1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận thực trạng kỹ năng thuyết trình

40 2,1K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 136,3 KB

Nội dung

DANH MỤC BẢNGBảng 1: Khái niệm kĩ năng Bảng 2: Lợi ích của kĩ năng thuyết trình Bảng 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng thuyết trình Bảng 4: Những vấn đề sinh viên thường gặp phải khi t

Trang 1

Lời cảm ơn

Sau một thời gian dài nghiên cứu, cố gắng để học tập và làm việc một cách nghiêm túc, tôi đã hoàn thành bài tiểu luận này Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người đã giúp đỡ, bên cạnh tôi suốt thời gian qua.

Điều đầu tiên, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Nguyễn Bá Phu, giảng viên môn Tâm lý học phát triển, Trường Đại học sư phạm – Đại học Huế, người đã tận tình hướng dẫn, gợi ý và cho những lời khuyên hết sức bổ ích trong việc nghiên cứu và hoàn thành bài tiểu luận này.

Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô giáo, các bạn sinh viên ngành Tâm lý – Giáo dục, trường Đại học sư phạm – Đại học Huế đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thu thập dữ liệu.

Dù đã rất cố gắng đầu tư thời gian nghiên cứu song bài báo cáo khoa học này khó có thể tránh khỏi những thiếu sót do lượng kiến thức còn nhiều hạn chế Tôi rất mong nhận được sự nhận xét và đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn đọc.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 12 năm 2017 Sinh viên thực hiện

Lê Thị Diệu Hằng

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Khái niệm kĩ năng

Bảng 2: Lợi ích của kĩ năng thuyết trình

Bảng 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng thuyết trình

Bảng 4: Những vấn đề sinh viên thường gặp phải khi thuyết trình

Bảng 5 : Đánh giá tác phong của sinh viên khi thuyết trình

DANH MỤC BIỂU

Biểu đồ 1: Biểu đồ tỉ lệ khách thể theo giới tính

Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện mức độ cần thiết của kĩ năng thuyết trình

Biểu đồ 3: Biểu đồ tần suất tham gia thuyết trình

Biểu đồ 4: Tự đánh giá kỹ năng thuyết trình

Trang 4

Mục lục

M đ uở đầu ầu

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Mục đích nghiên cứu 6

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 7

4.1 Đối tượng nghiên cứu 7

4.2 Khách thể nghiên cứu 7

5 Giả thuyết khoa học 7

6 Phương pháp nghiên cứu 7

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận 7

6.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 7

6.3 Phương pháp thống kê toán học 7

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KĨ NĂNG THUYẾT TRÌNH 7

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7

1.1.1 Lịch sử nghiên cứu trên thế giới 7

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu tại Việt Nam 8

1.2 Các khái niệm 9

1.2.1 Khái niệm kĩ năng 9

1.2.2 Khái niệm thuyết trình 10

1.2.3 Kĩ năng thuyết trình 10

1.3 Biểu hiện của kĩ năng thuyết trình 11

1.3.1 Tác phong khi thuyết trình 11

1.3.2 Nội dung thuyết trình 12

1.3.3 Công cụ và thiết bị hỗ trợ 13

1.3.4 Các yếu tố khác 14

1.3.4.1 Yếu tố không gian ,thời gian 14

Trang 5

1.3.4.2 Yếu tố khán thính giả 14

1.4 Cách thức thực hiện một bài thuyết trình 14

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG KĨ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN KHOA TLGD TRƯỜNG ĐHSP HUẾ 17

2.1 Đặc điểm địa điểm và khách thể nghiên cứu 17

2.1.1 Đặc điểm của địa điểm nghiên cứu 17

2.1.2 Đặc điểm khách thể nghiên cứu 19

2.2 Công cụ thu thập dữ liệu 19

2.3 Quá trình thu thập dữ liệu 20

2.4 Kết quả nghiên cứu 20

2.4.1 Ý kiến của sinh viên khoa TLGD, trường ĐHSP – ĐHH về khái niệm “kĩ năng” 20

2.4.2 Đánh giá của sinh viên khoa TLGD, trường ĐHSP-ĐHH về mức độ cần thiết của KN thuyết trình đối với sinh viên sư phạm 21

2.4.3 Đánh giá của sinh viên khoa TLGD về vai trò của KNTT 21

2.4.4 Thực trạng tần suất tham gia thuyết trình của sinh viên TLGD trường ĐHSP – ĐHH 22

2.4.5 Thực trạng sinh viên khoa TLGD đánh giá KN thuyết trình của bản thân 23

2.4.6 Thực trạng kỹ năng thuyết trình 24

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐHSP – ĐHH 29

3.1 Về phía nhà trường 29

3.2 Về phía giảng viên 30

3.3 Về phía sinh viên 31

Kết luận 33

Tài liệu tham khảo 35

Phụ lục 36

Trang 6

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

Những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy và học đang được áp dụng ởnhiều trường đại học trên cả nước Các trường đã và đang chuyển dần từ kiểu dạy họctruyền thống sang hình thức dạy lấy người học làm trung tâm Do vậy, sinh viên đến lớpkhông chỉ để nghe giảng, chép bài mà còn phải có sự chuẩn bị, tự nghiên cứu tài liệu vàtrình bày trước lớp Để thành một giáo viên, sinh viên sư phạm cần học tập, tu dưỡng đểlĩnh hội và tích lũy các kiến thức và kỹ năng Khi đã là giáo viên, dù dạy môn học nàocũng phải có kỹ năng thuyết trình, sử dụng lời nói, kết hợp với làm mẫu động tác, là mộtphương pháp dạy học rất phổ biến, không thể thiếu được mà đạt hiệu quả cao trong côngtác dạy học sau này

Thuyết trình là diễn đạt để cho người khác hiểu được nội dung mà mình muốn truyềntải Một người diễn đạt tốt là người mất ít thời gian nhất để truyền tải thông tin cho ngườikhác nhưng vẫn hiểu cặn kẽ và rõ ràng thông tin được chuyển tải Một giáo viên khôngthể dạy giỏi nếu không làm cho học sinh hiểu bài mặc dù có kiến thức sâu rộng

Vì vậy, thực trạng kỹ năng thuyết trình đã được nhiều người nghiên cứu Tuy nhiên nóchưa được quan tâm nghiên cứu nhiều trên sinh viên sư phạm Là sinh viên sư phạm Tâm

lý giáo dục, nhận thức thấy thực trạng kỹ năng thuyết trình ở sinh viên sư phạm hiện nay

còn nhiều hạn chế, vì vậy tôi quyết đinh làm nghiên cứu với tên đề tài: “Thực trạng kỹ năng thuyết trình của sinh viên Tâm lý giáo dục trường Đại học Sư phạm-Đại học Huế”.

2.Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng về kĩ năng thuyết trình của sinh viên khoaTLGD, trường Đại Học sư phạm-Đại học Huế, đề tài đề xuất một số biện pháp nhằm nângcao kĩ năng thuyết trình cho sinh viên

3.Nhiệm vụ nghiên cứu

Trang 7

- Xây dựng cơ sở lí luận về kĩ năng thuyết trình của sinh viên

- Khảo sát, phân tích, đánh giá về thực trạng kĩ năng thuyết trình của sinh viên khoa

TLGD, trường ĐHSP- Đại học Huế

- Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng thuyết trình cho sinh viên.

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Kĩ năng thuyết trình của sinh viên

4.2 Khách thể nghiên cứu

Sinh viên năm 2 và 3 ngành TLGD trường Đại học sư phạm Huế

5 Giả thuyết khoa học

- Nếu đánh giá đúng thực trạng, xác định được những thuận lợi và khó khăn của sinhviên trong kĩ năng thuyết trình thì có thể đề xuất được các biện pháp, kế hoạch góp phầnnâng cao kĩ năng của sinh viên khoa TLGD trong việc thuyết trình

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận.

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu để thu thập

cơ sở lí thuyết, các kết quả nghiên cứu đã công bố, chủ trương và chính sách, số liệu liênquan đến kĩ năng thuyết trình và cuối cùng tìm ra những nội dung lí luận làm cơ sở thựchiện mục đích nghiên cứu đề tài

6.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

- Thiết kế bảng câu hỏi

- Thu nhận thông tin phản hồi của người được khảo sát về kĩ năng thuyết trình

6.3 Phương pháp thống kê toán học.

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KĨ NĂNG THUYẾT TRÌNH

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trang 8

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới không chỉ chú trọng vào việc đào tạo các kiến thứcvăn hóa mà còn chú trọng vào việc giáo dục, định hướng, trang bị các kĩ năng cần thiếtvới mục đích giáo dục toàn diện cho sinh viên Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các

kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người, có liên quan đén việc sử dụng ngônngữ,khả năng hòa nhập xã hội, thái độ và hành vi, giúp sinh viên phát triển những kỹ năngcần thiết để thích nghi với yêu cầu của công việc và xã hội Tại Mỹ, Bộ Lao động Mỹcùng Hiệp hội Đào tạo và Phát triển Mỹ gần đây đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về các

kỹ năng cơ bản trong công việc Kết luận được đưa ra là có 13 kỹ năng cơ bản cần thiết đểthành công trong công việc:

(1) Kỹ năng học và tự học

(2) Kỹ năng lắng nghe

(3) Kỹ năng thuyết trình

(4) Kỹ năng giải quyết vấn đề

(5) Kỹ năng tư duy sáng tạo

(6) Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn

(7) Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc

(8) Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp

(9) Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ

(10) Kỹ năng làm việc đồng đội

(11) Kỹ năng đàm phán

(12) Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả

(13) Kỹ năng lãnh đạo bản thân

Đặc biệt kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng quan trọng nhất – đây là kỹnăng giúp trình bày, thể hiện ý kiến, kế hoạch, quan điểm trước đám đông Năm 1989, BộLao động Mỹ cũng đã thành lập một Ủy ban Thư ký về Rèn luyện các Kỹ năng Cần thiết.Thành viên của ủy ban này đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau như giáo dục, kinh doanh,doanh nhân, người lao động, công chức… nhằm mục đích “thúc đẩy nền kinh tế bằngnguồn lao động kỹ năng cao và công việc thu nhập cao” Đây là những kỹ năng năngmềm cần thiết cho mỗi con người để thành công trong công việc và cuộc sống

Vì vậy, đã có rất nhiều cuốn sách, công trình nghiên cứu của nhiều tác giả, nhà nghiêncứu khoa học nổi tiếng trên thế giới nghiên cứu về kỹ năng thuyết trình với mục đích cócái nhìn tổng quát về thực trạng của kỹ năng này, từ đó có những biện pháp để cải thiện,nâng cao khả năng thuyết trình của mọi người nói chung và sinh viên nói riêng

1.1.2 Lịch sử nghiên cứu tại Việt Nam

Trang 9

Kỹ năng thuyết trình là một kỹ năng cần thiết đối với mỗi sinh viên Thuyết trình gópmột phần đến sự thành công của công việc, mang lại hình ảnh, tác phong và quan trọnghơn là sự tự tin cho bạn khi đứng trước đám đông Tầm quan trọng của kỹ năng thuyếttrình đã được nhiều đề tài nghiên cứu cũng như nhiều sách báo đề cập đến Ở Việt Namcũng có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này:

“Kỹ năng thuyết trình - chuẩn bị” ( Tâm Việt Group - Đào tạo tư vấn), Tâm ViệtGroup đã nêu ra các bước để chuẩn bị cho một bài thuyết trình, gồm có: xác định các tìnhhuống, phân tích thính giả và diễn giả, xác định mục tiêu muốn truyền tải, thu thập thôngtin và tập luyện Ngoài ra cần phải biết giới hạn vấn đề, đánh giá môi trường bên ngoài

Đề tài “ Sử dụng phương tiện trực quan trong các bài thuyết trình trên lớp của sinhviên năm 2” ( Sinh viên Vũ Phương Trà , lớp K36A9 – Trường Đại học Ngoại Ngữ - Đạihọc Quốc Gia Hà Nội): Đề tài đã nghiên cứu về cách sử dụng các phương tiện trực quancho các bài thuyết trình trên lớp của sinh viên năm 2 sao cho hiệu quả nhất, bên cạnh đó

đề tài còn nêu lên thực trạng của việc sử dụng phương tiện trực quan cùng một số gợi ýcũng như cách chọn và giới thiệu phương tiện trực quan Mặc dù vậy, do những gợi ý nàyđều được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm cũng như ý kiến của riêng cá nhận ngườithực hiện nên không thể tránh được những hạn chế như việc đưa ra một số gợi ý chưa cótính bao quát

1.2 Các khái niệm

1.2.1 Khái niệm kĩ năng.

Có nhiều quan điểm khác nhau về kĩ năng nhưng theo nghĩa chung nhất :Kĩ năng làkhả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương pháp ) để giải quyết mộtnhiệm vụ mới

Phân loại kĩ năng:

Nếu xét theo tổng quan thì kỹ năng phân ra làm 3 loại: Kỹ năng chuyên môn, kỹ năngsống và kỹ năng làm việc Nếu xét theo liên đới chuyên môn: kỹ năng cứng, kỹ năng mềm

và kỹ năng hỗn hợp Theo tính hữu ích cộng đồng: hữu ích và phản lợi ích xã hội Có thểhiểu rằng kỹ năng mềm hay kỹ năng sống cũng chỉ là một nhóm kỹ năng với tên gọi khácnhau Chúng ta cũng nhận thấy rằng kỹ năng mềm hay kỹ năng sống là những nhóm kỹnăng thiết yếu giúp cho chủ thể tồn tại và thăng hoa trong cuộc sống

Kỹ năng mềm(hay còn gọi là kĩ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ

Trang 10

việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo vàđổi mới

Kỹ năng mềm khác với kỹ năng cứng để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyênmôn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kĩ năngmềm họ được trang bị

Tóm lại, kỹ năng “mềm” chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người,không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt,chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyếthay người hòa giải xung đột Những kỹ năng “cứng” ở nghĩa trái ngược thường xuất hiệntrên bản lý lịch-khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn

1.2.2 Khái niệm thuyết trình.

- Thuyết trình là trình bày một nhận định, một quan điểm, một định hướng nhằm

thuyết phục người nghe đồng ý, chấp nhận và hành động theo điều mình muốn

- Cuộc sống ngày càng phát triển , môi trường làm việc ngày càng trở nên năng độngvới tính cạnh tranh cao thì kĩ năng thuyết trình là một trong những đòi hỏi quan trọng củanhà tuyển dụng Bởi kĩ năng này sẽ góp phần bổ trợ cho những kiến thức chuyên môn tạo

ra hiệu quả cao trong công việc Vì vậy mà kĩ năng thuyết trình có vai trò rất quan trọngđối với mọi người nói chung và với sinh viên sư phạm nói riêng

- Thuyết trình góp phần nâng cao hiệu quả giao tiếp và là công cụ hiệu quả trong giữ

gìn và củng cố tri thức nhân loại Thuyết trình là một công cụ giao tiếp hiệu quả giúpngười nói thể hiện được đầy đủ nội dung, ý tưởng và mục đích giao tiếp của mình cònngười nghe thì dễ dàng tiếp nhận các nội dung đó một cách thống nhất Những ngườithành công trong công việc và cuộc sống thường là những chuyên gia trong thuyết trình.Điều đó cũng giải thích tại sao kỹ năng thuyết trình trở thành một kĩ năng quan trọng đốivới một người lãnh đạo hay một nhà quản lí Thuyết trình mang lại hình ảnh tác phong vàquan trọng hơn là sự tự tin cho bạn khi đứng trước một đám đông, thuyết trình đóng vaitrò vô cùng to lớn trong sự thành công của mỗi cá nhân Bên cạnh đó, ngày nay thuyếttrình còn được xem như một nghề tạo thu nhập cao

1.2.3 Kĩ năng thuyết trình

Trang 11

Có nhiều quan điểm khác nhau về kĩ năng thuyết trình

“Kĩ năng thuyết trình là kĩ năng trình bày rõ ràng một vấn đề trước nhiều người.Thuyết trình là một nghệ thuật, người thuyết trình được ví như là một nghệ sĩ hay diễnviên đứng trước công chúng, thuyết trình là một kỹ năng được phát triển thông qua kinhnghiệm và đào tạo”

Hay “kĩ năng thuyết trình là khả năng vận dụng kiến thức để trình bày bằng lời trướcnhiều người nghe về một vấn đề nào đó nhằm cung cấp thông tin hoặc thuyết phục, gâyảnh hưởng đến người nghe”

Hay “Kĩ năng thuyết trình là khả năng giao tiếp, nói chuyện với đám đông”

Như vậy, theo nghĩa chung nhất ta có thể thấy rằng: “Kĩ năng thuyết trình là một trongnhững kĩ năng giao tiếp cơ bản Do đó, kĩ năng thuyết trình bên cạnh đặc điểm riêng vẫnmang đặc điểm chung của kĩ năng giao tiếp Đó là khả năng nhận biết nhanh chóng nhữngbiểu hiện bên ngoài và đoán biết diễn biến tâm lý bên trong Đồng thời biết sử dụngphương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, biết cách định hướng để điều chỉnh và điều khiểnquá trình giao tiếp đạt được mục đích đã định” là khái niệm đầy đủ nhất

1.3 Biểu hiện của kĩ năng thuyết trình

1.3.1 Tác phong khi thuyết trình

- Một bài thuyết trình hoàn hảo sẽ bị chi phối bởi nhiều yếu tố trong đó tác phong khithuyết trình chiếm một vị trí không nhỏ đến thành công của bài thuyết trình Con ngườichúng ta bị ảnh hưởng bởi thị giác nhiều hơn thính giác Tác phong ở đây được hiểu làtrang phục , hình dáng bên ngoài, cử chỉ, điệu bộ, cách ứng xử

- Ấn tượng đầu tiên của người nghe chính là trang phục, hình dáng bên ngoài củangười thuyết trình Lựa chọn trang phục phù hợp sẽ gây được thiện cảm cho người nghe.Tùy vào đối tượng người nghe mà người thuyết trình có sự lựa chọn trang phục chuẩnmực và phù hợp Điều này sẽ giúp cho người thuyết trình cảm thấy tự tin, mạnh mẽ và tạođược sự tin cậy nơi người nghe

- Bên cạnh trang phục thuyết trình thì phong thái hành vi, cách ứng xử cũng đóng vaitrò rất quan trọng Một giọng nói to, rõ ràng sẽ thu hút người nghe hơn Ngôn ngữ cuẩ cơthẻ không kém gì nội dung bài thuyết trình

Trang 12

- Người thuyết trình cần để ý tác phong của mình khi trình bày, thậm chí cần tậpduyệt trước gương để thành thạo việc này Tránh khoanh tay, nhăn nhó hay gù lưng thayvào đó, cần đứng thẳng, thả lỏng vai và khi thuyết trình gắng nhìn vào khán giả.

- Hơn nữa bạn không thể thuyết trình nếu thiếu sự tương tác với khán giả thông quaánh mắt và ngôn ngữ Ánh mắt để tạo thiện cảm cho người nghe, hướng mắt về phía khángiả vừa là để quan sát sự chú ý của người nghe vừa là để ngầm theo dõi mức độ hứng thú

và am hiểu của họ với nội dung bài thuyết trình Từ đó có thái đọ và cách điều chỉnh ứngbiến cho phù hợp

- Giao tiếp ngôn ngữ: trong khi thuyết trình bạn phải xem xét xem mình có đang độcthoại hay không vì rất nhiều sinh viên khi thuyết trình mà không có sự giao tiếp với khángiả Ví dụ: để làm kích thích sự chú ý , tò mò của khán giả, bạn có thể đưa ra tình huốngkhơi gợi để cho họ giải quyết hoặc có thể đặt câu hỏi

1.3.2 Nội dung thuyết trình

a Đề tài thuyết trình

Trên thực tế có rất nhiều đề tài có thể đưa ra để làm chủ đề cho bài thuyết trình Đề tài

có thể là các vấn đề về kinh tế , chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật, tự nhiên, tuy nhiêncần lựa chọn đề tài mang tính thời sự, thiết thực, có ý nghĩa trong thực tiễn và quan trọng

là bản thân người làm phải hứng thú, quan tâm đến đề tài được lựa chọn thuyết trình

b Bố cục trình bày

- Nội dung trình bày cần được tổ chức sắp xếp teo một bố cục nhất định, rõ ràng, hợp

lí, dễ hiểu, khoa học mang tính thuyết phục cao, nhằm dẫn dắt người nghe dễ dàng theodõi diễn biến bài nói từ đó hiểu được thông điệp truyền đạt

- Mở đầu :về hình thức, cần thu hút sự chú ý và tạo thiện cảm nơi người nghe ngay

từ lúc ban đầu Về nội dung, nêu bật được vấn đề nghiên cứu, bao gồm lý do, nội dung,phạm vi, giá trị của nghiên cứu

- Đoạn giữa: về hình thức, khán thính giả có ít thời gian suy nghĩ vì phải theo dõithuyết trình cho nên nếu nội dung không sáng sủa, ró ràng , ý tứ không liên tục, tự nhiên

họ sẽ không muốn nghe nữa Cho nên về mặt nội dung, cần tuân thủ đúng trình tự quyđịnh để đảm bảo tính mạch lạc, hợp lí của bài thuyết trình

- Kết thúc: nếu đoạn mở tạo ấn tượng ban đầu, đoạn giữa tạo giá trị cung cấp thôngtin, thì đoạn kết có tác dụng khắc sâu vào tâm trí khán thính giả, bởi những lời sau cùng

Trang 13

dễ được nhớ nhất Về mặt hình thức , phải làm sao cho khán thính giả biết là đã kết thúc

và họ ra về mà vẫn còn tiếc Về mặt nội dung, đoạn kết nêu lên điểm nhấn của bài trìnhbày, giá trị và hạn chế của đề tài

c Tính nhất quán

Mỗi bài thuyết trình có sứ mạng hướng đến chỉ một chủ đích nhất định, cho nên tínhnhất quán về nội dung phải được thể hiện xuyên suốt từ đầu đến cuối bài thuyết trình, baogồm :

+ Nhất quán giữa đoạn mở và đoạn kết thúc

+ Nhất quán giữa các nội dung chi tiết trong đoạn giữa Cụ thể là phải có sự tươngđồng giữa các nội dung cơ sở lý thuyết, thực trạng và phân tích đánh giá,mục tiêu và giảipháp

1.3.3 Công cụ và thiết bị hỗ trợ

a Công cụ powerpoint

Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ kĩ thuật ngày càng tiên tiến cùng với sự pháttriển của công nghệ thông tin và truyền thông, việc thuyết trình trở nên thuận lợi hơn rấtnhiều nhờ phần mềm Powerpoint, các ý tưởng trình bày được công cụ hỗ trợ để minh họahoặc nhấn mạnh, thời gian viết vẽ bảng được tiết kiệm, sức thu hút khán giả được nângcao nhờ hiệu ứng âm thanh và hình ảnh sống động Để khai thác Powerpoint hiệu quả,cần

sử dụng một số nguyên tắc chung: làm sao cho các slide trở nên ấn tượng , dễ nhìn, dễnhớ; các trang chiếu càng ngắn gọn càng súc tích càng tốt, nhưng không được quá nghèonàn, thiếu hấp dẫn; không nên qua nhiều dòng trên một trang

b Công cụ truyền thống: bảng , bản đồ, tranh ảnh

Bảng, bản đồ, tranh ảnh là những công cụ trực quan có từ rât lâu và vẫn được sử dụngcho đến ngày nay nhằm hỗ trợ cho những bài thuyêt trình Dù ngày nay công nghệ đãngày càng phổ biến hơn nhưng thuyết trình với bảng, tranh ảnh vẫn là sự lựa chọn chonhiều người , đặc biệt là những nơi còn gặp nhiều khó khăn, chưa có điều kiện phát triểncông nghệ

c Các phần mềm trình chiếu thông dụng

Trang 14

Bên cạnh powerpoint đã bắt đầu xuất hiện các phần mềm khác có thể đảm nhiệmcông việc này Với khả năng quản lý hình ảnh, âm thanh cũng như phim và ảnh động

d Thiết bị hỗ trợ

- Kiểm tra chất lượng của các thiết bị

- Các thiết bị phải tương thích, ăn khớp với nhau

- Các thiết bị phải tương thích với thời gian và không gian của buổi thuyết trình

1.3.4 Các yếu tố khác

1.3.4.1 Yếu tố không gian ,thời gian.

- Không gian thuyết trình: kích thước và hình dạng phòng họp cần phù hợp với số

lượng khán thính giả; màn chiếu và bàn ghế được sắp xếp sao cho hợp lí, bảo đảm diễngiả vừa có thể tham khảo hình ảnh sơ đồ khi cần thiết: các phương tiện âm thanh, ánhsáng,

- Thời gian thuyết trình, thời lượng thuyết trình cũng cần phù hợp

- Những câu hỏi và tình huống : dù đã lường trước một số câu hỏi nhưng vẫn khôngtránh khỏi gặp phải những câu hỏi hay tình huống khó Gặp câu hỏi khó, không nên trả lờingay, hãy suy nghĩ một chút, hoặc hỏi lại cho rõ, mục đích có thêm thời gian trả lời Tìnhhuống này bạn cố gắng hạn chế tranh luận, công việc của bạn là thuyết trình và thuyếtphục

1.4 Cách thức thực hiện một bài thuyết trình

Giai đoạn 1: Trước khi thuyết trình

Trang 15

Thứ nhất, chuẩn bị nội dung thuyết trình

Xác định rõ mục tiêu của bài thuyết trình:

- Trước khi trình bày một bài thuyết trình cần xác định rõ mục tiêu, nội dung truyền tải

mà bạn muốn đạt được Baì thuyết trình là phương tiện để đi đến một mục tiêu cụ thể vàmục tiêu đó là những điều muốn người nghe hiểu được thông tin do bạn cung cấp Nếubạn vẫn còn mơ hồ, chưa xác định được mình mong muốn người nghe sẽ làm gì sau khinghe, thuyết trình bạn sẽ không có được sự tập trung và nhất quán cần thiết đẻ thực hiệntốt bài thuyết trình của mình

- Khi thuyết trình bằng miệng, người nghe sẽ khó có dịp nghe lại những gì bạn nói Vìvậy phải trình bày sao cho người nghe hiểu được những thông tin người thuyết trìnhtruyền tải trong bài thuyết trình

- Xác định những điểm chính mà bạn mong muốn nguời nghe khi ra về sẽ nắm bắtđược

- Xây dựng dàn cho bài thuyết trình một cách logic nhất( đủ 3 phần: giới thiệu, nộidung và kết luận)

- Xác định thời lượng từng phần của bài thuyết trình Điều này rất quan trọng, bởi tâm

lí người nghe là không muốn nghe một bài diễn văn quá dài dù nó có hấp dẫn đến đâu.Đặc biệt nếu trong sự hạn hẹp về thời gian thì bạn phải phân bố thời lượng hợp lý để cóthời gian đi sâu vào phần quan trọng nhất

Thứ hai, phân tích người nghe, cần biết người nghe của bạn là ai?

- Người thuyết trình cần phải biết đối tượng nghe của mình là ai và có bao nhiêungười tham dự buổi thuyết trình Từ đó bạn sẽ lựa chọn được trang phục, thái độ , hành vi,nội dung bài nói phù hợp và cuốn hút

Thứ ba, hình thức cho buổi thuyết trình

- Địa điểm

+ Nếu xác định được số lượng người tham gia bạn sẽ dễ dàng lựa chọn địa điểm phùhợp với lượng người đó Bên cạnh đó cần chọn địa điểm phù hợp nội dung thuyết trình.+ Trước buổi thuyết trình cần sắp xếp nội thất, khung cảnh địa điểm

+ Các thiết bị phải tương thích với không gian và thời gian của buổi thuyết trình

Thứ tư,nếu có thể bạn nên làm thử thuyết trình:

Trang 16

- Bạn nên thử thuyết trình trước một nhóm người đóng vai những người nghe Qua đóbạn sẽ rèn luyện được kĩ năng trình bày vấn đề của mình, dự đoán được những câu hỏi,những ý kiến phản hồi mà người nghe có thể đưa ra và chuẩn bị trước câu trả lời.

- Tập nói trước ở địa điểm đã chọn Nếu ở ngoài trời thì cần tăng âm thanh Nếu trongphòng nhỏ thì điều chỉnh âm lượng vừa phải

Giai đoạn 2: Thực hiện thuyết trình

Thứ nhất, bạn phải gây được sự chú ý của người nghe:

- Khi nghe thuyết trình, người nghe thường có rất nhiều suy nghĩ trong đầu và nhiệm

vụ của bạn là phải làm cho họ tập trung chú ý đến nững gì bạn nói Người nghe chỉ cókhoảng thời gian có hạn để nghe Vì vậy, bạn cần phải quan tâm tới những trọng điểm củabài thuyết trình để nó tránh làm cho người nghe bị mất tập trung vào chủ đề chính

- Để gây được sự chú ý của người nghe, bạn có thể tham khảo ý kiến của những bài

thuyết trình trước có nhóm người này tham gia, qua đó hiểu được những tính cách, đặc

điểm, nhu cầu, mong muốn, mối quan tâm đặc thù của họ Càng thu thập được nhiềuthông tin về người nghe, bạn có thể chuẩn bị tốt hơn cho bài thuyết trình Một bài thuyếttrình được xem là có hiệu quả và có sức thuyết phục khi nó vừa đạt được mục đích củangười nói vừa đáp ứng được những nhu cầu của người nghe

Thứ hai, thể hiện sự nhiệt tình đối với vấn đề mà bạn đang trình bày

- Thể hiện tính cách cá nhân

- Hòa hợp với người nghe

- Liên lạc bằng mắt với người nghe

- Thể hiện sự tự tin qua hành động, điệu bộ, cử chỉ, lời nói

- Có khả năng trả lời câu hỏi đặt ra có liên quan đến nội dung trình bày

- Kiểm soát được giọng nói và yếu tố tương tác

+ Kiểm soát giọng nói: Người trình bày có thể tùy theo diễn biến của nội dung mà sửdụng các cấp độ, nhịp độ giọng nói khác nhau nhằm nhấn mạnh nội dung hoặc thu hút sựtập trung của người nghe

+ Sử dụng microphone

Trang 17

+ Đoán trước được phản ứng: Chuẩn bị tốt và tích luỹ kinh nghiệm cho phép dự đoántrước được các khả năng phản ứng, các tình huống có thể khơi gợi phản ứng của ngườinghe

+ Hiểu người nghe và đọc được ngôn ngữ cử chỉ của người nghe

+ Khi người nghe cảm thấy sự chân thành ở bạn và đánh giá bạn thật sự hiểu được khókhăn của họ, mong muốn giúp đỡ họ, chắc chắn họ sẽ lắng nghe bạn

Thứ ba, bạn nên đi thẳng vào câu kết luận: thời gian thuyết trình có hạn, bạn nên đithẳng vào câu kết luận để gây sự chú ý cho người nghe, sau đó mới đi vào phân tích,chứng minh cho kết luận đó

Giai đoạn 3: Sau khi thuyết trình

Đó là một sự đánh giá mang tính cảm nhận trực quan vè hiệu quả của bài thuyết trình,

về khả năng đạt được mục tiêu đã định Chẳng hạn, nếu mục tiêu của thuyết trình làtruyền đạt giúp người nghe hiểu được nội dung bạn thuyết trình thì sau khi thuyết trình sẽ

có bao nhiêu phần trăm hiểu được đúng điều bạn muốn truyền đạt, có thể lập phiếu thamkhảo ý kiến người nghe về bài thuyết trình

Tóm lại thông qua nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài đã cung cấp những kiến thức lý

thuyết cơ bản về nghiên cứu khoa học,các khái niệm liên quan đến kĩ năng thuyết trình vàcách thức để thể hiện một bài thuyết trình sao cho hoàn chỉnh

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG KĨ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH

VIÊN KHOA TLGD TRƯỜNG ĐHSP HUẾ

2.1 Đặc điểm địa điểm và khách thể nghiên cứu.

2.1.1 Đặc điểm của địa điểm nghiên cứu.

Giới thiệu chung về trường ĐHSP Huế

Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tôi đã tiến hành phát phiếu khảo sát cho sinhviên ngành TLGD đang học tập tại trường ĐHSP Huế

Trang 18

Trường ĐHSP thuộc viện Đại học Huế là một cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhấtcho các tỉnh khu vực Miền trung và Tây Nguyên Sau ngày Miền nam giải phóng, TrườngĐại học Sư phạm được chính thức thành lập theo Quyết định số 426/TTg, ngày27/10/1976 của Thủ tướng chính phủ, trực thuộc Bộ Giáo dục Theo Nghị định 30/CPngày 4-4-1994 của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Sư phạm trở thành trườngthành viên của Đại học Huế Tên gọi đầy đủ của Trường là 'Trường Đại học Sư phạmthuộc Đại học Huế.

Về sứ mệnh:trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế có sứ mạng đào tạo, bồi dưỡng giáo

viên, cán bộ khoa học và quản lý giáo dục có trình độ đại học, sau đại học; nghiên cứukhoa học và chuyển giao công nghệ, tư vấn giáo dục, phục vụ sự nghiệp phát triển đấtnước và hội nhập quốc tế

Về tầm nhìn: Đến năm 2030 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế trở thành trường

đại học sư phạm nghiên cứu và ứng dụng hàng đầu trong hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên

cả nước, hoàn chỉnh ngành và bậc học, hoạt động theo tiêu chuẩn chất lượng quốc gia vàquốc tế, đảm bảo cho người học có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng trong xã hội pháttriển

Khoa TLGD là khoa chuyên ngành của trường ĐHSP- Đại học Huế Ngày 15-02-2001khoa Tâm lý - Giáo dục được thành lập [Trước đó là tổ Tâm lý - Giáo dục (1976), Bộ mônTâm lý - Giáo dục (1982)]

Hoạt động đào tạo và bồi dưỡng: Đào tạo đội ngũ Cán bộ quản lý giáo dục và giảngviên có trình độ Thạc sĩ Quản lý giáo dục và Tâm lý học cho các trường Đại học, Caođẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, các Sở Giáo dục – Đào tạo ở những tỉnh miền Trung –Tây Nguyên và miền Đông, miền Tây Nam Bộ Đào tạo đội ngũ Cán bộ giảng viên cótrình độ Cử nhân Tâm lý – Giáo dục, Quản lý giáo dục; Bồi dưỡng sau đại học và chứngchỉ sư phạm cho các trường Đại học – Cao đẳng và các Sở Giáo dục – Đào tạo khu vựcMiền Trung – Tây Nguyên

Hiện nay, đã tốt nghiệp 16 khóa vàhiện đang đào tạo 4 khóa cử nhân Tâm

lý – Giáo dục với 153 sinh viên

2.1.2 Đặc điểm khách thể nghiên cứu.

12.50%

nữ Nam

Trang 19

Biểu đồ 1: Tỷ lệ sinh viên theo giới tính

Tôi đã tiến hành khảo sát 40 sinh viên, trong đó có 5 sinh viên nam( chiếm 12.5%) và

35 sinh viên nữ (chiếm 87.5%) Do đặc thù ngành học là sư phạm TLGD nên tỷ lệ

sinh viên nữ được khảo sát chiếm phần lớn trong tổng số khách thể mà tôi nghiên

cứu

2.2 Công cụ thu thập dữ liệu

Tôi tham khảo cơ sở lý luận, mục đích nghiên cứu và soạn thảo bảng hỏi để thu thập ý kiến của sinh viên về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng và biện pháp để nâng cao KN thuyết trình cho sinh viên TLGD trường ĐHSP – ĐHH Cấu trúc bảng hỏi bao gồm:Cấu trúc bảng hỏi được thiết kế như sau:

Phần 1: Thông tin cá nhân của người trả lời phiếu khảo sát.

Phần 2: Nội dung bảng hỏi:

Câu 1: Khái niệm kĩ năng

Câu 2: Mức độ thường xuyên của việc tham gia thuyết trình

Câu 3: Sự cần thiết của kĩ năng thuyết trình đối với sinh viên sư phạm

Câu 4: Lợi ích mà kĩ năng thuyết trình mang lại

Trang 20

Câu 6: Đánh giá về kĩ năng thuyết trình của bản thân

Câu 7: Những vấn đề gặp phải khi thuyết trình

Với các thang đo được sử dụng trong phiếu khảo sát:

Thang đo 1: rất thường xuyên - thường xuyên – thỉnh thoảng – hiếm khi – không bao giờ

Thang đo 2: kém – chưa tốt lắm – bình thường – tốt

Thang đo 3: rất cần thiết – cần thiết – bình thường – không cần thiết

2.3 Quá trình thu thập dữ liệu

Sau khi thống nhất và tham khảo ý kiến giảng viên, tôi đã tiến hành phát phiếu cho sinh viên ngành TLGD Với sự hỗ trợ của các thầy cô và các bạn sinh viên, quá trình chuẩn bị, phát phiếu khảo sát, thống kê và xử lí số liệu diễn ra trong vòng 1 tháng

2.4 Kết quả nghiên cứu.

2.4.1 Ý kiến của sinh viên khoa TLGD, trường ĐHSP – ĐHH về khái niệm

“kĩ năng”.

Bảng 1: Khái niệm kĩ năng

Là khả năng vận dụng kiến thức ( khái niệm cách thức phương pháp ) để giải

quyết một nhiệm vụ mới

7.5%

Là năng lực(khả năng) của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành

động trên cơ sở hiểu biết( kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong

phạm-nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi; năng lực giải quyết một vấn đề trên cơ sở kiến

Ngày đăng: 15/09/2018, 07:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w