1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN GRABFOOD CỦA KHÁCH HÀNG TẠI TP.HCM

34 6K 92

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 341,85 KB

Nội dung

Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành thầy giáo ThS Phạm Tiến Minh đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn và bỏ qua những thiếu sót để em được hoàn thành đề cương luận văn này.Em chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản lý công nghiệp– Trường Đại học Bách Khoa đã giúp đỡ và hỗ trợ em trong quá trình hoàn thành đề cương.Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 11 năm 2018Tác giảTrước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành thầy giáo ThS Phạm Tiến Minh đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn và bỏ qua những thiếu sót để em được hoàn thành đề cương luận văn này.Em chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản lý công nghiệp– Trường Đại học Bách Khoa đã giúp đỡ và hỗ trợ em trong quá trình hoàn thành đề cương.Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 11 năm 2018Tác giảTrước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành thầy giáo ThS Phạm Tiến Minh đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn và bỏ qua những thiếu sót để em được hoàn thành đề cương luận văn này.Em chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản lý công nghiệp– Trường Đại học Bách Khoa đã giúp đỡ và hỗ trợ em trong quá trình hoàn thành đề cương.Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn TP. Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 11 năm 2018Tác giả

Trang 1

KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN GRABFOOD CỦA KHÁCH HÀNG TẠI

TP.HCM

NGUYỄN THỊ HIỀN THƯƠNG

Tp HCM, 11/2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA DẦU GỘI THẢO DƯỢC CỦA NGƯỜI TIÊU

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành thầy giáo ThS Phạm Tiến Minh đã tận tình chỉ dạy, hướng dẫn và bỏ qua những thiếu sót để em được hoàn thành đề cương luận văn này

Em chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Quản lý công nghiệp– Trường Đại học Bách Khoa đã giúp đỡ và hỗ trợ em trong quá trình hoàn thành đề cương

Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn!

Trang 4

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2

1.4 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU 2

1.5 CẤU TRÚC NGHIÊN CỨU 2

1.6 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 3

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

2.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 5

2.1.1 Dịch vụ 5

2.1.2 GrabFood là gì? 6

2.1.3 Việc ra quyết định của người tiêu dùng 6

2.2 CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU THAM KHẢO 7

2.2.1 Mô hình nghiên cứu của Mr Surendra Malviya, Dr Manminder Singh Saluja và Avijeet Singh Thakur (2013) 7

2.2.2 Mô hình nghiên cứu của Karen Lim Lay-Yee, Han Kok-Siew, Benjamin Chan Yin-Fah (2013) 8

2.2.3 Mô hình nghiên cứu của Liao, Yu- Jui (2012) 9

2.2.4 2.2.4 Mô hình nghiên cứu của Cheng Hui Ying, Huang Wan Ee, Lum Sin Yin, Tan Yi Jie (2013) 10

2.2.5 Mô hình của Mei Min, Chow, Ling Hong, Chen, Jian Ai, Yeow, Pei Wah, Wong (2012) – Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh của giới trẻ 11 2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌN DỊCH VỤ GRABFOOD 12

2.3.1 Đặc điểm dịch vụ (Service Features) 12

2.3.2 Giá (Price) 12

2.3.3 Thương hiệu (Branding) 13

2.3.4 Ảnh hưởng xã hội (Social Influence) 13

2.3.5 Sự thuận tiện (Convenience) 13

2.3.6 Hiệu suất dịch (Service performance) 13

Trang 5

2.3.7 Quyết định chọn 14

2.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU DỰ KIẾN 14

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 16

3.2 THANG ĐO 17

3.2.1 Xây dựng thang đo 17

3.3 MẪU VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU 24

3.3.1 Phương pháp lấy mẫu 24

3.3.2 Cỡ mẫu 24

3.4 KẾ HOẠCH PHÂN TÍCH DỮ LIỆU 24

3.4.1 Thống kê mô tả 24

3.4.2 Kiểm định thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 24

3.4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA 25

3.4.4 Phân tích tương quan 25

3.4.5 Phân tích hồi quy 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

Trang 6

Hình 2.5: Mô hình nghiên cứu của Mei Min, Chow, Ling Hong, Chen, Jian Ai, Yeow,

Pei Wah, Wong (2012) 12

Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất 14 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu tham khảo Nguyễn Thị Mai Trang & Nguyễn Đình Thọ

16

Trang 7

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI

Ngày nay xã hội ngày một phát triển, nhu cầu ăn uống của con người vì thế cũng đượcquan tâm chăm sóc nhiều hơn Và để giúp con người thuận tiện hơn trong việc ăn uống thìdịch vụ giao đồ ăn trực tuyến đã ra đời Theo thống kê từ Hiệp hội các nhà bán lẻ ViệtNam, năm 2017 mới chỉ có 30% số người dân thành thị sử dụng các dịch vụ đặt món trựctuyến tại Hà Nội và TP.HCM nhưng trong 6 tháng đầu năm 2018 đã lên tới hơn 70%.Như vậy chỉ trong một năm, lượng người dùng dịch vụ này đã tăng tới 40%, một tốc độquá nhanh, mặc dù mới chỉ giới hạn ở khu vực thành thị, nơi tập trung lượng dân vănphòng lớn

Thêm vào đó, theo báo cáo của Euromonitor cho biết, thị trường đặt món trực tuyến ởViệt Nam giá trị khoảng 33 triệu USD vào năm nay và dự báo sẽ đạt hơn 38 triệu USDvào năm 2020 Như vậy, từ thói quen người dùng thay đổi, mọi người cần giao hàngnhanh cho thực phẩm, để giữ cho chúng nóng sốt, cộng với dự báo thị trường tiềm năng,

sự cạnh tranh trong dịch vụ đặt món trực tuyến chắc chắn sẽ không hề đơn giản

Tại Việt Nam, hiện nay thị trường đặt món trực tuyến ở Việt Nam cũng đang hiện diệnnhiều đối thử trong lĩnh vựa này trong đó phải kể đến hai tên tuổi được nhiều người biếtđến là Delivery Now (tức Foody) và Vietnammm, một số cái tên khác như Eat.vn,Chonmon.vn, Go-Jek

Mới đây thì GrabFood - dịch vụ giao đồ ăn của Grab, hiện vừa xuất hiện tại Việt Nam saukhi đã có mặt tại Indonesia và Thái Lan Grab cho biết, tại TP.HCM, GrabFood được thửnghiệm vào ngày 10/05/2018, chính thức triển khai vào tháng 06/2018 và đang đạt mứctăng trưởng ấn tượng qua từng tháng Trong tháng 09/2018, số lượng đơn hàng GrabFood

đã tăng gấp 2,3 lần so với tháng trước đó Còn tại Hà Nội, GrabFood được thử nghiệmvào ngày 5/9/2018 Sau gần 1 tháng thử nghiệm, số lượng đối tác kinh doanh GrabFood

đã tăng gấp 8 lần GrabFood bước đầu đã đạt được những kể quả khả quan, tuy nhiên vớinhững đối thủ ở trên thì hứa hẹn cuộc đua này sẽ không hề dễ nhằn

Vậy liệu rằng GrabFood có thể tồn tại và đứng vững được trong thị trường với những ônglớn lâu đời như hiện nay? Để đứng vững được trong giai đoạn này thì GrabFood đã cónhững giải pháp nào để dịch vụ của mình được hiệu quả hơn, thu hút được nhiều kháchhàng hơn Để đạt được điều đó, GrabFood phải hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến quyếtđịnh của khách hàng, để phân tích và có những bước đi đúng đắn hơn cho mình Từ đó,tác giả thực hiện đề tài: "CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH CHỌNGRABFOOD CỦA KHÁCH HÀNG TẠI TP HỒ CHÍ MINH” với mong muốn góp phầngiải quyết vấn đề trên

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này tập trung vào ba mục tiêu chính:

Mục tiêu 1: Xác định những yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ

GrabFood của khách hàng tại TP Hồ Chí Minh

Trang 8

Mục tiêu 2: Đo lường mức độ tác động của các yếu tố đó đối với quyết định mua.

Mục tiêu 3: Từ kết quả nghiên cứu đề xuất một số giải pháp giúp doanh nghiệp có thể áp

dụng để nâng cao chất lượng, duy trì và tiếp tục phát triển GrabFood lớn mạnh tại thịtrường Việt Nam

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn dịch vụ GrabFood Đối tượng khảo sát: Những khách hàng đã, đang và sẽ sử dụng dịch vụ GrabFood Không gian nghiên cứu: Do giới hạn về mặt thời gian và chi phí nên nghiên cứu được

tiến hành tại TP Hồ Chí Minh

Thời gian nghiên cứu: Thực hiện trong 15 tuần.

1.4 Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU

Kết quả của nghiên cứu này sẽ giúp cho doanh nghiệp thấy được các yếu tố ảnh hưởngđến quyết định lựa chọn dịch vụ GrabFood Từ đó sẽ giúp cho doanh nghiệp kinh doanhdịch vụ GrabFood nắm bắt được những yếu tố quan trọng để có thể đưa ra những giảipháp thiết thực, hiệu quả nhằm tạo dựng được những lợi thế nhất định để nâng cao thịphần và cạnh tranh bền vững với các doanh nghiệp khác trong môi trường khốc liệt nhưhiện nay

Ngoài ra, báo cáo nghiên cứu này có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong các nghiêncứu khác để hiểu đúng về các yếu tố ảnh hưởng đến việc khách hàng lựa chọn sử dụngmột loại sản phẩm/dịch vụ nào đó

1.5 CẤU TRÚC NGHIÊN CỨU

Đề tài gồm có 5 chương với nội dung như sau:

Chương 1: Giới thiệu.

Giới thiệu đề tài nghiên cứu, bao gồm: lý do hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm

vi nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn, cấu trúc nghiên cứu và kế hoạch thực hiện nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết.

Trình bày những cơ sở lý thuyết để thực hiện nghiên cứu, bao gồm: khái niệm và tóm tắtmột số nghiên cứu trước liên quan, tìm ra những phần nào của nghiên cứu trước có thể ápdụng được trong bối cảnh nghiên cứu hiện tại của đề tài nghiên cứu này

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.

Trình bày quy trình nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu, thiết kế mẫu và phương pháp phântích số liệu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu.

Trình bày kết quả thực hiện của đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết địnhlựa chọn dịch vụ GrabFood của khách hàng tại thành phố Hồ Chí Minh” để đạt được cácmục tiêu nghiên cứu đã đề ra trước đó

Trang 9

Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

Tổng kết lại toàn bộ quá trình thực hiện đề tài, đưa ra một số đề xuất liên quan đến kếtquả nghiên cứu, đánh giá nghiên cứu đã thực hiện được gì và giới hạn nghiên cứu, đề xuấthướng nghiên cứu tiếp theo

1.6 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

Bảng 1.1 Kế hoạch thực hiện luận văn tốt nghiệp

Thời gian Mục tiêu Công việc

21/11/2017 Hoàn thành đề cương

Chọn đề tài luận vănTìm hiểu lý thuyết, mô hình nghiên cứuLàm đề cương theo sự hướng dẫn từGVHD

23/11/2017 Nộp đề cương tại Khoa

01/2018 Báo cáo đề cương và

hoàn thiện đề cương

Chỉnh sửa đề cương theo yêu cầu từ hộiđồng bảo vệ

Tuần 1, 2,3, Làm bảng khảo sát Phỏng vấn sâu khách hàng.

Làm bảng khảo sátTuần 4, 5, 6 Thu thập mẫu Lấy mẫu tại tại các siêu thị khu vực quận

10, quận Tân Bình, quận 11

Tuần 7, 8, 9 Nhập liệu mẫu Nhập kết quả khảo sát vào file Excel(SPSS).Tuần 10, 11, 12 Phân tích mẫu dữ liệu Phân tích dữ liệu theo các phương phápđã định sẵn.Tuần 13, 14 Hoàn thiện luận văn Gặp GVHD trao đổi và chỉnh sửa luận

Trang 10

này Phạm vi và ý nghĩa của nghiên cứu cũng được nhắc tới để làm rõ hơn về quyết địnhthực hiện nghiên cứu Với việc trình bày kết cấu nghiên cứu sẽ giúp hình dung tổng quátnghiên cứu sẽ làm những nội dung gì Cuối cùng, bảng 1.1 cho thấy được tác giả sẽ thựchiện và hoàn thành đề cương luận văn tốt nghiệp như thế nào, đó cũng chính là cơ sở đểđánh giá quá trình thực hiện và kết quả đạt được trong đề cương cả tác giả.

Trang 11

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

gì đó Theo Tổng cục Việt Nam ISO 8402:1999, dịch vụ là kết quả tạo ra để đáp ứng yêucầu của khách hàng bằng các hoạt động tiếp xúc giữa người cung cấp – khách hàng và cáchoạt động nội bộ của người cung cấp

Tóm lại, Dịch vụ là một quá trình gồm các hoạt động hậu đài và các hoạt động phía trước,nơi mà khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ tương tác với nhau Mục đích của việc tươngtác này là nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng theo cách khách hàngmong đợi, cũng như tạo ra giá trị cho khách hàng” (Bùi Nguyên Hùng, 2004)

Hai là tính không thể tách rời: tính chất này nói tới việc khó khăn trong việc phân biệt

giữa việc tạo thành một dịch vụ và việc sử dụng dịch vụ như là hai công việc riêng biệthoặc hai quá trình riêng biệt Một dịch vụ không thể tách thành 2 giai đoạn: giai đoạn tạothành và giai đoạn sử dụng nó

Ba là tính không đồng nhất: là sự khác nhau của các mức độ thực hiện dịch vụ Có

nghĩa là dịch vụ có thể được xếp hạng từ rất kém cho đến rất hoàn hảo

Bốn là tính không thể tồn trữ: dịch vụ không thế lấy ra cất và sau đó lấy ra dùng Một

dịch vụ sẽ biến mất nếu ta không sử dụng nó Ta không thể tồn trữ dịch vụ, vì vậy mộtdịch vụ không thể được sản xuất, tồn kho và sau đó đem bán

Ngoài ra, theo (Lovelock, 1996) có một cái gì đó dịch vụ còn có một số đặc điểm như sau:

Trang 12

Trong quá trình sản xuất dịch vụ, khách hàng đóng một vai trò để tham gia vào quá trình

xử lý nhiêu hơn so với việc tạo ra tính chất vật lý của sản phẩm; Kết quả của các dịch vụkhó có thể định lượng được; Yếu tố thời gian trong dịch vụ và tiêu thụ dịch vụ nói chung

là thu hút sự chú ý nhiều hơn

2.1.2 GrabFood là gì?

2.1.2.1 Khái niệm GrabFood

Theo Website chính thức của Grab, GrabFood là một dịch vụ giao nhận thức ăn nhanhvừa được Grab ra mắt Khách hàng có thể lựa chọn địa điểm giao nhận hoặc lựa chọnmón ăn yêu thích (sẽ có một số nhà hàng liên kết với Grab và đưa thực đơn trên ứng dụng

để khách hàng chọn món)

2.1.2.2 Đặc điểm về GrabFood

GrabFood hoạt động từ 7h đến 22h hằng ngày, tùy theo khu vực của khách hàng và thờigian mở cửa cụ thể của từng nhà hàng quán ăn Danh sách các nhà hàng, quán ăn có giaohàng qua GrabFood được cập nhật trên ứng dụng, GrabFood sẽ quét vị trí của khách hàng

và gợi ý danh sách nhà hàng, quán ăn ở gần vị trí của khách hàng nhất, để đảm bảo thức

ăn được giao đảm bảo chất lượng và được giao đến khách hàng nhanh chóng

Cách thức sử dụng GrabFood:

1) Bật app Grab, chọn “Giao thức ăn" ở thanh trên cùng của ứng dụng

2) Điền địa chỉ giao thức ăn của bạn

2.1.3.2 Quá trình ra quyết định của người tiêu dùng

Các giai đoạn trong quá trình ra quyết định tiêu dùng lần đầu tiên được giới thiệu và pháttriển thành mô hình bởi Blackwell, Miniard và Engel (1973) gồm 5 giai đoạn như sau:Nhận diện nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các phương án, quyết định mua sắm vàđánh giá sau mua

Đánh giá sau mua

Quyết địnhmua sắm

Đo lường

và đánh giá

Tìm kiếmthông tinNhận diện

nhu cầu

Trang 13

Hình 2.1: Sơ đồ quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng

Trang 14

Nhận diện nhu cầu:

Nhận diện nhu cầu là bước đầu tiên bắt đầu cho quá trình ra quyết định của người tiêudùng Nhận diện nhu cầu xảy ra khi người mua nhận thức được sự khác biệt giữa tìnhtrạng mong muốn và tình trạng hiện tại (Zeithaml & Bitner, 2003) Đôi khi người tiêudùng không tự nhận diện nhu cầu của bản thân và người làm tiếp thị cần sử dụng cácphương thức tiếp thị phù hợp giúp khách hàng nhận diện nhu cầu (Jobber, 2010) Kháchhàng nhận thấy những nhu cầu như một vấn đề và chuẩn bị tìm các giải pháp để giải quyếtvấn đề đó (Zeithaml & Bitner, 2003)

Tìm kiếm thông tin:

Khi nhu cầu được nhận diện, người dùng thường tìm kiếm thông tin về dịch vụ để đápứng nhu cầu của bản thân Người tiêu dùng có thể tìm kiếm thông tin từ cả hai nguồnthông tin cá nhân (bạn bè, chuyên gia,…) và thông tin phi cá nhân ( các phương tiệntruyền thông, ) như cách để giảm thiểu rủi ro và liên quan đến dịch vụ mua hàng(Zeithaml, 1981)

Việc tìm kiếm thông tin liên quan đến nguồn thông tin được sử dụng giúp dẫn đến việc raquyết định Có 2 nguồn thông tin trong tìm kiếm thông tin: nguồn thông tin bên trong vànguồn thông tin bên ngoài Nguồn thông tin bên trong do người mua tìm kiếm trong trínhớ của họ về sản phẩm có thể giải quyết các vấn đề như thế nào Người mua sử dụngnguồn thông tin bên ngoài khi không có thông tin hiệu quả từ nguồn bên trong (Jobber,2010)

Đo lường và đánh giá:

Quá trình tìm kiếm thông tin sẽ cung cấp cho người mua nhóm các thương hiệu và đượcngười mua xem như các phương án lựa chọn Người mua sử dụng các tiêu chuẩn để sosánh các phương án lựa chọn các sản phẩm và dịch vụ Các tiêu chuẩn lựa chọn là các đặctính hay đặc đểm mà người mua muốn (hoặc không muốn) Khi sử dụng các tiêu chuẩn,người mua đánh giá và xếp hạng các thương hiệu trong tập phương án lựa chọn (Jobber,2010)

Quyết định mua sắm:

Sau khi so sánh các phương án lựa chọn, khách hàng sẽ quyết định mua sản phẩm, dịch

vụ từ nhà cung cấp được chọn (Kotler và Amstrong, 2013) Theo như Kotler, Keller,Koshy and Jha (2009) thì giai đoạn này có thể bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố Yếu tố thứnhất là quan điểm của người khác và mức độ sẵn lòng nghe theo các quan điểm này củangười mua Yếu tố thứ hai là các tình huống bất ngờ, không thể dự đoán được như suythoái kinh tế, suy giảm tiền lương

Đánh giá sau mua:

Khách hàng có xu hướng đánh giá trải nghiệm của họ dựa trên việc xác định xem sảnphẩm và dịch vụ có đáp ứng những kỳ vọng của họ hay không Các lý thuyết marketing

đề xuất rằng khách hàng hài lòng có dự định hành vi mua lại các sản phẩm và dịch vụ nhưtrung thành, đề xuất cho người khác và sẵn lòng chi trả (Ladhari và cộng sự, 2008)

Trang 15

2.2 CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU THAM KHẢO

2.2.1 Mô hình nghiên cứu của Mr Surendra Malviya, Dr Manminder Singh Saluja

và Avijeet Singh Thakur (2013)

Nghiên cứu của Mr Surendra Malviya, Dr Manminder Singh Saluja và Avijeet SinghThakur trong bối cảnh số người dùng điện thoại trong nước gia tăng mạnh Mục tiêuchính của nghiên cứu này là để xác định các yếu tố quan trọng có ảnh hưởng thống trị đếntâm trí người tiêu dùng trong khi mua điện thoại thông minh

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu của Mr Surendra Malviya, Dr Manminder Singh Saluja và

Avijeet Singh Thakur (2013)

Nghiên cứu tổng cộng có 250 bảng câu hỏi trong đó có 188 bảng câu hỏi hợp lệ Dữ liệu thu thập được phân tích và diễn giải bằng phân tích chi tiết, độ tin cậy, phân tích nhân tố, phân tích nhân tố xác nhận với sự trợ giúp của thống kê

Kết quả nghiên cứu phát hiện ra ở giá không ảnh hưởng đáng kể đến quyết định mua điệnthoại thông minh của người tiêu dùng ở Indore, trong khi đó các yếu tố sở thích thươnghiệu, ảnh hưởng xã hội và tính năng sản phẩm lại có tác động đáng kể

2.2.2 Mô hình nghiên cứu của Karen Lim Lay-Yee, Han Kok-Siew, Benjamin Chan

Yin-Fah (2013)

Nhóm tác giả Karen Lim Lay-Yee, Han Kok-Siew, Benjamin Chan Yin-Fah đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua điện thoại thông minh của người dân Malaysia thế hệ Y

Trang 16

Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Karen Lim Lay-Yee, Han Kok-Siew, Benjamin Chan

Yin-Fah (2013)

Mục đích chính của nghiên cứu này là để tìm hiểu mối quan hệ giữa quyết định mua hàng của người dân Malaysia thế hệ Y với các yếu tố thương hiệu, sự tiện lợi, sự phụ thuộc, giá

cả, tính năng sản phẩm, ảnh hưởng xã hội

Tổng cộng có 125 mẫu được thu thập từ Klang Valley, Malaysia Kết quả cho thấy có một

ý nghĩa quan trọng về mối quan hệ giữa tất cả các biến với quyết định mua hàng, cho thấyquyết định mua điện thoại thông minh của thế hệ Y bị ảnh hưởng bởi mối quan tâm thương hiệu, mối quan tâm tiện lợi, mối quan tâm phụ thuộc, mối quan tâm về giá, mối quan tâm về sản phẩm và mối quan tâm về ảnh hưởng xã hội

2.2.3 Mô hình nghiên cứu của Liao, Yu- Jui (2012)

Nghiên cứu của Liao, Yu- Jui tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của người tiêudùng trong việc quyết định lựa chọn mua điện thoại thông minh Nghiên cứu diễn ra trongbối cảnh nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh của con người ngày một cao dẫn đến thịtrường điện thoại cạnh tranh ngày một khốc liệt Đối với các nhà sản xuất điện thoạithông minh, việc phát hiện ra sở thích của người tiêu dùng và hành vi dự đoán số lượng làchìa khóa để chinh phục thị trường điện thoại thông minh

Trang 17

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Liao, Yu- Jui (2012)

Đối tượng của nghiên cứu này là những người sử dụng điện thoại thông minh tại ĐàiLoan Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên, phi xác suất

Nghiên cứu tổng cộng có 200 bảng câu hỏi được phát ra và 179 bảng được thu về, baogồm tỷ lệ trả lời là 89,5% Ngoại trừ những bảng câu hỏi không hợp lệ, 154 câu hỏi hợp lệ

đã được thu thập, bao gồm tỷ lệ trả lời hiệu quả là 86,03%

Kết quả của nghiên cứu cho thấy các yếu tố trong mô hình có ảnh hưởng đến quyết địnhnhư sau:

 Hiệu suất sản phẩm có tác động dương (+) đến quyết định mua điện thoại thôngminh của người tiêu dùng tại Đài Loan

 Thương hiệu có tác động dương (+) đến quyết định mua điện thoại thông minhcủa người tiêu dùng tại Đài Loan

 Thiết kế sản phẩm có tác động dương (+) đến quyết định mua điện thoại thôngminh của người tiêu dùng tại Đài Loan

 Giá có tác động âm (-) đến quyết định mua điện thoại thông minh của ngườitiêu dùng tại Đài Loan

2.2.4 Mô hình nghiên cứu của Cheng Hui Ying, Huang Wan Ee, Lum Sin Yin, Tan

Yi Jie (2013)

Nghiên cứu của Cheng Hui Ying, Huang Wan Ee, Lum Sin Yin, Tan Yi Jie với mục đíchtìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua điện thoại thông minh của sinh viên đạihọc

Ngày đăng: 29/11/2018, 10:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w