Nội dung: Kịch bản “Lời hứa suông…!” dựa trên các tình huống có thật đã xảy ra tại mộttrường THCS A, nội dung kịch bản xoay quanh tình bạn của nhóm học sinh cùng sinh hoạthọc tập vui chơ
Trang 1Bài dự thi Giáo dục liêm chính cho thanh thiếu niên
KỊCH BẢN LỪA HỨA SUÔNG !
1 Nội dung:
Kịch bản “Lời hứa suông…!” dựa trên các tình huống có thật đã xảy ra tại mộttrường THCS A, nội dung kịch bản xoay quanh tình bạn của nhóm học sinh cùng sinh hoạthọc tập vui chơi tại một trường cấp THCS, họ là những người bạn tốt của nhau chơi rấtthân với nhau và đã cùng chia sẽ những khó khăn hoạn nạn với nhau trong học tập cũngnhư trong cuộc sống hằng ngày Những tưởng tình bạn của họ thật sự bền chặt và dài lâu,cần được phát huy và nhân rộng điển hình tại liên đội và các liên đội bạn Nhưng có mấy aingờ đâu, một bạn trong nhóm đã lợi dụng tình bạn, sự tín nhiệm của bạn bè mượn tiền sửdụng không đúng mục đích; lâu ngày không trả; thất hứa nhiều lần đã dẫn đến tình bạnrạng nức chỉ vì một hành động, một việc làm thiếu trung thực và thành thật của một bạntrong nhóm đã làm cả nhóm bạn tan rã và liên tiếp vi phạm nội quy trường lớp
Qua kịch bản “ Lời hứa suông…!” giáo dục cho các em những giá trị sống tốt đẹpcủa cuộc sống trong lứa tuổi học trò, xây dựng tình bạn trong sáng, giản dị đừng vì nhữngchuyện nhỏ không đáng có mà đánh mất đi tình bạn trong sáng, giữ chữ tín với bản thânbạn bè và mọi người xung quanh dẫn đến vi phạm nội quy trường lớp xấu hỗ cùng bạn
bè, gia đình, nhà trường và xã hội, đánh mất danh dự uy tín…Trung thực và thành khẩn sẽgiúp mọi vấn đề trở nên đơn giãn dễ dàng giải quyết, trái lại sự không trung thực thànhkhẩn vấn đề trở nên phức tạp, càng ngày chúng ta tự đào hố sâu chôn vùi ta trong lo lắng
sợ hãy và tội lỗi
Hiện tượng này, vấn đề này cần được quan tâm sâu sắc nếu không được ngăn chặnphối hợp giáo dục kịp thời thì sau này sẽ nhận hậu quả lớn, một trong số các em lớn lênchắc chắn sẽ rơi vào con đường tội lỗi, vi phạm pháp luật với những hành vi : lợi dụng tínnhiệm dụ dỗ lừa gạt tài sản công dân, chiếm dụng tài sản nhà nước
2 Ý tưởng:
- Góp phần giáo dục đạo đức học sinh, giảm thiểu tối đa những mâu thuẫn khôngđáng có xảy ra trong học đường đặt biệt là trong lứa tuổi thanh thiếu nhi; lứa tuổi đang tựmuốn khẳng định mình Tuy nhiên với nhận thức non nớt của các em thì chúng ta cần địnhhướng giáo dục và hình thành nhân cách, bồi đắp cho các em những mầm xanh, những chủnhân tương lai của đất nước đầy đủ về trí tuệ, tràn đầy về sức khỏe, trong sáng về phẩmchất đạo đức, có lối sống giản dị trung thực với bản thân, bạn bè, người lớn, thầy cô và mọingười xung quanh
- Tiếp tục tạo sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa ba môi trường giáo dục “ Gia đình –Nhà trường - Xã hội” giáo dục rèn luyện nhân cách kỹ năng sống tính trung thực minhbạch trong thanh thiếu niên
Qua tiểu phẩm chúng ta sẽ thấy rõ hơn tinh thần trách nhiệm của những người làmcông tác giáo dục, thấy rõ hơn trách nhiệm của những bậc làm cha làm mẹ trong việc hìnhthành nhân cách con em chúng ta Từ đó chung tay góp sức cùng với cộng đồng xã hội cótrách nhiệm hơn trong việc giáo dục liêm chính tính minh bạch trung thực cho con emminh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, để những mầm xanh tương lai của đất nướckhông bị mai một
3 Phương pháp thực hiện:
- Sử dụng một số hình ảnh quay tại trường
Trang 2đã đỡ bạn mình lên và dìu bạn vào lớp học, Hiếu trình bày lý do với thầy nên được thầythông cảm và cho vào lớp học.
* Lợi dụng tình bạn mượn tiền sử dụng sai mục đích:
Hiếu mượn Thái 1500 đồng để mua vải thực hành, Hiếu hứa một ngày sau sẽ trảcho bạn Thái nhưng Hiếu không uy tín, đồng thời sử dụng đồng tiền mượn không đúngmục đích ( không mua vải mà mua quà vặt)
* Thụ lý hồ sơ :
Sau khi nhận hồ sơ từ phía giáo Tổng phụ trách giáo viên chủ nhiệm tiến hành giảiquyết sự việc xảy ra :
- Giáo viên chủ nhiệm tiến hành mời phụ huynh đến trường giải quyết:
Thế nhưng Quang, Thái, Hiếu cả 3 trường hợp đều thỏa thuận thống nhất không gởithư mời với nhiều lý do khác nhau; thậm chí Thái còn lợi dụng uy tín của người cha và mốiquan hệ gia đình, sự nuông chiều của mẹ, Thái đã có hành động về nhà dùng điện thoại giả
giọng nói của phụ huynh gọi đến cô chủ nhiệm hỏi : “Sự việc của em Thái thầy Hiệu trưởng giải quyết như thế nào? Quả là một hành động hết sức quá quắc không thể chấp
nhận
* Hối hận kịp lúc :
Lần làm việc cuối cùng : nắm thông tin và hồ sơ từ Tổng phụ trách, giáo viên chủnhiệm, nhân chứng, tang chứng trực tiếp thầy Hiệu trưởng làm và phân tích thì cả 3học sinh cuối đầu nhận lỗi trước sự chứng kiến phụ huynh, giáo viên chủ nhiệm cả batrường hợp cuối đầu nhận lỗi trong nước mắt ngậm ngùi và sự hối hận kịp lúc
Trang 3Qua nội dung kịch bản, cơ bản cho chúng ta tìm thấy một số nguyên nhân chủ quan
và khách quan khác nhau chi phối các em như : tác hại từ Game online, sự nuông chều quámức, sự quan tâm không đúng cách đối với con em của một bộ phận không nhỏ của cha mẹhọc sinh; từ sự thiếu hợp tác lợi dụng mối quan hệ của người lớn dẫn đến các em có nhậnđịnh sai về sự việc dẫn đến nhận thức hành động sai không kiểm sót được hành vi và việclàm của chính bản thân mình; sự đỗ vỡ trong hạnh phúc gia đình làm cho các em thiếu nơinương tựa, thiếu tự tin trong cuộc sống Ở đây các em chỉ là một trong số nạn nhân từnhững nguyên nhân vừa nêu phía trên, qua đây cho chúng ta có một cái nhìn đúng đắn vàchân thật hơn về lứa tuổi của các em Cũng như có câu “ Nhân chi sơ tính bổn thiện” chính
vì lẽ đó nhiệm vụ ở đây đặt ra là chúng ta cần xây dựng nền móng giáo dục con cái ngay từnhỏ, phối kết hợp chặt chẽ hơn giữa ba môi trường giáo dục “ Gia đình – Nhà trường – Xãhội” ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhằm góp phần cùng toàn Đảng, toàn quân,toàn dân và toàn xã hội xây dựng một thế hệ trẻ Việt Nam cường tráng về thể lực, trongsáng về đạo đức, hoàn mỹ về kiến thức sẵn sàng đáp ứng nhu cầu xã hội đặt ra
1 TẠI KHU VỰC SÂN TRƯỜNG:
[ Cảnh ] : Vào buổi học chiều ngày thứ năm
Hiếu : Thái ơi ! Bạn có tiền không cho mình mượn một ít có được không?
Thái : Một ít là bao nhiêu? Mà bạn mượn để làm gì mới được?
Hiếu : Một ngàn rưỡi bạn có không ? Để tui mua vải để thực hành môn Công nghệ, không
có vải cô la chết
Thái : Tôi còn nè, nhưng mà cho bạn mượn mai bạn phải trả lại tôi nhe
Hiếu : Ừ! Mai tôi trả.
(Sau khi Hiếu mượn tiền của Thái xong, Hiếu không thực hiện như lời đã nói và hứa vớiThái; Hiếu đã dùng số tiền một ngàn rưỡi xuống căn tin trường đã mua quà vặt để ăn)
Tại căn tin trường :
Hiếu gặp Quang bạn học cùng lớp
Hiếu : Quang nè! Thằng Thái lớp mình coi vậy cũng dễ chịu hén mậy, tui hỏi mượn tiền là
bạn ấy cho mượn ngay à!
Quang : Ừ ! Bạn ấy tốt lắm, vả lại nhà bạn của khá dã, mà bạn ấy xin cái gì ba mẹ bạn
cũng đáp ứng cho bạn ấy hết ! Mà bạn mượn tiền để làm gì?
Hiếu : Tui mượn để ăn bánh, uống nước nè, đói bụng quá.
Quang : Bộ bạn đi học nội bạn không có cho tiền hay sao?
Hiếu : Có, hôm nào đi học nội cũng cho tui 10.000 đồng, nhưng mà hồi sáng đi học Thể
dục ăn sáng với lại ghé chơi game hết tiền rồi
Quang : Vậy sao tui nghe Thái nói với tôi là cho bạn mượn đển bạn mua vải thực hành
Công nghệ nên bạn ấy mới cho mượn mà
Hiếu : Bạn ngu quá đi, không nói như vậy là sao bạn ấy cho mượn?
Quang : Như vậy là bạn đã nói dối, bạn không trung thực với bạn Thái rồi! Bạn ấy rất ghét
những ai nói dối và qua mặt như thế
Hiếu : Tại bạn ấy ngu thôi, mới nói vài ba câu là cho mượn tiền liền.
Quang : Bạn nói như vậy là không được ! Thái giúp Hiếu sao Hiếu nói vậy? Chuyện này
mình sẽ nói với bạn Thái
Hiếu : Tui thách bạn đó tui không sợ đâu.
Trong lúc Hiếu và Quang đang trò chuyện thì Thái tình cờ đứng phía ngoài căn tinnghe tất cả câu chuyện của Hiếu và Quang ( Thái tỏ thái độ rất bực tức )
MỘT NGÀY SAU :
Trang 4Trước cổng trường Hiếu dẫn xe vào, Thái đến nhắc lại số tiền mà ngày hôm trước Hiếu đã mượn.
Thái : Hiếu, nay bạn có tiền chưa trả tui?
Hiếu : Giờ tui chưa có tiền, sáng nội tui đi làm sớm nên tui chưa xin được tiền, vài ba ngày
xin được tiền tui trả cho bạn, bạn thông cảm nhe
Thái : Ừ ! Thôi vậy cũng được nhưng mà bạn hứa uy tín nhe Thất hứa là có chuyện với
tui đó
Hiếu : Được rồi mà, bạn bè không có một ngàn rưỡi mà làm gì dữ vậy.
Hiếu và Thái cùng đi vào lớp học.
NĂM NGÀY SAU :
Vào sáng thứ hai đầu tuần
Hiếu nghỉ học với lý do bệnh Nhưng sự thật không đúng như vậy : Vì Hiếu không
có tiền trả bạn Thái nên không dám đi học
[Cảnh]: Tại khu vực Thể dục - Thể thao của trường : Trước giờ vào học thể dục cũng
như mọi khi Thái đang đá cầu cùng nhóm bạn, trong quá trình đá cầu thì bị bạn Hiếu Kỳcùng lớp phát hiện trong đôi tấc của Thái có cất dấu hai con dao thái lan
Hiếu Kỳ : ( Chạy vào căn tin báo cáo bà 6 ) : Bà 6 ơi ! con thấy bạn Thái dấu hai con dao
ở trong đôi vớ của bạn, không biết bạn đem dao để là gì?
( Bà 6 chuẩn bị bước ra khu vực sân thể dục xác minh sự việc ) trong lúc đó : Quang thấyHiếu Kỳ đi báo với bà 6, Quang lại nắm tay Thái chạy xuống nấp ở khu vực nhà vệ sinh
Quang : Bạn đem dao vào trường làm chi vậy Thái?
Thái : Đâu có đâu Quang! Mình đâu có đem dao đâu.
Quang : Tui với bạn là chỗ bạn thân mà bạn giấu làm gì?
Thái : Đâu có? Tui nói dóc với bạn làm gì?
Quang : (Vừa nói vừa khôm xuống rút 02 con dao trong tấc của Thái và nói) Vậy chứ cái
này là cái gì? Mà tui hỏi thật bạn, bạn đem dao vô trường làm gì vậy?
Thái : Tui tui… đem vào để hù thằng Hiếu, nó mượn tui một ngàn rưỡi mà mấy ngày nay
nó không trả nên thành thử hôm nay tui đem vào để hù nó
Quang : Trời ơi! bạn bè không, có gì thì nói chuyện với nhau chứ bạn làm gì kỳ vậy? Lỡ
ngày hôm nay bạn Hiếu có đi học rồi sao thì bạn tính sao? Đăm nó hả?
Thái : Tại Hiếu nói sạo với tui nhiều lần rồi, mà bạn thấy đó hôm đó mượn tiền tui bạn ấy
nói mai trả mà có trả đâu? Vả lại bạn ấy mượn tiền tui không có mua vải mà mua bánh ănbạn thấy có tức không? Tui ghét nhất là mấy người nói sạo và qua mặt tui
Quang : Thái nè ! Tui với bạn với thằng Hiếu chơi thân từ đó giờ mà bạn làm vậy tui buồn
lắm Bạn hãy suy nghĩ lại đi, Hiếu thiếu bạn có 1500 đồng hà có gì từ từ bạn trả còn khôngnói với cô chủ nhiệm mình, chứ bạn là vậy là không đúng còn gì là tình bạn Vả lại bạnđem dao vào trường là bạn đã vi phạm nội quy và các hành vi cấm rồi đó Tui thấy thằng
Kỳ nó đi báo với bà 6
Thái : Mà tui chưa làm gì mà Tui chỉ dự định hù bạn ấy thôi mà.
Quang : Không có hù gì hết! Bạn đem dao vào trường là không đúng!
Thái : Vậy bây giờ tính sao Quang ?
Quang: Thôi trong lúc bà 6 chưa xuống để tui giấu vào nhà vệ sinh rồi coi tình hình như
thế nào rồi mình tính tiếp
Quang và Thái trở lại sân thể dục bình thãn như không có chuyện gì xảy ra, thì bà 6đến mời cả hai đối tượng và các học sinh có liên quan về Văn phòng
Tuy nhiên giấy không gói được lửa, giáo viên trực và bà 6 bán căn tin đã trực tiếpđến hiện trường cùng các nhân chứng có liên quan; cả nhóm được nời về văn phòng làmviệc
2.TẠI VĂN PHÒNG TRƯỜNG:
Trang 5*Thầy Tổng phụ trách Đội làm việc với nhóm học sinh vi phạm:
Các em biết lý do mà giáo viên trực mời các em lên văn phòng gặp thầy chứ Thầy mong rằng qua sự việc vừa rồi các em hết sức trung thực tường thuật lại tất
cả sự việc đã và đang diễn ra cho thầy rõ, tường thuật hết sức từng chi tiết nhỏ để thầy xemmức độ thành khẩn và hợp tác của các em đến mức nào Sống cần phải trung thực, trungthực giúp cho tâm hồn ta luôn bình an, sông không thắp tha thắp thởm lo sợ, lòng khôngthanh thản
Trong cuộc sống con người chúng ta dù lớn hay nhỏ bất kỳ ở cương vị nào? không
ai không mắc lỗi, không sai phạm dù lớn hay nhỏ, cốt lỗi chúng ta nhận biết được cái đúng,cái sai nhận lỗi và sửa chữa mới là điều đáng quý Đó chính là sự trung thực mà các emcần nên hiểu ! Các em nghe rõ chứ!
Riêng Thái tỏ thái độ bực tức vì Hiếu Kỳ đã tố cáo mình với cô giáo, thái độ khôngthành khẩn và thiếu hợp tác
Còn Hiếu Kỳ thì cảm thấy mình tự hào vì đã lập thành tích cho nhóm Ống kínhxanh của liên đội
Còn lại Hiếu người mượn tiền kẻ gián tiếp thúc đẩy để Thái có hành động đem daovào trường để hù dọa thì tỏ ra ung dung cho rằng mình không có lỗi trong việc này
Viết tường thuật xong thầy Tổng phụ trách yêu cầu từng cá nhân đọc bản tườngthuật
Sau đó thầy lập biên bản và chuyển toàn bộ hồ sơ cho giáo viên chủ nhiệm tiếp tục xử
lý theo Điều lệ trường phổ thông
HẾT
BÀI DỰ THI GIÁO DỤC LIÊM CHÍNH
TIỂU PHẨM “TẠI NGÃ BA ĐƯỜNG”
NỘI DUNGTIỂU PHẨM:
Tý là một học sinh giỏi có hoàn cảnh gia đình khá nhưng có tính “cá biệt ” Tý hay giúp
đỡ bạn vì những điều kiện trói buộc, hết lần này đến lần khác đối với Tý việc giúp ngườivẫn phải là “điều kiện” Mẹ Tý cũng không là trường hợp ngoại lệ Sự bất đồng giữa bố mẹcũng nảy sinh từ cái gọi là “điều kiện” ấy mà mình đã tự đặt ra
Câu chuyện “Tại ngã ba đường” đánh thức những người làm cha mẹ và những ngườithầy, cô ý thức về trách nhiệm giáo dục con em có cách nhìn ngay chính Từ việc ý thứcngay chính và đúng đắn mới có được hành động đúng
Câu chuyện “Tại ngã ba đường” muốn gửi đến mọi người một thông điệp giữa sự “lựachọn” hoặc lối rẽ theo hướng tích cực hoặc phải đi về đến một lối tắt mờ mịt trong hànhtrình hướng tới một xã hội tiến bộ văn minh phát triển
**Lời dẫn: (Tý là tổ trưởng trong lớp 5A, Tý hay làm bài tập ở nhà thay bạn để đối phó với cô giáo hoặc hướng dẫn bạn làm bài mỗi lần như thế Tý luôn đặt “điều kiện” với bạn.)
Cảnh 1: Tại quán nước
Tý: Ê! Các bạn ơi! Vô đây ăn kem nè
Trang 6Các bạn: Chà! Hôm nay thằng Tý chịu chơi quá bây Có tới 9 đứa lận đó có bao nỗi
không?
Tý: -Khỏe! Hôm nay, tụi bây ăn kem thoải mái có tao bao cho Cho 9 ly kem nữa đi Dì tám ơi!
(Ăn kem xong Tý khoát tay và bảo các bạn)
Tý: Các bạn ăn kem xong cứ tự nhiên ra về
Cảnh 2: Trên đường đến trường
(Hôm sau Nam đến trường với vẻ mặt buồn rượi Lan gạn hỏi)
Lan: -Sao hôm nay bạn buồn quá vậy? Có chuyện gì vậy? Có ai hiếp bạn phải không?Nam: -Đâu có!
Lan: -Sao mình thấy bạn không vui?
Nam: -Đâu có buồn gì đâu
Lan: -Nói thật mình nghe đi! Có chuyện gì?
Nam:-Mình đã đập ống heo rồi!
Lan:-Đập ống heo mà sao buồn!
Nam: -Ống heo mình để dành 5 tháng nay để chuẩn bị chuyến tham quan Suối Tiên Nhưng chuyến này chắc là không đi được rồi!
Lan:-À! Mình biết rồi có phải hôm qua tiền kem bạn trả phải không? Tý bắt bạn trả tiền chứ gì?
Nam: -Hôm qua mình không có đủ tiền phải xin thiếu dì Tám
Lan: -Hèn chi, mình tưởng Tý tốt bụng muốn trả tiền giúp bọn mình Mà nhà của Tý giàu
mà lại ép bạn quá đáng thế.! Để mình mách với cô chủ nhiệm cho xem
Nam: -Thôi đi Lan! Mình không muốn bạn làm lớn chuyện vậy đâu
Lan: -Để mình tính xem (Lan gật gù) 45 ngàn đồng tiền kem Dữ thiệt!
Nam:-Đâu có vậy không Tý còn mượn mình 20 ngàn để chơi game nữa đó
Lan:-Vậy là 65 ngàn
Nam:-Nhưng thực ra Tý đã mượn mình nhiều lần
Lan:-Rồi Tý có trả cho bạn không?
Nam: (lắc đầu)
Cảnh 3: Tại nhà Tý
Mẹ Tý: -Anh à! Sắp đến ngày 20.11 rồi, ngày Tết của cô chủ nhiệm thằng Tý nhà mình
Em định chuyến này mình sẽ tặng cho cô giáo Tý 1 cặp Com-lê khá khá một chút anh thấy được không?
Bố: -Thôi đi em à! Đơn giản thôi Không cần phải phô trương vậy đâu
Mẹ Tý: (gắt) –Sao là phô trương chứ! Mình muốn con của mình được cô chủ nhiệm nó quan tâm hơn, thì mình phải quan tâm đến thầy cô chứ!
Bố: -Biết rằng như thế! Nhưng đó không phải là cách tốt
Mẹ Tý:-Sao không tốt chứ! Mệt với ông này quá đi!
Bố: -Thầy cô thì luôn luôn có ý thức trách nhiệm quan tâm đến học sinh của mình Ở lớp mỗi em đều phải được đối xử ngang nhau Em làm như thế, những gia đình có hoàn cảnh khó hơn họ không có quà tặng cho cô giáo sẽ bị đối xử phân biệt sao? Việc làm này của emchẳng khác gì mua chuộc lòng cô giáo
Mẹ Tý:-Anh này càng nói càng quá đáng Mua chuộc là sao chứ!
(Bên ngoài có tiếng gõ cửa, lúc này cô giáo chủ nhiệm của Tý bước vào)
Bố và mẹ Tý: -Chào cô
Mẹ Tý: -Tý ơi! Có cô đến nhà chơi Tý ra chào cô nè con
Tý:-Con chào cô mới đến
Bố: -Mời cô ngồi! Cô đến chơi hay có chuyện gì không cô?
Cô: -Dạ! Có anh và chị ở đây cùng với cháu Tý, em cũng có chút việc
(Cô giáo quay sang Tý)
Cô:-Bây giờ cô hỏi Tý, Tý phải thật lòng trả lời cho cô biết
Tý: (ngạc nhiên) –Dạ!
Trang 7Cô:-Có phải suốt 3 tuần nay Tý làm bài tập về nhà cho Nam phải không?
Tý: (ngập ngừng, lúng túng ) –Dạ ư
Bố và mẹ Tý: -Có không con nói đi!
Tý:-Dạ! ! có
Cô:-Tý rũ Nam đi chơi game và hứa làm Bài tập ở nhà cho Nam, khi vào lớp cô kiểm tra bài thấy đầy đủ nhưng sơ sót là không xem lại chữ viết, nên đã bị Tý và Nam đánh lừa Còn một chuyện nữa là Tý đã nhiều lần mượn tiền của Nam và không trả có phải không?
Tý:-Dạ! ! có (gật đầu)
Bố: -Con mượn tiền Nam để chơi game phải không!? (Gắt)
Tý:- !
Bố:-Còn tiền bố mẹ cho, con trả tiền chơi game hết có phải không?
Mẹ: -Con mượn Nam hết số tiền là bao nhiêu? Nói đi! (mẹ giục)
Tý: (giọng sợ sệt) –Dạ mới đây thôi!
Cô: -Cũng may là nhờ bạn Lan đã kịp mách cho cô biết Cô gặp Nam gạn hỏi nên mới biết
sự việc như thế
Mẹ: Không tiền mà còn mời cả đám bạn đến mời kem rồi bắt bạn phải trả tiền thay mình Con có thấy đối xử với bạn quá đáng không?
Tý: (lặng thinh, cúi đầu)
Mẹ: -Ngày mai con đi gặp Nam xin lỗi bạn và trả hết số tiền mà con mượn bạn cùng với sốtiền mời kem các bạn Từ nay, bố mẹ sẽ theo dõi sát giờ giấc sinh hoạt và học tập của con
Bố mẹ cấm con không được lui tới tiệm Nét nữa có nghe không?
Tý: -Dạ
Bố:-Con hãy xin lỗi cô vì những việc làm sai trái của mình đi!
Tý: -Dạ thưa cô! Em xin lỗi cô vì đã làm sai mong cô tha thứ
Cô:-Em không đúng với bạn thì em phải xin lỗi bạn
(quay sang bố mẹ Tý)
Cô: -Em có việc này muốn thưa với anh chị!
Bố: -Có chuyện chi không cô?
Cô: -Đúng ra vì em cảm thấy ngại nên không muốn nói, nhưng nói ra thì tốt hơn Hồi nãytrước khi vào nhà em đã chợt nghe được câu chuyện của anh chị
Mẹ: -Thật ngại quá! Cô à!
Cô:-Em rất cảm ơn sự quan tâm của anh chị, nhưng điều em muốn nói là không nhất thiết phải có món quà trong ngày Nhà giáo Món quà quý nhất của em chính là học sinh biết ngoan ngoãn, vâng lời dạy bảo của thầy cô, có phấn đấu học tập tiến bộ, như thế là em rất mừng Đối với học sinh trong lớp chủ nhiệm, em luôn luôn tôn trọng và không bao giờ đối
xử phân biệt Cũng như dành tất cả sự yêu thương chăm sóc đến từng em Anh chị đừng cóbăn khoăn và lo lắng thái quá!
Bố+mẹ Tý: -Cám ơn cô nhiều!
Kết thúc
BÀI GIẢNG NGOẠI KHÓA GIÁO DỤC LIÊM CHÍNH
CHO THANH THIẾU NIÊN BẾN TRE
Hoạt động I: KHỞI ĐỘNG: Trao đổi ý kiến ( 7’)
- GV có thể cho HS ngồi thành vòng tròn và nêu câu hỏi:
Hàng ngày, các em làm rất nhiều việc để thể hiện tính trung thực Vậy em hãy nêu một vài biểu hiện thể hiện tính trung thực mà em biết?
Trang 8- Mỗi HS bước ra khỏi vòng tròn và và trả lời theo suy nghĩ của mình.
- HS có thể trả lời:
Trung thực là không tham lam; không nói dối; không bao che; không ăn hối lộ; nhặt của rơi biết trả lại người đánh mất;không chép bài của bạn trong giờ kiểm tra, không dấu điểm kém chỉ báo điểm tốt với ba mẹ; dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm,…
- GV kết luận: Những việc làm các em vừa kể đã thể hiện tính trung thưc Trung
thực là một đức tính quý Chúng ta cần phải biết trung thực trong học tập cũng như trongcuộc sông hàng ngày.Vậy trung thực trong học tập ta sẽ được lợi ích gì? Sau đây, các em
sẽ cùng nhau thưởng thức một tiểu phẩm do các bạn biểu diễn
Hoạt động 2:Tiểu phẩm “ CÔ ƠI! HÃY THA LỖI CHO EM! ( 10’)
(Các vai: 01 em vai cô giáo, 01 em vai lớp trưởng tên Thư, 02 em vai học sinh tên
Vy, Nam)
Nội dung: Cảnh trong giờ kiểm tra
Cô giáo bước vào lớp, học sinh hô khẩu hiệu chào cô
- Cô giáo: Cô đã dặn các em, hôm nay lớp chúng ta sẽ làm bài kiểm tra Lịch sử, các
em đã sẵn sàng chưa?
-Dạ rồi! (Cả lớp đồng thanh)
Cô giáo bảo cả lớp lấy giấy viết ghi đề vào và bắt đầu làm bài
Mười phút trôi qua, Nam loay hoay mãi mà chưa viết được câu nào.( Nam gãy đầu,bứt tóc, cắn bút, mình toát mồ hôi…) Nam liền đá chân Thư hỏi nhỏ:
- Ê Thư, câu này làm sao?
Thư đang làm bài, đưa mắt nhìn cô giáo và nói khào khào:
- Làm đại đi, cô nhìn kìa!
Hỏi Thư không được gì, một lát sau, Nam quay sang cầu cứu Vy Nam nói nhưmếu:
- Vy ,Vy! Chỉ dùm tui bài này với, bửa nay tôi không có học bài Nếu bửa nay làmbài “hột vịt”, tôi sẽ bị mẹ đánh
Vy nhìn Nam vẻ tội nghiệp nên liền ngồi xít lại và bảo Nam:
-Nè, chép lẹ vô đi, gần hết giờ rồi đó!
Nam mừng quýnh, liền ngồi sát lại Vy và chép lia chép lịa…
Hết giờ kiểm tra, cô giáo bảo :
- Các em hãy nộp bài, đã hết giờ rồi!
Lớp trưởng thu bài và nộp cho cô
Ra chơi vào, cô giáo phát bài kiểm tra và có lời nhận xét:
- Bài kiểm tra hôm nay các em làm rất tốt, đa số các em đều đạt điểm 9, điểm 10,
không có em nào dưới 5 cả Cô có lời tuyên dương cả lớp!(Một tràng pháo tay vang lên
giòn giã…)
Nhưng Nam thì mặt rũ xuống và không vỗ tay, thấy lạ cô giáo liền hỏi:
- Nam, em được mấy điểm?
Nam ngập ngừng và trả lời:
- Thưa cô, em được 10 điểm
- Vậy sao em không vui và không vỗ tay tuyên dương mình?
- Thưa cô,…10 điểm này không phải của em
Cô giáo nhíu mày và hỏi tiếp:
- Vậy của ai? Cô chấm nhầm à?
Nam nhìn xuống bàn không nói gì,….Bỗng Nam đứng lên nói như khóc:
-Thưa cô, cô hãy tha lỗi cho em!…Hôm nay em không có thuộc bài,… em đã lén
cô chép bài của bạn Vy…
Cả lớp ngạc nhiên :
-Ồ, hèn chi…
Cô giáo trố mắt nhìn Vy (Mặt Vy tái mét và đứng lên thì thào ):
Trang 9-Thưa cô!…Vì sợ bạn Nam bị Mẹ đánh đòn nên em đã lén Cô cho bạn chép bàiXin cô tha lỗi cho em!
Cô giáo tỏ vẻ thất vọng, lắc đầu Cô nói:
- Các em thấy đó, một bạn thì không chịu học bài mà đi chép bài của bạn để lấyđiểm cao Còn một bạn giúp bạn bằng cách cho bạn chép bài của mình Như vậy việc làmcủa hai bạn đã nói lên tính thiếu trung thực trong học tập Đây là một việc làm xấu, chúng
ta cần tránh.Tuy nhiên, hai bạn đã kịp thời nhận ra việc làm sai trái của mình và đã biếtnhận lỗi Hôm nay, cô tha lỗi cho hai bạn, mong rằng từ nay về sau các em phải trung thựctrong học tập, các em phải có ý thức hơn về nhiệm vụ học tập của mình mà phải tự học, tựlàm bài, có như thế các em học hành mới mau tiến bộ và được mọi người quý mến Các em
có rõ chưa?
- Dạ rõ! (Cả lớp cùng hô to).
Hai bạn cùng nói lớn: Cám ơn cô Chúng em hứa từ nay trở đi em không tái phạm
nũa
- Để xua tan bầu không khí nặng nề, lớp chúng mình cùng nhau hát một bài đi- Lớp
trưởng đề nghị Cả lớp cùng vui vẻ vang lên: “Lớp chúng mình rất rất vui… ”
Hoạt động 3: Trò chơi: Phỏng vấn ( 10’)
Một – hai Học sinh xung phong làm phóng viên để phỏng vấn các bạn qua tiểu
phẩm vừa xem (Phóng viên hỏi, học sinh trả lời)
- Phóng viên: Chào bạn, mình là phóng viên của Báo Khăn quàng đỏ Xin bạn cho biết,
bạn có nhận xét gì về việc làm của bạn Nam trong tiểu phẩm vừa rồi?
- Học sinh: Chào bạn, theo tôi thì bạn Nam đã thiếu trung thưc trong học tập vì đã
chép bài của bạn
- Phóng viên:Còn bạn, bạn có ý kiến gì qua việc làm của bạn Vy?
- Học sinh:Theo tôi, bạn Vy cũng không thành thật với cô, bạn đã lén cô cho bạn Nam
chép bài, làm như vậy là đã hại bạn chứ không phải giúp bạn
-Phóng viên: Vậy nếu bạn là bạn Nam trong trường hợp này bạn sẽ làm gì?
- Học sinh: Nếu tôi là Nam thì tôi sẽ cố gắng suy nghĩ, làm đến đâu hay đến đấy chứ
không chép bài của bạn
- Phóng viên: Riêng bạn, bạn sẽ làm gì nếu bạn là Vy?
- Học sinh: Nếu tôi là Vy , tôi sẽ cương quyết không cho bạn coi bài, mà động viên
bạn ráng suy nghĩ để tự làm bài
- Phóng viên: Bạn thấy thế nào khi hai bạn Nam và Vy đã dám đứng lên nhận lỗi?
- Học sinh: Tôi thấy hai bạn đã thành thật nhận lỗi như vậy cũng đáng khen nhưng
điều quan trọng là phải biết sửa chữa lỗi lầm của mình
- Phóng viên: Đã bao giờ bạn thiếu trung thực trong học tập chưa?Nếu có, bây giờ
nghĩ lại bạn cảm thấy thế nào?
- Học sinh: Có, hồi còn học lớp Ba, mình đã lén Cô xem bảng cửu chương để làm
Toán, bây giờ nghĩ lại mình cảm thấy rất xấu hổ…
- Phóng viên: Vâng, cám ơn các bạn Xin chào, hẹn gặp lại!
Giáo viên: Kết luận:
Qua tiểu phẩm và trò chơi phỏng vấn các em đã nhận ra được đâu là việc làm đúng thểhiện tính trung thực, và đâu là hành vi thiếu trung thực trong học tập cần phải tránh
Vậy trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng.Trung thực trong học tập đượclợi ích gì?
- Học sinh trả lời: Trung thực trong học tập, em sẽ được mọi người quý trọng
Giáo viên: khẳng định và yêu cầu vài học sinh nhắc lại nội dung chính cần ghi nhớ chobài học hôm nay.Vài học sinh nhắc lại
Giáo viên liên hệ giáo dục tư tưởng: Khi các em đã làm được những việc làm trung
thực là các em đã thực hiện đúng theo một trong năm điều Bác Hồ đã dạy cho thiếu niênnhi đồng Cả lớp có thể đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy ?
- Cả lớp đồng thanh
Trang 10- Giáo viên: Vậy điều dạy thứ mấy thể hiện tính thật thà, trung thực?
- Học sinh: Điều 5: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm
- Giáo viên: Thực hiện được tính trung thực là các em đã dũng cảm và thể hiện rõ sựkhiêm tốn của bản thân mình
Hoạt động 4: Luyện tập và thực hành: (1’)
Giáo viên dặn dò học sinh thực hiện trung thực trong học tập cũng như trong cuộcsống hàng ngày và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện
THUYẾT MINH VỀ THIẾT KẾ BÀI DẠY
* Nội dung bài giảng:
GV cho HS khởi động bằng hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến: HS sẽ cùng bày tỏ ý kiến
của mình qua câu hỏi của GV Sau đó GV kết luận về các biểu hiện tính trung thực
Hoạt động 2: HS sẽ tham gia biểu diễn tiểu phẩm “ CÔ ƠI! HÃY THA LỖI CHOEM! ( 10’) Sau đó các em sẽ tham gia trò chơi Phỏng vấn qua Hoạt động 3 để tìm hiểu vềnội dung của tiểu phẩm.Từ đó rút ra ghi nhớ của bài học GV liên hệ giáo dục tư tưởngqua 5 điều Bác Hồ dạy Cuối cùng nhắc nhở HS luyện tập thực hành qua bài học trungthực
*Điểm trọng tâm của bài giảng:
Nhằm giúp cho học sinh nhận biết và có ý thức đúng về tính trung thực trong học tậpđồng thời biết được những hành vi, việc làm sai thể hiện tính thiếu trung thực mà khắcphục sửa chữa
Qua hoạt động bày tỏ bày tỏ ý kiến, trò chơi phỏng vấn và qua tiểu phẩm giúp họcsinh :
- Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của mình trước tập thể lớp về tính trung thực
- Giáo dục học sinh có trách nhiệm đối với bản thân mình
- Giáo dục một số kỹ năng sống cho học sinh : giao tiếp, lắng nghe, bày tỏ ý kiến
- Qua tiểu phẩm, học sinh được đóng vai, được rèn luyện thực hành kỹ năng ứng xử,bày tỏ thái độ Tập cho học sinh làm quen với vai diễn một cách tự niên
- Gây hứng thú và chú ý cho học sinh
- Tạo điều kiện làm phát triển óc sáng tạo cho học sinh
- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng tích cực
- Có thể thấy ngay tác động và hiệu quả của lời nói hoặc việc làm của vai diễn
*Tính sáng tạo trong bài giảng:
Nội dung tiểu phẩm được tái hiện thực trạng của học sinh trong giờ kiểm tra hiệnnay.Từ đó giáo dục học sinh tính trung thực trong học tập
Người dự thi
VÕ THỊ THANH HỒNG LOAN
Kịch bản tiểu phẩm: Phải chi …
Câu chuyện xoay quanh gia đình ông Năm Dần, vợ ông mất sớm, ông gà trống nuôicon, ông có duy nhất 1 cậu con trai
*Một buổi sáng đẹp trời tại nhà Ông Năm.
- Bà tám hàng xóm: Ông Năm ơi ông Năm có nhà không?
- Ông Năm: Có! Có Năm đây! Ủa bà tám hả? vậy mà tui tưởng người đến đóng lãicho tui chứ!
- Bà tám hàng xóm: Ông có hay chuyện gì chưa?
- Ông Năm: Trời ơi! Tui đâu có rảnh, suốt ngày tui chỉ biết lo làm kiếm tiền, từnggiây từng phút của tui đều là tiền Bà thấy không, thằng quí tử Nhất Duy của tui đó, Tui
Trang 11mới tậu cho nó chiếc xe đua cực độc nghen! Tui dám chắc trong xóm này chưa xe thằngnào qua xe của con trai tui.
- Bà tám hàng xóm: Hèn gì! Ông thế này con ông như vậy phải rồi! Cha nào connấy!
- Ông Năm:Bà nói vậy là ý gì! Cha con tôi làm sao?
- Bà tám hàng xóm: Ông bình tĩnh đi, tui cho ông biết nè, con ông vừa gây tai nạngiao thông, nạn nhân không ai khác là con bà hai ở xóm mình Con ông và nạn nhân đềuđược đưa đi bệnh viện rồi Còn chiếc xe xịn của ông được đưa về phòng cảnh sát giaothông rồi!
- Ông Năm: Trời! xe của tôi! Đau lòng quá! Không được, bằng mọi giá, dù phải tốnbao nhiêu tiền tui cũng phải đem xe về nhà!
- Bà tám hàng xóm: Tui sống bao năm nay bây giờ tui mới gặp được người chanhư ông Ông không lo con mình gãy chân, gãy tay mà chỉ lo cho chiếc xe Người cha caothượng quá!
- Ông Năm: Tại bà chưa từng có của như tui nên bà không hiểu đâu! Tay chân nógãy thì mai mốt cũng lành lại Còn xe thì tiêu rồi …
* Tại phòng Cảnh sát giao thông:
- Anh Công An: Chào chú! Có gì không chú!
- Ông Năm: Chào cán bộ! Tui đi chuộc xe cho con trai tui, nó mới gây tai nạn hồisáng này
- Anh Công An: Xin lỗi chú! Xe bây giờ chưa lấy ra được! khi nào giải quyết xong
vụ việc thì chúng tôi sẽ thông báo cho chú! Bây giờ chú cho xem giấy tờ và bằng lái xe củacon chú!
- Ông Năm: Đưa bằng lái, giấy tờ xe ( có kèm theo tiền hối lộ)
- Anh Công An: Thưa chú! Chú đợi chút lấy xe về luôn ạ! Còn lại vụ việc sẽ đượcgiải quyết sau
* Một tháng sau: Cũng tại nhà Ông Năm
- Một người hàng xóm: Ông Năm ơi! Ở trên chợ cho hay con trai ông lái xe quánhanh đụng chết người rồi!
- Ông Năm: Trời ơi! Khổ nữa rồi!
* Tại UBND Xã:
- Trưởng Công An Xã: Chào chú Năm, mời chú Năm ngồi
- Ông Năm: Chào cán bộ
- Trưởng Công An Xã: Chú biết con trai chú gây tai nạn chết người không?
- Ông Năm: Dạ! Tui có nghe nói!
- Trưởng Công An Xã: Trong 1 tháng con chú đã gây ra 2 vụ tại nạn Chưa giảiquyết xong vụ trước thì lại tiếp vụ này Nhưng thiệt hại nặng nề hơn Đau đớn hơn là làmchết Anh Nam, lao động chính đang nuôi 1 vợ 2 con trong độ tuổi còn ăn học!
- Ông Năm: Cán bộ ơi, người chết cũng chết rồi, sống chết có số, chắc ổng tới sốrồi, còn con ông ta tui sẽ bồi thường tiền nuôi con Tui gửi cán bộ cái này! Cho Tui chuộc
xe ra rồi mình thương lượng tiếp, bao nhiêu tiền cũng được …
- Trưởng Công An Xã: Chú đừng coi thường người khác như vậy! Tôi lập biên bảnchú vì cách đưa hối lộ này!
- Ông Năm: Cán bộ chỉ đáng tuổi con tui thôi Cấp cao hơn cán bộ còn nhận tiềnkìa Bây giờ còn giả bộ!
- Trưởng Công An Xã: Bởi vậy còn nhiều người có tư tưởng giống chú và cán bộcấp cao đó nên xã hội này mới còn nhiều tiêu cực Tôi sẽ đề nghị cấp trên truy cứu và xử lýnghiêm đồng chí nhận hối lộ đó để làm gương cho những người còn lại
- Con trai Ông Năm: Cha ơi! Bây giờ cha chưa tỉnh sao cha? Tại cha lúc nào cũngnuông chiều con! Cha không cho con đi học! Tối ngày cha chỉ biết có tiền Cha không dạycon điều hay lẽ phải! Con đã gây ra hậu quả này thì con tự chịu mọi hình phạt của phápluật