1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001

148 1,3K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chương 3 xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
Tác giả Trần Thị Mộng Duyên
Người hướng dẫn KS. Nguyễn Huy Vũ
Trường học Trường Đại Học XYZ
Chuyên ngành Quản lý môi trường
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 148
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Do đó công ty cần thực hiện: Thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục quy định và hướng dẫn cách xác định khíacạnh môi trường KCMT, các tác động của các khía cạnh này và tiêu chí để xác đ

Trang 1

CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN THUỘC DA HÀO DƯƠNG

4.1.1 Phạm vi HTQLMT của Công ty Cổ Phần thuộc da Hào Dương

Phạm vi HTQLMT của công ty cổ phần thuộc da Hào Dương gồm:

- Các hoạt động sản xuất, hỗ trợ sản xuất và các bộ phận, phòng ban liên quantrong toàn công ty

- Các vấn đề môi trường nước thải, rác thải, khí thải sau khi ra khỏi phạm vicủa công ty được yêu cầu kiểm soát bởi quy định pháp luật về môi trường

- Các nhà cung cấp, nhà thầu cũng thuộc phạm vi của HTQLMT của công ty

SVTH: Trần Thị Mộng Duyên 1 GVHD: KS Nguyễn Huy Vũ

Trang 2

4.1.2 Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý môi trường và thành lập Ban ISO

Công ty cần xây dựng một ban ISO để theo dõi, vận hành và duy trì HTQLMT.Giám đốc nên chọn ĐDLĐ là phó giám đốc đang kiêm chức trưởng phòng môi trường sẽ chịu trách nhiệm điều hành và theo dõi HTQLMT của toàn công ty

Bên cạnh đó công ty cũng cần tuyển nhân viên có chuyên môn để hỗ trợ cho ĐDLĐ ĐDLĐ chịu trách nhiệm xây dựng một cơ cấu QLMT cho công ty cần xác định:

- Các vấn đề môi trường hiện nay của công ty, các vấn đề này liên quan đếncác bộ phận, phòng ban, phân xưởng nào thì chọn ra các thành viên trongcác bộ phận đó tham gia vào ban ISO

- Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn về quản lý môi trường của từng phòngban, bộ phận, phân xưởng sản xuất trong công ty Và vai trò, trách nhiệm,quyền hạn về quản lý môi trường phải gắn liền với vai trò, trách nhiệm,quyền hạn vốn có của các cá nhân, phòng ban trong công ty

- Trình lên giám đốc phê duyệt và ban hành dưới dạng văn bản

Các thành viên trong ban ISO phải tham gia đầy đủ các buổi họp, các khóa họccũng như phải am hiểu và cập nhật những thông tin cần thiết về môi trường, từ đó phổbiến cho các thành viên còn lại trong phòng ban, bộ phận của mình Và ít nhất mỗi bộphận phải có một thành viên tham gia, tốt nhất là thủ trưởng hoặc quản lý

Dựa theo cơ cấu tổ chức vốn có của công ty thì ban ISO tốt nhất nên từ 11 đến

13 thành viên gồm:

- ĐDLĐ là 1 Phó giám đốc

- Trưởng hoặc phó các phòng ban

- Quản đốc phân xưởng

- Nhân viên phòng môi trường

Trang 3

- Ngoài ra, ban ISO cần có một thành viên từ phòng tài chính - kế toán, ngườinày sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, tính toán về mặt tài chính và chi phí liênquan đến hoạt động môi trường của công ty.

4.2.1 Thiết lập chính sách môi trường

Hiện tại công ty chưa có chính sách môi trường, các định hướng bảo vệ môitrường còn khá rời rạc và còn tùy thuộc vào kết quả kiểm tra, thanh tra của Sở tàinguyên môi trường thành phố Hồ Chí Minh, của Khu công nghiệp Hiệp Phước Do đó,trước tiên công ty cần xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa, các mục tiêu, chỉtiêu môi trường cần ưu tiên thực hiện, các yêu cầu pháp luật về môi trường cần tuânthủ Từ đó công ty xây dựng một chính sách phù hợp với tình hình môi trường thực tếcủa công ty mình Chính sách môi trường này phải do lãnh đạo cao nhất viết, lãnh đạo

sẽ cam kết thực hiện và cung cấp đầy đủ nguồn lực để xây dựng HTQLMT để đạtđược CSMT đó Khi xây dựng CSMT, Ban lãnh đạo công ty có thể tham khảo CSMT

mà đề tài đưa ra ở mục 4.2.2

4.2.2 Chính sách môi trường của CTCPTDHD

CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNGCÔNG TY CỔ PHẦN THUỘC DA HÀO DƯƠNGCông ty cổ phần thuộc da Hào Dương là một trong các công ty chuyên cung cấp sản phẩm da thuộc xuất khẩu Công ty nhận thức ngày càng cao nhu cầu khách hàng và cộng đồng về môi trường xanh- sạch-đẹp- an toàn cũng như nghĩa vụ bảo vệ môi trường của chính mình Chúng tôi cam kết:

Luôn quan tâm và cải thiện các vấn đề môi trường trong phạm vi toàn công ty.Cập nhật và tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà công ty cam kết liên quan đến các KCMT của công ty

Không ngừng đầu tư áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến với mục tiêu hướng tới sửdụng hiệu quả các nguồn năng lượng và nguyên vật liệu nhằm:

SVTH: Trần Thị Mộng Duyên 3 GVHD: KS Nguyễn Huy Vũ

Trang 4

- Giảm lượng chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động.

- Giảm các chất độc hại đối với môi trường

- Không sử dụng lãng phí các nguồn tài nguyên nước, năng lượng, điện,…

Thường xuyên đào tạo nâng cao nhận thức cho cán bộ-công nhân viên về bảo vệ môi trường, khuyến khích các nhân viên đóng góp ý tưởng sáng tạo nhằm cải tiến liên tục

hệ thống quản lý môi trường

Áp dụng và cải tiến liên tục hệ thống quản lý mổi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 nhằm nâng cao hoạt động bảo vệ môi trường tại công ty

Tất cả CB-CNV trong công ty có trách nhiệm thực hiện, tuân thủ đầy đủ nội quy

và chính sách của công ty

Chính sách môi trường này được phổ biến đến toàn thể CB-CNV của công ty và được công bố công khai đến cộng đồng và các bên hữu quan

CÔNG TY CP THUỘC DA HÀO DƯƠNG

Giám đốc(đã ký)

4.2.3 Truyền đạt và phổ biến chính sách

4.2.3.1 Đối với cán bộ - công nhân viên trong công ty

Tổ chức các buổi họp công bố CSMT Lãnh đạo cao nhất truyền đạt, giải thíchCSMT cho đại diện các phòng ban và bộ phận Trưởng các phòng ban, quản đốc cácxưởng và nhân viên môi trường chịu trách nhiệm truyền đạt và giải thích CSMT chonhân viên thuộc bộ phận mình

CSMT được đưa vào chương trình đào tạo khoảng 3 tháng/1 lần

Dán nội dung CSMT, biểu ngữ có nội dung môi trường tại những nơi dễ thấy và

có nhiều người qua lại như bảng thông báo, trong văn phòng, nhà ăn, trong phòng họp,xung quanh khu vực làm việc, cửa ra vào,…

Công bố CSMT trên mạng nội bộ, internet hoặc ghi đính kèm với thư điện tử…Phía sau thẻ nhân viên và phong bì phát lương có in nội dung CSMT

Trang 5

Đột xuất hỏi nhân viên công ty về nội dung CSMT nhằm kiểm tra sự nhận thứccủa các nhân viên về CSMT, và mức độ ảnh hưởng như thế nào đến công việc của họ.

Công bố CSMT của công ty mỗi tuần 3 lần bằng lo phát thanh của công ty.Đối với nhân viên mới nhận vào cần đưa CSMT vào hợp đồng lao động và tổchức cho họ học CSMT của công ty trước khi ký hợp đồng

4.2.3.2 Đối với nhà cung cấp và các bên hữu quan

Nhà cung cấp và các bên hữu quan cũng có tác động rất nhiều đến kết quả môitrường của công ty như: giảm lượng rác thải từ bao bì, các sản phẩm của nhà cung cấp

là sản phẩm thân thiện với môi trường không chứa chất độc hại,…Vì thế, họ cần nhậnthức được vai trò tác động của họ trong vấn đề bảo vệ môi trường của công ty Muốnvậy công ty cần phải:

- Gửi cho nhà cung cấp và các bên hữu quan CSMT của công ty và các tàiliệu cần thiết để họ hiểu rõ định hướng cũng như mục tiêu môi trường và cácchương trình cải thiện môi trường của công ty

- Yêu cầu nhà cung cấp và các bên hữu quan cam kết thực hiện CSMT củacông ty trước khi ký hợp đồng

4.2.3.3 Kiểm tra lại chính sách môi trường

Ban giám đốc hoặc ĐDLĐ cần xem xét lại CSMT của công ty ít nhất 1lần/năm.Khi có bất kỳ sự thay đổi nào trong hoạt động của công ty cần kiểm tra để cảitiến nội dung chính sách cho phù hợp

Việc xác định KCMT đáng kể và đánh giá tác động môi trường của các khíacạnh này nhằm loại bỏ nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường của công

ty Do đó công ty cần thực hiện:

Thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục quy định và hướng dẫn cách xác định khíacạnh môi trường (KCMT), các tác động của các khía cạnh này và tiêu chí để xác địnhkhía cạnh môi trường có ý nghĩa

Triển khai thực hiện xác định các KCMT trong phạm vi toàn công ty

SVTH: Trần Thị Mộng Duyên 5 GVHD: KS Nguyễn Huy Vũ

Trang 6

Đánh giá tác động của các khía cạnh môi trường đã xác định

Xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa

4.3.1 Xác định khía cạnh môi trường

Xác định các KCMT của công ty bằng phương pháp tiếp cận quá trình là thích

hợp nhất Đây là phương pháp thực tiễn nhất và bao hàm toàn diện để xác định các

KCMT

Trước hết xác định đầu vào, đầu ra của từng công đoạn sản xuất, phòng ban, bộ

phận Sau đó xác định KCMT theo từng phân xưởng và các tác động môi trường của

từng khu vực

Ghi chú: Thủ tục nhận diện, đánh giá KCMT và KCMT thể hiện ở phụ lục 5 (pl

trang 7)

Hướng dẫn xác định KCMT của CTCPTDHD thể hiện ở phụ lục 5A

4.3.2 Đánh giá tác động môi trường và xác định các KCMT có ý nghĩa

Công ty cần thiết lập các tiêu chí để đánh giá các KCMT và xác định các

KCMT đáng kể

Các khía cạnh môi trường phải được xem xét trong 03 trường hợp và 5 yếu tố:

- Ba trường hợp: Bình thường, bất thường và khẩn cấp

- Năm yếu tố:

o Yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác (PL)

o Mức độ rủi ro về con người và các bên hữu quan (RR)

o Tần suất tác động môi trường (TS)

o Mức độ tác động đến môi trường: đất, nước, không khí, tài nguyên thiên

nhiên,…(MĐ)

o Khả năng kiểm soát (KS)

Sau khi tiến hành xem xét sẽ đánh giá cho điểm theo phương pháp trọng số

Theo kết quả đánh giá, hiện công ty có khoảng 93 KCMT đáng kể cần được

kiểm soát liên quan đến các hoạt động sản xuất, các phòng ban, bộ phận và phân

Tiêu chí đánh giá Trọng

số

Điểm có

Tổn g

Kết luận

Văn bản pháp luật và

Trang 7

trọn

g số điểm

các yêu cầu khác

nước. N 1 1 3 1 1 7 0.5 3.5 10.5

K CSMT Nước thải N 3 1 3 3 3 13 0.5 6.5 19.5 ĐK

01, 03, 06,07,10, 21,

24, 28,29 Tiếng ồn N 3 3 3 1 1 11 0.5 5.5 16.5 ĐK 24 Khí thải N 3 3 1 3 3 13 0.5 6.5 19.5 ĐK 01,03,10,20

Ghi chú: Số thứ tự của văn bản pháp luật liên quan được thể hiện ở phụ lục 6A “ Dang mục các văn

bản về pháp luật và các yêu cầu khác”

Ghi chú:

Bảng tổng hợp các KCMT của CTCPTDHD được thể hiện ở phụ lục 5B

Bảng xác định các KCMT đáng kể của CTCPTDHD thể hiện ở phụ lục 5C

Bảng tổng hợp các KCMT đáng kể tại CTCPTDHD thể hiện ở phụ lục 5D

Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục tiếp cận và xác định các yêu

cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà công ty phải tuân thủ liên quan đến các KCMT

của mình Các văn bản pháp luật cần phải xác đinh tên văn bản, cơ quan ban hành,

ngày ban hành, ngày có hiệu lực và các khía cạnh, nội dung điều khoảng liên quan Và

các văn bản pháp luật này phải được cập nhật định kỳ hàng tháng hoặc khi có bất kỳ

sự thay đổi nào

SVTH: Trần Thị Mộng Duyên 7 GVHD: KS Nguyễn Huy Vũ

Trang 8

Ghi chú: Thủ tục xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác được thể

hiện ở phụ lục 6 (pl trang 25)

Danh mục các văn bản pháp luật áp dụng cho công ty thể hiện ở phụ lục 6A

MÔI TRƯỜNG

Từ danh sách các KCMT có ý nghĩa và CSMT, công ty sẽ tiến hành thiết lậpcác mục tiêu và chỉ tiêu môi trường thích hợp cho các KCMT có ý nghĩa Để thực hiệnđược các mục tiêu, chỉ tiêu đó công ty phải xây dựng một hoặc nhiều chương trìnhquản lý môi trường Và để đảm bảo một chương trình môi trường đạt hiệu quả thì công

ty phải phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng cá nhân, bộ phận, phòng ban, phânxưởng và quy định thời gian hoàn thành nhiệm vụ

4.5.1 Thiết lập mục tiêu môi trường

Khi thiết lập các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường công ty cần quan tâm đến cácvấn đề sau:

- Yêu cầu của CSMT

- Các KCMT đáng kể KCMT đáng kể cho biết vấn đề quan trọng về môi trường

mà công ty cần phải xem xét đến khi thiết lập mục tiêu Không phải tất cả cácKCMT đáng kể đều phải thiết lập mục tiêu mà chỉ đối với những KCMT cấpthiết, còn những khía cạnh còn lại phải đề xuất biện pháp kiểm soát và theo dõi

- Các yêu cầu của pháp luật và các yêu cầu khác

- Kết quả đánh giá tác động môi trường

- Quan điểm của các bên hữu quan

- Các yêu cầu tài chính: mục tiêu phải phù hợp với yêu cầu tài chính của công ty

- Xem xét các kết quả từ cuộc họp xem xét của lãnh đạo trước đó

- Nguồn lực cần thiết để đáp ứng mục tiêu đề ra

- Các yêu cầu về mặt kinh doanh: Công ty có thể đưa mục tiêu môi trường vào kếhoạch kinh doanh hàng năm nhằm đảm bảo các mục tiêu này đồng bộ với hệthống quản lý chung của công ty

Trang 9

- Các sáng kiến về mặt kỹ thuật: Các thay đổi về kỹ thuật sản xuất hoặc sử dụngcác trang thiết bị máy móc giúp làm giảm các tác động môi trường.

4.5.2 Thiết lập chỉ tiêu

Khi thiết lập các chỉ tiêu phải xuất phát từ các yêu cầu của mục tiêu, cần phải đề

ra và đáp ứng được những mục tiêu của công ty Chỉ tiêu phải được cụ thể hóa thànhgiá trị khi có thể để nâng cao một cách liên tục thành tích hoạt động môi trường

4.5.3 Những điểm cần lưu ý khi thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu

Mục tiêu và chỉ tiêu phải có giới hạn hợp lý

Chọn một số mục tiêu phù hợp với nguồn tài chính, nguồn lực, thời gian vànhân sự hiện tại của công ty Công ty chỉ nên thực hiện các kế hoạch đem lại hiệu quảcao và chi phí ít nhất

Không nên xây dựng tất cả các mục tiêu cho ngay lần đầu tiên, chỉ nên thựchiện từ từ phù hợp với từng khoảng thời gian và điều kiện kinh tế

Thiết lập mục tiêu và chỉ tiêu theo nguyên tắc: S.M.A.R.T:

- S = Specific: cụ thể.

- M= Measureable: đo được.

- A= Archivable: khả thi.

- R=Results-oriented: có kết quả rõ ràng.

- T=Time- deparment: có thời hạn thực hiện.

Phạm vi thực hiện mục tiêu có thể tập trung vào hoạt động của cá nhân, các quytrình, bộ phận, phòng ban trong toàn công ty

Thiết lập các chỉ số kết quả, các chỉ số này sẽ giúp công ty đo lường, là cơ sở đểđánh giá tiến độ thực hiện và kết quả thực hiện mục tiêu

Thông tin thường xuyên cho Ban ISO tình hình, kết quả thực hiện mục tiêu vàchỉ tiêu môi trường

SVTH: Trần Thị Mộng Duyên 9 GVHD: KS Nguyễn Huy Vũ

Trang 10

Các mục tiêu phải lập thành văn bản và đào tạo cho mọi người biết họ phải làm

gì để hỗ trợ hoàn thành mục tiêu Có nhiều cách thực hiện như: thông báo bằng vănbản, triển khai đào tạo theo nhiều nhóm nhỏ trong từng phòng ban, bộ phận, phânxưởng

4.5.4 Xây dựng chương trình quản lý môi trường

Chương trình quản lý môi trường là các kế hoạch hành động nhằm đạt được cácmục tiêu và chỉ tiêu môi trường Chương trình quản lý môi trường phải được lập thànhvăn bản

Những điểm cần lưu ý khi xây dựng chương trình quản lý môi trường

Các bước hành động đều phải nêu rõ trách nhiệm thực hiện, việc cần làm, thờigian hoàn thành và các nguồn lực cần có Trách nhiệm thực hiện bao gồm người chịutrách nhiệm chính, các nhân viên tham gia hỗ trợ, các phòng ban hỗ trợ,

Không nhất thiết phải hoàn thành các mục tiêu trong cùng một thời gian nhấtđịnh Ưu tiên thực hiện các mục tiêu quan trọng và phù hợp với tình hình thực tế Cácmục tiêu có thể ngắn hạn hoặc dài hạn, cần chia nhỏ các mục tiêu lớn dài hạn thànhcác mục tiêu nhỏ ngắn hạn để dễ thực hiện và theo dõi

Các chương trình quản lý môi trường phải được xem xét lại hàng năm và khicần thiết để thích ứng kịp thời với mọi thay đổi Khi hoàn thành, kết thúc một mục tiêu

và thiết lập một mục tiêu mới thì chương trình quản lý môi trường cũng phải thay đổitương ứng hoặc chấm dứt, thay thế bằng một chương trình mới phù hợp

Thông tin và thường xuyên cập nhật các chương trình quản lý môi trường đếnBan môi trường

4.5.5 Phương pháp xác định mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường

Mục tiêu môi trường phải được thiết lập ở tất cả các bộ phận chức năng quantrọng mà có ảnh hưởng đến môi trường và được phê duyệt bởi lãnh đạo các cấp Mụctiêu, chỉ tiêu môi trường của công ty được thiết lập bởi giám đốc/ ĐDLĐ và trưởng các

bộ phận, phòng ban, phân xưởng

Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường công ty phải được biênsoạn nhất quán với CSMT của công ty

Trang 11

Chương trình quản lý môi trường sẽ do nhân viên môi trường thiết lập, sau khi

đã có sự kiểm tra của ĐDLĐ môi trường Sau đó, chương trình quản lý môi trườngphải được sự phê chuẩn của Giám đốc để ban hành

4.5.6 Triển khai thực hiện

Ban môi trường chịu trách nhiệm triển khai các mục tiêu cũng như chương trìnhquản lý môi trường đã được xây dựng với các đại diện các phòng ban, bộ phận, phânxưởng Tổ chức một buổi tập huấn về phương pháp để đạt được mục tiêu và chỉ tiêu đề

ra trong chương trình quản lý môi trường cho đại diện của các phòng ban, bộ phận,phân xưởng

Các đại diện của các phòng ban, bộ phận, phân xưởng chịu trách nhiệm truyềnđạt lại cho các thành viên khác trong bộ phận của mình cùng thực hiện

4.5.7 Quản lý, duy trì mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình môi trường

Các phòng ban, bộ phận, phân xưởng dựa vào mục tiêu, chỉ tiêu của công ty đểthiết lập CTQLMT của từng phòng ban, bộ phận và báo cáo kết quả thực hiệnCTQLMT cho ĐDLĐ theo định kỳ 3 tháng/ 1 lần

Các phòng ban, bộ phận, phân xưởng phải lập hồ sơ ghi chép các quá trình thựchiện ISO 14001:2004 và theo dõi tiến độ thực hiện các CTQLMT tại bộ phận, phânxưởng mình

ĐDLĐ định kỳ báo cáo cho Giám đốc tình hình thực hiện mục tiêu và chỉ tiêumôi trường của công ty

Ghi chú : Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường cho

công ty được thể hiện ở phụ lục 7 (pl trang 32)

Ban lãnh đạo phải đảm bảo cung cấp các nguồn lực cần thiết cho việc thiết lập,thực hiện, duy trì và cải tiến HTQLMT Các nguồn lực bao gồm nhân lực và các kỹnăng chuyên môn hóa, cơ sở hạ tầng của công ty, công nghệ và nguồn tài chính

Ghi chú: Vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân và bộ phận trong

HTQLMT của CTCPTDHD được thể hiện ở phụ lục 8 (pl trang 38)

SVTH: Trần Thị Mộng Duyên 11 GVHD: KS Nguyễn Huy Vũ

Trang 12

4.7 NĂNG LỰC, ĐÀO TẠO VÀ NHẬN THỨC

Đào tạo là chìa khóa thành công cho việc xây dựng và duy trì việc xây dựngHTQLMT bởi vì mỗi nhân viên đều có thể gây ra các tác động tiềm ẩn với môi trườngcũng như có thể đóng góp ý kiến để giảm thiểu các tác động này Vì vậy, công ty phảiđảm bảo tất cả nhân viên mà công việc của họ có tác động đáng kể đến môi trườngphải có đủ năng lực và nhận thức về các KCMT đáng kể trên cơ sở giáo dục, đào tạo

Nhân viên môi trường phải có nhiệm vụ lập kế hoạch đào tạo và biên soạn tàiliệu đào tạo về môi trường cho toàn công ty nhằm đáp ứng các yêu cầu pháp luật vàcủa HTQLMT Do đó công ty cần phải:

- Xác định nhu cầu đào tạo và tiến hành đào tạo

- Đảm bảo sự nhận thức của nhân viên về HTQLMT

- Đảm bảo năng lực của nhân viên

- Đánh giá tính hiệu quả của đào tạo

- Duy trì và lưu hồ sơ đào tạo

4.7.1 Xác định nhu cầu đào tạo

Đây là bước quan trọng định kỳ 6 tháng hay 1 năm phòng môi trường phải xácđịnh các vấn đề môi trường cần đào tạo trong công ty

Việc xác định nhu cầu đào tạo cần phải dựa trên các yếu tố:

- Các kết quả hoạt động của các phòng, ban, bộ phận về môi trường, nếu thấy

có kém hoặc thiếu kỹ năng nào thì tiến hành đào tạo bổ sung

- Các yêu cầu quy định về môi trường như: các yêu cầu của ISO 14001:2004,các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác, các yêu cầu của các bên hữu quan

4.7.1.1 Đào tạo nhận thức về hệ thống quản lý môi trường

Đào tạo nhận thức giúp cho mọi thành viên trong công ty hiểu và tự nhận thức

về vai trò cũng như trách nhiệm và quyền lợi của họ đối với HTQLMT của công ty

Nội dung đào tạo nhận thức bao gồm:

Trang 13

- ISO 14001:2004là gì? Lợi ích của việc áp dụng ISO 14001:2004, các yếu tốchủ chốt của tiêu chuẩn ISO 14001:2004.

- Kế hoạch thực hiện ISO 14001:2004của công ty

- Chính sách môi trường của công ty

- Vai trò và trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong việc thực hiện CSMT

- KCMT có ý nghĩa là gì? Các tác động môi trường của các KCMT có ý nghĩa

- Mục tiêu, chỉ tiêu, chương trình quản lý môi trường của công ty

4.7.1.2 Đào tạo theo vị trí công việc

Hình thức đào tạo này giúp cho cán bộ công nhân viên hiểu được tại vị trí làmviệc của họ có thể gây những tác động gì, họ phải làm việc như thế nào để giảm đượccác tác động đó cũng như họ cần phải làm những gì để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu

và chính sách môi trường của công ty

Đối với loại hình đào tạo này, Ban ISO nên tổ chức các buổi học cho nhân viên

và hướng dẫn họ thực hiện Đối với công nhân làm việc với máy móc nên có các bảnhướng dẫn vận hành máy móc và cách xử lý khi có các sự cố hay tai nạn xảy ra Côngnhân tiếp xúc thường xuyên với nhiệt thải, hơi hóa chất, điều kiện làm việc ẩm ướtphải giải thích cho họ thấy được sự cần thiết phải sử dụng phương tiện bảo hộ lao động

và sẵn sàng ứng phó khi sự cố xảy ra Ban lãnh đạo đảm bảo toàn thể công nhân viênnắm bắt được các vấn đề sau:

- Biết được KCMT đáng kể của khu vực mình làm việc và của toàn công ty

- Tác động của những KCMT và cách giảm thiểu các tác động

- Các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà công ty phải tuân thủ liên quanđến KCMT đáng kể của công ty mình

- Mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình QLMT của từng bộ phận và toàn công ty

- Cán bộ- công nhân viên phải biết được nhiệm vụ của mình trong việc đạt đượccác mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình QLMT của công ty

SVTH: Trần Thị Mộng Duyên 13 GVHD: KS Nguyễn Huy Vũ

Trang 14

- Cách thức lưu trữ hồ sơ như thế nào.

4.7.1.3 Đào tạo đáp ứng các tình trạng khẩn cấp

Để hạn chế bớt rủi ro và thiệt hại, đào tạo đáp ứng với các trường hợp khẩn cấp

là một công việc quan trọng Điều này thể hiện rõ ở điều khoản 4.4.7 Sự chuẩn bị sẵnsàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp Đối với loại hình đào tạo này cần được đàotạo lý thuyết đi kèm với thực tập, diễn tập Nội dung đào tạo gồm:

- Đáp ứng khi có hiện tượng tràn đổ, rò rỉ hóa chất

- Công tác phòng cháy chữa cháy

- Tai nạn lao động

4.7.1.4 Đào tạo đánh giá viên nội bộ

Sau thời gian thực hiện, công ty phải tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả hoạtđộng môi trường và để biết HTQLMT vận hành như thế nào Đánh giá viên nội bộ lànhững người kiểm tra lại hoat động của HTQLMT nên phải có kiến thức lẫn kỹ năng

để thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá, do đó họ cần được đào tạo

4.7.1.5 Đào tạo cho cấp lãnh đạo

Lãnh đạo cao nhất cần được đào tạo để hiểu rõ vai trò và trách nhiệm đặc biệtcủa mình trong HTQLMT Nếu lãnh đạo không hiểu rõ họ sẽ không quan tâm, như thếHTQLMT sẽ bị phá vỡ Vì vậy lãnh đạo cần phải:

- Hiểu được tầm quan trọng của HTQLMT

- Có được những cam kết bảo vệ môi trường

- Định hướng cho việc xây dựng CSMT và các chương trình mang tính vĩ mô tạicông ty

- Nắm rõ các báo cáo kết quả hoạt động của HTQLMT và đưa ra cơ hội cải tiến

4.7.2 Lập kế hoạch đào tạo

Phòng môi trường phối hợp với các bộ phận, phân xưởng xác định nhu cầu đàotạo và lên kế hoạch đào tạo cho toàn công ty theo định kỳ quý 6 tháng hoặc 1 năm

Trang 15

4.7.3 Kết quả sau đào tạo

Sau khi đào tạo cần xem xét lại kết quả của việc đào tạo bằng cách kiểm tra khi

áp dụng thực tế, hoặc qua kết quả hoạt động của người được đào tạo sau một thời gian

Khi xem tính hiệu quả cần chú ý 02 vấn đề:

- Người được đào tạo có thể tiếp thu và vận dụng những kiến thức đã được đàotạo thông qua hình thức thi, phỏng vấn hoặc có chứng nhận sau khóa đào tạo

- Người đào tạo có thể hiểu và truyền đạt tốt những kiến thức cho người học

Ghi chú: Thủ tục đào tạo, năng lực và nhận thức được thể hiện ở phụ lục 9 (pl

Tùy thuộc vào từng đối tượng thông tin mà sẽ có nội dung thông tin khác nhau

4.8.2 Xây dựng hệ thống thông tin liên lạc

4.8.2.1 Thông tin liên lạc với nội bộ

Ban ISO có trách nhiệm:

- Thông báo các thông tin HTQLMT cho nhân viên của toàn công ty

- Thông tin với phòng môi trường về các vấn đề pháp luật và các quy định môitrường liên quan đến hoạt động của công ty

- Thông tin các nhu cầu đào tạo cho công nhân để phòng HC-NS lên kế hoạch và

hỗ trợ thực hiện

SVTH: Trần Thị Mộng Duyên 15 GVHD: KS Nguyễn Huy Vũ

Trang 16

- Thông tin các yếu tố của HTQLMT, các KCMT đáng kể lên bảng tin công ty.

- Lập đường dây nội bộ để cung cấp thông tin về HTQLMT, tiếp nhận các câuhỏi, thông tin phản hồi từ các phòng ban, phân xưởng

- Lập kênh thông tin khi có sự cố khẩn cấp

- Các thông tin liên lạc cần ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu để người tiếp nhận thôngtin có thể dễ hiểu được và thực hiện tốt các yêu cầu

4.8.2.2 Thông tin liên lạc với bên ngoài

Công ty cần thông tin ra bên ngoài các thông tin về CSMT của công ty, các kếtquả hoạt động môi trường đáp ứng các yêu cầu pháp luật, những nổ lực cải thiện môitrường của công ty thông qua các kế hoạch giảm thiểu ô nhiễm, các báo cáo hàng năm

về tình hình môi trường của công ty lên trang web của công ty

Bên cạnh đó, cần có một quy định về cách kiểm soát các yêu cầu thông tin từbên ngoài bao gồm nội dung thông tin là gì, khi cần thông tin liên lạc với ai, các phảnhồi về việc trả lời những yêu cầu từ bên ngoài, thời hạn trả lời và các tài liệu nào cóthể cho biết

Nhân viên phòng Môi Trường lưu giữ hồ sơ các thông tin đến và các hồ sơphản hồi có thể ảnh hưởng tới hình ảnh và hoạt động sản xuất, kinh doanh của toàncông ty

Nhân viên phòng Môi Trường báo cáo thông tin cho ban lãnh đạo 1 lần/tháng

4.8.3 Các hình thức thông tin

Thông tin đến cán bộ công nhân viên bằng loa phát thanh Đồng thời, Quản đốcnên thường tổ chức các cuộc họp với tổ trưởng nhằm truyền đạt yêu cầu của ban lãnhđạo xuống nhân viên

Công ty cần thiết lập các bản tin công nhân tại những nơi dễ thấy như cửa ravào, canteen…

Bố trí các họp thư góp ý cho công nhân và lấy thư 1 lần/tuần

Trang 17

Dán hình ảnh các hoạt động môi trường của công ty như các buổi diễn tậpPCCC, hướng dẫn về an toàn lao động , về phân loại rác tại nguồn lên bản tin công ty.

Dán băng rôn, biểu ngữ kêu gọi toàn thể công nhân viên tích cực hưởng ứng cáchoạt động môi trường của công ty như: PCCC, phân loại rác tại nguồn,…

Liên lạc qua điện thoại, email, fax

Ghi chú: Thủ tục thông tin liên lạc được thể hiện ở phụ lục 10 (pl trang 47)

Chương trình thông tin liên lạc của CTCPTDHD được thể hiện ở phụ lục 10A

Công ty phải thiết lập và duy trì thông tin mô tả các yếu tố cốt lõi của hệ thốngquản lý môi trường, cung cấp các hướng dẫn về tài liệu liên quan

- Sổ tay môi trường

- Chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường

- Thủ tục xác định các KCMT và đánh giá tác động môi trường

- Thủ tục xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác

- Thủ tục đào tạo năng lực và nhận thức

- Thủ tục thông tin liên lạc

- Thủ tục kiểm soát tài liệu

- Các thủ tục liên quan đến kiểm soát và điều hành

Trang 18

Ngoài ra còn có các hướng dẫn công việc nhằm chỉ dẫn thực hiện tốt một hoạtđộng, thông thường có các bước hướng dẫn rõ ràng giúp mọi người làm theo, ví dụnhư hướng dẫn phân loại, thu gom và lưu trữ chất thải rắn sản xuất, hướng dẫn an toàn

sử dụng thiết bị máy móc, điện, hướng dẫn ứng phó khi tràn đổ hóa chất…

Sổ tay môi trường: là tài liệu nền tảng của HTQLMT, trong đó trình bày tổng

quát các yếu tố của hệ thống bao gồm các yêu cầu của ISO 14001:2004được công ty

mô tả và thực hiện

Các thủ tục môi trường: những quy định trong việc điều hành hệ thống, được

lập thành văn bản, yêu cầu áp dụng và duy trì nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động cóhiệu quả và cải tiến liên tục Thủ tục miêu tả chi tiết các bước thực hiện các yếu tố củaHTQLMT nêu trong sổ tay môi trường

Hồ sơ: những thông tin được ghi lại trong quá trình hoạt động, nó làm bằng

chứng để xem xét đánh giá hay xem xét cải tiến hệ thống

4.10 KIỂM SOÁT TÀI LIỆU

Kiểm soát tài liệu là yếu tố chủ chốt để quản lý hiệu quả HTQLMT Do đó,công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì các thủ tục nhằm đảm bảo các tài liệu trongcông ty được sử dụng một cách nhất quán Ban ISO có trách nhiệm xây dựng thủ tụckiểm soát tài liệu của HTQLMT

Các yêu cầu về kiểm soát tài liệu trong ISO 14001:2004 bao gồm:

- Tài liệu để đúng vị trí

- Tài liệu phải được xem xét định kỳ, phê duyệt lại khi cần thiết và được phêchuẩn bởi người có thẩm quyền

- Tất cả các tài liệu phải được xem xét ít nhất 1 lần/năm và sửa đổi khi cần thiết

- Các phiên bản hiện thời của tài liệu phải có sẵn khi cần thiết

- Các tài liệu không còn sử dụng nữa phải loại bỏ ngay lập tức để tránh sử dụngnhằm một cách vô ý

Ghi chú: Thủ tục kiểm soát tài liệu được thể hiện ở phụ lục 11 (pl trang 54)

Trang 19

4.11 KIỂM SOÁT ĐIỀU HÀNH

Nhằm giảm thiểu hoặc xử lý các tác động của các KCMT đáng kể Công ty phảithiết lập, thực hiện và duy trì các thủ tục kiểm soát điều hành trên cơ sở chuẩn mực đề

ra của công ty

Kiểm soát điều hành là phần quan trọng trong HTQLMT Kiểm soát các hoạtđộng liên quan đến tất cả các nhân viên mà chức năng công việc của họ có thể gây tácđộng đáng kể đến môi trường Để kiểm soát điều hành tốt cần viết các thủ tục hướngdẫn, minh họa các hoạt động hằng ngày có ảnh hưởng đến môi trường

4.11.1 Hoạt động phòng ngừa ô nhiễm và bảo tồn tài nguyên

Các hoạt động liên quan đến phòng ngừa ô nhiễm và bảo tồn tài nguyên môitrường bao gồm:

- Quản lý chất thải: phân loại, thu gom, vận chuyển, lưu trữ và xử lý chất thải

- Hoạt động quét dọn, lau chùi vệ sinh đảm bảo sàn xưởng luôn sạch sẽ, gọngàng

- Sử dụng các nguồn tài nguyên (nước, da, giấy), năng lượng (điện, nhiệt,gas), hóa chất,…nguyên vật liệu dùng cho hoạt động hằng ngày của công ty

4.11.2 Hoạt động quản lý hằng ngày

Nhằm đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu về mặt tổ chức bên trong và bênngoài công ty như thực hiện đúng các thủ tục, hướng dẫn công việc, làm đúng theotrách nhiệm quyền hạn, kiểm soát các nhà cung cấp liên quan đến khía cạnh môitrường của công ty (nhà cung cấp hóa chất, dịch vụ xử lý chất thải độc hại, dịch vụ vậnchuyển và xử lý rác, các thiết bị có chứa thành phần độc hại,…) làm cho các quá trình,các hoạt động của HTQLMT vận hành có hiệu quả và hiệu lực

Ghi chú: Chương trình kiểm soát điều hành được thể hiện ở phụ lục 12 (pl

trang 62)

SVTH: Trần Thị Mộng Duyên 19 GVHD: KS Nguyễn Huy Vũ

Trang 20

4.12 ĐÁNH GIÁ SỰ TUÂN THỦ CÁC YÊU CẦU PHÁP LUẬT VÀ CÁC YÊU

CẦU KHÁC

Nhằm đáp ứng các yêu cầu và cải tiến HTQLMT Công ty phải thực hiện việcđánh giá mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà công ty camkết áp dụng

Ban ISO tổ chức đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật và các yêu cầu khác định

kỳ 6tháng/ 1lần Ban ISO căn cứ vào các hoạt động môi trường, từ đó đối chiếu vớicác yêu cầu mà công ty cam kết thực hiện Nếu phát hiện hoạt động nào của công tychưa đáp ứng một yêu cầu nào đó thì phải ghi nhận sự không phù hợp trên và có cácbiện pháp tiến hành khắc phục và phòng ngừa

Sau mỗi lần đánh giá, Ban ISO cần báo cáo với ban lãnh đạo, đồng thời đề racác kế hoạch nhằm nâng cao mức độ tuân thủ các yêu cầu pháp luật và các yêu cầukhác

Ghi chú: Thủ tục đánh giá các yêu cầu pháp luật là các yêu cầu khác được thể

hiện ở phụ lục 13 (pl trang 72)

4.13 GIÁM SÁT VÀ ĐO

Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì các thủ tục giám sát và đo nhằm đảmbảo HTQLMT phù hợp với các quy định và luật pháp môi trường Do đó công ty cầnphải thực hiện giám sát và đo các yếu tố sau:

- Sử dụng nước, năng lượng

- Sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất

- Các chỉ tiêu về chất thải, khí thải, nước thải

- Các hoạt động khắc phục và phòng ngừa

Dựa vào các yếu tố trên, công ty xác định các thông số môi trường cần giám sát

và đo lường bao gồm:

- Lượng điện, nước sử dụng

- Lượng nguyên liệu, nhiên liệu, hóa chất sử dung

Trang 21

- Lượng rác thải phát sinh (rác thải sản xuất, sinh hoạt, chất thải nguy hại)

- Các chỉ tiêu nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất: BOD, COD, SS, pH, N,P,

Cr3+…

- Các chỉ tiêu gây ô nhiễm môi trường không khí: COx, NOx, khí H2S, hơi H2SO4,

SO2, bụi, tiếng ồn,

- Các yếu tố vi khí hậu: Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,…

- Số lần xảy ra sự cố tràn đổ hóa chất, tai nạn lao động,…

Ngoài ra công ty có sử dụng các dụng cụ ,thiết bị kiểm tra chất lượng nước thải đầu

ra như máy đo BOD, COD, pH, máy chuẩn độ; Cân để cân chất thải rắn, cũngđược kiểm định và hiệu chuẩn định kỳ

Kết quả đo được phải lưu hồ sơ, phân tích và sử dụng để đánh giá tình hìnhthực hiện cũng như sự tuân thủ các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác mà công ty camkết

Nếu phát sinh sự không phù hợp, công ty phải có biện pháp xử lý và đưa ra cáchành động cải tiến Do đó công ty phải thiết lập các thủ tục quy định việc giám sát và

đo cũng như đảm bảo độ tin cậy của các số liệu, độ chính xác của các thiết bị giám sát

và đo

Ghi chú:

Thủ tục giám sát và đo được thể hiện ở phụ lục 14 (pl trang 73)

Kế hoạch giám sát và đo của CTCPTDHD được thể hiện ở phụ lục 14A

Phiếu giám sát và đo của CTCPTDHD được thể hiện ơ phụ lục 14B

Thủ tục bảo trì, kiểm tra thiết bị đo được thể hiện ở phụ lục 14C

Trang 22

nhằm xác định các tình huống khẩn cấp và các tai nạn tiềm ẩn có thể gây ra các tácđộng đến môi trường, đồng thời có cách thức ứng phó với chúng.

Nhân viên môi trường cùng với trưởng các bộ phận, phòng ban trong công tytiến hành đánh giá và xác định các sự cố có thể xảy ra trong quá trình hoạt động sảnxuất của công ty

Dự kiến các tai nạn và các trường hợp khẩn cấp có thể xảy ra trong công ty.Xây dựng phương án phòng chống và khắc phục khi có sự cố xảy ra

Lập đội ứng phó với tình trạng khẩn cấp, đồng thời phân công trách nhiệm, tậpluyện theo phương án đề ra

Thực hiện ứng cứu khi sự việc bất ngờ xảy ra

Giảm nhẹ tác động của sự việc

Ban giám đốc chịu trách nhiệm xem xét và phê duyệt kế hoạch đáp ứng tìnhtrạng khẩn cấp và chỉ định nhân viên phụ trách đáp ứng tình trạng khẩn cấp của côngty

Nhân viên môi trường của công ty có trách nhiệm thiết lập, thực hiện và duy trìcác kế hoạch đáp ứng tình trạng khẩn cấp và điều phối các hoạt động

4.14.1 Các tình trạng khẩn cấp về môi trường

Để xác định đầy đủ các trường hợp khẩn cấp tiền ẩn, công ty cần đặt câu hỏi

“chuyện gì sẽ xảy ra nếu” với các vật liệu độc hại, các hoạt động, quá trình sản xuấtcủa công ty, cần xem xét đến các điều kiện bình thường và bất thường, khởi động hoặctắt các thiết bị máy móc,…

Việc xác định các tình huống khẩn cấp được thực hiện trong quá trình xác địnhKCMT do ban ISO phối hợp với các phòng ban, phân xưởng phụ trách

Trang 23

Đối với khách viếng thăm, nhà thầu cần phải có sự hỗ trợ của các nhân viêntrong công ty và nhân viên này đã được phân công trách nhiệm khi có sự cố, trườnghợp khẩn cấp xảy ra.

4.14.3 Duy trì hoạt động ứng cứu sự cố khẩn cấp của công ty.

Đối với hoạt động diễn tập và đào tạo ứng cứu tình trạng khẩn cấp phải đượcduy trì 2 lần/năm

Định kỳ 3 tháng/1 lần kiểm tra lại cơ sở hạ tầng phục vụ cho ứng cứu sự cốkhẩn cấp, đảm bảo chúng luôn chuẩn bị sẵn sàng

Thông báo sự cố xảy ra để các phòng ban, phân xưởng ngăn ngừa tái diễn

Và lưu giữ các hồ sơ liên quan

Ghi chú: Thủ tục chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng tình trạng khẩn cấp được thể

hiện ở phụ lục 15 (pl trang 81)

SVTH: Trần Thị Mộng Duyên 23 GVHD: KS Nguyễn Huy Vũ

Trang 24

4.15 SỰ KHÔNG PHÙ HỢP, HÀNH ĐỘNG KHẮC PHỤC VÀ PHÒNG NGỪA

Khi HTQLMT đi vào vận hành sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót và sự khôngphù hợp Sự không phù hợp là không đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO14001:2004, các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác về môi trường mà công ty camkết thực hiện, các tài liệu do công ty viết ra (sổ tay môi trường, hướng dẫn công việc)

Để HTQLMT ngày càng hoàn thiện hơn, công ty phải thiết lập, thực hiện vàduy trì thủ tục nhằm xác định các điểm không phù hợp trên thực tế và tiềm ẩn, đồngthời tiến hành các hành động khắc phục và phòng ngừa

Thủ tục khắc phục và phòng ngừa phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Nghiên cứu các vấn đề trên thực tế đang xảy ra và các vấn đề tiềm ẩn

- Xác định và viết ra những nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, tại sao nó xảy ra

- Đề xuất biện pháp khắc phục, xác định nguồn lực cần thiết để khắc phục vấn

đề, thực hiện khắc phục, giám sát kết quả thực hiện , theo dõi và lập hồ sơhành động khắc phục và phòng ngừa Khi phát hiện bất kỳ những điểmkhông phù hợp nào thì điền vào phiếu xác nhận không phù hợp và đượcchuyển đến Ban Lãnh Đạo

Ghi chú: Thủ tục hành động khắc phục và phòng ngừa được thể hiện ở phụ lục

16 (pl trang 89)

4.16 KIỂM SOÁT HỒ SƠ

Hồ sơ môi trường là bằng chứng chứng minh HTQLMT vận hành theo đúngnhững gì đề ra theo tài liệu, các yêu cầu của luật định và các yêu cầu hợp lý của cácbên hữu quan Do đó , lưu trữ hồ sơ là một phần không thể thiếu trong HTQLMT

Hồ sơ môi trường có trong HTQLMT bao gồm:

- Danh mục các KCMT và các tác động môi trường liên quan

- Các loại giấy tờ thể hiện việc tuân thủ các quy định như giấy phép môi trường,báo cáo giám sát môi trường,…

- Các biện pháp kiểm soát tác động môi trường và biện pháp thực hiện mục tiêu,chỉ tiêu, chương trình quản lý môi trường

Trang 25

- Hồ sơ kiểm tra, bảo quản và hiệu chuẩn các thiết bị, máy móc.

- Dữ liệu môi trường, kết quả đo đạc các mẫu giám sát (nước thải, khí thải, rácthải và sự cố môi trường,…)

- Hồ sơ trả lời các yêu cầu của thông tin nội bộ/ bên ngoài

- Kiểm tra áp dụng các thủ tục

- Hồ sơ đào tạo môi trường

- Thông tin về nhà cung cấp

- Kết quả đánh giá môi trường

- Hồ sơ họp xem xét của lãnh đạo

Công ty cần thiết lập, thực hiện và kiểm soát hồ sơ thuộc HTQLMT Các hồ sơ môitrường phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Lưu trữ đúng quy định

- Dễ đọc, rõ ràng và dễ tìm thấy khi cần

- Có thể xác định và theo dõi các hoạt động, dịch vụ

- Được bảo quản an toàn, tránh mất mát, hư hỏng hoặc thất lạc

Ghi chú: Thủ tục kiểm soát hồ sơ được thể hiện ở phụ lục 17 (pl trang 94)

4.17 ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ

Công ty phải thiết lập, thực hiện và duy trì thủ tục đánh giá nội bộ Thủ tục đánh giá nội bộ bao gồm lựa chọn ban đánh giá, đào tạo đánh giá viên, chuẩn bị kế hoạch đánh giá, tổ chức họp đánh giá, xác định phạm vi đánh giá, tần suất đánh giá, phương pháp đánh giá, báo cáo kết quả đánh giá và hành động khắc phục - phòng ngừa

Quy mô của ban đánh giá môi trường tùy thuộc vào quy mô của tổ chức và mức

độ các tác động môi trường trong công ty Công ty cần có đủ đánh giá viên nội bộ và

để đảm bảo tính khách quan, đánh giá viên không được đánh giá chính hoạt động và

bộ phận của mình Đánh giá viên phải am hiểu về ISO 14001:2004 và các hoạt động của công ty, đồng thời phải có kỹ năng và được đào tạo đánh giá môi trường

Công ty cần thực hiện đánh giá nội bộ 6 tháng/ 1 lần

Kế hoạch đánh giá, bảng câu hỏi đánh giá, các điểm lưu ý và các điểm không phù hợp là hồ sơ đánh giá môi trường và được kiểm soát theo thủ tục kiểm soát hồ sơ

SVTH: Trần Thị Mộng Duyên 25 GVHD: KS Nguyễn Huy Vũ

Trang 26

Ghi chú: Thủ tục đánh giá nội bộ được thể hiện ở phụ lục 18 (pl trang 97)

Bảng câu hỏi đánh giá nội bộ được thể hiện ở phụ lục 18A

4.18 XEM XÉT CỦA LÃNH ĐẠO

Quá trình xem xét định kỳ của lãnh đạo về HTQLMT của CTCPTDHD là nhằmđảm bảo HTQLMT luôn phù hợp và có tính hiệu lực

Việc xem xét được tiến hành ít nhất 6 tháng/lần và do Giám đốc chủ trì,(thường sau khi đánh giá nội bộ và sau khi tổng kết hoạt động năm trước và 6 thángđầu năm) Khi phát hiện và nghi ngờ có sự không phù hợp trong phạm vi quản lýHTQLMT sẽ tiến hành xem xét đột xuất

Dựa trên kết quả đánh giá thực trạng HTQLMT, Ban giám đốc Công ty đưa ranhững quyết định và hành động cần thiết liên quan đến các thay đổi có thể xảy ra vềchính sách, mục tiêu, chỉ tiêu cũng như các yếu tố khác của HTQLMT và nhất quánvới cam kết cải tiến liên tục

Ghi chú: Thủ tục xem xét lãnh đạo được thể hện ở phụ lục 19 (pl trang 108)

Trang 27

CHƯƠNG 5 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG HTQLMT THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 VÀO CÔNG TY CỔ PHẦN THUỘC

DA HÀO DƯƠNG

CẦU CỦA TIÊU CHUẨN ISO 14001:2004 VÀO CÔNG TY

B

4.4.1 Nguồn Hiện tại công ty đã có sẵn nguồn lực về môi trường Về mặt A

SVTH: Trần Thị Mộng Duyên 27 GVHD: KS Nguyễn Huy Vũ

Trang 28

ty phải xác định năng lực và tiến hành đào tạo

B

4.4.5 Kiểm

soát tài liệu

Việc kiểm soát tài liệu sẽ không gặp khó khăn nếu nhân viên được đào tạo kỹ và có nhiều kinh nghiệm trong việc kiểm soát

A

Kiểm soát sử dụng điện, nước: hiện công ty chưa có biện pháp

cụ thể về quản lý tình hình sử dụng điện, nước Tuy nhiên tiết kiệm điện, nước là chủ trương của công ty nên dễ thực hiện

B

Kiểm soát hóa chất: Công ty chưa quan tâm đến vấn đề sử dụng và thải bỏ hóa chất chưa có kho chứa riêng, quản lý chưa chặt chẽ vì vậy công ty sẽ khó khăn thực hiện điều này

C

Kiểm soát nước thải: Công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải hầu như hoàn chỉnh và có phòng thí nghiệm riêng nhằm phục cho công tác kiểm tra mẫu nước thải định kỳ

A

Kiểm soát chất thải rắn: công ty đã đang ký chủ nguồn thải vàgiao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải sản xuất và chất thải nguy hại Tuy nhiên, công tác này sẽgặp khó khăn do công ty thực hiện phân loại rác chưa tốt

A

Trang 29

hạn chế được tiếng ồn Tuy nhiên mùi hôi phát sinh thì công

ty chưa có biện pháp khắc phục triệt để, khí thải xử lý cũng chưa được tốt

Công ty rất quan tâm đến việc quản lý nhà thầu, nhà cung cấp

Công ty có trang bị các thiết bị PCCC nhưng chưa đầy đủ Vì

Công ty chưa có phòng y tế dự phòng, tuy nhiên việc xây dựng, bố trí lại phòng y tế cho công ty sẽ được tiến hành thuận lợi

B

Công ty cũng đã đưa ra một số biện pháp ứng cứu khi có sự

cố tràn đổ, rò rỉ hóa chất tuy nhiên công nhân trực tiếp vận hành chưa được tiếp xúc với các hướng dẫn công viêc này

Đối với việc đo đạc giám sát điện, nước, chất thải phát sinh,…thì công ty có thể thực hiện được dễ dàng nếu bố trí các thiết

bị đo đạc và nguồn nhân lực hợp lý

hệ thống Vì vậy việc xác định sự không phù hợp và đưa ra các hành động khắc phục và phòng ngừa cũng gặp nhiều khó khăn và thiếu sót

C

4.5.4 Đánh giá

nội bộ

Sau khi thiết lập các điều khoản trên, cần phải đánh giá toàn

bộ HTQLMT Tuy nhiên, vấn đề nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn còn hạn chế, công ty cần phải đào tạo nhằm cungcấp những đánh giá viên giỏi, đánh giá đúng hiện trạng của HTQLMT của công ty, từ đó có những khắc phục và cải tiến

Trang 30

cân nhắc các biện pháp cải tiến liên tục HTQLMT Bên cạnh

đó, công ty luôn họp các cấp lãnh đạo thường xuyên do đó sẽ không gặp khó khăn nhiều trong việc thực hiện yêu cầu này

HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 nhằm đạt được những lợi ích không nhữngcho công ty mà còn cho cộng đồng và hạn chế những tồn tại trên

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Công ty cổ phần thuộc da Hào Dương là một trong những doanh nghiệp chuyênsản xuất da thuộc xuất khẩu với chất lượng cao Qua nhiều năm hoạt động, công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín trên thị trường Bên cạnh những mặt tích cực mà công ty đã nổ lực thực hiện thì vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề liên quan đến môi trường chưa có hướng giải quyết triệt để và hợp lý Các hoạt động bảo vệ môitrường tại công ty chưa nhiều, tiến hành khá rải rác, thiếu đồng bộ và đồng bộ chưa có

hệ thống Hơn thế nữa, một lượng lớn công nhân chưa ý thức được tầm quan trọng

Trang 31

trong việc xây dựng HTQLMT Vì vậy công ty nếu muốn áp dụng thành công

HTQLMT thì phải quản lý chặt chẽ hơn nữa các vấn đề còn tồn tại của mình

Qua thời gian thực tập tại CTCPTDHD tôi nhận thấy muốn xây dựng và áp dụng thành công HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 điều kiện tiên quyết là sựcam kết của ban lãnh đạo và sự nhiệt tình tham gia hoạt động của tất cả các thành viên trong công ty

Bên cạnh đó, để thực hiện thành công HTQLMT công ty phải có những kế hoạch xác định cụ thể về thời gian, biện pháp và bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện đối với vấn đề môi trường đáng kể tại công ty, như:

Nước thải:

- Có chế độ khuyến khích việc giảm sử dụng nước

- Nâng cao nhận thức, giáo dục ý thức tiết kiệm nước cho công nhân

- Nâng cấp hệ thống cống thu gom nước thải

- Bố trí thời gian làm việc của các khâu ở các phân xưởng lệnh nhau 1 giờ đồng hồ để tránh tình trạng quá tải cục bộ

- Thu gom triệt để lượng da, lông, bạc nhạc thừa để giảm bớt mức độ ô nhiễmcủa nước thải

- Thường xuyên vận hành hệ thống xử lý nước thải, làm vệ sinh phân xưởng sản xuất

Trang 32

o Hạn chế mùi hôi từ hệ thống cống thu gom nước thải và hệ thống xử lý nước thải.

- Khí thải:

o Xe tải phải sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ

o Cần lắp đặt ngay hệ thống xử lý khí thải lò hơi thay vì nâng cao chiều cao ống khói như đã làm tại công ty

o Cần có biện pháp hạn chế lượng khí H2S, NH3 phát sinh từ hệ thống xử

lý nước thải bằng cánh nghiên cứu việc thay đổi hóa chất có chức năng tương tự nhưng không làm phát sinh nhiều khí có tính ăn mòn

Chất thải rắn:

Nhân viên môi trường cần thường xuyên kiểm tra và định kỳ hướng dẫn cho toàn thể công nhân viên của công ty về phân loại rác (1 tháng/lần), đồng thời giúp họ hiểu được lợi ích của việc phân loại rác

Quản đốc các phân xưởng có nhiệm vụ giám sát việc phân loại rác, đồng thời nhắc nhở, khiển trách nếu công nhân phân loại rác chưa đúng Nghiêm cấmcông nhân mang thức ăn vào khu vực sản xuất và bỏ rác đúng quy định

- Rác thải sinh hoạt:

Thực hiện tốt việc phân loại rác tại nguồn trước khi giao cho công ty đô thị thành phố

- Rác thải sản xuất:

o Thành lập tổ vệ sinh thường xuyên phân loại, thu gom triệt để chất thải sản xuất để tránh gây mùi hôi làm ảnh hưởng đến hệ thống xử lý nước thải và đồng thời mang sang khâu nấu bạc nhạc làm nhiên liệu sinh học tăng thêm nguồn lợi nhuận cho công ty

o Nâng cao tay nghề cho công nhân thao tác thành thạo để tiết kiệm

nguyên liệu và giảm bớt chất thải phát sinh

- Chất thải nguy hại:

o Cần phân loại đúng tránh bỏ chung với rác thải sản xuất

o Cặn dầu DO: được thu gom bán phế liệu hay tái sử dụng

Trang 33

o Toàn bộ bóng đèn quỳnh quang phải được xử lý thích hợp.

o Giẻ lau dính dầu trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng thiết bị được thu gom

và về vị trí đúng quy định trước khi giao cho công ty TNHH Lâm Phát.Ngoài việc thực hiện các kế hoạch trên công ty cũng cần chú ý đến các mục tiêu dài hạn như:

- Bổ sung nguồn nhân lực cho công tác quản lý môi trường tại công ty

- Tăng cường việc tổ chức các khóa huấn luyện, đào tạo về môi trường- an toàn lao động – PCCC

- Chuẩn bị và bổ sung thêm nguồn kinh phí cho công tác quản lý môi trường tại công ty

- Xem xét và tiến hành xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại công ty

SVTH: Trần Thị Mộng Duyên 33 GVHD: KS Nguyễn Huy Vũ

Trang 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO

trường- Quy định và hướng dẫn sử dụng.

thông số vệ sinh an toàn lao động Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT.

trong sản xuất, mua bán, vận chuyển, cất giữ, sử dụng, thu gom, tiêu hủy và thải bỏ các chất thải nguy hiểm Hà Nội

chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường Hà Nội

16/11/2009 V/v Ban hành quy chuẩn quốc gia về môi trường Hà Nội

05/12/2008 V/v Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường Hà Nội

hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động Hà Nội.

thuật

dẫn xử lý ô nhiễm môi trường trong tiểu thủ công nghiệp - tập 4: Xử lý ô nhiễm ngành Thuộc Da, TPHCM,

Trang 35

PHỤ LỤC

Trang 36

PHỤ LỤC 1 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC PHÒNG BAN, PHÂN XƯỞNG

- Xây dựng kế hoạch phát triển công ty (ngắn, trung và dài hạn) kế hoạch tháng, quý, năm

- Xây dựng kế hoạch giá thành sản phẩm

- Soạn thảo các văn bản hợp đồng kinh tế, dịch vụ và thanh lý hợp đồng

- Quản lý quy trình công nghệ sản xuất

- Quản lý an toàn sử dụng thiết bị máy móc, điện

- Theo dõi tiến độ xây dựng cơ bản

- Quản lý các phương tiện vận tải và xăng dầu phục vụ vận tải

- Quản lý và vận hành quá trình xử lý nước sông

- Quản lý và vận hành hệ thống xử lý nước thải

- Quản lý việc xử lý chất thải rắn

- Thực hiện công tác kế toán ở doanh nghiệp theo luật kế toán gồm:

o Kế toán tài chính

o Kế toán quản trị

- Theo dõi quản lý vật tư, nguyên vật liệu, thiết bị máy móc và phụ tùng thay thế

- Bảo đảm và quản lý các nguồn tài chính phục vụ cho sản xuất và đầu tư mở rộng, theo dõithanh toán công nợ

- Thực hiện công tác tuyển dụng lao động

- Thực hiện các chính sách đối với người lao động

- Thực hiện nghiệp vụ quản lý người nước ngoài làm việc tại công ty

- Kiểm tra luật lao động, an toàn lao động

- Lưu trữ hồ sơ, công văn và các giấy tờ quan trọng khác

- Thực hiện công tác bảo vệ, an ninh

- Thực hiện công tác đối ngoại với địa phương

- Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

- Nghiên cứu phát triển thị trường

- Thực hiện các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu

- Quản lý các vấn đề liên quan đến chất thải, khí thải, nước thải

- Lên kế hoạch cho việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường của công ty

Trang 37

A1,A2,A3 gia công sản xuất da phèn, A4 gia công sơ chế.

Trang 38

Điện (chạy thiết bị) 750.000 kwDầu DO (nấu bạc nhạc, xe nâng) 5.400 lít

Thiết bị xử lý nước sông : 1 x 2.450 = 2.450 kw

Nhiên liệu cung cấp cho thiết bị nấu bạc nhạc

Số lò hiện đang sử dụng: 03 lò

Lượng dầu DO sử dụng cho 1 lần nấu: 20 lít

Thời gian cho 1 lần nấu: 45 phút và nấu 3 lần trong ngày

Tổng lượng dầu DO sử dụng trong 1 ngày

3 x 20 x 3 = 180 lít dầu DO/ngày = 5.400 lít dầu DO/tháng

Công ty đưa vào hoạt động hệ thống xử lý nước sông Kinh công suất thiết kế 2.000 m3/ ngàyLượng nước cấp do khu công nghiệp cấp với định mức 1.000 m3/ngày

Trang 39

01 Chất tẩy lông Sudium Hydrosulphide -NaHS Đài Loan 20.000

48.053

08 Chất tẩy vôi Jolblel LPP

09 Chất làm mềm da Jolime 230P

10 Chất làm mềm da Jolbat Sop

26 Chất chống nấm mốc Amonium Bicarbonate Hàn Quốc 10.000

27 Chất chống nấm mốc Sodium Bicarbonate Trung Quốc 6.000

30 Thuốc nhuộm Everlan Black LM Đài Loan 1.350

(Nguồn báo cáo giám sát môi trường công ty Hào Dương tháng 10/2009)

Trang 40

PHỤ LỤC 3 CÁC LOẠI MÁY MÓC THIẾT BỊ ĐƯỢC SỬ DỤNG Ở CÔNG TY

AWMA 704A

NO2 – TCVN 6137-1996 NO-

APHA405

Bộ y tế 52TCN 352-89

AWMA 701

AWMA401

TCVN 1995

VỊ TRÍ LẤY MẪU: Bên hông trạm xử lý nước thải- cuối hướng gió

(Nguồn: Kết quả đo đạc không khí CTCPTDHD ngày 17/3/2010)

Ghi chú:

(1) QCVN 5-2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

(2) QCVN 6-2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí

Ngày đăng: 03/10/2013, 06:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng tổng hợp các KCMT của CTCPTDHD được thể hiện ở phụ lục 5B Bảng xác định các KCMT đáng kể của CTCPTDHD thể hiện ở phụ lục 5C Bảng tổng hợp các KCMT đáng kể tại CTCPTDHD thể hiện ở phụ lục 5D - CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001
Bảng t ổng hợp các KCMT của CTCPTDHD được thể hiện ở phụ lục 5B Bảng xác định các KCMT đáng kể của CTCPTDHD thể hiện ở phụ lục 5C Bảng tổng hợp các KCMT đáng kể tại CTCPTDHD thể hiện ở phụ lục 5D (Trang 7)
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC KCMT CỦA CTCPTDHD - CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001
BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC KCMT CỦA CTCPTDHD (Trang 50)
Bảng 1: Trách nhiệm biên soạn, kiểm tra và phê duyệt tài liệu nội bộ - CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001
Bảng 1 Trách nhiệm biên soạn, kiểm tra và phê duyệt tài liệu nội bộ (Trang 93)
BẢNG THEO DếI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU - CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001
BẢNG THEO DếI SỬA ĐỔI TÀI LIỆU (Trang 99)
Hình   thức   sử  dụng - CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001
nh thức sử dụng (Trang 137)
Hình 4: Hệ thống xử lý bụi Hình 3: Hoạt động vận tải của công ty - CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001
Hình 4 Hệ thống xử lý bụi Hình 3: Hoạt động vận tải của công ty (Trang 152)
Hình 6: Bãi lưu trữ chất thải rắn Hình 5: Hệ thống xử lý nước thải - CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001
Hình 6 Bãi lưu trữ chất thải rắn Hình 5: Hệ thống xử lý nước thải (Trang 153)
Hình 8: Hệ thống xử lý khí thải lò hơiHình 7: Hệ thống cô đặc bụi da - CHƯƠNG 3 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001
Hình 8 Hệ thống xử lý khí thải lò hơiHình 7: Hệ thống cô đặc bụi da (Trang 153)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w