1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Huy động vốn từ tiền gửi dân cư tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thị xã quảng trị

143 124 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

Theo đối tượng huy động, bao gồm: - Huy động vốn từ dân cư: Đây là hình thức Ngân hàng huy động nguồn từ các khoản tiền nhàn rỗi của dân chúng và sau đó chuyển đến cho những người cầnvốn

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ KIM HƯNG

HUY ĐỘNG VỐN TỪ TIỀN GỬI DÂN CƯ

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THỊ XÃ QUẢNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

HUẾ, 2018

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THỊ KIM HƯNG

HUY ĐỘNG VỐN TỪ TIỀN GỬI DÂN CƯ

TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THỊ XÃ QUẢNG TRỊ

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS NGUYỄN VĂN TOÀN

HUẾ, 2018

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sựhướng dẫn khoa học của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Toàn Các nội dungnghiên cứu, kết quả trong đề tài là trung thực và chưa công bố bất kỳ dưới hình thứcnào trước đây Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá được tác giả thuthập trong quá trình nghiên cứu

Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệucủa các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Hưng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã hoàn thành đề tài:“Huy động vốn

từ tiền gửi dân cư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thị xã Quảng Trị” Trong suốt quá trình thực hiện, tôi đã nhận được sự

hướng dẫn và hỗ trợ nhiệt tình từ Quý Thầy Cô, đồng nghiệp Tôi chân thành gửi lờicảm ơn sâu sắc đến:

Tất cả các cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện, giúp đỡ cho tôi trong quátrình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô và cán bộ công chức của TrườngĐại học Kinh tế, Đại học Huế đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập

và nghiên cứu

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Phó Giáo sư, Tiến

sĩ Nguyễn Văn Toàn - Thầy trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thựchiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Pháttriển Nông thôn Việt Nam chi nhánh thị xã Quảng Trị, Ban Giám đốc Ngân hàngNông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh huyện Triệu Phong, cácPhòng chức năng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình thu thập dữ liệu choluận văn này

Cuối cùng, chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè cùng lớp, đồng nghiệpnhững người đã luôn tạo mọi điều kiện, cổ vũ và động viên tôi trong suốt thời gianthực hiện luận văn

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kim Hưng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 5

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ KIM HƯNG

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh, Niên khóa: 2016 - 2018

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN VĂN TOÀN

Tên đề tài: HUY ĐỘNG VỐN TỪ TIỀN GỬI DÂN CƯ TẠI NGÂN

HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THỊ

XÃ QUẢNG TRỊ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Agribank thị xã Quảng Trị là chi nhánh ngân hàng đóng trên địa bàn thị xãQuảng Trị, một vùng đất nhỏ hẹp, chịu nhiều hậu quả sau chiến tranh và có nềnkinh tế chậm phát triển Nguồn vốn huy động chủ yếu là tiền gửi dân cư, công táchuy động vốn qua 3 năm 2015-2017 gặp không ít khó khăn do địa bàn nhỏ hẹp, sựcạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thị phần huy động có xuhướng ngày càng bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân như lãi suất không hấp dẫn; sảnphẩm huy động đơn điệu; nguồn nhân lực làm công tác huy động thiếu kỹ năng bánhàng và chăm sóc khách hàng; cơ sở vật chất và mạng lưới huy động trên địa bànphát triển chậm, cho dù Agribank là thương hiệu có uy tín Vì vậy, nghiên cứu đềtài: “Huy động vốn từ tiền gửi dân cư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thị xã Quảng Trị” là hết sức cấp thiết.

2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn đã sử dụng các phương pháp như: phương pháp thu thập số liệu;tổng hợp và xử lý số liệu; phương pháp thống kê mô tả, so sánh, hạch toán kinh tế,Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha; Phân tích nhân tố và phân tích hồi quy

3 Kết quả nghiên cứu và đóng góp luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận vàthực tiễn về hoạt động huy động vốn từ tiền gửi dân cư của ngân hàng thương mại.Phân tích, đánh giá thực trạng công tác huy động vốn từ tiền gửi dân cư tạiAgribank thị xã Quảng Trị qua 3 năm 2015-2017 Đề xuất giải pháp tăng cường huyđộng vốn từ tiền gửi dân cư tại Agribank thị xã Quảng Trị trong thời gian tới

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC HÌNH xi

PHẦN I MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Kết cấu của đề tài 5

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6

CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TỪ TIỀN GỬI DÂN CƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6

1.1 Tổng quan về huy động vốn của Ngân hàng thương mại 6

1.1.1 Khái niệm về vốn 6

1.1.2 Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng 6

1.1.3 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại 7

1.2 Huy động vốn từ tiền gửi dân cư của Ngân hàng thương mại 11

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của huy động vốn từ tiền gửi dân cư của ngân hàng thương mại 11

1.2.2 Các hình thức huy động vốn từ tiền gửi dân cư 14

1.2.3 Nội dung huy động vốn từ tiền gửi dân cư của Ngân hàng thương mại 16

1.2.4 Chỉ tiêu đánh giá công tác huy động vốn từ tiền gửi dân cư của Ngân hàng thương mại 20

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn từ tiền gửi dân cư của Ngân hàng thương mại 23

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 7

1.3 Kinh nghiệm huy động vốn từ tiền gửi dân cư từ một số ngân hàng thương mại

trong ngoài nước và bài học rút ra đối với Agribank thị xã Quảng Trị 26

1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế 26

1.3.2 Kinh nghiệm trong nước 28

1.3.3 Bài học rút ra đối với Agribank thị xã Quảng Trị 32

CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ TIỀN GỬI DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THỊ XÃ QUẢNG TRỊ 33

2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 33

2.1.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của thị xã Quảng Trị 33

2.1.2 Giới thiệu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và chi nhánh thị xã Quảng Trị 34

2.1.3 Cơ cấu tổ chức 36

2.1.4 Tình hình lao động 37

2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh 39

2.2 Thực trạng huy động vốn từ tiền gửi dân cư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thị xã Quảng Trị 43

2.2.1.Thực trạng xây dựng cơ chế quản lý và điều hành huy động vốn từ tiền gửi dân cư 43

2.2.2 Kết quả huy động vốn từ tiền gửi dân cư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh thị xã Quảng Trị 52

2.3 Đánh giá công tác huy động vốn từ tiền gửi dân cư tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn thị xã Quảng Trị qua kết quả khảo sát 64

2.3.1 Đặc điểm mẫu khảo sát 64

2.3.2 Đánh giá của khách hàng về công tác công tác huy động vốn từ tiền gửi dân cư tại Agribank thị xã Quảng Trị 68

2.3.3 Phân tích sự khác biệt trong đánh giá giữa khách hàng và cán bộ nhân viên về huy động vốn từ tiền gửi dân cư tại Agribank thị xã Quảng Trị 72

2.3.4 Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số cronbach’s alpha 78

2.3.5 Phân tích nhân tố (EFA) 80

2.3.6 Phân tích hồi quy 81

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 8

2.4 Đánh giá chung về huy động vốn từ tiền gửi dân cư tại Ngân hàng Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thị xã Quảng Trị 86

2.4.1 Những kết quả đạt được 86

2.4.2 Những tồn tại, hạn chế 87

2.4.3 Nguyên nhân hạn chế 88

CHƯƠNG 3.GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HUY ĐỘNG VỐN TỪ TIỀN GỬI DÂN CƯ TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THỊ XÃ QUẢNG TRỊ 89

3.1 Định hướng công tác huy động vốn từ tiền gửi dân cư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thị xã Quảng Trị 89

3.2 Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn từ dân cư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh thị xã Quảng Trị 90

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện cơ chế điều hành hoạt động huy động vốn từ tiền gửi dân cư 90

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện chính sách khách hàng và marketing 94

3.2.3 Giải pháp hoàn thiện kênh phân phối 96

3.2.4 Giải pháp bổ trợ thúc đẩy hoạt động huy động vốn từ tiền gửi dân cư 96

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 99

1 Kết luận 99

2 Kiến nghị 100

2.1 Đối với Nhà nước, Chính phủ 100

2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN

NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1+2

BẢN GIẢI TRÌNH

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 9

NHTM : Ngân hàng thương mại

NHTW : Ngân hàng Trung ương

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tình hình lao động tại Agribank thị xã Quảng Trị qua 3 năm 2015

-2017 38Bảng 2.2 Tình hình dư nợ tín dụng tại Agribank thị xã Quảng Trị qua 3 năm

2015 - 2017 39Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank thị xã Quảng Trị qua 3

năm 2015 - 2017 41Bảng 2.4 Nhân lực phục vụ hoạt động huy động vốn Agribank thị xã Quảng Trị

qua 3 năm 2015-2017 45Bảng 2.5 Trần lãi suất huy động bình quân đối với các kỳ hạn tại Agribank thị

xã Quảng Trị qua 3 năm 2015-2017 47Bảng 2.6 Kết quả phát triển mạng lưới giao dịch tự động tại Agribank thị xã

Quảng Trị qua 3 năm 2015-2017 49Bảng 2.7 Tình hình triển khai tặng quà khách hàng trong huy động vốn tại

Agribank thị xã Quảng Trị qua 3 năm 2015-2017 50Bảng 2.8 Hoạt động quảng bá và hỗ trợ khách hàng trong huy động vốn tại

Agribank thị xã Quảng Trị qua 3 năm 2015-2017 51Bảng 2.9 Tình hình kiểm tra đánh giá quá trình huy động vốn từ tiền gửi dân cư

tại Agribank thị xã Quảng Trị qua 3 năm 2015-2017 52Bảng 2.10 Cơ cấu nguồn vốn tại Agribank thị xã Quảng Trị qua 3 năm 2015-

2017 53Bảng 2.11 Cơ cấu nguồn vốn huy động vốn từ tiền gửi dân cư theo kỳ hạn tại

Agribank thị xã Quảng Trị qua 3 năm 2015-2017 54Bảng 2.12 Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm từ dân cư theo kỳ hạn tại Agribank thị xã

Quảng Trị qua 3 năm 2015-2017 56Bảng 2.13 Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm từ dân cư theo sản phẩm huy động tại

Agribank thị xã Quảng Trị qua 3 năm 2015-2017 57Bảng 2.14 Cơ cấu nguồn tiết kiệm gửi góp tại Agribank thị xã Quảng Trị qua 3

năm 2015-2017 58

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 11

Bảng 2.15 Cơ cấu nguồn tiền gửi dân cư theo lãi suất huy động tại Agribank thị

xã Quảng Trị qua 3 năm 2015-2017 59

Bảng 2.16 Thị phần huy động vốn từ tiền gửi dân cư tại Agribank thị xã Quảng Trị qua 3 năm 2015-2017 60

Bảng 2.17 Chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra của Agribank thị xã Quảng Trị so với hệ thống Agribank tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2015-2017 62

Bảng 2.18 Chi phí huy động vốn/quy mô huy động vốn tiền gửi dân cư tại Agribank thị xã Quảng Trị qua 3 năm 2015-2017 62

Bảng 2.19 Tình hình thực hiện huy động vốn từ tiền gửi dân cư so kế hoạch tại Agribank thị xã Quảng Trị qua 3 năm 2015-2017 63

Bảng 2.20 Năng suất huy động tại Agribank thị xã Quảng Trị qua 3 năm 2015-2017 64

Bảng 2.21 Quy và đặc điểm mẫu khảo sát khách hàng 65

Bảng 2.22 Đặc điểm mẫu là cán bộ ngân hàng 67

Bảng 2.23 Kết quả kiểm định One sample t-test đánh giá về lãi suất và phí 68

Bảng 2.24 Kết quả kiểm định One sample t-test đánh giá về yếu tố sản phẩm 69

Bảng 2.25 Kết quả kiểm định One sample t-test đánh giá về đội ngũ nhân viên.70 Bảng 2.26 Kết quả kiểm định One sample t-test đánh giá về cơ sở vật chất 71

Bảng 2.27 Kết quả kiểm định One sample t-test đánh giá về yếu tố mạng lưới giao dịch 71

Bảng 2.28 Kết quả kiểm định One sample t-test đánh giá về yếu tố thương hiệu và uy tín 72

Bảng 2.29 Kết quả kiểm định Independent sample t-test khác biệt khi đánh giá về yếu tố lãi suất và phí 73

Bảng 2.30 Kết quả kiểm định Independent sample t-test khác biệt khi đánh giá về yếu tố sản phẩm 74

Bảng 2.31 Kết quả kiểm định Independent sample t-test khác biệt khi đánh giá về yếu tố đội ngũ nhân viên 75

Bảng 2.32 Kết quả kiểm định Independent sample t-test khác biệt khi đánh giá về yếu tố cơ sở vật chất 76

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 12

Bảng 2.33 Kết quả kiểm định Independent sample t-test khác biệt khi đánh giá về

yếu tố mạng lưới giao dịch 77

Bảng 2.34 Kết quả kiểm định Independent sample t-test khác biệt khi đánh giá về yếu tố thương hiệu và uy tín 78

Bảng 2.35 Kết quả kiểm định độ tin cậy của các thang đo cronbach’s alpha 79

Bảng 2.36 Kiểm định KMO and Bartlett's Test 80

Bảng 2.37 Kết quả phân tích nhân tố 81

Bảng 2.38 Kiểm định mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc 82

Bảng 2.39 Mô hình tóm tắt sử dụng phương pháp Enter 83

Bảng 2.40 Kiểm định về sự phù hợp của mô hình hồi quy 83

Bảng 2.41 Kết quả phân tích hồi quy 84

Bảng 3.1 Quy định lãi suất được hưởng tương ứng với thời gian gửi 91

Bảng 3.2 Mức khuyến khích tiền gửi 92

Bảng 3.3 Quy định các bậc lãi suất cố định 93

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 13

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Agribank thị xã Quảng Trị 36Hình 2.2 Tổ chức bộ máy huy động tại Agribank thị xã Quảng Trị 45

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 14

PHẦN I MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn, vốn là nguồnlực quan trọng, là chìa khóa, tiền đề , điều kiện cho mọi hoạt động phát triển và điềunày càng đặc biệt hơn với loại hình ngân hàng thương mại Thực tế trong nền kinh

tế có rất nhiều phương thức cung cấp vốn, đáp ứng nhu cầu về vốn, tuy nhiên khôngthể phủ nhận được vai trò quan trọng của nguồn vốn ngân hàng Nguồn vốn ngânhàng không chỉ có vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng mà còn có tácđộng to lớn tới toàn bộ nền kinh tế Một doanh nghiệp muốn đầu tư phát triển khôngchỉ sử dụng nguồn vốn tự có của mình mà còn cần đến vốn từ bên ngoài và ngânhàng cũng không phải là ngoại lệ Tuy nhiên khác với doanh nghiệp, tỷ lệ vốn tự cótrong ngân hàng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn, do vậy nguồn vốnhuy động được từ bên ngoài luôn là một chỉ tiêu để đánh giá năng lực thanh toán,cạnh tranh và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thương trường Khả năng vốn lớncòn giúp Ngân hàng chủ động mở rộng quan hệ tín dụng cho các thành phần kinh tếtrên cả hai góc độ là quy mô tín dụng và thời hạn cho vay

Là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam, trongnhững năm qua thị phần huy động vốn của Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triểnnông thôn (Agribank) Việt Nam đã chiếm ưu thế tương đối trong hệ thống các ngânhàng Việt Nam, đóng góp lớn vào quá trình huy động vốn phục vụ sự phát triểnkinh tế xã hội nuớc ta Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh hiện nay khi các chinhánh ngân hàng xuất hiện ngày càng nhiều, lạm phát gia tăng, nhiều yếu tố và kinh

tế - xã hội tác động bất lợi cho hoạt động của ngân hàng, nguồn vốn nhàn rỗi củadân chúng, của các tổ chức ngày càng bị phân tán qua nhiều kênh huy động khácnhau như đầu tư vào chứng khoán, bất động sản, dự trữ vàng và ngoại tệ khiếncho công tác huy động vốn, đặc biệt là huy động từ tiền gửi dân cư của Agribanktrong những năm tới sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức Do đó, phát triển cáchình thức mới và hoàn thiện các hình thức huy động vốn hiện có của Agribank làhết sức cần thiết, để đảm bảo đầu ra, tăng lợi nhuận, đáp ứng nhu cầu thanh khoảncho Ngân hàng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 15

Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thị xã Quảng Trị(Agribank thị xã Quảng Trị) là chi nhánh ngân hàng đóng trên địa bàn thị xã QuảngTrị, một vùng đất nhỏ hẹp, chịu nhiều hậu quả sau chiến tranh và có nền kinh tếchậm phát triển, chính các yếu tố này đã ảnh hưởng rất lớn đến hạt độngcủaAgribank Thị xã Quảng Trị, đặc biệt là công tác huy động vốn Nguồn vốn huyđộng chủ yếu của Agribank Thị xã Quảng Trị là tiền gửi dân cư( luôn chiếm tỷtrọng trên 85% tổng nguồn vốn), tuy nhiên công tác huy động vốn từ dân cư qua 3năm 2015-2017 gặp không ít khó khăn do địa bàn nhỏ hẹp, có nhiều tổ chức tíndụng hoạt động với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt Thị phần huy động có xuhướng ngày càng bị thu hẹp và tốc độ trưởng có xu hướng giảm do nhiều nguyênnhân khách quan lẫn chủ quan có thể kể đến như lãi suất không hấp dẫn, thiếu linhhoạt; sản phẩm huy động đơn điệu; nguồn nhân lực làm công tác huy động thiếu kỹnăng bán hàng và chăm sóc khách hàng; cơ sở vật chất và mạng lưới huy động trênđịa bàn phát triển chậm, cho dù Agribank là thương hiệu có uy tín Do đó, vấn đềhuy động vốn luôn được Ban giám đốc Agribank thị xã Quảng Trị đặt lên hàng đầu.

Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Huy động vốn từ tiền gửi dân cư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thị xã Quảng Trị”

được chọn làm luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng huy động vốn từ tiền gửi dân cư tạiAgribank thị xã Quảng Trị qua 3 năm 2015-2017, đề xuất giải pháp tăng cường huyđộng vốn từ tiền gửi dân cư tại Agribank thị xã Quảng Trị trong thời gian tới

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động huy động vốn

từ tiền gửi dân cư của ngân hàng thương mại

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác huy động vốn từ tiền gửi dân cư tạiAgribank thị xã Quảng Trị qua 3 năm 2015-2017

- Đề xuất giải pháp tăng cường huy động vốn từ tiền gửi dân cư tại Agribankthị xã Quảng Trị trong thời gian tới

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 16

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về huyđộng vốn từ tiền gửi dân cư tại Agribank thị xã Quảng Trị

Đối tượng khảo sát: Là cán bộ nhân viên và khách hàng giao dịch tiền gửi tạiAgribank thị xã Quảng Trị

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài triển khai tại Agribank thị xã Quảng Trị.

- Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng qua 3 năm 2015-2017, các giải

pháp được đề xuất áp dụng cho những năm tiếp theo Số liệu khảo sát được điều tratrong khoảng thời gian từ tháng 1 đến 3 năm 2018

- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác huy động vốn từ tiền gửi

dân cư tại Agribank thị xã Quảng Trị qua 3 năm 2015-2017

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập số liệu

- Đối với số liệu thứ cấp:

Được thu thập từ báo cáo tổng kết tại Agribank thị xã Quảng Trị qua 3 năm2015-2017; phương hướng hoạt động năm tiếp theo Các văn bản, tài liệu về huyđộng vốn của Agribank Việt Nam và của Agribank Quảng Trị Các nguồn tài liệuđược thu thập từ sách, báo, tạp chí, các tài liệu đã công bố trên các phương tiệnthông tin đại chúng, internet và từ Ngân hàng Nhà nước để định hướng

- Đối với số liệu sơ cấp

Được thu thập dựa trên phương pháp điều tra bằng bảng hỏi được thiết kếsẵn Tác giả tiến hành điều tra đối với hai nhóm đối tượng là khách hàng có giaodịch tiền gửi và cán bộ nhân viên tại Agribank thị xã Quảng Trị

cơ sở vật chất và mạng lưới huy động và thương hiệu và uy tín ngân hàng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 17

Về cỡ mẫu, theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu trước[1], như theoHair

và cộng sự 1988 nếu sử dụng phương pháp định lượng thì kích thước mẫu tối thiểuphải từ 100 đến 150 Theo Hair và Bollen (1989) thì kích thước mẫu tối thiểu là 5mẫu cho 1 tham số ước lượng Ngoài ra, theo Tabachnick & Fidell (1991), để phântích hồi quy đa biến đạt được kết quả tốt nhất, thì kích cỡ mẫu phải thỏa mãn côngthức n ≥ 8m + 50 Trong đó: n là kích cỡ mẫu; m là số biến độc lập của mô hình

Căn cứ vào các phương pháp chọn mẫu được tham khảo kể trên, kết hợp vớithực tiễn của nghiên cứu (với thang đo đánh giá công tác huy động vốn mà đề tài sửdụng, có 6 nhân tố trong mô hình với 23 biến), nên số lượng mẫu tối thiểu theo từngcách chọn mẫu kể trên là: 5*23 = 115 quan sát và n ≥ 8*6 + 50 = 98 quan sát Đểđảm bảo tính đại diện cao hơn của mẫu cho tổng thể, nghiên cứu lựa chọn cỡ mẫu là

200 quan sát và dự phòng trong trường hợp khách hàng không trả lời

+ Đối với bảng hỏi dành cho cán bộ nhân viên tại Agribank thị xã Quảng Trị,mục đích nhằm thu thập ý kiến đánh giá của họ về tình hình triển khai hoạt độnghuy động vốn tại ngân hàng hiện nay Tổng số phiếu điều tra là 35 phiếu Việc giớihạn số lượng mẫu xuất phát từ thực tế, số lượng cán bộ nhân viên làm công tác huyđộng vốn tại chi nhánh là tương đối hạn chế

* Phương pháp chọn mẫu: Mẫu được chọn ngẫu nhiên từ khách hàng giao

dịch tiền gửi tại Agribank thị xã Quảng Trị (trong chương trình quản lý kháchhàng) và danh sách cán bộ nhân viên làm công tác huy động vốn

Thời gian điều tra: Từ 20/1/2018 đến 20/3/2018

4.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

Luận văn sử dụng các phương pháp sau để tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu:

- Thống kê mô tả: Nghiên cứu này sử dụng thống kê tần số và thống kê mô tả

để tính toán và phân tích các chỉ tiêu đánh giá bằng phần mềm SPSS;

- Phương pháp phân tổ: Nghiên cứu này sử dụng các chỉ tiêu, tiêu thức để chia

chỉ tiêu nghiên cứu thành các tổ khác nhau nhằm so sánh, đánh giá và phân tích

- Phương pháp phân tích so sánh: Để thấy rõ sự biến động của các chỉ tiêu

đánh giá qua các năm, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích so sánh tính biếnđộng của các chỉ tiêu giữa các thời kỳ về mặt tuyệt đối (±) và tương đối (%)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 18

- Phương pháp hạch toán kinh tế: Nghiên cứu này sử dụng để tính toán

doanh số, chi phí, doanh thu, tính toán lãi lỗ, lợi nhuận của Chi nhánh

- Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha: Phương pháp

này cho phép loại bỏ các biến không phù hợp, hạn chế các biến rác trong quá trìnhnghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA): Được sử dụng nhằm thu nhỏ và tóm tắt

các dữ liệu, phương pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp cần thiết chovấn đề nghiên cứu và được sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau.Giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại với nhau được xem xét và trình bày dướidạng một ít nhân tố cơ bản

- Phân tích hồi quy: Được sử dụng để mô hình hoá mối quan hệ nhân quả

giữa các biến, trong đó một biến gọi là biến phụ thuộc (đánh giá chung về công táchuy động vốn) và các biến kia là các biến độc lập

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo Luậnvăn được kết cấu gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động vốn tiền gửi dân cư tại ngân hàng thương mại;

Chương 2 Thực trạng huy động vốn từ tiền gửi dân cư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thị xã Quảng Trị;

Chương 3 Giải pháp tăng cường huy động vốn từ tiền gửi dân cư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thị xã Quảng Trị.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 19

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HUY ĐỘNG VỐN

TỪ TIỀN GỬI DÂN CƯ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Tổng quan về huy động vốn của Ngân hàng thương mại

đã thực hiện vai trò tập trung và phân phối lại vốn dưới hình thức tiền tệ, tăng nhanhquá trình luân chuyển vốn, phục vụ kích thích mọi hoạt động kinh tế phát triển

Nghiệp vụ tạo nên nguồn vốn là hoạt động của NHTM gọi là nghiệp vụ nợ,

vì những khoản mục nguồn vốn do nghiệp vụ này tạo nên khi thể hiện trên bảngtổng kết tài sản của NHTM sẽ nằm trên khoản mục “Tài sản nợ” Thuật ngữ “Tàisản nợ” phản ánh rằng đó là tài sản của người khác mà các NHTM vay, theo ngônngữ thị trường “Tài sản nợ” diễn tả những khoản mà NHTM mắc nợ thị trường,nghĩa là nó bao gồm những khoản mà nhân dân gửi vào (ký thác) cho “Nó”, hay nó

đi vay các đối tượng trong nền kinh tế như NHTW, các ngân hàng hay tổ chức kinh

tế khác, chính phủ nước ngoài, các doanh nghiệp, nhân dân…[3]

1.1.2 Vai trò của vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng

- Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh Trong nền

kinh tế thị trường bất kỳ doanh nghiệp nào muốn sản xuất kinh doanh cũng cần cóvốn, vốn quyết định đến khả năng kinh doanh của doanh nghiệp Đối với NHTMvốn là đói tượng kinh doanh chủ yếu, vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạtđộng kinh doanh Nếu thiếu vốn NHTM không thể thực hiện các hoạt động kinhdoanh Vì thế những ngân hàng có vốn lớn sẽ có thế mạnh trong kinh doanh.Vốn làđiểm xuất phát đầu tiên trong hoạt động kinh doanh của NHTM.[4]

- Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và hoạt động khác của NHTM

Ngoài vai trò là cơ sở để ngân hàng tổ chức các hoạt động kinh doanh, vốn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 20

còn quyết định đến việc mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng tín dụng và các hoạt độngkhác của NHTM Vốn tự có của ngân hàng ngoài việc sử dụng để mua sắm TSCĐ,trang thiết bị, góp vốn liên doanh…Vốn tự có của ngân hàng là căn cứ để giới hạn cáchoạt động kinh doanh tiền tệ bao gồm cả hoạt động tín dụng Việc quy định tỷ lệ chovay, tỷ lệ huy động vốn trên vốn tự có của NHTƯ thể hiện vai trò quản lý, điều tiết thịtrường của nhà nước, để đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng và đảm bảo quyền và lợiích hợp pháp của người gửi tiền.

- Vốn quyết định khả năng thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng trên thị trường Một NHTM có thể thu hút được đông đảo khách hàng đến gửi tiền và sử

dụng các dịch vụ của ngân hàng đó khi ngân hàng đó có uy tín trên thị trường Uytín của ngân hàng trước hết thể hiện ở khả năng sẵn sàng thanh toán cho khách hàngkhi họ yêu cầu Khả năng thanh toán của ngân hàng thông thường tỷ lệ thuận vớikhối lượng vốn mà ngân hàng đó có Nếu có lớn vốn năng lực thanh toán của ngânhàng được nâng cao, do đó uy tín của ngân hàng được nâng cao từ đó sẽ thu hútđược nhiều khách hàng và nâng cao được vị thế của ngân hàng trên thị trường

- Vốn là một trong những yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của ngân hàng Với mỗi ngân hàng quy mô, trình độ công nghệ hiện đại là tiền đề để

thu hút vốn Đồng thời khả năng về vốn lớn là cơ sở để ngân hàng mở rộng khốilượng tín dụng và có thể quyết định cả mức lãi suất cho vay Do đó có tiềm lực vềvốn lớn ngân hàng có thể giảm mức lãi suất cho vay từ đó tạo cho ngân hàng ưu thếtrong cạnh tranh, và giúp ngân hàng có tiềm lực trong việc mở rộng các hình thứcliên doanh, liên kết, cho thuê, mua bán nợ, kinh doanh chứng khoán

1.1.3 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại

Quá trình huy động vốn của các NHTM đều giống nhau về bản chất, nhưngtuỳ theo tiêu thức lựa chọn để phân loại hình thức huy động vốn của NHTM thì có

sự khác nhau Dưới đây là các hình thức huy động vốn của NHTM:

a Phân loại theo thời gian, bao gồm:

- Huy động vốn ngắn hạn: Là hình thức huy động vốn với thời gian từ 12

tháng trở xuống Được hình thành chủ yếu từ tiền gửi thanh toán của các tổ chứckinh tế, tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn của dân cư, tiền thu từ việc phát hành kỳ phiếungân hàng… Vì thời gian huy động ngắn nên độ rủi ro trong hình thức huy độngnày cao hơn so với các hình thức huy động dài hạn Vì vậy, lãi suất huy động ngắnhạn bao giờ cũng thấp hơn lãi suất huy động trung và dài hạn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 21

- Huy động trung hạn: Đây là hình thức huy động vốn qua phát hành các công

cụ nợ trung hạn trên thị trường vốn hoặc nhận tiền gửi trung hạn (từ 1 đến 5 năm).Loại huy động này ngân hàng có thể sử dụng tương đối dài và thuận tiện Vì thời hạn

ổn định hơn nguồn ngắn hạn nên độ rủi ro của hình thức này thấp hơn hình thức huyđộng ngắn hạn nên lãi suất huy động nguồn vốn này thường cao hơn nguồn ngắn hạn

+ Huy động dài hạn: Đây là hoạt động huy động vốn dài hạn của ngân hàng

trên thị trường vốn, với nguồn huy động này ngân hàng có thể sử dụng dễ dàng, cótính ổn định cao (từ 5 năm trở lên) Nguồn cung cho hình thức huy động vốn nàynhỏ hơn nhiều lần so với hình thức huy động kỳ hạn ngắn và nó chủ yếu có được dophát hành trái phiếu ngân hàng, vốn uỷ thác Ngoài ra, tiền gửi tiết kiệm dài hạnthông thường, tiết kiệm hưu trí, tiết kiệm chi tiêu trong tương lai của dân cư cũngđóng góp một tỷ lệ không nhỏ, lãi suất mà ngân hàng phải trả cũng rất cao.[4]

Ở nước ta, vốn huy động trong thời hạn dưới 1 năm đuợc gọi là vốn ngắnhạn, từ 1 năm đến dưới 3 năm gọi là vốn trung hạn và từ 3 năm trở lên được gọi làvốn dài hạn Mặc dù NHTM có thể sử dụng một phần vốn ngắn hạn để cho vay đốivới các kỳ hạn dài hơn nhưng điều này dễ đẩy ngân hàng đến tình trạng mất khảnăng thanh toán Do vậy, các món cho vay của NHTM nên được tài trợ từ cácnguồn vốn huy động có kỳ hạn tương ứng hoặc dài hơn một chút Cách làm này làmgiảm rủi ro thanh khoản đối với ngân hàng

b Theo đối tượng huy động, bao gồm:

- Huy động vốn từ dân cư: Đây là hình thức Ngân hàng huy động nguồn từ

các khoản tiền nhàn rỗi của dân chúng và sau đó chuyển đến cho những người cầnvốn để mở rộng đầu tư, kinh doanh Nguồn huy động từ dân cư thường khá ổn định.Song có đặc điểm thường là những khoản nhỏ lẻ, nằm phân tán trong dân cư do vậychi phí cho nguồn huy động này thường chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phíhuy động của các NHTM đồng thời để huy động được nguồn này thì các NHTMcũng, cần phải nắm bắt được tâm lý, cũng như tập quán của đối tượng này

- Huy động vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội: Để tiết kiệm thời

gian và chi phí trong thanh toán, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ hầu hết đều có tàikhoản trong Ngân hàng Các doanh nghiệp khi bán được hàng đều gửi tiền vàoNgân hàng và rút ra khi cần Chu kỳ rút tiền của các doanh nghiệp và các tổ chức xãhội không giống nhau Vì vậy, Ngân hàng luôn có trong tay một khoản tiền lớn cóthể sử dụng một cách tương đối thuận lợi Tuy nhiên, độ lớn khoản tiền này phụ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 22

thuộc nhiều vào các dịch vụ, các tiện ích mà Ngân hàng mang lại khi khách hàng sửdụng các dịch vụ Điều này khiến cho việc huy động vốn từ các doanh nghiệp vàcác tổ chức xã hội gắn liền với việc mở rộng, cải tiến các dịch vụ Ngân hàng.

+ Huy động vốn từ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác: Trong quá

trình hoạt động, các ngân hàng thường có các khoản tiền gửi lẫn nhau để thuận tiệntrong giao dịch, thanh toán… Ngoài ra, việc vay lẫn nhau giữa các ngân hàng cũnglàm tăng nguồn vốn huy động.Điều này tuy không thường xuyên song là cần thiếttrong hoạt động kinh doanh của NHTM Khi xuất hiện việc thiếu hụt dự trữ hay khảnăng thanh toán bị đe doạ….Các NHTM có thể vay lẫn nhau Quá trình tăng vốnhuy động này có thể được thực hiện ở trên thị trường nội tệ hay ngoại tệ

+ Huy động vốn từ NHTW: Trong số những người cho ngân hàng vay có một

chủ thể đặc biệt: đó là NHTW, NHTW đóng vai trò là người cho vay cuối cùng đểcứu cho các NHTM khỏi các trục trặc xảy ra Huy động vốn từ các tổ chức NHTM vàcác tổ chức tín dụng khác tuy dễ dàng nhưng số lượng thường không nhiều và chi phíhuy động thường cao hơn Do vậy, hình thức này được sử dụng không nhiều

c Phân loại theo bản chất các nghiệp vụ huy động vốn, bao gồm:

 Huy động vốn qua nghiệp vụ nhận tiền gửi

Huy động tiền gửi không kỳ hạn: Mục đích của các khoản tiền gửi này không

phải là để lấy lãi mà chủ yếu dùng để thanh toán Khách hàng gửi tiền phần lớn lànhững tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân làm ăn buôn bán phải thanh toántiền hàng hoá, dịch vụ liên tục Người gửi tiền có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào hoặc

để trả cho người thứ ba.Hình thức rút có thể là tiền mặt hay lấy qua hình thức thanhtoán bằng séc Đặc biệt người gửi tiền không cần trực tiếp đến NHTM lấy mà có thểrút tiền thông qua các máy ATM Ngân hàng thường bảo quản loại tiền gửi này trênhai tài khoản: Tài khoản thanh toán và tài khoản vãng lai

Huy động tiền gửi có kỳ hạn: Là các khoản tiền gửi cuả các tổ chức kinh tế, cá

nhân gửi vào ngân hàng và rút ra sau một thời gian nhất định Khoản này thường gắnliền với các tổ chức kinh tế có chu kỳ kinh doanh gần như xác định, thời gian thanhtoán tiền ổn định, ít có sự biến động Phần tiền gửi này ngân hàng sử dụng dễ dàng nênmức lãi suất mà ngân hàng phải trả cũng cao hơn.Người gửi tiền ngoài mục đích sửdụng các dịch vụ ngân hàng còn có mục đích kiếm lời Do đó, sự thay đổi lãi suất sẽ cótác động rất nhanh và rõ nét đối với nguồn vốn huy động này của ngân hàng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 23

Ở Việt Nam, hình thức tiền gửi có kỳ hạn bằng các chứng chỉ tiền gửi (màchúng ta vẫn gọi là kỳ phiếu ngân hàng có mục đích) với các thời hạn 3 tháng, 6tháng, 9 tháng, 1 năm, 3 năm ngày càng phổ biến, đã và đang phát huy vai trò hayviệc tạo vốn cho các ngân hàng.[5]

Huy động tiền gửi tiết kiệm: Tiền gửi tiết kiệm bao gồm các loại sau: Loại

không kỳ hạn, loại có kỳ hạn, loại có kỳ hạn dài

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Thực chất đây là khoản tiền gửi tiết kiệmthông thường Đối với khoản tiền này, chủ tài khoản có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào

mà không phải báo trước Đối với ngân hàng số dư tài khoản này thường không lớn,khác với các loại tiền gửi giao dịch ở chỗ là số dư này ít biến động Vì vậy, đối vớiloại tiền gửi này, các NHTM thường phải trả lãi cao hơn so với tiền gửi thanh toán

Đó là điều kiện để các NHTM có thể dễ dàng huy động số vốn này

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Đây là loại hình gửi tiết kiệm trong đó kháchhàng đã gửi tiền vào tài khoản thì họ sẽ không được rút ra (cả gốc và lãi) trừ khi đãhết hạn gửi tiền Để tăng sức cạnh tranh trong thu hút tiền gửi, một số NHTM vẫncho phép khách hàng rút tiền trước hạn

- Tiền gửi tiết kiệm dài hạn: So với các loại hình tiết kiệm khác, đối với tàikhoản này, bất kỳ lúc nào chủ tài khoản cũng có thể gửi tiền vào tài khoản với sốlượng không hạn chế, nhưng chỉ được rút ra khi đến hạn Đây là loại hình tiết kiệm

mà ngân hàng cần tận dụng nhằm tạo các nguồn vốn có tính ổn định cao phục vụcho hoạt động cấp tín dụng dài hạn của mình

 Tạo vốn qua phát hành các công cụ nợ trên thị trường tài chính

Trong quá trình hoạt động, ở những thời điểm nhất định, ngân hàng thấy cầnphải huy động thêm vốn trước những cơ hội kinh doanh đầy hấp dẫn.Điều đó cónghĩa là nghiệp vụ huy động vốn huy động vốn ở thế chủ động, là có đầu ra mớitính đầu vào Ngân hàng xác định rõ quy mô vốn huy động, loại tiền huy động vàđưa ra các mức chi phí hợp lý làm cho việc tạo vốn của NHTM thành công nhanhchóng Để vay trên thị trường, ngân hàng có thể phát hành kỳ phiếu và trái phiếu

 Huy động vốn bằng nghiệp vụ vay nợ trên thị trường tài chính

Các NHTM nhận tiền gửi chủ yếu là để cho vay Tuy nhiên, trong nhiềutrường hợp như: để không đánh mất cơ hội kinh doanh, để đảm bảo khả năng thanhtoán, để bù đắp thiếu hụt tạm thời của dự trữ bắt buộc… NHTM sẽ thực hiện hoạt

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 24

động huy động thông qua nghiệp vụ đi vay NHTM thường vay vốn từ các NHTM vàcác TCTD khác trên thị trường liên ngân hàng NHTW cũng là một đối tượng đểNHTM vay vốn nhưng NHTW luôn đóng vai trò là người cho vay cuối cùng đối vớicác NHTM, nghĩa là NHTW sẽ cho NHTM vay khi NHTM không thể huy động vốn

từ các kênh khác được nữa

 Huy động vốn qua nghiệp vụ uỷ thác

NHTM thực hiện các nghiệp vụ uỷ thác như: uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư,

uỷ thác thu hộ… Theo đó, ngân hàng thực hiện các hoạt động cho vay, đầu tư, giảingân cho khách hàng của mình bằng nguồn vốn của họ ngân hàn cũng thực hiệnnghiệp vụ uỷ thác, bên cạnh lợi ích thu được từ việc thu phí dịch vụ, ngân hàng cònđược nắm giữ vốn uỷ thác cuả khách hàng và có thể sử dụng nguồn vốn không trảlãi này trong những khoảng thời gian nhất định Các ngân hàn thường nhận được sự

uỷ thác cho vay, ủy thác giải ngân của các khách hàng lớn như chính phủ, các tổchức kinh tế lớn, các tổ chức và chính phủ nước ngoài… Do vậy, vốn uỷ thácthường có quy mô lớn Vốn ủy thác là một nguồn vốn chi phí thấp, quy mô lớn vàviệc sử dụng nó thường nằm trong kế hoạch nên giúp ngân hàn chủ động trong sửdụng Do vậy, các NHTM luôn cố gắng thu hút nguồn vốn này

d Phân loại theo loại tiền huy động:

Theo tiêu thức phân loại này, huy động vốn chia làm 2 loại: Huy động vốnbằng đồng bản tệ (nội tệ); Huy động vốn bằng đồng (ngoại tệ) Ở Việt Nam hiệnnay, USD và EUR là những đồng ngoại tệ chủ yếu được NHTM có tổ chức huyđộng và nó đã trở thành một nguồn vốn quan trọng, chiếm một tỷ trọng không nhỏtrong tổng nguồn vốn huy động của NHTM

1.2 Huy động vốn từ tiền gửi dân cư của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của huy động vốn từ tiền gửi dân cư của ngân hàng thương mại

1.2.1.1 Khái niệm huy động vốn từ tiền gửi dân cư

Dân cư được xem là đối tượng huy động vốn của NHTM là đối tượng cónhững “nguồn tài chính” tạm thời “nhàn rỗi” và NHTM với vai trò trung gian tàichính.Trong công tác huy động vốn cho nền kinh tế thì huy động vốn dân cư là mộtkênh huy động vốn rất quan trọng, là nền tảng vốn vững chắc, mặt khác nó có tácdụng phát huy nọi lực kinh tế Vốn huy động trong dân cư thường chiếm tỷ trọng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 25

lớn trong tổng nguồn vốn tự huy động ,góp phần vào việc kinh doanh có hiệu quả

và góp phần tăng tổng tài sản của Ngân hàng

Dân cư có thu nhập và có tích luỹ, nhưng một bộ phận không nhỏ lại không

có điều kiện hoặc khả năng trực tiếp đầu tư vào sản xuất, kinh doanh Nhu cầu sinhlợi đã khiến cho bộ phận này tiến hành đầu tư gián tiếp thông qua việc gửi tiền vàongân hàng, uỷ thác vốn cho ngân hàng nắm giữ các chứng khoán, mua bảo hiểm

Lý do khác khiến người dân gửi tiền vào ngân hàng là do nhu cầu đảm bảo an toàncho tiền vốn của họ hoặc giúp họ thực hiện các chương trình tiết kiệm cho tương lai,những tiện ích mà các sản phẩm của ngân hàng mang lại.[5]

Từ đó có thể thấy rằng, vốn huy động là nhân tố “đầu vào” có tính quyết

định đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM, điều đó cũng có nghĩa là hoạtđộng huy động vốn sẽ có ảnh hưởng có tính quyết định đến các hoạt động kinhdoanh của NHTM Hơn nữa, khác với các tổ chức khác, với tư cách của một trunggian trên thị trường tài chính, các NHTM chỉ huy động vốn bằng tiền nhằm phục vụcho các hoạt động kinh doanh trên thị trường tài chính là chủ yếu

Vậy huy động vốn là gì? Hiện nay, quan niệm về huy động vốn có thể đượctiếp cận từ các góc độ khác nhau Nếu nhìn từ góc độ quản lý, huy động vốn trongcác NHTM là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm soát hoạtđộng huy động vốn nhằm đạt mục tiêu đề ra Ở góc độ nghiệp vụ, có thể hiểu, huyđộng vốn của NHTM là việc NHTM thông qua các phương pháp khác nhau, bằngviệc sử dụng các công cụ khác nhau để huy động vốn tiền tệ trong nền kinh tế

Từ những phân tích trên có thể hiểu, huy động vốn của NHTM là việc NHTMthông qua công tác lập kế hoạch, lựa chọn sử dụng các phương thức và các công cụkhác nhau để tập trung các nguồn tiền tệ trong nền kinh tế cũng như việc tổ chức chỉđạo thực hiện và kiểm soát công tác huy động vốn nhằm đạt được mục tiêu đặt ra

1.2.1.2 Đặc điểm huy động vốn từ tiền gửi dân cư

Trước hết đây là nguồn có quy mô lớn trong tổng nguồn vốn huy động củaNHTM Đặc điểm này là do bản chất của những khoản huy động từ dân cư chính lànhững khoản nhàn rỗi tạm thời trong xã hội và được người dân tích trữ lại như mộtkhoản tiết kiệm để phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong tương lai Vì dân cư là đốitượng đông nhất trong nền kinh tế do đó về tổng thể thì tập trung nguồn vốn này sẽtạo ra một nguồn vốn có quy mô lớn cho các NHTM Đối với ngân hàng thì đó là

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 26

những nguồn mà ngân hàng tổ chức huy động từ dân cư để đuợc từ tái đầu tư sinhlời thông qua ngân hàng Vì vậy, chi phí huy động của vốn huy đồng từ dân cư sẽ

có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí huy động chung của tổng nguồn vốn huy động và

là một trong những chỉ tiêu quan trọng để NHTM quyết định lãi suất cho vay

Vốn dân cư lại là nguồn ổn định nhất, là cơ sở để NHTM quyết định tỷ lệ dự trữ

và tỷ lệ cho vay Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác, của các tổ chức kinh tế xãhội thường không ổn định do sự chuyển động liên tục của dòng tiền trong nền kinh tế;còn vốn chủ sở hữu có chi phí huy động rất lớn nên không cho hiệu quả cao khi chovay Trong khi đó, vốn huy động từ dân cư có được tính chất ổn định cho người dânkhi gửi tiền vào NHTM thường do mục đích tích lũy để tiêu dùng những việc lớn hơntrong tương lai, do đó có kế hoạch và có thể dự báo được thời điểm tăng giảm.[8]

Vốn huy động từ dân cư là nguồn có thời hạn tương đối dài, là tiền để đểNHTM cho vay trung và dài hạn Điều này được quy định bởi hành vi tích luỹ củangười dân khi gửi tiền hay cho NHTM vay Các nguồn khác như vay từ NHTW vàcác tổ chức KT-XH thì thời hạn thường là rất ngắn hoặc không có kỳ hạn do việc sửdụng thường xuyên vốn của các tổ chức này

Do là nguồn ổn định và có quy mô lớn nên vốn huy động từ dân cư có vai tròchủ chốt trong việc các NHTM ra quyết định khối lượng vốn cung cấp cho nền kinh

tế Nếu nguồn vốn nhỏ, các NHTM không thể cho vay được nhiều cũng như thựchiện các hoạt động đầu tư khác Tuy nhiên, nếu nguồn vốn này quá lớn trong khikhả năng cho vay của NHTM có hạn sẽ đẩy chi phí hoạt động của NHTM lên cao

do đó mà ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM

Huy động từ dân cư của NHTM tăng trưởng sẽ là nguồn bổ sung nguồn lựcrất lớn cho nền kinh tế, giúp Nhà nước giảm bớt ghánh nặng cung cấp vốn cho cácchương trình quốc gia, giúp cho các doanh nghiệp có khả năng tài chính lớn mạnh

để đầu tư sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, tạothêm công ăn việc làm cho người lao động và tăng thu nhập cho nền kinh tế

1.2.1.3 Vai trò của huy động vốn từ tiền gửi dân cư

Việc phát triển hình thức huy động tiền gửi dân cư đem lại lợi ích không chỉcho bản thân NHTM mà còn cho cả xã hội, khách hàng là dân cư:

a Đối với xã hội: Huy động vốn từ dân cư của NHTM đuợc sử dụng để bổ

sung lượng vốn cho nền kinh tế và nâng cao mức sống của ngưòi dân thay vì sử

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 27

dụng đồng vốn đó vào các việc chi tiêu khác Nhờ việc tiết kiệm chi tiêu đã tăngcường các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo thêm công ăn việc làm cho người laođộng, nâng cao mức sống của người dân thông qua sinh lợi ích gián tiếp của quátrình sử dụng vốn tiết kiệm để kinh doanh mang lại Khi mà vốn huy động từ dân cưthông qua NHTM lớn thì lợi ích đối với xã hội càng cao.

b Đối với khách hàng: Khách hàng khi tham gia vào hoạt động huy động

vốn của NHTM sẽ có được thu nhập từ khoản sinh lợi của khoản tiền mà họ gửi vàongân hàng Nếu không gửi tiền hay cho ngân hàng vay khoản tiền đó, người dân cóthể chi tiêu luôn và hưởng các lợi ích tại thời điểm hiện tại mang lại (A); Còn nếutham gia dịch vụ của ngân hàng, người dân sẽ hưởng lợi ích của việc chi tiêu mộtkhoản lớn hơn trong tương lai (B) Chênh lệch của A và B sau khi tính đến các chiphí khác là hiệu quả của việc người dân tham gia vào hoạt động huy động vốn củaNHTM Khách hàng được đảm bảo an toàn vốn, được hưởng lãi và quan trọng nhất

là được sử dụng các dịch vụ thanh toán nhanh chóng tiện lợi

c Đối với Ngân hàng: Vì vốn là điều kiện tiền đề, điều kiện đầu tiên để một

NH thực hiện hoạt động kinh doanh của mình, cũng chính vì thế nếu không xét đếnảnh hưởng của các yếu tố khác thì một ngân hàng càng thu hút được nguồn vốn dồidào thì cơ hội kinh doanh càng lớn Dân cư là đối tượng huy động rộng nhất của tất

cả các NHTM, là đối tượng chủ yếu và quan trọng nhất mà ngân hàng hướng tới.Việc thu hút triệt để nguồn vốn từ dân cư không chỉ có ý nghĩa lớn về mặt xã hội,

mà ngay cả với bản thân ngân hàng cũng mang một ý nghĩa quan trọng

1.2.2 Các hình thức huy động vốn từ tiền gửi dân cư

Hiện nay, các ngân hàng huy động nguồn tiền này từ bộ phận dân cư chủ yếu

thông qua hình thức tiền gửi tiết kiệm Thuật ngữ “tiết kiệm dân cư” hay “nguồn

vốn từ dân cư” đều chung một bản chất nhưng phổ biến hơn thì ta hay dùng thuật

ngữ tiết kiệm dân cư để chỉ nghiệp vụ huy động vốn của NHTM (chia theo đốitượng huy động) từ tầng lớp dân chúng Tiền gửi tiết kiệm dân cư là một phần thunhập của khách hàng cá nhân chưa sử dụng đến, họ gửi tiền vào ngân hàng với mụcđích tích lũy một cách an toàn và hưởng lãi Tiền gửi tiết kiệm dân cư bao gồm rấtnhiều loại và có thể phân loại theo nhiều cách khác nhau.[3]

Theo kỳ hạn:

- Tiết kiệm không kỳ hạn: Là các khoản tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 28

nhưng không được sử dụng các công cụ thanh toán Loại tiền này có lãi suất caohơn tiền gửi thanh toán, tuy nhiên mức lãi suất không cao nên mục đích chủ yếu củangười gửi tiền là đảm bảo an toàn vốn.

- Tiết kiệm có kỳ hạn: Là các khoản tiền gửi có sự thoả thuận về thời hạn gửi

tiền và rút tiền và khách hàng chỉ được rút tiền khi đáo hạn, nếu rút trước hạn thì chỉđược hưởng lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm rút Loại tiền gửi này thường đượchưởng lãi suất cố định và phụ thuộc vào kỳ hạn, kỳ hạn càng dài thì lãi suất càngcao Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn còn được chia nhỏ hơn thành tiết kiệm ngắn hạn,trung hạn và dài hạn

a Theo loại tiền

Tiết kiệm nội tệ: Là các khoản tiền gửi bằng VNĐ, loại tiết kiệm này được

hưởng lãi suất cao và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tiền gửi của ngân hàng

Tiết kiệm ngoại tệ: Người dân có thể gửi tiền vào ngân hàng bằng các ngoại

tệ mạnh như USD Do tính ổn định của ngoại tệ so với nội tệ và do tâm lý của ngườidân nên số tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ có xu hướng tăng lên trong khi nguờivay lại e ngại vay ngoại tệ Vì vậy, nhiều ngân hàng áp dụng phân biệt lãi suất chonội tệ và ngoại tệ theo hướng lãi suất của ngoại tệ thấp hơn lãi suất nội tệ

b Theo phương thức trả gốc và lãi

Tiết kiệm trả lãi sau: Là hình thức tiết kiệm trả lãi khi đáo hạn Vào thời

điểm đó nếu khách hàng không đến rút vốn và lãi thì tiền lãi được nhập vào vốn vàcoi như người gửi kỳ hạn tiếp theo

Tiết kiệm trả lãi trước: Là hình thức tiết kiệm trả lãi ngay khi khách hàng gửi

tiền Khi đến hạn khách hàng sẽ được lĩnh phần gốc đúng như số tiền ghi trên thẻhoặc sổ tiết kiệm Nếu khách hàng yêu cầu rút gốc trước hạn thì sẽ giải quyết theoquy định của ngân hàng

Tiết kiệm trả lãi định kỳ: Là hình thức tiết kiệm trả lãi theo từng kỳ hạn mà

khách hàng và ngân hàng đã thoả thuận Đến kỳ tính lãi, khách hàng có thể rút phầnlãi của kỳ đã đăng ký vào bất kỳ ngày làm việc nào của ngân hàng Nếu khách hàngkhông lĩnh lãi theo kỳ hạn đã đăng ký thì ngân hàng chỉ thực hiện sao kê tính lãi,hết kỳ tính lãi cuối cùng thì số lãi còn chưa lĩnh được nhập vào gốc

c Theo phương thức nộp gốc

Tiết kiệm gửi một lần: Là loại hình tiết kiệm mà khách hàng chỉ gửi tiền vào

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 29

ngân hàng một lần và từ thời điểm đó đến khi đáo hạn Với hình thức này ngân hàngkhông tốn nhiều chi phí quản lý do số dư tài khoản của khách hàng không biếnđộng Vì vậy, mức lãi suất của loại tiền gửi này cao.

Tiết kiệm gửi nhiều lần: Tiết kiệm gửi nhiều lần hay tiết kiệm gửi góp là hình

thức tiết kiệm mà định kỳ đã đăng ký với ngân hàng, khách hàng gửi vào ngân hàngmột số tiền, số tiền gửi từng lần có thể là cố định hoặc thay đổi theo khả năng củakhách hàng Lãi suất của loại tiền này thấp hơn lãi suất tiết kiệm thông thường vàngoài việc phụ thuộc vào kỳ hạn gửi tiền thì lãi suất tiết kiệm gửi góp còn phụ thuộcvào khoảng cách giữa hai lần gửi, khoảng cách này càng nhỏ thì lãi suất càng cao

d Huy động dưới hình thức mở tài khoản thanh toán cá nhân

NHTM có thể huy động tiền gửi dân cư dưới hình thức mở tài khoản thanhtoán cá nhân cho khách hàng Tài khoản thanh toán cá nhân là loại tài khoản mà chủtài khoản có toàn quyền sử dụng số tiền trong phạm vi số dư Cụ thể, họ có thể rúttiền tại quầy giao dịch hoặc máy rút tiền tự động, có thể thực hiện thanh toán quangân hàng Về phía khách hàng, họ phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn củangân hàng trong quá trình thực hiện thanh toán Về phía ngân hàng, phải thực hiệntrích tài khoản thanh toán theo yêu cầu của khách hàng, chỉ được từ chối thanh toántrong trường hợp số tiền thanh toán vượt quá số dư của tài khoản hoặc giấy tờ thanhtoán không đúng yêu cầu

1.2.3 Nội dung huy động vốn từ tiền gửi dân cư của Ngân hàng thương mại

1.2.3.1 Xây dựng cơ chế huy động vốn từ tiền gửi dân cư

Nguồn vốn huy động từ tiền gửi có vai trò quan trọng trong hoạt động kinhdoanh của NHTM Thông thường nguồn vốn này phụ thuộc vào lãi suất do cácNHTM trả cao hay thấp và thu nhập của khách hàng Trong đó, lãi suất được coi làquan trọng nhất Vì thế việc đưa ra chính sách lãi suất như thế nào, hình thức huyđộng ra sao để thu hút được vốn nhiều và kinh doanh có lãi là điều quan trọng hàngđầu, phản ánh khả năng điều hành của các NHTM.[3]

Huy động vốn tiền gửi là kênh huy động vốn quan trọng nhất của NHTM vìđây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn huy động Nguồn vốn này

có quy mô lớn, thời hạn đa dạng, tạo tiền đề vốn cho các NHTM có thể cung ứngdịch vụ tín dụng, đầu tư và các dịch vụ ngân hàng khác Tuy nhiên, nguồn vốn này

có mức độ cạnh tranh lớn trên thị trường Trong khi đó, khách hàng gửi tiền có thể

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 30

rút ra bất kỳ lúc nào nên NHTM phải quản lý vốn huy động tiền gửi chặt chẽ nhằmtránh rủi ro thanh khoản.

Hiện nay các NHTM thực hiện việc huy động vốn tiền gửi của khách hàngthông qua nhiều kênh huy động như: Kênh truyền thống qua trụ sở chính, các chinhánh, các phòng giao dịch…; kênh điện tử.[8]

+ Huy động vốn qua kênh truyền thống: Đây là kênh huy động chính, phổ

biến của các NHTM Thông qua trụ sở chính, chi nhánh và phòng giao dịch cungứng các sản phẩm dịch vụ tiền gửi cho khách hàng Việc huy động vốn qua kênhnày cần phải có sự làm việc trực tiếp giữa khách hàng và nhân viên ngân hàng tạitrụ sở, chi nhánh hay các phòng giao dịch của ngân hàng Do đó, các ngân hàngthường phát triển mạng lưới chi nhánh rộng khắp, luôn sẵn sàng cung ứng dịch vụcho khách hàng để có thể bán được nhiều sản phẩm dịch vụ tiền gửi qua kênh huyđộng này Kênh huy động này rất nhiều ưu điểm như: nhân viên có thể hiểu hơn vềkhách hàng, từ đó thuyết phục họ, có thể giải đáp trực tiếp các thắc mắc của kháchhàng, gây được thiện cảm với khách hàng…nhưng bên cạnh đó nó cũng tồn tại cácnhược điểm như hạn chế về thời gian giao dịch, hạn chế về số lượng giao dịch, cóthể gây ra tình trạng hàng chờ quá nhiều khiến khách hàng không hài lòng…

+ Huy động vốn qua kênh điện tử: Một phương thức huy động mới, cung cấp

sản phẩm dịch vụ tiền gửi của ngân hàng đến người tiêu dùng thông qua con đườnginternet, mạng điện tử giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian, chi phí mà ngân hàngcũng không cần phải đầu tư nhiều vào việc xây dựng thêm các chi nhánh và thuê nhân

sự tốn kém Không những thế việc khách hàng tương tác với ngân hàng qua kênh điện

tử sẽ không bị hạn chế về thời gian, số người giao dịch, ít hàng chờ Tuy nhiên kênhhuy động vốn này cũng tồn tại các nhược điểm như chi phí đầu tư cho máy móc thiết bịban đầu cũng khá lớn, việc sử dụng thiết bị máy móc cũng đòi hỏi khách hàng phải cókiến thức, máy móc đôi khi bị hỏng hóc cần sửa chữa, hoặc dễ bị trộm cắp, bị hack…

1.2.3.2 Tổ chức thực hiện huy động vốn từ tiền gửi dân cư

a Bộ máy quản lý huy động vốn

Bộ máy tổ chức huy động vốn nếu xét theo cách tiếp cận từ cấp cao xuốngbao gồm:

- Ban chỉ đạo huy động vốn bao gồm Tổng giám đốc, các phó tổng phụ tráchkinh doanh, giám đốc khối kinh doanh,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 31

- Khối kinh doanh có chức năng thực hiện huy động vốn: Khối khách hàngdoanh nghiệp lớn, khối khách hàng cá nhân, khối khách hàng định chế tài chính.

- Các khối kinh doanh chỉ huy theo trục dọc xuống dưới các mạng lưới chinhánh, phòng giao dịch của ngân hàng

- Từ mạng lưới Phòng giao dịch, phân bổ đến các phòng ban, bộ phận, cá nhân

- Các bộ phận hỗ trợ trong hoạt động huy động vốn như bộ phận tác nghiệpvận hành, công nghệ thống tin…

b Công tác quản lý hoạt động huy động vốn

Công tác huy động vốn của ngân hàng thương mại là một trong những yếu tốquyết định tới sự thành công của ngân hàng trong hoạt động huy động vốn Tại mỗithời kỳ, thậm chí tại các thời điểm khác nhau nhu cầu vốn của ngân hàng cũng cónhững thay đổi khác nhau, vì vậy hoạt động huy động vốn cũng phải thường xuyên

có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình.[4]

- Về sản phẩm dịch vụ huy động: Ngân hàng cần nắm bắt được nhu cầu, đặc tính

tâm lý của khách hàng, qua đó, đưa ra những sản phẩm tiền gửi phù hợp với từng loạiđối tượng khách hàng Gia tăng các nguồn vốn huy động là một trong những chỉ tiêuquan trọng phản ánh chất lượng hoạt động của ngân hàng, là điều kiện để ngân hàng

mở rộng quy mô, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn định của nguồn vốn

- Về kỳ hạn của nguồn vốn huy động: Nhà quản lý thực hiện đánh giá quy mô,

cơ cấu và sự tăng trưởng nguồn vốn huy động qua các thời kỳ nhằm đưa ra các biệnpháp tăng qui mô và thay đổi cơ cấu hiệu quả nhất Đây là nội dung đầu tiên quantrọng trong quản lý nguồn vốn huy động Cơ cấu nguồn vốn có ảnh hưởng đến cơ cấu

và sự đa dạng của tài sản và quyết định chi phí cũng như lợi nhuận

- Về lãi suất huy động và chi phí huy động vốn: Chính sách về lãi suất và chi phí

hoạt động liên quan trực tiếp đến việc huy động vốn, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đếnnguồn thu nhập và chi phí của ngân hàng Về nguyên tắc thì lãi suất huy động càng caothì ngân hàng càng thu hút được nhiều nguồn vốn, nhưng nếu chi phí lãi càng tăng, đikèm với nó việc kiểm soát các chi phí khác gắn với huy động vốn kém hiệu quả (tănglên), trong khi đó doanh thu lại không tăng cùng tốc độ thì lợi nhuận sẽ sụt giảm, tức làkinh doanh không hiệu quả Do vậy, nhà quản lý cần đưa ra những chính sách về lãisuất huy động và chi phí huy động vốn phù hợp trong từng thời kỳ và theo từng mụctiêu chiến lược chung của ngân hàng

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 32

- Cơ sở vật chất, mạng lưới huy động Việc thiết lập mạng lưới các Chi

nhánh, Phòng giao dịch có vai trò quyết định trong công tác huy động vốn củaNHTM, bởi vì khách hàng chỉ đem gửi tiền tại những nơi thuận tiện, an toàn và vìvậy, các NHTM phải chú ý thiết lập mạng lưới các phòng giao dịch sao cho càngtiến gần tới các khách hàng mục tiêu càng tốt nhưng phải trên cơ sở tính toán cácphí tổn về huy động nguồn Bên cạnh đó, NHTM cũng phải nghiên cứu để đưa racác sản phẩm huy động vốn phù hợp với yêu cầu của khách hàng trên cơ sở bảo vệquyền lợi của những người gửi tiền cả về tính an toàn, tiện ích và thu nhập

- Thu hút khách hàng NHTM phải có các chính sách quảng bá, xúc tiến phù

hợp để hấp dẫn và lôi kéo khách hàng tìm đến gửi tiền ở ngân hàng của mình chứkhông phải gửi ở tổ chức khác Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay thìphải tăng tính chuyên nghiệp của công tác xúc tiến, kết hợp thông tin đa chiều trêncác phương tiện thông tin truyền thông để người gửi tiền biết đến các sản phẩm huyđộng vốn mà ngân hàng tạo ra, thấy được lợi ích khi đem gửi tiền tại ngân hàngmình Hết sức tránh các cách thức quảng cáo phản cảm, gây tốn kém chi phí mà lạigây tác động ngược đến công tác huy động vốn của ngân hàng

Về nguyên lý thì huy động vốn của NHTM phải bám sát các đường lối, chủtrương, chính sách của Nhà nước, đặc biệt là các chính sách của NHTW

1.2.3.3 Giám sát, đánh giá quá trình huy động vốn từ tiền gửi dân cư

Kiểm soát là quá trình đo lường kết quả thực tế và so sánh với những tiêuchuẩn nhằm phát hiện sự sai lệch và nguyên nhân sự sai lệch, đưa ra biện pháp điềuchỉnh kịp thời nhằm khắc phục sự sai lệch hoặc nguy cơ sai lệch, đảm bảo tổ chứcđạt được các mục tiêu và các kế hoạch đề ra.[9]

Kiểm soát hoạt động huy động vốn của NHTM có vai trò hết sức quan trọngtrong hoạt động kinh doanh của NHTM, cụ thể như sau:

- Kiểm soát hoạt động huy động vốn là quá trình kiểm tra, đánh giá toàn diệnhoạt động huy động vốn, trong đó có đánh giá rủi ro của quá trình huy động vốnnhằm phát hiện các rủi ro, sai sót trong hoạt động huy động, từ đó đưa ra các biệnpháp xử lý kịp thời

- Kiểm soát hoạt động huy động vốn là quá trình kiểm tra, đánh giá toàn diệnhoạt động huy động vốn nhằm phát hiện các mặt mạnh, mặt yếu trong quá trình huyđộng vốn Trên cơ sở này, các NHTM sẽ xây dựng kế hoạch huy động vốn, đề xuất

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 33

các biện pháp phát huy những mặt mạnh, tránh những điểm yếu trong quá trình huyđộng vốn nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này Đánh giá tổng thể về hoạt độngnguồn vốn, đặc biệt là những rủi ro trong hoạt động này, từ đó đưa ra những quyếtsách đúng đắn về chiến lược nguồn vốn, sử dụng vốn Đảm bảo những đồng vốnhuy động sẽ đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho ngân hàng và hạn chế thấpnhất những rủi ro Nội dung và yêu cầu của kiểm soát huy động vốn bao gồm:

- Đánh giá sự ổn định và khả năng thanh toán của tài sản ngân hàng;

- Đánh giá sự tuân thủ các quy định của Nhà nước, ngành và của chính ngânhàng trong công tác huy động vốn;

- Đánh giá hiệu quả công tác huy động vốn trong từng thời kỳ thông qua cơchế lãi suất huy động, biện pháp huy động;

- Đánh giá được độ tin cậy, an toàn của hệ thống kiểm soát nội bộ trongnghiệp vụ huy động vốn, bảo đảm an toàn tài sản của khách hàng và ngân hàng;

- Báo cáo trung thực, khách quan trong đánh giá các vấn đề trong hoạt độnghuy động vốn với Ban Lãnh đạo;

- Thông báo kịp thời cho Ban Lãnh đạo những tiềm ẩn rủi ro trong hoạt độnghuy động vốn, đề xuất những giải pháp khắc phục các tồn tại đã xảy ra

1.2.4 Chỉ tiêu đánh giá công tác huy động vốn từ tiền gửi dân cư của Ngân hàng thương mại

Tốc độ tăng trưởng < 100: Quy mô vốn huy động của NHTM giảm

Đối với các Chi nhánh của NHTM, việc đánh giá theo chỉ tiêu này phải sosánh với tốc độ tăng trưởng chung của các Chi nhánh NHTM trên địa bàn, so với kếhoạch, so với năm trước và so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 34

- Cơ cấu nguồn vốn huy động

Cơ cấuvốn huy động =

Nguồn vốn huy động loại i

* 100Tổng nguồn vốn huy động

Sự biến động về cơ cấu nguồn vốn huy động sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổitrong lợi nhuận, sự chủ động về nguồn vốn của NHTM Chỉ tiêu này được sử dụng

để nghiên cứu sự thay đổi cơ cấu vốn huy động theo thời gian, đánh giá tính hợp lýcủa sự biến động trong cơ cấu nguồn vốn huy động của NHTM

- Lãi suất, chi phí và lợi nhuận huy động vốn

Lãi suất huy động vốn phản ánh giá cả đầu vào hay chi phí phải trả chonguồn vốn huy động Các khoản phí này càng thấp thì càng giúp ngân hàng tăngmức chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào Với cùng một lượng vốn huy động được,chi phí phải trả càng thấp thì nguồn vốn huy động được càng hiệu quả

- Tính sát thực của kế hoạch huy động vốn

Đây là căn cứ để nhà quản lý kiểm chứng lại xem những mục tiêu, kế hoạch

đã đưa ra để thực hiện có đúng hướng hay không, có đạt kết quả như mong đợikhông Từ đó, giúp nhà quản lý có những đánh giá, điều chỉnh kịp thời, hoặc rútkinh nghiệm cho những kế hoạch tiếp theo

Tính sát thựccủa kế hoạch =

Kế hoạch thực tế

* 100

Kế hoạch đặt ra

- Tính hợp lý trong công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch huy động vốn

Việc xem xét đánh giá công tác tổ chức sắp xếp nhân sự huy động vốn cũngnhư việc giao chỉ tiêu kế hoạch cho các phòng, ban, cá nhân đã hợp lý hay chưa? Cóphát huy được hiệu quả huy động vốn hay không? Đây là những yếu tố rất quantrọng, bởi nó giúp cho nhà quản lý có những biện pháp hướng dẫn, khuyến khíchcán bộ kịp thời, cũng như phân công đúng người, đúng việc

Có thể đánh giá tính hợp lý trong tổ chức, sắp xếp cán bộ căn cứ vào năngsuất huy động vốn của từng cán bộ trong ngân hàng theo công thức:

Năng suấthuy động vốn =

Tổng nguồn vốn huy động

* 100Tổng số nhân sự trong huy động vốn

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 35

- Công tác kiểm tra, đánh giá công tác quản lý huy động vốn

Đánh giá phải căn cứ vào việc tuân thủ các quy trình nghiệp vụ về huy độngvốn của ngân hàng, chính sách tiếp thị khuyến mại mà ngân hàng áp dụng đã hợp lýhay chưa? Những sai sót, rủi ro trong quá trình tác nghiệp của cán bộ về công tác huyđộng vốn có được phát hiện khai báo và điều chỉnh kịp thời để có biện pháp điềuchỉnh, khắc phục kịp thời chưa?

1.2.4.2 Chỉ tiêu định tính

Đảm bảo chất lượng dịch vụ huy động vốn là một vấn đề phức tạp Chỉ tiêunày là một chỉ tiêu định tính, không thể phản ánh thông qua một tiêu thức cụ thể màđánh giá nó qua quan điểm chủ quan của khách hàng, những tín hiệu mà cán bộ ngânhàng nhận biết được thông qua quá trình giao dịch như sự hài lòng của khách hàng vềsản phẩm dịch vụ huy động; lãi suất và phí, cơ sở vật chất, uy tín thương hiệu, cảmtình và thông cảm của khách hàng

Thông qua việc tìm hiểu, phân tích lý thuyết có liên quan, kết hợp với thựctrạng huy động vốn từ tiền gửi dân cư trên địa bàn, nghiên cứu đã phác thảo nênthang đo lường cho đề tài Tiếp đến, nghiên cứu tiến hành bước điều tra định tínhphỏng vấn chuyên gia là các cán bộ ngân hàng chuyên trách thực hiện huy động vốntại ngân hàng và khách hàng tại đây có tính đại diện cao Nghiên cứu đã hiệu chỉnh vàxây dựng nên bộ tiêu chí đánh giá chính sách huy động vốn từ tiền gửi dân cư, baogồm 6 nhân tố, với 23 tiêu chí đánh giá được trình bày dưới đây

Đánh giá về lãi suất và phí

 Mức lãi suất Agribank thị xã Quảng Trị áp dụng hiện tại có tính cạnh tranh;

 Mức lãi suất mà Agribank thị xã Quảng Trị áp dụng hiện tại quy định rõràng, chi tiết;

 Phí dịch vụ thấp, thay đổi phù hợp, kịp thời

Trang 36

 Thủ tục hồ sơ, giao dịch đơn giản, dễ hiểu;

 Tài liệu giới thiệu sản phẩm (tờ gấp, giới thiệu ) rõ ràng và đầy đủ

Đánh giá về đội ngũ nhân viên

 Đội ngũ nhân viên của Agribank thị xã Quảng Trị chuyên nghiệp, năng động;

 Đội ngũ nhân viên của Agribank thị xã Quảng Trị nắm vững các thao tác

và quy trình nghiệp vụ;

 Đội ngũ nhân viên của Agribank thị xã Quảng Trị có phong cách giao dịch tốt;

Đánh giá về cơ sở vật chất

 Trụ sở của Agribank thị xã Quảng Trị khang trang;

 Cơ sở vật chất, phương tiện điểm giao dịch tốt (máy móc thiết bị hiện đại,đầy đủ tiện nghi…);

 Điểm giao dịch có bãi đậu xe rộng rãi, an toàn;

 Điểm giao dịch rộng rãi, thoáng mát và bố trí hợp lý;

Đánh giá về mạng lưới giao dịch

 Mạng lưới phòng giao dịch trực thuộc Agribank thị xã Quảng Trị nhiều;

 Địa điểm phòng giao dịch thuận tiện trong đi lại;

 Mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của Agribank rộng khắp cả nước,tiện lợi cho giao dịch gửi rút nhiều nơi;

 Agribank thị xã Quảng Trị có nhiều kênh phân phối để tiếp cận (qua mạnginternet, chi nhánh, các phòng giao dịch trực thuộc)

Đánh giá về thương hiệu và uy tín

 Hoạt động marketing của Agribank thị xã Quảng Trị đa đạng, phong phú;

 Chính sách chăm sóc khách hàng của Agribank thị xã Quảng Trị tốt;

 Agribank thị xã Quảng Trị là thương hiệu uy tín;

 Agribank thị xã Quảng Trị đã tạo được niềm tin cho khách hàng khi đếngiao dịch

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn từ tiền gửi dân cư của Ngân hàng thương mại

1.2.5.1 Nhóm nhân tố chủ quan

Thứ nhất, quan điểm của lãnh đạo ngân hàng về huy động vốn

Trong kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh ngân hàng, thì vai trò của lãnh đạo

có tính quyết định Chính lãnh đạo là những người đề ra các mục tiêu, phương

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 37

hướng, chính sách hoạt động của ngân hàng, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt độngcủa ngân hàng, cũng như có trách nhiệm đưa ra các giải pháp cụ thể trong mọi hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng, trong đó có công tác huy động vốn Nói cách khác,mọi quyết sách của lãnh đạo NHTM đều ảnh hưởng có tính quyết định đến công táchuy động vốn của NHTM.

Thứ hai, uy tín của NHTM

Với tính chất hoạt động là làm trung gian trên thị trường tài chính để HĐV

và qua đó thực hiện cho vay, đầu tư cũng như cung cấp các sản phẩm dịch vụ tàichính khác, cho nên uy tín là nhân tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh củaNHTM Nó cũng là cơ sở có tính quyết định trong vấn đề nâng cao công tác huyđộng vốn của ngân hàng Uy tín của NHTM thể hiện ở việc NH đảm bảo khả năngđáp ứng nhu cầu của khách hàng khi họ có nhu cầu Khi NHTM tạo dựng được uytín trong lòng khách hàng thì đồng nghĩa với việc khách hàng sẽ yên tâm sử dụngdịch vụ của ngân hàng, điều này là rất quan trọng để NHTM có thể triển khai cácsản phẩm dịch vụ truyền thống cũng như các sản phẩm mới để huy động vốn Nóicách khác, không ngừng tạo dựng uy tín là một nhân tố có tính quyết định trongviệc nâng cao công tác huy động vốn của NHTM

Thứ ba, cơ sở vật chất của NHTM

Cơ sở vật chất của ngân hàng là nhân tố quan trọng góp phần tạo dựng hìnhảnh của ngân hàng trong lòng khách hàng Một NHTM có trụ sở kiên cố, bề thế,mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch thuận lợi cùng các trang thiết bị và côngnghệ hiện đại sẽ là một trong những yếu tố tạo uy tín cho khách hàng gửi tiền vàongân hàng Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, hay mua công cụ nợ của ngân hàngdựa trên sự tín nhiệm đối với ngân hàng, vì vậy, việc tạo dựng niềm tin của kháchhàng dựa trên việc cải thiện cơ sở vật chất (trụ sở, trang thiết bị, thậm chí là phongcách phục vụ của nhân viên ngân hàng ) là rất cần thiết trong hoạt động ngân hàng,nhất là đối với việc nâng cao công tác huy động vốn của ngân hàng

Thứ tư, năng lực trình độ, tư cách đạo đức, tính chuyên nghiệp của cán bộ

nhân viên ngân hàng

Một NHTM xây dựng được một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, cótinh thần đoàn kết, tương trợ, năng động, có tính chuyên nghiệp cao trong hoạt động thì

sẽ là một lợi thế rất lớn trong công tác huy động vốn Sở dĩ như vậy là bởi giao dịchgiữa ngân hàng với khách hàng chủ yếu vẫn là là giao dịch “mặt đối mặt” nên nếu như

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 38

từng cán bộ nhân viên trong ngân hàng có thái độ phục vụ tận tình, có tính chuyênnghiệp cao sẽ tạo ra sự thiện cảm và hài lòng của khách hàng Theo nguyên lý “hữu xạ

tự nhiên hương”, điều này sẽ giúp uy tín và thương hiệu của ngân hàng ngày càng đượccủng cố và đây chính là cơ sở để NHTM có thể nâng cao công tác huy động vốn

1.2.5.2 Nhóm nhân tố khách quan

Thứ nhất, môi trường kinh tế vĩ mô

Hoạt động của NHTM luôn chịu sự chi phối trực tiếp của môi trường kinh tế

vĩ mô, trong đó các nhân tố tác động lớn nhất đối với công tác huy động vốn là lạmphát, tỷ giá, tăng trưởng kinh tế Nếu như trong nền kinh tế lạm phát được kiểm soáthiệu quả, tỷ giá ổn định, tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, thì đó sẽ là nhữngnhân tố quan trọng giúp NHTM trong huy động vốn Nhưng ngược lại, nếu mộttrong các nhân tố trên không được đáp ứng thì sẽ gây trở ngại rất to lớn đối vớicông tác huy động vốn của ngân hàng Chẳng hạn, nếu như trong nền kinh tế có lạmphát cao sẽ khiến ngân hàng rất khó huy động vốn và để huy động vốn theo qui mô

cũ đòi hỏi phải tăng chi phí huy động

Thứ hai, môi trường chính trị, pháp lý

Hoạt động ngân hàng có mức độ rủi ro tiềm ẩn rất cao nên luôn đòi hỏi phải

có sự hậu thuẫn tích cực của hành lang pháp lý; đồng thời, nó cũng luôn đòi hỏi tìnhhình chính trị phải ổn định Nếu các yêu cầu này không được tôn trọng, thì công táchuy động vốn của NHTM sẽ rất khó khăn, thậm chí là không thể Chẳng hạn, nếutình hình chính trị có biến động phức tạp thì nguy cơ rủi ro chính trị to lớn, khi đónhững người gửi tiền sẽ không muốn chịu rủi ro và họ thường chuyển sang nắm giữcác tài sản khác an toàn hơn

Thứ ba, mức độ cạnh tranh giữa các định chế tài chính trong huy động vốn

Trên thị trường tài chính tồn tại nhiều loại hình tổ chức tài chính hoạt động, hầuhết các tổ chức này đều có hoạt động huy động vốn, và do vậy, mức độ cạnh tranhtrong huy động vốn thường cao Thậm chí ở một số nước, việc kiểm soát các định chếtài chính thường khá lỏng lẻo (cả trong cấp phép hoạt động lẫn trong hoạt động kinhdoanh) thì mức độ cạnh tranh thường rất căng thẳng, thậm chí tồn tại sự cạnh tranhkhông lành mạnh giữa các định chế tài chính Sự cạnh tranh trong huy động vốn càngdiễn ra căng thẳng, thì vấn đề huy động vốn của NHTM sẽ khó đạt được yêu cầu đặt ra

Thứ tư, trình độ phát triển của nền kinh tế xã hội cũng như sự phát triển của

thị trường tài chính

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 39

Các NHTM huy động lượng tiền tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, lượngtiền này qui mô lớn hay nhỏ phụ thuộc vào mức độ phát triển kinh tế xã hội Nềnkinh tế càng phát triển thì lượng tiền tạm thời nhàn rỗi càng lớn, nhất là đối vớilượng tiền trong dân chúng Quy mô lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế càng lớncàng tạo thuận lợi cho các NHTM trong huy động vốn Tuy vậy, việc các NHTMhuy động vốn còn tùy thuộc vào thói quen và tâm lý của dân chúng, cũng như sựphát triển của thị trường tài chính Thị trường tài chính càng phát triển thì chi phíhuy động vốn trên thị trường tài chính càng giảm và đây chính là cơ sở để cácNHTM có thể quản lý tốt công tác huy động vốn của mình.

1.3 Kinh nghiệm huy động vốn từ tiền gửi dân cư từ một số ngân hàng thương mại trong ngoài nước và bài học rút ra đối với Agribank thị xã Quảng Trị

1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế

1.3.1.1 Kinh nghiệm từ ngân hàng CARD (Philippines)

Tiền thân của ngân hàng CARD là một tổ chức phi chính phủ hoạt động vềtài chính vi mô trực thuộc CARD (Center for Agriculture and Rural Development) -một quĩ xã hội ở Philippines Tổ chức này ra đời năm 1989 nhằm vận dụng mô hìnhtài chính vi mô vào Philippines, đưa các dịch vụ tài chính vi mô cho phụ nữ nghèonông thôn, đặc biệt, những phụ nữ không có đất canh tác, giúp họ khởi nghiệp vớicác dự án kinh doanh nhỏ hoặc mở rộng các hoạt động SXKD nhỏ hiện có để tạothu nhập, nâng cao đời sống Năm 1997, tức là sau 8 năm hoạt động, tổ chức nàychính thức được NHTW Philippines cấp giấy phép hoạt động như một ngân hàngnông thôn tại thành phố SanPablo, với vốn góp ban đầu là 5.000.000 Peso (tươngđương khoảng 167.000 USD) Ngân hàng này đã có cơ sở pháp lý để huy động tiềngửi từ công chúng và khai thác thị trường cho vay thương mại, đồng thời, thực hiệnnghĩa vụ nộp thuế thu nhập

Đến tháng 31/12/2016, ngân hàng này phục vụ 617.285 khách hàng, với dư

nợ lên tới 2,47 tỷ Peso (tương đương khoảng 58,56 triệu USD) Mạng lưới chinhánh rộng, với 1 Hội sở chính, 51 chi nhánh và 337 đơn vị dịch vụ (năm 2016) Cótới trên 750.000 người đã là khách hàng của CARD, trong đó, phần lớn là nhữngngười rất nghèo, không có đất đai canh tác, do vậy, các dịch vụ được thiết kế phùhợp với các đối tượng này Đặc biệt, do linh hoạt trong nhận tiết kiệm, CARD thunhận được nguồn tiết kiệm khá lớn từ những người nghèo - với tiền tiết kiệm chiếmtới trên 50% tổng nguồn vốn của CARD vào năm 2016

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trang 40

1.3.1.2 Kinh nghiệm từ ngân hàng Rakyat Indonesia

Ngân hàng Rakyat Indonesia (BRI) tiền thân là ngân hàng hợp tác và chuyểnthành NHTMNN năm 1950 Trong những năm 1970, 3.600 đơn vị Desas BRI (ngânhàng làng) được thiết lập để thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển nông nghiệpcủa Chính phủ và trở thành đại lý cho các chương trình cho vay có trợ cấp củaChính phủ, nhưng các đơn vị này không bảo đảm được tính bền vững Năm 1984,Desas được tái cơ cấu và tiếp cận tài chính vi mô theo hướng thương mại, áp dụngmức lãi suất bền vững, không có trợ cấp, tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý, nỗlực huy động tiết kiệm, điều này đã giúp BRI có lợi nhuận tài chính ngay năm sau

đó Năm 2003, BRI niêm yết và trở thành ngân hàng vi mô lớn, bền vững tài chínhhàng đầu của Indonesia và của khu vực Đông Nam Á

Thành công của BRI là đã xây dựng được mạng lưới hoạt động rộng khắp, có

xu hướng tập trung vào các thị trấn, huyện lỵ và khu vực phát triển tương đối tốt.Tính đến 31/12/2016, BRI đã thiết lập được 18 văn phòng giao dịch cấp vùng, 431Chi nhánh, 502 Chi nhánh phụ, gần 5.000 đơn vị BRI khác trong cả nước Hoạtđộng của BRI được phân chia thành 4 bộ phận kinh doanh: Ngân hàng tài chính vimô; Ngân hàng bán lẻ; Ngân hàng công ty; Ngân hàng đầu tư

Tiết kiệm được xem là chìa khóa dẫn đến sự thành công của BRI, hoạt độngtiết kiệm được tiến hành ngay tại đơn vị Desas, tại khu vực đô thị và theo cácchương trình của Chính phủ Phương châm là cho phép nhận tiền tiết kiệm bằng bất

cứ khoản tiền nào với cơ chế rút vốn linh hoạt và luôn được bảo đảm một mức LSthực dương, do vậy, loại hình này luôn được các hộ gia đình thu nhập thấp rất ưachuộng BRI có cơ chế khuyến khích và thu hút khách hàng mới bằng các tích lũyđiểm khi gửi tiền, bằng giải thưởng xổ số cho khách hàng Vì vậy, nguồn vốn củaBRI rất đa dạng, đặc biệt là có tới trên 32,8% tiền tiết kiệm từ dân chúng được gửitiết kiệm theo ngày hoặc theo tuần, 32,64% tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn Đây lànguồn huy động tiết kiệm với chi phí khá rẻ mà BRI huy động được từ ngườinghèo Mặt khác, các đơn vị Desas cũng khuyến khích tiết kiệm từ chính các nhânviên của họ, các nhà quản lý của BRI coi mỗi đơn vị Desas như một trung tâm tạolợi nhuận, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả huy động nguồn của ngân hàng

1.3.1.3 Kinh nghiệm từ một số ngân hàng thương mại Mỹ

Trong hoạt động ngân hàng hiện đại, các NHTM Mỹ sớm nhận các thất bạitrong chiến lược thu hút tiền gửi bằng cách giảm lệ phí hoặc tăng lãi suất Xuất phát

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Ngày đăng: 15/02/2019, 11:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hair và cộng sự( 1988), Hair và Bollen( 1989), Tabachnick &amp; Fidell,(1991) 2. Phạm Thị Cúc (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao thông Vậntải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại
Tác giả: Hair và cộng sự( 1988), Hair và Bollen( 1989), Tabachnick &amp; Fidell,(1991) 2. Phạm Thị Cúc
Nhà XB: NXB Giao thông Vậntải
Năm: 2009
3. Nguyễn Đăng Dờn (2014), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng thương mại
Tác giả: Nguyễn Đăng Dờn
Nhà XB: NXB Kinh tếTP.HCM
Năm: 2014
4. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại
Tác giả: Phan Thị Thu Hà
Nhà XB: NXB Giao thôngVận tải
Năm: 2009
5. Tô Ngọc Hưng (2009), Giáo trình ngân hàng thương mại. Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ngân hàng thương mại
Tác giả: Tô Ngọc Hưng
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2009
6. Lê Minh Hưng (2007), Hệ thống ngân hàng Việt Nam bước vào triển khai thực hiện cam kết gia nhập WTO, Tạp chí Ngân hàng (3,4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Ngân hàng
Tác giả: Lê Minh Hưng
Năm: 2007
7. Lê Hùng (2004), Các giải pháp nâng cao cạnh tranh của ngân hàng thương mại có trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Báo cáo đề tài khoa học cấp học viên, Học viện Ngân hàng TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các giải pháp nâng cao cạnh tranh của ngân hàng thương mạicó trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Lê Hùng
Năm: 2004
8. Nguyễn Đức Hưởng (2008), Chuyển ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam thành Tập đoàn tài chính, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyển ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôngthôn Việt Nam thành Tập đoàn tài chính
Tác giả: Nguyễn Đức Hưởng
Năm: 2008
9. Nguyễn Minh Kiều (2012), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB
Tác giả: Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: NXB"Thống kê
Năm: 2012
10. Trần Kiên (1999), Chiến lược huy động vốn và các nguồn lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược huy động vốn và các nguồn lực cho sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Tác giả: Trần Kiên
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 1999
11. Nguyễn Thị Mùi (2015), Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị ngân hàng thương mại
Tác giả: Nguyễn Thị Mùi
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2015
12. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thị xã Quảng Trị (2017), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015- 2017, TX.Quảng Trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015-2017
Tác giả: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thị xã Quảng Trị
Năm: 2017
13. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thị xã Quảng Trị (2018), Kế hoạch huy động vốn từ tiền gửi dân cư giai đoạn 2015 - 2017, TX.Quảng Trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch huy động vốn từ tiền gửi dân cư giai đoạn 2015- 2017
Tác giả: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thị xã Quảng Trị
Năm: 2018
14. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thị xã Quảng Trị (2018), Báo cáo tình hình huy động vốn giai đoạn 2015 - 2017, TX.Quảng Trị.ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Sách, tạp chí
Tiêu đề: áo cáo tình hình huy động vốn giai đoạn 2015 - 2017
Tác giả: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh thị xã Quảng Trị
Năm: 2018

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w