1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khóa luận sơn thực trạng và giải pháp nhằm phát triển bền vững tại khu du lịch Tràng An tại Ninh Bình làm đề tài khóa luận của mình.

110 131 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI KHU DU LỊCH TRÀNG AN – NINH BÌNH 1. Lý do chọn đề tài. Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á. Chính vì vậy mà nó mang đầy đủ những nét văn hóa của Á Đông nhưng vẫn mang trong mình những nét riêng độc đáo mà không một quốc gia nào có được. Người Việt Nam luôn hiền lành, thật thà, hiếu khách khiến cho khách du lịch quốc tế đến đây một lần rồi lại muốn quay lại. Từ bắc vào nam trải qua nhiều vĩ độ nên Việt Nam rất đa dạng và phong phú không chỉ về địa hình mà còn cả con người, mỗi vùng đều có một đặc điểm, bản sắc văn hóa khác nhau. Trong đó, Ninh Bình được biết đến là một cố đô sầm uất một thời, là thủ phủ của Việt Nam xưa mà cả đất nước hướng về. Nói đến Ninh Bình không thể không nhắc tới Tràng An. Tràng An là một khu du lịch sinh thái nằm trong quần thể di sản thế giới Tràng An thuộc tỉnh Ninh Bình. Nơi đây đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng và UNESCO công nhận là di sản thế giới kép từ năm 2013. Tràng An với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250 triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi của trái đất, khí hậu, biển tiến, biển thoái đã mang trong mình hàng trăm thung lũng, hang động, hồ đầm. Danh thắng này là nơi bảo tồn và chứa đựng nhiều hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi, các di chỉ khảo cổ học và di tích lịch sử văn hóa. Hệ thống núi đá, sông suối, rừng và hang động ở Tràng An rất hiểm trở nên được Vua Đinh Tiên Hoàng chọn làm thành Nam bảo vệ Kinh đô Hoa Lư ở thế kỷ X và sau đó Nhà Trần sử dụng làm hành cung Vũ Lâm trong kháng chiến Nguyên Mông. Hiện nay nơi đây còn nhiều di tích lịch sử thời Đinh và thời Trần. Liên khu danh thắng Tràng An Tam Cốc – Bích Động – Cố đô Hoa Lư rừng đặc dụng Hoa Lư hiện được quy hoạch chung vào quần thể danh thắng Tràng An, trở thành di sản thế giới kép đầu tiên ở Việt Nam với những giá trị nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, lịch sử văn hóa và kiến tạo địa chất và cũng là địa danh được đầu tư để trở thành một khu du lịch tầm cỡ quốc tế. Với mục đích nghiên cứu thực trạng phát triển của du lịch Ninh Bình trên quan điểm bền vững, là nguyên nhân để em lựa chọn đề tài: Nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm phát triển bền vững tại khu du lịch Tràng An tại Ninh Bình làm đề tài khóa luận của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu thực trạng về sự phát triển du lịch bền vững tại Tràng An – Ninh Bình, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển du lịch tại Tràng An – Ninh Bình một cách bền vững. Để không chỉ các thế hệ hiện tại được hưởng các nguồn lợi từ Tràng An đem lại mà cả các thế hệ tương lai chúng ta cũng được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên du lịch này. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu  Xây dựng cơ sở lý luận về du lịch bền vững.  Khảo sát và đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững tại Tràng An – Ninh Bình.  Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tại Tràng An – Ninh Bình. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể: du lịch tại Tràng An. Đối tượng nghiên cứu: phát triển du lịch bền vững. 5. Phạm vi nghiên cứu Nội dung: “Phát triển hoạt động du lịch bền vững”. Không gian: Khu du lịch Tràng An. Thời gian: Khóa luận được thực hiện từ 1382018 đến 6112018

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Ông cha ta đã có câu: “Không thầy đố mày làm nên” nói lên sựtrân trọng và vai trò không thể thiếu của người thầy trong sự thànhcông của mỗi con người Đối với em, trong thời gian học tập tạiTrường Đại học Công nghiệp Hà Nội, em rất may mắn nhận được sựquan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của quý thầy cô giáo Em xin gửilời cảm ơn chân thành nhất đến quý thầy cô giáo Trường Đại họcCông nghiệp Hà Nội, đặc biệt là quý thầy cô giáo công tác tại khoa DuLịch Quý thầy cô chính là những người trang bị cho sinh viên chúng

em những kiến thức, sự nhiệt tình, ham học hỏi, đam mê nghềnghiệp… những hành trang quan trọng cho cuộc sống

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo

-Th.s Nguyễn Thị Bích Ngọc đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo emhoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này

Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp, trình độ hiểu biết củabản thân còn hạn chế nên việc phân tích, nghiên cứu, đưa ra biện phápkhông tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự thông cảm, chỉdẫn và góp ý của quý thầy cô giáo để bài luận văn của em được hoànthiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 06, tháng 11, năm 2018

Sinh viên

Nguyễn Thành Sơn

Trang 3

3 Bảng 2.3 Thống kê các phương tiện vận chuyển phục

4 Bảng 2.4 Lượng khách du lịch của tỉnh Ninh Bình

5 Bảng 2.5 Doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động kinh

6 Bảng 2.6 Trình độ học vấn của lực lượng lao động

Trang 4

1 Hình 2.1 Số lượng khách sạn tại Ninh Bình phân theo

Trang 5

mình những nét riêng độc đáo mà không một quốc gia nào có được.Người Việt Nam luôn hiền lành, thật thà, hiếu khách khiến cho khách dulịch quốc tế đến đây một lần rồi lại muốn quay lại Từ bắc vào nam trảiqua nhiều vĩ độ nên Việt Nam rất đa dạng và phong phú không chỉ về địahình mà còn cả con người, mỗi vùng đều có một đặc điểm, bản sắc vănhóa khác nhau.

Trong đó, Ninh Bình được biết đến là một cố đô sầm uất một thời,

là thủ phủ của Việt Nam xưa mà cả đất nước hướng về Nói đến NinhBình không thể không nhắc tới Tràng An Tràng An là một khu du lịchsinh thái nằm trong quần thể di sản thế giới Tràng An thuộc tỉnh NinhBình Nơi đây đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng di tích quốc giađặc biệt quan trọng và UNESCO công nhận là di sản thế giới kép từ năm

2013 Tràng An với hệ thống dãy núi đá vôi có tuổi địa chất khoảng 250triệu năm, qua thời gian dài phong hóa bởi sự biến đổi của trái đất, khíhậu, biển tiến, biển thoái đã mang trong mình hàng trăm thung lũng,hang động, hồ đầm Danh thắng này là nơi bảo tồn và chứa đựng nhiều

hệ sinh thái rừng ngập nước, rừng trên núi đá vôi, các di chỉ khảo cổ học

và di tích lịch sử văn hóa Hệ thống núi đá, sông suối, rừng và hang động

ở Tràng An rất hiểm trở nên được Vua Đinh Tiên Hoàng chọn làm thànhNam bảo vệ Kinh đô Hoa Lư ở thế kỷ X và sau đó Nhà Trần sử dụnglàm hành cung Vũ Lâm trong kháng chiến Nguyên Mông Hiện nay nơiđây còn nhiều di tích lịch sử thời Đinh và thời Trần

Liên khu danh thắng Tràng An - Tam Cốc – Bích Động – Cố đô Hoa

Lư - rừng đặc dụng Hoa Lư hiện được quy hoạch chung vào quần thểdanh thắng Tràng An, trở thành di sản thế giới kép đầu tiên ở Việt Namvới những giá trị nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, lịch sử văn hóa vàkiến tạo địa chất và cũng là địa danh được đầu tư để trở thành một khu

du lịch tầm cỡ quốc tế

Trang 6

Với mục đích nghiên cứu thực trạng phát triển của du lịch Ninh Bìnhtrên quan điểm bền vững, là nguyên nhân để em lựa chọn đề tài: Nghiêncứu thực trạng và giải pháp nhằm phát triển bền vững tại khu du lịchTràng An tại Ninh Bình làm đề tài khóa luận của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Thông qua việc nghiên cứu thực trạng về sự phát triển du lịch bềnvững tại Tràng An – Ninh Bình, từ đó đề xuất một số giải pháp gópphần phát triển du lịch tại Tràng An – Ninh Bình một cách bền vững

Để không chỉ các thế hệ hiện tại được hưởng các nguồn lợi từ Tràng

An đem lại mà cả các thế hệ tương lai chúng ta cũng được hưởng lợi

từ nguồn tài nguyên du lịch này

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

 Xây dựng cơ sở lý luận về du lịch bền vững

 Khảo sát và đánh giá thực trạng phát triển du lịch bền vững tạiTràng An – Ninh Bình

 Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững tạiTràng An – Ninh Bình

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể: du lịch tại Tràng An

Đối tượng nghiên cứu: phát triển du lịch bền vững

5 Phạm vi nghiên cứu

Nội dung: “Phát triển hoạt động du lịch bền vững”

Không gian: Khu du lịch Tràng An

Thời gian: Khóa luận được thực hiện từ 13/8/2018 đến 6/11/2018

6 Các phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu

Đối với phương pháp này, em đã đến ban quản lý khu du lịchTràng An để xin các thông tin về việc phát triển du lịch ở đây như lượng

Trang 7

khách, lực lượng lao động tham gia vào hoạt động du lịch… Sau đó, từnhững số liệu xin được, em sử lý số liệu theo phương pháp thô để đưa rakết quả và từ đó ta thấy được thực trạng phát triển du lịch bền vững tạiTràng An như thế nào

Phương pháp khảo sát thực địa

Đối với phương pháp này, em đã đến thực địa tại Tràng An 2 lần

để làm rõ hơn các thông tin mình tìm hiểu trên sách báo, trên internet…như là thực tế cảnh quan môi trường nơi đây, người dân ở đây có thực sựđược tham gia vào hoạt động du lịch và hưởng lợi từ hoạt động du lịchnày không, hay xin trực tiếp các số liệu về khách du lịch hay nguồn laođộng, cơ sở du lịch… làm cho thông tin của mình về khu du lịch Tràng

An một cách đầy đủ và chính xác nhất và từ đó tìm ra những giải pháp

có tính khả thi nhằm hướng tời du lịch Tràng An phát triển một cách bềnvững

Phương pháp phân tích, đánh giá, so sánh

Đối với phương pháp này, thì từ các tài liệu em thu thập được kếthợp với việc đi khảo sát thực tế thì em tổng hợp kết quả lại và phân tíchsau đó so sánh với các cơ sở du lịch khác, các tỉnh thành, các đất nướckhác hiện nay đang làm du lịch bền vững rất tốt ví dụ như Đà Nẵng hayMyanmar, Singapor… để tìm ra những giải pháp nhằm góp phần khắcphục những tồn tại, bất cập tại du lịch Tràng An, hướng Tràng An đếnvới việc phát triển du lịch bền vững

Phương pháp điều tra xã hội

Với phương pháp này, em có sử dụng hệ thống bảng hỏi để điềutra các vấn đề như người dân có thực sự được trực tiếp tham gia vào hoạtđộng du lịch hay không, người dân có thực sự được chia sẻ về quyền lợikinh tế hay không, hay về vấn đề môi trường thì môi trường có bị xuốngcấp hay không, sự bảo vệ môi trường có được thực hiện hay không để

Trang 8

thấy được thực trạng hiện nay cũng như tìm ra những giải pháp thiết thựcnhất giúp du lịch Tràng An phát triển theo hướng bền vững.

7 Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài

Ý nghĩa khoa học: Đề tài đem lại cái nhìn đầy đủ hơn về khu du lịchTràng An và vai trò của các tài nguyên du lịch cũng như tiềm năng to lớn

của chúng trong việc phát triển du lịch bền vững tại đây

Ý nghĩa thực tiễn: Những kết quả của việc điều tra, nghiên cứu vànhững giải pháp đưa ra có thể áp dụng vào việc quy hoạch phát triển dulịch bền vững

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀNVỮNG TẠI KHU DU LỊCH TRÀNG AN – NINH BÌNH

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm Du lịch

Du lịch là một trong những ngành kinh tế năng động nhất hiện nay

Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO) đã thống kê có tới 698 triệu khách du

Trang 9

lịch quốc tế trong năm 2000, tạo ra thu nhập từ du lịch đạt 476 tỷ đô la.

Số thu nhập trên chiếm hơn 8% của tổng kim ngạch xuất khẩu thế giới

và bằng khoảng 1/3 doanh thu khối dịch vụ của cả thế giới Du lịch sẽnhanh chóng trở thành bộ phận quan trọng nhất của thương mại quốc tế

Du lịch nội địa cũng có vị trí rất quan trọng và đến nay du lịch nếu cộng

cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa đã trở thành ngành “công nghiệp”

lớn nhất hành tinh Trong một thời gian dài du lịch quốc tế đã liên tụcphát triển với tốc độ khoảng 4-5%/năm Theo dự báo của WTO thì sẽ cókhoảng 1 tỷ khách du lịch quốc tế vào năm 2010 và khoảng 1,6 tỷ khách

du lịch quốc tế vào năm 2020 Doanh thu từ du lịch quốc tế sẽ vàokhoảng 1000 tỷ đôla vào năm 2010 và khoảng 2000 tỷ đôla vào năm

2020 Du lịch nội địa sẽ tiếp tục mở rộng tại nhiều nước trên phạm vitoàn cầu

Năm 1941, theo định nghĩa của Hunziker và Kraff: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng bắt nguồn từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên”.

Vào năm 1963, Liên hợp quốc định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải nơi làm việc của họ”

Theo luật du lịch Việt Nam ra đời vào năm 2005 đã đưa ra khái niệm

về du lịch như sau:

“Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

1.1.2 Khái niệm phát triển du lịch bền vững

Trang 10

Phát triển được hiểu là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu

tố cấu thành khác nhau về kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hóa…Phát triển là xu hướng tự nhiên tất yếu của thế giới vật chất nói chung,của xã hội loài người nói riêng Phát triển kinh tế - xã hội là quá trìnhnâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người bằng pháttriển lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, nâng cao các giá trị văn hóacộng đồng Sự chuyển đổi của các hình thái xã hội từ xã hội công xãnguyên thủy lên chiếm hữu nô lệ rồi lên phong kiến và đến xã hội tư bản…được coi là một quá trình phát triển

Mục tiêu của phát triển là nâng cao điều kiện và chất lượng sốngcủa con người, làm cho con người ít phụ thuộc vào thiên nhiên, tạo lậpmột xã hội công bằng và bình đẳng giữa các thành viên Các mục tiêuphát triển thường được cụ thể hóa bằng những chỉ tiêu về đời sống vậtchất như lương thực, nhà ở, điều kiện đảm bảo sức khỏe và đời sống tinhthần như giáo dục, mức hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật, sự bình đẳng xãhội, tự do chính trị, truyền thống lịch sử của từng quốc gia

Sau một thời gian dài phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới,bên cạnh những lợi ích xã hội, nâng cao điều kiện sống cho con người,hoạt động phát triển cũng đã và đang làm cạn kiệt tài nguyên, gây ranhững tác động tiêu cực làm suy thoái môi trường Trái đất Trước nhữngthực tế không thể phủ nhận là môi trường ngày càng bị ô nhiễm bởi cácchất thải từ các hoạt động kinh tế, nhiều hệ sinh thái đã bị suy thoái ởmức báo động, nhiều loại sinh vật đã và đang có nguy cơ diệt vong, ảnhhưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của xã hội qua nhiều thế hệ… Từnhận thức này đã xuất hiện một khái niệm mới của con người về hoạt

động phát triển, đó là “phát triển bền vững”.

Lý thuyết về phát triển bền vững xuất hiện khoảng giữa nhữngnăm 1980 và vào năm 1987 chính thức được đưa ra tại hội nghị của Ủy

Trang 11

ban Thế giới về Phát triển và Môi trường nổi tiếng với tên gọi ủy banBrundtland.

Ủy ban Brundtland đã đưa ra định nghĩa về phát triển bền vững

như sau: “Phát triển bền vững được hiểu là hoạt động phát triển kinh tế nhằm đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau”.

Nhưng khi phân tích theo định nghĩa trên của ủy ban Brundtlandthì nội dung chủ yếu chỉ xoay quanh vấn đề về phát triển kinh tế Mặc dùcòn nhiều tranh luận xung quanh khái niệm về phát triển bền vững ởnhững góc độ khác nhau, tuy nhiên có thể nhận thấy rằng cho đến naykhái niệm mà Ủy ban Brundtland đã đưa ra vào năm 1987 được sử dụngrộng rãi, làm chuẩn mực để so sánh các hoạt động phát triển có tráchnhiệm đối với môi trường sống của con người

Khi nghiên cứu kỹ khái niệm về phát triển bền vững mà Ủy banThế giới về Phát triển và Môi trường đưa ra vào năm 1987 thì có hai vấn

đề được phân tích sâu đó là:

Nhu cầu trong giới hạn của định nghĩa này được hiểu là các nhucầu thiết yếu được giành ưu tiên cho những người được xem là nghèonhất trên thế giới

Hạn chế việc lạm dụng khả năng tự phục hồi của môi trường tựnhiên trong việc khai thác tài nguyên đáp ứng các nhu cầu bằng việckhuyến khích ứng dụng các tiến bộ về khoa học công nghệ và sự giúp đỡcủa các tổ chức xã hội

Để đảm bảo cho các hoạt động phát triển bền vững, cần thiết phảixem xét một cách đồng bộ đến các khía cạnh về văn hóa - xã hội, tựnhiên và kinh tế

Trang 12

Theo quan niệm của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới đưa ra

vào năm 1980 thì: “Phát triển bền vững phải cân nhắc đến hiện trạng khai thác các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo, đến các điều kiện thuận lợi cũng như khó khăn trong việc tổ chức các kế hoạch hành động ngắn hạn và dài hạn đan xen nhau” Điều này khẳng định rằng

mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của hầu hết các nước trên thế giớiphải được xác định trong mối quan hệ bền vững

Tại Hội nghị về Môi trường toàn cầu RIO - 92, quan niệm về pháttriển bền vững được các nhà khoa học bổ sung Theo đó, phát triển bềnvững được hình thành trong sự hòa nhập, xen cài và thỏa hiệp của 3 hệthống tương tác là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ văn hóa - xã hội

Hình 1.1 Quan niệm về phát triển bền vững

Dưới quan niệm phát triển này, vào năm 1992, Jacobs và Sadler

đã cho rằng: Phát triển bền vững là kết quả tương tác qua lại và phụthuộc lẫn nhau của 3 hệ thống nói trên đồng thời xác định phát triển bềnvững không cho phép con người vì sự ưu tiên phát triển của hệ này màgây ra sự suy thoái và tàn phá đối với hệ khác, hay nói cụ thể hơn thìphát triển bền vững là sự dung hòa các tương tác và sự thỏa hiệp giữa 3

Trang 13

hệ thống nói trên nhằm đưa ra các mục tiêu hẹp hơn cho sự phát triểnbền vững, bao gồm:

- Tăng cường khả năng tham gia có hiệu quả của cộng đồng vàonhững quyết định mang tính chất chính trị trong quá trình phát triển của

xã hội

- Tạo ra những khả năng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế màkhông làm suy thoái tài nguyên thông qua việc áp dụng những thành tựumới về khoa học kỹ thuật

- Giải quyết các xung đột trong xã hội do phát triển không côngbằng

Ở Việt Nam, lý luận về phát triển bền vững cũng đã được các nhàkhoa học và lý luận quan tâm nghiên cứu trong thời gian gần đây Trên

cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu về lý luận và kinh nghiệm quốc

tế về phát triển bền vững, đối chiếu với những hoàn cảnh cụ thể ở ViệtNam đã thấy Việt Nam là một quốc gia có diện tích tự nhiên vào loạitrung bình trên thế giới, trong đó ¾ là địa hình đồi núi với hơn 3200 kmđường bờ biển, trải dài trên 15 vĩ tuyến Việt Nam có tiềm năng tự nhiên

và môi trường phong phú, đa dạng Tuy nhiên, trong quá trình phát triểntài nguyên thiên nhiên, môi trường Việt Nam đã bị nhiều tác động đặcbiệt là hậu quả của hai cuộc chiến tranh và tiếp đó là việc khai thác thiếu

cơ sở của con người Trước tình hình đó, việc nghiên cứu lý luận làm cơ

sở để phân tích đưa ra các giải pháp đảm bảo sự phát triển bền vững phùhợp với đặc điểm của Việt Nam là hết sức cần thiết và cấp bách

Chỉ thị số 36/CT của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ươngĐảng ngày 25/6/1998 đã xác định mục tiêu và các quan điểm cơ bản chophát triển bền vững chủ yếu dựa vào hoạt động bảo vệ môi trường Đồngthời trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng VIII vào năm 1996 cũng đã

Trang 14

chính thức đề cập đến khía cạnh bảo vệ môi trường sinh thái, sử dụnghợp lý tài nguyên như một cấu thành không thể tách rời của phát triểnbền vững.

Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đãxác định chiến lược phát triển của nước ta trong khoảng 20 năm tới là:

“Phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hóa, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường” “Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, coi đây là một nội dung chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh

tế xã hội” Có thể thấy rằng, nhận thức về phát triển bền vững dựa trên 3

mặt: kinh tế, xã hội và môi trường đã được thể hiện một các rõ ràng,chính xác trong đường lối phát triển của Đảng

Từ các nội dung trên, có thể thấy vấn đề phát triển bền vững ởViệt Nam đã và đang được Đảng và Nhà nước cũng như các cấp chínhquyền rất quan tâm, nhằm khai thác có hiệu quả và lâu dài các tiềm năng

to lớn về tài nguyên, môi trường phục vụ cho mục tiêu xây dựng mộtnước Việt Nam giàu đẹp, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đời sốngngười dân không ngừng được cải thiện với việc bảo tồn các giá trị vănhóa mang đậm bản sắc dân tộc

Khái niệm về phát triển du lịch bền vững không tách rời khái niệmphát triển bền vững nên ngay từ những năm 1980, khi các vấn đề về pháttriển bền vững được đề cập và tiến hành nghiên cứu thì đã có nhiềunghiên cứu khoa học được thực hiện nhằm đưa ra các khía cạnh ảnhhưởng của du lịch có liên quan đến phát triển bền vững Nhiệm vụ trọngtâm của những nghiên cứu này nhằm để giải thích cho sự cần thiết phảiđảm bảo tính toàn vẹn của môi trường sinh thái, các giá trị văn hóa trong

Trang 15

khi tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ phát triển dulịch, góp phần tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.

Ở một góc độ khác có thể dễ dàng nhận thấy du lịch là một ngànhkinh tế tổng hợp có định hướng tài nguyên, bao gồm tài nguyên tự nhiên

và tài nguyên nhân văn Từ đó, ta thấy rõ sự phát triển của du lịch gắnliền với môi trường Chính vì vậy, bản thân sự phát triển của du lịch đòihỏi phải có sự phát triển bền vững chung của xã hội và ngược lại

Từ thập niên 1990, các nhà khoa học trên thế giới đã đề cập nhiềuđến sự phát triển của du lịch với mục đích đơn thuần về kinh tế đang đedọa và hủy hoại môi trường sinh thái, đến các nền văn hóa bản địa Hậuquả của các tác động này sẽ lại ảnh hưởng đến bản thân sự phát triển lâudài của ngành du lịch Chính vì vậy, đã xuất hiện yêu cầu nghiên cứu

“Phát triển du lịch bền vững” nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của

hoạt động du lịch và đảm bảo sự phát triển lâu dài Từ đây đã xuất hiệnmột số loại hình du lịch bước đầu quan tâm đến khía cạnh môi trườngxuất hiện như: du lịch sinh thái, du lịch dựa vào thiên nhiên, du lịchkhám phá, du lịch mạo hiểm… đã góp phần nâng cao hình ảnh về mộthướng phát triển có trách nhiệm, làm cho du lịch ngày càng trở nên thânthiện hơn với môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững

Hiện nay, trong quá trình thống nhất về nhận thức, quan niệm vềphát triển du lịch bền vững vẫn còn những bất đồng, đặc biệt giữa quanđiểm coi phát triển du lịch bền vững cần đảm bảo nguyên tắc chính làbảo tồn tài nguyên, môi trường và văn hóa với quan điểm cho rằngnguyên tắc hàng đầu của phát triển du lịch bền vững là sự tăng trưởng vềkinh tế do du lịch đem lại

Dưới góc độ về kinh tế mà sự quan tâm chủ yếu đối với phát triển

du lịch là lợi nhuận thì “Du lịch bền vững là quá trình hoạt động du lịch

mà ở đó có thể duy trì được sự phát triển trong một thời gian, giai đoạnkhông xác định” Tuy nhiên, quan niệm này chịu rất nhiều sự chỉ trích,

Trang 16

phê phán của các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà nghiên cứu về môitrường và tài nguyên.

Đa số cho rằng du lịch bền vững được hiểu là “Hoạt động khaithác môi trường tự nhiên và văn hóa nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạngcủa khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích dài hạn, đồng thời tiếp tụcduy trì các khoản đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường và góp phầnnâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”

Năm 1992, tại Hội nghị về môi trường và Phát triển của Liên hợpquốc tại Rio de Janeiro, Tổ chức Du lịch Thế giới - WTO đã đưa ra định

nghĩa về du lịch bền vững như sau: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thỏa mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa, đa dạng sinh học,

sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”.

Năm 1995, Hội nghị chính thức về phát triển du lịch bền vữngđược tổ chức ở Lanzarote, Tây Ban Nha Hội nghị đã cho ra đời một

Hiến chương về du lịch bền vững Năm 1997, trong báo cáo "Chương trình nghị sự 21 trong ngành công nghiệp du lịch và lữ hành: hướng đến

sự phát triển bền vững về môi trường", WTO (World Tourism

Organization) và WTTC (World Travel & Tourism Council) đã xác định

du lịch bền vững là:

"Sự phát triển du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của du khách và cộng đồng địa phương trong hiện tại và trong khi vẫn duy trì và nâng cao những cơ hội đó cho các thế hệ tương lai Du lịch bền vững dựa trên

Trang 17

sự quản lí tất cả các tài nguyên theo cách mà nhu cầu về kinh tế, xã hội

và thẩm mĩ được thỏa mãn trong khi vẫn duy trì sự hợp nhất về văn hóa,

đa dạng sinh học, các quá trình sinh thái cơ bản và các hệ sinh thái Các sản phẩm du lịch bền vững là những sản phẩm được quản lí trong sự hài hòa với môi trường, cộng đồng và các nền văn hóa địa phương để chúng

có thể trở thành những phúc lợi lâu dài của sự phát triển du lịch".

Định nghĩa trên đây cho thấy rằng về lâu dài, sự phát triển của dulịch phải đi kèm theo việc bảo tồn các giá trị môi trường, xã hội và sinhthái trong khi vẫn duy trì hoặc nâng cao hiệu quả của các hoạt động dulịch Để đạt được điều này, các hệ thống quản lí liên quan phải luôn đảmbảo sao cho sự phát triển du lịch sẽ ít gây ra tác động tiêu cực đến môitrường nhất Vì vậy, phát triển với tôn chỉ bảo tồn và tiết kiệm tài nguyênthay vì bị chi phối bởi các động lực thị trường chính là nền tảng của pháttriển bền vững nói chung và của phát triển du lịch bền vững nói riêng

Theo Luật Du lịch Việt Nam - 2005 đã nêu khái niệm về du lịch

bền vững như sau: “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương la.”

Du lịch bền vững ở Việt Nam là một khái niệm còn mới mẻ,nhưng thông qua các bài học và kinh nghiệm thực tế về phát triển du lịchtại nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, nhận thức về mộtphương thức phát triển du lịch có trách nhiệm với môi trường, có tácdụng giáo dục, nâng cao hiểu biết cho cộng đồng đã xuất hiện ở ViệtNam Mặc dù còn những quan điểm chưa thật sự thống nhất về kháiniệm phát triển bền vững nhưng đến nay đa số ý kiến các chuyên giatrong lĩnh vực du lịch và các lĩnh vực có liên quan khác ở Việt Nam đều

cho rằng: “Phát triển du lịch bền vững là hoạt động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng

Trang 18

của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động du lịch trong tương lai, cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng địa phương”.

Như vậy, du lịch bền vững cần chú trọng giải quyết một số vấn đề sau:

- Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng địa phương, nơi diễn ra các hoạt động du lịch

- Đưa lại cho du khách những chuyến du lịch có chất lượng và có trách nhiệm

- Đảm bảo duy trì chất lượng của môi trường cả về môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn vì lợi ích không chỉ của cộng đồng địa phương mà cả du khách

1.2 Các nguyên tắc và mục tiêu đảm bảo cho phát triển du lịch bền vững

1.2.1 Các nguyên tắc

1.2.1.1 Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý

Mọi hoạt động phát triển kinh tế đều liên quan đến việc sử dụngcác nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn Nhiều nguồn tài nguyêntrong số đó không thể tái tạo hay thay thế được hoặc khả năng tái tạophải trải qua một thời gian rất dài hàng triệu năm

Chính vì vậy, đối với các ngành kinh tế nói chung và ngành dulịch nói riêng, việc khai thác sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên lànguyên tắc hàng đầu mặc dù phần lớn các nguồn tài nguyên được xem làtài nguyên có khả năng tái tạo được hoặc ít biến đổi Nếu các tài nguyên

du lịch được khai thác một cách hợp lý, bảo tồn và sử dụng bền vững

Trang 19

đảm bảo quá trình tự duy trì hoặc tự bổ sung được diễn ra theo nhữngquy luật tự nhiên hoặc thuận lợi hơn do có sự tác động của con ngườithông qua việc đầu tư, tôn tạo thì sự tồn tại của các tài nguyên đó sẽ lâudài đáp ứng được nhu cầu phát triển của du lịch qua nhiều thế hệ Việc

sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên cần dựa trên cơ sở nghiên cứu kiểm

kê đánh giá, quy hoạch sử dụng các mục tiêu phát triển cụ thể

Hình 1.2 Hòn đảo Tioman - Malaysia

Sự phát triển bền vững nói chung và phát triển du lịch bền vữngnói riêng cần đảm bảo việc lưu lại cho thế hệ tương lai nguồn tài nguyênkhông kém hơn so với những gì mà thế hệ trước được hưởng Điều này

có nghĩa là trong quá trình khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên phảitính đến các giải pháp nhằm ngăn chặn sự mất đi của các loại sinh vật, sựsuy giảm các chức năng thiết yếu của các hệ sinh thái có giá trị du lịchnhư các khu rừng nguyên sinh, các vùng đất ngập nước, các rạn san hô…

và khả năng bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Điều nàycũng còn có nghĩa là tài nguyên và môi trường du lịch cần được hiểu đó

không phải là “hàng hóa cho không” mà phải được tính vào chi phí đầu

vào của sản phẩm du lịch để có được nguồn đầu tư cần thiết cho việc bảotồn và tái tạo tài nguyên, kiểm soát và ngăn chặn sự xuống cấp môi

Trang 20

trường

Hình 1.3 Một góc hòn đảo Tioman - Malaysia

Nguyên tắc này có thể cụ thể hóa bằng một số hành động cụ thểcần được tính đến trong quá trình phát triển:

- Ngăn chặn sự phá hoại các nguồn tài nguyên tự nhiên, các giá trị vănhóa lịch sử, truyền thống dân tộc

- Phát triển và thực thi các chính sách môi trường hợp lý trong mọi lĩnhvực của du lịch

- Nguyên tắc “phòng ngừa” cần được tính đến trong tất cả các hoạt động

và phát triển mới

- Bảo vệ và ủng hộ việc thừa hưởng các di sản văn hóa và lịch sử các dântộc cũng như tôn trọng các quyền lợi của người dân địa phương trongviệc khai thác các tài nguyên du lịch

- Duy trì hoạt động trong giới hạn sức chứa được xác định

1.2.1.2 Phát triển phải gắn liền với nỗ lực bảo tồn tính đa dạng

Tính đa dạng về thiên nhiên, về văn hóa và xã hội là nhân tố đặcbiệt quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của du lịch, làm thỏa mãn nhu cầu đadạng của khách du lịch, tăng cường sự phong phú về sản phẩm du lịch.Nơi nào có tính đa dạng cao về tự nhiên, văn hóa và xã hội thì nơi đó sẽ

Trang 21

có khả năng cạnh tranh cao về du lịch và có sức hấp dẫn lớn, đảm bảocho sự phát triển Chính vì vậy, việc duy trì và tăng cường tính đa dạngthiên nhiên, văn hóa và xã hội là hết sức quan trọng cho sự phát triển bềnvững lâu dài của du lịch và cũng là chỗ dựa sinh tồn cho ngành du lịch.

Hình 1.4 Cưỡi voi ở buôn Đôn - Tây Nguyên

Trong thực tế, nếu phát triển du lịch được đúng theo nguyên tắcthì đảm bảo hoạt động du lịch sẽ là một động lực góp phần tích cực duytrì sự đa dạng của thiên nhiên Ví dụ điển hình là hoạt động du lịch sinhthái ở các vườn quốc gia, các khu bảo tồn tự nhiên ở nhiều nơi trên thếgiới đều nhận được sự hỗ trợ to lớn từ du lịch thông qua đóng góp cụ thể

về tài chính, việc tạo ra tăng thu nhập cho việc bảo tồn đa dạng sinh học

Hình 1.5 Lễ hội tại buôn Đôn - Tây Nguyên

Du lịch cũng góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa bằng việc khích

lệ các hoạt động văn hóa dân gian, thúc đẩy việc sản xuất các mặt hàngtruyền thống, chia sẻ lợi ích từ nguồn thu cho việc tôn tạo, bảo vệ các di

Trang 22

tích lịch sử văn hóa… Du lịch còn tạo thêm công ăn việc làm, góp phầnlàm đa dạng hóa xã hội.

Tuy nhiên trong quá trình phát triển của mình, bên cạnh nhữngđóng góp tích cực vào quá trình bảo tồn tính đa dạng, hoạt động du lịchcũng dễ làm tổn hại đến nó nếu không được quản lý và giám sát có hiệuquả

Sự đa dạng văn hóa bản địa cũng bị đe dọa khi người dân bản địabiến nó thành hàng hóa bán cho khách du lịch Việc tiêu chuẩn hóa cácsản phẩm văn hóa để phục vụ khách đang làm mất đi nhiều giá trị vănhóa đặc sắc độc đáo riêng của địa phương Tính đa dạng văn hóa cũng sẽ

bị ảnh hưởng khi cộng đồng địa phương có những điều chỉnh văn hóabản địa riêng của mình để đáp ứng thị hiếu theo nhu cầu của khách và

điều này còn thường dẫn tới sự điều chỉnh về tinh thần “phục vụ”.

1.2.1.3 Phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế

-xã hội

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng caonên mọi phương án khai thác tài nguyên để phát triển phù hợp với cácquy hoạch chuyên ngành nói riêng và quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hộinói chung ở phạm vi quốc gia, vùng, địa phương Ngoài ra đối với mỗiphương án phát triển cần tiến hành đánh giá tác động môi trường nhằmhạn chế các tác động tiêu cực đến tài nguyên và môi trường Điều này sẽgóp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch trong mối quan

hệ với các ngành kinh tế khác cũng như với việc sử dụng có hiệu quả tàinguyên, đảm bảo môi trường

Việc đánh giá tác động môi trường đối với mỗi phương án quyhoạch phát triển đảm bảo sự nhìn nhận toàn diện về những tác động của

du lịch tới tài nguyên, môi trường tự nhiên, văn hóa xã hội Nó còn đánhgiá được các lợi ích cũng như sự bất lợi về kinh tế trong mối quan hệ với

Trang 23

tài nguyên và môi trường Bên cạnh đó, các đánh giá tác động còn tínhtới những mâu thuẫn quyền lợi có thể xảy ra giữa các thành phần kinh tếkhác như: Cộng đồng địa phương, du khách, chính quyền Trung ương vàđịa phương, các doanh nghiệp… Điều này là rất cần thiết làm căn cứ choviệc điều hòa quyền lợi, tránh những xung đột tiêu cực, đảm bảo sự pháttriển lâu dài, bền vững của mọi ngành kinh tế trong đó có du lịch.

1.2.1.4 Chú trọng việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương trong phát triển

Để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và từng ngành kinh tế nóiriêng, việc khai thác các tiềm năng tài nguyên là điều tất yếu Tuy nhiên,thực tế cho thấy trên mỗi địa bàn lãnh thổ nếu mỗi ngành chỉ biết đến lợiích của mình không có sự hỗ trợ đối với sự phát triển kinh tế và chia sẻquyền lợi với cộng đồng địa phương thì sẽ làm cho kinh tế và cuộc sốngngười dân địa phương gặp nhiều khó khăn, kém phát triển Điều nàybuộc cộng đồng địa phương phải khai thác tối đa các tiềm năng tàinguyên của mình làm đẩy nhanh quá trình cạn kiệt tài nguyên và tổn hạiđến môi trường sinh thái Kết quả các quá trình đó sẽ gây những tácđộng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của ngành du lịch nói riêng vàkinh tế - xã hội nói chung Chính vì vậy, việc chia sẻ lợi ích với cộngđồng địa phương là một nguyên tắc quan trọng trong phát triển bềnvững

Bên cạnh đó, việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương cònđược thể hiện thông qua những chi phí cần thiết từ nguồn thu du lịch choviệc bảo tồn tài nguyên và duy trì môi trường Điều này sẽ góp phần đảmbảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và sự pháttriển bền vững nói chung của lãnh thổ

Thu nhập du lịch cũng cần được điều hòa thông qua kế hoạch đầu

tư phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch nhỏ với sự tham gia củacộng đồng địa phương, các hoạt động này ngược lại sẽ góp phần làm đa

Trang 24

dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Nguyên tắc này cũngcần được xem xét áp dụng đối với các hoạt động du lịch ở quy mô khuvực và quốc tế Điều khác ở đây là thay vì cộng đồng địa phương, quốcgia có điểm du lịch sẽ được hưởng sự điều hòa lợi ích từ nguồn thu củacác công ty du lịch xuyên quốc gia cho mục đích tạo công ăn việc làm,nâng cao mức sống của người dân và bảo tồn duy trì các nguồn tàinguyên, môi trường sinh thái, góp phần vào quá trình phát triển bềnvững.

Cần thiết có sự đầu tư thỏa đáng vào việc ứng dụng các công nghệbảo vệ môi trường và phục hồi sự giảm sút về tài nguyên có liên quantrực tiếp đến hoạt động phát triển du lịch

Việc tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịchkhông chỉ giúp họ tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống mà còn làmcho họ có trách nhiệm hơn với tài nguyên, môi trường du lịch, cùngngành du lịch chăm lo đến sức khỏe, nâng cao chất lượng sản phẩm dulịch Điều này rất có ý nghĩa, góp phần quan trọng đối với sự phát triểnbền vững của du lịch

Kinh nghiệm thực tế và phát triển du lịch ở nhiều nước cho thấy sựtham gia của địa phương là cần thiết bởi bản thân người dân địa phương,nền văn hóa, môi trường, lối sống và truyền thống của họ là những nhân

tố quan trọng thu hút khách du lịch

Bên cạnh đó, có thể thấy việc phát triển du lịch đã mang lại lợi íchkinh tế, môi trường và văn hóa cho cộng đồng, song ngược lại sự thamgia thực sự của cộng đồng sẽ làm phong phú thêm tài nguyên và sảnphẩm du lịch Hơn thế nữa khi cộng đồng địa phương được tham gia chỉđạo phát triển du lịch thì sẽ tạo ra được những điều kiện đặc biệt thuậnlợi cho du lịch bởi cộng đồng là chủ nhân và là người có trách nhiệmchính với tài nguyên và môi trường khu vực Điều này sẽ tạo ra khả năng

Trang 25

phát triển lâu dài của du lịch, sự tham gia của cộng đồng địa phương vàohoạt động du lịch được thực hiện thông qua việc khuyến khích họ sửdụng các phương tiện, cơ sở vật chất của mình để phục vụ khách nhưchuyên chở, cho thuê nhà để ở, nấu ăn cho khách, sản xuất các hàng thủcông mỹ nghệ làm đồ lưu niệm v.v…

Ngoài ra, họ còn được khuyến khích tham gia trực tiếp vào các hoạtđộng nghiệp vụ trong khách sạn, hướng dẫn khách du lịch, quản lý kinhdoanh dịch vụ v.v…

Mặt khác, cần trao đổi tham khảo ý kiến quần chúng là một quátrình nhằm dung hòa giữa phát triển kinh tế với những mối quan tâm lớnhơn của cộng đồng địa phương, với những tác động tiềm ẩn của sự pháttriển lên môi trường tự nhiên, văn hóa - xã hội Sự tham khảo ý kiến củacác ngành kinh tế với cộng đồng địa phương là cần thiết để có thể đánhgiá được tính khả thi của một dự án phát triển, các biện pháp để giảmthiểu các tác động tiêu cực và tối đa hóa sự đóng góp tích cực của quầnchúng địa phương

Thực tế cho thấy, ở những mức độ khác nhau luôn tồn tại những mâuthuẫn xung đột và quyền lợi trong khai thác tài nguyên phục vụ sự pháttriển giữa du lịch với cộng đồng địa phương, giữa du lịch với các ngànhkinh tế khác Kết quả là sự thiếu trách nhiệm với tài nguyên và môitrường và sự phát triển thiếu tính bền vững đối với kinh tế- xã hội củađịa phương cũng như đối với mỗi ngành kinh tế trong đó có du lịch.Chính vì vậy, việc thường xuyên trao đổi ý kiến với cộng đồng địaphương và các đối tượng có liên quan để cùng nhau giải quyết các mâuthuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển là hết sức cần thiết Điều này sẽđảm bảo sự gắn kết và có trách nhiệm hơn giữa các ngành kinh tế với địaphương và giữa các ngành với nhau góp phần tích cực cho sự phát triểnbền vững của mỗi ngành, trong đó có du lịch

Trang 26

1.2.1.5 Chú trọng việc đào tạo nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường

Đối với bất kỳ sự phát triển nào, con người luôn đóng vai trò quyếtđịnh Một lực lượng lao động được đào tạo có trình độ nghiệp vụ khôngnhững đem lại lợi ích về kinh tế cho ngành mà còn nâng cao chất lượngsản phẩm du lịch Sự phát triển bền vững đòi hỏi ở đội ngũ những ngườithực hiện không chỉ trình độ nghiệp vụ mà còn nhận thức đúng đắn vềtính chất cần thiết của việc bảo vệ tài nguyên và môi trường, đưa nhậnthức về quản lý môi trường vào chương trình đào tạo của ngành du lịch

sẽ đảm bảo cho việc thực hiện những chính sách và luật pháp về môitrường tại các cơ sở du lịch

Một nhân viên được trang bị tốt những kiến thức về môi trường, vănhóa sẽ có thể làm cho du khách có ý thức trách nhiệm và nhận thức đúng

về môi trường, về những giá trị văn hóa truyền thống Điều này sẽ gópphần tích cực vào việc đảm bảo cho sự phát triển bền vững về du lịch Việc đào tạo đúng hướng sẽ tạo cho đội ngũ cán bộ nhân viện thái độ

có trách nhiệm hơn với đất nước, văn hóa truyền thống, tôn giáo và lốisống và tài nguyên môi trường Để đảm bảo lợi ích lâu dài của ngành dulịch việc sử dụng và đào tạo cán bộ nhân viên người địa phương là cầnthiết bởi họ có những hiểu biết sâu sắc hơn về tự nhiên, văn hóa bản địacũng như mối quan tâm nhiều hơn tới cộng đồng địa phương

Trong bối cảnh Việt Nam, sự phát triển của du lịch khu vực và quốc

tế việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch để đảm bảo tính cạnh tranh

là hết sức quan trọng Một đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ nghiệp

vụ, có hiểu biết cao là yếu tố quan trọng nếu không nói là quyết định đểđảm bảo cho chất lượng của sản phẩm du lịch

Trang 27

Chính vì vậy, việc chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực cótrình độ là một trong những nguyên tắc then chốt đối với sự phát triểnbền vững của du lịch.

1.2.1.6 Tăng cường tính trách nhiệm trong hoạt động xúc tiến, quảng cáo du lịch

Xúc tiến, quảng cáo luôn là một hoạt động quan trọng đối với pháttriển du lịch đảm bảo sự thu hút khách, tăng cường khả năng cạnh tranhcủa các sản phẩm du lịch Chiến lược quảng cáo, tiếp thị đối với du lịchbền vững bao gồm việc xác định, đánh giá và luôn rà soát để xác địnhđúng khả năng đáp ứng của các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên vànhân văn, cũng như việc cân đối các sản phẩm du lịch cụ thể

Hoạt động quảng cáo, tiếp thị thiếu trách nhiệm sẽ tạo cho kháchnhững hy vọng không thực tế do thông tin không đầy đủ và thiếu chínhxác dẫn đến sự thất vọng của du khách về các sản phẩm du lịch đượcquảng cáo Kết quả của hoạt động này sẽ là thái độ tẩy chay của dukhách đối với cộng đồng và những sản phẩm du lịch của địa phương ảnhhưởng đến sự phát triển lâu dài của du lịch Việc quảng cáo, tiếp thị cungcấp cho khách du lịch những thông tin đầy đủ và trách nhiệm sẽ nângcao sự tôn trọng của du khách đối với môi trường thiên nhiên, văn hóa

và xã hội và các giá trị nhân văn nơi thăm quan, đồng thời sẽ làm tăngđáng kể sự thỏa mãn của khách đối với sản phẩm du lịch Điều này sẽgóp phần làm giảm đáng kể những tác động tiêu cực từ hoạt động thu hútkhách hàng, đảm bảo cho tính bền vững trong quá trình phát triển dulịch

1.2.1.7 Coi trọng việc thường xuyên tiến hành công tác nghiên cứu

Trang 28

Công tác nghiên cứu là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với sự pháttriển của bất cứ ngành kinh tế nào, đặc biệt là những ngành có nhiều mốiquan hệ trong phát triển và phụ thuộc vào điều kiện về tự nhiên, môitrường, văn hóa - xã hội như ngành du lịch.

Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững cần có những căn cứ khoahọc vững chắc dựa trên việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan Hơn thếnữa, trong quá trình phát triển nhiều yếu tố chủ quan và khách quan nảysinh sẽ có những tác động cần phải nghiên cứu để có những giải phápphù hợp điều chỉnh sự phát triển Như vậy, việc thường xuyên cập nhậtcác thông tin, nghiên cứu và phân tích chúng là cần thiết, không chỉ đảmbảo cho tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh mà còn đảm bảo cho sựphát triển bền vững trong mối quan hệ với cơ chế chính sách, với việcbảo vệ tài nguyên và môi trường…

Những nguyên tắc cơ bản trên đây nếu được thực hiện đầy đủ sẽ làđảm bảo chắc chắn cho sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch,phát triển bền vững chính là chìa khóa cho sự thành công lâu dài củangành du lịch

1.2.2 Các mục tiêu của du lịch bền vững

Du lịch bền vững không xuất hiện từ con số không mà nó kế thừanhững thành tựu của du lịch ồ ạt và các loại hình du lịch thay thế Haitrong số những thành tựu đó là thỏa mãn tối đa nhu cầu của du khách vàlợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp Du lịch bền vững không phủ nhậnnhững thành tựu này cũng như những mặt tích cực khác của du lịch như:trao đổi văn hóa, giao lưu giữa các dân tộc, đóng góp cho hòa bình vàhữu nghị… Du lịch bền vững chỉ điều chỉnh lại các mặt tích cực này saocho các tác động xấu đến môi trường tự nhiên cũng như nhân văn củađiểm du lịch được kiểm soát, giảm thiểu và sao cho du lịch có thể đónggóp cho kinh tế địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo Chính vì vậy,

Trang 29

du lịch bền vững có các mục tiêu sau:

- Mục tiêu trung tâm nhưng không phải là quan trọng nhất là đáp ứng tối

đa nhu cầu chính đáng của du khách, làm cho du khách sẵn sàng bỏ tiền

ra để đi du lịch mở đầu cho quá trình vận hành cỗ máy du lịch

- Mục tiêu thứ hai là đảm bảo phúc lợi kinh tế: đóng góp vào doanh thuđịa phương, nơi có tài nguyên du lịch và của cộng đồng địa phương

- Mục tiêu thứ ba là đảm bảo phúc lợi môi trường của điểm du lịch:Không gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, đóng góp tích cực vào bảo vệmôi trường

- Mục tiêu thứ tư là đảm bảo phúc lợi xã hội và nhân văn nơi có điểm dulịch

- Mục tiêu quan trọng nhất của du lịch bền vững là phải đảm bảo phúclợi cho thế hệ tương lai thỏa mãn nhu cầu du lịch của chính họ

1.3 Các tiêu chí đánh giá du lịch bền vững

1.3.1 Gia tăng lợi ích môi trường và giảm nhẹ tác động tiêu cực

Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: Ưu tiên sử dụng các sản phẩm thân thiện

với môi trường và các sản phẩm có khả năng tái chế được Hạn chế cácsản phẩm không thể tái chế được Không xâm lấn, khai thác quá mức cácnguồn tài nguyên thiên nhiên, khái thác cần đi đôi với trùng tôn tạo đểtài nguyên không bị tổn thương có nguy cơ dẫn đến suy thoái, khó có thểtái tạo

Giảm ô nhiễm: Kiểm soát lượng khí thải nhà kính từ các từ các hoạt

động vận tải Nước thải, nước sinh hoạt từ các cơ sở du lịch như nhàhàng khách sạn cần được sử lý trước khi đưa ra ngoài môi trường đểkhông làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái của sông hồ xung quanh Hạn chế

sử dụng các hóa chất độc hại như thuốc tẩy, sơn… thay thế bằng các sảnphẩm không độc hại Áp dụng các quy định về giảm thiểu tiếng ồn, ánhsáng, nước … từ các hoạt động du lịch

Trang 30

Bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên: Các

loài sinh vật hoang dã khai thác từ tự nhiên được tiêu dùng, trưng bàyhay mua bán phải tuân theo quy định nhằm đảm bảo việc sử dụng là bềnvững Không được bắt giữ các loài sinh vật hoang dã, trừ khi đó là hoạtđộng điều hòa sinh thái Tất cả những sinh vật sống chỉ được bắt giữ bởinhững tổ chức có đủ thẩm quyền và điều kiện nuôi dưỡng, chăm sócchúng Việc kinh doanh có sử dụng các loài sinh vật bản địa cho trangtrí và tôn tạo cảnh quan cần áp dụng các biện pháp ngăn ngừa các loàisinh vật ngoại lai xâm lấn Đóng góp ủng hộ cho hoạt động bảo tồn đadạng sinh học, bao gồm việc hỗ trợ cho các khu bảo tồn thiên nhiên vàcác khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao Các hoạt động tương tác vớimôi trường không được có bất kỳ tác hại nào đối với khả năng tồn tạicủa quần xã sinh vật, cần hạn chế, phục hồi mọi tác động tiêu cực lên hệsinh thái cũng như có một khoản phí đóng góp cho hoạt động bảo tồn

1.3.2 Gia tăng lợi ích đối với các di sản văn hóa và giảm nhẹ các tác động tiêu cực

Tuân thủ các hướng dẫn và quy định về hành vi ứng xử khi thamquan các điểm văn hóa hay lịch sử, nhằm giảm nhẹ các tác động từ dukhách

Đồ tạo tác khảo cổ hay lịch sử không được phép mua bán hay trưngbày, trừ khi được pháp luật cho phép

Có trách nhiệm đóng góp cho công tác bảo tồn di tích lịch sử, vănhóa, khảo cổ và các tài sản có ý nghĩa quan trọng về tinh thần, tuyệt đốikhông cản trở việc tiếp xúc của cư dân địa phương

Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của cộng đồng địa phương khi sử dụng nghệ thuật, kiến trúc hay các di sản văn hóa của địa phương trong hoạt động kinh doanh, thiết kế, trang trí, ẩm thực

Trang 31

1.3.3 Gia tăng lợi ích kinh tế xã hội và giảm thiểu tác động tiêu cực đến cộng đồng địa phương

Công ty du lịch tích cực ủng hộ các sáng kiến phát triển cơ sở hạtầng xã hội và phát triển cộng đồng như xây dựng công trình giáo dục, y

tế và hệ thống thoát nước

Sử dụng lao động địa phương, có thể tổ chức đào tạo nếu cần thiết,

kể cả đối với vị trí quản lý

Các dịch vụ và hàng hóa địa phương nên được doanh nghiệp bày bánrộng rãi ở bất kỳ nơi nào có thể

Công ty du lịch cung cấp phương tiện cho các doanh nghiệp nhỏ tạiđịa phương để phát triển và kinh doanh các sản phẩm bền vững đựa trênđặc thù về thiên nhiên, lịch sử và văn hóa địa phương (bao gồm thức ăn,nước uống, sản phẩm thủ công, nghệ thuật biểu diễn và các mặt hàngnông sản)

Thiết lập một hệ thống quy định cho các hoạt động tại cộng đồng bảnđịa hay địa phương, với sự đồng ý và hợp tác của cộng đồng

Công ty phải thi hành chính sách chống bóc lột thương mại, đặc biệtđối với trẻ em và thanh thiếu niên, bao gồm cả hành vi bóc lột tình dục Đối xử công bằng trong việc tiếp nhận các lao động phụ nữ và ngườidân tộc thiểu số, kể cả ở vị trí quản lý, đồng thời hạn chế lao động trẻem

Tuân thủ luật pháp quốc tế và quốc gia về bảo vệ nhân công và chitrả lương đầy đủ

Các hoạt động của công ty không được gây nguy hiểm cho nguồn dựtrữ cơ bản như nước, năng lượng hay hệ thống thoát nước của cộng đồnglân cận

1.3.4 Quản lý một cách hiệu quả và bền vững

Trang 32

Các công ty du lịch cần thực thi một hệ thống quản lý bền vững, phùhợp với quy mô và thực lực của mình để bao quát các vấn đề về môitrường, văn hóa xã hội, chất lượng, sức khỏe và an toàn.

Tuân thủ các điều luật và quy định có liên quan trong khu vực vàquốc tế

Tất cả nhân viên được đào tạo định kỳ về vai trò của họ trong quản lýmôi trường, văn hóa xã hội, sức khỏe và các thói quen an toàn

Cấn đánh giá sự hài lòng của khách hàng để có các biện pháp điềuchỉnh phù hợp

Quảng cáo đúng sự thật và không hứa hẹn những điều không cótrong chương trình kinh doanh

Thiết kế và thi công cơ sở hạ tầng: Chấp hành những quy định về bảotồn di sản tại địa phương Tôn trọng những di sản thiên nhiên và văn hóađịa phương trong công tác thiết kế, đánh giá tác động, quyền sở hữu đấtđai và lợi nhuận thu được Áp dụng các phương pháp xây dựng bền vữngthích hợp tại địa phương Đáp ứng yêu cầu của các cá nhân có nhu cầuđặc biệt

Cung cấp thông tin cho khách hàng về môi trường xung quanh, vănhóa địa phương và di sản văn hóa, đồng thời giải thích cho khách hàng

về những hành vi thích hợp khi tham quan các khu vực tự nhiên, các nềnvăn hóa và các địa điểm di sản văn hóa

1.4 Những khó khăn và thách thức của du lịch bền vững

Phát triển bền vững nói chung và du lịch bền vững nói riêng là những

mô hình kinh tế - xã hội lý tưởng mới xuất hiện từ vài chục năm qua nêncần có thời gian để hoàn thiện cả về cơ sở lý luận lẫn giải pháp thực hiện

để có thể trở thành một mẫu hình hiện thực Mẫu hình du lịch bền vữnghiện chưa nhiều trên thế giới và trong nước, chúng vẫn còn mang tínhcục bộ và chưa đủ sức nhân rộng

Trang 33

Trên thế giới hiện nay, những hố ngăn cách giàu - nghèo giữa cácnước và giữa cộng đồng còn quá lớn, tệ tham nhũng và lối sống xa xỉ, sựbất bình đẳng trong kinh doanh và sử dụng tài nguyên, nạn khủng bố,chiến tranh, các xung đột về tài nguyên… khiến việc đảm bảo bình đẳnggiữa các thế hệ trong phát triển và quan tâm đến môi trường còn quá xavời.

Tính ì cao của các mô hình du lịch không bền vững được cổ vũ bởi

sự bùng nổ nhu cầu của khách du lịch nhiều khi vượt quá khả năng đápứng của ngành du lịch Mặt khác, triết lý hưởng thụ khoái lạc của nhiềungười đang tăng lên nhất là một bộ phận công chúng lắm tiền Du lịch thịtrường một khi còn khả năng thành công thì du lịch bền vững còn xa mớitrở thành hiện thực Du lịch bền vững đem lại nhiều lợi ích nhưng từ từ

và lâu dài khó thu hồi vốn và mở rộng sản xuất trong thời gian ngắn…không phải doanh nghiệp nào cũng muốn thực hiện

Nhận thức về phát triển bền vững và du lịch bền vững của chínhquyền, của công chúng (với tư cách là du khách), các thể chế, chính sách

và lối sống xã hội theo hướng bền vững chưa đủ sức làm thay đổi lề lốikinh doanh của các doanh nghiệp du lịch

Nếu du lịch thương mại là lĩnh vực riêng của ngành du lịch thì dulịch bền vững là một lĩnh vực liên ngành, đòi hỏi sự tham gia hợp tác củatoàn xã hội Đây là một lĩnh vực khó khăn và rất phức tạp

1.5 Một số kinh nghiệm phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam và trên thế giới.

Mục tiêu phát triển du lịch bền vững đã được các quốc gia trên thếgiới hướng tới từ thập niên 90 của thế kỷ XX Du lịch bền vững đượchiểu là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm thoả mãn các nhu cầuhiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm

Trang 34

đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triểnhoạt động du lịch trong tương lai Phát triển du lịch bền vững giảm thiểucác tác động xấu của du lịch đồng thời góp phần vào công tác bảo tồncác giá trị tốt cho cộng đồng địa phương, cả về kinh tế và xã hội Đại hộiđồng Liên hợp quốc (UNGA/GA) tuyên bố năm 2017 là “Năm quốc tế

về Du lịch bền vững vì sự phát triển” nhằm xây dựng một tương lai tốtđẹp hơn du lịch nói riêng và cho loài người, hành tinh, hòa bình và thịnhvượng nói chung

1.5.1 Tại Việt Nam

Việt Nam có nhiều tiềm năng du lịch, đã và đang phát triển nhiềuloại hình du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội Giai đoạn gần đây,

để đảm bảo phát triển du lịch một cách bền vững, tại một số địa phương,điểm đến, đã có nhiều hình thức, hành động thiết thực điển hình như ĐàNẵng – Thành phố nhận được nhiều danh hiệu và có mức tăng trưởng về

du lịch tương đối bền vững, đáng ghi nhận Để đạt những kết quả nổi trội

đó, cơ quan quản lý nhà nước; doanh nghiệp du lịch; cộng đồng dân cư

Đà Nẵng đã cùng “chung sức, chung lòng” hướng tới mục tiêu chung:coi khách du lịch là tâm điểm, làm cho khách thỏa mãn và có ý địnhquay lại trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn, tu tạo các nguồn tàinguyên phục vụ cho phát triển trong tương lai, cụ thể:

Đảm bảo “môi trường du lịch hoàn hảo”

Xây dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, điện, nước, viễn thông, cảngbiển…thuận tiện, vẫn đảm bảo hạn chế tối đa việc quy hoạch cơ sở hạtầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch có thể gây ảnh hưởng xấu đến cảnhquan và môi trường của các tuyến, khu, điểm du lịch

Đảm bảo chính trị ổn định, an ninh trật tự tương đối tốt từ chống chèokéo, bắt chẹt, cướp giật…đến hạn chế tối đa việc bán hàng rong bằng

Trang 35

nhiều biện pháp, điển hình như đặt các biển cấm trong thành phố với tầnsuất khoảng 300m – 500m/biển…

Tích cực quản lý việc ô nhiễm nguồn nước; quản lý việc ô nhiễmkhông khí từ chất phát thải của các phương tiện giao thông và các thiếtbị; Xác định sức chứa của điểm du lịch tránh gây tác hại đến môi trườngsinh thái; quản lý sự tiêu thụ quá mức các tài nguyên và quản lý chấtthải; đồng thời duy trì tính đa dạng văn hóa, khai thác gắn liền với bảotồn

Phát triển các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm, y tế…; cung cấp các dịch

vụ công cộng như vệ sinh môi trường, trang trí đường phố, an toàn vệsinh thực phẩm, quản lý, niêm yết giá…để phục vụ tối đa nhu cầu của dukhách Điển hình như việc “Phủ xanh nhiều hạng mục cây xanh”; hệthống công viên, vườn hoa, vườn dạo, thiết chế văn hóa trong khu dân cưtại các quận, huyện đã được triển khai đầu tư, thi công hình thành cácmảng xanh lớn, thực hiện tốt chức năng cải thiện môi trường và bộ mặt

Cộng đồng dân cư được nâng cao nhận thức về văn minh du lịch vàtạo ấn tượng đẹp với du khách trong nước và quốc tế thông qua nhiềuhình thức như tuyên quyền những lợi ích mà du lịch mang lại, ban hành

bộ quy tắc ứng xử trong du lịch quy định đối với các tổ chức, cá nhân vàngành hoạt động, liên quan đến du lịch phải tôn trọng truyền thống vănhóa, phong tục tập quán địa phương, có ý thức bảo vệ môi trường tự

Trang 36

nhiên và xã hội, tuân thủ những quy định tại từng điểm tham quan Bêncạnh đó, Đà Nẵng cũng yêu cầu du khách khi đến tham quan phải tôntrọng truyền thống văn hóa, có ý thức giữ gìn, không gây ồn ào, mất trật

tự hoặc nói chuyện quá lớn làm ảnh hưởng đến người xung quanh;không hái hoa, bẻ cành, chọc ghẹo thú nuôi tại các khu, điểm du lịch vànơi công cộng; tiết kiệm điện, nước, bảo quản các đồ dùng khi sử dụngcác dịch vụ…

“Đặc biệt hóa” sản phẩm du lịch

Với lợi thế về tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, vị trí địa lý đắcđịa, Đà Nẵng đã và đang tận dụng tiềm năng này để tạo sản phẩm du lịchkhác biệt thu hút khách du lịch trong và ngoài nước Nếu như trước đây,sản phẩm du lịch được phát triển mang tính đa dạng với mọi loại hình thìnhững năm trở lại đây, Đà Nẵng đã làm mới và “đặc biệt hóa” sản phẩm

du lịch dựa trên cơ sở khai thác các tài nguyên du lịch một cách bềnvững:

Du lịch nghỉ dưỡng biển, nghỉ dưỡng cao cấp: Bên cạnh việc đầu tư

hình thành các cơ sở lưu trú du lịch, Đà Nẵng được biết đến như mộtthành phố nghỉ dưỡng biển cao cấp với hệ thống các khu nghỉ dưỡngchất lượng cao được quản lý bởi các thương hiệu nổi tiếng như thế giớinhư: Furama, Novotel, Vinpearl, Intercontinental, Hyatt, Crowne Plaza,Pullman, Mercure ; Quần thể KDL sinh thái Bà Nà;… ngoài ra đã đầu

tư và đưa vào hoạt động hệ thống các bãi biển công cộng với 09 bãi tắmđảm bảo an toàn và sạch sẽ, các tiện ích công cộng phục vụ du khách…các dịch vụ vui chơi giải trí thể thao biển được các doanh nghiệp đưa vàokhai thác như: canô, dù kéo, jetski, lặn biển, kayak, tham quan vòngquanh bán đảo Sơn Trà, lặn biển ngắm san hô…góp phần làm sôi độngcác hoạt động trên biển và tăng thêm trải nghiệm của du khách

Trang 37

Du lịch công vụ hội nghị hội thảo,mua sắm và vui chơi giải trí: đã có

bước phát triển, nhiều hội nghị, hội thảo được tổ chức tại thành phố ĐàNẵng, Thành phố đã đăng cai tổ chức các sự kiện lớn tầm cỡ quốc tếnhư: Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế Đà Nẵng; chương trình ĐàNẵng-Điểm hẹn mùa hè, Chương trình Khai trương mùa du lịch biển,Cuộc thi Ironman 70.3, Cuộc thi Marathon quốc tế, Đường chạy sắcmàu; Cuộc đua thuyền buồm thế giới Clipper Race, Hội chợ Du lịchquốc tế Đà Nẵng Các hoạt động vui chơi giải trí, mua sắm đã được cácnhà đầu tư quan tâm đầu tư với các sản phẩm, dịch vụ khác biệt, độc đáo

và cao cấp: Khu Công viên Châu Á, Khu vui chơi giải trí trong nhàHelio Center, Cụm điểm tham quan DHC Marina – cầu tầu tình yêu – cáchép hóa rồng, sân golf The Dunes, sân Golf Bà Nà, dịch vụ giải trí cóthưởng tại Crowne Plaza, các quán bar, cafe tại đường Bạch Đằng; hệthống mua sắm lớn được hình thành như: Indochina Tower, VincomPlaza, Vĩnh Trung Plaza, Phố chuyên doanh Lê Duẩn, các cửa hàng muasắm bán hàng lưu niệm dọc các tuyến đường Hùng Vương, Nguyễn VănLinh, Trường Sa, Hoàng Sa…

Du lịch văn hóa lịch sử đã được khai thác thông qua các tour du lịch

tham quan di tích lịch sử tại: Bảo tàng Điêu khắc Chăm, Bảo tàng ĐàNẵng - Thành Điện Hải, Đèo Hải Vân, khu danh thắng Ngũ Hành Sơn,Bảo tàng Quân khu V, đình làng Túy Loan, hệ thống chùa chiền, khu căn

cứ cách mạng K20 Hình thành show diễn tại Nhà hát tuồng NguyễnHiển Dĩnh, Múa Chăm tại bảo tàng Điêu khắc Chăm, Chương trình Âmnhạc đường phố, Tuồng xuống phố, biểu diễn kèn hơi, hô hát bài chòi;Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Đà Nẵng quyến rũ” tại nhà tại Nhàvăn hóa Lao động

Du lịch sinh thái, làng quê, làng nghề đã được thành phố và các nhà

đầu tư tập trung đầu tư khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn dukhách như: tại Bán đảo Sơn Trà các điểm tham quan Nhà Vọng Cảnh,

Trang 38

Đỉnh Bàn Cờ, Cây đa Sơn Trà – cây di sản Việt Nam, hình thành cáctour tham quan trekking, ngắm động vật hoang dã… Đèo Hải Vân đượccông nhận là điểm Du lịch địa phương năm 2013, được UBND phêduyệt quy hoạch với các phân khu chức năng như: sàn vọng cảnh, khubán hàng lưu niệm tập trung, khu vườn dạo, khu ẩm thực, hiện đang xúctiến kêu gọi đầu tư triển khai dự án này Ngoài ra, phía Tây thành phố cócác khu du lịch suối Hoa, Hòa Phú Thành, Phước Nhơn… với các sảnphẩm dịch vụ du lịch trượt thác mạo hiểm, ẩm thực, dã ngoại cắm trại;đặc biệt Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài đưa vào hoạt độngvới các dịch vụ vui chơi giải trí với dịch vụ spa, chăm sóc sức khỏe, nghỉdưỡng.

Du lịch đô thị: Các đơn vị đã đưa vào tour trực thăng khám phá thành

phố; Sản phẩm du lịch đường sông mới với 19/29 tàu du lịch (tính đếnngày 22/01/2016) đang hoạt động chủ yếu trên tuyến sông Hàn với tour

“Du ngoạn sông Hàn về đêm” ngắm các cây cầu đặc biệt là Cầu Rồngvới việc phun lửa, phun nước vào 02 ngày cuối tuần đã tạo ra sản phẩm

du lịch hấp dẫn, khác biệt độc đáo thu hút du khách trong nước và nướcngoài

Du lịch chăm sóc sức khỏe chữa bệnh – làm đẹp: Thành phố hiện

đang có các khu du lịch tắm suối khoáng có thể phục vụ cho loại hìnhchăm sóc sức khỏe: Công viên suối khoáng nóng Núi Thần Tài; KhuSuối nước nóng Phước Nhơn; khu tắm bùn Galina; dịch vụ Spa (khu tắmbùn Chăm Spa, tắm khoáng nóng, bùn khoáng Galina.) … đã bổ trợ sảnphẩm mới thu hút du khách đến Đà Nẵng

Một số hoạt động bổ trợ

Nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho ngành du lịch (quản lýnhà nước về du lịch, quản lý, điều hành, hướng dẫn viên, buồng phòng,bartender, lái xe…) được tăng cường đào tạo, đào tạo mới và đào tạo lại,

Trang 39

lồng ghép các nội dung đào tạo phù hợp với xu thế phát triển bền vữngbằng các khóa đào tạo định kỳ.

Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch nhận thức đượclợi ích của việc phát triển du lịch bền vững, đã cạnh tranh lành mạnh,phát huy tối đa vai trò “cầu nối” giữa du khách và Đà Nẵng, cung cấpđầy đủ thông tin về điểm đến, đảm bảo dịch vụ có chất lượng, uy tín, đápứng kỳ vọng của du khách với mức giá tối ưu

Với những lợi thế nói trên, Bộ Văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch củaMalaysia đã xác định mục tiêu phát triển chủ đạo của ngành du lịchhướng tới mục tiêu phát triển bền vững trên cơ sở bảo tồn các nguồn gen

Trang 40

quý hiếm duy trì đa dạng sinh học và phát huy bản sắc văn hóa Malaytruyền thống nhưng không phủ nhận sự pha trộn của các dòng văn hóangoại lai nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch bền vững độc đáo

Người dân Malaysia có truyền thống mến khách, ưa thích giao du kếtbạn với mọi người và sẵn lòng mời bạn bè, du khách bốn phương vềnghỉ tại nhà của mình Bên cạnh đó, đối với du khách thì các khu nhàtruyền thống của thổ dân Malay luôn luôn là yếu tố thu hút, hấp dẫn họ.Chính vì vậy chương trình du lịch nghỉ tại nhà dân tại khu làng DesaMurni ngoại ô Kualar Lumpur được xây dựng như một phần trong hànhtrình du lịch trên đất nước Malaysia

Bắt đầu từ năm 1988, chương trình du lịch này được Bộ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch phê duyệt và tiến hành tại 5 làng: Desa MurniSanggang, Desa Murni Sonsang, Desa Murni Kerdau, Desa MurniKetam và Desa Murni Perangap Chỉ với 90 phút đi ô tô từ trung tâmKuala Lumpur là du khách có thể tiếp cận được với khu làng này Mụcđích chính của chương trình du lịch nghỉ tại nhà dân nhằm giúp cho dukhách có điều kiện được tiếp xúc trao đổi và trực tiếp tham gia vào đờisống linh hoạt của cộng đồng người Malaysia bản địa và nhằm tạo điềukiện duy trì và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của người dânMalay cũng như góp phần nâng cao mức sống cho người dân địaphương

Trong năm đầu tiên, dự án nghỉ tại nhà dân tại 5 làng này chỉ thu hútđược 10 người khách, tuy nhiên chỉ 10 năm sau số lượng các gia đìnhtrực tiếp tham gia đón khách đã tăng lên hơn 100 gia đình đón tiếp mộtnăm khoảng 3000 đến 4000 khách

Malaysia phục vụ mục tiêu phát triển bền vững Theo lời nhận xét của

Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch Malaysia Dato

Sabbaruddin Chik “sự thành công bước đầu của dự án Desa Murni đã đem lại các cơ hội Phát triển mới cho nên công nghiệp du lịch của

Ngày đăng: 15/03/2020, 13:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Lê Huy Bá (chủ biên), năm 2009 Du lịch sinh thái, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch sinh thái
Nhà XB: Nxb Khoa học và Kỹ thuật
4. Nguyễn Phạm Hùng (1999), Du lịch tôn giáo và vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Du lịch tôn giáo và vấn đề giữ gìnbản sắc văn hóa dân tộc
Tác giả: Nguyễn Phạm Hùng
Năm: 1999
5. Đình Kính – Lưu Văn Khuê (1997), Tràng An thắng cảnh và du lịch, Nxb Ninh Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tràng An thắng cảnh và dulịch
Tác giả: Đình Kính – Lưu Văn Khuê
Nhà XB: Nxb Ninh Bình
Năm: 1997
7. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bản sắc văn hóa Việt Nam
Tác giả: Phan Ngọc
Nhà XB: Nxb Văn hóaThông tin
Năm: 1998
8. Đoàn Thị Thanh Trà (2007), Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Vườn Quốc gia Ba Vì, Luận văn thạc sĩ du lịch học, Trường ĐHKHXH & NV, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Vườn Quốc gia Ba Vì
Tác giả: Đoàn Thị Thanh Trà
Năm: 2007
1. Trịnh Lê Anh(2005), Môi trường xã hội nhân văn và vấn đề phát triển du lịch bền vững Khác
3. Nguyễn Thị Hải(2006), Quản lý tài nguyên và môi trường phục vụ phát triển du lịch bền vững ở Yên Tử Khác
6. Phạm Trung Lương (2004), Thực trạng và những vấn đề đặt ra để phát triển du lịch bền vững Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w