1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế GTGT khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Sóc Sơn

75 580 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế GTGT khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Sóc Sơn
Tác giả Trần Trung Hiếu
Trường học Ngân hàng - Tài chính
Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
Thể loại Báo cáo tốt nghiệp
Thành phố Sóc Sơn
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 465,5 KB

Nội dung

Đất nước ta bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, điểm xuát phát từ nền sản xất nhỏ, trong khi nhu cầu về đời sống trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của giai đoạn hiện nay - giai đoạn CNH-HĐH đất nước đòi hỏi phải có nền tài chính tương ứng, đủ sức để thực hiện thành công nhiệm vụ trên. Trong gần 30 năm đổi mới, chính sách tài chính nói chung và chính sách thuế nói riêng đã không ngừng được đảng và nhà nước ta quan tâm thực sự đang đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là công cụ chủ yếu của nhà nước trong việc quản lý vĩ mô nền kinh tế - xã hội. Chính vì vậy việc đổi mới hệ thống thuế có ý nghĩa rất to lớn và đã được đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI thông qua. Báo cáo chính trị tại đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI có nêu : Đổi mới các "chính sách chế độ tài chính trước hết là các chính sách thuế " với mục tiêu là điều tiết và phân phối hợp lý các nguồn thu nhập nhằm thực hiện công bằng xã hội. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, quan điểm đó đã nêu lên tầm quan trọng của thuế đối với việc tạo lập và duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước phục vụ cho việc phát triển mọi mặt kimh tế- xã hội của đất nước. Tuy nhiên hệ thống thuế nhà nước nói chung, trong đó thuế thu nhập và thuế GTGT khu vực ngoài quốc doanh nói riêng những năm qua vẫn còn nhiều bất cập, chưa thực sự hợp lý, hiệu quả chưa cao, thất thu thuế còn lớn đặc biệt khi được tổ chức thực hiện ở các đơn vị hành chính như quận, huyện... cho nên chưa đạt được những kết quả mong muốn như mục tiêu của đảng và nhà nước đề ra. Vì vậy để cho hệ thống thuế nhà nước có chất lượng cao hơn, khai thác triệt để hơn mọi nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo ra sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong xã hội, đặc biệt là nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thuế ở các quận, huyện nên em chọn đề tài: "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế GTGT khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Sóc Sơn" để nghiên cứu và viết chuyên đề. Thông qua sự nghiên cứu hoạt động của công tác quản lý thu thuế GTGT ở huyện Sóc Sơn -thành phố Hà Nội để từ đó rút ra những kết luận cần thiết làm căn cứ để nêu lên những định hướng và các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả quản lý thu thuế GTGT cuả huyện nhà. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, dự báo... , luôn tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan, gắn kết chặt chẽ lý luận và thực tiễn có tính khả thi. Chuyên đề cũng có sự tiếp thu, kế thừa và chọn lọc sáng tạo các công trình đã nghiên cứu xung quanh đề tài này. Kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về hiệu quả quản lý thu thuế GTGT khu vực ngoài quốc doanh. Chương II: Thực trạng quản lý thu thuế GTGT ở huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội. Chương III: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế GTGT khu vực ngoài quốc doanh ở huyện Sóc Sơn.

Trang 1

Lời mở đầu 1

Chương I : Lý luận chung về hiệu quả quản lý thu thuế

GTGT khu vực ngoài quốc doanh.

1.3 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế

1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu thuế

GTGT khu vực ngoài quốc doanh

2.1.3 Tình hình sản xuất kinh doanh ở khu vực ngoài quốc doanh

của huyện Sóc Sơn

26

2.3 Thực trạng quản lý thu thuế GTGT khu vực ngoài quốc

doanh hiện nay của chi cục thuế huyện Sóc Sơn

31

2.3.1 Quản lý đối tượng nộp các loại thuế của Nhà nước 312.3.2 Quản lý căn cứ tính thuế, miễn, giảm thuế 332.4 Kết quả thu các loại thuế của chi cục thuế huyện Sóc Sơn từ

năm 2005-2007

38

Trang 2

2.5 Kết quả thu thuế GTGT khu vực ngoài quốc doanh từ năm

2005-2007

39

2.6 Nhận xét về công tác quản lý thu thuế GTGT khu vực

ngoài quốc doanh ở huyện Sóc Sơn

41

Chương III: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế GTGT khu vực ngoài quốc doanh ở huyện Sóc Sơn trong thời gian tới

47

3.1.2 Phương hướng của chi cục thuế huyện Sóc Sơn 48

3.2.2 Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả……… 53

3.2.2.4 Công tác thanh tra, kiểm tra và quản lý ấn chỉ thuế 60

- Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá : CNH - H ĐH

- Cộng hoà xã hội chủ nghĩa : CHXHCN

- Ngân sách nhà nước : NSNN

- Thu nhập doanh nghiệp : TNDN

Trang 4

Trong gần 30 năm đổi mới, chính sách tài chính nói chung và chínhsách thuế nói riêng đã không ngừng được đảng và nhà nước ta quan tâm thực

sự đang đóng vai trò cực kỳ quan trọng, là công cụ chủ yếu của nhà nướctrong việc quản lý vĩ mô nền kinh tế - xã hội

Chính vì vậy việc đổi mới hệ thống thuế có ý nghĩa rất to lớn và đãđược đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI thông qua Báo cáo chính trị tại đạihội đảng toàn quốc lần thứ VI có nêu : Đổi mới các "chính sách chế độ tàichính trước hết là các chính sách thuế " với mục tiêu là điều tiết và phân phốihợp lý các nguồn thu nhập nhằm thực hiện công bằng xã hội Thuế là nguồnthu chủ yếu của ngân sách nhà nước, quan điểm đó đã nêu lên tầm quan trọngcủa thuế đối với việc tạo lập và duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước phục

vụ cho việc phát triển mọi mặt kimh tế- xã hội của đất nước

Tuy nhiên hệ thống thuế nhà nước nói chung, trong đó thuế thu nhập vàthuế GTGT khu vực ngoài quốc doanh nói riêng những năm qua vẫn cònnhiều bất cập, chưa thực sự hợp lý, hiệu quả chưa cao, thất thu thuế còn lớnđặc biệt khi được tổ chức thực hiện ở các đơn vị hành chính như quận,huyện cho nên chưa đạt được những kết quả mong muốn như mục tiêu củađảng và nhà nước đề ra

Vì vậy để cho hệ thống thuế nhà nước có chất lượng cao hơn, khai tháctriệt để hơn mọi nguồn thu cho ngân sách nhà nước, tạo ra sự bình đẳng giữacác thành phần kinh tế trong xã hội, đặc biệt là nâng cao hiệu quả quản lý nhà

nước về thuế ở các quận, huyện nên em chọn đề tài: " Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế GTGT khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Sóc Sơn" để nghiên cứu và viết chuyên đề.

Thông qua sự nghiên cứu hoạt động của công tác quản lý thu thuếGTGT ở huyện Sóc Sơn -thành phố Hà Nội để từ đó rút ra những kết luận cầnthiết làm căn cứ để nêu lên những định hướng và các giải pháp phù hợp nhằm

Trang 5

nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả quản lý thu thuế GTGT cuả huyệnnhà.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, em sử dụng các phương pháp thống

kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, dự báo , luôn tôn trọng các quy luật kinh tếkhách quan, gắn kết chặt chẽ lý luận và thực tiễn có tính khả thi Chuyên đềcũng có sự tiếp thu, kế thừa và chọn lọc sáng tạo các công trình đã nghiên cứuxung quanh đề tài này

Kết cấu đề tài gồm 3 chương:

Chương I: Lý luận chung về hiệu quả quản lý thu thuế GTGT khu vực ngoài

quốc doanh

Chương II: Thực trạng quản lý thu thuế GTGT ở huyện Sóc Sơn - thành phố

Hà Nội

Chương III: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu

quả quản lý thu thuế GTGT khu vực ngoài quốc doanh ở huyện Sóc Sơn

CHƯƠNG I

Lý luận chung về hiệu quả quản lý thu thuế GTGT khu

vực ngoài quốc doanh.

1.1 Những vấn đề chung về thuế

1.1.1- Khái niệm và đặc điểm của thuế

Khái niệm về thuế xuất hiện từ khi xã hội loài người có phân chia giai cấp, cùng với sự xuất hiện của nhà nước Theo K.Mác: Thuế là cơ sở kinh tế

Trang 6

của Nhà nước, Nhà nước đã sử dụng thuế làm công cụ tập trung vào tay mình một phần thu nhập của xã hội, để hình thành nên một quỹ Ngân sách Nhà nước nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình Như vậy, thuế ra đời tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước, với chức năng cơ bản đầu tiên là đảm bảo nguồn tài chínhcho các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.

Có thể hiểu: Thuế là khoản đóng góp có tính chất bắt buộc mang tínhcưỡng chế theo pháp luật của Nhà nước Khoản nộp về thuế không mang tínhhoàn trả trực tiếp, một phần được hoàn trả dưới dạng gián tiếp thông qua cáctrợ cấp xã hội, phúc lợi công cộng

Nhà nước ra đời là một tất yếu khách quan, do vậy thuế ra đời cũng làmột tất yếu khách quan thuế là một phạm trù kinh tế, đồng thời là một phạmtrù lịch sử

Thuế và Nhà nước là hai phạm trù gắn bó hữu cơ với nhau, Nhà nướctồn tại tất yếu phải có thuế Thuế là cơ sở vật chất đảm bảo cho sự tồn tại,hoạt động và phát triển của Nhà nước Thông qua thuế, Nhà nước thực hiệnviệc quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế-xã hội, nhằm thúc đẩy nền kinh tế-

xã hội phát triển theo định hướng nhất định

Theo quy định của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam thì chỉ cóQuốc Hội mới có quyền ban hành, sữa đổi, bổ sung hay bãi bỏ một sắc thuếnào đấy

Mục tiêu chủ yếu và quan trọng nhất của việc định ra một sắc thuế là tạo

ra một nguồn tài chính ổn định và thường xuyên nhằm phục vụ cho nhu cầuchi tiêu của Nhà nước Với tính chất này thuế bao gồm những đặc điểm sauđây:

- Thuế là khoản đóng góp bắt buộc mang tính cưỡng chế và pháp lý caotheo những quy định chặt chẽ mà pháp luật đã đề ra

- Thuế là khoản đóng góp không mang tính hoàn trả trực tiếp Các tổchức, cá nhân sau khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, khoản tiền nộp này sẽđược tập trung vào Ngân sách Nhà nước, tạo ra một quỹ tài chính nằm trongtay Nhà nước Nhà nước sẽ sử dụng quỹ để đảm bảo cho sự hoạt động của Bộ

Trang 7

máy Nhà nước ngày một hoàn thiện Một phần để thực hiện các công việcnhư: Trợ cấp xã hội, phúc lợi công cộng

- Thuế là hình thức phân phối lại một phần của cải xã hội Không phảimọi hành vi phân phối của cải xã hội đều là thuế Bởi trong thực tế các khoảnthu của Nhà nước không chỉ có thuế mà ngoài nguồn thu chủ yếu và quantrọng là thuế, Nhà nước còn có nhiều nguồn thu khác như: phí, lệ phí, sổ xố,công trái, cho thuê bất động sản, thu từ hoạt động kinh doanh của các doanhnghiệp nhà nước

- Thuế chiếm một tỷ trọng tối đa trong Ngân sách Nhà nước(Thuếchiếm khoảng trên 90% tổng thu Ngân sách Nhà nước)

- Thuế mang tính ổn định và thường xuyên Với mỗi một sắc thuế đượcban hành thì việc thực hiện là ổn định và thường xuyên

1.1.2- Vai trò và bản chất của thuế

1.1.2.1- Vai trò của thuế

Xét về mặt tài chính: Thuế là công cụ tập trung bảo đảm nguồn thu chủ

yếu của Ngân sách Nhà nước Một ngân sách quốc gia lành mạnh phải dựatrước hết vào các nguồn thu từ nội bộ nền kinh tế quốc dân Mức động viên

về thuế bao giờ cũng từ tổng sản phẩm quốc nội, từ thu nhập quốc dân Vì vậynguồn thu chủ yếu của ngân sách là thuế; góp phần khuyến khích thực hiệntốt chính sách tiết kiệm cả trong sản xuất, tiêu dùng và khơi dậy được ý thứcgiác ngộ của dân về nghĩa vụ nộp thuế

Xét về mặt kinh tế: Thuế là công cụ có hiệu lực góp phần quản lý và

điều tiết vĩ mô nền kinh tế Cùng với việc đổi mới công tác kế hoạch, giá cả

và các đòn bẩy kinh tế khác, thuế đóng vai trò quan trọng hàng đầu của Nhànước để thực hiện yêu cầu quản lý và điều tiết vĩ mô mọi hoạt động sản xuất,kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động,góp phần thực hiện cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân, giữa tích lũy vàtiêu dùng, xuất khẩu và nhập khẩu, tiền và hàng, cung và cầu, thông qua chính

Trang 8

sách phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân giữa các ngành nghề, cáctầng lớp dân cư

Vai trò điều tiết của thuế thể hiện thông qua hai mặt: Một mặt khuyếnkhích những ngành nghề, những đơn vị, những mặt hàng cần thiết cho sảnxuất, đời sống, xuất khẩu Một mặt hạn chế, sản xuất, tiêu dùng những mặthàng, dịch vụ mang tính chất xa xỉ, cao cấp

Nhà nước còn sử dụng công cụ thuế phục vụ yêu cầu kiểm kê, kiểm soát

và hướng dẫn mọi hoạt động kinh tế phát triển theo định hướng của kế hoạchNhà nước và theo chính sách quản lý tài chính- kinh tế chung của cả nước vàriêng trên từng địa bàn lãnh thổ

Xét về mặt xã hội: Thuế góp phần thực hiện tính công bằng xã hội.

Trong nền kinh tế nhiều thành phần, sự bình đẳng và công bằng xã hội vềthuế được thể hiện thông qua chính sách động viên bằng nhau giữa các thànhphần kinh tế, giữa các tổ chức, cá nhân có điều kiện sản xuất, kinh doanh vàmôi trường hoạt động giống nhau, tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh về uy tín,năng xuất, chất lượng và hiệu quả

1.1.2.2- Bản chất của thuế

Thuế là một khoản đóng góp nghĩa vụ bằng một phần thu nhập của các

tổ chức và mọi thành viên trong xã hội cho Nhà nước Khoản đóng góp đómang tính chất bắt buộc, được pháp luật quy định để đảm bảo nguồn thu vàchi trả cho các nhu cầu chi của Nhà nước

Sự xuất hiện Nhà nước đòi hỏi phải có điều kiện vật chất để đảm bảocho Nhà nước tồn tại, hoạt động thực hiện chức năng của mình Nhà nướcdùng quyền lực chính trị để ban hành những quy định pháp luật cần thiết làmcông cụ phân phối lại một phần của cải vật chất của xã hội dưới hình thức giátrị sáng tạo và hình thành qũy tiền tệ tập trung của Nhà nước

Sự xuất hiện sản phẩm thặng dư trong xã hội là cơ sở chủ yếu tạo khảnăng và nguồn thu để thuế tồn tại và phát triển Nhiệm vụ chính trị của mỗiNhà nước trong từng giai đoạn lịch sử, đặc điểm của phương thức sản xuất,kết cấu giai cấp và thành phần kinh tế là những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng

Trang 9

đến vai trò, nội dung và đặc điểm của thuế Như vậy thuế là một phạm trù cótính lịch sử và là một tất yếu khách quan xuất hiện và phát triển cùng với sự

ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước Thuế được Nhà nước sử dụng nhưmột công cụ kinh tế quan trọng nhằm huy động nguồn thu cho Ngân sách Nhànuớc, góp phần điều chỉnh kinh tế và điều hoà thu nhập của doanh nghiệp và

xã hội

Như vậy, bản chất của thuế lệ thuộc vào bản chất của Nhà nước

Do đó, cơ cấu và nội dung của cả hệ thống và từng sắc thuế phải đượcnghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, cải tiến và đổi mới kịp thời để phù hợp với tìnhhình và nhiệm vụ phát triển kinh tế của từng giai đoạn Đồng thời, phải có tổchức thích ứng đủ sức đảm bảo thực hiện các quy định pháp luật về thuế đãđược Nhà nước ban hành trong thời kỳ đó

Hiện nay, nước ta đang trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thịtrường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, kinh tế thị trường gắn liền với Nhànước pháp quyền Vì vậy Nhà nước phải quản lý nền kinh tế bằng pháp luật

và các công cụ đòn bẩy kinh tế, tạo môi trường và hành lang pháp lý thôngthoáng cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh năng động Thựchiện đổi mới toàn diện về cơ cấu, cơ chế kinh tế của đất nước đòi hỏi chínhsách thuế cũng phải có những thay đổi mang tính cải cách góp phần thực hiệnthắng lợi nhiệm vụ kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra

Có thể nói bản chất của thuế là thể hiện tính quyền lực Nhà nước dựatrên các văn bản quy phạm pháp luật có tính pháp lý và cưỡng chế cao

1.1.3- Phân loại thuế:

Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, ta có thể phân loại thuế theo nhiều tiêuthức khác nhau:

+ Theo phạm vi điều chỉnh của thuế, người ta chia thành 2 loại:

- Thuế tổng hợp: Là loại thuế đánh vào tất cả các thành phần của cơ sở

thuế (đối tượng thuế) mà không có trường hợp ngoại lệ, không có miễn, giảmthuế

Trang 10

- Thuế có lựa chọn: Là loại thuế chỉ đánh vào môt phần nhất định của

cơ sở thuế Thuế thu nhập cá nhân có thể coi là một điển hình của loại thuếnày

+ Theo tính chất điều tiết của thuế, ngượi ta chia thành thuế trực thu vàthuế gián thu, đây là cách phân loại quan trọng, được xem xét nhiều nhấttrong quản lý thuế

- Thuế trực thu: Là loại thuế mà người nộp thuế và người chịu thuế

đồng thời là một Thuế trực thu trực tiếp điều tiết vào thu nhập của người nộpthuế (như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp)

Ưu điểm của loại thuế này: Nó trực tiếp điều tiết vào thu nhập của các

tổ chức kinh tế và cá nhân, hơn thế nữa, thuế trực thu còn cho phép xem xétđến các yếu tố tương đối độc lập đến thu nhập của người nộp thuế như hoàncảnh bản thân, hoàn cảnh gia đình của người nộp thuế như trong luật thuế thunhập cá nhân của nhiều nước trên thế giới Do đó thuế trực thu có tác dụng rấtlớn trong việc điều hoà thu nhập, giảm bớt sự chênh lệch đáng kể về mứcsống giữa các tầng lớp dân cư - một khiếm khuyết của cơ chế thị trường

Tuy nhiên, thuế trực thu cũng có một hạn chế lớn: Dễ gây ra sự phảnứng từ phía người nộp thuế khi Chính Phủ điều chỉnh tăng thuế, dễ xảy ra tìnhtrạng trốn lậu thuế Hơn nữa việc theo dõi tính toán và thu thuế hết sức phứctạp Đối với thuế trực thu là thuế thu nhập cá nhân, diện thu thuế khá rộng vàphân tán, vì vậy nếu không có biện pháp tốt trong công tác quản lý thu thuếthì chi phí cho việc thực hiện công tác này là khá tốn kém và tác dụng củathuế trực thu trong việc tập trung đầy đủ, kịp thời thu nhập vào ngân sách nhànước bị hạn chế

- Thuế gián thu: Là loại thuế mà người nộp thuế và người chịu thuế

không đồng thời là một Người nộp thuế là người sản xuất hoặc người kinhdoanh hàng hoá, còn người chịu thuế là người tiêu dùng các hàng hoá để họmua hàng hoá với giá cả trong đó có cả thuế Với cơ chế này, người sản xuất

- kinh doanh hàng hoá khi bán hàng cũng là lúc họ thu hộ thuế gián thu chonhà nước (qua giá bán hàng) và nộp khoản thuế này vào ngân sách nhà nước,tức là nộp hộ cho người tiêu dùng hàng hoá Do đó thuế gián thu là loại thuế

Trang 11

điều tiết vào thu nhập của người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ một cách giántiếp, thông qua cơ chế giá hàng hoá và dịch vụ.

Có thể nói phạm vi điều tiết của thuế gián thu rất rộng do toàn dân chịuthuế Thuế gián thu "được che đậy" trong giá bán hàng hoá nên người chịuthuế( người tiêu dùng hàng hoá ) ít có cảm giác mình bị nhà nước đánh thuế

Vì vậy loại thuế này ít gây ra phản ứng từ phía những người chịu thuế mỗi khiChính Phủ chủ trương tăng thuế Thuế gián thu mang lại nguồn thu thườngxuyên và tương đối ổn định cho ngân sách nhà nước, vì trong điều kiện nàothì tiêu dùng của con người, của xã hội cũng luôn luôn diễn ra và có xu hướngngày càng phát triển, đa dạng hơn, phong phú hơn Đối tượng quản lý thuthuế gián thu cũng tập trung hơn so với thuế trực thu vì những người sản xuấtkinh doanh hàng hoá là những người trực tiếp nộp thuế cho ngân sách nhànước Nghiệp vụ tính và thu thuế do đó cũng đơn giản hơn, vì thế chi phíquản lý hành chính( gồm chi pjhí trực tiếp và chi phí gián tiếp) đối với thuếgián thu cũng thấp hơn

Loại thuế này cũng tồn tại những nhược điểm: Đó là chưa đảm bảođược sự công bằng trong đánh thuế, nó còn mang tính chất luỹ thoái Nhượcđiểm này là do thuế gián thu tính trong giá cả hàng hoá tiêu thụ và dịch vụ.Mức thu cố định cho từng đơn vị sản phẩm hàng hoá Do vậy, bất kể ngườitiêu dùng là người giàu hay người nghèo, thu nhập cao hay thấp, nếu cùngtiêu dùng một loại hàng hoá như nhau thì cùng chịu một mức điểu tiết nhưnhau Số thuế này so với thu nhập của người giầu và người nghèo thì rõ ràng

là mang tính chất luỹ thoái

Cơ cấu giữa thuế trực thu và thuế gián thu ở các nước có điều kiện khácnhau cũng rất khác nhau Đối với những nước có nền kinh tế chưa phát triển,thu nhập thấp thì thuế gián thu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thuthuế của nhà nước Theo báo cáo của ngân hàng thế giới (WB) thì cơ cấu thuếtrực thu và thuế gián thu của các nước như sau:

Bảng 1: Cơ cấu thuế trực thu và gián thu của các nước phát triển và chậmphát triển :

Trang 12

Thuế thu nhập công ty

Thuế thu nhập cá nhân

Bảo hiểm xã hội

+ Thuế gián thu

Trong nước

Ngoại thương

15

371980633123

32

697273131274

(Nguồn: tài liệu đào tạo quản lý kinh tế - viện phát triển kinh tế, ngân hàng thế giới NXB Hà Nội)

Trong quản lý thuế, khi xây dựng hệ thống thuể các nước, việc chútrọng hơn đến loại thuế nào (các sắc thuế trực thu hay gián thu) là tuỳ thuộcrất nhiều vào tình hình kinh tế, xã hội và các chính sách của nhà nước trongtừng thời kỳ)

+ Theo cơ sở thuế

Trong các sắc thuế đang áp dụng trên thế giới, đối tượng tác động (hay

cơ sở thuế ) của mỗi sắc thuế có khác nhau, do đó tác dụng của các sắc thuếcũng khác nhau.dựa vào đó thuế được chia thành:

- Thuế thu nhập: Là loại thuế đánh vào thu nhập của các tổ chức kinh tế

và thu nhập của các cá nhân( thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập công ty).Tác dụng chủ yếu của thuế thu nhập là thực hiện điều tiết thu nhập, đảm bảocông bằng xã hội

- Thuế tài sản: Là loại thuế đánh vào việc nắm giữ hay chuyển nhượng

tài sản, thuế tài sản ở một số nước trên thế giới, thuế trước bạ, thuế chuyểnquyền sử dụng đất ở nước ta Thu trrên vốn sản xuất kinh doanh đang áp dụng

ở Việt Nam hiện nay đang có ý nghĩa như một loại thuế tài sản

- Thuế tiêu dùng: Là loại thuế đánh vào việc tiêu dàng, sử dụng sản

phẩm và dịch vụ Do loại thuế này điều tiết gián tiếp vào thu nhập cuả người

Trang 13

tiêu dùng nên tác dụng chủ yếu của nó là nhằm hướng dẫn sản xuất, tiêu dùngtheo cơ cấu hàng hoá, dịch vụ.

+ Ngoài ra, đôi khi người ta còn tiến hành phân loại thuế theo tính chấtthuế suất mà sắc thuế đó áp dụng và chia ra:

- Thuế tỷ lệ: áp dụng thuế suất tỷ lệ

- Thuế luỹ tiến: áp dụng thuế suất luũy tiến

- Thuế luỹ thoái: áp dụng thuế suất luỹ thoái

Năm 1920, người ta đưa ra loại thuế sản xuất, tuy có tỏ ra ưu thế hơntrước nhưng lại phát sinh ra những bất lợi là tính cộng dần, đánh trùng lắp Năm 1936 có quá trình tiến triển mới, người ta quyết định đánh vàocông đoạn cuối cùng của sản xuất tức là khi sản phẩm tiêu dùng được đưa vàokhâu lưu thông đầu tiên, tiếp theo trong biện pháp thanh toán đã áp dụngphương thức có khấu trừ cho giai đoạn trước Từ những năm 1950 thuếGTGTđược thực hiện như là loại thuế chính thức

Ngày nay, thuế GTGT được phổ biến rộng rãi và được nhiều nước trênthế giới áp dụng

Để hiểu thuế giá trị gia tăng là gì? Trước hết ta phải trả lời câu hỏi: Giátrị gia tăng là gì?

Trang 14

Giá trị gia tăng là giá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phátsinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng; được xác định là căn

cứ tính thuế GTGT.

Như vậy ta có khái niệm về thuế GTGT như sau: “Thuế GTGT là loại

thuế gián thu, được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụphát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng; khoản thuế này

do đối tượng tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ chịu”

Ở Việt Nam Luật Thuế giá trị gia tăng được Quốc hội khoá IX thôngqua tại kỳ họp thứ 11(họp từ 2/4-10/5/1997), Chủ tịch nước CHXHCN ViệtNam công bố theo lệnh số 57 L/CTN ngày 22/05/1997 và có hiệu lực thi hành

từ ngày 1/1/1999.Luật thuế GTGT của nước ta bao gồm những nội dung chủyếu sau:

*Đối tượng chịu thuế GTGT: là hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng ở Việt

Nam (tiêu dùng cho sản xuất và cho sinh hoạt), không kể hàng hoá dịch vụđược sản xuất cung ứng từ trong nước hay nhập khẩu Điều này có nghĩa làthuế GTGT tính cho các hàng hoá dịch vụ:

- Được sản xuất và tiêu dùng trong nước;

- Được nhập khẩu và tiêu dùng trong nước;

- Được tiêu dùng nội bộ

- Được mua, bán dưới mọi hình thức, bao gồm cả trao đổi bằng hiện vật(không thanh toán bằng tiền)

*Đối tượng nộp thuế GTGT: tất cả các tổ chức, cá nhân có sản xuất,

kinh doanh hoặc nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT làđối tượng nộp thuế GTGT Cụ thể đối tượng nộp thuế GTGT gồm:

- Các tổ chức kinh doanh, không phân biệt thành phần kinh tế, là doanhnghiệp trong nước hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, là doanhnghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, là hợp tác xã hay bất

Trang 15

cứ một đơn vị kinh tế trực thuộc bất kỳ một tổ chức nào có hoạt động sảnxuất, kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ chịu thuế GTGT.

- Các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT

*Đối tượng không chịu thuế GTGT: bao gồm 26 nhóm mặt hàng và

dịch vụ như: sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản chưa qua chếbiến thành các sản phẩm khác của các tổ chức, cá nhân tự sản xuất và bán ra;hàng hoá, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và một số hàng hoá, dịch vụ thiếtyếu phục vụ cho đời sống con người; một số sản phẩm, dịch vụ mang tínhchất công cộng; các dịch vụ xuất khẩu.v.v

*Căn cứ tính thuế: thuế GTGT được xác định dựa trên hai căn cứ là giá

tính thuế và thuế suất

+)Giá tính thuế: Theo quy định Điều 7 Luật thuế GTGT, giá tính thuếGTGT của hàng hoá, dịch vụ là giá ghi trên hoá đơn chưa tính thuế

- Đối với hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước thì giá tính thuế là giáthanh toán(hoặc giá bán ra) chưa có thuế

- Đối với hàng hoá nhập khẩu, giá tính thuế là giá nhập khẩu tại cửakhẩu nước nhập cộng với thuế nhập khẩu(Giá CIF + thuế nhập khẩu)

- Hàng hoá dùng để biếu tặng, tiêu dùng nội bộ thì giá tính thuế là giáhàng hoá tương đương từng loại trên thị trường

- Đối với tiền thu từ hoạt động cho thuê tài sản Giá tính thuế là số tiềnthu được từng kỳ hoặc ứng trước, trả trước

- Đối với hàng hoá trả góp, giá tính thuế là giá hàng hoá trả một lần.Đối với hàng hoá gia công, giá tính thuế là số tiền thu được từ gia công hànghoá bao gồm: Tiền thuê gia công cộng(+) chi phí nguyên vật liệu

- Đối với một số chứng từ thanh toán đã bao gồm cả thuế thì giá tínhthuế được xác định như sau:

Trang 16

Giá tính Giá thanh toán

Thuế =

GTGT 1 + Thuế suất(%) Thuế GTGT

+)Thuế suất: Theo quy định tại Điều 8 Luật thuế GTGT, có 4 mức thuếsuất bao gồm: 0%, 5%, 10% và 20%

- Đối với mức thuế suất 0% chỉ áp dụng đối với hàng hoá xuất khẩuhoặc liên quan đến xuất khẩu nhằm thực hiện khuyến khích xuất khẩu

- Mức thuế suất 5% áp dụng đối với những hàng hoá, dịch vụ thiết yếuphục vụ trực tiếp cho sản xuất và tiêu dùng

- Mức thuế suất 10% là mức phổ thông, cơ bản

- Mức thuế suất 20% áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ không thiếtyếu, cần điều tiết

*Phương pháp tính thuế: Có hai phương pháp tính thuế GTGT

+)Phương pháp khấu trừ thuế : áp dụng đối với các cơ sở sản xuất kinh

doanh áp dụng chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ, hạch toán đầy đủ thuế đầu

ra, thuế đầu vào Theo phương pháp này ta có cách tính thuế GTGT phải nộpnhư sau:

Thuế Thuế Thuế

Trang 17

Thuế GTGT đầu vào là số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT khi muahàng hoá, dịch vụ hoặc trên chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hoá dịch vụnhập khẩu.

+)Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng: áp dụng đối với các cơ

sở, cá nhân sản xuất kinh doanh chưa có điều kiện áp dụng chế độ kế toán,hoá đơn chứng từ để nộp thuế theo phương pháp khấu trừ Theo phương phápnày cách tính thuế GTGT phải nộp như sau:

Thuế Giá trị gia tăng Thuế suất

GTGT = của hàng hoá x Thuế GTGT

PhảI nộp dịch vụ chịu thuế tương ứng

Hoặc:

Thuế Giá thanh toán Giá thanh toán của Thuế suất GTGT = của hàng hoá, - hàng hoá, dịch vụ x thuế GTGTphải nộp dịch vụ bán ra mua vào tương ứng tương ứng

*Khấu trừ thuế đầu vào: Khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hoá,

dịch vụ mua vào có hoá đơn GTGT dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá,dịch vụ chịu thuế GTGT Các hàng hoá mua vào là nông, lâm, thuỷ sản chưaqua chế biến mua trực tiếp của người sản xuất bán ra(không có hoá đơnGTGT) được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo tỷ lệ trên giá mua từ 2% đến3%

Căn cứ để khấu trừ thuế đầu vào là:

- Hoá đơn GTGT đối với hàng hoá, dịch vụ mua vào, trong đó ghi rõ

số thuế GTGT

Trang 18

- Bảng kê mua hàng nông, lâm, thủy sản, chưa qua chế biến mua trựctiếp của người sản xuất bán ra (không có hoá đơn, chứng từ).

- Chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu

*Hoá đơn, chứng từ: áp dụng 2 loại hoá đơn sau:

- Đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ sử dụng hoá đơnGTGT, trong đó có ghi rõ thuế GTGT

- Đối tượng nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT sửdụng hoá đơn bán hàng(hoá đơn thông thường) ghi rõ giá bán là giá đã cóthuế GTGT Ngoài ra khi bán hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế GTGT cũng

sử dụng hoá đơn không ghi thuế GTGT

*Thủ tục kê khai nộp thuế: thực hiện chế độ cơ sở kinh doanh tự kê

khai, cơ quan thuế ra thông báo nộp thuế, cơ sở nộp thuế theo thông báo của

cơ quan thuế và thời hạn quy định

*Miễn, giảm thuế GTGT: Những năm đầu thực hiện thuế GTGT, nếu

cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ có số thuế GTGT phảinộp lớn hơn số thuế tính theo mức doanh thu trước đây mà bị lỗ thì đượcgiảm thuế GTGT phải nộp tối đa bằng số lỗ Thời gian giảm thuế tối đa là 3năm

*Hoàn thuế: Việc hoàn thuế GTGT chỉ áp dụng đối với cơ sở kinh

doanh tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ Điều 16 của Luật thuếGTGT quy định: cơ sở kinh doanh tính thuế theo phương pháp khấu trừ, hàngtháng lấy tổng số thuế đầu ra (cộng trên hoá đơn bán hàng) trừ đi tổng số thuếđầu vào (ghi trên hoá đơn mua hàng, tính ra từ hoá đơn thường và bảng kê thumua), nếu kết quả là số âm (tức là số đầu vào chưa được khấu trừ hết) thìđược chuyển số âm đó sang tháng sau để khấu trừ tiếp; trường hợp có thuếGTGT đầu vào lớn hơn thuế GTGT đầu ra liên tục trong 3 tháng(kể cả thuếGTGT của tài sản cố định) thì số thuế đó sẽ được Nhà nước hoàn lại

Trang 19

1.2.1.2- Đặc điểm của thuế giá trị gia tăng:

Thuế GTGT là một loại thuế gián thu, nên nó cũng mang những đặcđiểm nổi bật của thuế gián thu như sau:

- Đây là loại thuế điều tiết lên thu nhập của đối tượng chịu thuế mộtcách gián tiếp thông qua cơ chế giá cả hàng hoá, dịch vụ mà họ sử dụng

Đối tượng chịu thuế là những người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ Họ làngười gánh chịu toàn bộ số thuế mà hàng hoá họ tiêu dùng bị điều tiết, số thuếnày sẽ được những nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ cộng vào giá bán hàngthông qua cơ chế giá thanh toán Người cung cấp hàng hoá, dịch vụ thuộcdiện điều tiết của luật thuế chỉ là những người nộp hộ

- Đối tượng điều chỉnh của thuế GTGT là vô cùng rộng , chỉ có một số

ít đối tượng không thuộc diện chịu thuế đó là: sản phẩm trồng trọt, chăn nuôicủa nông dân tự sản xuất, tự bán ra, sản phẩm muối, các dịch vụ không mangtính chất kinh doanh vì lợi nhuận, các dịch vụ công cộng, dịch vụ Y tế, Vănhoá, Giáo dục, Đào tạo, thông tin đại chúng

Do đối tượng điều chỉnh của thuế GTGT là vô cùng lớn cho nên tácdụng của nó trong việc tập trung nguồn tài chính cho Ngân sách Nhà nước làrất lớn

- Thuế GTGT là loại thuế gián thu nên nó cũng mang tính chất luỹthoái, do đó nó không đảm bảo được sự công bằng giữa những người nộpthuế

1.2.2- Vai trò của thuế giá trị gia tăng:

- Thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm, không tính vào vốn, nên góp phần khuyến khích các tổ chức, cá nhân bỏ vốn ra đầu tư phát triển

Trang 20

sản xuất, kinh doanh, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.

- Thuế GTGT góp phần khuyến khích mạnh mẽ việc sản xuất hàng xuấtkhẩu, vì hàng hoá xuất khẩu chẳng những không phải chịu Thuế GTGT ởkhâu xuất khẩu mà còn được thoái trả lại toàn bộ số thuế GTGT đã thu ở cáckhâu trước

- Thuế GTGT được thu tập trung ngay ở khâu đầu tiên là khâu sản xuấthoặc khâu nhập khẩu hàng hoá và thu ở mỗi khâu đều có thể kiểm tra đượcviệc thu nộp thuế ở khâu trước, cho nên góp phần hạn chế được thất thu hơn

so với thuế doanh thu trước kia đã áp dụng

- Thuế GTGT được thực hiện thống nhất và chặt chẽ theo nguyên tắccăn cứ vào hoá đơn mua, bán hàng để khấu trừ số thuế đã nộp ở khâu trước.Điều đó có nghĩa là, nếu không có hoá đơn mua hàng ghi rõ số thuế GTGT đãnộp ở khâu trước thì không được khấu trừ thuế Vì vậy, Thuế GTGT khuyếnkhích các cơ sở sản xuất, kinh doanh khi mua hàng hoá phải đòi hỏi hoá đơn,

và khi bán hàng phải có hoá đơn theo đúng quy định.Với nguyên tắc thuế thu

ở khâu sau được khấu trừ số thuế đã nộp ở khâu trước, Thuế GTGT sẽ gópphần hạn chế được những sai sót, gian lận trong việc ghi chép hoá đơn (nhưghi nhiều hơn hoặc ít hơn so với số thực trả hoặc thực thu ) Hoạt động mua-bán hàng hoá, cung cấp lao vụ, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ được đưa vào nềnếp thành thói quen trong nền kinh tế sẽ là tiền đề cho việc tin học hoá quátrình quản lý sản xuất kinh doanh, hạn chế bớt những sai sót, tiêu cực vàmang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế

Qua những vai trò của thuế GTGT cho ta thấy, mục đích chủ yếu của ápdụng thuế GTGT là tạo thêm thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, kinh doanhphát triển, chứ không nhằm tăng mức động viên, càng không phải là làm chodoanh nghiệp khó khăn hơn

Trang 21

Tuy nhiên thuế GTGT cũng có những điều kiện đòi hỏi khắt khe khi ápdụng, đó là:

- Phải có một nền kinh tế phát triển tương đối ổn định; khi đó giá cảhàng hoá khâu sau cao hơn giá cả hàng hoá khâu trước, lúc này thuế GTGTđược áp dụng mới có ý nghĩa

- Nhà nước phải thực sự quản lý được nền kinh tế bằng pháp luật; điềunày nghĩa là Nhà nước phải thực sự đảm bảo được chức năng cũng như đảmbảo tính công quyền của mình Một khi luật đã được ban ra thì phải thực hiệnmột cách chặt chẽ, thể hiện sự công bằng và tính quền lực của Nhà nước

- Chế độ sổ sách kế toán hoá đơn chứng từ cần phải được giám sát mộtcách chặt chẽ Bởi thuế GTGT được thực hiện một cách công bằng chỉ khinhững hoá đơn chứng từ có tính chính xác, và tính trung thực cao Điều nàyđòi hỏi các cơ quan chức năng liên quan phải có nhiệm vụ kiểm tra giám sátchặt chẽ đối với từng loại hoá đơn chứng từ cụ thể, tránh tình trạng khai man,khai lậu để chốn lậu thuế của Nhà nước

- Hệ thống thanh toán qua ngân hàng phải tương đối phát triển Để việckiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng đối với đối tượng nộp thuếđược nhanh tróng và chính xác hơn đồng thời việc thu thuế cũng như hoànthuế được diễn ra có hiệu quả hơn thì hệ thống thanh toán qua ngân hàng pháttriển sẽ là một trong những tiền đề quan trọng để áp dụng thành công luậtthuế GTGT

- Trình độ của cán bộ thuế phải không ngừng được nâng cao cùng với ýthức chấp hành luật thuế của người dân Một cán bộ thuế không những phải làngười giỏi về nghiệp vụ để phán đoán tình thế cũng như không có sai sóttrong công việc mà còn phải là người có đức, cái đức ở đây thể hiện thôngqua ý thức chấp hành luật pháp của cán bộ thuế thông qua mối quan hệ với

Trang 22

đối tượng nộp thuế, từ đó nó cũng sẽ nâng cao được ý thức chấp hành luậtthuế của người dân.

- Cần phải có sự đồng bộ trong khâu quản lý đồng thời phải có sự hỗtrợ của khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại Sự đồng bộ ở đây được thể hiệnthông qua cách phân cấp quản lý giữa các cơ quan chức năng, đảm bảo không

có sự quản lý chồng chéo; đồng thời để quá trình quản lý được thực hiện đượcchặt chẽ và hiệu quả thì phải có sự hổ trợ của khoa học kỹ thuật, công nghệmáy tính

1.3- Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế GTGT khu vực ngoài quốc doanh:

1.3.1 Vai trò của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh:

Kinh tế ngoài quốc doanh là một trong 6 thành phần kinh tế chủ yếu

trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Thành phần kinh tế ngoài quốcdoanh bao gồm: công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân và hộkinh doanh cá thể

Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đã góp phần quan trọng trong việcthực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước như chủ trương xoá đói giảmnghèo, phân bố lại cơ cấu kinh tế, xoá bỏ dần sự cách biệt giữa thành thị vànông thôn, giữa miền xuôi với miền ngược

Kinh tế ngoài quốc doanh đã góp phần to lớn vào vấn đề tạo công ăn việclàm, tăng thu nhập cho người lao động, giữ gìn an ninh trật tự và phát triểnnhiều ngành nghề truyền thống Khu vực quốc doanh ở nước ta đã tạo việclàm cho 10% trong tổng số lực lượng lao động, trên 90% còn lại làm việc ởkhu vực ngoài quốc doanh

Hàng năm, kinh tế Ngoài quốc doanh đã tạo ra một lượng thu nhập quốcdân tương đối lớn đóng góp một phần đáng kể cho Ngân sách nhà nước

Trang 23

(NSNN) Đơn cử như ở huyện Sóc Sơn, kết thúc năm 2007, thuế Ngoài quốcdoanh thu được 13 762 triệu đồng đạt 148% so với kế hoạch và bằng 137%thực hiện năm 2006 Với kết quả như trên, có thể khảng định kinh tế ngoàiquốc doanh đã đóng góp một phần không nhỏ vào NSNN, đặc biệt là ngânsách địa phương

1.3.2- Thất thu thuế GTGT và hậu quả của thất thu thuế GTGT khu vực ngoài quốc doanh :

Trong những năm gần đây, nền kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ

đã khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia tích cực vào hoạt động sảnxuất kinh doanh làm tăng lượng hàng hoá cho xã hội và tăng lợi nhuận chongười kinh doanh đặc biệt trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, từ đó thuhút và tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động đồng thời góp phần làmthay đổi đáng kể cơ cấu nghành sản xuất, phân công lao động trong nền kinh

tế nước ta

Nhưng mặt trái của nền kinh tế thị trường là chạy theo lợi nhuận, chính

vì vậy mà các cơ sở kinh tế ở khu vực ngoài quốc doanh này thường xem nhẹviệc chấp hành các chính sách, pháp luật của nhà nước, đặc biệt là pháp luậtthuế

Ngành thuế quản lý thu thuế thông qua hoá đơn do Bộ Tài Chính phát

hành và phần tự khai của các hộ kinh doanh Theo luật định hình thức nộpthuế theo kê khai đực áp dụng cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ vàcác hộ cá thể lớn và vừa Nếu như các tổ chức, cá nhân trên áp dụng nghiêmtúc chế độ kế toán, hình thức thu ấn định (khoán) đối với các hộ kinh doanhnhỏ

Đối với các hộ thực hiện theo phương pháp khấu trừ thuế đầu vào:những hộ này thường sử dụng hoá đơn không đúng theo quy định, xuất hoá

Trang 24

đơn đỏ không đúng với giá trị hàng hoá bán ra, hoá đơn lưu để kê khai thuếthường thấp hơn rất nhiều, thậm chí không đúng chủng loại, hành hoá dịch vụkhông đúng cho khách hàng Từ đó nhà nước thất thu thuế ở 2 khâu:

- Khách hàng dùng hoá đơn đỏ để khấu trừ đầu vào và hạch toán chiphí sản xuất nhằm giảm thu nhập doanh nghiệp để trốn thuế thu nhập doanhnghiệp

- Bản thân cơ sở sản xuất kinh doanh chỉ kê khai số thuế trên hoá đơnlưu với ngành thuế để trốn thuế GTGT của số lượng hàng hoá mà đã bán.Đây là phương pháp trốn thuế phổ biến nhất hiện nay tại khu vực ngoài quốcdoanh

Đối với những hộ không sử dụng hoá đơn, không mở sổ sách kế toánthì ngành thuế sử dụng phương pháp ấn định trực tiếp GTGT trên doanh thuhàng tháng từ đó áp dụng thuế suất GTGT và thuế thu nhập doanh nghiệp.Đây là phương pháp phổ biến đối với các hộ sản xuất kinh doanh vừa và nhỏhiện nay Do việc điều tra và khảo sát còn thiếu chặt chẽ và chưa chính xácnên việc ấn định GTGT và thuế GTGT cho các hộ này không sát thực tế sảnxuất kinh doanh thường chỉ đảm bảo được tỷ lệ 60% đén 70% Đối với những

hộ kinh doanh ở các chợ lớn và các thành phố lớn thì tỷ lệ thất thu thuế ởkhâu này thường chiếm đến 40% - 50%

Thất thu thuế làm cho mục đích của thuế không đạt được làm ảnhhưởng tới nguồn thu của ngân sách, gây khó khăn cho kế hoạch chỉ tiêu củaNhà nước để thực hiện mục đích phát triển kinh tế - xã hội Nó làm hạn chếvai trò của thuế là công cụ của Nhà nước trong việc điều chỉnh các mụa đíchkinh tế vĩ mô, làm giảm lạm phát, thất nghiệp

Thất thu thuế làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của các luậtthuế, tạo ra ý thức coi thường kỷ cương pháp luật thuế, sự thiếu tin tưởng

Trang 25

của đối tượng nộp thuế vào cơ quan chức năng, tác động xấu đến đời sống

xã hội

1.3.3- Hậu quả của thất thu thuế GTGT:

- Thất thu thuế làm cho mục đích của thuế không đạt được làm ảnhhưởng tới nguồn thu của ngân sách, gây khó khăn cho kế hoạch chi tiêu củanhà nước để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội Nó làm hạn chếvai trò của thuế là công cụ của nhà nước trong việc điều chỉnh các mục tiêukinh tế vĩ mô, làm giảm lạm phát, thất nghiệp

- Thất thu thuế làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả của các luậtthuế, tạo ra ý thức coi thường kỷ cương pháp luật thuế, sự thiếu tin tưởng củađối tượng nộp thuế vào cơ quan chức năng, tác động xấu tới đời sống xã hội

1.4- Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu thuế GTGT khu vực ngoài quốc doanh :

Quản lý thu thuế GTGT khu vực ngoài quốc doanh là một công việcphức tạp và khó khăn bởi tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh khu vựcnày thường mang tính tự phát và mục tiêu là lợi nhận tối đa bất chấp mọi điềukiện, qua phân tích cho thấy những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thu thuếGTGT khu vực này là:

- Trình độ nhận thức của các hộ kinh doanh về việc hiểu và chấp hànhpháp luật Nếu trình độ nhận thức thấp, hạn chế thì việc chấp hành hạn chếgây khó khăn cho công tác thu thuế GTGT và ngược lại

- Môi trường sản xuất thuận lợi hay khó khăn cả về địa điểm kinhdoanh, hành lang pháp lý, về các luật đầu tư, thuê đất, đăng ký kinhdoanh sẽ tác động đến hiệu quả quản lý

Trang 26

- Vai trò, năng lực lãnh đạo của các cấp chính quyền địa phương, nănglực chuyên môn và năng lực quản lý của ngành thuế là nhân tố quyết định đếnhiệu quả quản lý thu thuế GTGT, bởi các cấp chính quyền có kiên quyết haykhông kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thì sẽ tác động trực tiếpđến ý thức chấp hành pháp luật của các hộ kinh doanh Ngành thuế là cơ quannhà nước phải nắm chắc luật, có chuyên môn sâu, có phương tiện kỹ thuật, cóphương pháp tuyên truyền, vận động thì sẽ đạt hiệu quả quản lý thuế GTGTđúng luật, đúng chủ trương của đảng và nhà nước.

- Các văn bản pháp quy pháp luật về thuế GTGT, các văn bản dưới luậtquy định, hướng dẫn thực hiên luật thuế GTGT có chặt chẽ hay không sẽ cótác dụng ngăn chặn những hành vi lợi dụng kẽ hở của luật pháp để trốn thuế.Xác định rõ được các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế GTGTcủa khu vực kinh tế ngoài quốc doanh - chúng ta sẽ có những giải pháp đúngđắn và hợp lý để đảm bảo tăng cường hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo công táctrên, thực hiện thắng lợi các mục tiêu của luật thuế GTGT đã được ban hành

CHƯƠNG II

Thực trạng quản lý thu thuế GTGT khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn huỵện Sóc Sơn -thành phố Hà Nội2.1- Khái quát tình hình tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn 2.1.1- Điều kiện tự nhiên:

Trang 27

Sóc Sơn là một huyện ngoại thành Hà Nội, phía bắc giáp Thái Nguyên,phía tây giáp Vĩnh Phúc, phía nam giáp Đông Anh, phía đông giáp Bắc Giang

và Bắc Ninh Diện tích tự nhiên 13.600ha - 3/4 là đất đồi núi và rừng đặcdụng, rừng kinh tế được coi là lá phổi và là vùng du lịch sinh thái của thủ đô

Hà Nội Dân số 250.000 người, 80%là sản xuất nông nghiệp

Sóc Sơn có điều kiện địa lý thuận lợi: xung quanh có 3 con sông làsông Công, sông Cầu, sông Cà Lồ bao bọc, có tuyến đường sắt Hà Nội - TháiNguyên chạy qua, có các đường quốc lộ 2 và 3, có các đường tỉnh lộ 16, 35,

131, có cụm cảng hàng không sân bay miền bắc với sân bay Nội Bài đangđược đầu tư xây dựng rất thuận lợi cho giao thông đường thuỷ, đường bộ vàđường hàng không

Với một điều kiện rất thuận lợi như vậy, Sóc Sơn đang được thành phố

Hà Nội quan tâm phát triển nhằm trở thành một huyện có cơ cấu kinh tế nôngnghiệp - du lịch dịch vụ và công nghiệp

2.1.2- Đặc điểm kinh tế - xã hội:

Từ một huyện của tỉnh Vĩnh Phú cũ, năm 1979 Sóc Sơn được cắtchuyển về thành phố Hà Nội Là một huyện còn rất nghèo, kinh tế chậm pháttriển, đời sống nhân dân còn thấp, sau gần 30 năm được chuyển về thủ đô đếnnay bộ mặt kinh tế - xã hội của Sóc Sơn đã thay đổi cơ bản

Về kinh tế : hiên nay Sóc Sơn đang là huyện có cơ cấu nông - lâmnghiệp - công nghiệp và dịch vụ với tổng giá trị sản lượng (GDP) bình quânhàng năm đạt từ 500-600 tỷ đồng trong đó tỷ trọng ngành nông - lâmnghiệp :50-60%, ngành công nghiệp :20-25%, thương mại dịch vụ :20-25%

Bình quân thu nhập đầu người/năm đang ở mức độ rất thấp mới đạt từ2,3 triệu đồng đến 2,5 triêu đồng/ người Tỷ lệ hộ nghèo còn cao :17%(900hộ/5.500hộ) chủ yếu tập trung ở các xã đồi gò và vùng trũng

Trang 28

Tốc độ phát triển kinh tế mới đạt 6,5% - 7% là tốc độ tăng trưởng thấpnhất trong tất cả các huyện ngoại thành của thành phố Hà Nội

Trên địa bàn huyện có 9 HTX sản xuất nông, lâm nghiệp, gần 200 trangtrại từ 2 ha trở lên đến 200 ha đang thực hiện phát triển cây ăn quả gắn với dulịch sinh thái Có gần 200 doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh trên tất cả cácngành nghề, trong đó doanh nghiệp của trung ương 35, doanh nghiệp củathành phố quản lý 15, còn lại doanh nghiệp ngoài quốc doanh (98 Cty TNHH,

37 DNTN, 4 Cty cổ phần, 9 HTX )

Từ khi xoá bỏ chế độ quản lý bao cấp chuuyển sang phát triển cácthành phần kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông, lâm nghiệp sang ngành nghềkhác như công nghiệp thực phẩm, công nghiệp chế bến, vận tải, xây dựng,xuất khẩu, thương mại dịch vụ tương đối nhanh, chính sự chuyển đổi đó đãgóp phần thúc đẩy sản xuất - kinh doanh trên địa bàn huyện ngày càng pháttriển, các ngành nghề (sản xuất tre trúc, XD, khai thác VLXD ) được trở lạivới đúng truyền thống của nó

Chính khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của huyện trong những nămvừa qua ngoài việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn tạo ra hàng ngànviệc làm cho người lao động nông thôn và đóng góp cho ngân sách nhà nướchành năm từ 4 đến 5 tỷ đồng tiền thuế GTGT và TNDN

Song do là một huyện nghèo về kinh tế, trình độ nhận thức , đặc biệt làtrình độ hiểu biết và chấp hành pháp luật thuế của nhân dân còn thấp, từ đó đãgây cho công tác quản lý thu thuế các loại nói chung và thu thuế GTGT khuvực ngoài quốc doanh còn hạn chế

2.1.3- Tình hình sản xuất kinh doanh của vực ngoài quốc doanh tại huyện Sóc Sơn:

Trang 29

Khu vực sản xuất kinh doanh dịch vụ ngoài quốc doanh trên địa bànhuyện Sóc Sơn như đã đề cập bao gồm: Các doanh nghiệp tư nhân, các CtyTNHH, các HTX hoạt động trong sản xuất, chế biến thực phẩm, thủ công mỹnghệ, đồ mộc dân dụng các tổ sản xuất và các hộ kinh doanh buôn bán cáthể các ngành nghề.

Với số lượng hộ kinh doanh tuy không đông đảo và phát triển như cáchuyện ngoại thành khác ( chiếm 8% tổng số hộ trên địa bàn ) song đã làm giatổng giá trị tổng sản phẩm xẫ hội từ 200 đến 250 tỷ đồng chiếm 20% - 25% tỷtrọng tổng giá trị sản phẩm xã hội trên địa bàn huyện

Hiện nay tất cả các ngành nghề sản xuất kinh doanh dịch vụ đều cóhàng trăm các doanh nghiệp, các hộ cá thể tham gia kinh doanh

Sau đây là biểu tổng hợp tình hình các hộ kinh doanh khu vực ngoàiquốc doanh trên địa bàn huyện:

.Bảng 2: Tình hình số hộ kinh doanh khu vực ngoài quốc doanh trên địa bànhuyện Sóc Sơn

8.100.0004.100.000

( Nguồn: Phòng Nghiệp vụ - Dự toán của chi cục thuế huyện Sóc Sơn)

Đặc biệt trong tổng số hộ kinh doanh và tổng doanh thu nêu trên, cácdoanh nghiệp tư nhân, Cty TNHH, các HTX, tổ sản xuất tuy có 84 cơ sở(chiếm 1,3% tổng số hộ ) song đã có doanh thu rất lớn, chiếm tỷ trọng 53%

Trang 30

trong tổng số doanh thu toàn bộ khu vực ngoài quốc doanh Số hộ cá thể tuychiếm tỷ trọng lớn (xấp xỉ 99%) song doanh thu rất nhỏ bé Từ đó công tácthu thuế trên địa bàn huyện với khu vực này phải tập trung chủ yếu vào cácdoanh nghiệp để chống thất thu và phân loại số hộ sản xuất kinh doanh cá thể

để đảm bảo quản lý chặt chẽ về số hộ, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước

2.2- Tổ chức bộ máy:

Chi cục thuế huyện Sóc Sơn được thành lập ngày 20/8/1990 theo quyếtđịnh số 315/TC/TCCB của bộ trưởng Bộ Tài Chính Chi cục thuế Sóc Sơn làmột trong 12 chi cục thuế quận huyện thuộc cục thuế Hà Nội, được tổ chức vàhoạt động theo nguyên tắc song trùng lãnh đạo Toàn chi cục thuế Sóc Sơnnay có 85 công chức, trong đó biên chế nhà nước là 75 đồng chí, 100% cán bộcông chức có trình độ trung cấp trở lên, trong đó có 36 đồng chí tốt nghiệp đạihọc chiếm 48%, trong đó có 6 đồng chí đã có bằng đại học thứ hai, 13 cán bộ

có trình độ trung cấp lý luận, 1 đồng chí xong chương trình cao cấp lý luận.,Tuổi đời bình quân là 35 Chi cục thuế Sóc Sơn có một đảng bộ trực thuộcBCH huyện uỷ với 51 đảng viên ( chiếm trên 60% tổng số CBCNV) hầu hết

có phẩm chất chính trị vững vàng, có năng lực chuyên môn và đạo đức trongsáng là hạt nhân lãnh đạo toàn diện các nhiệm vụ chính trị của chi cục

- Ban lãnh đạo chi cục gồm : 1 đồng chí chi cục trưởng và 2 chi cụcphó giúp việc cho chi cục trưởng

- Các tổ, đội bao gồm: 12 đội (trong đó có 5 đội thuế liên xã và 1 độithuế khấu trừ)

Mỗi tổ, đội thuế có 1 tổ trưởng, đội trưởng và có thể có đội phó Mỗi

xã, thị trấn đều có hội đồng tư vấn (HĐTV) thuế xã, thị trấn

Sơ đồ tổ chức bộ máy chi cục thuế Sóc Sơn

Trang 31

Nhiệm vụ, chức năng của từng bộ phận trong bộ máy quản lý thu thuế của chi cục:

* Chi cục trưởng có nhiệm vụ quản lý chung, chịu trách nhiệm toàn bộmọi hoạt động quản lý của chi cục, ngoài ra còn phụ trách các bộ phận: Tổhành chính - tài vụ, tổ kế hoạch tính thuế và đội thuế khấu trừ

* Hai phó chi cục trưởng giúp việc chi cục trưởng được phân công cụthể:

- Một phó chi cục trưởng phụ trách công tác thanh tra, kiểm tra, ấn chỉ

và ký trước bạ đồng thời được uỷ quyền là thường trực giải quyết mọi côngviệc thay chi cục trưởng khi chi cục trưởng đi vắng

- Một phó chi cục trưởng phụ trách công tác hành thu khu vực cá thể vànghiệp vụ thu thuế GTGT theo phương pháp ấn định trực tiếp

* Nhiệm vụ của các tổ, đội:

- Đội Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế:

Ban lãnh đạo

Đội

Kê khai-

kế toán thuế

và tin học

Đội kiểm tra thuế

ĐộiQuản

lý nợvàcưỡngchế

Độinghiệp

vụ Dựtoán

-Đội Hành chính-nhân sự-tài vụ-quảntrị-ấn chỉ

5 độithuếliênxã

ĐộiQuản

lý thu

lệ phítrước

bạ vàthukhác

Trang 32

Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chínhsách pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi chi cục thuế quản lý.

- Đội Kê khai - Kế toán thuế và tin học:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ

sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý, quản lý vàvận hành hệ thống trang thiết bị tin học, triển khai, cài đặt, hướng dẳn dụngcác phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế

- Đội Quản lý nợ và cưỡng chế nợ:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡngchế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lýcủa Chi cục thuế

- Đội Kiểm tra thuế:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kêkhai thuế, giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế, chịu trách nhiệmthực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục thuế

- Đội Nghiệp vụ - Dự toán:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý thuế,chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ, công chức thuế trong Chi cục thuế; xâydựng và tổ chức thực hiện dự đoán thu ngân sách nhà nước được giao của Chicục Thuế;

- Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý thu trước bạ, thuế chuyển quyền sửdung đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiềnthuê đất, thuế tài sản( sau này), phí, lệ phí và các khoản thu khác( sau đây gọichung là các khoản thu về đất, lệ phí trước bạ và thu khác ) phát sinh trên địabàn thuộc phạm vi Chi cục thuế quản lý

- Đội Hành chính – nhân sự - tài vụ - ấn chỉ:

Trang 33

Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưutrữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trongnội bộ Chi cục thuế quản lý.

- Đội Thuế liên xã, phường, thị trấn:

Giúp Chi cục trưởng Chi cục thuế quản lý thu thuế các tổ chức ( nếu có ), cánhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công ( bao gồm các hộ sảnxuất kinh doanh dịch vụ, hộ nộp thuế nhà đất, thuế SDĐNN, thuế tàinguyên…)

- Hội đồng tư vấn thuế xã, thị trấn: Là tổ chức tư vấn cho UBND các

xã, thị trấn trong việc tổ chức thực hiện các khoản thu thuế, lệ phí trên địa bàntheo kế hoạch của UBND huyện đã thông báo Phối kết hợp chặt chẽ với cơquan thuế trong việc tổ chức thực hiện quản lý thu thuế trên địa bàn

Ngoài những nhiệm vụ cơ bản của các tổ, đội nêu trên, trong quá trìnhthực hiện quản lý thu thuế phải có sự kết hợp chặt chẽ, kiểm tra giám sát lẫnnhau giữa các bộ phận dưới sự lãnh đạo chỉ đạo của ban lãnh đạo chi cụcnhằm tạo nên một sự thống nhất trong các chương trình, có mục tiêu theođúng quy định quản lý thu thuế của tổng cục thuế đã ban hành

2.3- Thực trạng quản lý thu thuế GTGT khu vực ngoài quốc doanh hiện nay của chi cục thuế Sóc Sơn:

2.3.1- Quản lý đối tượng nộp các loại thuế của Nhà nước

Theo luật thuế GTGT quy định: Tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạtđộng sản xuất kinh doanh hành hoá dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Namkhông phân biệt ngành nghề, hình thức tổ chức kinh doanh và các tổ chức cánhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế GTGT đều là đối tượng phải kêkhai nộp thuế GTGT Song trong thực tế hầu hết các hộ cá thể đều không tựgiác kê khai nộp thuế

Trang 34

Trước thực trạng đó trong những năm qua chi cục thuế Sóc Sơn đã phốihợp với các ngành chức năng như: Phòng thống kê, quản lý thị trường vàHĐTV thuế các xã, thị trấn để thông kê các hộ kinh doanh trên địa bàn, ràsoát thực tế các đối tượng nộp thuế, phân loại theo từng ngành hàng sản xuấtkinh doanh, quy mô kinh doanh ( Trên cơ sở xác định vốn cố định và vốn lưuđộng) từ đó lập bộ thuế môn bài, thuế ghi thu theo kê khai hoặc ấn định hàngtháng.

Sau đây là số liệu về quản lý số hộ nộp thuế của chi cục trong thời gianqua:

Bảng 3: Số hộ kinh doanh thực hiện nghĩa vụ nộp các loại thuế với Nhà nướctrên địa bàn huyện Sóc Sơn

( Nguồn : phòng Nghiệp vụ - Dự toán chi cục thuế huyện Sóc Sơn)

Qua biểu trên ta nhận thấy rằng, mặc dù công tác quản lý hộ kinhdoanh khu vực ngoài quốc doanh của huyện Sóc Sơn qua 3 năm thực hiệnthuế GTGT có những tiến bộ, năm sau số hộ được quản lý thu thuế tăng hơn

so với năm trước song tỷ lệ còn thấp (chiếm 46% tổng số hộ theo thống kêtrên địa bàn) Số hộ sản xuất - kinh doanh chưa quản lý được bao gồm:Khoảng 500 hộ sản xuất tre trúc của thôn Thu Hồng thường làm theo thời vụnông nhàn, 200 xe lam không đăng ký hoạt động, hàng ngàn hộ khác tham gia

Trang 35

buôn bán nhỏ và sản xuất những mặt hàng phục vụ nông nghiệp trong ngõxóm với mức thu nhập thấp, khoảng 500 hộ chuyển đi xây dựng các nơi trong

và ngoài huyện

Tuy nhiên theo pháp lệnh về thuế môn bài: Bất kỳ tổ chức cá nhân nào

có hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải nộp thuế môn bài Do vậy tỷ lệthất thu về hộ môn bài còn rất lớn

Một vấn đề nữa là trong tổng số hộ đã quản lý thu thuế môn bài qua cácnăm như trên đã phân tích thì số hộ quản lý ghi thu thuế GTGT và TNDNhàng tháng rất thấp

Cụ thể: - Năm 2005: 1.115 hộ

- Năm 2006: 1.240 hộ

- Năm 2007: 1.315 hộ Tuy số hộ quản lý thu thuế qua các năm có sự tăng lên song so với tổng

số hộ quản lý thu thuế môn bài đã được cấp mã số thuế còn thấp (~50%) Số

hộ còn lại chủ yếu là các hộ có thu nhập thấp (dưới 540.000 đồng/tháng), nênkhông thuộc đối tượng điều chỉnh của 2 luật thuế GTGT và TNDN Song nếuphân tích và kiểm tra cụ thể thì tỷ lệ thất thu về số hộ còn rất lớn bởi khôngthể tính được mức thu nhập thực tế của các hộ trên mà ngành thuế chỉ căn cứvào đơn đề nghị xin miễn thuế GTGT và TNDN của các hộ đó, có sự xem xétcuả HĐTV thuế xã, thị trấn để ra quyết định miễn thuế

2.3.2- Quản lý căn cứ tính thuế, miễn, giảm thuế GTGT:

Việc quản lý thu thuế GTGT đối với khu vực ngoài quốc doanh trên địabàn huyện Sóc Sơn hiện nay đang được áp dụng theo 2 phương pháp:

- Phương pháp khấu trừ thuế: các cơ sở sản xuất - kinh doanh và hộ cáthể áp dụng phương pháp này thường là những hộ lớn, các doanh nghiệp tưnhân, các công ty TNHH, các HTX, tổ sản xuất phải thực hiện nghiêm túc

Trang 36

chế độ sổ sách kế toán, sử dụng hoá đơn bán hàng GTGT do Bộ Tài Chínhphát hành Hiện nay Sóc Sơn có 84 cơ sở đang áp dụng phương pháp trên,đầu tháng các hộ phải kê khai số lượng hàng hoá và số thuế GTGT đầu ra trừ

đi số thuế GTGT đầu vào (thể hiện qua chứng từ mua vào) số chênh lệch giữa

số thuế đầu ra trừ số thuế đầu vào là số thuế phải nộp của tháng trước đó, nếu

có kết quả âm thì sẽ được hoàn thuế

Trong năm 2006 chi cục thuế Sóc Sơn quản lý thu thuế của 84 cơ sởtrên đã thu được 1.059 triệu đồng, kiểm tra và hoàn thuế cho 1 cơ sở liên quanđến xuất khẩu: 428 triệu đồng

Tuy nhiên các cơ sở sản xuất - kinh doanh trên còn nhiều vi phạm luậtthuế GTGT và nghị định 122/CP như sử dụng hoá đơn sai mục đích, xuất hoáđơn đỏ không đúng số lượng hàng hoá, dịch vụ cung ứng, hoá đơn lưu viết sốlượng hàng hoá dịch vụ thường thấp hơn thực tế hoặc không xuất hoá đơn vớimục đích trốn lậu thuế đầu ra để tạo chênh lệch thuế thấp hoặc âm thuế đểđược hoàn thuế hoặc tạo ra những bảng kê khai mua bán hàng hoá khôngđúng thực tế (kê khai khống) để được khấu trừ khống đầu vào (2%) theo nghịđịnh 12/CP quy định

Nhiều doanh nghiệp bán lẻ hàng hoá như xăng dầu, bia, rượu thườngkhông xuất hoá đơn bán lẻ, triệt tiêu đầu vào nhằm làm giảm số thuế phảinộp Có những đơn vị thường kê khai gía tính thuế cao hơn nhiều so với giáthực tế để được khấu trừ khống số thuế đầu vào

Trong 3 năm kiểm tra quyết toán thuế, chi cục thuế Sóc Sơn đã kiểmtra xác minh hoá đơn của hàng chục cơ sở, phát hiện và truy thu trên 300 triệuđồng số thuế GTGT các đơn vị vi phạm những vấn đề đã nêu trên

- Phương pháp ấn định thuế: Phương pháp này áp dụng chủ yếu đối vớicác hộ kinh doanh vừa và nhỏ, không sử dụng hoá đơn bán hàng

Số thuế GTGT theo phương pháp này được tính như sau:

Trang 37

Tỷ lệ xgia tăng

Thuế suất thuế GTGT

Doanh thu ấn định được xác định như sau: Hộ kinh doanh căn cứ vàokết quả kinh doanh kỳ trước, sau đó dự kiến khả năng biến động của kỳ tới, từ

đó kê khai doanh thu bình quân của kỳ tiếp theo vào tờ khai thuế GTGT nộpcho cán bộ thuế Cơ quan thuế căn cứ vào tờ khai đó tiến hành điều tra xácminh mức độ chính xác của việc kê khai, công tác điều tra có thể được tiếnhành theo hình thức chọn mẫu hạng chia nhóm Sau đó lấy kết quả đó làm căn

cứ tính thuế cho các hộ khác có cùng ngành nghề, cùng quy mô kinh doanh

Tỷ lệ gia tăng là tỷ lệ đã được quy định qua điều tra, khảo sát đối vớitừng ngành hàng, nhóm hàng do cục thuế quy định đối với từng vùng, từngđịa bàn

Căn cứ vào tờ khai doanh thu của hộ kinh doanh , căn cứ vào kết quảđiều tra doanh thu thực tế, Đội thuế lập danh sách hộ kinh doanh , dự kiếndoanh thu của từng hộ kinh doanh theo mẫu số 05/HKD đưa ra trao đổi thốngnhất trong Đội thuế Đội thuế phải niêm yết công khai doanh thu dự kiến đãthống nhất của từng hộ tại địa điểm thích hợp( trụ sơ UBND phường, xã, trụ

sở Đội thuế) và thông báo công khai địa điểm niêm yết để hộ kinh doanh biết

và tham gia ý kiến, thời gian niêm yết công khai chậm nhất hết ngày 30 củatháng cuối kì ổn định hoặc ngày 25 của tháng bắt đầu kinh doanh Trong thờigian niêm yết công khai, Đội thuế cử cán bộ tiếp xúc và giải thích những thắcmắc của hộ kinh doanh Sau khi đã công khai, căn cứ ý kiến đóng góp của đạidiện hộ kinh doanh Đội thuế điều chỉnh lại những trường hợp bất hợp lý nếuthấy cần thiết Sau đó chuyển cho hội đồng tư vấn thuế tham gia và có ý kiếnxác nhận Nếu Hội đồng tư vấn thuế không thống nhất thì Đội thuế giải trình,nếu Hội đòng không chấp thuận thì Đội thuế tập hợp báo cáo lãnh đạo chi cục

Ngày đăng: 26/07/2013, 14:54

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3: Số hộ kinh doanh thực hiện nghĩa vụ nộp các loại thuế với Nhà nước  trên địa bàn huyện Sóc Sơn - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế GTGT khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Sóc Sơn
Bảng 3 Số hộ kinh doanh thực hiện nghĩa vụ nộp các loại thuế với Nhà nước trên địa bàn huyện Sóc Sơn (Trang 34)
Bảng 4: Tình hình quản lý doanh thu ấn định đối với  hộ kinh doanh - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế GTGT khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Sóc Sơn
Bảng 4 Tình hình quản lý doanh thu ấn định đối với hộ kinh doanh (Trang 39)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w