LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan công trình Xây dựng kế hoạch dạy học đọc hiểu văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa” theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT là sản phẩm của riêng tôi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGỮ VĂN
CHO HỌC SINH THPT.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn
HÀ NỘI, 2018
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGỮ VĂN
CHO HỌC SINH THPT.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học Ngữ văn
Người hướng dẫn khoa học: Th.S Trần Hạnh Phương
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận, tôi đã nhận được rất nhiều sự quantâm, giúp đỡ Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy giáo, côgiáo của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy vàtạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới Th.S TrầnHạnh Phương người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quátrình nghiên cứu và thực hiện đề tài Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới giađình, người thân và bạn bè đã dành cho tôi sự quan tâm, khích lệ, độngviên và chia sẻ trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng khóa luận khó tránh khỏinhững thiếu sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, giúp
đỡ từ quý thầy cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơnnữa
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng 05 năm 2018
NGƯỜI THỰC HIỆN NGUYỄN NGỌC ANH
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình Xây dựng kế hoạch dạy học đọc hiểu văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa” theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh THPT là sản phẩm của riêng tôi, không có sự sao chép
hay vay mượn từ một sản phẩm cá nhân nào khác Tôi xin hoàn toànchịu trách nhiệm với sản phẩm của mình
Hà Nội, ngàytháng 05 năm 2018
NGƯỜI THỰC HIỆN NGUYỄN NGỌC ANH
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 5
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5
6 Phương pháp nghiên cứu 5
7 Bố cục khóa luận 6
NỘI DUNG 7
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 7
1.1 Cơ sở lí luận 7
1.1.1 Xây dựng kế hoạch dạy học môn Ngữ văn 7
1.1.1.1 Kế hoạch dạy học 7
1.1.1.2 Xây dựng kế hoạch dạy học 7
1.1.1.3 Xây dựng kế hoạch dạy học môn Ngữ văn 7
1.1.2 Năng lực Ngữ văn 7
1.1.2.1 Khái niệm năng lực Ngữ văn 7
1.1.2.2 Cấu trúc năng lực Ngữ văn 8
1.1.2.3 Những năng lực Ngữ văn cần phát triển cho học sinh THPT 8
1.1.3 Vấn đề đọc – hiểu 10
1.2 Cơ sở thực tiễn 11
Chương 2 QUY TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGỮ VĂN CỦA HỌC SINH THPT 13
2.1 Định hướng dạy học đọc hiểu Ngữ văn theo tiến trình phát triển năng lực người học 13
2.1.1 Dạy học gắn liền với đời sống thực tiễn 13
Trang 62.1.2 Dạy học Ngữ văn phải đảm bảo quan điểm tích hợp 13
2.1.3 Dạy học lấy người học làm trung tâm, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh 14
2.2 Quy trình xây dựng kế hoạch dạy học đọc hiểu văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa” theo định hướng phát triển năng lực Ngữ văn của học sinh THPT 14 2.2.1 Nghiên cứu kĩ lưỡng nội dung bài học 14
2.2.2 Tìm hiểu đối tượng người học 17
2.2.3 Tham khảo, lựa chọn và xây dựng các phương án dạy học sẽ thiết kế 18 2.2.4 Lựa chọn, vận dụng các PPDH phù hợp cho từng phần 19
2.2.5 Soạn bài theo tiến trình dạy học dự kiến 23
2.2.6 Kiểm tra và hoàn thiện kế hoạch dạy học 26
2.2.7 Rút kinh nghiệm và điều chỉnh kế hoạch (nếu có) sau giờ dạy học 27
Chương 3 GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM 28
PHẦN KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC VIẾT TẮT
GV Giáo viên
HS Học sinh
PPDH Phương pháp dạy học PTDH Phương tiện dạy học SGK Sách giáo khoa
NXB Nhà xuất bản
CHGM Câu hỏi gợi mở
ĐHSP Đại học Sư phạm
TPVC Tác phẩm văn chương
Trang 8Đối với môn học Ngữ văn nói riêng và các môn học khác nói chung,việc chuyển đổi từ PPDH truyền thống sang PPDH mới đang được thể hiệnmột cách rõ rệt ngay từ khâu xây dựng kế hoạch dạy học Đổi mới dạy họcNgữ văn trong nhà trường phổ thông xác định rõ vai trò chủ thể sáng tạo củangười học Nhiệm vụ của GV là người tổ chức, định hướng, dẫn dắt, hỗ trợ vàtriển khai các hoạt động Còn HS là người chủ động lĩnh hội, thu thập kiếnthức trong quá trình học Vì vậy việc xây dựng kế hoạch dạy học Ngữ văn GVcần tập trung vào các hoạt động học của người học nhiều hơn là việc truyềnthụ kiến thức thầy đọc trò chép Khi thiết kế, người dạy cần xây dựng và hìnhdung thật chi tiết, rõ nét cách thức tổ chức, hướng dẫn, triển khai việc học nhưthế nào để thu hút HS tham gia vào các hoạt động học tập Đồng thời thựchiện hóa thành các công việc, nhiệm vụ một cách cụ thể GV xây dựng, thiết
kế hoạt động dạy học một cách đầy đủ và cụ thể bao nhiêu thì công việc dạyhọc càng hiệu quả bấy nhiêu Môn học Ngữ văn là một môn học “kép”, vừa làkhoa học vừa là nghệ thuật ngôn từ tạo ra những thử thách đòi hỏi sự linh
Trang 9hoạt và sáng tạo của GV trong việc thiết kế bài học để có thể phát huy tối đacác năng lực Ngữ văn của HS trong giờ học Ngữ văn ở trường phổ thông.
Từ những yêu cầu đổi mới của nền giáo dục nước nhà nói chung vàmôn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông nói riêng Đồng thời bản thân tôi làmột sinh viên sư phạm đang chuẩn bị trở thành một nhà giáo trong tương lai.Trong quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện, chúng tôi nhận thấy việcxây dựng kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực Ngữ văn chongười học có vai trò quan trọng và cần thiết Từ những lý do trên chúng tôi đãlựa chọn đề tài:
“Xây dựng kế hoạch dạy học đọc hiểu văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa”
theo định hướng phát triển năng lực Ngữ văn cho học sinh trung học phổ thông” làm khóa luận tốt nghiệp.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xây dựng kế hoạch dạy học đọc hiểu theo định hướng phát triển nănglực Ngữ văn cho học sinh THPT là một vấn đề mới mẻ, đang được các nhàgiáo dục đưa ra bàn luận, đóng góp ý kiến trong các diễn đàn…Các công trìnhnghiên cứu về vấn đề này mới chỉ dừng lại ở một khía cạnh nào đó, chưa thực
sự đi sâu khám phá Có thể kể đến một số công trình sau:
Năm 2009, tác giả Bùi Minh Đức với chuyên luận: “Dạy học tác phẩmvăn chương ở trường trung học phổ thông theo hướng học sinh là bạn đọc
sáng tạo” Công trình nghiên cứu này hướng đến mục đích “để hoàn thiện nội dung lý luận dạy học tác phẩm văn chương theo hướng HS là bạn đọc sáng tạo cũng như việc tìm kiếm, đề xuất và thể nghiệm những biện pháp biến tư tưởng dạy học đó thành hiện thực” [1]
Tác giả Nguyễn Thị Quốc Minh năm 2016 với đề tài: “Xây dựng hệthống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu trong dạy học tác phẩm văn
Trang 10chương cho học sinh trung học phổ thông” Luận văn đã bàn luận đến vị trí,tầm quan trọng, chức năng và giá trị của câu hỏi trong dạy học TPVC, đặcbiệt là hệ thống câu hỏi đọc hiểu để nâng cao hiệu quả dạy học TPVC, đápứng kịp thời sự phát triển mạnh mẽ và hội nhập sâu rộng sự đổi mới giáo dụcTHPT trên phạm vi quốc gia và toàn thế giới” [9]
“Tài liệu tập huấn giáo viên thực hiện dạy học và kiểm tra đánh giátheo định hướng phát triển năng lực” đã đề cập và nhấn mạnh đến việc đổimới giảng dạy, kiểm tra, đánh giá Qua đó, xác định rõ vai trò chủ thể, sángtạo của bạn đọc HS
Các công trình tiêu biểu kể trên đã phần nào cung cấp cho độc giảnhững cái nhìn khái quát nhất về việc dạy học đọc hiểu trên nhiều phươngdiện, để phát huy những phẩm chất, năng lực Ngữ văn cho học sinh THPT.Bên cạnh đó, còn có một số công trình nghiên cứu đề cập đến việc xây dựng
kế hoạch dạy học như:
“Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông”, tập 1
và tập 2, NXB Giáo dục – Tác giả Phan Trọng Luận chủ biên
“Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 tập 2”, NXB Hà Nội - tác giả NguyễnVăn Đường chủ biên năm 2008
“Thiết kế dạy học Ngữ văn 12”, NXB Giáo dục tác giả Lưu Đức Hạnhchủ biên năm 2008
Giáo trình “Thực hành dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông” NXB Đạihọc Sư phạm - tác giả Phạm Thị Thu Hương (chủ biên) đã đề cập đến vấn đềthiết kế bài học
Những công trình nghiên cứu về kế hoạch dạy học nói trên đã đưa đếncho chúng ta cái nhìn sâu sắc hơn về tầm quan trọng của việc xây dựng kếhoạch dạy học đọc hiểu văn bản
Trang 11Trên cơ sở hệ thống lý thuyết về kế hoạch dạy học văn bản các tác giả
đã tìm hiểu và vận dụng cho nhiều TPVC trong nhà trường phổ thông
“Chiếc thuyền ngoài xa” của tác giả Nguyễn Minh Châu là một trong
số những văn bản độc đáo đã được nhiều tác giả khám phá, nghiên cứu trênnhiều góc độ khác nhau
Nhà văn Ng u y ễn Kh ải t ừng nói: "Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc là một trong những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này" [12] Thành
công trong sự nghiệp đổi mới văn chương của ông được thể hiện rõ nét thôngqua việc giúp độc giả có thêm những cái nhìn chân thực, sâu sắc hơn về cuộcsống con người và xã hội trong thời đại mới
Một số công trình tiêu biểu về tác giả Nguyễn Minh Châu và tác phẩm
“Chiếc thuyền ngoài xa” có thể kể đến như:
“Nguyễn Minh Châu – con người và tác phẩm”, Nhiều tác giả, NXBHội nhà văn, Hà Nội, 1991
Tác giả Đàm Thị Thu Hà năm 2016 với đề tài: “Đọc – hiểu văn bản
“Chiếc thuyền ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu) theo định hướng phát triểnnăng lực Ngữ văn cho học sinh THPT”
Tác giả Bùi Minh Đức với bài viết “Thiết kế thể nghiệm “Chiếc thuyềnngoài xa” (theo hướng đổi mới PPDH văn) năm 2008 trong “Tài liệu bồidưỡng GV thực hiện Chương trình, SGK Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, HàNội
Có thể thấy, vấn đề xây dựng kế hoạch dạy học văn bản “Chiếc thuyềnngoài xa” đã được đông đảo các nhà nghiên cứu đề cập tới Tuy nhiên việcxây dựng một kế hoạch dạy học đọc hiểu văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa”theo định hướng phát triển năng lực Ngữ văn cho học sinh THPT thì chưanhiều
Trang 12Trên cơ sở tìm tòi, học hỏi, kế thừa và hiểu biết của bản thân về xâydựng kế hoạch dạy học đọc hiểu Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lựccho học sinh THPT, chúng tôi mong muốn đưa ra quy trình thiết kế kế hoạchdạy học đọc hiểu văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa” theo định hướng phát triểnnăng lực Ngữ văn cho học sinh THPT một cách cụ thể nhất.
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Góp phần hoàn thiện lý thuyết về việc xây dựng một kế hoạch dạyhọc đọc hiểu văn bản theo định hướng phát triển năng lực Ngữ văn cho họcsinh THPT
- Đề xuất quy trình xây dựng kế hoạch dạy học đọc hiểu văn bản
“Chiếc thuyền ngoài xa” có ứng dụng các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạyhọc tích cực để phát huy những năng lực Ngữ văn vốn có của HS
5 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng kếhoạch dạy học đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực trong môn Ngữ văn
- Nghiên cứu về vấn đề xây dựng kế hoạch dạy học văn bản “Chiếcthuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu trong chương trình Ngữ Văn lớp12
6 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Trang 13- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thực nghiệm
7 Bố cục khóa luận
Bố cục của khóa luận bao gồm có 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung
và phần kết luận Trong đó phần nội dung bao gồm có 3 chương:
Chương 1 Cơ sở lí luận và cở sở thực tiễn
Chương 2 Quy trình xây dựng kế hoạch dạy học đọc hiểu văn bản
“Chiếc thuyền ngoài xa” theo định hướng phát triển năng lực Ngữ văn chohọc sinh THPT
Chương 3 Giáo án thực nghiệm
Trang 14NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1.1.2 Xây dựng kế hoạch dạy học
Xây dựng kế hoạch dạy học là quá trình lập kế hoạch và thực hiện hóa
kế hoạch bài dạy thành văn bản chi tiết theo một trình tự logic những dự kiến
mà GV mong muốn sẽ thực thi trên lớp của mình để đạt được mục tiêu bàihọc đặt ra
1.1.1.3 Xây dựng kế hoạch dạy học môn Ngữ văn
“Là quá trình GV lập kế hoạch bài dạy học Ngữ văn, vạch ra một cáchtổng thể phương án thực hiện, bao gồm hệ thống các hoạt động dự kiến sẽ tiếnhành trong một thời gian nhất định, với các hình thức dạy học, phương pháp,phương tiện, trình tự nhất định nhằm đạt mục tiêu bài học” [6, tr.90 – 126]
1.1.2 Năng lực Ngữ văn
1.1.2.1 Khái niệm năng lực Ngữ văn
Có rất nhiều cách hiểu về năng lực Ngữ văn Nhưng tựu chung lạichúng ta có thể hiểu về năng lực Ngữ văn như sau:
Năng lực Ngữ văn là khả năng vận dụng các kiến thức, kĩ năng cơbản về văn học và tiếng Việt để thực hành giao tiếp trong cuộc sống xã hộihiện đại Năng lực Ngữ văn gồm 2 nhóm năng lực: năng lực chung và nănglực chuyên biệt Ngoài năng lực chung, năng lực chuyên biệt của môn Ngữ
Trang 15văn bao gồm 2 năng lực bộ phận: năng lực tiếp nhận (đọc – hiểu, cảm thụthẩm mĩ, đánh giá…) và năng lực tạo lập văn bản (viết, trình bày…).
Dạy học Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực cho học sinhkhông chỉ rèn luyện và phát triển năng lực về phía học sinh mà còn nâng cao
cả về chuyên môn cho GV Đồng thời qua đó, GV được tích lũy thêm kinhnghiệm và bổ sung để có thể có những định hướng đúng đắn cho bản thântrong qua trình dạy học đọc hiểu văn bản văn học ở nhà trường THPT
1.1.2.2 Cấu trúc năng lực Ngữ văn
“Cấu trúc năng lực Ngữ văn thể hiện được sự kết hợp một cách linh hoạt và logic giữa kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm,… ba thành tố này
có mối quan hệ khá chặt chẽ với nhau, hỗ trợ và bổ sung cho nhau nhằm đáp ứng những yêu cầu phức hợp của hoạt động học trong một số hoàn cảnh nhất định”.[10]
1.1.2.3 Những năng lực Ngữ văn cần phát triển cho học sinh THPT
Việc phân loại năng lực Ngữ văn là một chủ đề đa dạng và phức tạp.Tùy theo quan điểm tiếp cận có thể chia năng lực Ngữ văn thành các dạngthức khác nhau Theo đó cũng xuất hiện nhiều kiểu năng lực Ngữ văn khácnhau Với môn Ngữ văn, cần tập trung vào những năng lực cụ thể như: nănglực đọc – hiểu, năng lực thẩm mĩ, năng lực sáng tạo, năng lực đánh giá, nănglực sử dụng ngôn ngữ,…Mỗi kiểu loại năng lực lại có những đặc điểm, giá trị
và hiệu quả khác nhau Trong phạm vi đề tài khóa luận này, tôi xin phép chỉtrình bày một số năng lực cơ bản và cần có ở mỗi người học tác phẩm vănchương
* Năng lực đọc hiểu
Đọc hiểu là một trong những năng lực tối thiểu cần thiết cho một học sinhchuẩn bị bước vào cuộc sống trưởng thành và đó cũng là những giá trị nềntảng không thể thiếu trong quá trình học tập suốt đời Vì thế việc đọc hiểu là
Trang 16trọng tâm quan trọng trong chương trình dạy ngôn ngữ của hầu khắp các quốcgia trên thế giới Ở Việt Nam xu thế chú trọng dạy học đọc hiểu cũng phổbiến đặc biệt đối với tiếng Việt – Văn học Những yêu cầu về đọc hiểu củachương trình Ngữ văn Việt Nam có sự thay đổi qua từng giai đoạn không chỉdừng lại ở yêu cầu đọc hiểu để thu thập và truyền đạt thông tin mà còn chútrọng phát triển năng lực, phẩm chất người học Việc trang bị năng lực chohọc sinh trong đó có năng lực đọc hiểu nhằm giúp HS có khả năng giải quyếtnhiệm vụ, tình huống phức tạp và đa dạng nảy sinh trong cuộc sống Đây là
xu thế tất yếu của giáo dục thời đại Năng lực đọc hiểu được xem là năng lựcnền tảng của việc tiếp cận các tác phẩm văn chương
* Năng lực cảm thụ thẩm mĩ
Năng lực cảm thụ thẩm mĩ là một thế mạnh của môn Ngữ văn, năng lựcnày gắn với tư duy hình tượng trong việc tiếp nhận văn bản văn học nói riêng
và nghệ thuật nói chung
Năng lực cảm thụ thẩm mĩ thể hiện khả năng của mỗi cá nhân trongviệc phát hiện ra được các giá trị thẩm mĩ của sự vật, hiện tượng, con người
và cuộc sống Biết cảm nhận, rung động trước cái đẹp và cái thiện Từ đó bảnthân mỗi cá nhân sẽ biết hướng những suy nghĩ, hành vi của mình theo nhữnggiá trị chân – thiện – mĩ Qua đó, hình thành nên thế giới quan thẩm mĩ và cónhững hành vi cao đẹp trong cách ứng xử trước cuộc sống
Trang 17Đó còn là khả năng tổng hợp các cách nhìn khác nhau để đánh giá tác phẩm,hiện tượng văn học một cách đầy đủ và toàn diện Đồng thời vận dụng linhhoạt sự hiểu biết và sáng tạo về ngôn từ, phong cách ngôn ngữ chức năngtrong những tình huống cụ thể của cuộc sống Để có được năng lực sáng tạo ởhọc sinh, GV không chỉ đặt các câu hỏi, giao nhiệm vụ mà còn phải khích lệ,hoan nghênh những ý tưởng độc đáo, hợp lô gic và tôn trọng, cảm thông vớinhững quan điểm có sự khác biệt của học sinh nếu những quan điểm ấy không
vi phạm các chuẩn mực đạo đức, văn hóa, pháp luật
Chính vì vậy đọc – hiểu là hoạt động rất quan trọng và đó cũng chính là bước
đi ban đầu khi tiếp xúc với tác phẩm, đồng thời là khâu đầu tiên của quá trìnhđọc – hiểu tác phẩm Tác phẩm luôn tồn tại dưới dạng ngôn ngữ, vì thế muốnhiểu được tác phẩm chúng ta phải khám phá tầng ngôn ngữ bằng cách đọc vănbản
Có hai hình thức đọc – hiểu tác phẩm đó là đọc thầm và đọc thành tiếng Đọcthầm là hình thức đọc bằng mắt, đọc cho cá nhân người tiếp nhận, quá trìnhtiếp nhận diễn ra ở bên trong người đọc Còn đọc thành tiếng là một cách đọc
để thưởng thức, chia sẻ những cả nhận về văn bản trong một nhóm người đọc,biến những câu chữ thành các âm thanh và giai điệu
Trang 18Các bước để đọc – hiểu văn bản Ngữ văn
+ Bước 1: Tạo tâm thế: Đây là khâu chuẩn bị về mặt tâm thế cho ngườiđọc và người học Bởi lẽ xuất phát từ nhu cầu cá nhân, hơn nữa nó là một hoạtđộng đặc biệt, nhiều người cùng thực hiện trong một không gian lớp học, mộtthời gian là giờ học HS chuẩn bị tâm lí hứng thú để bước vào giờ học, đảmbảo có thể tiếp thu những kiến thức mới mẻ một cách thoải mái và hiệu quảnhất
+ Bước 2: Hoạt động tri giác ngôn ngữ: Đây chính là sự khám phá,nhận biết, nắm bắt tầng bậc của ngôn ngữ trong tác phẩm Nói cách khác đâychính là hoạt động giúp người học hiểu được ý nghĩa của ngôn ngữ cả vềnghĩa đen và nghĩa bóng
+ Bước 3: Tái tạo hình tượng nghệ thuật: Đây là quá trình làm xuấthiện bức tranh thế giới hình tượng ẩn chứa đằng sau ngôn từ nghệ thuật trongtâm trí người đọc, người học
+ Bước 4: Phân tích, cắt nghĩa, khái quát: Đó chính là lần lượt chia nhỏđối tượng, làm tường minh ý nghĩa của các chi tiết và cuối cùng là nói lên ýnghĩa khái quát của các chi tiết, đồng thời của cả tác phẩm
1.2 Cơ sở thực tiễn
Để có thể bắt kịp theo xu thế đổi mới giáo dục hiện nay nhà trường THPTnói chung và bộ môn Ngữ văn nói riêng đã có những thay đổi theo hướngphát triển năng lực cho học sinh Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trong quátrình thiết kế bài học, cũng như trong việc giảng dạy Việc áp dụng các kĩthuật và phương pháp mới vẫn chưa được thể hiện rõ nét, chưa phát huy hếtđược năng lực Ngữ văn cho học sinh THPT và còn nhiều hạn chế Học sinh vẫn còn khá thụ động trong việc lĩnh hội tri thức
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên, cụ thể ở một sốnguyên nhân cơ bản sau:
Trang 19Về phía giáo viên chưa thực sự thay đổi theo cách dạy học mới, vẫncòn lối dạy học truyền thống thầy đọc trò chép.
Hiện nay tại một số trường THPT cơ sở vật chất vẫn chưa đủ đáp ứngyêu cầu cho việc ứng dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới Chính vìđiều đó cũng làm cho người dạy gặp nhiều khó khăn trong việc vận dụng các
kĩ thuật dạy học tích cực, tổ chức các kế hoạch dạy học có ứng dụng côngnghệ thông tin
Về phía học sinh do đã quen với lối học truyền thống nên khi bắt tayvào việc tự chủ động khám phá tri thức các em còn thụ động, chưa có sự cốgắng lĩnh hội tri thức
Vì vậy, để các em có thể phát huy cũng như tích lũy thêm các năng lựccủa bản thân, kích thích được hứng thú học, nhà trường phổ thông cần trang
bị những điều kiện tối ưu để giúp cho người GV có thể chuẩn bị thật tốt tiếtdạy của mình GV cần sử dụng nổi bật các PPDH theo đặc thù của môn Ngữvăn để từ đó nâng cao chất lượng của việc dạy học
Trang 20Chương 2 QUY TRÌNH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGỮ VĂN CỦA HỌC SINH
THPT 2.1 Định hướng dạy học đọc hiểu Ngữ văn theo tiến trình phát triển năng lực người học
2.1.1 Dạy học gắn liền với đời sống thực tiễn
Khi xây dựng một kế hoạch dạy học để đảm bảo học đi đôi với hành thìbài học cần phải được mở đầu bằng thực tiễn và kết thúc bằng thực tiễn
Trong dạy học, nhất là đối với dạy học môn Ngữ văn thì việc dạy họcgắn với đời sống thực tiễn lại càng được thể hiện rõ nét Đời sống ở đây cóthể hiểu là đời sống tâm hồn, tâm tư, tình cảm của học sinh và rộng hơn làthực tiễn những gì xảy ra xung quanh cuộc sống Dạy học Ngữ văn gắn vớiđời sống là từ cuộc sống, con người diễn ra trong tác phẩm làm cho HS hiểu
rõ hơn về thực tại bên ngoài Đồng thời các em có thể vận dụng những hiểubiết bên ngoài xã hội để cảm thụ, lý giải các hiện tượng đời sống trong tácphẩm Thông qua việc dạy học này còn góp phần bổ sung thêm cho HS kĩnăng ứng xử, vận dụng những nhu cầu của thực tiễn Nói cách khác, việc dạyhọc gắn với thực tiễn sẽ giúp cho HS có được những kĩ năng sống trong đờisống và tự khẳng định mình theo bốn mục tiêu của GD mà UNESCO đề ra
“Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để tự khẳng địnhmình”
2.1.2 Dạy học Ngữ văn phải đảm bảo quan điểm tích hợp
Chúng ta có thể hiểu một cách khái quát về tích hợp đó là sự gắn kếtkiến thức theo hướng hệ thống hóa hoặc liên kết mở rộng dựa trên các điểmtương đồng, có thể hỗ trợ nhau giữa các ngành học nhằm mục đích làm sâusắc hơn nhận thức của người học về bản chất của các sự vật, hiện tượng
Trang 21Dạy học Ngữ văn đảm bảo quan điểm tích hợp sẽ góp phần kích thích sựhứng thú, vận dụng tối đa kiến thức, kĩ năng của HS vào bài học Qua đó thúcđẩy sự hình thành, phát triển các năng lực khác cho HS HS sẽ là chủ thể nhậnthức, GV là người tổ chức, kiểm tra và định hướng hoạt động học tập cho HSmột cách hợp lí.
2.1.3 Dạy học lấy người học làm trung tâm, tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh
Để thực hiện tốt quan điểm dạy học “lấy học sinh làm trung tâm” của hoạtđộng học, hướng tới việc phát triển các năng lực vốn có của HS thì người dạycần phải đặt người học vào vai trò là chủ thể của hoạt động học Người học làngười chủ động lĩnh hội, tiếp nhận, khám phá kiến thức và tham gia tích cựcvào các hoạt học tập
Giáo viên là người dẫn đường, tổ chức các hoạt động học cho học sinh.Điều này sẽ góp phần làm cho HS chủ hơn trong việc thu nạp kiến thức, tránhtình trạng thầy đọc trò chép một cách thụ động
2.2 Quy trình xây dựng kế hoạch dạy học đọc hiểu văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa” theo định hướng phát triển năng lực Ngữ văn của học sinh THPT
2.2.1 Nghiên cứu kĩ lưỡng nội dung bài học
Bước này được đặt ra bởi việc xác định vị trí, đặc điểm và mụctiêu của bài học được xem là khâu quan trọng, không thể thiếu của mỗi kếhoạch dạy học Mục tiêu (yêu cầu) vừa là cái đích hướng tới, vừa là yêu cầucần đạt của mỗi giờ học hay nói khác đi đó là thước đo kết quả quá trình dạyhọc Nó giúp GV xác định rõ các nhiệm vụ sẽ phải làm (hình thành, phát triểncác năng lực nào cho HS, các năng lực đó được cụ thể hóa thành những biểuhiện về mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt của người học sau mỗi quatrình học tập)
Trang 22Xác định cấu trúc của nội dung bài học, bài học gồm các đơn vịnào? Cách tổ chức, triển khai các đơn vị nội dung đó của SGK? Đơn vị nộidung nào là trọng tâm, cần tìm hiểu sâu và lưu ý những gì?
Đó còn là việc xác định mối liên hệ giữa tri thức, kĩ năng cơ bản
mà bài học đưa ra với các tri thức, kĩ năng HS đã và sẽ được học trongchương trình để lựa chọn những định hướng sao cho phù hợp, đảm bảo khaithác, phát huy tối đa khả năng của HS trong giờ học
Bước này còn giúp HS nắm bắt được các đơn vị kiến thức cơbản trong nội dung bài học mà GV đã phân chia cụ thể
Và như vậy cũng đặt ra yêu cầu bắt buộc GV phải nghiên cứuSGK và các tài liệu liên quan để hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung củabài học Xác định những kiến thức, kĩ năng, thái độ cơ bản cần hình thành vàphát triển ở HS
Nội dung bài học ngoài phần kiến thức cơ bản được trình bàytrong SGK còn có thể đã được trình bày trong các tài liệu khác Kinh nghiệmcủa các GV lâu năm cho thấy: trước hết nên đọc kĩ nội dung bài học và hướngdẫn tìm hiểu bài trong SGK để hiểu, đánh giá đúng nội dung bài học rồi mớichọn đọc thêm tư liệu để hiểu sâu, hiểu rộng nội dung bài học
Trong bài học “Chiếc thuyền ngoài xa” cần xác định được những mục tiêu bài học về kiến thức, kĩ năng và thái độ:
1 Kiến thức
- Cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh khi phát hiện ra
sự thật: đằng sau bức ảnh rất đẹp về chiếc thuyền trong sương sớm mà anh tình cờ chụp được là số phận đau đớn của người phụ nữ và bao ngang trái trong một gia đình hàng chài
- Từ đó thấu hiểu: mỗi người trong cõi đời, nhất là người nghệ sĩ,
không thể đơn giản, sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người
Trang 23- Nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện, khắc họa nhânvật của một cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa.
- Tình huống truyện độc đáo mang ý nghĩa khám phá, phát hiện sâu sắc
- Giúp HS có quan niệm đúng đắn về nghệ thuật chân chính
- Bồi dưỡng cho HS biết trân trọng giá trị cuộc sống
Người dạy còn cần phải hình thành cho HS các tri thức về thực tiễn đờisống có liên quan đến bài học như: Vấn nạn bạo lực gia đình (tình trạng, cácbiện pháp giải quyết,…); Quan niệm về con người, đời sống và nghệ thuật ẩnchứa đằng sau văn bản
Ngoài ra, GV cần tham khảo những nguồn tài liệu có liên quan để chọnlọc những tri thức góp phần mở rộng kiến thức cho HS Ví dụ như:
Thiết kế dạy học Ngữ văn 12 tập 2, NXB Giáo dục do Tác giả Lưu Đức
Hạnh chủ biên năm 2008
Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 tập 2, NXB Hà Nội do Tác giả Nguyễn
Văn Đường chủ biên năm 2008…
Xác định chính xác kiến thức trọng tâm của bài học đó là:
Thông qua hai phát hiện của người nghệ sĩ nhiếp ảnh, đã thể hiện ýtưởng nghệ thuật nào của nhà văn? Câu chuyện của người đàn bà hàng chài ởtòa án huyện đã giải thích cho độc giả hiểu được tại sao người phụ nữ ấykhông chịu bỏ lão chồng vũ phu để có được một cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúchơn Đồng thời qua câu chuyện, người học nêu được cảm nhận của bản thân
về cuộc sống nói chung và cuộc sống của người đàn bà nói riêng Phát hiện
Trang 24được các tầng ý nghĩa đằng sau tấm ảnh được chọn trong bộ lịch năm ấy, các biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng để tạo nên thành công cho văn bản.
Từ đó giáo viên triển khai, giao nhiệm vụ học tập ở nhà trước khi lênlớp cho HS tìm hiểu
Để thực hiện được điều đó, HS cần tìm hiểu và chủ động nắm bắt cácđơn vị kiến thức về tác giả (cuộc đời, sự nghiệp), đọc hiểu khám phá các tầngtri thức, các biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng, ý nghĩa thông điệp màtác giả gửi gắm thông qua văn bản
2.2.2 Tìm hiểu đối tượng người học
Là việc xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của
HS, gồm: xác định những kiến thức, kĩ năng mà HS đã có, những lỗ hổngkiến thức, kĩ năng chưa thuần thục và những kiến thức, kĩ năng mà HS cần có.Thông qua việc tìm hiểu đối tượng người học GV sẽ dự kiến những khó khăn,những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết
Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới
từ chương trình định hướng nội dung sang tiếp cận năng lực của người học sẽquan tâm nhiều đến việc HS làm được cái gì, làm như thế nào qua việc họchơn là quan tâm đến việc học sinh học được cái gì
GV đồng thời vừa phải nắm vững chuyên môn của bản thân vừaphải tìm hiểu chi tiết đối tượng HS của mình để có những PPDH, PTDH, cáchình thức tổ chức dạy học, đánh giá sao cho phù hợp và đạt hiệu quả tối đa
Như vậy, trước khi xây dựng kế hoạch dạy học cho giờ học, GVphải vạch ra trước các tình huống có thể có, các cách giải quyết tình huống vànhiệm vụ học tập của HS Nói cách khác, việc tìm hiểu đối tượng HS càng chitiết bao nhiêu thì tính khả thi của việc xây dựng kế hoạch tổ chức học đọc –hiểu càng hiệu quả bấy nhiêu
Trang 25Bước này tuy chỉ là dự kiến nhưng lại đóng vai trò quan trọngbởi lẽ trong thực tiễn, có nhiều giờ học do không được dự kiến trước hoặc dựkiến chưa được cụ thể nên GV đã gặp khó khăn trong việc giải quyết những ýkiến không đồng nhất của HS Chính vì vậy dù không thể bao quát hết đượctối đa HS trong lớp, nhưng mỗi GV nên dành thời gian nhất định để kiểm trabài soạn của HS trước giờ học kết hợp với kiểm tra đánh giá thường xuyên để
có thể dự kiến trước khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức cũng như pháthuy tích cực vốn kiến thức, kĩ năng đã có của HS
Đối với chương trình học Ngữ văn lớp 12, văn bản “Chiếc thuyềnngoài xa” là một văn bản trọng tâm, cũng là một trong số những tác phẩm thểhiện quan điểm đổi mới về phương pháp sáng tác của tác giả Chính vì vậy sẽ
có rất nhiều tầng tri thức cần khám phá và mở rộng cho HS GV cần phải tìmhiểu xem đối tượng HS của mình ở mức độ tiếp thu nào, phân bậc HS để cóthể truyền đạt tối đa và mở rộng kiến thức nhằm phát huy được các năng lực,phẩm chất vốn có của bản thân HS, hình thành thêm các kĩ năng mới
Những tri thức trong văn bản Chiếc thuyền ngoài xa, HS đã nắm bắt
được về tác giả (cuộc đời, sự nghiệp), hoàn cảnh ra đời, bố cục, hệ thống nhânvật Chính vì vậy GV có thể đi nhanh những phần kiến thức trên để đi vàotrọng tâm nội dung bài học GV sử dụng một số phương pháp để HS có quyền
tự chủ trình bày những vốn kiến thức đã có nêu trên
Giáo viên dự kiến trong phần tìm hiểu chi tiết văn bản, HS sẽ chủ độngtrả lời được những kiến thức nào và gặp khó khăn ở đâu Phần dự kiến này sẽgiúp giáo viên có cách giải quyết tối ưu nhất Tùy vào từng đối tượng họcsinh, mức độ học lực của học sinh qua đó giáo viên sẽ có sự điều chỉnh linhhoạt so với những dự định đã đặt ra ban đầu
2.2.3 Tham khảo, lựa chọn và xây dựng các phương án dạy học sẽ thiết kế
Trang 26Bên cạnh việc tìm hiểu đối tượng người học, GV cần phải tự bồidưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân Và muốn làm được điều đó, mỗi
GV không chỉ vận dụng các tri thức vốn có mà còn phải tích lũy, học hỏi mọilúc, mọi nơi Việc đổi mới chương trình dạy học sang hướng tiếp cận năng lựcngười học đặt ra yêu cầu đối với GV phải tự trang bị những PPDH, kĩ thuậtdạy học theo đúng tinh thần đổi mới
Các nhà GD, nhà trường và các GV cũng cần có những hoạtđộng để góp phần thực hiện tốt hơn nữa việc đổi mới PPDH theo hướng pháttriển năng lực người học
GV có thể tham khảo học hỏi, sàng lọc những ưu điểm, kết hợpvới kinh nghiệm của bản thân để xây dựng một kế hoạch dạy học tốt nhất,phát triển được năng lực cho học sinh Trong quá trình xây dựng thiết kế bài
học Chiếc thuyền ngoài xa, GV có thể tham khảo một số tài liệu sau:
“Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12 tập 2”, NXB Hà Nội do tác giả NguyễnVăn Đường chủ biên năm 2008
“Thiết kế dạy học Ngữ văn 12”, NXB Giáo dục do tác giả Lưu ĐứcHạnh chủ biên năm 2008
“Thiết kế thể nghiệm “Chiếc thuyền ngoài xa” (theo hướng đổi mớiPPDH văn) năm 2008 trong “Tài liệu bồi dưỡng GV thực hiện Chương trình,SGK Ngữ văn 12, NXB Giáo dục, Hà Nội của Tác giả Bùi Minh Đức.Trên cơ sở đó lựa chọn và xây dựng cho mình một phương án tối ưu nhất
2.2.4 Lựa chọn, vận dụng các PPDH phù hợp cho từng phần
Lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cáchthức đánh giá phù hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo vàphát huy được các khả năng của bản thân
Bước này được đặt ra bởi trong giờ học theo định hướng đổi mới sanghướng tiếp cận năng lực người học, GV phải quan tâm tới việc phát huy tính
Trang 27tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và khả năng tự học,tinh thần hợp tác, khả năng vận dụng KT vào những tình huống khác nhautrong học tập và trong thực tiễn Tác động đến tư tưởng và tình cảm để đemlại niềm vui, sự hứng thú trong học tập cho HS.
Trong thực tiễn dạy học hiện nay, các GV vẫn quen lối dạy học đồngloạt với những nhiệm vụ học tập không có tính phân hoá, ít chú ý tới năng lựchọc tập của từng đối tượng HS PPDH mới sẽ giúp GV xác định rõ hơn trongviệc phần học nào nên sử dụng phương pháp, hoạt động nào và phần nào thíchhợp sử dụng phương tiện dạy học Đồng thời giáo viên có thể dự kiến và hìnhdung trước được mức độ tích cực trong học tập của người học Từ đó giáoviên dự kiến phương án điều chỉnh, dự kiến phương án kiểm tra, đánh giá kếtquả học tập
Vì vậy việc đổi mới PPDH sẽ phát huy thế mạnh tổng hợp của các PPDH,PTDH, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá nhằm tăng cường sựtích cực học tập của các đối tượng HS trong giờ học
Trong hoạt động 2 – hoạt động hình thành kiến thức mới cho học sinhgiáo viên có thể tìm hiểu và sử dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạyhọc
Ví dụ:
Phần tìm hiểu chung, GV có thể giao quyền chủ động lĩnh hội kiến thức
về tác giả, tác phẩm cho HS dựa vào sự chuẩn bị bài ở nhà Đến phần đọc –hiểu văn bản, GV có thể giao quyền cho HS tự khám phá tri thức nhưng dưới
sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên Thông qua các hoạt động học sinh chủđộng trong việc tiếp nhận các tầng tri thức đọc – hiểu Cụ thể như:
Để học sinh có thể tìm tòi, lĩnh hội được các kiến thức trong phát hiện
thứ nhất của nghệ sĩ Phùng, giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm
Trang 28đôi yêu cầu học sinh trao đổi ý kiến thông qua hệ thống câu hỏi để giúp HS
khám phá và tự chủ động lĩnh hội được nội dung kiến thức:
Câu hỏi 1, Tìm những từ ngữ, hình ảnh về bức tranh thiên nhiên bìnhminh trên biển dưới sự chứng kiến của nghệ sĩ Phùng?
Câu hỏi 2, Nghệ sĩ Phùng đã gọi phát hiện của mình là “một cảnh đắttrời cho” Các em hiểu như thế nào về cách gọi đó?
Câu hỏi 3, Tâm trạng và hành động của Phùng khi chứng kiến cảnhđó?
(GV bình giảng thêm về tâm trạng hay chính là cảm xúc của nghệ sĩ Phùng:Còn gì hạnh phúc hơn đối với người nghệ sĩ khi bắt gặp vẻ đẹp tuyệt cảnhđem đến sự trong trẻo, bay bổng của tâm hồn Cái đẹp thực sự giúp thanh lọctâm hồn.)
Câu hỏi 4, Từ những chiêm nghiệm về cảnh vật và cảm xúc của nghệ sĩPhùng thông qua bức tranh thiên nhiên, hãy trả lời câu hỏi sau: Tại sao nghệ
sĩ Phùng lại nghĩ đến sự phát hiện cuả ai đó “bản thân cái đẹp chính là đạođức”
Trong văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa” ở phần đọc – hiểu vềphát hiện thứ hai của người nghệ sĩ, giáo viên có thể vận dụng kết hợp
phương pháp vấn đáp, phương pháp thảo luận nhóm và phương pháp làm việc cá nhân để học sinh rèn luyện kĩ năng trả lời câu hỏi nhanh, kĩ năng làm
việc nhóm và thuyết trình tích cực
Cách thức thực hiện:
GV vận dụng phương pháp vấn đáp để giúp HS lĩnh hội tri thức.
HS theo dõi và trả lời các câu hỏi GV đưa ra
1, Bước ra khỏi chiếc thuyền có phải cảnh mà người nghệ sĩ mong đợi không? Một vẻ đẹp toàn bích
Trang 292, GV sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, chia lớp thành 4 nhóm và phát
phiếu học tập để nhóm hoạt động tìm hiểu kiến thức
Nhóm 1 và 3:
Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình về người đàn bà? Ngoại hình đó
đã hé mở điều gì về số phận của nhân vật?
Nhóm 2,4:
Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình về người đàn ông? Ngoại hình
đó đã hé mở điều gì về số phận của nhân vật?
* Cách thức tiến hành:
Các nhóm thảo luận trong thời gian 3 phút
Sử dụng kĩ thuật khăn phủ bàn để đưa ra kết quả của nhóm mình
Sau khi thảo luận xong các nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả của
nhóm mình thông qua phương pháp thuyết trình tích cực Các nhóm chú ý để
so sánh, nhận xét đáp án của đội bạn
GV đánh giá, bổ sung và chốt ý
GV sử dụng phương pháp làm việc cá nhân để HS tiếp tục phát hiện ra
các tri thức trong phát hiện thứ 2 của nghệ sĩ Phùng
3, Sau khi phát hiện về những con người trên chiếc thuyền, người nghệ sĩ cònphát hiện thêm điều gì nữa mà làm anh ta phải kinh ngạc?
4, Trong hoàn cảnh đó người trong cuộc và ngoài cuộc đã có những hànhđộng gì?
5, Vì sao anh ngạc nhiên đến như vậy?
6, Thông qua hai phát hiện của người nghệ sĩ Phùng, tác giả Nguyễn MinhChâu muốn gửi gắm tới bạn đọc điều gì?
(GV bình giảng về thông điệp tác giả gửi gắm phải chăng cũng giống như nhàvăn Nam Cao "…Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng kêu đau khổ thoát ra từ nhữngkiếp lầm than"(Trăng sáng).)
Từ đó, học sinh được trau dồi, phát triển cả về mặt kiến thức và phẩm chất năng lực của bản thân
Trang 30Phần tổng kết kiến thức về mặt nội dung, nghệ thuật, GV có thể sử
dụng kĩ thuật học cá nhân thông qua các câu hỏi gợi mở để HS tự suy nghĩ,
phản hồi tích cực về nội dung của tác phẩm và nghệ thuật mà tác giả sử dụng
HS phát biểu tự do, GV nhận xét và hệ thống kiến thức
2.2.5 Soạn bài theo tiến trình dạy học dự kiến
Đây là bước người GV bắt tay vào việc viết kế hoạch dạy học (giáo án) thiết kế nội dung, nhiệm vụ, cách thức hoạt động, thời gian và yêu cầu cần đạtcho từng hoạt động dạy của GV và hoạt động học tập của HS
-Trong thực tế, có nhiều GV khi soạn bài thường chỉ đọc SGK, sách GV
và bắt tay ngay vào hoạt động xây dựng kế hoạch dạy hoạch; thậm chí có GVchỉ căn cứ vào những gợi ý của sách GV để thiết kế giáo án mà bỏ qua cácbước như xác định mục tiêu bài học, xác định khả năng đáp ứng nhiệm vụ họctập của HS, nghiên cứu nội dung dạy học, lựa chọn các PPDH, phương tiệndạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá, kiểm tra bài học.Với cách thực hiện như vậy khi xây dựng kế hoạch dạy học sẽ khiến GV vừakhông có được một kế hoạch hoàn chỉnh, đồng thời gặp khó khăn trong việcgiải quyết các tình huống nảy sinh
Văn bản “Chiếc thuyền ngoài xa” được xây dựng bao gồm 5 hoạt động: Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng
Hoạt động 5: Hoạt động mở rộng
Mục đích, nội dung và cách thức tiến hành của mỗi bước như sau:
Trang 31Hoạt động 1: Hoạt động khởi động
Đây là hoạt động được tổ chức khi bắt đầu một bài học
Mục đích của hoạt động nhằm giúp học sinh huy động vốn kiến thức và
kĩ năng đã có để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới Đồng thời, hoạtđộng còn giúp GV tìm hiểu xem học sinh có những hiểu biết như thế nào vềcác vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học Bên cạnh đó,hoạt động khởi động còn nhằm tạo ra sự hứng thú và một tâm thế tích cực để
HS bước vào bài mới
Để tổ chức hoạt động khởi động, GV có thể sử dụng một số hình thứcsau:
Câu hỏi, bài tập có liên quan đến nội dung bài học, ôn lại kiến thức đãhọc thông qua hoạt động quan sát tranh, ảnh
Thi đọc, ngâm thơ, kể chuyện, hát,… GV có thể sử dụng một số hìnhthức kể trên để tổ chức thành các cuộc thi, nhằm tạo không khí sôi nổi, hứngthú và tích cực ở học sinh trước khi tiến hành học bài mới
Trò chơi: GV tổ chức một số trò chơi có tính thực tiễn, gắn liền với nộidung bài học để tạo ra sự hứng thú cho học sinh
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Mục đích của hoạt động này nhằm giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiếnthức mới thông qua hệ thống các bài tập, nhiệm vụ học tập
Để hướng dẫn học sinh chủ động khám phá và lĩnh hội tri thức, GV cóthể sử dụng một số phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực phát huy tối đa vaitrò của bạn đọc sáng tạo học sinh
Hoạt động 3: Hoạt động luyện tập
Mục đích của hoạt động này là yêu cầu học sinh phải vận dụng kiếnthức vừa học được để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể Từ đó, GV có thểnắm bắt học sinh của mình đã lĩnh hội được tri thức hay chưa và ở mức độnào