1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ logistics của công ty cổ phần vận tải mặt trời bắc v n

101 329 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,35 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu - Trên cơ sở lý luận về Logistics trong hoạt động giao nhận vận tải, luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu sự phát triển dịch vụ và chất lượng dịch vụ Logistics của cô

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn có đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ Logistics của công ty cổ phần vận tải Mặt trời Bắc V.N” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của bất kỳ ai Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chính xác, chƣa đƣợc công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc

Tác giả luận văn

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau gần 02 năm nghiên cứu, học tập tại lớp cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế của Viện đào tạo sau đại học – Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, tôi được giao đề tài luận văn tốt nghiệp: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch

vụ Logistics của công ty cổ phần vận tải Mặt trời Bắc V.N” Đến nay, luận văn tốt nghiệp đã hoàn thành

Trước tiên, tôi xin cảm ơn sự giảng dạy nhiệt tình của các giáo sư, tiến sỹ là giảng viên thuộc chuyên ngành Quản lý kinh tế của Viện đào tạo sau đại học – Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, giúp tôi bổ sung và nâng cao kiến thức của mình Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ của Viện đào tạo sau đại học – Trường Đại học Hàng hải Việt Nam luôn tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Hồng Thái là người hướng dẫn khoa học đã dành nhiều thời gian tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thêm kiến thức trong quá trình hoàn thiện luận văn Tôi cũng xin bày tỏ lòng cám ơn đến Ban lãnh đạo, đội ngũ ngân viên của Công ty cổ phần vận tải Mặt trời Bắc V.N đã tạo điều kiện về thời gian và cung cấp đầy đủ tài liệu giúp tôi hoàn thành luận văn của mình

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu nhưng bài luận văn vẫn không tránh khỏi những tồn tại, hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu Kính mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của các thầy cô và các độc giả quan tâm

Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN Error! Bookmark not defined LỜI CẢM ƠN Error! Bookmark not defined

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU v

DANH MỤC CÁC BẢNG Error! Bookmark not defined.i DANH MỤC CÁC HÌNH Error! Bookmark not defined.i LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

5 Kết cấu của luận văn 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN VẬN TẢI 4

1.1 SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LOGISTICS 4

1.2 ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA LOGISTICS 11

1.3 NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ ĐIỀU KIỆN TRỞ THÀNH NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN VẬN TẢI 18 1.4 CHẤT LƯỢNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LOGISTICS 28

1.5 KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS 33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN VẬN TẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI MẶT TRỜI BẮC V.N 39

2.1 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI VIỆT NAM 39

2.2 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI MẶT TRỜI BẮC V.N 48

Trang 4

2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN VẬN TẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI MẶT TRỜI BẮC V.N TRONG NHỮNG NĂM QUA 50 2.4 ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG DỊCH VỤ LOGISTICS TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN VẬN TẢI MẶT TRỜI BẮC V.N 57

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN VẬN TẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI MẶT TRỜI BẮC V.N 72

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN VẬN TẢI BIỂN CỦA VIỆT NAM 72 3.2 QUAN ĐIỂM VỀ ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN VẬN TẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI MẶT TRỜI BẮC V.N 80 3.3 MỘT SỐ GIÁI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN VẬN TẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI MẶT TRỜI BẮC V.N 81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

SUN V.N Công ty cổ phần vận tại Mặt trời Bắc V.N

(SUN NORTH V.N TRANSPORT CORP)

(WORLD TRADE ORGANIZATION)

NVOCC Người chuyên chở không có tàu

(NON-VESSEL OPERATING OF COMMON CARRIER) VNACCS Hệ thống thông quan điện tử tự động VNACCS

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

1.1 Lợi ích từ hoạt động thuê ngoài dịch vụ logistics 15

2.1 So sánh dịch vụ logistics đƣợc cung cấp bởi các nhà cung

Trang 7

DANH MỤC CÁC HÌNH

1.2 Các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến hoạt động logistics 27

2.1 Nhóm năm hoạt động logistics được thuê ngoài nhiều nhất

2.2 Các hoạt động logistics sẽ tiếp tục được thuê ngoài 40 2.3 Phần trăm thuê ngoài theo ngành và theo loại hình công ty 40

2.5 Các tiêu chí xếp hạng khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Vận tải giao nhận là yếu tố không thể tách rời với buôn bán quốc tế Kinh doanh ngày càng phong phú với nhiều thành phần, nhiều dịch vụ được cung cấp, đáp ứng nhu cầu đặt ra trong vận chuyển của xã hội, đặc biệt là hàng hóa xuất nhập khẩu Song thực tế cho thấy hoạt động giao nhận vận tải ở Việt Nam còn nhiều bất cập mà nổi trội hơn cả chính là chất lượng của hoạt động Phát triển đa dạng, phong phú dịch vụ cung cấp nhưng hiệu quả không cao do nguyên nhân chủ yếu chính là phương thức kinh doanh chưa thích hợp dẫn đến chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Vì vậy, thực tiễn đòi hỏi cần có phương thức kinh doanh mới tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tiết kiệm chi phí Dịch vụ vận tải giao nhận rất đa dạng và Logistics chính là phương thức kinh doanh tiên tiến cần được nghiên cứu để áp dụng và phát triển trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận ở Việt Nam

Logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, và hiệu quả của quá trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia Đối với những nước phát triển như Nhật và

Mỹ logistics đóng góp khoảng 10% GDP Đối với những nước kém phát triển thì

tỷ lệ này có thể hơn 30%, và ở Việt Nam thì dịch vụ logistics chiếm khoảng từ 20% GDP Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng Logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ

15-Công ty cổ phần vận tải mặt trời Bắc V.N là một trong những công ty hoạt động giao nhận ở Việt Nam những năm qua Có thể nói đây là một trong những công ty có chất lượng dịch vụ tốt tuy nhiên vẫn còn những hạn chế cần khắc phục Chính vì vậy việc học viên lựa chọn đề tài : “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Logistics của công ty cổ phần vận tải Mặt trời Bắc V.N” làm luận văn thạc

sỹ có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực

Trang 9

2 Mục đích nghiên cứu

- Trên cơ sở lý luận về Logistics trong hoạt động giao nhận vận tải, luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu sự phát triển dịch vụ và chất lượng dịch vụ Logistics của công ty trong những năm qua để thấy được thực trạng với những thành công và hạn chế nhằm tìm ra những giải pháp thúc đẩy phát triển dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ Logistics của công ty đáp ứng nhu cầu về chất lượng và khối lượng của khách hàng trong hoạt động giao nhận vận tải

- Trên cơ sở thực trạng phát triển dịch vụ Logistics và nhu cầu, xu thế phát triển hoạt động Logistics trong giao nhận vận tải của công ty Luận văn đề xuất giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ Logistics của công ty trong những năm tương lai

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:

Trên cơ sở lý luận hệ thống hóa về Logistics trong hoạt động giao nhận vận tải, luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu chất lượng dịch vụ Logistics của công ty

cổ phần vận tải Mặt trời Bắc V.N trong những năm qua

- Phạm vi nghiên cứu:

Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động và chất lượng dịch vụ logisctisc trong giao nhận vận tải của công ty cổ phần vận tải Mặt trời Bắc V.N trên địa bàn Hải Phòng và khu vực lân cận trong giai đoạn những năm gần đây và dự báo sự phát triển từ nay đến 2020

4 Phương pháp nghiên cứu

- Luận văn sử dụng các phương pháp như phương pháp duy vật biện chứng

và duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, đồng thời còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, phương pháp điều tra nghiên cứu, phương pháp chuyên gia Để nghiên cứu sự phát triển hoạt động logistics trong giao nhận vận tải của công ty cổ phần vận tải Mặt trời Bắc V.N trên địa bàn Hải Phòng và khu vực lân cận giai đoạn từ nay đến 2014, nhằm đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Logistics của công ty cổ phần vận tải Mặt

Trang 10

trời Bắc V.N trong những năm tương lai

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục các bảng, biểu, các chữ viết tắt, các tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về chất lượng dịch vụ Logistics trong giao nhận vận tải

Chương 2: Thực trạng về chất lượng dịch vụ Logistics trong giao nhận vận tải của công ty cổ phần vận tải Mặt trời Bắc V.N

Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Logistics trong giao nhận vận tải của công ty cổ phần vận tải Mặt trời Bắc V.N

Trang 11

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LOGISTICS

TRONG GIAO NHẬN VẬN TẢI 1.1 SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA LOGISTICS

1.1.1 Khái niệm về Logistics

Thuật ngữ Logistics đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử phát triển của thế giới Logistics phát triển quá nhanh chóng, trong nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, ở nhiều nước, nên có rất nhiều tổ chức, cá nhân, tác giả tham gia nghiên cứu, đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau, cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về logistics Có rất nhiều tài liệu đưa ra định nghĩa về khái niệm này Mỗi định nghĩa đều có một cách tiếp cận khác nhau, một góc nhìn khác nhau, và việc nghiên cứu, tìm hiểu tất cả những định nghĩa điển hình sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện

và đầy đủ hơn về logistics

Trong giai đoạn đầu mới xuất hiện thuật ngữ logistics, người ta đưa ra khái niệm như sau: “Logistics là hoạt động quản lý quá trình vận chuyển và lưu kho của: nguyên vật liệu đi vào xí nghiệp; hàng hóa, bán thành phẩm trong quá trình sản xuất; sản phẩm cuối cùng đi ra khỏi xí nghiệp” (logistics is managing the movement and storage of: material into the enterprise; Goods in process in the enterprise; Finished goods from enterprise) (GS.TS Hoàng Văn Châu 2009)

Khái niệm trên đã nêu ra đúng quy trình của Logistics nhưng theo quan điểm hiện đại về cách tiếp cận logistics hợp nhất thì vẫn có những hạn chế Khái niệm này chưa đề cập đến quá trình logistics ngược bao gồm các hoạt động thu hồi sản phẩm lỗi mốt hay phế phẩm tái sản xuất từ người tiêu dùng về nhà máy sản xuất Ngoài ra khái niệm trên chưa đề cập tới yếu tố thông tin, theo quan điểm hiện đại, đều thuộc logistics Theo khái niệm trên thì logistics chỉ bao gồm quản lý, vận chuyển và lưu kho Do vậy đây vẫn chưa phải là một khái niệm đầy đủ

Sau này, khi logistics phát triển, có rất nhiều định nghĩa về logistics đã được đưa ra, chẳng hạn, Edward H Frazelle, tác giả cuốn “Supply chain strategy” đưa ra

Trang 12

một định nghĩa rất đơn giản về logistics: Logistics is the flow of material, information, and money between consumers and suppliers”

Theo Donald J.Bowersox, tác giả của cuốn sách CLM Proceeding – 1987 định nghĩa: “Logistics là một nguyên lý đơn lẻ nhằm hướng dẫn quá trình lên kế hoạch, định vị và kiểm soát các nguồn nhân lực và tài lực có liên quan tới hoạt động phân phối vật chất, hỗ trợ sản xuất và hoạt động mua hàng”

Theo tài liệu của Ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á – Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc (UNESCAP), khái niệm logistics được giải thích như sau:

“Logistics được hiểu là việc quản lý dòng chu chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin liên quan từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng”

Song định nghĩa được coi đầy đủ nhất và được sử dụng rộng rãi nhất là định nghĩa về logistics của Hội đồng quản lý logistics của Hoa Kỳ (Council of logistics

Management - CLM) Theo CLM: “Logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ chức

thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm xuất phát đầu tiên đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng” (logistics is the process of

planning, implementing, and controlling the efficient effective flow and storage of goods, services, and related information from point of origin to point of consumption for the purpose of conforming to customer requirements.)

Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, tại điều 233 không đưa ra khái niệm

logistics mà đưa ra khái niệm về dịch vụ logistics như sau: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hoá theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao” (Luật Thương mại năm 2005) Theo định nghĩa này, chỉ

cần thực hiện một hoặc một số công việc nêu trên cũng được hiểu là làm dịch vụ

Trang 13

logistics Đây là cách hiểu không chính xác về dịch vụ logistics và đã đồng nhất

quan điểm cho rằng logistics chính là tên gọi khác của hoạt động giao nhận vận tải

Qua các khái niệm trên đây, có thể thấy logistics không phải là một hoạt động đơn lẻ mà là một chuỗi các hoạt động bao trùm mọi yếu tố tạo nên sản phẩm,

đó là hoạt động quản lý dòng lưu chuyển của nguyên vật liệu từ khâu mua sắm qua quá trình lưu kho, sản xuất ra sản phẩm và phân phối tới tay người tiêu dùng với mục đích giảm tối đa chi phí phát sinh hoặc sẽ phát sinh với thời gian ngắn nhất trong quá trình vận động của nguyên liệu phục vụ sản xuất cũng như phân phối hàng hóa một cách kịp thời (Just In Time) Chính vì vậy, khi nói đến logistics bao giờ người ta cũng nói đến một chuỗi hệ thống các dịch vụ (logistics system chain)

Có thể khái quát logistics theo sơ đồ sau đây:

Logistics nội biên (Inbound Logistics) Logistics ngoại biên (Outbound Logistics)

Hình 1.1 Mô hình tổng quan về logistics

Với hệ thống dịch vụ này người cung cấp dịch vụ logistics (Logistics Service Provider - LSP) sẽ giúp khách hàng tiết kiệm chi phí của đầu vào trong các khâu vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, phân phối hàng hóa cũng như chi phí đầu ra bằng cách kết hợp một cách khoa học các khâu riêng lẻ qua hệ thống logistics nêu trên

Finished goods storage

Kho dự trữ nguyên liệu – Raw Material Storage

Sản xuất

-Manufacturing

Thị trường tiêu dùng

Trang 14

Từ các khái niệm trên, luận văn tiếp cận khái niệm trên quan điểm của luật Thương mại Việt nam năm 2005 phù hợp với đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn

1.1.2 Sự hình thành và phát triển của Logistics

Thuật ngữ “logistics” là một thuật ngữ dùng trong quân đội Logistics được coi là một nhánh trong nghệ thuật chiến đấu, đó là việc vận chuyển và cung cấp trang thiết bị, lương thực, thực phẩm đúng nơi, đúng lúc khi cần thiết cho lực lượng tham gia chiến đấu Như chúng ta đã biết, trong chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh thế giới lần thứ hai, rất nhiều kỹ năng về logistics được biết đến Tuy nhiên trong giai đầu thời kỳ hậu chiến, các nhà quản trị marketing chú ý tới việc đáp ứng những nhu cầu hàng hóa sau chiến tranh Phải đến thời kỳ suy thoái kinh tế và những năm 50 của thế kỷ XX thì họ mới bắt đầu nghiên cứu mạng lưới phân phối vật chất Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1958 và việc thu hẹp lợi nhuận đã thúc đẩy các doanh nghiệp tìm kiếm các hệ thống kiểm soát chi phí để đạt hiệu quả hơn

Và hầu như đồng thời, rất nhiều doanh nghiệp nhận ra rằng “phân phối vật chất”

và “logistics” là những vấn đề chưa được nghiên cứu kỹ và chưa thực sự kết hợp với nhau để kiểm soát và giảm tối đa chi phí Đến ngày nay, thuật ngữ “logistics”

đã được phát triển, mở rộng và được hiểu với nghĩa là quản lý “management”

Theo Ủy ban kinh tế và xã hội Châu Á – Thái Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia and Pacific – ESCAP), quá trình phát triển của logistics được chia thành 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Phân phối vật chất (Physical Distribution)

Giai đoạn này bắt đầu từ những năm 60-70 của thế kỷ XX Thời kỳ này, người ta quan tâm đến quản lý một cách có hệ thống các hoạt động liên quan với nhau nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm, hàng hoá cho khách hàng một cách hiệu quả nhất Giai đoạn này bao gồm các hoạt động nghiệp vụ sau: Vận tải, phân phối, bảo quản hàng hoá, quản lý kho bãi, bao bì, nhãn mác, đóng gói Những hoạt động này gọi là phân phối vật chất

- Giai đoạn 2: Hệ thống logistics (Logistics system)

Trang 15

Bắt đầu vào thập niên 80-90 của thế kỷ XX với điểm nổi bật chính là các công ty kết hợp hai mặt: Đầu vào (cung ứng vật tư) với đầu ra (phân phối sản phẩm) nhằm tiết kiệm chi phí, tăng hiệu quả của quá trình này

- Giai đoạn 3:Quản trị dây chuyền cung ứng (Supply chain management)

Giai đoạn này diễn ra vào cuối thế kỷ XX cho tới ngày nay và được các tập đoàn hàng đầu của thế giới như Walmart, Unilever, Dell… ứng dụng và phát triển ngày càng mạnh mẽ Theo UNESCAP thì đây là khái niệm mang tính chiến lược

về quản trị chuỗi quan hệ từ nhà cung cấp nguyên liệu – đơn vị sản xuất - đến người tiêu dùng Khái niệm SCM chú trọng việc phát triển các mối quan hệ với đối tác, kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp, người tiêu dùng và các bên liên quan như các công ty vận tải, kho bãi, giao nhận và các công ty công nghệ thông tin

1.1.3 Phân loại logistics

Logistics là một lĩnh vực rộng lớn, bao trùm nhiều lĩnh vực và được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau Trong phạm vi nghiên cứu, tôi xin giới thiệu hai cách phân loại phổ biến nhất: theo hình thức hoặc theo quá trình sản xuất Ngoài ra người ta còn phân loại logistics theo đối tượng hàng hóa

1.1.3.1 Phân loại theo hình thức

Theo tiêu chí này, logistics được chia thành 5 loại như sau:

Logistics bên thứ nhất (1PL - First Party Logistisc): người chủ sở hữu hàng

hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân Theo hình thức này, chủ hàng phải tự đầu tư các phương tiện vận tải, kho chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý và vận hành hoạt động logistics Logistics bên thứ nhất làm tăng qui mô của doanh nghiệp và thường làm giảm hiệu quả kinh doanh, vì doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn do không có đủ quy

mô cần thiết, kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn để quản lý và vận hành hoạt động logistics Thêm vào đó, việc đầu tư vào quản lý và vận hành hoạt động logistics sẽ làm cho doanh nghiệp phải phân tán nguồn lực: vốn và nhân lực

Trang 16

Logistics bên thứ hai (2PL - Second Party Logistics): người cung cấp dịch

vụ logistics bên thứ hai là người cung cấp dịch vụ cho hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan, thanh toán, mua bảo hiểm…) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng Đặc điểm nổi bật của loại hình này

đó là 2PL chỉ cung cấp các hoạt động đơn lẻ, chưa tích hợp thành chuỗi hoạt động logistics Loại hình này bao gồm: các hãng vận tải đường biển, đường bộ, đường sông, đường hàng không, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kho bãi, kê khai hải quan, trung gian thanh toán

Logistics bên thứ ba (3PL - Third Party Logistics): là người thay mặt cho

chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng, ví

dụ như thay mặt người gửi hàng thực hiện các thủ tục xuất nhập và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển hàng tới địa điểm đến qui định… Do đó dịch vụ logistics bên thứ ba bao gồm chuỗi dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử

lý thông tin…và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng Sự hợp tác giữa chủ hàng và công ty bên ngoài là một mối quan hệ liên tục có chủ định Như vậy có thể hiểu là nhà cung cấp dịch vụ logistics thứ ba là người có thể cung cấp một dịch vụ tích hợp trọn gói cho khách hàng (one stop shop logistics service) Tuy nhiên không phải lúc nào khách hàng cũng sẵn sàng outsource hết các hoạt động logistics của mình Thị trường cho các 3PL người ta gọi là thị trường 3PL hoặc thị trường contract logistics (chỉ các quan hệ hợp đồng dài hạn giữa 3PL

và khách hàng), để phân biệt với các thị trường chuyên biệt như thị trường giao nhận, thị trường vận tải biển, vận tải đường bộ

Logistics bên thứ tư (4PL - Fourth Party Logistics) là người tích hợp, gắn kết

các nguồn lực tiềm năng và cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics Logistics bên thứ tư chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển logistics, cung cấp các giải pháp dây chuyền cung ứng, hoạch định, tư vấn logistics, quản trị vận tải…và hướng đến quản trị cả quá trình logistics, như nhận hàng từ nơi sản xuất,

Trang 17

làm thủ tục xuất nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng Điểm khác biệt giữa 3PL và 4PL ở chỗ: 3PL cung cấp các dịch vụ mang tính chất nghiệp vụ thuần túy thì 4PL lại đảm nhiệm vai trò quản trị chiến lược và chuyên sâu trong toàn bộ chuỗi cung ứng của khách hàng Tại một số nước và khu vực có ngành logistics phát triển cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Âu, Singapore… 4PL đã hình thành và phát triển nhanh trong những năm gần đây bên cạnh hình thức 3PL truyền thống

Logistics bên thứ năm (5PL - Fifth Party Logistics) đã được nhắc đến trong

những năm gần đây Đây là hình thức phát triển cao hơn của logistics bên thứ tư đi cùng với sự phát triển của thương mại điện tử Với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, mọi hoạt động giao dịch, mua bán, thanh toán hiện nay đều có thể thực hiện thông qua mạng Internet Ở đây, người cung cấp dịch vụ logistics không những ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại nhằm cung cấp các dịch vụ truyền thống mà còn phục vụ cho thị trường vận tải trực tuyến trên internet Hiện nay, trên thế giới và đặc biệt là Hoa Kỳ đã hình thành một số nhà cung cấp dịch vụ 5PL nổi tiếng như UPS, Target.direct, Fedex…

1.1.3.2 Phân loại theo quá trình

Dựa vào thời điểm thực hiện hoạt động logistics trong các giai đoạn của quá trình sản xuất tiêu dùng, logistics được phân chia thành ba loại:

Logistics đầu vào (Inbound logistics): Logistics đầu vào là hoạt động

logistics được thực hiện trong quá trình cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất như thu thập nguồn thông tin đầu vào, chuẩn bị nguồn vốn của doanh nghiệp, nhập nguyên, nhiên vật liệu, các hoạt động lưu trữ các yếu tố đầu vào của sản xuất Trong điều kiện sản xuất chuyên môn hóa cao như hiện nay, các dịch vụ logistics đầu vào được chú ý bởi ngoài hiệu quả kinh tế thu được nhờ sự tối ưu hóa về thời gian và địa điểm, việc đảm bảo các yếu tố đầu vào còn giúp cho các doanh nghiệp chủ động lên kế hoạch kinh doanh hợp lý, thực hiện chiến lược kết hợp nhằm đạt mục tiêu chung của cả doanh nghiệp

Logistics đầu ra (Outbound logistics): là các dịch vụ đảm bảo cung cấp

thành phẩm đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian và chi

Trang 18

phí nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp Đầu ra luôn là yếu tố quan trọng nhất trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh Do đó, vai trò của logistics đầu ra luôn được các doanh nghiệp đề cao và nghiên cứu thực hiện với mục đích hướng tới đem lại hiệu quả tối đa cho doanh nghiệp

Logistics ngược hay Logistics thu hồi (reverse logistics): Ngày nay, với

những yêu cầu ngày càng chặt chẽ về bảo vệ môi trường từ các nhà quản lý và cả người tiêu dùng đòi hỏi việc quản lý và thu hồi tái chế hoặc tái sử dụng các yếu tố phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng như rác, phế liệu, phế phẩm, phụ phẩm… Logistics thu hồi là các dịch vụ được cung ứng đảm bảo hiệu quả cho quá trình thu hồi trở về các phế liệu, phế phẩm trên để tái chế hoặc xử lý

1.1.3.3 Phân loại theo đối tượng hàng hóa

Mỗi đối tượng hàng hóa cụ thể sẽ có cách thức bảo quản, vận chuyển quản

lý hàng hóa khác nhau phù hợp với đặc thù của mỗi ngành hàng, loại hàng Chẳng hạn:

- Logistics ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG – Fast Moving Consumer Goods): Với FCMG, yêu cầu quan trọng nhất là đảm bảo thời gian giao hàng

- Logistics ngành hóa chất (Chemical Logistics) và logistics dầu khí (Petroleum Logistics) yêu cầu cách thức vận chuyển, bảo quản phải an toàn…

- Logistics ngành ô tô (Automotive Logistics): ngành này đòi hỏi sự liên kết phối hợp nhịp nhàng giữa các nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng riêng lẻ, đảm bảo tính liên tục giữa các khâu sản xuất, đặc biệt quan trong đó là việc dự trữ trong kho

và phân phối phụ tùng thay thế…

- Ngoài ra còn các loại Logistics ngành dược phẩm (Pharmaceutical logistics), logistics ngành thủy sản (Aquatic Logistics)…

1.2 ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA LOGISTICS

1.2.1 Đặc điểm Logistics

- Thứ nhất, logistics là một quá trình Điều này có nghĩa logistics không phải

là một hoạt động rời rạc, đơn lẻ mà là một chuỗi các hoạt động liên tục, liên quan mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau, được thực hiện một cách khoa học và có hệ

Trang 19

thống qua các bước: nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra, kiểm soát và hoàn thiện Do đó logistics xuyên suốt mọi giai đoạn, từ giai đoạn đầu vào cho đến giai đoạn tiêu thụ sản phẩm cuối cùng

- Thứ hai, logistics liên quan đến tất cả nguồn tài nguyên/các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng Nguồn tài nguyên không chỉ có vật tư, nhân lực, mà còn bao gồm cả dịch vụ, thông tin, bí quyết công nghệ

- Thứ ba, logistics tồn tại ở hai cấp độ: hoạch định và tổ chức Ở cấp độ thứ nhất, vấn đề đặt ra là phải lấy nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hay dịch vụ… ở đâu? Vào khi nào? Và vận chuyển chúng đi đâu? Do vậy tại đây xuất hiện vấn đề vị trí Cấp độ thứ hai quan tâm tới việc làm thế nào để đưa được nguồn tài nguyên/các yếu tố đầu vào từ điểm đầu đến điểm cuối dây chuyền cung ứng Từ đây nảy sinh vấn đề vận chuyển và lưu trữ

- Thứ tư, logistics là sự phát triển cao, hoàn chỉnh của dịch vụ vận tải giao nhận, vận tải giao nhận gắn liền và nằm trong logistics Cùng với quá trình phát triển của mình, logistics đã làm đa dạng hóa khái niệm vận tải giao nhận truyền thống Từ chỗ chỉ thay mặt khách hàng để thực hiện các khâu rời rạc như thuê tàu, lưu cước, chuẩn bị hàng, đóng gói hàng, tái chế, làm thủ tục thông quan,… cho tới cung cấp dịch vụ trọn gói từ kho đến kho (Door to Door) Ngày nay, để có thể thực hiện nghiệp vụ của mình, người giao nhận phải quản lý một hệ thống đồng bộ từ giao nhận tới vận tải, cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo quản hàng hóa trong kho, phân phối hàng hóa đúng nơi, đúng lúc, sử dụng thông tin điện tử để theo dõi, kiểm tra,… Như vậy, người giao nhận vận tải trở thành người cung cấp dịch vụ logistics

- Thứ năm, logistics là sự phát triển hoàn thiện dịch vụ vận tải đa phương thức: trước đây, hàng hóa đi theo hình thức hàng lẻ từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu và trải qua nhiều phương tiện vận tải khác nhau, vì vậy xác suất rủi ro mất mát đối với hàng hóa là rất cao, và người gửi hàng phải ký nhiều hợp đồng với nhiều người vận tải khác nhau mà trách nhiệm của họ chỉ giới hạn trong chặng

Trang 20

đường hay dịch vụ mà họ đảm nhiệm Tới những năm 60-70 của thế kỷ hai mươi, cuộc cách mạng container trong ngành vận tải đã đảm bảo an toàn và độ tin cậy trong vận chuyển hàng hóa, là tiền đề và cơ sở cho sự ra đời và phát triển vận tải

đa phương thức Khi vận tải đa phương thức ra đời, chủ hàng chỉ phải ký một hợp đồng duy nhất với người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO-Multimodal Transport Operator) MTO sẽ chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện toàn bộ việc vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng cho tới khi giao hàng bằng một chứng từ vận tải duy nhất cho dù anh ta không phải là người chuyên chở thực tế Như vậy, MTO ở đây chính là người cung cấp dịch vụ logistics

1.2.2 Vai trò của Logistics

Kể từ khi xuất hiện cho đến nay, logistics đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất Không những vậy, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngày nay logistics còn đóng một vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp giao nhận vận tải trong việc hoàn thiện hơn dịch vụ của mình

1.2.2.1 Đối với nền kinh tế

Xét dưới góc độ tổng thể, logistics là mối liên kết kinh tế xuyên suốt gần như toàn bộ quá trình sản xuất lưu thông và phân phối hàng hóa Hoạt động logistics tốt hay không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của nền kinh tế - xã hội Do đó, logistics đóng vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế mỗi quốc gia cũng như nền kinh tế toàn cầu

- Trước hết, hệ thống logistics góp phần phân bổ các ngành sản xuất một cách hợp lý, đảm bảo sự cân đối và tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế

- Logistics tác động tới việc tiếp cận và mở rộng thị trường thế giới, đẩy mạnh quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa

- Hoạt động logistics hiệu quả sẽ giúp nâng cao tính cạnh tranh của một quốc gia trên trường quốc tế và từ đó giúp tăng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Hiệu quả hoạt động logistics của một quốc gia sẽ được đo lường bởi chất lượng dịch vụ và chi phí để di chuyển hàng hóa giữa các quốc gia Theo ngân hàng

Trang 21

thế giới, hiệu quả hoạt động logistics có thể góp phần nâng cao năng lực của một quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa Hàng năm ngân hàng thế giới đưa ra đánh giá xếp hạng hiệu quả hoạt động logistics của các quốc gia dựa vào 7 yếu tố: Hải quan (thủ tục hải quan, thời gian thông quan, chi phí gián tiếp…); Cơ sở hạ tầng

(kho bãi, vận tải, hệ thống CNTT); Vận chuyển quốc tế; Năng lực quản lý logistics nội địa; Khả năng track and trace (theo dõi hàng hóa trong hệ thống logistics); Chi phí logistics nội địa; Thời gian vận chuyển Thực tế cho thấy, các quốc gia có hệ

thống logistics tốt cũng đồng thời là những quốc gia có năng lực cạnh tranh cao Thật vậy, theo thống kê, chi phí logistics tại các quốc gia phát triển thường chiếm khoảng 10% GDP, trong khi đó con số này tại các nước đang và kém phát triển lên tới 20% và có thể cao hơn Hơn nữa, chính những chi phí logistics này cũng là một trong những căn cứ để các nhà đầu tư nước ngoài xem xét đánh giá để quyết định

đầu tư vào một quốc gia

1.2.2.2 Đối với các doanh nghiệp sản xuất

- Trước hết, logistics góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, giảm thiểu các chi phí nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Với xu hướng chuyên môn hóa, việc thuê ngoài dịch vụ logistics đã đem lại những lợi ích không nhỏ cho các doanh nghiệp sản xuất, dù doanh nghiệp đó ở các nước phát triển hay kém phát triển Ví dụ, theo bảng thống kê dưới đây đã minh chứng cho điều đó, các doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ logistics ở Châu Á Thái Bình Dương trung bình đã giảm được 12% chi phí logistics so với doanh nghiệp không đi thuê Hơn nữa khi thuê ngoài, doanh nghiệp không phải phân tán vốn đầu tư cho hoạt động logistics như kho bãi, phương tiện vận tải, xếp dỡ trong kho … nhờ đó mà doanh nghiệp giảm được chi phí cố định là 17% và dành nguồn lực này đầu tư vào sản xuất chuyên môn của doanh nghiệp mình, hạ giá thành sản phẩm Về thời gian, nếu như không thuê ngoài dịch vụ logistics, chu kỳ trung bình của một đơn hàng là 13,8 ngày Nếu doanh nghiệp thuê ngoài dịch vụ logistics, chu kỳ trung bình của một đơn hàng giảm xuống còn 9,7 ngày Rõ ràng, với việc thuê ngoài dịch vụ

Trang 22

logistics đã góp phần làm giảm chi phí, nâng cao hiệu quả quản lý, từ đó tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp

Bảng 1.1: Lợi ích từ hoạt động thuê ngoài dịch vụ logistics

Lợi ích

Tất cả các khu vực

Mỹ La Tinh

Giảm chi phí cố định dành cho

cố định dành cho logistics là 11%, giảm vòng quay đơn hàng là 6 ngày

- Hệ thống logistics góp phần giải quyết những vấn đề nảy sinh từ sự phân công lao động quốc tế do quá trình toàn cầu hóa tạo ra

Toàn cầu hóa dẫn đến sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu sắc Nếu như trước kia, một sản phẩm được hoàn thiện ở một hoặc hai quốc gia, thì ngày nay, các chi tiết của một sản phẩm hoàn thiện có thể được sản xuất tại nhiều nơi trên thế giới Do vậy, việc khắc phục những ảnh hưởng của các yếu tố khoảng cách, thời gian nhằm giảm chi phí sản xuất và đáp ứng kịp thời là những yêu cầu tiên quyết Ứng dụng logistics sẽ giúp các doanh nghiệp giải bài toán này

- Logistics đóng vai trò hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 23

Đối với các doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn, những vấn đề về nguồn nguyên liệu cung ứng ở đâu, vào thời gian nào, vận chuyển bằng phương tiện gì, địa điểm các kho chứa nguyên liệu, hàng hóa đặt ở đâu cho phù hợp… luôn là những bài toán hóc búa làm đau đầu các nhà quản lý Bằng việc ứng dụng logistics cho phép nhà quản lý liên kết các khâu trong quá trình sản xuất thành một chuỗi với hệ thống thông tin hiện đại với khả năng truy cập những thông tin chính xác về đơn hàng, hàng tồn kho, vị trí của nguyên vật liệu, thành phẩm… (hệ thống track and trace) Từ đó, nhà quản lý có thể đưa ra kế hoạch sản xuất hợp lý cho từng công đoạn, từng bộ phận… mà giảm tối đa chi phí phát sinh cũng như đảm bảo hiệu quả kinh doanh

- Hoạt động logistics hỗ trợ đắc lực cho hoạt động marketing-mix

Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của hoạt động sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên, nhiên vật liệu, phụ kiện … tới phân phối sản phẩm cuối cùng tới tay khách hàng Do đó, logistics có mối quan hệ mật thiết với các hoạt động marketing Trong hoạt động marketing – mix, logistics hỗ trợ đắc lực cho chứng năng Place Logistics giúp ngắn thời gian chu chuyển và phân phối hàng hóa, đảm bảo giao hàng đúng thời gian và địa điểm Hơn nữa, logistics còn giúp giảm các chi phí phát sinh, do đó có thể giúp doanh nghiệp bán sản phẩm với giá cạnh tranh (price) Thêm vào đó, thông qua dịch vụ khách hàng, hoạt động logistics gắn kết với hoạt động marketing, hỗ trợ cung cấp sản phẩm và dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cũng như quá trình thu hồi phụ liệu và sản phẩm (logistic reserve)

- Dịch vụ logistics phát triển góp phần giảm chi phí, hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa chứng từ trong kinh doanh, đặc biệt trong buôn bán và vận tải quốc tế

Thật vậy, một giao dịch trong buôn bán quốc tế thường phải tiêu tốn các loại giấy tờ, chứng từ Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, chi phí giấy tờ cho giao dịch thương mại trên thế giới hàng năm đã vượt qua 420 tỷ USD Theo các chuyên gia buôn bán quốc tế, chi phí cho các giấy tờ, chứng từ rườm rà hàng năm chiếm hơn

Trang 24

10% kim ngạch mậu dịch quốc tế, ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động thương mại quốc tế

Bằng việc cung cấp các dịch vụ đa dạng trọn gói, logistics đã giúp giảm chi phí giấy tờ một cách đáng kể, đồng thời, giúp nâng cấp và chuẩn hóa chứng từ, giảm khối lượng công việc văn phòng trong lưu thông hàng hóa, dẫn đến nâng cao hiệu quả thương mại quốc tế

1.2.2.3 Đối với các doanh nghiệp GNVT

- Trước hết, logistics cho phép các nhà kinh doanh dịch vụ GNVT hoàn thiện hơn dịch vụ của mình

Có thể thấy rằng ứng dụng logistics giúp các doanh nghiệp GNVT hoàn thiện dịch vụ của mình theo hai phương diện sau: thứ nhất, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ GNVT cũng là một doanh nghiệp bình thường như các doanh nghiệp khác Do đó, việc ứng dụng logistics sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý Thứ hai, ứng dụng logistics, đặc biệt trong giai đoạn phát triển mạnh của công nghệ còn giúp các doanh nghiệp GNVT hoàn thiện các dịch vụ GNVT vốn có của doanh nghiệp mình, đáp ứng các yêu cầu về đúng thời gian (right time), đúng địa điểm (right place)

- Logistics tạo điều kiện giúp cho các doanh nghiệp GNVT đa dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch vụ của mình

Trước kia, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ GNVT chỉ cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đơn giản, thuẩn túy và nhỏ lẻ Tuy nhiên, ngày nay do

sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa, do sự tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa trong sản xuất kinh doanh nên sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ tại nhiều thị trường, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, đòi hỏi người kinh doanh dịch vụ GNVT phải đa dạng hóa dịch vụ của mình, phát triển các dịch vụ mới đòi hỏi trình độ quản lý và ứng dụng công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu thực tế của khách hàng Do đó, người kinh doanh dịch

vụ GNVT không phải là người vận tải và giao nhận đơn thuần mà họ còn cùng người sản xuất tham gia vào các khâu liên quan đến sản xuất, lưu thông hàng hóa:

Trang 25

đóng gói, xếp hàng, cung cấp kho hàng, quản lý tổn kho, dự báo … Với một chuỗi các dịch vụ được tích hợp, họ đã thực sự trở thành người cung cấp dịch vụ logistics thực thụ

1.3 NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ ĐIỀU KIỆN TRỞ THÀNH NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS TRONG GIAO NHẬN VẬN TẢI

1.3.1 Khái niệm nhà cung cấp dịch vụ logistics LSP (Logistics Service Provider)

Như đã phân tích ở trên, nếu phân loại theo hình thức logistics thì có năm hình thức Tuy nhiên, hình thức 4PL và 5PL hiện nay chưa phổ biến nhiều, mới chỉ xuất hiện tại các thị trường phát triển như Châu Âu và Bắc Mỹ Trong khi đó, các nghiệp vụ của hình thức 1PL, 2PL thì quá giản đơn Do đó, hiện nay chỉ có các công ty 3PL là nhà cung cấp logistics chủ yếu trên thị trường

Các công ty 3PL thường được hình thành từ năm nguồn sau:

- Từ hoạt động vận tải: những người chuyên chở như các hãng tàu, hãng hàng không cần phải hiểu rõ nhu cầu cơ bản của khách hàng của mình để cung cấp các dịch vụ tốt hơn Trên cơ sở này, họ có vị trí rất thuận lợi để giúp đỡ khách hàng của mình thông qua việc cung cấp dịch vụ logistics với tư cách của một công

ty 3PL thực thụ Ví dụ điển hình cho trường hợp này đó là Maersk Logistics, một công ty cung cấp dịch vụ logistics của Maersk Line, vốn ban đầu là công ty vận tải biển; APL Logistics (một công ty của APL Line-NOL)…

- Từ hoạt động kinh doanh dịch vụ kho bãi: cũng tương tự như trường hợp 3PL được hình thành từ hoạt động vận tải, chỉ khác họ là những công ty kinh doanh dịch vụ cho thuê kho bãi

- Từ hoạt động giao nhận, trung gian môi giới: các công ty giao nhận vận tải

ví dụ như Kuehne-Nagel mở thêm bộ phận contract logistics

- Từ hoạt động quản lý và khai thác thông tin: là các công ty hoặc nhà cung cấp công nghệ thông tin

- Từ chính khách hàng: một số công ty đã phát triển khả năng tổ chức và ứng dụng logistics đạt trình độ cao Khi đó, họ chào bán các dịch vụ logistics này cho các công ty khác

Trang 26

1.3.2 Hệ thống dịch vụ do các LSP cung cấp

Dịch vụ logistics do các LSP cung cấp ngày càng hiện đại và phong phú, hướng tới thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng Bên cạnh việc cung cấp các

nhóm dịch vụ cơ bản như: giao nhận, vận chuyển lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải

quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, kẻ ký mã hiệu,… các công ty LSP còn tăng khả năng cạnh tranh của mình bằng việc cung cấp các nhóm dịch vụ mang tính chuyên biệt cao, được thiết kế dành riêng cho từng đối tượng khách hàng Các dịch vụ này bao gồm các dịch vụ chủ yếu sau:

- Nhóm dịch vụ thiết kế, hoạch định chiến lược logistics cho các doanh nghiệp (designing/planning): Ngày nay, sự cạnh tranh không còn diễn ra giữa hoạt

động của doanh nghiệp này với doanh nghi ệp khác mà là sự đối đầu giữa chuỗi cung ứng của doanh nghiệp này vớ i gi ữa chuỗi cung ứng của doanh nghiệp khác

Do đó xu hướng xây dựng chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp gia tăng mạnh trong những năm gần đây Các LSP là người cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế chuỗi cung ứng Theo đó, khi nhận được yêu cầu từ khách hàng, các LSP sẽ tiến hành thiết kế,

kế hoạch cơ cấu lại chuỗi cung ứng của khách hàng sao cho đạt kết quả tối ưu và phát huy tối đa các lợi thế trong cạnh tranh Ở đây, các LSP sẽ dựa trên thực trạng

tổ chức sản xuất của khách hàng tư vấn xây dựng một chuỗi cung ứng phù hợp, giảm thiểu lãng phí thời gian và chi phí không cần thiết từ đó đảm bảo tối đa giá trị cho toàn hệ thống

- Nhóm dịch vụ đầu vào (Inbound logistics): ngoài các dịch vụ cơ bản như

vận tải, giao nhận thuần túy (Basic transportation and freight forwarding) nguyên nhiên liệu, nhóm dịch vụ này còn bao gồm các dịch vụ giá trị gia tăng sau:

+ Kitting: Quản lý công đoạn lựa chọn, đóng gói, chuyên chở các bộ phận, linh kiện chưa lắp ráp tới dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp;

+ Quality control/ Quality assurance: Dịch vụ tiến hành kiểm tra chất lượng tại kho, loại bỏ các sản phẩm, nguyên nhiên liệu, bán thành phẩm không đạt tiêu chuẩn, chuyên chở ngược lại cho nhà sản xuất để thay thế các linh kiện không đảm bảo chất lượng;

Trang 27

+ Sequencing: Sắp xếp các bộ phận, vật tư cho một dây chuyền sản xuất theo thứ tự cụ thể để tiện sản xuất và đóng gói;

+ Milk runs: Dịch vụ tối ưu hóa dòng vận chuyển hàng hóa bằng cách gom hàng nguyên container (FCL), hàng lẻ (LCL), hàng không;

+ Dedicated contract carriage: Dịch vụ chuyên chở hàng hóa theo hợp đồng chuyên dụng;

+ Intermodal service: Dịch vụ vận chuyển đường bộ bằng xe tải và đường sắt;

+ Customs service: Thay mặt khách hàng làm dịch vụ liên quan đến hải quan

và thuế

- Nhóm dịch vụ trong kho hàng: nhóm dịch vụ này bao gồm các dịch vụ lưu

kho, thuê kho bãi, quản lý tồn kho, các dịch vụ liên quan đến lắp ghép đóng gói…

- Nhóm dịch vụ sau bán hàng (Aftermarket logistics): các LSP có thể giúp

khách hàng quản lý các yếu tố phát sinh sau giao dịch bằng việc cung cấp một số dịch vụ sau:

+ Return logistics: quản lý quá trình thu hồi các phế phẩm, tái chế hoặc hủy

bỏ giúp khách hàng Ví dụ: mặt hàng nước giải khát đóng chai Cocacola…

+ Repair logistics: các dịch vụ tiếp nhận và sửa chữa thành phẩm, bộ phận; + Reserve logistics: thiết kế và quản lý dòng vật liệu hoặc thiết bị không sử dụng ngược trở lại dây chuyền cung ứng;

+ Call centers: cung cấp dịch vụ tiếp nhận đơn hàng và đăng ký giao hàng giúp khách hàng;

- Ngoài ra LSP còn cung cấp các dịch vụ hàng đầu (Lead Logistics Provider):

Đó là các dịch vụ thay mặt khách hàng quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng hoặc quản lý toàn bộ các nhà cung ứng dịch vụ logistics, khách hàng chỉ phải giao dịch

với một nhà cung cấp duy nhất

1.3.3 Những yếu tố cần thiết để trở thành nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP)

Trang 28

Như đã định nghĩa ở trên thì LSP phải là người có năng lực cung cấp dịch vụ logistics trọn gói (bao gồm cả quản lý dòng chảy hàng hóa, lẫn thông tin – hệ thống CNTT và khả năng quản lý các nhà cung cấp (các nhà vận tải, cho thuê kho bãi, giao nhận…) Để trở thành một LSP, các tổ chức phải đáp ứng cơ bản những yếu tố về điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật cũng như trình độ quản lý Các yếu tố cần thiết này bao gồm: yếu tố vận tải, yếu tố kho bãi, yếu tố nguồn nhân lực, yếu tố công nghệ thông tin và các yếu tố khác

1.3.3.1 Phương tiện vận tải

Vận tải và cơ sở hạ tầng là hai yếu tố quan trọng nhất trong chuỗi hoạt động logistics Vận tải là yếu tố tạo ra sự dịch chuyển của hàng hóa, dịch vụ nhờ đó hoạt động logistics mới thực sự có ý nghĩa Logistics được xây dựng trên tất cả các loại hình vận tải, trong logistics hiện đại, các hoạt động vận tải chủ yếu được thực hiện

là sự liên kết giữa các loại hình vận tải: đường hàng không, đường thủy, đường sắt

và đường bộ Thực tế hoạt động kinh doanh cho thấy rằng vận tải là một trong những yếu tố có tính quyết định, tạo cơ sở hình thành nên các nhà cung cấp dịch vụ logistics Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics thông thường là người kinh doanh dịch vụ vận chuyển hàng hóa không có tàu (Non–Vessel-Owning Common Carriers - NVOCC), hoặc người kinh doanh vận tải đa phương thức Họ tiến hành các hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu từ nơi cung ứng cho đến nơi sản xuất, vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất cho đến nơi tiêu dùng có thể bằng phương tiện của chính mình hoặc do họ thuê mướn, hay trên cơ sở một hợp đồng phụ (sub - contract) mà họ thay mặt cho chủ hàng ký kết với người vận chuyển Khi thực hiện công việc vận chuyển, người kinh doanh dịch vụ logistics đóng vai trò là người được ủy thác của chủ hàng Điều này có nghĩa là người kinh doanh dịch vụ logistics sẽ thay mặt khách hàng đứng ra ký các hợp đồng về vận chuyển hàng hóa trên danh nghĩa của chính mình và chịu trách nhiệm toàn bộ trước khách hàng về mọi vấn đề phát sinh trong quá trình chuyên chở hàng hóa Dù có là người vận chuyển trực tiếp (tự mình tổ chức vận chuyển bằng chính phương tiện của mình hoặc phương tiện do mình thuê mướn) hay là người vận chuyển gián tiếp

Trang 29

(thực hiện nghĩa vụ vận chuyển đã cam kết với khách hàng bằng cách ký hợp đồng phụ với người kinh doanh vận tải khác) thì người kinh doanh dịch vụ logistics vẫn phải chịu trách nhiệm trước khách hàng đối với toàn bộ mất mát, hư hỏng xảy ra đối với hàng hóa, xảy ra trong toàn bộ quá trình vận chuyển

Như vậy, một LSP phải luôn đảm bảo tính sẵn sàng của phương tiện vận tải đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng Tùy vào khả năng tài chính và quy mô của mỗi doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics mà doanh nghiệp này có thể lên

kế hoạch đầu tư những phương tiện vận tải như tàu biển, xe kéo container, thậm chí cả máy bay chuyên dụng chở hàng (freighter)… Nếu doanh nghiệp quy mô nhỏ hoặc không xuất phát từ các công ty vận tải, chuyển phát nhanh thì họ hoàn toàn có thể thuê ngoài đội ngũ phương tiện vận tải, miễn sao đáp ứng được tính chủ động, sẵn sàng trong cung ứng dịch vụ của mình Tuy nhiên có thể thấy rằng việc thuê ngoài phương tiên vận tải có thể ảnh hưởng đến sự chủ động của LSP Một số doanh nghiệp lớn trên thế giới như Maersk Logistics, APL Logistics, MOL Logistics, NYK Logistics, OOCL Logistics… là các nhà cung cấp dịch vụ logistics nổi tiếng được hình thành trên cơ sở các hãng tàu biển do đó họ có đội ngũ phương tiện vận tải lớn và đa dạng bao gồm: tàu container, xe kéo container… Các doanh nghiệp cung cấp logistics cũng đang có xu hướng cố gắng để có thể chủ động được hoạt động vận tải của mình ở mức độ tối đa Kuehne Nagel đã tiến hành mua lại hãng tàu biển Hapag Lloyd (07/2008), UPS, DHL, Fedex … cũng đã có những đội máy bay chuyên dụng chỉ trở hàng (freighter) để chủ động và nâng cao năng lực vận chuyển

1.3.3.2 Hệ thống kho bãi, nhà xưởng

Kho bãi là nơi cất trữ nguyên vật liệu, phụ tùng, bán thành phẩm, thành phẩm trong suốt quá trình chu chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng Hoạt động kho bãi là bộ phận không thể thiếu của hệ thống logistics Sở

dĩ lưu kho có tầm quan trọng như vậy trong dây chuyền quản lý logistics vì lưu kho hiện nay có ba chức năng cơ bản, đó là: việc vận động lưu chuyển hàng hóa, việc lưu giữ hàng hóa và việc truyền tải thông tin Công tác lưu kho cung cấp

Trang 30

thông tin giúp cho việc quản lý về tình trạng, điều kiện và vị trí các hàng hóa lưu kho cũng như việc phân phối đạt hiệu quả cao Chính vì vậy trong dây chuyền logistics, dịch vụ kho và lưu kho gắn liền với hoạt động tồn kho chủ động (active inventory)

Đối với người kinh doanh dịch vụ logistics thì họ không nhất thiết phải có kho bãi Các LSP có thể tư vấn cho khách hàng chọn địa điểm đặt kho bãi thậm chí thay mặt khách hàng để ký các hợp đồng lưu kho hàng hóa Khác với giao nhận truyền thống trước đây, người kinh doanh dịch vụ logistics không chỉ cung cấp dịch vụ lưu kho, lưu bãi đơn thuần mà họ còn cung cấp các dịch vụ về quản lý kho, quản trị dự trữ…

Quản lý hệ thống thông tin đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kho hàng Thông tin về mức độ dự trữ, lượng hàng xuất nhập kho, vị trí, tình trạng hàng hóa trong kho, các yêu cầu của khách hàng… phải được cập nhật thường xuyên, kịp thời, chính xác để đảm bảo vai trò truyền tải thông tin của lưu kho Muốn như cậy, các LSP cần thiết phải biết ứng dụng công nghệ thông tin vào quản

lý kho như phần mềm quản lý hệ thống kho (WMS), hệ thống trao đổi dữ liệu điện

tử (EDI), hệ thống mã vạch, vi tính

Một chú ý nữa đó là vị trí đặt kho hàng Khi tư vấn cho khách hàng thuê kho hay đầu tư xây dựng hệ thống kho cho mình, các LSP cần phải xác định vị trí kho hàng sao cho thuận lợi nhất đảm bảo các tiêu chí sau: có cơ sở hạ tầng tốt, giao thông thuận lợi cho việc phân phối và vận chuyển hàng hóa, gần các trung tâm bán hàng lớn, thủ tục hành chính đơn giản (đặc biệt là thủ tục thông quan hải quan), có tình hình kinh tế - xã hội, chính trị ổn định

1.3.3.3 Nguồn nhân lực

Cùng với công nghệ thông tin, nguồn nhân lực đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp tham gia cung ứng dịch vụ logistics Nguồn nhân lực trong logistics bao gồm các nhà quản lý và đội ngũ nhân viên trực tiếp điều hành chuỗi hoạt động logistics Do đó, nhân lực logistics đòi hỏi không những phải giỏi nghiệp vụ của nhiều mảng trong một chuỗi các dịch vụ, có kinh nghiệm trong

Trang 31

xử lý các vấn đề thực tế phát sinh, đặc biệt có trình độ sử dụng các phần mềm ứng dụng trong quản lý và điều hành hoạt động logistics Lĩnh vực kinh doanh dịch vụ logistics là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, để cung cấp một dịch vụ đáp ứng được với những yêu cầu ngày càng cao của khách hàng đòi hỏi phải có những con người tốt

1.3.3.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý

Thông tin là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành công của chuỗi logistics Việc kiểm soát thông tin và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng cho thông tin trong hoạt động logistics mang ý nghĩa then chốt Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, hoạt động logistics không còn giới hạn trong không gian nhỏ hẹp mà đã trở thành hoạt động logistics khu vực và toàn cầu Ngày nay, có rất nhiều các nhà cung cấp dịch vụ logistics cùng chào hàng gói dịch vụ với chất lượng, giá cả tương đương nhau Tuy nhiên, khách hàng thường tìm đến những nhà cung ứng dịch vụ tin cậy,

có uy tín, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về tính đúng thời gian, địa điểm

và khả năng kiểm soát được đơn hàng và thông tin cần thiết trong việc ra quyết định

Để trở thành một LSP đáp ứng được những yêu cầu trên đòi hỏi các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics cần phải đầu tư, ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý Một số ứng dụng tiêu biểu có thể kể đến như sau:

a) Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử EDI (Electronic Data Interchange):

Hiện nay thông qua mạng toàn cầu internet, các cơ sở dữ liệu được thiết lập

và trao đổi đã giúp cho việc quản trị các hoạt động logistics được khoa học và chính xác Một trong những ứng dụng quan trọng nhất của công nghệ thông tin vào trong hoạt động logistics đó là “hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử EDI” EDI là việc

trao đổi các dữ liệu dưới dạng có cấu trúc (stuctured form - có cấu trúc nghĩa là các thông tin trao đổi được với các đối tác thỏa thuận với nhau tuân thủ theo một khuôn dạng nào đó) từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các

công ty hoặc đơn vị đã thỏa thuận buôn bán với nhau, tự động hóa hoàn toàn

không cần có sự can thiệp của con người (Trao đổi dữ Liệu điện tử EDI)

Trang 32

Khi giao dịch được thực hiện bằng EDI, hệ thống máy tính của các LSP sẽ hoạt động như một kho dự trữ các dữ liệu cần thiết để hỗ trợ các giao dịch đó Khi được sử dụng, EDI rút thông tin từ những ứng dụng của công ty và truyền tải các chứng từ giao dịch phi giấy tờ dưới dạng máy tính đọc được qua đường dây diện thoại hoặc các thiết bị viễn thông khác Ở đầu nhận, dữ liệu có thể nhập trực tiếp vào hệ thống máy tính của đối tác, được tự động xử lý với các ứng dụng nội bộ tại nơi nhận Toàn bộ quá trình này diễn ra trong vài phút mà không cần phải gõ lại thông tin và tránh cho các bên những phiền toái về giấy tờ đi kèm với việc xử lý văn bản bằng tay Việc tạo, gửi và nhận các chứng từ giao dịch EDI có thể được tự động hoá và tích hợp với những ứng dụng máy tính hiện hành trong nội bộ công ty

EDI được thực hiện trên hệ thống internet toàn cầu và được áp dụng tại nhiều công ty cung cấp dịch vụ logistics như Maersk Logistics, APL Logistics, Schenket Logistics…

b) Các hệ thống phần mềm quản lý: Hệ thống phần mềm quản lý vận tải

(Transport Management System-TMS) và hệ thống phần mềm quản lý kho bãi (Warehouse Management System – WMS) … Những hệ thống phần mềm này sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí lao động trực tiếp và nâng cao hiệu quả hoạt động lên rất nhiều Tuy nhiên chi phí để xây dựng và triển khai ứng dụng các phần mềm này tương đối lớn, đòi hỏi các công ty phải có khả năng tài chính đủ mạnh, có giải pháp đầu tư tổng thể và chi tiết, có định hướng đầu tư dài hạn Ví dụ như việc đầu

tư hệ thống phần mềm quản lý khách hàng CRM – Customer Relationship Management mà Hanjin Logistics đầu tư trong năm 2006 – 2007 đã tốn của hãng

14 triệu đô la Mỹ

Tuy nhiên chi phí cho việc mua phần mềm, cài đặt, thuê chuyên gia đào tạo

cho nhân viên rất tốn kém Ngày nay, các doanh nghiệp có thể ứng dụng SaaS - Software as a Service (Ứng dụng phần mềm như là một loại dịch vụ) tiết kiệm hơn nhiều mà tiện ích mang lại tương đối tốt SaaS là loại phần mềm sử dụng trên nền web (thông qua kết nối internet) và có thể sử dụng chung với các người khác trên cùng một platform, do đó chi phí sẽ rẻ hơn rất nhiều Khi ứng dụng SaaS, nghĩa là,

Trang 33

thay vì cài đặt phần mềm trên máy tính thì doanh nghiệp chỉ cần truy cập vào một ứng dụng chạy trên máy chủ của nhà cung cấp (ASP - Application Service Provider - nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng) trên Internet Trong bối cảnh băng thông ngày càng rộng, đường truyền ngày càng nhanh thì SaaS là sự lựa chọn hợp

lý cho các doanh nghiệp logistics vừa và nhỏ Ví dụ: Lean Logistics, nhà cung cấp ứng dụng SaaS có đến hơn 50 chủ hàng, 2000 nhà cung cấp và 4300 nhà vận chuyển kết nối vào mạng của mình Với lượng hàng vận chuyển trị giá tới 4.3 tỷ USD được quản lý thông qua một TMS chung và cho phép xử lý tới 150 triệu giao dịch mỗi năm đã giúp các công ty chia sẻ thông tin, so sánh hiệu quả và cước phí.(Viet Kha, 2009)

c) Tích hợp các tiện ích trên website như hệ thống Track and trace, lịch tàu, e-booking, theo dõi chứng từ…: Track and Trace là tiện ích truy xuất được tình

trạng đơn hàng Ngày nay, trong hệ thống kinh tế toàn cầu, việc sản xuất tại một nơi và tiêu thụ tại một nơi khác là điều hết sức bình thường Điều quan trọng để cạnh tranh hiệu quả là quản lý được dòng lưu thông hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng Visibility (khả năng nhìn thấy và kiểm soát đơn hàng) là một yếu tố được các chủ hàng đánh giá rất cao khi họ lựa chọn nhà cung cấp dịch

vụ logisitics cho mình Đối với khách hàng, việc biết sớm đơn hàng (đang sản xuất, đang tồn kho, đang vận chuyển, đang làm thủ tục hải quan…) sẽ giúp họ có những quyết định tốt hơn trong điều kiện thị trường luôn thay đổi

d) Ngoài ra còn những phần mềm ứng dụng nội bộ doanh nghiệp như: Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp ERP (Enterprise Resource Planning), hệ

thống phần mềm khai báo hải quan điện tử, phần mềm kế toán…

1.3.3.5 Yếu tố khác

Các yếu tố khác ở đây có thể kể đến như trình độ quản trị, vốn đầu tư, hệ thống mạng lưới chi nhánh, đại lý trên phạm vi khu vực và toàn cầu… Đây là những yếu tố quyết định đến khả năng mở rộng phạm vi cung ứng dịch vụ logistics của các LSP

Trang 34

Hỡnh 1.2: Cỏc yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến hoạt động logistics

1.3.4 Xu hướng phỏt triển thành nhà cung cấp dịch vụ logistics của cỏc doanh nghiệp GNVT

Theo như trờn, cỏc cụng ty cung ứng dịch vụ logistics được hỡnh thành từ năm nguồn chớnh: từ cỏc hóng vận chuyển (hóng tàu, hóng hàng khụng…); từ cỏc cụng ty kinh doanh kho bói; từ cỏc cụng ty GNVT; từ cỏc cụng ty cung cấp cụng nghệ thụng tin và từ chớnh khỏch hàng Trờn thực tế, xu hướng phổ biến nhất là cỏc LSP được hỡnh thành từ cụng ty GNVT Đồng thời, cũng chớnh cỏc GNVT và khai thỏc cảng biển cũng coi việc trở thành LSP là xu hướng phỏt triển của chớnh mỡnh

Cú thể lý giải điều này theo bốn nguyờn nhõn sau:

- Thứ nhất, trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập, cỏc doanh nghiệp thường tập trung vào lĩnh vực mà doanh nghiệp mỡnh cú thế mạnh, hơn nữa sự vận động của hàng húa từ người sản xuất đến người tiờu dựng trở nờn phức tạp, do đú xu hướng thuờ ngoài dịch vụ logistics ngày càng gia tăng trờn thị trường thế giới và điều này xuất hiện một lượng cầu khỏ lớn về dịch vụ này

- Thứ hai, với sự phỏt triển của khoa học kỹ thuật việc cung cấp cỏc dịch vụ GNVT thuần tỳy trở nờn lạc hậu, cựng với yờu cầu ngày càng khắt khe từ khỏch hàng, đũi hỏi doanh nghiệp GNVT luụn khụng ngừng cải tiến dịch vụ của mỡnh,

Vật liệu

Bán thành phẩm

Thành Phẩm

Khách Hàng

địa điểm Hiệu quả

vận động h 2

tới KH Tài sản

sở hữu

Trang 35

hướng tới việc đa dạng hóa các dịch vụ giá trị gia tăng và tích hợp các dịch vụ này thành một chuỗi dịch vụ được tổ chức, liên kết chặt chẽ với nhau trong toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa

- Thứ ba, các doanh nghiệp GNVT có lợi thế hơn các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác khi triển khai kinh doanh dịch vụ logistics Thực tế, muốn trở thành nhà cung cấp dịch vụ logistics đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư một lượng vốn tương đối lớn vào phương tiện vận tải, kho bãi, công nghệ quản lý… Trong khi đó, các doanh nghiệp GNVT với lợi thế sẵn có kho tàng, bến bãi và phương tiện vận chuyển, ngoài ra họ còn có mạng lưới khách hàng của mình, do đó các doanh nghiệp GNVT thuận lợi hơn trong việc trở thành LSP thực thụ

- Thứ tư, như trong phần đặc điểm về logistics đã phân tích thì logistics chính là bước phát triển cao hơn của dịch vụ vận tải đa phương thức Trong vận tải

đa phương thức, người gửi hàng chỉ cần ký một hợp đồng vận tải với MTO Sau

đó, toàn bộ việc vận chuyển và bảo quản hàng hóa sẽ do MTO đảm nhiệm Tuy nhiên, trong trường hợp này vẫn cần một người đứng ra lên kế hoạch cung ứng, mua hàng, phân phối và giám sát mọi di chuyển của dòng hàng hóa nhằm đảm bảo mục tiêu của doanh nghiệp Với xu hướng chuyên môn hóa, khách hàng thường giao cho các doanh nghiệp GNVT có năng lực cung ứng dịch vụ đảm nhận nốt phần công đoạn lên kế hoạch cung ứng, phân phối hàng hóa, nhận hàng ở nơi đến rồi tách thành các đơn hàng nhỏ và giao đến địa điểm cuối cùng Như vậy, với việc hoàn thiện một chuỗi dịch vụ có tính liên kết như vậy, các doanh nghiệp GNVT đã trở thành các nhà cung ứng dịch vụ logistics chuyên nghiệp

1.4 CHẤT LƯỢNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LOGISTICS

1.4.1 Chất lượng dịch vụ logistics

Logistics là một ngành dịch vụ, sản phẩm của ngành không hiện hữu song đây cũng là một loại hàng hoá vì vậy chất lượng dich vụ logistics được xem xét thông qua khái niệm chất lượng nói chung

Trang 36

Theo tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá ISO, trong dự thảo DIS 9000:2000,

đã đưa ra định nghĩa như sau: “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng

và các bên có liên quan”

Như vậy chất lượng được đo bằng độ thoả mãn của khách hàng, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng khi nó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, mà nhu cầu này lại luôn thay đổi vì vậy mà chất lượng của sản phẩm cũng cần thay đổi theo thời gian, không gian…Tuy nhiên các nhu cầu của khách hàng cũng phải được công bố rộng rãi dưới dạng các tiêu chuẩn, các quy định nhằm dễ dàng cho việc kiểm tra đánh giá

Đối với hệ thống logistics, một hệ thống đạt tiêu chuẩn chất lượng khi nó có khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng Hay chất lượng dịch vụ logistics là tập hợp các khả năng của cả hệ thống có thể làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng về thời gian giao nhận, chất lượng bến bãi, độ an toàn của hàng hoá được vận chuyển, thái độ phục vụ, giá cả của dịch vụ…

Cũng như các loại hàng hoá khác chất lượng dịch vụ logistics mang đặc điểm chung của chất lượng đó là:

- Chất lượng dịch vụ đo bằng sự thoả mãn nhu cầu vì vậy mà dù vì bất kì lí

do nào nếu dịch vụ không được khách hàng chấp nhận có nghĩa là chất lượng dịch

vụ logistics tại đó còn yếu kém

- Do chất lượng đo bằng sự thoả mãn nhu cầu mà nhu cầu thì luôn thay đổi nên chất lượng cũng cần thay đổi theo thời gian không gian Đặc điểm này cũng đúng đối với dịch vụ logistics Theo thời gian nhu cầu của khách hàng tăng lên Nếu như trước kia sản phẩm chỉ cần được mang đến đúng thời gian địa điểm là có thể được thì bây giờ dịch vụ phải tiết kiệm nhất cho khách hàng về thời gian cũng như tiền bạc…

- Khi xem xét chất lượng của dịch vụ ta chỉ xét đến đặc tính của khách hàng

và đối tượng có liên quan như yêu cầu mang tính pháp chế, nhu cầu của cộng đồng

Trang 37

xã hội.Việc vận chuyển hàng hoá ngoài làm vừa lòng khách hàng thì hàng hoá đó không được phép là hàng cấm theo quy định của pháp luật

- Nhu cầu về dịch vụ logistics được cụ thể hoá thành các tiêu chuẩn để đánh giá

1.4.2 Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch vụ logistics

Như bất kì loại hàng hoá nào, chất lượng dịch vụ logistics được đánh giá bằng độ thoả dụng của khách hàng Các tiêu chuẩn chủ yếu như: thời gian giao nhận hàng, độ an toàn của hàng hoá được vận chuyển, chi phí vận chuyển hay chính là giá cả của mỗi chuyến hàng,…

1.4.2.1 Thời gian giao nhận hàng

Thời gian giao nhận hàng được xem xét trên hai phương diện là chính xác về thời gian và tiết kiệm về thời gian

Hiện nay với những điều kiện về đường xá, về phương tiện vận chuyển, về địa hình địa lý…chưa đáp ứng được nhu cầu đề ra của ngành nên sự chính xác về thời gian là yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp

- Thứ hai: sự tiết kiệm về thời gian:

Các mặt hàng vận chuyển là hết sức đa dạng và phong phú, có những mặt hàng có thời gian sử dụng không dài vì vậy mà nếu thời gian vận chuyển càng ngắn thì thời gian đứng trên thị trường càng dài, hay có nhưng mặt hàng vận chuyển là nguyên vật liệu nếu càng chuyển được đến sớm thì càng sớm có thành

Trang 38

phẩm Hơn nữa thời gian vận chuyển càng ngấn càng tiết kiệm chi phí cho khách hàng và cho cả bên vận chuyển

Các đại lí ở nước ta còn nhỏ lẻ vì vậy kho bãi còn hẹp, khả năng dự trữ hàng chưa lớn Một yêu cầu đặt ra là khách hàng có thể cần hàng bất kì lúc nào, dịch vụ logistics có thêm nhiệm vụ dự trữ hàng và vận chuyển theo thời gian mà khách yêu cầu Để làm được điều này ngoài nhu cầu về phương tiện vận chuyển đa dạng kịp thời các doanh nghiệp còn cần hệ thống kho bãi rộng rãi để dự trữ hàng

1.4.2.2 Độ an toàn của hàng hoá

Hàng hoá vận chuyển rất đa dạng và phong phú, trong đó có những mặt hàng dễ bị tổn thất như hàng dễ vỡ, dễ ẩm mốc, hàng khó bảo quản…Đối với mỗi loại hàng hoá khác nhau cần có hình thức vận chuyển để mức tổn thất là nhỏ nhất.Với những hàng hoá quan trọng các đơn vị vận chuyển còn cần mua bảo hiểm cao cho hàng hoá, có thể là bảo hiểm toàn bộ

Mức độ đền bù thiệt hại cần được xác định rõ ràng và hợp lý nếu như có tổn thất Việt Nam là một nước đang phát triển vì vậy cơ sở hạ tầng cũng như phương tiện vận chuyển còn lạc hậu, tổn thất trong quá trình vận chuyển còn nhiều Tuy nhiên các doanh nghiệp phải đảm bảo tốt nhất cho hàng hoá được vận chuyển Đặc biệt với hàng hoá vận chuyển bằng đường biển nếu có tổn thất thường là rất lớn, vấn đề phân bổ tổn thất cần rõ ràng và chính xác

1.4.2.3 Chi phí vận chuyển

Trên thực tế tiết kiệm thời gian vận chuyển tức là đã tiết kiệm được một phần chi phí cho khách hàng Tuy nhiên ngoài tiết kiệm thời gian, để có mức chi phí thấp nhất cho khách hàng các các doanh nghiệp làm dịch vụ logistics cần phải

có nhiều biện pháp giảm chi phí cho khách hàng Như việc tìm ra hành thức vận chuyển tốt nhất tiết kiệm nhất, cải tiển rút ngắn các khâu rườm rà gây lãng phí…

Khi nói đến chất lượng, giá cả thường được coi là một yếu tố khác nằm ngoài chất lượng, tuy nhiên khi khách hàng xem xét một hàng hoá độ thoả dụng của họ phụ thuộc rất nhiều vào giá cả, thậm chí đây có thể là yếu tố quyết định đến việc sử dụng hàng hoá Theo định nghĩa về chất lượng thì chất lượng hàng hoá

Trang 39

được đo bằng sự hài lòng của khách hàng vì vậy mà chi phí vận chuyển được coi là tiêu chuẩn quan trọng đánh giá chất lượng hàng hoá Để tồn tại, phát triển và chiếm lĩnh thị trường các doanh nghiệp đều tìm mọi biện pháp giảm giá thành nâng cao chất lượng Tuy nhiên đây không phải vấn đề đơn giản vì giảm giá thành rất dễ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ Đối với dịch vụ logistics giảm giá thành đồng nghĩa với việc công ty phải xây dựng được hệ thống kho bãi một cách khoa học, tính toán kĩ lưỡng, áp dụng công nghệ hiện đại, vi tính hoá các hoạt động…

1.4.2.4 Cách thức phục vụ

Đối với các loại hàng hoá thông thường cách thức phục vụ không mang tính quyết định đối với chất lượng hàng hoá Tuy nhiên đối với các ngành dịch vụ nói chung và với dịch vụ logistics nói riêng đây là một tiêu chuẩn quan trọng Cách thức phục vụ bao gồm thái độ của nhân viên như nhân viên trực điện thoại , nhân viên giao hàng, lái xe, áp tải hàng, phương thức thanh toán, các thủ tục khi giao nhận hàng, ưu tiên ưu đãi với khách hàng, cách thức chăm sóc khách hàng…Hiện nay thủ tục là một nguyên nhân làm mất thời gian vì vậy cần hạn chế thủ tục rườm

rà nhưng vẫn cần bảo đảm đúng nguyên tắc Khách hàng của ngành cũng rất đa dạng có thể là người trong nước cũng có thể là người nước ngoài vì vậy phương thức thanh toán phải đa dạng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng

1.4.2.5 Chất lượng kho bãi

Chất lượng kho bãi có thể được phản ánh qua tiêu chuẩn về độ an toàn của hàng hoá, tuy nhiên như đã trình bày ở trên thì một lĩnh vực hoạt động rất lớn của logistics đó là cho thuê bến bãi, nhà kho Vì vậy đây cũng chính là một tiêu chí để khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ

Trong lĩnh vực logistics, kho bãi không chỉ là nơi chứa hàng hoá mà còn là nơi thực hiện chức năng của một trung tâm phân phối (Distribution center) thậm chí như là nơi cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng cho khách hàng (Cross -docking)

Hiện nay với cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế các kho bãi của chúng ta chưa đáp ứng được 100% so với yêu cầu của khách hàng Tuy nhiên có những yêu cầu

Trang 40

cơ bản cần được đảm bảo như chống được ẩm mốc, thuận tiện cho việc vận chuyển, đảm bảo giữ vệ sinh, có thiết bị phòng cháy chữa cháy…Hàng hoá sẽ đảm bảo hơn nếu kho bãi được trang bị các phương tiện hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến, và tất nhiên như vậy sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng

Như vậy chất lượng dịch vụ logistics được đánh giá qua rất nhiều tiêu chí khác nhau Logistics ở nước ta chưa phát triển mạnh mẽ, các doanh nghiệp còn nhỏ

lẻ và chưa có sự hợp tác thậm chí còn cạnh tranh thiếu lành mạnh Sở dĩ có hiện tượng này là do đây là một ngành khá mới mẻ chúng ta chưa có kinh nghiệm cũng như chưa có hình thức đầu tư thoả đáng, điều kiện nước ta chưa cho phép áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại vào quá trình vận chuyển Tuy nhiên chúng ta lại có một điều kiện địa lí thuận tiện cho việc lưu chuyển hang hoá sang nước bạn Các doanh nghiệp logistics trong nước chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu của khách hàng, phần còn lại do doanh nghiệp nước ngoài thực hiện Những năm gần đây hoạt động của ngành có xu hướng tăng đáng kể tuy nhiên vẫn cần sự nỗ lực lớn từ phía Nhà nước cũng như các doanh nghiệp

1.5 KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS

1.5.1 Kinh nghiệm phát triển logistics của Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những quốc gia đầu tiên đề xuất và phát triển khái niệm dịch vụ hậu cần và cũng là quốc gia có lĩnh vực hậu cần phát triển nhanh nhất thế giới Nhật Bản xây dựng được những bãi kho vận từ rất sớm Năm 1965, Chính phủ Nhật Bản xây dựng 4 trung tâm kho vận hậu cần ở Kasai (phía đông Tokyo), Hoping Island (phía Nam Tokyo), Oshima (phía tây Tokyo) và Adachi (phía bắc Tokyo) Năm 2001, Bộ đất đai, cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải Nhật Bản (MLIT- Ministry of Land, Infrastructure and Transportation) ban hành kế hoạch hậu cần mới (New Logistics Plan) nhằm đáp ứng được 3 xu hướng và mục tiêu cơ bản, bao gồm cơ chế hậu cần phù hợp với nhu cầu của xã hội; 30) xây dựng cơ chế hậu cần có thể đảm bảo duy trì được cuộc sống người dân

Ngày nay Nhật Bản đã xây dựng được hơn 20 kho bãi vận hậu cần quy mô rộng lớn tại 22 thành phố của Nhật Bản Nhật Bản có ngành hậu cần phát triển

Ngày đăng: 14/10/2017, 16:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Kurt Bình (2006), “Giải phẫu thị trường logistics Việt Nam”, Tạp chí Hàng Hải Việt Nam, (số 04/2006), trang 20-21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải phẫu thị trường logistics Việt Nam”, "Tạp chí Hàng Hải Việt Nam
Tác giả: Kurt Bình
Năm: 2006
2. GS.TS Hoàng Văn Châu (2009), Giáo trình Logistics và Giao nhận vận tải, NXB Thông tin và truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Logistics và Giao nhận vận tải
Tác giả: GS.TS Hoàng Văn Châu
Nhà XB: NXB Thông tin và truyền thông
Năm: 2009
3. Công ty cổ phần vận tải Mặt trời Bắc V.N (2010-2014), “Báo cáo thường niên năm 2010-2014” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Báo cáo thường niên năm 2010-2014
4. Công ty SCM (2014) “Kết quả khảo sát Logistics Việt Nam 2014” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kết quả khảo sát Logistics Việt Nam 2014
5. Nguyễn Hùng (2009), “Kỳ vòng vào dịch vụ logistics theo hướng 3PL”, Tạp chí Vienam Logistics Review, (số 25/2009), trang 20 – 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỳ vòng vào dịch vụ logistics theo hướng 3PL”, "Tạp chí Vienam Logistics Review
Tác giả: Nguyễn Hùng
Năm: 2009
6. Việt Kha (2009), “SaaS trong quản trị chuỗi cung ứng: Cơ hội nâng tầm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Tạp chí Vietnam Supply Chain Insight, (số 02/2009), trang 52-53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: SaaS trong quản trị chuỗi cung ứng: Cơ hội nâng tầm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, "Tạp chí Vietnam Supply Chain Insight
Tác giả: Việt Kha
Năm: 2009
8. Nguyễn Thâm (2009), “Logistics Việt Nam và bài toán năng lực cạnh tranh”, Tạp chí Vienam Logistics Review, (số 25/2009), trang 4 – 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logistics Việt Nam và bài toán năng lực cạnh tranh”, "Tạp chí Vienam Logistics Review
Tác giả: Nguyễn Thâm
Năm: 2009
9. PGS.TS Nguyễn Nhƣ Tiến (2006), Logistics khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội.B - Tài liệu tham khảo Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logistics khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Nhƣ Tiến
Nhà XB: NXB Giao thông Vận tải
Năm: 2006
1. Douglas M.Lambert, James R.Stock, Lisa. M.Ellram (2002), Fundamentals of Logistics Management, McGraw-Hill companies, Inc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fundamentals of Logistics Management
Tác giả: Douglas M.Lambert, James R.Stock, Lisa. M.Ellram
Năm: 2002
2. Martin Christopher (1998), “Logistics and Supply chain management: Strategies for reducing cost and improve service”, Prentice Hall Publisher, London Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Logistics and Supply chain management: Strategies for reducing cost and improve service”
Tác giả: Martin Christopher
Năm: 1998
7. Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05/09/2007 về quy định chi tiết thi hành luật Thương mại về điều kiện kinh doanh logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w