1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN: LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014 SỐNG CHUNG NHƯ VỢ CHỒNG LÝ LUẬN, QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN

19 238 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 28,65 KB

Nội dung

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, những trào lưu Tây hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ, có những trào lưu, cách sống không hề mới nhưng đã bị biến thể rất nhiều gây ra không ít tranh cãi trong xã hội. Một trong số đó là tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Tình trạng này đối với dư luận xã hội là một đề tài rất nóng, được sự quan tâm của toàn xã hội, và vấn đề này càng trở nên đáng chú ý bởi nó ngày càng phổ biến. Không những thế, ảnh hưởng của tình trạng này đến đời sống xã hội trên rất nhiều lĩnh vực như giáo dục, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống tệ nạn.... Chính vì những ảnh hưởng không hề nhỏ của hiện tượng nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, tôi lựa chọn đề tài này để thực hiện bài tiểu luận nhằm trả lời cho những câu hỏi Bản chất tình trạng này là gì? Pháp luật có quy định như thế nào về vấn đề này? Dư luận xã hội nói gì trước tình hình ngày một nóng của hiện tượng này? Đồng thời cũng đưa ra những đánh giá, những ý kiến của bản thân để bày tỏ sự quan tâm sâu sắc của mình đối với tình trạng đang gây nhiều nhức nhối trong xã hội này.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, những trào lưu Tây hóa ngày càng phát triển mạnh mẽ, có những trào lưu, cách sống không hề mới nhưng đã bị biến thể rất nhiều gây ra không ít tranh cãi trong xã hội Một trong số đó là tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn Tình trạng này đối với dư luận xã hội là một đề tài rất nóng, được sự quan tâm của toàn xã hội, và vấn đề này càng trở nên đáng chú ý bởi nó ngày càng phổ biến Không những thế, ảnh hưởng của tình trạng này đến đời sống xã hội trên rất nhiều lĩnh vực như giáo dục, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống tệ nạn Chính vì những ảnh hưởng không hề nhỏ của hiện tượng nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, tôi lựa chọn đề tài này để thực hiện bài tiểu luận nhằm trả lời cho những câu hỏi Bản chất tình trạng này là gì? Pháp luật có quy định như thế nào về vấn đề này? Dư luận xã hội nói gì trước tình hình ngày một nóng của hiện tượng này? Đồng thời cũng đưa ra những đánh giá, những ý kiến của bản thân để bày tỏ sự quan tâm sâu sắc của mình đối với tình trạng đang gây nhiều nhức nhối trong xã hội này

Trang 2

NỘI DUNG

I Quy định của pháp luật về vấn đề sống chung như vợ chồng

1 Các khái niệm

 Chung sống như vợ chồng

Theo Khoản 7 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (sau đây viết tắt là Luật HN&GĐ 2014) có giải thích từ ngữ Chung sống như vợ chồng như sau:

7 Chung sống như vợ chồng là việc nam, nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như vợ chồng.

Từ cách giải thích từ ngữ đó, ta có thể hiểu được nội hàm của thuật ngữ sống

chung như vợ chồng qua các đặc điểm như sau: thứ nhất, chủ thể ở đây phải là một nam, một nữ Thứ hai, những người này tổ chức cuộc sống chung với nhau;

tức là sinh hoạt thường ngày chung như ăn uống chung, ngủ chung, có chi tiêu,

tài chính chung… Thứ ba, coi nhau như vợ chồng ở đây là trên cơ sở có tình

cảm với nhau, sống chung thường xuyên và có sự gắn kết, ràng buộc nhất định

 Đăng ký kết hôn

Trong Điều 3 Luật HN&GĐ 2014 không có giải thích từ ngữ Đăng ký kết hôn, tuy nhiên tại Điều 9 luật này có quy định về Đăng ký kết hôn như sau:

1 Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

Vậy có thể hiểu việc đăng ký kết hôn là thao tác đăng ký để xác lập mối quan

hệ vợ chồng, được thực hiện bởi người nam và người nữ có nhu cầu kết hôn và

cơ quan nhà nước có thẩm quyền, được thực hiện theo quy định của luật HN&GĐ và Luật hộ tịch, việc đăng ký kết hôn chính là cơ sở khẳng định giá trị pháp lý cho mối quan hệ giữa hai người nam nữ sau đăng ký

 Nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Từ những khái niệm “sống chung như vợ chồng”, “kết hôn” và “đăng ký kết hôn” có thể hiểu ngắn gọn: Nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng

ký kết hôn là việc nam và nữ tổ chức cuộc sống chung và coi nhau như vợ chồng

Trang 3

nhưng không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật Trên cơ sở cách hiểu đó, có thể chỉ ra một số đặc điểm của nội hàm vấn đề

này như sau: Thứ nhất, chủ thể ở đây là một nam và một nữ Thứ hai, họ tổ chức

cuộc sống chung, sinh hoạt chung và họ coi nhau như vợ chồng để thường xuyên chung sống, có quan hệ tình cảm với nhau, có sự phụ thuộc nhất định vào

nhau Thứ ba, giữa họ không đăng ký kết hôn như luật định, không có ràng buộc

về mặt pháp lý

2 Xử lý đối với việc sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn không chỉ xuất hiện trong giai đoạn hiện nay mà trước đây đã có xuất hiện Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, biểu hiện, hình thức và mục đích của tình trạng này cũng mỗi thời điểm mỗi khác Pháp luật ngày càng tiến

bộ và hoàn thiện, những quy định về tình trang nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn cũng dần hoàn thiện và tiến bộ hơn Theo quy định của pháp luật hiện nay thì không công nhận quan hệ vợ chồng đối với nam

nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn tuy nhiên cũng có những trường hợp nhất định dù nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn nhưng vẫn được công nhận là có quan hệ vợ chồng

a) Những trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn không được công nhận quan hệ vợ chồng

Trường hợp 1: Sống chung như vợ chồng bắt đầu từ ngày 1/1/2001

mà không đăng ký kết hôn

Từ thời điểm Luật HN&GĐ 2000 có hiệu lực, việc đăng ký kết hôn phải được thực hiện theo quy định của Luật HN&GĐ 2000 Và trong luật này, tại

Điều 11 đã có quy định “Mọi nghi thức kết hôn không theo quy định tại Điều 14 của Luật này đều không có giá trị pháp lý Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.” Chính từ quy định này đã chỉ rõ tinh thần pháp luật về vấn đề nam nữ

sống chung mà không đăng ký kết hôn, Nghị quyết của quốc hội số

35/2000/QH10 ngày 09 tháng 6 năm 2000 Về việc thi hành luật hôn nhân và gia

Trang 4

đình cũng đã lần nữa khẳng định c) Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 trở đi, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 của Nghị quyết này, nam và

nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, đều không được pháp luật công nhận là vợ chồng; nếu có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý

và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì Toà án áp dụng khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết

Từ thời điểm Luật HN&GĐ 2014 có hiệu lực (Ngày 1/1/2015), tất cả những trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn từ thời điểm đó tất nhiên sẽ không được công nhận quan hệ vợ chồng Tại Điều 9 Luật HN&GĐ đã có quy định rõ về Đăng ký kết hôn Những trường hợp nam nữ sống chung không được đăng ký theo quy định tại Điều 9 thì không có giá trị pháp lý

Trường hợp 2: Sống chung như vợ chồng bắt đầu từ thời điểm trong khoảng thời gian sau ngày 3/1/1987 đến trước ngày 1/1/2001 và không đăng

ký kết hôn trước ngày 1/1/2003

Do liên quan đến giai đoạn chuyển giao của Luật HN&GĐ 1986 và Luật HN&GĐ 2000 nên đã có quy định để phù hợp, theo Nghị quyết của quốc hội số 35/2000/QH10, tại Khoản 3 có quy định: b) Nam và nữ chung sống với nhau

như vợ chồng từ ngày 03 tháng 01 năm 1987 đến ngày 01 tháng 01 năm 2001,

mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời hạn hai năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực cho đến ngày

01 tháng 01 năm 2003; trong thời hạn này mà họ không đăng ký kết hôn, nhưng

có yêu cầu ly hôn thì Toà án áp dụng các quy định về ly hôn của Luật hôn nhân

và gia đình năm 2000 để giải quyết Từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng;

Vậy thì sống chung như vợ chồng bắt đầu từ thời điểm trong khoảng thời gian sau ngày 3/1/1987 đến trước ngày 1/1/2001 mà sau 1/1/2003 vẫn không đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì không được công nhận quan hệ

vợ chồng

Trang 5

b) Những trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được công nhận quan hệ vợ chồng

Trường hợp 1: sống chung như vợ chồng trước 3/1/1987

Tại quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình 1986 tại Điều 8 có quy định

về việc kết hôn và sự công nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhưng không hề nhắc đến đăng ký kết hôn Điều 9 luật này cũng có quy định về kết hôn trái pháp luật nhưng không hề nhắc đến việc không có sự công nhận của

ủy ban nhân dân thì hôn nhân sẽ không có giá trị pháp luật Nghĩa là ở giai đoạn này chưa đặt ra vấn đề đăng ký kết hôn Để điều chỉnh vấn đề nam nữ sống chung như vợ chồng mà không có đăng ký trong giai đoạn này, Nghị quyết của quốc hội số 35/2000/QH10, tại Khoản 3 có quy định: a) Trong trường hợp quan

hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Toà

án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000; Vậy thì, đối với trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng trước ngày

3/1/1987, không có đăng ký kết hôn nhưng đã tuân theo các thủ tục như trong quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 1986 thì vẫn được công nhận quan hệ

vợ chồng

Trường hợp 2: Sống chung như vợ chồng bắt đầu từ thời điểm trong khoảng sau ngày 3/1/1987 đến trước 1/1/2001 có đủ điều kiện kết hôn thì được công nhận trong khoảng thời gian từ lúc sống chung đến trước ngày 1/1/2003

Quan hệ vợ chồng không có đăng ký vẫn được công nhận đó là trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng bắt đầu từ thời điểm trong khoảng sau ngày 3/1/1987 đến trước 1/1/2001 có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2000, thì từ thời điểm đó đến trước 1/1/2003 vẫn được công nhận quan hệ vợ chồng Bởi lẽ trong điểm b Khoản 3 Nghị quyết của quốc

hội số 35/2000/QH10 có quy định về trường hợp này là: trong thời hạn này mà

họ không đăng ký kết hôn, nhưng có yêu cầu ly hôn thì Toà án áp dụng các quy

Trang 6

định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết Phải có quan hệ vợ chồng thì mới phát sinh vấn đề ly hôn, từ đây ta có thể suy ra là có

công nhận quan hệ vợ chồng trong giai đoạn này

3 Hậu quả pháp lý đối với việc sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn

Điều 14 Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

1 Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

2 Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Trên cơ sở quy định này của luật, có thể hiểu ngắn gọn là sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn sẽ không làm phát sinh quan hệ vợ chồng; trường hợp đủ điều kiện đăng ký kết hôn và thực hiện đăng ký kết hôn theo luật định thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn

Trên cơ sở cách thức xử lý đối với những trường hợp khác nhau, hậu quả pháp lý phát sinh giữa nam nữ sống chung mà không đăng ký kết hôn cũng có

sự phân hóa

a) Đối với trường hợp việc sống chung như vợ chồng không có đăng ký kết hôn không được công nhận

Đối với những trường hợp việc sống chung như vợ chồng không có đăng ký kết hôn không được công nhận sẽ không làm phát sinh quan hệ vợ chồng giữa người nam và người nữ; không làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ vợ chồng với nhau và cũng không làm phát sinh những quyền và nghĩa vụ khác liên quan Nhà nước không công nhận quan hệ vợ chồng này nên không phát sinh nghĩa vụ

Trang 7

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể này theo quy định của luật Hôn nhân và Gia đình

Điều 15 Luật HN&GĐ 2014 đã có quy định quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không

đăng ký kết hôn như sau: Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con Điều 16 Luật HN&GĐ 2014 đã có quy định về

Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với

nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau: 1 Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự

và các quy định khác của pháp luật có liên quan 2 Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ

và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động

có thu nhập.

Trong trường hợp hai người nam và nữ này sống chung, có tài sản chung thì

sẽ được xử lý theo Bộ luật dân sự tại thời điểm đó, không áp dụng chế độ tài sản hay nguyên tắc xử lý tài sản chung vợ chồng vì giữa họ không tồn tại quan hệ vợ chồng Mọi tranh chấp phát sinh giữa hai người này cũng như giữa hai người này với những chủ thể khác sẽ được lựa chọn hình thức, cách thức xử lý khác nhau tùy theo quy định của Bộ luật dân sự

b) Đối với trường hợp việc sống chung như vợ chồng không có đăng ký kết hôn được công nhận

Đối với trường hợp nam nữ sống chung như vợ chồng không có đăng ký kết hôn mà vẫn được công nhận quan hệ vợ chồng thì sẽ phát sinh hậu quả pháp lý giống như đối với quan hệ vợ chồng thực hiện theo đúng thủ tục đăng ký kết hôn

Thứ nhất, phát sinh quan hệ vợ chồng với nội dung là quyền và nghĩa vụ của

vợ chồng với nhau Khi đó quan hệ vợ chồng được thực hiện theo quy định tại

Trang 8

chương III Quan hệ giữa vợ và chồng Luật HN&GĐ 2014 (hoặc Chương III Nghĩa vụ và quyền của vợ chồng Luật HN&GĐ 2000 đối với thời gian trước

1/1/2015)

Thứ hai, phát sinh quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ với các thành viên khác trong gia đình Một là, phát sinh quan hệ giữa cha mẹ và con, nội dung quan hệ này được điều chỉnh bởi quy định tại Chương V Quan hệ giữa cha mẹ

và con Luật HN&GĐ 2014 (Hoặc Chương IV Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ con Luật HN&GĐ 2000 đối với thời gian trước 1/1/2015) Quan hệ vợ chồng là

một trong những nội dung có liên quan mật thiết với vấn đề quan hệ giữa cha mẹ

và con, đặc biệt trong các nội dung như: xác định cha, mẹ, con; Quyền và nghĩa

vụ giữa cha mẹ và con… Hai là, phát sinh quan hệ với các thành viên khác

trong gia đình Trên cơ sở xác định được nam nữ có quan hệ vợ chồng thì trong mối quan hệ với các chủ thể khác mới xác định được mối quan hệ khác giữa các thành viên trong gia đình Ví dụ như: quan hệ ông bà nội, ông bà ngoại với cháu; quan hệ giữa anh chị em; quan hệ giữa cô dì chú cậu bác ruột với cháu Đặc biệt

là đối với quan hệ của người thân trong gia đình bên chồng, phải căn cứ trên quan hệ vợ chồng, quan hệ cha mẹ con để xác định các quan hệ này

Thứ ba, phát sinh những vấn đề khác có liên quan đến quan hệ vợ chồng hợp

pháp như: chấm dứt hôn nhân, cấp dưỡng, thừa kế… Chấm dứt hôn nhân được quy định tại Chương IV Luật HN&GĐ 2014 (chương VII Ly hôn Luật HN&GĐ 2000), theo đó quy định vợ hoặc chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa

án giải quyết ly hôn Vậy thì, chủ thể ở đây phải là những người đang trong quan

hệ vợ chồng, nghĩa là có quan hệ hôn nhân hợp pháp, được pháp luật công nhận Cấp dưỡng được quy định tại Chương VII Luật HN&GĐ 2014, theo đó có quy định nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh giữa cha mẹ và con; giữa ông bà và cháu, giữa cô dì cậu chú bác và cháu ruột; giữa vợ và chồng… Vậy thì trên cơ sở sự công nhận quan hệ vợ chồng của pháp luật đối với việc sống chung như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn trực tiếp làm phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con đồng thời gián tiếp làm phát sinh nghĩa vụ cấp giữa giữa anh chị em ruột; ông bà và cháu; cô dì chú bác cậu ruột và cháu

Trang 9

ruột trên cơ sở phát sinh những quan hệ giữa các chủ thể này Thừa kế được quy định thành một chương riêng trong Bộ luật dân sự, mà theo đó có các vấn đề có liên quan đến việc công nhận quan hệ vợ chồng như: Xác định những người thuộc hàng thừa kế; Những trường hợp được thừa kế không theo di chúc… trên

cơ sở xác định quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình trên cơ sở quan hệ vợ chồng

Thứ tư, Phát sinh trách nhiệm, nghĩa vụ của nhà nước đối với quan hệ vợ chồng được công nhận Theo quy định tại Điều 4 Luật HN&GĐ 2014 về Trách

nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình đã chỉ ra những nội

dung trách nhiệm của Nhà nước Khi Nhà nước đã công nhận quan hệ vợ chồng, nghĩa là nhà nước có trách nhiệm bảo vệ quyền và nghĩa vụ của những chủ thể này trên tư cách là chủ thể của luật Hôn nhân và Gia đình Đồng thời, nghĩa vụ cùng đi liền với quyền, Nhà nước sẽ có những yêu cầu nhất định đối với quan hệ

vợ chồng này theo quy định của pháp luật như: Phải thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về Hôn nhân và Gia đình; Tuân thủ pháp luật, chính sách của Nhà nước và xã hội về kế hoạch hóa gia đình…

II Thực trạng và kiến nghị về vấn đề nam nữ sống chung như vợ chồng

mà không đăng ký kết hôn

1 Thực trạng nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn- quan điểm khác nhau từ các chuyên gia và từ dư luận xã hội

 Thực trạng nam nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

Tình hình nam nữ chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn qua các giai đoạn khác nhau có những đặc điểm khác nhau Đối với những người nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn từ trước khi có Luật HN&GĐ 2000 là việc nam nữ sống chung như vợ chồng mặc

dù không có đăng ký kết hôn nhưng vẫn được gia đình hai bên thừa nhận, được mọi người công nhận mối quan hệ đó Theo Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP Ngày 3/1/2001 Hướng dẫn thi hành Nghị quyết số

35/2000/QH10 có chỉ ra: d Được coi nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và

Trang 10

gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây: Có tổ chức lễ cưới khi về chung sống với nhau;Việc họ về chung sống với nhau được gia đình (một bên hoặc cả hai bên) chấp nhận;Việc họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến; Họ thực sự có chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình Qua đó cho thấy việc nam nữ

sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn ở thời kỳ này không phải

là hành vi trái pháp luật, trái đạo đức mà sở dĩ không đăng ký là do chưa có quy định về đăng ký kết hôn Tuy nhiên, giai đoạn hiện nay, khi luật Hôn nhân và gia đình đã có quy định rõ về yêu cầu đăng ký kết hôn thì bản chất của việc nam

nữ sống chung mà không đăng ký kết hôn là khác hoàn toàn với giai đoạn trước Vào giai đoạn này, sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn chính

là vi phạm pháp luật và việc sống chung này thường không do gia đình hai bên đồng ý, không tổ chức lễ cưới, mọi người xung quanh không công nhận họ là vợ chồng và họ không đặt ra mục đích xây dựng gia đình khi sống chung như vậy Hiện tượng này ngày nay còn được giới trẻ gọi là “sống thử”

Tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn chủ yếu xãy ra ở giới trẻ và đa số là sinh viên, người lao động xa nhà, sống ở thành thị Hiện tượng sống chung nam nữ như vợ chồng, tổ chức sinh hoạt chung và coi nhau như vợ chồng thường diễn ra ở những khu trọ của những người ngoại tỉnh Theo thống kê của khoa xã hội học Đại học Mở TP Hồ Chí Minh, năm 2010, có khoảng 1/3 các bạn trẻ sống thử trước hôn nhân Đối với một nghiên cứu nhỏ của một trường đại học ở Hà Nội thì trong số 691 sinh viên được hỏi, có 6.5% sinh viên “sống thử” Và theo như những chia sẻ của Lan, sinh viên năm thứ 2 trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, cho biết: “Ở xóm trọ của em, gần một nửa các bạn sống thử trước hôn nhân”

Tình trạng nam nữ chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn ngày một tăng Đứng trước sự lên án của dư luận xã hội, lúc đầu, việc bất chấp quy định của pháp luật để sống chung như vợ chồng không có đăng ký kết hôn còn ít, thì càng ngày, cùng với sự phát triển của xã hội và sự tự do trong lối sống của giới trẻ, việc sống chung này ngày càng phổ biến Chung sống như vợ chồng

Ngày đăng: 22/02/2019, 13:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w