-3P,ống SONIC, ống dân dụng

- ống nhựa HDPE bảo vệ cáp thông tin và ống nước dân dụng

Ống nhựa PVC và HDPE của xí nghiệp được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại đầu tiên tại Việt Nam theo tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế Sản phẩm được chứng nhận chất lượng và cho phép sử dụng trên mạng lưới viễn thông Việt Nam

2.1.2.2 Đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.

Sản phẩm sản xuất tại xí nghiệp là sản phẩm nhựa với hàng chục chủng loại khác nhau với quy trình công nghệ sản xuất cụ thể khác nhau

Trang 35

công nghệ sản xuất như sau: ( sơ đồ 2.1- quy trình công nghệ sản xuất ống dẫn cáp).

- Vật liệu chính: trong quá trình sản xuất ra ống dẫn cáp phục vụ cho những công trình bưu điện, xí nghiệp đã sử dụng những loại NVL là bột PVC-SG 660, PVC-LS 100…

- Phụ gia ổn định tự gia là các chất độn, nở, chất ổn định nhiệt, bột màu…

- Cân, pha chế NVL dựa vào các công thức của kỹ sư hóa nhựa trong công ty, công nhân cân các loại vật liệu phụ và bột pha màu sau đó đóng gói vào bao nhỏ riêng biệt

- Lập trình cho máy điều khiển tốc độ, nhiệt độ

- Điện trên máy: công nhân tiến hành điều chỉnh điện trên máy, đặt nhiệt độ để nung xilanh

- Địa hình trên không: làm sạch xilanh,pittong và đầu khuôn bằng bột tẩy sau đó lắp đinh hình sản phẩm đổ bột PVC vào

- Làm mát sản phẩm bằng chân không và nước sau đó kiểm tra sản phẩm và lấy ra

- In nhãn sản phẩm: in ống phải đúng quy định của nhà nước về biểu tượng quy định, quy cách ống, địa chỉ cơ quan, tiêu chuẩn sản xuất…

- Cắt thành hình bán thành phẩm: ống đã được in chữ cho ra máy kéo đưa ống sang máy cưa để cắt

- Nong đầu tạo: các ống được cho lên dàn nung và nong đầu Quá trình nong đầu, đầu nong phải đảm bảo nong đủ độ dài theo quy định của từng loại ống, đầu nong phải đảm bảo đúng kích thước quy định, đầu nong không được để cháy, ống nong đầu xong thì gọt hai đầu cho sạch

Trang 36

hoàn thành KCS phải kiểm tra chất lượng ống liên tục 24/24 giờ Các hình thức kiểm tra: kiểm tra ngoại hình ống, kiểm tra chất lượng sản phẩm.

- Cơ sở phân loại sản phẩm: trên cơ sở những tiêu chuẩn của sản phẩm đã được quy định nhân viên KCS tiến hành kiểm tra lần cuối Sau đó đưa ra quyết định sản phẩm nào đưa vào nhập kho còn những sản phẩm nào không đủ tiêu chuẩn thì đưa đi tái chế lại

- Nhập kho: ống đã nhập kho phải làm lán hoặc phủ bạt bảo vệ che nắng mưa cho ống

Trang 37

Địa hình trên không

Làm mát sản phẩmCắt hình bán sản phẩm

In nhãn sản phẩmNong đầu tạo khớp

Kiểm tra ngoại quan, trọng lượng kích thước,

Cơ lý, phân loại sản phẩm

Nhập kho

Trang 38

Do đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty nên bộ máy quản lý được

tổ chức theo trụ sở làm việc Mỗi xí nghiệp có bộ máy quản lý riêng và chịu sự lãnh đạo của bộ máy quản lý của công ty

2.1.3.1 Sơ đồ khối về bộ máy quản lý của Xí nghiệp và mối quan hệ giữa các bộ phận.

Cơ cấu bộ máy của xí nghiệp là tổng hợp các bộ phận lao động quản lý khác nhau, có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hóa với những quyền hạn nhất định, bố trí thành những cấp khác nhau nhằm đảm bảo chức năng phục vụ quản lý mục tiêu chung của xí nghiệp

Hiện nay bộ máy quản lý của xí nghiệp được tổ chức thành các bộ phận như sau; Giám đốc, Phó giám đốc và các phòng ban Các phòng ban tuy có chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ hữu cơ với nhau

Công nhân sản xuất

Trang 39

- Ban giám đốc: gồm một giám đốc và một phó giám đốc.

+ Giám đốc tại xí nghiệp có chức năng tổ chức các hoạt động của xí nghiệp theo đúng định hướng và kế hoạch của tổng công ty Ban hành quy chế tổ chức hoạt động, quy định quy chế hoạt động của phòng quản lý, nghiệp vụ

+ Phó giám đốc tại xí nghiệp hỗ trợ cho giám đốc, đồng thời xử lý các công việc giám đốc ủy quyền, thay mặt giám đốc giải quyết các công việc của xí nghiệp khi giám đốc

đi vắng trong tầm chức năng của mình

+ Bộ phận phân xưởng: gồm các quản đốc chịu trách nhiệm chính, theo dõi và chỉ đạo trực tiếp hoạt động của sản xuất; các công nhân trực tiếp thực hiện các công đoạn của sản xuất

2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán và chính sách kế toán được áp dụng tại xí nghiệp Nhựa Bưu điện.

2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán.

Trang 40

tế Thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý, cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản, các hoạt động tài chính trong đơn vị đồng thời giám sát kiểm tra toàn

bộ hoạt động kinh tế - tài chính của đơn vị Trong tám đơn vị thành viên, xí nghiệp nhựa có cùng trụ sở công ty, nhưng được tách riêng ra và hạch toán độc lập Do mới được tách ra nên mô hình hoạt động của xí nghiệp còn đơn giản, cả xí nghiệp chỉ tổ chức một phòng kế toán gồm 3 nhân viên là: kế toán tổng hợp, kế toán viên và thủ quỹ thống kê Phòng kế toán được đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc xí nghiệp và

kế toán trưởng tại công ty Bộ máy kế toán của xí nghiệp có nhiệm vụ hoàn thiện toàn

bộ công tác kế toán trong phạm vi toàn xí nghiệp, giúp ban giám đốc tổ chức thông tin kinh tế phân tích hoạt động kinh tế, hướng dẫn và chỉ đạo kiểm tra các bộ phận trong xí nghiệp, thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán, chế độ quản lý tài chính

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.

Kế toán tổng hợp

thống kê

Ngày đăng: 12/12/2013, 17:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.2: Trình tự kế toán chi phí và tính giá thành theo phương pháp kiểm kê  định kỳ - 359 tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp nhựa bưu điện thuộc công ty cổ phần vật liệu xây dựng bưu điện
Sơ đồ 1.2 Trình tự kế toán chi phí và tính giá thành theo phương pháp kiểm kê định kỳ (Trang 20)
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kết chuyển chi phí tuần tự để tính giá thành SP - 359 tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp nhựa bưu điện thuộc công ty cổ phần vật liệu xây dựng bưu điện
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ kết chuyển chi phí tuần tự để tính giá thành SP (Trang 26)
Sơ đồ 1.5: Sơ đồ kế toán CPSX và tính giá thành theo đơn đặt hàng - 359 tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp nhựa bưu điện thuộc công ty cổ phần vật liệu xây dựng bưu điện
Sơ đồ 1.5 Sơ đồ kế toán CPSX và tính giá thành theo đơn đặt hàng (Trang 27)
Bảng tổng hợp  chứng từ kế toán  cùng loại - 359 tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp nhựa bưu điện thuộc công ty cổ phần vật liệu xây dựng bưu điện
Bảng t ổng hợp chứng từ kế toán cùng loại (Trang 30)
2.1.3.1. Sơ đồ khối về bộ máy quản lý của Xí nghiệp và mối quan hệ giữa các bộ phận. - 359 tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp nhựa bưu điện thuộc công ty cổ phần vật liệu xây dựng bưu điện
2.1.3.1. Sơ đồ khối về bộ máy quản lý của Xí nghiệp và mối quan hệ giữa các bộ phận (Trang 38)
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán. - 359 tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp nhựa bưu điện thuộc công ty cổ phần vật liệu xây dựng bưu điện
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (Trang 40)
BẢNG TÍNH QUY ĐỔI SẢN PHẨM - 359 tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp nhựa bưu điện thuộc công ty cổ phần vật liệu xây dựng bưu điện
BẢNG TÍNH QUY ĐỔI SẢN PHẨM (Trang 81)
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM - 359 tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp nhựa bưu điện thuộc công ty cổ phần vật liệu xây dựng bưu điện
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM (Trang 82)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w