Thực trạng kỹ năng thuyết trình

Một phần của tài liệu tiểu luận thực trạng kỹ năng thuyết trình (Trang 24 - 29)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KĨ NĂNG THUYẾT TRÌNH CỦA SINH VIÊN KHOA

2.4. Kết quả nghiên cứu

2.4.6 Thực trạng kỹ năng thuyết trình

Kết quả thống kê:

Bảng 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng

Các yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng thuyết trình

Các ý trả lời Rất

quan trọng

Ít quan trọng

Bình thường

Không quan trọng Hình dáng, trang phục, cử chỉ, điệu bộ... của

người thuyết trình

80% 5% 15% 0%

Phong thái hành vi, cách ứng xử 90% 5% 5% 0%

Ngôn ngữ, sự tương tác với khán giả qua ngôn ngữ ánh mắt

90% 7.5% 2.5% 0%

Đề tài thuyết trình phù hợp, mang tính thiết thực, có ý nghĩa trong thực tiễn

92.5% 5% 2.5% 0%

Nội dung trình bày được tổ chức sắp xếp theo một bố cục nhất định, rõ ràng, hợp lí, dễ hiểu, khoa học mang tính thuyết phục cao

87.5% 2.5% 10% 0%

Ấn tượng khi mở đầu 72.5% 20% 7.5% 0%

Tính nhất quán về nội dung 77.5% 15% 7.5% 0%

Công cụ và thiết bị hỗ trợ 40% 45% 15% 0%

Không gian thuyết trình 37.5% 40% 22.5% 0%

Thời gian và thời lượng thuyết trình 60% 25% 15% 0%

Qua bảng phân tích với các thang đo rất quan trọng, ít quan trọng, bình thường, không quan trọng ta thấy phần lớn các yếu tố: đề tài thuyết trình phù hợp, mang tính thiết thực, có ý nghĩa trong thực tiễn (chiếm 92.5%); phong thái hành vi, cách ứng xử (chiếm 90%);

ngôn ngữ, sự tương tác với khán giả qua ngôn ngữ ánh mắt ( chiếm 90%) ; nội dung trình bày được tổ chức sắp xếp theo một bố cục nhất định, rõ ràng, hợp lí, dễ hiểu, khoa học mang tính thuyết phục cao( chiếm 87.5%); hình dáng, trang phục, cử chỉ, điệu bộ... của người thuyết trình( chiếm 80%); tính nhất quán về nội dung (chiếm 77.5%); ấn tượng khi

mở đầu( chiếm 72.5%); thời gian và thời lượng thuyết trình (chiếm 60%) được sinh viên đánh giá có vai trò rất quan trọng đối với việc ảnh hưởng đến kĩ năng thuyết trình. Còn các yếu tố như: công cụ và thiết bị hỗ trợ( 40%); không gian thuyết trình ( 37.5%) ít quan trọng hơn.

Như vậy để thành thạo về kĩ năng, ngoài những tri thức, hiểu biết vốn có các bạn sinh viên cần phải biết kết hợp của nhiều yếu tố. Mỗi yếu tố có một vai trò rất quan trọng kết hợp với nhau tạo nên sự thành công cho bài thuyết trình. Các bạn phải biết kết hợp nhuần nhuyễn các yếu tố với nhau, trên cơ sở đó áp dục một cách logic, tuần tự sao cho bài thuyết trìn của mình đạt kết quả mong đợi.

Bảng 4: Những vấn đề sinh viên thường gặp phải khi thuyết trình

Rất thường

xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Hiếm khi

Không bao giờ Lo lắng, hồi hộp, run sợ, căng

thẳng,… khi trình bày trước người khác

25% 62.5% 10% 2.5% 0%

Không xác định mục tiêu của bài

thuyết trình 2.5% 45% 22.5% 27.5% 2.5%

Không tự tin vào sự chuẩn bị của

mình 5% 25% 57.5% 12.5% 0%

Không tự tin vào khả năng thuyết

trình của bản thân 5% 40% 50% 5% 0%

Chưa thực sự chuyên tâm vào bài

thuyết trình 0% 5% 50% 35% 10%

Cử chỉ, ánh mắt, ngôn ngữ, giọng

điệu không phù hợp 2.5% 17.5% 57.5% 20% 2.5%

Áp lực từ yêu cầu người nghe 7.5% 32.5% 42.5% 15% 2.5%

Quản lí thời gian chưa tốt 5% 35% 47.5% 10% 2.5%

Không biết xử lí các sự cố ngoài ý 7.5% 30% 45% 12% 5%

muốn xảy ra

Người nghe không hợp tác 0% 25% 45% 17.5% 2.5%

Thiếu phương tiện hỗ trợ 0% 30% 30% 27.5% 12.5%

Trang phục không phù hợp 0% 12.5% 32.5% 20% 35%

Thiếu khả năng phản biện 7.5% 25% 52.5% 10% 5%

Do tác động từ bên ngoài 0% 27.5% 35% 30% 7.5%

Ở bảng này chúng tôi điều tra trên tổng số 40 bạn sinh viên TLGD trường ĐHSP về phần trăm các vấn đề sinh viên thường mắc phải khi thuyết trình. Các nguyên nhân đưa ra cùng với các mức độ: không bao giờ, hiếm khi, thỉnh thoảng, thường xuyên, rất thường xuyên.

Nhìn vào bảng thống kê có thể thấy, đa số các bạn sinh viên thỉnh thoảng mắc phải các vấn đề trên trong quá trình tham gia thuyết trình. Trong đó, lo lắng, hồi hộp, run sợ, căng thẳng khi trình bày trước người khác là vấn đề mà các bạn sinh viên thường xuyên mắc phải( chiếm 62.5%). Không xác định mục tiêu của bài thuyết trình (chiếm45%); không tự tin vào khả năng thuyết trình của bản thân (chiếm 40%); quản lí thời gian chưa tốt (chiếm 35%); áp lực từ yêu cầu của người nghe( chiếm 32.5%) cũng là một trong những nguyên nhân khiến khả năng thuyết trình của sinh viên còn nhiều hạn chế.

Như vậy, sinh viên thường mắc rất nhiều vấn đề trong quá trình thuyết trình và đó cũng chính là nguyên nhân khiến chúng ta gặp khó khăn khiến bài thuyết trình không được tốt. Do đó, cần phải có biện pháp, cách xử lý đúng đắn để cải thiện và nâng cao kỹ năng thuyết trình cho sinh viên. Từ đó, các bạn khắc phục từng yếu tố để tránh phạm phải những sai lầm khi trình bày bài thuyết trình của mình.

Bảng 5: Đánh giá tác phong của sinh viên khi thuyết trình

Tốt Bình

thường

Chưa

tốt lắm Kém

Mức độ tự tin của bạn khi thuyết

trình? 7.5% 52.5

%

37.5

% 2.5%

Ngôn ngữ, giọng điệu,trang phục

của bạn như thế nào? 7.5% 52.5

%

37.5

% 2.5%

Khả năng sử dụng ngôn ngữ cơ

thể? 10% 45% 37.5

% 7.5%

Sự tương tác, giao lưu của bạn

với người nghe? 7.5% 30% 27.5

% 10%

Sự chuẩn bị của bạn cho nội dung bài thuyết trình?

17.5

%

67.5

% 15% 0%

Sự logic, khoa học, dễ hiểu về nội dung của bài thuyết trình của bạn?

10% 62.5

%

27.5

% 0%

Khả năng trả lời câu hỏi, phản

biện ý kiện của người nghe? 10% 50% 37.5

% 2.5%

Sử dụng công cụ và thiết bị hỗ

trợ cho bài thuyết trình? 10% 55% 35% 0

% Qua bảng phân tích tác phong khi thuyết trình của sinh viên TLGD với thang đo:

kém, chưa tốt lắm, bình thường, tốt có thể thấy đa số sinh viên luôn có sự chuẩn bị khá tốt cho nội dung bài thuyết trình ( chiếm 67.5%); sự logic, khoa học, dễ hiểu về nội dung của bài thuyết trình của các bạn cũng được đánh giá cao ( chiếm 62.5%) và phần lớn sử dụng thành thạo công cụ, thiết bị hỗ trợ cho bài thuyết trình (chiếm 41.5%).

Tuy nhiên, sự tự tin, khả năng về ngôn ngữ, giọng điệu, cử chỉ, trang phục, sử dụng ngôn ngữ cơ thể, sự tương tác, giao lưu với người nghe và tư duy phản biện khi thuyết trình là điểm yếu mà rất nhiều sinh viên thường xuyên mắc phải. Điều này rất dễ hiểu, bởi lẽ, trên giảng đường Đại học các em sinh viên ít được tiếp xúc với các lớp học đào tạo kĩ năng, một số bạn ít có cơ hội làm việc trước đám đông nên sự tự tin, sự tương tác, giao lưu với khán giả, với người nghe còn nhiều bất cập. Qua đó mỗi cá nhân cần tự rèn luyện cho mình để tự trau dồi, phát triển các tác phong khi thuyết trìn sao cho phù hợp nhất, ấn tượng nhất.

Một phần của tài liệu tiểu luận thực trạng kỹ năng thuyết trình (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w