CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH& CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 1.1 Tổng quan về thiết kế xây dựng công trình 1.1.1 Các khái niệm Thiết kế là
Trang 1BẢN CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các thông tin, tài liệutrích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc Kết quả nêu trong luận văn là trungthực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây
Hà Nội, ngày….tháng….năm 2017
Tác giả
Nguyễn Duy Hải
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các
thầy cô giáo trường Đại học Thủy Lợi, đặc biệt là GS.TS Nguyễn Tiến Chương, sự
tham gia góp ý của bạn bè, đồng nghiệp cùng sự nỗ lực của bản thân Đến nay, tác giả
đã hoàn thành luận văn thạc sỹ với đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế xây dựng công trình tại Công ty cổ phần tư vấn xây dựng và kinh doanh tổng hợp Nguyễn Gia” chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình Dân dụng và
Công nghiệp
Các kết quả đạt được là những đóng góp nhỏ về mặt khoa học cũng như thực tiễntrong việc nâng cao công tác quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình Tuynhiên, trong khuôn khổ luận văn, do điều kiện thời gian và trình độ có hạn nên khôngthể tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được những lời chỉ bảo và góp ýcủa các thầy, cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Nguyễn Tiến Chương đã hướng dẫn,
chỉ bảo tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết trong quá trình thực hiệnluận văn Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo khoa Công trình, cùng các thầy, côgiáo phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học trường Đại học Thủy Lợi đã tạo mọi điềukiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành tốt luận văn thạc sĩ của mình
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Tư vấn Xâydựng và Kinh doanh Tổng hợp Nguyễn Gia, các đồng nghiệp, bạn bè và đặc biệt là giađình đã tạo điều kiện giúp đỡ và cổ vũ động viên tác giả trong suốt quá trình thực hiệnluận văn
Hà Nội, ngày….tháng….năm 2017
Tác giả
Nguyễn Duy Hải
Trang 3MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT viii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu 2
3 Nội dung nghiên cứu 2
4 Phương án tiếp cận và nghiên cứu 2
5 Kết quả đạt được 2
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH & CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 3
1.1 Tổng quan về thiết kế xây dựng công trình 3
1.1.1 Các khái niệm 3
1.1.2 Ý nghĩa của công tác thiết kế xây dựng
3 1.1.3 Thiết kế xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau 4
1.2 Tổng quan về chất lượng thiết kế xây dựng công trình 6
1.2.1 Đặc điểm về công trình xây dựng
6 1.2.2 Chất lượng công trình xây dựng
8 1.2.3 Chất lượng thiết kế xây dựng công trình
8 1.3 Tổng quan về công tác quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình 8
1.3.1 Những quan điểm về quản lý chất lượng
8 1.3.2 Các chức năng cơ bản của quản lý chất lượng
10 1.3.3 Các phương thức quản lý chất lượng
Trang 41.3.4 Các nguyên tắc quản lý chất lượng 14
1.3.5 Nội dung cơ bản của hoạt động quản lý chất lượng thiết kế xây dựngcông
trình 151.3.6 Ý nghĩa việc nâng cao công tác quản lý chất lượng thiết kế xây dựngcông
trình 16
Trang 52.1.2 Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình 18
2.1.3 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 19
2.1.4 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trìnhxây dựng .23
2.1.5 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng 25
2.1.6 Quy chuẩn, tiêu chuẩn về QLCL công trình xây dựng 26
2.2 Các yêu tố ảnh hướng đến chất lượng công trình 272.2.1 Các yếu tố chủ quan 27
2.2.2 Các yếu tố khách quan 28
2.3 Tổng quan về ISO 9000 và tiêu chuẩn ISO 9001:2015 282.3.1 Vài nét về ISO 9000 28
2.3.2 Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 9000 29
2.3.3 Nội dung chính của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 29
Kết luận chương 2 30
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG VÀ KINH DOANH TỔNG HỢP NGUYỄN GIA 31
Trang 6Gia .31
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
31 3.1.2 Phân tích mô hình quản lý của công ty
32 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty 32
Bảng 3.1 Trang thiết bị, vật tư và công nghệ của công ty 35
Bảng 3.2 Thực trạng nhân lực công ty năm 2017 35
3.2 Định hướng phát triển của công ty giai đoạn 2017-2019 36
Trang 73.2.1 Lĩnh vực tư vấn xây dựng 363.2.2 Lĩnh vực kinh doanh tổng hợp 37
3.2.3 Mục tiêu về doanh thu 37
Bảng 3.3 Mục tiêu phát triển của Công ty giai đoạn 2017-2019 37
3.3 Thực trạng công tác quản lý chất lượng thiết kế XDCT tại Công ty cổ phần tư vấn xây dựng và kinh doanh tổng hợp Nguyễn Gia .383.3.1 Quy trình tư vấn thiết kế xây dựng công trình 38
3.3.2 Các dự án công ty đã thực hiện [10] 38
3.3.3 Quy trình đánh giá chất lượng nội bộ của công ty 41
Hình 3.2 Quy trình đánh giá chất lượng nội bộ 423.4 Đánh giá công tác quản lý chất lượng thiết kế XDCT tại Công ty cổ phần tư vấn xây dựng và kinh doanh tổng hợp Nguyễn Gia 433.4.1 Những kết quả tích cực 43
3.4.2 Những tồn tại cần khắc phục 433.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại trên 45
3.5 Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế XDCT tại Công ty cổ phần tư vấn xây dựng và kinh doanh tổng hợp Nguyễn Gia .463.5.1 Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015
Trang 82 Kiến nghị 642.1 Kiến nghị với các cơ quan nhà nước 64
2.2 Kiến nghị với cơ quan 642.3 Hướng nghiên cứu tiếp theo 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
Trang 9DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty 32Hình 3.2 Quy trình đánh giá chất lượng nội bộ 42Hình 3.3 Quy trình thiết kế theo tiêu chuẩn ISO 55
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Trang thiết bị, vật tư và công nghệ của công ty 35Bảng 3.2 Thực trạng nhân lực công ty năm 2017 35Bảng 3.3 Mục tiêu phát triển của Công ty giai đoạn 2017-2019 37
Trang 11PCCC: Phòng cháy chữa cháy
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
CNCN: Chủ nhiệm chuyên ngành
CTTK: Chủ trì thiết kế
CTKT: Chủ trì kỹ thuật
KTV: Kỹ thuật viên
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ trước đến nay vấn đề chất lượng sản phẩm luôn là điểm yếu kéo dài nhiều năm ởnước ta Mặc dù trước đây trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, vấn đề chấtlượng đã từng được đề cao và được coi là một mục tiêu quan trọng Nhưng kết quảchưa mang lại là bao do cơ chế tập trung sản xuất theo kế hoạch, tiêu thụ theo kếhoạch, sản phẩm sản xuất ra không đủ cung cấp cho thị trường nên không có sự sosánh, cạnh tranh về sản phẩm dẫn đến chất lượng sản phẩm dần bị mất đi ý nghĩa vàkhông còn là một yếu tố quan trọng nữa mà vấn đề quan trọng lúc bấy giờ là chỉ tiêu
số lượng
Trong hơn 10 năm tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế xã hội, vấn đề chất lượng sảnphẩm dần dần trở về đúng nghĩa của nó Người tiêu dùng đã có ý thức về việc chọn lựacho mình những sản phẩm có chất lượng, hàng hoá dịch vụ tốt nhất Các nhà doanhnghiệp cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và bắt đầu tìm tòinghiên cứu những cơ chế mới về chất lượng đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của thịtrường Chất lượng sản phẩm ngày nay đang trở thành một nhân tố cơ bản để quyếtđịnh sự thắng bại trong cạnh tranh quyết định sự tồn tại, hưng vong của từng doanhnghiệp nói riêng cũng như sự thành công hay tụt hậu của nền kinh tế nói chung Đảmbảo không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đối với các doanh nghiệp là một yêucầu cấp thiết nhằm góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra vị trí vững chắc trênthị trường góp phần vào việc nâng cao chất lượng đời sống của toàn xã hội
Công ty cổ phần tư vấn xây dựng và kinh doanh tổng hợp Nguyễn Gia được thành lậpvào năm 2011, trong nhiều năm qua, công ty đã hoạt động khá hiệu quả trong lĩnh vực
tư vấn thiết kế xây dựng công trình dân dụng, hạ tầng kỹ thuật Tuy nhiên, sức cạnhtranh về sản phẩm thiết kế của Công ty còn chưa thể cạnh tranh được với các đơn vị tưvấn thiết kế mạnh khác Qua quá trình làm việc tại Công ty, em nhận thấy vấn đề chấtlượng sản phẩm thiết kế là vấn đề đang được đặt ra đối với Công ty Chính vì vậy, em
đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng thiết kế xây dựng công
Trang 13trình tại Công ty cổ phần tư vấn xây dựng và kinh doanh tổng hợp Nguyễn Gia”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp
2 Mục tiêu
Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thiết kế xây dựng công trình tại Công ty cổ phần tư vấn xây dựng và kinh doanh tổng hợp Nguyễn Gia
3 Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình
- Phân tích thực trạng quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình tại Công ty Cổ phẩn Tư vấn xây dựng và Kinh doanh tổng hợp Nguyễn Gia
4 Phương án tiếp cận và nghiên cứu
- Phân tích và hệ thống hóa lý luận;
- Điều tra thu thập và xử lý thông tin;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, phân tích thống kê
5 Kết quả đạt được
Đề xuất một số giải pháp về kỹ thuật và quản lý nhằm nâng cao chất lượng thiết kế xâydựng công trình tại Công ty Cổ phẩn Tư vấn xây dựng và Kinh doanh tổng hợpNguyễn Gia
Trang 14CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
& CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1 Tổng quan về thiết kế xây dựng công trình
1.1.1 Các khái niệm
Thiết kế là một hoạt động thuộc lĩnh vực đầu tư và xây dựng mô tả hình dáng kiếntrúc, nội dung kỹ thuật và tính kinh tế của các công trình xây dựng tương lai thích ứngvới năng lực sản xuất sản phẩm hay dịch vụ và công dụng đã định [1]
Hồ sơ thiết kế xây dựng một công trình là một tài liệu kinh tế – kỹ thuật tổng hợp baogồm các bản vẽ về công năng, các bản vẽ - thuyết minh tính toán, dự toán công trình,các giải pháp kinh tế – kỹ thuật với những lập luận, tính toán có cơ sở căn cứ khoahọc Thiết kế cơ sở là các tài liệu thể hiện bằng thuyết minh và bản vẽ nhằm cụ thể hoánhững nội dung chính của dự án đầu tư
Hổ sơ thiết kế kỹ thuật (TKKT) là các tài liệu thể hiện bằng thuyết minh tính toán, cácbản vẽ và dự toán được phát triển trên nội dung thiết kế cơ sở trong hồ sơ dự án đầu tưđược duyệt Hồ sơ TKKT phải đảm bảo đủ điều kiện để lập tổng dự toán công trình,
hồ sơ yêu cầu và triển khai lập bản vẽ thi công
Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (TKBVTC) là bước thiết kế chi tiết, bao gồm các tàiliệu thể hiện bằng bản vẽ được triển khai trên cơ sở TKKT đã được phê duyệt Hồ sơTKBVTC phải thể hiện được tất cả các chi tiết kiến trúc, kết cấu, điện nước, hệ thống
kỹ thuật công trình và công nghệ để nhà thầu xây lắp tiến hành thi công xây dựng
1.1.2 Ý nghĩa của công tác thiết kế xây dựng
Chất lượng công tác thiết kế có vai trò quan trọng, quyết định hiệu quả của vốn đầu tư.Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, chất lượng thiết kế quyết định việc sử dụng vốn đầu
tư tiết kiệm, hợp lý, kinh tế Nếu chất lượng của công tác thiết kế trong giai đoạn nàykhông tốt dễ dẫn đến việc lãng phí vốn đầu tư, ảnh hưởng đến các giai đoạn thiết kế saubởi các
Trang 153
Trang 16Trong quá trình triển khai đầu tư dự án, chất lượng công tác thiết kế có ảnh hưởng trựctiếp đến chất lượng công trình Cụ thể công trình tốt hay không tốt, an toàn hay mất antoàn, tiết kiệm hay lãng phí, điều kiện thi công thuận lợi hay khó khăn, tiến độ thi côngnhanh hay chậm…phụ thuộc hoàn toàn vào công tác thiết kế Công tác thiết kế đượccoi là có vai trò quan trọng nhất trong các giai đoạn của quá trình đầu tư.
Chất lượng thiết kế có vai trò chủ yếu quyết định trong giai đoạn khai thác dự án Việckhai thác, sử dụng công trình an toàn, thuận lợi hay nguy hiểm khó khăn; giá thànhcông trình cao hay thấp; chất lượng công trình tốt hay xấu; tuổi thọ công trình có đảmbảo được yêu cầu đề ra trong dự án không
Tóm lại, thiết kế xây dựng là khâu quan trọng hàng đầu trong hoạt động đầu tư xâydựng Nó có vai trò chú yếu quyết định hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án đầu tư.Đồng thời thiết kế xây dựng góp phần tạo ra môi trường mới, một không gian thiênnhiên mới thoả mãn yêu cầu sán xuất, sinh hoạt và đời sống của con người cả về mặtvật chất lẫn tinh thần
1.1.3 Thiết kế xây dựng bao gồm các nội dung chủ yếu sau
1.1.3.1 Phương án công nghệ
Tùy theo mỗi công trình muốn xây dựng mà đề ra các phương án công nghệ khácnhau Công việc của người tư vấn thiết kế là giúp cho khách hàng hiểu và lựa chọnnhững phương án phù hợp với yếu tố kinh tế - kỹ thuật, công năng sử dụng, tính chấttừng công trình riêng biệt
1.1.3.2 Công năng sử dụng
Từ xa xưa để bảo vệ mình, con người tiền sử đã biết tạo ra những hình thái kiến trúcđầu tiên để bảo vệ bản thân, chống lại những tác động của thiên nhiên, thời tiết Từ đókiến trúc được nảy sinh trên nhu cầu về công năng sử dụng của công trình
Tùy thuộc từng đối tượng xây dựng như: nhà cửa, chùa chiền, trung tâm mua sắm, cáccông trình giao thông….người tư vấn có thể tư vấn cho chủ đầu tư những phương áncông năng tốt nhất Ví dụ : xây nhà để ở, xây cầu để phục vụ cho nhu cầu đi lại…
Trang 17sử dụng (sau khi hoàn tất việc xây dựng hay sau một sửa đổi lớn) cho tới khi chuyểnsang trạng thái giới hạn Tuổi thọ công trình phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như vậtliệu xây dựng, thiết kế chịu lực, công nghệ kỹ thuật thi công
1.1.3.6 Phương án phòng chống cháy nổ
Cháy nổ là nguyên nhân gây mất an toàn hàng đầu đối với mọi công trình Các vụ cháy
nổ lớn thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như : chập điện, rò rỉ khí ga…
Vì vậy người thiết kế cần tư vấn cho chủ đầu tư những phương án tối ưu trong việc
Trang 18vật liệu không bắt lửa, chịu được nhiệt độ cao… Với phương châm an toàn của kháchhàng là trên hết.
1.1.3.7 Giải pháp bảo vệ môi trường
Bảo vệ môi trường bằng các giải pháp như sử dụng các vật liệu xây dựng thân thiệnvới môi trường hay còn gọi là giải pháp xây dựng xanh công trình bền vững nhằmhướng đến một công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu,đồng thời hạn chế tối đa các tác động xấu đến môi trường Muốn vậy, các công trìnhphải được thiết kế, xây dựng và vận hành theo những tiêu chuẩn nhất định Việc xâydựng các công trình xanh có tác dụng giúp ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời tạo
ra một môi trường sống lành mạnh, đảm bảo sức khỏe cho những người sử dụng
Môi trường ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng hơn do các tác động tiêu cực đến từchính con người Do vậy việc đề ra các giải pháp bảo vệ môi trường vông cùng cầnthiết Ví dụ như : xây nhà đón hướng gió, thông gió tự nhiên, trồng cây xanh quanhnhà (trồng những cây có tán rộng để lấy bóng mát) Những giải pháp trên vừa có tácdụng bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện năng, vừa tạo sinh thái xanh xung quanh ngôinhà
1.1.3.8 Tổng dự toán, dự toán chi phí xây dựng phù hợp với từng bước thiết kế xây dựng
Dự toán công trình được lập làm căn cứ để lên kế hoạch và quản lý nguồn vốn đầu tưxây dựng công trình, là cơ sở để xác định tổng mức đầu tư, giá trị để giao nhận thầuxây lắp Dự toán được lập cho từng công trình trong dự án theo khối lượng trong hồ sơthiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, đơn giá địa phương và định mức tương ứng
1.2 Tổng quan về chất lượng thiết kế xây dựng công trình
1.2.1 Đặc điểm về công trình xây dựng
Khái niệm
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con người, vậtliệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết, định vị với đất, có thể bao
Trang 19gồm phần dưới mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựngtheo thiết kế Công trình xây dựng bao gồm công trình dân dụng, công trình côngnghiệp, giao thông, nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT), công trình hạtầng kỹ thuật và công trình khác [3]
Đặc điểm của công trình xây dựng
- Đặc điểm của công trình xây dựng là có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian sửdụng lâu dài, có giá trị lớn đòi hỏi các nhà xây dựng phải dự đoán trước xu hướng tiến
bộ xã hội để tránh bị lạc hậu [4]
- Công trình xây dựng rất đa dạng về hình thái kiến trức cũng như công năng sử dụngnhưng lại mang tính độc lập, mỗi một công trình được xây dựng theo một thiết kế kỹthuật riêng, có giá trị dự toán riêng và tại một địa điểm nhất định, nơi sản phẩm ra đờicũng đồng thời là nơi sản phẩm được hoàn thành được đưa vào sử dụng và phát huytác dụng
- Sản phẩm xây dựng là sản phẩm đơn chiếc và được tiêu thụ theo cách riêng Các sảnphẩm được coi như tiêu thụ trước khi được xây dựng theo giá trị dự toán hay giá thoảthuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu) do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắpkhông được thể hiện rõ bởi vì sản phẩm xây lắp là hàng hoá đặc biệt [4]
- Quá trình xây dựng từ khi công trình bắt đầu khởi công cho đến khi hoàn thành bàngiao và đưa vào sử dụng là một quãng thời gian kéo dài Nó phụ thuộc quy mô và tínhchất phức tạp của từng công trình riêng biệt Quá trình thi công công trình thườngđược chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn thi công lại chia thành nhiều công việckhác nhau, các công việc thi công xây dựng chủ yếu diễn ra ngoài trời phải chịu tácdộng rất lớn của các nhân tố môi trường xấu như mưa, nắng, lũ, lụt đòi hỏi các nhàxây dựng phải giám sát chặt chẽ những biến động này nhằm hạn chế đến mức tối đanhững ảnh hưởng xấu của nó
Trang 201.2.2 Chất lượng công trình xây dựng
Chất lượng công trình xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và
mỹ thuật của công trình nhưng phải phù hợp với quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng,các quy định trong văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế.Xét từ góc độ bản thân sản phẩm xây dựng và người hưởng thụ xây dựng, chất lượngcông trình được đánh giá bởi đặc tính cơ bản sau: công năng, độ tiện dụng; tuân thủcác tiêu chuẩn kỹ thuật; độ bền vững, tin cậy; tính thẩm mỹ, an toàn trong khai thác,
sử dụng; tính kinh tế; và bảo đảm về tính thời gian (thời gian phục vụ của công trình).Rộng hơn, chất lượng công trình xây dựng còn có thể và cần được hiểu không chỉ từgóc độ của bản thân sản phẩm và người hưởng thụ sản phẩm xây dựng mà còn cảtrong quá trình hình thành sản phẩm xây dựng đó [5]
1.2.3 Chất lượng thiết kế xây dựng công trình
Chất lượng thiết kế xây dựng công trình thể hiện ở chỗ thiết kế theo đúng quy chuẩn,tiêu chuẩn xây dựng hiện hành Đúng theo quy hoạch, kiến trúc đã được phê duyệt.Với các công trình thiết kế nhiều bước thì các bước thiết kế sau phải phù hợp với cácbước thiết kế trước đã được phê duyệt Có sự tương đồng trong việc lựa chọn dâytruyền và thiết bị công nghệ
Đảm bảo chuẩn xác giữa khối lượng thiết kế và khối lượng dự toán Tính đúng đắntrong việc sử dụng các định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá hiệnhành Khi áp dụng các định mức, đơn giá và các khoản mục chi phí trong dự toán phảitheo đúng quy định của nhà nước
1.3 Tổng quan về công tác quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình
1.3.1 Những quan điểm về quản lý chất lượng
Chất lượng là kết quả của sự tác động giữa hàng loạt yếu tố có liên quan chặt chẽ vớinhau Muốn đạt được chất lượng như mong cần phải quản lý một cách đúng đắn vàtoàn diện các yếu tố này Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi làquản lý chất lượng
Trang 21Hiện nay trên thế giới tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về quản lý chất lượng:
- “Quản lý chất lượng là xây dựng, đảm bảo và duy trì mức chất lượng tất yếu của sản phẩm khi thiết kế, chế tạo, lưu thông và tiêu dùng Điều này được thực hiện bằng cách kiểm tra chất lượng có hệ thống, cũng như tác động hướng đích tới các nhân tố và điều kiện ảnh hưởng tới chất lượng chi phí” (GOST 15467-70).
- “Quản lý chất lượng được xác định như một hệ thống quản trị nhằm xây dựng chương trình và sự phối hợp các cố gắng của những đơn vị khác nhau để duy trì và tăng cường chất lượng trong các tổ chức thiết kế, sản xuất sao cho đảm bảo nền sản xuất có hiệu quả nhất, đối tượng cho phép thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu của người tiêu dùng” (A.G.Robertson, một chuyên gia người Anh).
- “Quản lý chất lượng là hệ thống các phương pháp sản xuất tạo điều kiện sản xuất tiết kiệm hàng hóa có chất lượng cao hoặc đưa ra những dịch vụ có chất lượng thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng” (Các tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS)).
- “Quản lý chất lượng có nghĩa là: Nghiên cứu triển khai, thiết kế sản xuất và bảo dưỡng một số sản phẩm có chất lượng, kinh tế nhất, có ích nhất cho người tiêu dùng
và bao giờ cũng thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng” (Kaoru Ishikawa, một chuyên
gia nổi tiếng trong lĩnh vực quản lý chất lượng của Nhật Bản)
- “Quản lý chất lượng là một hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích
đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng” (ISO 9000).
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý chất lượng nhưng cơ bản đều chỉ rõ:
- Thực chất của quản lý chất lượng là một tập hợp các hoạt động quản lý như: hoạchđịnh, tổ chức, kiểm soát và cải tiến Hay nói cách khác, quản lý chất lượng chính làchất lượng của sự quản lý
- Mục tiêu trực tiếp của quản lý chất lượng là đảm bảo và liên tục cải tiến chất lượngphù hợp với nhu cầu thị trường với chi phí tối ưu
Trang 22- Quản lý chất lượng là một tập hợp các hoạt động, các biện pháp (hành chính, tổ chức,
kỹ thuật, công nghệ, kinh tế - xã hội) Quản lý và nâng cao chất lượng là nhiệm vụ củamọi thành viên trong mỗi doanh nghiệp, trong cả nền kinh tế, là trách nhiệm của tất cảcác cấp, các ngành nhưng phải được lãnh đạo cao nhất hướng dẫn chỉ đạo
Quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình là hoạt động can thiệp gián tiếp thôngqua các quy trình công cụ pháp luật tác động vào công tác quản lý sản xuất hàng ngàygiữa người đặt hàng (chủ đầu tư) và người bán hàng (nhà thầu tư vấn thiết kế) để làm
ra sản phẩm thiết kế
1.3.2 Các chức năng cơ bản của quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng gồm 5 chức năng cơ bản sau: hoạch định, tổ chức, kiểm tra, kíchthích, điều hòa phối hợp [6]
Nhiệm vụ của hoạch định chất lượng là:
- Nghiên cứu thị trường để nắm bắt được những yêu cầu của khách hàng về sản phẩmhàng hóa dịch vụ, từ đó đề ra những yêu cầu về các thông số kỹ thuật và chất lượngcủa sản phẩm dịch vụ đó
- Xây dựng một mục tiêu chất lượng sản phẩm cần hướng đến, đồng thời, xây dựngmột chính sách chất lượng cho doanh nghiệp
- Bàn giao nội dung chính sách chất lượng cho các bộ phận khác thực hiện
Trang 231.3.2.2 Chức năng tổ chức
Là chức năng quy định trình tự thực hiện mỗi công việc, tùy từng sản phẩm, tùy từngchính sách chất lượng của mỗi doanh nghiệp mà lựa chọn, sắp xếp các nguồn lực mộtcách hợp lý
Hiện nay đang tồn tại nhiều hệ thống quản lý chất lượng để doanh nghiệp lựa chọnnhư TQM (Total quanlity management), ISO 9000 (International standardsorganization), GMP (good manufacturing practices), Q-Base (tập hợp các kinh nghiệmquản lý chất lượng đã được thực thi tại New Zealand), giải thưởng chất lượng ViệtNam,…[6]
Tổ chức thực hiện kế hoạch đã xác định chính là tiến hành các biện pháp kỹ thuật, tổchức, hành chính, kính tế, chính trị…
1.3.2.3 Chức năng kiểm tra, kiểm soát
Quá trình điều khiển, đánh giá các hoạt động sản xuất thông qua những phương pháp,phương tiện kỹ thuật nhằm đảm bảo các hoạt động được diễn ra đúng kê hoạch và đạtđược mục tiêu là nội dung của chức năng kiểm tra, kiểm soát
Khi vận hành chức năng kiểm tra, kiểm soát, cần đánh giá một cách độc lập các kếtquả thực hiện kế hoạch qua 2 vấn đề chính, đó là:
- Kế hoạch có được thực hiện một cách chính xác không?
- Nội dung kế hoạch đã đầy đủ chưa?
Nếu một trong hai hoặc cả hai điều kiện trên không được thỏa mãn thì mục tiêu về kếhoạch sẽ không đạt được
1.3.2.4 Chức năng kích thích
Chức năng kích thích việc nâng cao chất lượng thể hiện ở chỗ áp dựng các chế độthưởng phạt đối với người lao động về chất lượng sản phẩm, áp dùng các giải thưởngquốc gia, công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng
Trang 241.3.2.5Chức năng điều hòa, phối hợp
Là tất cả những quy trình hành động nhằm tạo ra sự phối hợp ăn ý, khắc phục nhữngnhược điểm, thiếu sót để đưa chất lượng sản phẩm lên mức cao nhất, chất lượng dầndần vượt qua sự mong đợi của khách hàng nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng ởmức cao hơn
1.3.3 Các phương thức quản lý chất lượng
1.3.3.1 Phương thức kiểm tra chất lượng (Inspection)
Đây là phương thức thấp nhất của quản lý chất lượng Trong ISO 9000 người ta dùng
thuật ngữ Inspection để định nghĩa: “Kiểm tra chất lượng là các hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm hoặc định cỡ một hay nhiều đặc tính của thực thể và so sánh kết quả với yêu cầu quy định nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính” Phương thức
này nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm phù hợp với quy định bằng cách kiểm tra các
và chi tiết bộ phận sản phẩm, nhằm sàng lọc và loại bỏ các chi tiết, bộ phận khôngđảm bảo tiêu chuẩn hay quy cách kỹ thuật
1.3.3.2 Phương thức kiểm soát chất lượng (Quality Control)
Nếu chờ đến khi có sản phẩm cuối cùng mới kiểm tra chất lượng và loại bỏ sản phẩmkhông đạt yêu cầu thì sẽ gây lãng phí và không hiệu quả Chính vì vậy cần kiểm soáttoàn bộ quá trình sản suất, kiểm soát tất cả các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng để loại
bỏ ngay từ đầu tất cả những sai hỏng về chất lượng
Theo tiêu chuẩn ISO 9000: “Kiểm soát chất lượng là những hoạt động và kỹ thuật có tính tác nghiệp nhằm theo dõi một quá trình, đồng thời loại trừ những nguyên nhân làm hoạt động không thỏa mãn ở mọi giai đoạn ở vòng chất lượng để đạt hiệu quả kinh tế”.
Để kiểm soát chất lượng, mỗi công ty phải quản lý được mọi quy trình, yếu tố ảnhhưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm sau cùng Việc kiểm soát này nhằm ngănngừa sự ra đời của các sản phẩm khuyết tật Kiểm soát chất lượng bao gồm kiểm soát
6 điều kiện cơ bản sau đây:
Trang 25- Kiểm soát con người: Mọi thành viên trong tổ chức từ lãnh đạo đến nhân viên phải
có đủ năng lực đã được đào tạo để đảm nhận công việc được giao, có đủ trình độ kinhnghiệm để áp dụng các phương tiện kỹ thuật, phương pháp và quy trình đã đề ra Nhậnthức rõ về nhiệm vụ và trách nhiệm của mình đối với chất lượng sản phẩm Được cungcấp đầy đủ những tài liệu, hướng dẫn, phương tiện máy móc để đảm bảo hoàn thànhcông việc Được tạo mọi điều kiện trong công việc để có thể đạt được chất lượng nhưmong muốn
- Kiểm soát phương pháp và quy trình: Các phương pháp và quy trình công nghệ được
sử dụng phải được chứng minh trên cơ sở thực tế là sẽ đảm bảo được yêu cầu đề ra,kết quả dựa trên nghiên cứu, thực nghiệm hoặc học hỏi từ các thành tựu thức tiễn
- Kiểm soát nguyên liệu, sản phẩm đầu vào: Nhà thầu cung ứng vật tư phải được tuyểnchọn kỹ lưỡng không chỉ dựa trên giá rẻ mà còn phải theo phương diện bảo đảm cácyêu cầu chất lượng Hợp đồng mua sắm sản phẩm phải thật rõ ràng, đầy đủ, chính xác
về phạm vi sản phẩm, tính năng kỹ thuật, biện pháp kiểm tra và cung cấp các chứng cứkhách quan liên quan đến chất lượng
- Kiểm soát thiết bị: Các loại máy móc thiết bị phải phù hợp với mục đích sử dụng.Máy móc, thiết bị phải đảm bảo được yêu cầu như: hoạt động tốt, tiết kiệm tài nguyên,đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, không gây ô nhiễm môi trường và an toàn đối với côngnhân vận hành…
- Kiểm soát thông tin: Mọi thông tin phải được người có thẩm quyền phê duyệt và kýquyết định ban hành Thông tin phải được cập nhật liên tục và được chuyển đến những
bộ phận cần tới
- Kiểm soát môi trường làm việc: Môi trường làm việc phải sạch sẽ, ngăn nắp, tiệnnghi, bảo đảm thao tác thuận lợi, năng suất lao động cao và bảo đảm an toàn lao động
1.3.3.3 Phương thức đảm bảo chất lượng (Quality Assurance)
Bảo đảm chất lượng dựa trên uy tín của một tổ chức rằng họ sẽ luôn đáp ứng được tất
cả các yêu cầu của chất lượng Khi được yêu cầu chứng minh các hoạt động trong hệ
Trang 26chất lượng theo ké hoạch, các tổ chức này hoàn toàn có thể chứng minh bằng các vănbản thủ tục và hồ sơ ghi chép hoạt động của quá trình.
1.3.3.4Phương thức kiểm soát chất lượng toàn diện – TQC (Total quality control)
Thuật ngữ kiểm soát chất lượng toàn diện do Feigenbaun đưa ra, được định nghĩa như
sau: “Kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống có hiệu quả để nhất thể hóa các
nỗ lực phát triển và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau vào trong một tổ chức sao cho các hoạt động marketing, kỹ thuật và dịch vụ có thể tiến hành một cách kinh tế nhất, cho phép thỏa mãn toàn khách hàng”.
Kiểm soát chất lượng toàn diện huy động sự nỗ lực của tất cả các đơn vị trong mộtcông ty vào các quá trình có liên quan tới duy trì và cải tiến chất lượng Điều này sẽgiúp tiết kiệm tối đa trong sản xuất, dịch vụ, đồng thời làm thỏa mãn nhu cầu củakhách hàng
1.3.4 Các nguyên tắc quản lý chất lượng
(ISO 9001:2015 Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu)
Nguyên tắc 1: Hướng tới khách hàng.
Sự sống còn của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào chính khách hàng Do đó cần hiểu
và nắm chắc những nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng để không chỉ đáp ứngđược yêu cầu mà còn làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất
Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo.
Lãnh đạo đưa ra định hướng và đường lối phát triển của mỗi doanh nghiệp Lãnh đạocần xây dựng và duy trì một môi trường nội bộ hoàn toàn lôi cuốn mọi người trongviệc phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp
Nguyên tắc 3: Sự cam kết của mọi người.
Nhân lực chính là nguồn lực quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp Sự tham gia đầy
đủ với những hiểu biết và trí tuệ tập thể vô cùng có ích cho doanh nghiệp
Nguyên tắc 4: Tiếp cận theo quá trình.
Trang 27Kết quả quá trình hiệu quả hơn khi các hoạt động của quá trình được hiểu và quản lýtốt Quá trình cũng cần có các tiêu chí đánh giá, xác định sự tương giao của các quátrình với nhau trong một hệ thống chặt chẽ.
Nguyên tắc 5: Cải tiến.
Liên tục cải tiến là mục tiêu và cũng là phương pháp của mọi doanh nghiệp Muốnnâng cao chất lượng cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp phảiliên tục cải tiến
Nguyên tắc 6: Đưa ra quyết định dựa trên bằng chứng.
Mọi quyết định và hành động của một hệ thống nếu muốn có hiệu quả phải được xâydựng dựa trên việc phân tích các dữ liệu và thông tin đầu vào
Nguyên tắc 7: Quản lý mối quan hệ.
Để thành công bền vững, doanh nghiệp quản lý các mối quan hệ của họ với các bênliên quan, nâng cao năng lực của mình và các bên liên quan để tạo ra giá trị
1.3.5 Nội dung cơ bản của hoạt động quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình
Các mô hình quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình
Mô hình quản lý chất lượng toàn diện
- Khái niệm:
Quản lý chất lượng toàn diện là một phương pháp quản lý của một tổ chức định hướngvào chất lượng dựa trên sự tham gia của mọi thành viên nhằm đem lại sự thành côngdài hạn thông qua sự thoả mãn khách hàng và lợi ích của mọi thành viên trong công ty
và xã hội [7]
- Mục tiêu:
Trang 28+ Liên tục nâng cao chất lượng sản phẩm và thoả mãn nhu cầu khách hàng ở mức caonhất, nâng cao uy tín của công ty trước khách hàng, lợi nhuận của công ty và thu nhậpcủa các thành viên cũng vì đó mà gia tăng.
+ Tiết kiệm tối đa các chi phí, giảm những chi phí để khắc phục sản phẩm lỗi
+ Năng suất lao động tăng cao, giá thành sản xuất sản phẩm hạ
+ Rút ngắn thời gian thiết kế đảm bảo giao hồ sơ đúng hạn định
- Đặc điểm:
+ Đặc điểm nổi bật của quản lý chất lượng toàn diện so với các phương pháp quản lýchất lượng khác là nó cung cấp hệ thống toàn diện của công tác quản lý và cải tiến mọikhía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận vàmọi cá nhân để đạt được mục tiêu chất lượng đặt ra [7]
+ Sự nhất thể mọi hoạt động trong quản lý chất lượng toàn diện đã giúp cơ quan tiếnhành hoạt động phát triển sản xuất, tác nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ để duy trì đượcchất lượng sản phẩm với tiến độ ngắn nhất, chi phí thấp nhất Khác với cách triển khaituần tự nó đòi hỏi sự triển khai đồng thời của mọi quá trình trong một hệ thống tổngthể [7]
Mô hình quản lý chất lượng ISO 9000
ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng, áp dụng cho mọiloại hình tổ chức/doanh nghiệp nhằm đảm bảo khả năng cung cấp sản phẩm đáp ứngluật định và yêu cầu khách hàng một cách ổn định, liên tục cải tiến nâng cao sự thoảmãn của khách hàng
1.3.6 Ý nghĩa việc nâng cao công tác quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình
Chất lượng công trình là một vấn đề sống còn được Nhà nước và xã hội hết sức quantâm Nếu ta quản lý tốt chất lượng công trình thì sẽ không xảy ra những hỏng hóckhông đáng có hay tuổi thọ công trình không được cao như yêu cầu Để có những côngtrình chất lượng thì vấn đề thiết kế cũng vô cùng quan trọng, thiết kế tốt góp phần
Trang 29nâng cao tuổi thọ công trình, giúp công trình đứng vững trước sự tàn phá của thiên tai,môi trường Chính vì vậy nâng cao chất lượng thiết kế cũng chính là góp phần nângcao chất lượng công trình.
Trang 30CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
2.1 Cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý về quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình
2.1.1 Cơ sở khoa học về quản lý chất lượng công trình
Cơ sở khoa học về quản lý chất lượng thiết kế xây dựng công trình là những tài liệu,luận cứ, công trình nghiên cứu, thử nghiệm hoặc những đánh giá và phân tích Đây lànhững tiêu chuẩn đã được nhà nước công nhận
Việc quản lý chất lượng công trình là một quá trình hoạt động liên tục từ khảo sát, lựachọn phương án, triển khai thiết kế, lựa chọn nhà thầu thi công, thi công, giám sát Đểquản lý được chất lượng công trình phải dựa vào một hệ thống quản lý chất lượng, cácphương pháp khoa học, quy trình có hệ thống
Quản lý chất lượng công trình là một quá trình hoạch định, kiểm tra và tổ chức giámsát các nguồn lực để hoàn thành mục tiêu đề ra Nội dung chính bao gồm:
- Kế hoạch quản lý chất lương: Lập kế hoạch quản lý chất lượng phải theo yêu cầu vàhướng dẫn của nhà nước thông qua các nghị định, TCVN
- Kiểm tra, kiểm soát: liên tục theo dõi những biến động về chất lượng công trình Dựphòng những biến động để nhanh chóng đề ra điều chỉnh kịp thời Trong quá trình đóphải liên tục báo cáo kịp thời và chính xác
Mục tiêu cơ bản của quản lý chất lượng công trình thể hiện ở chỗ chất lượng côngtrình phải đạt yêu cầu, hoàn thành đúng với kinh phí và thời gian đề ra
2.1.2 Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng công trình
Nhà nước quản lý chất lượng công trình với mục đích bảo đảm và nâng cao chất lượngsản phẩm xây dựng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, sử dụng hợp lý tài ngueyen thiênnhiên và nguồn lao động Bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia hoạt động xây
Trang 31dựng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Nội dung quản lýnhà nước về chất lượng bao gồm:
- Định hướng nâng cao chất lượng sản phẩm; xây dựng các kế hoạch, quy hoạch vềchất lượng, ban hành các chính sách khuyến khích phát triển chất lượng như đăng kýcác sản phẩm chất lượng cao, công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đạichúng
- Xây dựng và ban hành các văn bản quy định về quản lý chất lượng
- Kiểm tra đánh giá chất lượng các công trình xây dựng, giải quyết các khiếu nại, tranhchấp về vấn đề chất lượng công trình
2.1.3 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 đã được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họpthứ 7 ngày 18/06/2014 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015 với 8 nguyên tắc
cơ bản trong hoạt động xây dựng như sau:
- Bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môitrường; phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hoá của từng địa phương;bảo đảm ổn định cuộc sống của nhân dân; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốcphòng, an ninh và ứng phó với biến đổi khí hậu.[3]
- Sử dụng các nguồn lực và tài nguyên có sẵn tại khu vực triển khai dự án một cáchhợp lý, đúng mục đích, đúng đới tượng và đúng trình tự đầu tư xây dựng
- Tuyệt đối tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn đã được cơ quan có thẩm quyền banhành trong việc sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm thuận lợi trong nhu cầu tiếp cận
và sử dụng công trình, an toàn cho tất cả mọi người đặc biệt là các công trình côngcộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học công nghệ mới trong hoạt động đầu tư xâydựng
- Bảo đám tiến độ xây dựng, chất lượng công trình, tránh xảy ra mất an toàn đến sứckhỏe, tính mạng của con người; phòng chống cháy nổ, an toàn tài sản; bảo vệ môi
Trang 32- Bảo đảm tính đồng bộ trong mỗi công trình và tính đồng bộ giữa công trình đó với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
- Yêu cầu các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động xây dựng phải đáp ứng đủ cácđiều kiện năng lực với từng loại dự án mình tham gia; Loại dự án, cấp công trình đượcquy định theo pháp luật
- Bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãngphí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.[3]
- Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng với chứcnăng quản lý của chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng [3]
Những quy định chung về thiết kế xây dựng, Luật đã quy định tại Điều 78 như sau: Điều 78 của Luật bao gồm 5 điểm quy định về nội dung các bước thiết kế dự án đầu tưxây dựng, có thể một hoặc nhiều bước tùy vào quy mô, tính chất của dự án Nội dung
hồ sơ thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở Chính phủ quy định các bước thiết kế, thẩmđịnh, phê duyệt thiết kế
Các yêu cầu đối với thiết kế xây dựng được quy định tại Điều 79:
1 Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thiết kế đề ra, phù hợp quy hoạch được duyệt;
2 Đáp ứng yêu cầu từng bước thiết kế;
3 Tuân thủ đúng các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật;
4 Giải pháp thiết kế phù hợp và chi phí xây dựng hợp lý
5 Thiết kế xây dựng phải được thẩm định, phê duyệt theo quy định của Luật
6 Nhà thầu thiết kế xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp côngtrình và công việc do mình thực hiện
Liên quan đến quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, LuậtXây dựng quy định tại điều 86 như sau:
Trang 33Nhà thầu thiết kế được quyền: Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu phục vụcông tác thiết kế; Từ chối thực hiện các yêu càu ngoài hợp đồng; Quyền tác giả đối vớisản phẩm thiết kế; Thuê nhà thầu phụ thực hiện thiết kế theo quy định hợp đồng; Cácquyền khác trong hợp đồng thiết kế.
Nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế bao gồm: Phải có năng lực hoạt động, hành nghề tronglĩnh vực xây dựng; Tuyệt đối tuân thủ theo cáo tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng, tuânthủ theo các quy định khác của luật; Chịu trách nhiệm về sản phẩm thiết kế do mìnhlàm ra; Có trách nhiệm giám sát tác giả trong quá trình thi công xây dựng; Không đượcchỉ định nhà sản xuất cung cấp vật liệu, vật tư và thiết bị xây dựng trong nội dung thiết
kế xây dựng của công trình sử dụng vốn nhà nước; Bồi thường thiệt hại khi gây ảnhhướng đến chất lượng công trình và vi phạm hợp đồng thiết kế; Các nghĩa vụ khác theonội dung hợp đồng
Liên quan đến quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng, Luật Xây dựng quy định tại điều 87 như sau:
Quyền của Cơ quan, tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng bao gồm: Yêu cầuchủ đầu tư cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác thẩm định; Thu lệ phí thẩmđịnh theo quy định pháp luật; Được quyền mời chuyên gia thẩm định hoặc yêu cầu chủđầu tư lựa chọn đơn vị đủ năng lực làm việc này; Từ chối việc làm sai lệch kết quảthẩm định
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng bao gồm:Thẩm định nội dung thiết kế, dự toán theo quy định; Gửi kết quả thẩm định bằng vănbản đến cơ quan, tổ chức chủ trì thẩm định; Chịu trách nhiệm vè kết quả thẩm định
Liên quan đến quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế trong việc thi công xây dựng, Điều 114 của Luật Xây dựng đã quy định:
Nhà thầu thiết kế có các quyền như quy định tại điều 86 của Luật này ngoài ra còn cóquyền: Yêu cầu chủ đầu tư và nhà thầu làm đúng theo thiết kế; Từ chối những yêu cầuthay đổi bất hợp lý của chủ đầu tư; Từ chối nghiệm thu nếu thi công không đúng thiếtkế; Các quyền khác quy định trong hợp đồng
Trang 34Nhà thầu thiết kế có nghĩa vụ quy định tại điều 86 của Luật này ngoài ra còn có nghĩavụ: Cử người có năng lực để giám sát tác giả; Nghiệm thu công trình theo hợp đồng;
Xử lý những bất hợp lý trong khâu thiết ké theo yêu cầu của chủ đầu tư; Báo cáo chochủ đầu tư nếu đơn vị thi công làm sai thiết kế; Các nghĩa vụ khác theo hợp đồng
Các quy định chung về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựngđược quy định tại Điều 148 của Luật Xây dựng với nội dung chính như sau:
- Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ hành nghề do các
cơ sở đào tạo hợp pháp cấp
- Các tổ chức, cá nhân người nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam phải tuânthủ quy định của pháp luật Việt Nam
- Những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng độc lập phải có chứng chỉhành nghề theo quy định Chứng chỉ hành nghề được phân thành hạng I, hạng II, hạngIII
- Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng được phân thành hạng I, hạng II, hạng III do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền đánh giá, cấp chứng chỉ năng lực Tổ chức tham giahoạt động xây dựng phải đăng ký kinh doanh ngành nghề phù hợp theo quy định củapháp luật
- Chính phủ quản lý năng lực của tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng
Liên quan đến chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng, Luật quy định tại điều 149 như sau:
Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng là văn bản xác nhận năng lực hành nghề, do
cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 148 của Luật này
có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp về lĩnh vực hành nghề
Để được cấp chứng chỉ hành nghề, các cá nhân hoạt động xây dựng phải đáp ứng cácđiều kiện sau:
- Có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề;
Trang 35- Có thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấpchứng chỉ hành nghề;
- Đã qua sát hạch kiểm tra kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp luật liên quanđến lĩnh vực hành nghề
Chỉ có các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng có thẩm quyền sát hạch, cấpchứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng I; Sở Xây dựng, tổ chức xã hội - nghềnghiệp có đủ điều kiện theo quy định của Chính phủ có thẩm quyền sát hạch, cấpchứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng các hạng còn lại
2.1.4 Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP được ban hành ngày 12/05/2015 Nghị định này hướngdẫn cụ thể hơn Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 về quản lý chất lượng công trình xâydựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng; về bảo trì công trình xâydựng và giải quyết sự cố công trình xây dựng
Điều 18 của nghị định này quy định về nhiệm vụ thiết kế trong xây dựng côngtrình:
- Nhiệm vụ thiết kế được chủ đầu tư tự lập hoặc thuê đơn vị, cá nhân có năng lực phùhợp lập
- Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình phải phù hợp với báo cáo nghiên cứu tiền khảthi hoặc báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng công trình Là căn cứ để lập dự
án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng công trình Chủ đầu tư có thể thuê chuyêngia hoặc tổ chức tư vấn góp ý, thẩm tra nhiệm vụ thiết kế khi cần thiết
Nội dung chính trong nhiệm vụ thiết kế bao gồm:
+ Các căn cứ để lập nhiệm vụ thiết kế;
+ Mục tiêu xây dựng công trình;
+ Địa điểm xây dựng công trình;
Trang 3623
Trang 37+ Các yêu cầu về quy mô và thời hạn sử dụng công trình, công năng sử dụng và cácyêu cầu kỹ thuật khác đối với công trình.
Nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình được bổ sung, thay đổi dựa theo tình hình thực
tế để đảm báo hiệu quả cho dự án đầu tư xây dựng [8]
Điều 19 vai trò của chỉ dẫn kỹ thuật:
- Chỉ dẫn kỹ thuật là cơ sở của để thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình, thicông và nghiệm thu công trình xây dựng Chỉ dẫn kỹ thuật do nhà thầu thiết kế hoặcnhà thầu tư vấn khác được chủ đầu tư thuê lập Chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt là mộtthành phần của hồ sơ mời thầu thi công xây dựng, làm cơ sở để quản lý thi công xâydựng, giám sát thi công xây dựng và nghiệm thu công trình
- Chỉ dẫn kỹ thuật phải phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng cho côngtrình xây dựng được phê duyệt và yêu cầu của thiết kế xây dựng công trình
- Bắt buộc thực hiện lập chỉ dẫn kỹ thuật đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I và cấp
II Đối với công trình di tích và các công trình còn lại, chỉ dẫn kỹ thuật có thể được lậpriêng hoặc quy định trong thuyết minh thiết kế xây dựng công trình [8]
Nội dung quản lý chất lượng công tác thiết kế xây dựng được quy định chi tiết và cụthể tại Điều 20 với 4 điểm chính như sau:
1 Nội dung quản lý chất lượng của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình:
a) Nhà thầu phải cử người có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp với lĩnh vực thiếtkế; người được cử làm chủ nhiệm đồ án, chủ trì thiết kế phải là những người có đủnăng lực và kinh nghiệm;
b) Kết quả khảo sát được sử dụng phải đáp ứng được yêu cầu thiết kế, phù hợp với tiêuchuẩn, quy chuẩn áp dụng cho công trình;
c) Kiểm soát nội bộ chất lượng hồ sơ thiết kế bằng cách chỉ định cán bộ thuộc tổ chứccủa mình hoặc thuê các tổ chức, cá nhân khác có đủ điều kiện và năng lực theo quyđịnh;
Trang 38d) Hồ sơ thiết kế phải trình chủ đầu tư để tiến hành thẩm định, phê duyệt theo quy địnhcủa Luật Xây dựng; tiếp thu ý kiến của đơn vị thẩm định, giải trình hoặc chỉnh sửa hồ
sơ thiết kế theo ý kiến thẩm định;
đ) Thực hiện điều chỉnh thiết kế theo quy định của pháp luật
2 Nhà thầu thiết kế phải chịu trách nhiệm về chất lượng hồ sơ thiết kế xây dựng côngtrình của mình; cá nhân, tổ chức, chủ đầu tư, người quyết định đầu tư hoặc cơ quanchuyên môn về xây dựng có trách nhiệm thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế,không thay thế hay làm giảm trách nhiệm của nhà thầu thiết kế về chất lượng hồ sơthiết kế xây dựng công trình
3 Nếu nhà thầu thiết kế kiêm luôn làm tổng thầu thiết kế thì đơn vị này phải đảmnhiệm việc thiết kế những hạng mục công trình chính hoặc đảm nhận công nghệ chínhcủa công trình, phải chịu trách nhiệm toàn bộ trong việc thực hiện hợp đồng với bêngiao thầu Các nhà thầu thiết kế phụ chịu trách nhiệm trước tổng thầu và trước phápluật về tiến độ, chất lượng thiết kế những hạng mục mình đảm nhận
4 Đối với những công trình, dự án trọng điểm quốc gia có quy mô lớn và yêu cầu kỹthuật phức tạp, nhà thầu thiết kế có quyền đề xuất với chủ đầu tư các biện pháp thínghiệm, mô phỏng kết cấu để tính toán, kiểm tra khả năng làm việc của công trìnhnhằm hoàn thiện hồ sơ, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và an toàn công trình được chủđầu tư đề ra
2.1.5 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
Thiết kế xây dựng gồm các bước: Thiết kế sơ bộ (trường hợp lập Báo cáo nghiên cứutiền khả thi), thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết
kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế do người quyết định đầu tư quyết định khi quyếtđịnh đầu tư dự án [9]
Một dự án đầu tư xây dựng sẽ bao gồm một hoặc nhiều loại công trình, mỗi loại côngtrình có một hoặc nhiều cấp công trình khác nhau Tùy theo hình thức thực hiện dự án,loại, cấp của công trình mà quyết định số bước thiết kế, cụ thể như sau:
Trang 39- Thiết kế một bước áp dụng đối với công trình có yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹthuật đầu tư xây dựng;
- Thiết kế hai bước được áp dụng đối với công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng.Thiết kế hai bước bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công;
- Thiết kế ba bước được áp dụng đối với công trình phải lập dự án đầu tư xây dựng, cóquy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật và điều kiện thi công phức tạp Thiết kế ba bước baogồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công;
- Thiết kế theo các bước khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế
Đối với các công trình thực hiện trình tự thiết kế xây dựng từ hai bước trở lên thì thiết
kế bước sau phải phù hợp với các nội dung, thông số chủ yếu của thiết kế ở bướctrước
Trường hợp thiết kế ba bước, nếu nhà thầu thi công xây dựng có đủ năng lực theo quyđịnh của pháp luật thì được phép thiết kế bản vẽ thi công
2.1.6 Quy chuẩn, tiêu chuẩn về QLCL công trình xây dựng
Các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia được áp dụng cho mọi công trình để hướng dẫn,quy định về vật liệu, thiết bị sử dụng cho công trình và các quy trình thi công, giámsát, nghiệm thu
Quy chuẩn kỹ thuật là các quy định do các cơ quan quản ý nhà nước ban hành và bắt
buộc áp dụng trong hoạt động xây dựng Đó là các yêu cầu kỹ thuật bắt buộc tuân thủvới mọi công trình xây dựng Các loại quy chuẩn kỹ thuật bao gồm:
- Quy chuẩn kỹ thuật chung bao gồm các quy định chung về kỹ thuật và quản lý sửdụng cho một lĩnh vực hoặc một nhóm sản phẩm
- Quy chuẩn kỹ thuật an toàn
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường
- Quy chuẩn kỹ thuật về vệ sinh, an toàn sản xuất
Trang 40- Quy chuẩn kỹ thuật về dịch vụ kinh doanh thương mại…
Tiêu chuẩn kỹ thuật là các quy định chuẩn mực về kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ
thuật, quy trình thực hiện các công việc, các chỉ tiêu, thông số kỹ thuật… được các cơquan, tổ chức có thẩm quyền ban hành Tiêu chuẩn kỹ thuật bao gồm tiêu chuẩn bắtbuộc và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng Các loại tiêu chuẩn bao gồm:
- Tiêu chuẩn cơ bản áp dụng cho một phạm vi rộng, chứa các quy định chung cho mộtlĩnh vực cụ thể
- Tiêu chuẩn thuật ngữ quy định tên gọi, định nghĩa các hoạt động trong lĩnh vực tiêuchuẩn
- Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật về định mức, chi tiêu, yêu cầu đối với đối tượng hoạtđộng trong lĩnh vực tiêu chuẩn
- Tiêu chuẩn quy định phương pháp đo, phương pháp lấy mẫu thí nghiệm, phươngpháp kiểm tra, giám định
- Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm hàng hóa
2.2 Các yêu tố ảnh hướng đến chất lượng công trình
2.2.1 Các yếu tố chủ quan
Yếu tố con người: là yếu tố hết sức quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượngcông trình Con người trực tiếp sản xuất, quản lý các quy trình kiểm soát chất lượngdựa vào học hỏi và kinh nghiệm hàng ngày Do đó để làm tốt công việc của mình thì
họ phải được đào tạo chuyên môn kỹ lưỡng, có kinh nghiệm và chuyên môn trong lĩnhvực hoạt động
Tổ chức sản xuất: Trình độ tổ chức quản lý sản xuất tốt sẽ tạo điều kiện cho doanhnghiệp có thể khai thác tốt các nguồn lực sẵn có, góp phần nâng cao chất lượng hoạtđộng của đơn vị mình
Máy móc thiết bị: Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị của đơn vị có tác động rất lớntrong việc nâng cao tính năng kỹ thuật của công trình, gia tăng năng suất lao động