LỜI CẢM ƠN PHẦN A. MỞ ĐẦU 1 1.Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 2 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Đối tượng nghiên cứu 3 5. Phạm vi nghiên cứu 3 6. Quan điểm nghiên cứu 3 6.1. Quan điểm hệ thống 3 6.2. Quan điểm lãnh thổ 4 6.3. Quan điểm tổng hợp 4 6.4. Quan điểm phát triển bền vững 4 6.5. Quan điểm hệ kinh tế sinh thái 6 7. Phương pháp nghiên cứu 6 7.1. Phương pháp thu thập số liệu 6 7.2. Phương pháp phỏng vấn nhanh nông thôn (PRA) 7 7.3. Phương pháp chuyên gia 8 7.4. Phương pháp khảo sát thực địa 8 7.5. Phương pháp phân tích hệ thống 8 7.6. Phương pháp phân tích lợi ích chi phí (CBA) 9 8. Bố cục của đề tài 10 PHẦN B. NỘI DUNG 11 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄNVỀ MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI 11 1.1. Cơ sở lý luận về mô hình hệ KTST 11 1.1.1. Cơ sở lý luận về mô hình hệ kinh tế sinh thái 11 1.1.1.1. Khái niệm hệ kinh tế sinh thái 12 1.1.1.2. Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái 16 1.1.1.3. Nguyên tắc nghiên cứu và phân loại hệ mô hình kinh tế sinh thái 17 1.1.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả mô hình hệ kinh tế sinh thái 19 1.1.2.1. Lý luận về hiệu quả mô hình hệ kinh tế sinh thái 19 1.1.2.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả mô hình hệ kinh tế sinh thái 20 1.2. Cơ sở thực tiễn 22 1.2.1. Trên thế giới 22 1.2.2. Ở Việt Nam 23 1.2.3. Trên địa bàn huyên Nam Đàn 25 CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH KINH TẾSINH THÁI TẠI HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN 25 2.1. Khái quát huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An 25 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 25 2.1.1.1. Vị trí địa lý 25 2.1.1.2. Địa hình 27 2.1.1.3. Đất đai 27 2.1.1.4. Tài nguyên rừng 28 2.1.1.5. Tài nguyên nước 29 2.1.1.6. Khí hậu 30 2.1.1.7. Tài nguyên khoáng sản 31 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 31 2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế 31 2.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 32 2.1.2.3. Dân số và lao động 34 2.1.2.4. Thực trạng phát triển lĩnh vực văn hoá – xã hội 34 2.1.2.5. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn 35 2.1.3. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên, dân cư và kinh tế xã hội của huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An 36 2.1.3.1. Về mặt thuận lợi 36 2.1.3.2. Về mặt khó khăn 36 2.1.3.3. Đánh giá nguy cơ tác động của biến đổi khí hậu đối với Nam Đàn 37 2.2. Hiệu quả sử dụng các mô hình hệ kinh tế sinh thái ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An 38 2.2.1. Các mô hình hệ kinh tế sinh thái chủ yếu ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An 38 2.2.2. Đánh giá hiệu quả các mô hình canh tác nông nghiệp ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An 41 2.2.2.1. Phân tích chi phí lợi ích các nhóm cây trồng – vật nuôi 41 2.2.2.2. Đánh giá hiệu quả các mô hình hệ kinh tế sinh thái 50 CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ MÔ HÌNH HỆ KINH TẾSINH THÁI TẠI HUYỆN NAM ĐÀN – TỈNH NGHỆ AN 52 3.1. Cơ sở xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái 52 3.1.1. Kết quả đánh giá hiệu quả các mô hình hệ kinh tế sinh thái ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An 52 3.1.2. Phân tích tính thích nghi một số loại cây trồng ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An 52 3.1.2.1. Tính thích nghi sinh thái một số loại cây trồng 52 3.1.2.2. Tổng hợp khả năng thích nghi sinh thái một số cây trồng ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An 60 3.1.3. Dựa vào quy hoạch của địa phương 63 3.2. Đề xuất một số mô hệ hình hệ kinh tế sinh thái phù hợp tại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An 64 3.2.1. Mô hình: lúa– hoa màu– thanh long – chăn nuôi 65 3.2.2. Mô hình: lúa – hoa màu– đào – chăn nuôi 66 3.2.3. Mô hình: lúa – hồng – hoa màu – chăn nuôi 68 PHẦN C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70 1. Kết luận 70 2. Kiến nghị 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA ĐỊA LÝ – QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA ĐỊA LÝ – QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN
- -NGUYỄN TIẾN NGỌC
XÂY DỰNG MỘT SỐ MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI TẠI
HUYỆN NAM ĐÀN – TỈNH NGHỆ AN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Lớp: 52K5 – Q LTNMT - Khóa: 2011 – 2015
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Trần Thị Tuyến Khoa: Địa lý - Quản lý tài nguyên, Trường : Đại học Vinh
Vinh, 5/2015
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những
sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác.Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường trường Đại họcVinh đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy
Cô, gia đình và bạn bè
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô
ở Khoa Địa Lý — Quản lý tài nguyên, trường Đại học Vinh đã cùng với tri
thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng
em trong suốt thời gian học tập tại trường
Và em cũng xin chân thành cảm ơn đến Th.S Trần Thị Tuyến - người
cô đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình học tập và thực hiện đề tài
Trong quá trình làm bài do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thựctiễn còn hạn chế nên bài khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, emrất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của quý thầy, cô để em học thêmđược nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn bài khóa luận tốt nghiệp
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤC
Trang
CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
QHSDĐ : Quy hoạch sử dụng đấtQLSDĐ : Quản lý sử dụng đấtUBND : Ủy ban nhân dânKT-XH : Kinh tế - xã hộiKTST : Kinh tế sinh tháiHKTST : Hệ kinh tế sinh tháiPTBV : Phát triển bền vữngBVMT : Bảo vệ môi trườngCNXD : Công nghiệp xây dựngNLTS : Nông lâm thủy sảnGDP : Tổng sản phẩm quốc nộiFAO : Tổ chức nông lương thế giới
PV : Giá trị hiện thời
NPV : Giá trị hiện tại ròngBCR : Tỷ suất lợi ích – chi phí
Trang 6PHẦN A MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đất là tư liệu sản xuất để phát triển nông - lâm nghiệp, là đối tượng laođộng rất đặc thù bởi tính chất độc đáo mà không vật thể tự nhiên nào có thểthay thế được, đó là độ phì nhiêu Chính vì vậy mà các hệ sinh thái và ngay cảcuộc sống của loài người cũng hoàn toàn phụ thuộc vào tính chất này của đất.Đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có giới hạn về diện tích, có nguy cơ bịsuy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con ngườitrong quá trình hoạt động sản xuất Trong khi đó, dân số tăng nhanh tạo nên
áp lực ngày càng lớn lên đất đai, làm cho quỹ đất nông nghiệp luôn có nguy
cơ bị giảm diện tích, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế
Do vậy, cần phải có những giải pháp sử dụng đất trên quan điểm hệ kinh tếsinh thái và phát triển bền vững Đánh giá sử dụng đất thích hợp và bền vữngnhằm hướng tới sự ổn định và phát triển sản xuất, đảm bảo sự an toàn lươngthực và nâng cao đời sống dân cư, bảo vệ môi trường sinh thái đang là yêucầu cấp thiết đang đặt ra cho mọi xu hướng phát triển xã hội hiện nay Sửdụng đất bền vững phải đạt được đồng thời các mục tiêu về kinh tế xã hội vàmôi trường
Nam Đàn là huyện nằm ở vùng hạ lưu sông Lam Huyện Nam Đàn có
23 xã và 1 Thị Trấn Tổng diện tích tự nhiên của huyện Nam Đàn tính đếnngày 01/01/2014 là 29.252,99 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là21.930,94 ha, chiếm 74,97% Đất nông nghiệp của huyện Nam Đàn có lợi thếnhư mức độ chia cắt ít, giao thông thuận lợi và có nguồn nước tưới Mặt khácNam Đàn, nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, tuy có mật độdân số lớn nhưng trình độ dân trí cao Đây cũng là vùng được khai thác sửdụng đất cho mục đích nông nghiệp rất sớm và hiện đang là vùng trọng điểmsản xuất nông nghiệp, trong đó cây đào, cây hồng ở vùng Nam Xuân, NamThanh, Nam Anh,… Bên cạnh những mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu
Trang 7quả, nhiều diện tích đất nông nghiệp dùng cho sản xuất còn cho hiệu quả thấp
do sử dụng đất chưa hợp lý, chưa chú ý đến các biện pháp canh tác và loạihình sử dụng đất thích hợp, mức đầu tư thấp, làm giảm sức sản xuất và hiệuquả kinh tế trên một đơn vị diện tích thấp
Trong khi số lao động cho ngành nông nghiệp huyện Nam Đàn, tỉnhNghệ An là 68.200 người (số liệu dân số năm 2013), chiếm hơn 71% trongtổng số lao động của huyện Nhưng hiệu quả kinh tế do ngành nông nghiệpmang lại còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của quỹ đất Thu nhậpGDP bình quân đầu người trên 1 năm là 25 triệu đồng, còn chưa cao
Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi chọn đề tài “Xây dựng một số mô hình
hệ kinh tế sinh thái tại huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An” để xem xét các
mô hình hệ kinh tế sinh thái tại một số vùng sản xuất chính của huyện NamĐàn, đánh giá hiệu quả của các mô hình đó, đề xuất các mô hình hệ kinh tếsinh thái trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế và thích nghi sinh thái của câytrồng nhằm mang lại hiệu quả hơn
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài “Xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh tháitại huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An” nhằm đề xuất các mô hình hệ kinh tếsinh thái mang lại hiệu quả hơn về mặt kinh tế và bảo vệ được môi trườngsinh thái
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích tính thích nghi một số loại cây trồng chính mang lại hiệuquả ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
- Đề xuất một số mô hình hệ kinh tế sinh thái trên cơ sở đánh giá hiệuquả kinh tế và tính thích nghi sinh thái của các cây trồng đối với huyện NamĐàn, tỉnh Nghệ An
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Khi thực hiện đề tài, các nhiệm vụ được đề ra là:
- Xây dựng hệ thống cơ cở lý luận
Trang 8- Điều tra hiện trạng và đánh giá hiệu quả các mô hình kinh tế sinh thái
ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
- Đề xuất các mô hình hệ kinh tế sinh thái tại huyện Nam Ðàn, tỉnhNghệ An
4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đất nông nghiệp và các hoạt độngsản xuất – các mô hình hệ kinh tế sinh thái được sử dụng trên địa bàn huyệnNam Đàn, tỉnh Nghệ An
5 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các xã của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ
An có hoạt động sản xuất nông nghiệp Nội dung nghiên cứu là thu thập các
số liệu thực tế, đánh giá hiệu quả của các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệntại và đề xuất các mô hình hệ kinh tế sinh thái nhằm nâng cao hiệu quả sửdụng đất nông nghiệp của huyện Nam Đàn
6 Quan điểm nghiên cứu
6.1 Quan điểm hệ thống
Không một sự vật hiện tượng nào tồn tại một cách độc lập, riêng lẻ mà
là một bộ phận của toàn thế chứa đựng vật thể ấy Trong nghiên cứu về đấtnông nghiệp cũng vậy, cần phải xem xét một cách toàn diện nhiều mặt, nhiềumối quan hệ, trong trạng thái vận động và phát triển của các hình thức sửdụng đất nông nghiệp trong sản xuất và chăn nuôi Hệ thống là sử dụng đấtnông nghiệp là tập hợp các yếu tố về tự nhiên và tác động của con người cómối quan hệ với nhau tạo thành một chỉnh thể trọn vẹn Trong thực tiễn, mọi
sự vật hiện tượng đều là một chỉnh thể toàn vẹn thì bao giờ cùng là một hệthống được cấu trúc bởi nhiều bộ phận, nhiều thành tố Các bộ phận này có vịtrí độc lập, có chức năng riêng và có những quy luật vận động riêng nhưngchúng lại có quan hệ biện chứng với nhau, theo mối quan hệ vật chất và mốiquan hệ chức năng và vận động theo quy luật của toàn bộ hệ thống
Trang 9Xét trong nội dung của đề tài “Xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh tháitại huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An” thì sự vật hiện tượng đây là đất nôngnghiệp và các hoạt động sản xuất của con người Đất nông nghiệp được hìnhthành bởi nhiều nhân tố như đá mẹ, địa chất, khí hậu, thủy văn, sinh vật,…Các nhân tố này đều có vị trí độc lập, chức năng riêng, chúng tồn tại và có tácđộng với nhau để hình thành nên đất đai Để nghiên cứu rõ hơn về mô hìnhsản xuất nông nghiệp cần phân tích một cách có hệ thống từ các yếu tố tựnhiên đến các tác động của con người trong việc sử dụng đất nông nghiệptrong hoạt động sản xuất.
6.2 Quan điểm lãnh thổ
Đất đai nói riêng hay lớp vỏ cảnh quan của trái đất nói chung đều có sựphân hóa theo không gian Lớp vỏ cảnh quan phản ánh các tác động bên trong
và các yếu tố ngoại vi tác động lên trái đất
Khi nghiên cứu về đất đai cần phải chú trọng đến “quan điểm lãnh thổ”hay nói cách khác là cần nắm vững kiến thức về sự phân hóa cảnh quan, để cóthể có các biện pháp, các cách sử dụng sao cho đạt được tối ưu hiệu quả vềmặt kinh tế mà đất đai mang lại
Trong đề tài quan điểm lãnh thổ được đề cập đến ở những khía cạnh sựphân hóa các loại địa hình, các loại đất, lượng mưa, độ ẩm,… của từng xã tạihuyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
6.3 Quan điểm tổng hợp
Đất đai là vật thể thiên nhiên hình thành lâu đời do kết quả quá trìnhhoạt động tổng hợp của các yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình vàthời gian Tất cả các loại đất đai trên trái đất được hình thành sau quá trìnhbiến đổi trong thiên nhiên, chất lượng đất đai phụ thuộc vào đá mẹ, khí hậu,địa hình, sinh vật sống trên và trong đất Muốn đánh giá được hiệu quả sửdụng đất thì cần phải xem xét, hiểu rõ được các thành phần, các tác động ảnhhưởng đến đặc điểm và chất lượng của đất Hay có thể nói rằng, để sử dụngđược hiệu quả đất đai cần phải quan tâm đến tất cả các yếu tố cấu thành, tácđộng vào đất đai
Trang 106.4 Quan điểm phát triển bền vững
Phát triển được hiểu là một quá trình lớn lên, tăng tiến mọi lĩnh vực.Bất cứ trong lĩnh vực nào, sự phát triển đều thỏa mãn các thành tố như: sựtăng lên về cả chất và lượng; sự thay đổi về cơ cấu, thể chế, chủng loại, tổchức; sự thay đổi về thị trường; và giữ công bằng xã hội, an ninh, trật tự(Fajardo, 1999) Phát triển nông nghiệp cũng không nằm ngoài nội dung đó.Hiện nay, có nhiều tác giả đưa ra khái niệm về phát triển nông nghiệp bềnvững ở những góc độ khác nhau Theo FAO (1992), phát triển nông nghiệpbền vững là quá trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật và thểchế cho nông nghiệp phát triển nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càngtăng của con người về nông phẩm và dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu của maisau Tác giả Phạm Doãn (2005) cho rằng phát triển nông nghiệp bền vững làquá trình đa chiều, bao gồm: tính bền vững của chuỗi lương thực (từ ngườisản xuất đến tiêu thụ, liên quan trực tiếp đến cung cấp đầu vào, chế biến và thịtrường); tính bền vững trong sử dụng tài nguyên đất và nước về không gian vàthời gian; khả năng tương tác thương mại trong tiến trình phát triển nôngnghiệp và nông thôn để đảm bảo cuộc sống đủ, an ninh lương thực trong vùng
Trang 11Mục đích mà đề tài hướng đến là các mục tiêu của phát triển bền vững.Các mô hình hệ kinh tế sinh thái được đề xuất ở huyện Nam Đàn đề tài đưa rađều dựa trên quan điểm phát triển bền vững – phát triển nền nông nghiệpmang lại hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội mà vẫn đảm bảo về mặt môi trường.
6.5 Quan điểm hệ kinh tế sinh thái
Bảo vệ hệ sinh thái môi trường đang là một trongnhững mối quan tâmhàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới Ở nước ta, Đảng và Nhà nước luônchủ trương tạo mọi điều kiện cho các ngành, các cơ sở phát huy cao độ tiềmlực của mình để phát triển kinh tế đa ngành, đa thành phần
Nhưng trong quá trình phát triển, có không ít cơ sở vì lợi ích cục bộtrước mắt đã khai thác tài nguyên một cách cạn kiệt, dẫn đến phá vỡ sự cânbằng sinh thái, gây hậu quả nghiêm trọng về lâu dài như: hạn hán, lũ lụt, ônhiễm môi trường,
Vì vậy, việc khai thác tài nguyên để phát triển kinh tế không thể táchrời việc bảo vệ tài nguyên môi trường, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.Muốn có sự phát triển bền vững phải hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến suy thoáitài nguyên và môi trường, từ đó đề xuất và xây dựng các mô hình hệ kinh tế -sinh thái phù hợp
Đề tài được hình thành dựa trên quan điểm hệ kinh tế sinh thái – nghĩa
là dựa vào quan điểm này để đánh giá hiệu quả các mô hình hệ kinh tế sinhthái hiện tại và đề xuất các mô hình kinh tế sinh mới tại huyện Nam Đàn,tỉnh Nghệ An để tận dụng được tiềm năng của quỹ đất nông nghiệp cho hoạtđộng sản xuất, hạn chế được các tác động làm suy thoái tài nguyên và ônhiễm môi trường
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp thu thập số liệu
Đề tài sử dụng phương pháp kế thừa có chọn lọc, điều tra khảo sát thựcđịa kết hợp với phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có người dân tham gia(PRA) để thu thập các tài liệu đã có của các cơ quan liên quan như:
Trang 12- Các tài liệu về điều kiện tự nhiên của huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Tài liệu về tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện Nam Đàn, tỉnhNghệ An
- Báo cáo về QHSDĐ huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An giai đoạn
- Các tài liệu về đường lối, chủ trương của tỉnh Nghệ An đối với hoạtđộng sản xuất nông nghiệp
7.2 Phương pháp phỏng vấn nhanh nông thôn (PRA)
Trong đề tài phương pháp này được sử dụng để phỏng vấn 150 hộ giađình có các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở các xã tại huyện Nam Đàn, tỉnhNghệ An Cách chọn đối tượng là những người trưởng thôn, những hộ giađình có kinh nghiệm trong sản xuất thông qua sự chỉ dẫn của các cán bộ xã,…Nội dung phỏng vấn (phần phụ lục) gồm các vấn đề như sau:
- Mục 1: Thông tin chung gồm các thông tin như: họ tên, địa chỉ, tìnhhình gia đình (thuộc các đối tượng được ưu tiên không),…
- Mục 2: Cơ cấu sản xuất, điều tra cơ cấu sản xuất của từng hộ gia đình
ở huyện Nam Đàn, để rút ra được mô hình canh tác nông nghiệp hiện nay củatừng hộ
- Mục 3: Trồng trọt gồm các thông tin như: tình hình sử dụng đất trồngcây lâu lăm, cây ngắn ngày của từng hộ gia đình
- Mục 4: Chăn nuôi, trong mục này gồm các thông tin về tình hình chiphí – thu nhập từ hoạt động chăn nuôi
- Mục 5: Nuôi trồng thủy sản, các thông tin cần thu thập gồm: thời giannuôi trồng, diện tích, tình hình thu chi và những lý do làm giảm năng xuất
Trang 13- Mục 6: Lâm nghiệp, mục này điều tra các thông tin về diện tích, hìnhthức nhận rừng, loại hình sản xuất (nông lâm, rừng tự nhiên hay rừng kinh tế,
…), thời gian khai thác, và tình hình thu – chi cụ thể,…
- Mục 7: tình hình thu nhập, gồm các câu hỏi về hướng sản xuất củatừng hộ gia đình trong tương lai gần,…
Hình 1.1 Hình ảnh phỏng vấn một hộ gia đình tại xã Nam Xuân –
huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An
7.3 Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là phương pháp thu thập và xử lý những đánhgiá, dự báo bằng cách tập hợp và hỏi ý kiến các chuyên gia giỏi thuộc mộtlĩnh vực hẹp của khoa học – kỹ thuật hoặc sản xuất
Để có thông tin chính xác về tình hình sản xuất nông nghiệp trên địabản huyện Nam Đàn thì ngoài việc nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu thực địa,tôi đã tham khảo ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biện
là các cán bộ tại phòng nông nghiệp và phòng tài nguyên môi trường huyệnNam Đàn, tỉnh Nghệ An
Trang 147.4 Phương pháp khảo sát thực địa
Nghiên cứu thực địa (Field research), hay còn gọi là nghiên cứu điền
dã, là loại hình nghiên cứu khác so với nghiên cứu trong phòng thí nghiệm vànghiên cứu sách vở Khi thực hiện đề tài này tác giả đã tiến hành khảo sátthực địa ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Các kết quả đạt được như: nhìnnhận tổng quan về các yếu tố tự nhiên (địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn, sinhvật,…) và các hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân tại các xã (cáchthức sản xuất của họ, hỏi các ý kiến, kinh nghiệm của họ,…) để đưa ra các kếtquả, các nhận xét mang tính thực tế hơn, đề xuất được các mô hình hệ kinh tếsinh thái có tính thực tiễn cao hơn
7.5 Phương pháp phân tích hệ thống
Một mô hình hệ kinh tế trong đề tài phân tích, đưa ra là một hệ thống.Phương pháp phân tích hệ thống được ứng dụng vào phân tích các chuỗi liênkết (các chuỗi liên kết giá trị, chuỗi liên kết vật chất,…)
Ví dụ trong mô hình vườn – ao – chuồng vị trí các hợp phần được sắpxếp theo như hình:
Hình 1.2 Minh họa mô hình vườn - ao - chuồng
Trang 15Trong mô hình có chuỗi liên kết vật chất như sau: Các sản phẩm phụ từvườn (ví dụ như: cồi ngô, rơm rạ,…) được sử dụng, chế biến làm thức ăn chovật nuôi (trâu, bò, lợn gà,…), sử dụng phân chuồng làm phân bón cho các loạicây ở vườn, còn ao thì có thể sử dụng phân ở chuồng bón xuống làm tăngnguồn thức ăn cho thủy sản Sau một mùa khai thác thủy sản thì có thể vớtbùn ở dưới ao lên làm phân bón cho vườn,…
Trong đề tài phương pháp phân tích hệ thống được sử dụng để phântích chuỗi liên kết vật chất trong các mô hình hệ kinh tế sinh thái, tận dụngđược giá trị của chúng, vừa mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, vừa bảo vệđược môi trường sinh thái
7.6 Phương pháp phân tích chi phí lợi ích
Phân tích chi phí – lợi ích (CBA – cost benefit analysis) là một phươngpháp hữu hiệu nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của các cây trồng nông nghiệp,lâm nghiệp
Trong đề tài phương pháp này được sử dụng để phân tích lợi ích – chiphí của các loại cây trồng, các con vật nuôi chủ yếu ở huyện Nam Đàn, tỉnhNghệ An Nhằm tính toán đưa ra các số liệu cụ thể về những lợi ích thu đượckhi các hộ gia đình sử dụng các loại cây trồng (cây hồng, cây đào, cây thanhlong, cây dưa chuột, cây bí, lạc,…), các con vật nuôi (bò, lợn, gà,…) đó vàohoạt động sản xuất
Khi tính toán ra được chi phí – lợi ích của các loại cây trồng – vật nuôi
và kết hợp các thành phần đó (dựa vào 150 phiếu điều tra phỏng vấn nhanhnông thôn (PRA) tại địa bàn huyện Nam Đàn) thành các mô hình hệ kinh tếsinh thái chủ yếu ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Việc tính toán chi phí lợiích của các mô hình hệ kinh tế sinh thái sẽ giúp lựa chọn được các loại câytrồng, vật nuôi mang lại hiệu quả, kết hợp với nhau nhằm đưa ra những môhình hệ kinh tế sinh thái có khả năng mang lại hiệu quả cao hơn các mô hìnhhiện tại
Trang 17PHẦN B NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
VỀ MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI
1.1 Cơ sở lý luận về mô hình hệ KTST
1.1.1 Cơ sở lý luận về mô hình hệ kinh tế sinh thái
Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệphoá, hiện đại hóa đất nước Quá trình phát triển đó diễn ra trên khắp các vùng lãnh thổ; các dạng tài nguyêncơ bản như đất, nước và các hệ sinh thái được huy động tối đa vào sư dụng, kết quả tất yếu là ở nhiều nơi tài nguyên bị suygiảm, cân bằng cùa các hệ sinh thái bịphá vỡ, gây ra ảnh hưởng xấu ngược lại với sự phát triển.
Việt Nam là đất nước với gần 80% dân số là nông dân, cho đến nay nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, vùng nông thôn rộng lớn chiếm ¾lãnh thỗ là địa bàn hoạt động của nhiều cộng đồng cư dân và nhiều ngành kinh tế khác nhau Những hoạt động này thường đan chéo nhau, gây ra những xung đột trong sử dụng tài nguyên môi trường vá các hệ sinh thái tự nhiên.
Nông thôn Việt Nam là khu vực có tỷ lệ gia tăng dân số cao, sức ép dân số lên môi trường sinh thái ngày càng lớn Việc khai thác sử dụng hệ sinh thái này có thể gây tác động xấu đến hệ sinh thái khác, vì vậy cần làm sáng tỏ mối quan hệ hữu cơ phức tạp giữa các hệ sinh thái và tìm ra hướng sử dụng chúng một cách hiệu quả trong phát triển nông thôn.
Để kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái con đường duy nhất phải chọn là sự phát triển theo hướng
“phát triển bền vững” Đó là chiến lược chung của toàn cầu về môi trường và đã được khẳng định trong các văn bản pháp luật do Nhà nước
ta ban hành Phát triển bền vững không thể đạt được nếu không hiểu rõ các nguyên nhân dẫn đến suy thoái tài nguyên và môi trường Hầu hết
Trang 18các vấn đề môi trường đều phát sinh từ chính những cấu trúc của hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia Ở các nước đang phát triển, sự nghèo đói của người dân ở nông thôn là gốc rễ của suy thoái môi trường Thông thường để tồn tại, các cá nhân của cộng đồng buộc phải lạm dụng tài nguyên và do đó làm suy thoái môi trường, gây ra những thay đổi không thể đảo ngược trong các hệ sinh thái.
Từ đó mà việc nghiên cứu các cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất
và triển khai phát triển mô hình hệ kinh tế sinh thái tại những vùng nông thôn, vùng cao, vùng xa ở Việt Nam là rất cần thiết, nhằm góp phần giải quyết những yêu cầu của cuộc sống đặt ra, thực hiện chủ trương của Đảng
và Nhà nước về xoá đói giảm nghèo, giảm bớt sự cách biệt giữa nông thôn
và thành thị.
1.1.1.1 Khái niệm hệ kinh tế sinh thái
a Khái niệm hệ sinh thái và vùng sinh thái
- Hệ sinh thái: hệ sinh thái là một hệ thống chức năng nằm trong mối tác động giữa sinh vật với môi trường Hệ sinh thái là đơn vị cơ sở của tự nhiên, được mô tả như là một thực thể được xác định trong không gian
và thời gian Trong hệ sinh thái, các thành phần sống (sinh vật) và không sống (nhóm nhân tố vô sinh) liên hệ với nhau, trao đổi nguyên liệu thông qua chu trình vật chất - năng lượng Trong thành phần của hệ sinh thái thì khí quyển, đất và nước là những nguyên liệu sơ cấp; còn động vật, thực vật, vi sinh vật là các tác nhân vận chuyển và trao đổi năng lượng giữa sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng, đó là động thái dinh dưỡng trong sinh thái học (A.Tansley, 1935).
- Vùng sinh thái: vùng sinh thái được hiểu là một lãnh thổ cụ thể cóchung nguồn gốc phát sinh và phát triển, đặc trưng bởi sự đồng nhất tươngđối về các điều kiện tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, đất,…) vàtrên đó phát triển một phức hợp quần xã sinh vật điển hình Vùng sinh tháibao gồm một tập hợp có quy luật các đơn vị sinh thái cảnh quan cấu trúc (đơn
Trang 19vị cấp thấp) Mỗi vùng sinh thái có những chức năng xã hội, chức năng kinh
tế nhất định, trước hết chúng phải phù hợp với điều kiện và tài nguyên tựnhiên của chính vùng đó Tại đây có những hình thức khai thác, sử dụng vàcải tạo thiên nhiên tương đối giống nhau của cộng đồng con người
b Hệ kinh tế - sinh thái và mô hình kinh tế sinh thái
- Hệ kinh tế - sinh thái: Mối quan hệ tương tác giữa hệ kinh tế và môi trườngdiễn ra dưới dạng trao đổi các dòng năng lượng, vật chất và thông tin Cácdòng này sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của từng hệ thống Hệthống kinh tế đòi hỏi phải có năng lượng bền vững lấy từ môi trường dướidạng lương thực thực phẩm cho con người, chất đốt cho hoạt động sản xuất vàsinh sống, Cường độ của những dòng này ảnh hưởng tới mật độ dân số và
sự phân bố dân cư Ngược lại, hệ thống kinh tế cung cấp vật chất cho môitrường dưới dạng các chất thải và các chất ô nhiễm Các chất thải này lại ảnhhưởng đến nguồn năng lượng và vật chất của hệ kinh tế Vì vậy mối quan hệgiữa hệ thống kinh tế và môi trường là mối quan hệ hai chiều, trong đó mỗimột thay đổi của hệ thống này liên tục ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năngcủa hệ thống kia
- Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, với những thành tựu khoahọc kỹ thuật đã đạt được, con người đã sử dụng triệt để tài nguyên thiênnhiên, môi trường vật lý và các sinh vật trong cấu trúc kinh tế của mình, làmbiến đổi hoàn toàn bộ mặt của tự nhiên Con người - một nhân tố chủ thể củamôi trường - đã tác động sâu sắc vào tự nhiên, chuyển các hệ sinh thái tựnhiên sang các hệ sinh thái có quan hệ đến các, quần cư loài người (Humansettlement) Như vậy hoạt động tương hỗ giữa hai hệ kinh tế - xã hội và hệsinh thái môi trường đã hình thành một thực thể thống nhất mới, thực thể này
có thể gọi là hệ thống kinh tế sinh thái Tính tất yếu của hệ kinh tế - sinh tháinằm trong yêu cầu giải quyết tính cân đối và hợp lý của hoạt động giữa hai hệthành phần: hệ kinh tế - xã hội và hệ sinh thái môi trường Hệ thống kinh tếsinh thái là tổng hoà các mối quan hệ giữa các yếu tố quản lý do con người
Trang 20điều khiển sao cho thực thể này hoạt động theo các quy luật sinh học và kinh
tế nhằm đạt hiệu quả tổng hợp: sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đảmbảo sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và giữ cân bằng sinh thái trongphát triển kinh tế xã hội
- Hệ kinh tế - sinh thái (HKTST) được xem là một hệ thống chức năng nằmtrong tác động tương hỗ giữa sinh vật và môi trường chịu sự điều khiển củacon người để đạt mục đích phát triển lâu bền, là hệ thống vừa bảo đảm chứcnăng cung cấp (kinh tế) vừa đảm bảo chức năng bảo vệ (sinh thái) và bố tríhợp lý trên lãnh thổ
- Nội dung cơ bản của các hệ thống nói trên được đặc trưng qua những tiêuchuẩn sau: năng suất, tính ổn định, tính chống chịu, tính công bằng, tính tự trị,tính thích nghi và tính đa dạng (Conway, 1983; Marten, 1988)
- Mô hình hệ kinh tế - sinh thái: là một HKTST cụ thể được thiết kế và xâydựng trong một vùng sinh thái xác định
- Từ những cơ sở lý luận trên, việc nghiên cứu đề xuất các mô hình HKTSTcho các vùng sinh thái, nghiên cứu sinh thái môi trường và kinh tế trong hệthống đó cần được thực hiện theo các nguyên lý sau:
+ Kiểm kê, đánh giá hiện trạng môi trường, kinh tế tài nguyên và tiềmnăng sinh học, bao gồm việc điều tra tự nhiên, điều tra kinh tế - xã hội, hạtầng cơ sở kỹ thuật và tổ chức sản xuất - xã hội, đặc biệt là điều tra dân số, laođộng ngành nghề hệ thống, tập quán canh tác và sinh hoạt, Đánh giá kinh tếtài nguyên không chỉ tiến hành ở tầng dưới, mà cả ở tầng trên của sản xuất vàphân phối sản phẩm cuối cùng
+ Từ chiến lược sử dụng tài nguyên - bảo vệ môi trường với các mụctiêu phát triển kinh tế - xã hội trong cơ cấu kinh tế, trên cơ sở đặc điểm tàinguyên sinh thái của vùng mà xây dựng cấu trúc mô hình HKTST
+ Hoạt động của hệ thống theo chu trình năng lượng - sản xuất - tiêuthụ là chu trình liên ngành và trên cơ sở kỹ thuật sinh thái
+ Điều khiển HKTST là điều khiển các chu trình năng lượng - sản xuất
Trang 21- tiêu thụ, các quy luật kinh tế và quy luật sinh học, do đó phải hoàn thiện các
cơ chế kinh tế và cơ chế sinh học
- Theo quy luật kinh tế thì tài nguyên được xem như nguồn năng lượng vànguyên liệu tích lũy của HKTST, do đó cần kiểm kê, dự báo tài nguyên trongquá trình sản xuất hàng hoá và thị trường sao cho có lợi nhuận và phát triểnsản xuất hàng hoá
- Theo quy luật sinh học mà điều khiển chu trình thay đổi năng lượng vật chấttrong hệ thống sinh học thành phàn bao gồm thực vật, động vật và con ngườisao cho lượng dinh dưỡng vào các dạng sinh vật là hợp lý nhất, nhằm pháthuy năng suất sinh học ở mỗi dạng sinh vật đó
- Có thể hiểu đơn giản là mô hình hệ kinh tế sinh thái (Ecological EconomicSystem Model) là một hệ kinh tế sinh thái cụ thể được thiết kế và xây dựngtrong một vùng sinh thái xác định - nơi diễn ra hoạt động sinh hoạt, sản xuất,khai thác, sử dụng tài nguyên của con người
Trang 22Sơ đồ 1.1 Cấu trúc và mối liên hệ giữa các hợp phần trong mô hình hệ kinh
tế sinh thái (Nguồn: Trương Quang Hải (2006), Nghiên cứu và xây dựng mô
hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ phát triển bền vững cụm xã vùng cao Sa Pả
- Tả Phìn Huyện Sa Pa Tỉnh Lào Cai).
Hệ kinh tế sinh thái gồm 3 phân hệ là phân hệ tự nhiên, phân hệ xã hội
và phân hệ sản xuất:
- Phân hệ tự nhiên bao gồm nhóm nhân tố nền nhiệt - ẩm và nền vật chấtrắn - dinh dưỡng, quyết định sự hình thành kiểu thảm thực vật, vỏ phong hóa -thổ nhưỡng, tạo cơ sở tài nguyên phục vụ sản xuất và sinh hoạt của con người
- Phân hệ xã hội bao gồm các nhóm nhân tố xã hội như dân cư, dân tộc,chính sách, thị trường, phụ thuộc vào phân hệ tự nhiên và chi phối phân hệsản xuất quyết định hiệu quả kinh tế và môi trường của hệ
Phân hệ sản xuất bao gồm các nhóm nhân tố về lao động, công nghệ
-kỹ thuật khai thác, sử dụng tài nguyên và có mối quan hệ phụ thuộc và tácđộng lẫn nhau với phân hệ tự nhiên và phân hệ xã hội
Với cấu trúc như trên hệ kinh tế có hai chức năng cơ bản: chức năngkinh tế và chức năng sinh thái Chức năng kinh tế tạo đầu ra là hàng hóa vàlợi nhuận, biểu hiện bằng các chỉ số kinh tế (giá trị hiện ròng NPV, hệ số chiphí - lợi ích B - C, tỷ xuất lợi ích – đầu tư B/C), trong khi đó chức năng sinhthái đảm bảo tạo đầu ra của hệ là tính bền vững sinh thái – môi trường (cảithiện chất lượng môi trường hay bền vững đối với tai biến thiên nhiên) Haichức năng nêu trên của hệ có mối liên hệ và hỗ trợ nhau Sự thay đổi cơ cấu
xã hội, cơ cấu nghề nghiệp sẽ dẫn đến những thay đổi nhất định trong việcthực hiện các chức năng của hệ kinh tế sinh thái
1.1.1.2 Phương pháp tiếp cận và nghiên cứu xây dựng mô hình hệkinh tế sinh thái
-Trong phân tích hệ kinh tế sinh thái sử dụng hai nguyên tắc chính: cấu trúc
- chức năng và kinh tế - sinh thái cùng nguyên tắc hỗ trợ: phân cực chức năng
Trang 23Nguyên tắc cấu trúc - chức năng phản ánh mối quan hệ biện chứng vàtác động qua lại của các yếu tố trong hệ thống.
Nguyên tắc kinh tế - sinh thái phản ánh hoạt động của hệ thống phảiđảm bảo tính kinh tế, tính thích nghi sinh thái và tính giữ gìn môi trường Tuynhiên, tùy lúc, tùy nơi mà tính kinh tế, tính thích nghi, tính giữ gìn môi trườngthể hiện vai trò khác nhau, vì thế phải kết hợp sử dụng nguyên tắc phân cựcchức năng Nguyên tắc này hướng tới sự tập trung chức năng chủ yếu của hệđượcnghiên cứu
Xuất phát từ bản chất của HKTST, phương pháp nghiên cứu hệ phải dựatrên cơ sở khái quát hoá các phương pháp từ các khoa học bộ phận có liên quan
Phân tích các tài liệu về phương pháp nghiên cứu của sinh thái học, địa
- Nhóm phương pháp dự báo hoạt động của hệ mô hình hoá
Ba nhóm phương pháp nói trên tương ứng với 3 giai đoạn nghiên cứuhệ: giai đoạn điều tra cơ bản, giai đoạn đánh giá hệ thống và giai đoạn tối ưuhoá hệ thống
1.1.1.3 Nguyên tắc nghiên cứu và phân loại hệ mô hình kinh tế sinh thái
a Nguyên tắc nghiên cứu mô hình hệ kinh tế sinh thái
Các mô hình hệ kinh tế sinh thái được xây dựng tiên cơ sở: kiểm kê,đánh giá hiện trạng môi trường, tài nguyên và tiềm năng sinh học, bao gồmcông tác điều tra tự nhiên, điều tra kinh tế xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật và tổchức sản xuất xã hội; Phân tích chính sách và chiến lược sử dụng tài nguyên
và bảo vệ môi trường; Hoàn thiện các cơ chế kinh tế (theo chu trình sản xuấtnăng lượng) và cơ chế sinh học (theo chu trình sinh – địa – hoá)
Trang 24Theo Nguyễn Cao Huần (2005), đánh giá thích nghi sinh thái là xácđịnh mức độ phù hợp của các địa tổng thể (cảnh quan trong địa lý học, đơn vịđất đai trong đánh giá đất, lập địa trong khoa học lâm nghiệp) đối với đốitượng quy hoạch phát triển.
Khi tiến hành phân tích mô hình kinh tế sinh thái cần đảm bảo 2nguyên tắc chính là: cấu trúc – chức năng và kinh tế - sinh thái Nguyên tắccấu trúc – chức năng: phản ánh mối quan hệ biện chứng và tác động qua lạicủa các yếu tố trong hệ thống Nguyên tắc này hướng tới sự tập trung chứcnăng chủ yếu của hệ được nghiên cứu Nguyên tắc kinh tế - sinh thái phản ánhhoạt động của hệ thống phải đảm bảo tính kinh tế, tính thích nghi sinh thái vàtính giữ gìn môi trường
b Cơ sở phân loại và chỉ tiêu đánh giá mô hình hệ kinh tế sinh thái
Mô hình hệ kinh tế sinh thái có thể được phân loại theo các tiêu chíkhác nhau theo mục đích sử dụng
- Phân loại theo cơ cấu sản xuất: tính phức tạp hay đơn giản của môhình tùy thuộc vào vị trí, đặc điểm tự nhiên: địa chất - địa hình, khí hậu - thủyvăn, và các điều kiện kinh tế - xã hội: vốn, lao động, trình độ khoa học kỹthuật, tập quán canh tác của mỗi dân tộc
- Phân loại theo quy mô sản xuất: tùy thuộc vào diện tích canh tác, hướngsản xuất chuyên môn hóa, trình độ sản xuất, trình độ quản lý Có thể là mô hình
hệ kinh tế sinh thái hộ gia đình hay mô hình hệ kinh tế sinh thái trang trại
- Phân loại theo mức thu nhập: mỗi mô hình có hiệu quả khác nhau tùythuộc vào cơ cấu sản xuất, phương thức canh tác Theo quy định chung củanhà nước có 5 kiểu mô hình hệ kinh tế sinh thái với quy mô hộ gia đình: kiểu
mô hình có mức thu nhập cao, khá, trung bình, thấp, rất thấp
Các chỉ tiêu đánh giá mô hình hệ kinh tế sinh thái: để đánh giá tínhbền vững của một mô hình kinh tế sinh thái cần xem xét tổng hợp theo cácchỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu thích nghi sinh thái: tính thích nghi sinh thái thường đượcđánh giá thông qua mức độ phù hợp của cây trồng, vật nuôi, các hoạt động
Trang 25sản xuất nông nghiệp cũng như các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp vớicác điều kiện tự nhiên của khu vực.
- Chỉ tiêu về kinh tế: chỉ tiêu về kinh tế thường được đánh giá ở mứcsống của người lao động thông qua thu nhập theo phương pháp phân tích chiphí - lợi ích Chỉ tiêu này ngoài việc góp phần nâng cao mức sống của ngườidân còn gián tiếp tác động tới nâng cao học vấn, ý thức của người dân
- Chỉ tiêu bền vững môi trường: mô hình hệ kinh tế sinh thái không chỉvới mục đích đạt hiệu quả kinh tế cao mà còn phải đạt mục tiêu phát triển bềnvững, bảo vệ môi trường
- Chỉ tiêu bền vững xã hội: chỉ tiêu này được đánh giá thông qua tậpquán, truyền thống, phương thức canh tác, khả năng tiếp thu khoa học kỹthuật, khả năng chấp nhận mô hình của người dân, thời gian tồn tại của môhình, khả năng đầu tư sản xuất
Một mô hình hệ kinh tế sinh thái bền vững khi đảm bảo được các chỉ tiêutrên, một trong các chỉ tiêu không đảm bảo thì mô hình sẽ trở nên kém bền vững
1.1.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả mô hình hệ kinh tế sinh thái
1.1.2.1 Lý luận về hiệu quả mô hình hệ kinh tế sinh thái
a Hiệu quả kinh tế
Chỉ tiêu về kinh tế trong mô hình hệ kinh tế sinh thái thể hiện ở 2 yếu
tố chính là năng suất và hiệu quả mang lại Hiệu quả ở đây có nghĩa là nguồnlợi nhuận thu được bằng cách đầu tư cho hoạt động sản xuất Vận dụng đượcchuỗi liên kết vật chất trong mô hình hệ kinh tế sinh thái giúp thu được lợinhuận một cách tối ưu
b Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường là việc sử dụng các mô hình hệ kinh tế sinh thái
có ít các tác động xấu vào môi trường Nghĩa là người lao động vẫn sản xuất,tạo ra được của cải vất chất nhưng không làm tổn hại về mặt môi trường
c Bền vững xã hội
Một mô hình hệ kinh tế sinh thái bền vững khi đảm bảo được các chỉtiêu trên, một trong các chỉ tiêu không đảm bảo thì mô hình trở nên kém bền
Trang 26vững Do vậy, trong mô hình hệ kinh tế sinh thái cần đảm bảo bền vững vềmặt xã hội Nghĩa là vẫn đảm bảo được phong tục tập quán, các kiến thức bảnđịa của vùng Việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng cần phải xemxét mức độ chấp nhận của xã hội.
1.1.2.2 Phương pháp đánh giá hiệu quả mô hình hệ kinh tế sinh thái
Để đánh giá hiệu quả các mô hình hệ kinh tế sinh thái, phương pháphữu dụng nhất là “phân tích chi phí – lợi ích” - (CBA- cost benefit analysis)
Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích là một phương pháp hữu hiệunhằm đánh giá hiệu quả kinh tế của các cây trồng nông nghiệp, lâm nghiệp
Đó là một phương pháp hữu hiệu trong đánh giá kinh tế của các dự án pháttriển nông nghiệp - nông thôn theo các tiêu chí về môi trường và kinh tế
Dựa trên các số liệu thu được bằng phương pháp điều tra phỏng vấnnhanh nông thôn (PRA) kết hợp với phân tích chi phí - lợi ích các loại câytrồng, vật nuôi làm cơ sở định hướng phát triển kinh tế của từng vùng cụ thể
Trong phương pháp phân tích lợi ích – chi phí các chỉ số phân tích cầnđược xác định một cách đồng bộ, chính xác Một khi đã lựa chọn mốc thời gian và
hệ số chiết khấu thích hợp, những tính toán cụ thể có thể căn cứ vào nhiều côngthức khác nhau Dưới đây là một số chỉ số để tính chi phí - lợi ích thường dùng:
- Giá trị hiện thời (Present Value - PV)
Đối với đa số các dự án, việc phân tích, kiểm tra được thực hiện bằngcách so sánh dòng lợi ích và chi phí theo thời gian
Một vài giả thiết cơ bản về dòng tiền tệ như sau: Năm khởi đầu của một
dự án có thể được xem là "năm 0" hay "năm 1" (thứ nhất) Tất cả dòng tiền tệ(chi phí hay lợi ích) xảy ra vào cuối mỗi năm, có nghĩa là bất kỳ chi phí haylợi nhuận xuất hiện trong năm sẽ được chiết khấu cho thời gian cả năm; Mọichi phí và lợi ích cũng được xử lý tương tự như dòng tiền tệ (Chash flow)
- Giá trị hiện ròng (NPV)
Trang 27Công thức hay sử dụng nhất trong phân tích kinh tế là giá trị hiện ròng(Net present value) của một dự án Đại lượng này xác định giá trị hiện ròngkhi chiết khấu dòng lợi ích và chi phí trở về với năm cơ sở bắt đầu Công thứctính cụ thể như sau:
hoặc:
- Hệ số hoàn vốn nội tại (IRR)
Hệ số hoàn vốn nội tại k (Internal Rate of Return - IRR) được địnhnghĩa như là hệ số mà qua đó giá trị hiện thời của lợi ích và chi phí bằngnhau Hệ số k thể hiện sự hấp dẫn và an toàn của dự án Giá trị k càng lớn với
hệ số chiết khấu thực tế, dự án càng chắc chắn có lãi, ngay cả đối với trườnghợp có lạm phát và hệ số r có thể biến đổi đến một mức nhất định nhỏ hơn k
Hệ số k tương đương với hệ số chiết khấu (r), có thể xác định bằng cách suydiễn khi thoả mãn hệ thức sau:
Hoặc
IRR được các tổ chức tài chính sử dụng rộng rãi
Giá trị IRR sau khi tính toán sẽ được so sánh với lãi suất về tài chínhhoặc hệ số chiết khấu để xem xét mức độ hấp dẫn về tài chính hoặc kinh tếcủa dự án
- Tỷ suất lợi ích - chi phí (Benefit to Cost Ratio - BCR)
t
r
C r
B NPV
∑
=
=+
−
n
t t
k
C B
0
0)1
t
k
C k
n
t
t t
r C
r B
0
0
) 1 (
) 1 (
Trang 28Tỷ lệ này so sánh lợi ích và chi phí đã được chiết khấu Trong trườnghợp này, lợi ích được xem là lợi ích thô, còn chi phí bao gồm vốn cộng vớicác chi phí vận hành, bảo dưỡng và thay thế.
Ba đại lượng trình bày trên đều căn cứ vào giá trị hiện thời (presentvalue) của dòng lợi ích và chi phí Giữa chúng có mối liên hệ khăng khít vớinhau Bảng thể hiện mối liên hệ giữa giá trị hiện ròng, tỷ suất lợi ích chi phí
và hệ số hoàn vốn nội tại
Bảng 1.1 Mối liên hệ giữa giá trị hiện ròng, tỷ suất lợi ích chi phí
và hệ số hoàn vốn nội tại
sử dụng một cách đầy đủ nhất, hợp lý nhất để sản xuất ra nhiều sản phẩm mà không ảnh hưởng đến đất đai Môi trường sinh thái bền vững, ít tốn chi phí mang lại hiệu quả kinh tế cao
Trang 29Dù tên gọi khác nhau, nhưng mô hình hệ kinh tế sinh thái hay mô hình nông lâm kết hợp đều có chung3 phân hệ chính: phân hệ sản xuất, phân hệ xã hội và phân hệ tự nhiên Trong đó với tên gọi hệ kinh tế sinh thái tổng quát hơn so với mô hình nông lâm kết hợp, hay nói một cách khác, mô hình hệ kinh tế sinh thái bao gồm các mô hình nông lâm kết hợp.
Ví dụ về mô hình hệ kinh tế sinh thái hiện nay đang được sử dụng phổ biến ở các nước Indonesia, Philipin, Thái Lan, Việt Nam,… là các mô hình nông lâm kết hợp để bảo vệ môi trường, sinh thái trên vùng đất dốc (vùng đất dốc là nơi mà tài nguyên dễ đất dễ bị suy thoái do hoạt động xói mòn, rửa trôi, ) Mô hình canh tác trên đất dốc (SALT – Sloping Agricultural Land Technology), đây là mô hình canh tác nhằm sử dụng đất dốc bền vững đã được trung tâm đời sống nông thôn Bastin Mindanao Philipin tổng kết, hoàn thiện và phát triển từ năm 1970 đến nay Các mô hình SALT đều dựa trên chuỗi liên kết giá trị và chuỗi liên kết vật chất, kết hợp các hợp phần lâm – nông – chăn nuôi,…
Hay mô hình sản xuất nông trại theo hướng bền vững của Indonesia vớitên gọi “Aqua – Terra” (Phạm Văn Khôi, 2004); trong mô hình này, cây trồng vật nuôi được phát triển theo công nghệ sản xuất kết hợp giữa phương pháp tăng vụ truyền thống và phương pháp thâm canh theo chiều sâu Bên cạnh việc mang lại lợi nhuận về mặt kinh tế và xã hội, mô hình nông trại “Aqua-Terra” tại Indonesia còn có lợi ích về mặt môi trường,chống suy thoái đất hiệuquả và bền vững tài nguyên sinh, hạn chế tình trạng thất thoát lãng phí, làm giảm nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước (Ministry of Agriculture, 2012)
Hiện nay việc sử dụng mô hình hệ kinh tế sinh thái trong sản xuất nôngnghiệp đang là xu hướng chung của hầu hết các nước trên thế giới Các môhình hệ kinh tế sinh thái ở mỗi quốc gia có các tên gọi khác nhau, nhưngchúng đều mang lại hơn hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội và vừa bảo vệ được
Trang 30tài nguyên đất, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển lâu dài, bềnvững.
1.2.2 Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, mô hình hệ kinh tế sinh thái (HKTST) được nghiên cứunhiều những năm cuối của thập kỷ 1980 đến nay Tiêu biểu ở các công trìnhnghiên cứu của Phạm Quang Anh, Nguyễn Văn Trương, Đào Thế Tuấn đềcập đến mô hình HKTST các vùng; Trương Quang Hải (2004) đã vận dụng
cơ sở lý luận mô hình HKTST trên những lãnh thổ cụ thể như nghiên cứu vàxây dựng mô hình phục vụ phát triển bền vững xã Sa Pả - Tả Phìn, tỉnh LàoCai; Đặng Trung Thuận (2000) nghiên cứu vùng đất ngập nước đầm Trà Ổnhằm khôi phục nguồn lợi thủy sản và phát triển bền vững, mô hình kinh tếmôi trường tại một số vùng sinh thái điển hình Ngoài ra, còn có một số côngtrình khác cũng đề cập tới vấn đề nghiên cứu này Đã có nhiều nghiên cứuvới các quan điểm về mô hình HKTST nhưng nhìn chung còn chưa đượctoàn diện do chưa có sự thống nhất về quan điểm nghiên cứu xuất phát từ sựhiểu biết khác nhau của mỗi người Mô hình HKTST vẫn đang là hướng cầnđược quan tâm nghiên cứu để hoàn chỉnh cả về lý luận và thực tiễn
Theo Đặng Trung Thuận và Trương Quang Hải (2000): Mô hìnhHKTST là “một hệ kinh tế sinh thái cụ thể được thiết kế và xây dựng trongmột vùng sinh thái xác định”
Khi tiến hành phân tích HKTST cần phải đảm bảo các nguyên tắcchính: cấu trúc - chức năng và kinh tế - sinh thái cùng nguyên tắc hỗ trợ,phân cực chức năng
- Nguyên tắc kinh tế - sinh thái phản ánh hoạt động của hệ thống phảiđảm bảo tính kinh tế, tính thích nghi sinh thái và tính giữ gìn môi trường:
+ Mô hình phải có tính khả thi, mang lại hiệu quả cao về kinh tế vàmôi trường
Trang 31+ Quy mô của mô hình phải phù hợp với cơ chế quản lý mới trong nềnkinh tế thị trường Ở giai đoạn đầu, chưa thể đưa ra được quy mô rộng lớncho cả một vùng lãnh thổ, mà có thể làm ở hai mức: hộ kinh tế gia đình vàcộng đồng cấp thôn bản.
+ Mục tiêu của mô hình cần đạt được là ổn định và nâng cao năng suấtlao động, cải thiện môi trường, đảm bảo khả năng tự điều chỉnh, tự phát triểncủa toàn bộ hệ thống
Tuy nhiên, tuỳ lúc tuỳ nơi mà tính kinh tế, tính thích nghi, tính giữ gìnmôi trường thể hiện vai trò khác nhau, vì thế phải kết hợp sử dụng nguyên tắcphân cực chức năng
- Nguyên tắc cấu trúc - chức năng phản ánh mối quan hệ biện chứng vàtác động qua lại của các yếu tố trong hệ thống
Việc đề xuất các mô hình HKTST cần thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Phải có được sự hiểu biết toàn diện, đầy đủ về lãnh thổ nghiên cứuthông qua việc kiểm kê, đánh giá hiện trạng môi trường, kinh tế tài nguyên vàtiềm năng sinh học, bao gồm việc điều tra tự nhiên, kinh tế xã hội, điều tra hạtầng cơ sở kỹ thuật và tổ chức sản xuất - xã hội, đặc biệt là điều tra dân số, laođộng, ngành nghề, tập quán, Điều này liên quan đến cả quá trình sản xuất và
cả với việc buôn bán và phân phối sản phẩm cuối cùng
- Từ chiến lược sử dụng tài nguyên - BVMT với các mục tiêu phát triển
KT – XH, trên cơ sở đặc điểm tài nguyên sinh thái của vùng mà xây dựng cấutrúc mô hình HKTST
- Hoạt động của hệ thống theo chu trình năng lượng - sản xuất - tiêu thụ
là chu trình liên ngành và trên cơ sở kỹ thuật sinh thái
Điều khiển HKTST là điều khiển chu trình năng lượng sản xuất tiêu thụ, các quy luật kinh tế và quy luật sinh học, do đó phải hoàn thiện các
-cơ chế kinh tế và -cơ chế sinh học
Theo quy luật kinh tế, tài nguyên được xem như nguồn năng lượng vànguyên liệu tích luỹ của hệ kinh tế sinh thái, do đó cần kiểm kê, dự báo tài
Trang 32nguyên trong quá trình sản xuất hàng hoá và thị trường sao cho có lợi nhuận
và phát triển sản xuất hàng hoá
Theo quy luật sinh học mà điều khiển chu trình thay đổi năng lượng,vật chất trong hệ thống sinh học thành phần, bao gồm thực vật, động vật vàcon người sao cho lượng dinh dưỡng đầu vào là hợp lý nhất, nhằm phát huynăng suất sinh học ở mỗi dạng sinh vật đó
1.2.3 Trên địa bàn huyện Nam Đàn
Qua số liệu thu thập được kết hợp với quá điều tra khảo sát thực tếnhận thấy người dân huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã biết cách kết hợp cácloại cây trồng - vật nuôi một cách có hiệu quả
Tuy vậy nhưng ở huyện Nam Đàn thì vấn đề đưa ra các mô hình hệkinh tế sinh thái hầu như chưa có một tài liệu nào nghiên cứu cụ thể, màngười dân nơi đây chủ yếu xây dựng các mô hình dựa vào kinh nghiệm thựctiễn, kiến thức bản địa,…
Người dân đã biết sử dụng chuỗi liên kết vật chất trong sản xuất, tậndụng được nguồn rác thải của hợp phần này làm thức ăn, chất dinh dưỡng chohợp phần kia (hay nói cách khác là sự quay vòng của vật chất)
Các mô hình hệ kinh tế sinh thái được sử dụng chủ yếu ở huyện NamĐàn là:
- Mô hình: lúa – hồng – chăn nuôi – hoa màu
- Mô hình: lúa – hồng – đào – chăn nuôi
- Mô hình: lúa – hoa màu – chăn nuôi
Trang 33CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ SINH THÁI TẠI HUYỆN NAM ĐÀN, TỈNH NGHỆ AN
2.1 Khái quát huyện Nam Đàn – tỉnh Nghệ An
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên
2 1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Nam Đàn nằm ở hạ lưu sông Lam Kéo dài từ 18o 34’ đến 18o
47’ vĩ bắc và trải rộng từ 105o 24’ đến 105o 37’ kinh đông
Huyện có vị trí địa lý như sau:
- Nam giáp huyện Đức Thọ và Hương Sơn - Hà Tĩnh
- Bắc giáp Nghi Lộc và Đô Lương - Nghệ An
- Tây giáp Thanh Chương và Đô Lương - Nghệ An
- Đông giáp Hưng Nguyên - Nghệ An
Huyện lỵ của Nam Đàn là Thị trấn Nam Đàn, trên đường quốc lộ 46Vinh - Đô Lương, cách thành phố Vinh 21 km về phía tây
Nam Đàn có nhiều tuyến giao thông quan trọng chạy qua địa bàn huyệnnhư quốc lộ 46, quốc lộ 15A, sông Lam, sông Đào, cùng với hệ thống đườngliên huyện, liên xã, liên thôn cơ bản đã được cứng hóa tạo thành mạng lướigiao thông của huyện khá hoàn chỉnh, thuận lợi cho việc lưu thông giữahuyện với Thành phố Vinh và các huyện phụ cận
Là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh với nhiều di tích lịch sử vănhóa và cách mạng, nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, Nam Đàn được xác định
Trang 34là vùng trọng điểm phát triển du lịch cùng với Vinh – Cửa Lò tạo thành tamgiác phát triển du lịch của Nghệ An.
Trang 35Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
Trang 362 1.1.2 Địa hình
Nam Đàn nằm giữa hai dãy núi Đại Huệ ở phía Bắc và dãy núi Thiên Nhẫn
ở phía Tây tạo ra thung lũng, đồng bằng hình tam giác, có sông Lam chảy dọctheo hướng Bắc Nam, chia huyện thành 2 vùng, đó là tả ngạn và hữu ngạn sôngLam Địa hình của huyện Nam Đàn có 2 loại chính: đồng bằng và đồi núi
- Địa hình đồng bằng: có độ dốc < 80, độ cao trung bình khoảng 10 - 20m
so với mực nước biển và được phân bố chủ yếu ở lưu vực sông Lam, sông Đào.Phần lớn diện tích đất ở đây được khai thác để sản xuất nông nghiệp Cây trồngchính là cây lúa nước, các loại cây lương thực, cây trồng hàng năm, cây ăn quả vànuôi trồng thủy sản
- Địa hình đồi núi:
+ Địa hình đồi núi thấp, có độ chia cắt trung bình, lượn sóng, độ dốctrung bình khoảng 8 - 150, hướng dốc không ổn định Độ cao trung bình sovới mực nước biển khoảng 120 - 150 m, đất đai ở vùng này được trồng chủyếu các loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày
+ Địa hình đồi núi cao: gồm khu vực sườn phía Nam dãy núi Đại Huệ
và khu vực sườn phía Đông bắc dãy núi Thiên Nhẫn Địa hình bị chia cắtmạnh, có độ dốc >250, đất đai ở đây chủ yếu trồng rừng
2 1.1.3 Đất đai
Nam Đàn có 13 loại đất, được chia thành 5 nhóm như sau:
- Nhóm cát thô ven sông: có diện tích 384 ha, chiếm 1,3% tổng diện tíchtoàn huyện, phân bố rải rác ở các xã ven sông Lam Bãi cát thô chỉ phù hợpcho khai thác làm vật liệu xây dựng Một số diện tích cát mịn có thể trồng cácloại cây như dưa hấu, bí đỏ…
- Nhóm đất phù sa: có diện tích 10.282 ha, chiếm 34,84% diện tích toànhuyện Nhóm này có 5 loại đất chính, gồm: đất phù sa được bồi hàng năm có
Trang 371.795 ha, đất phù sa không được bòi 1.562 ha, đất phù sa Glây 5.241 ha, đấtphù sa có tâng loang lổ đỏ vàng 1.647 ha, đất phù sa úng nước 37 ha Các loạiđất này có nguồn gốc phù sa, thành phần cơ giới cát pha hoặc thịt nhẹ, ít chuahoặc chua vừa (pH= 4,5 - 5), nghèo mùn, đạm, lân, kali Phần lớn diện tíchnày được sử dụng trồng lúa nước 2 vụ, trồng ngô và nuôi cá.
- Nhóm đất xám bạc màu: có diện tích 2.485 ha, chiếm 8,41% diện tíchtoàn huyện Nhóm này có 3 loại đất chính: đất xám trên phù sa cổ 18 ha, đấtxám bạc màu trên phù sa cổ 1.858 ha, đất xám bạc màu 609 ha Nhóm đất này
có thành phần cơ giới cát pha, cấu trúc rời rạc, do bị rửa trôi nên bạc màu,nghèo chất dinh dưỡng Với loại đất này, phần lớn diện tích được trồng 2 vụlúa và trồng các loại cây ngắn ngày
- Nhóm đất đỏ vàng: có diện tích 11.302 ha, chiếm 38,28% diện tíchtoàn huyện Nhóm này có 3 loại đất chính, đó là:
+ Đất đỏ vàng trên đá sét 7.101 ha, phần lớn diện tích có độ dốc cao,tầng đất mỏng, thích hợp cho trồng rừng, chỉ có khoảng 1.000 ha có độ dốc <
18o có thể trồng cây ăn quả
+ Đất đỏ vàng trên đá Macma axit 3.596 ha, phần lớn có độ dốc > 18o,tầng mỏng, chỉ phù hợp trồng rừng
+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước 605 ha, đất có thành phần cơgiới nhẹ, phản ứng chua, nghèo các chất dinh dưỡng, chủ yếu trồng các loạicây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu đỗ
+ Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 112 ha, chủ yếu trồng 1 vụlúa hoặc 1 vụ lúa - màu
2.1.1.4 Tài nguyên rừng
Nam Đàn hiện có khoảng 6.993,70 ha đất lâm nghiệp, chiếm 23,78%tổng diện tích tự nhiên Trong đó: đất rừng sản xuất là 4745,47 ha; rừngphòng hộ là 1708,73 ha; rừng đặc dụng là 539,50 ha Rừng Nam Đàn chủ yếu
là thông nhựa, tập trung chính ở dãy núi Đại Huệ và dãy núi Thiên Nhẫn.Rừng ở đây cơ bản đáp ứng yêu cầu phòng hộ môi trường và tạo cảnh quan
Trang 38cho các di tích lịch sử văn hóa Cùng với các hồ đập dọc các chân núi, rừng đãtạo nên nhiều cảnh quan đẹp phù hợp cho phát triển du lịch sinh thái.
2 1.1.5 Tài nguyên nước
Huyện Nam Đàn có nguồn nước dồi dào, bao gồm nguồn nước mặt vànước ngầm
- Nguồn nước mặt: bao gồm hệ thống sông ngòi và hồ đập
+ Hệ thống sông ngòi
Sông Lam với diện tích lưu vực 23.000 km2 chảy qua địa phận Nam Đàn dài16km, đổ ra biển Đông, là nguồn nước dồi dào quanh năm, chất lượng sạch Lưulượng dòng chảy bình quân trong năm 21,9 l/s.km2, phân bố không đều trongnăm Tháng có lưu lượng dòng chảy lớn nhất là tháng 9, thường gấp 5-6 lần lưulượng trung bình trong năm Vào mùa kiệt, mức nước tại Cống Nam Đàn là +1,05m
Ngoài ra trong huyện còn có 2 con kênh lớn là kênh Thấp (sông Đào) vàkênh Lam Trà và một số con suối nhỏ có nước quanh năm
+ Hệ thống hồ đập
Nam Đàn có hơn 40 hồ đập lớn, nhỏ, trữ lượng hơn 19 triệu m3 nước,trong đó có những hồ có trữ lượng khá lớn như: Tràng Đen, Thủng Pheo(Nam Hưng), Cửa Ông (Nam Nghĩa), Đá Hàn, Rào Băng, Hủng Cốc (NamThanh), Thanh Thuỷ (Vân Diên), Ba Khe (Nam Lộc), Hao Hao, Vực Mấu(Khánh Sơn), Hồ Thành (Nam Kim)
Tất cả các con sông và hồ đập tạo thành nguồn nước phong phú, thỏa mãntheo yêu cầu dùng nước trong huyện Tuy nhiên do cao trình đất canh tác bìnhquân +2 đến +2,5 nên phần lớn diện tích canh tác đều phải tưới bằng các trạmbơm điện Một số ít diện tích tưới bằng tự chảy của các hồ đập Mặt khác dolượng mưa phân bố không đều trong năm nên một số diện tích thuộc các xãNam Anh, Nam Thanh, Vân Diên, Xuân Hoà, Nam Xuân, Nam Giang, Nam
Trang 39Cát và các xã Hữu ngạn sông Lam như Khánh Sơn, Nam Trung, Nam Phúc,Nam Cường, Nam Kim do địa hình thấp trũng nên thường bị ngập lụt.
- Nguồn nước ngầm
Theo kết quả điều tra, Nam Đàn nằm trong phức hệ chứa nước vỉa, lỗ hổng,vỉa khe núi các trầm tích lục nguyên xen phun trào Trias Trữ lượng nước ngầmvào ở mức trung bình, độ sâu bình quân 8 – 12m, vùng đồi núi có nơi hơn 20m.Trong nước có hàm lượng Clo cao, do đó phải lắng lọc mới sử dụng cho sinh hoạtđược, một số vùng có thể khai thác phục vụ tưới cho cây trồng,
2 1.1.6 Khí hậu
Thời tiết và khí hậu của huyện Nam Đàn tương đối khắc nghiệt Hàng
tháng 4 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 Bão lụt thường xảy ravào tháng 9 và tháng 10 dương lịch, gây úng lụt trên diện tích rộng, có lúc kéodài trong một thời gian dài
- Chế độ nhiệt và độ ẩm: Nam Đàn nằm trong vùng khí hậu chuyển tiếp,vừa mang đặc tính mùa đông lạnh của khí hậu miền Bắc, vừa mang đặc tínhnắng nóng của khí hậu miền Nam, được chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa nóng
từ tháng 4 đến tháng 9, nhiệt độ bình quân 23,90C, mùa lạnh từ tháng 10 đếntháng 3 năm sau Nhiệt độ bình quân 19,90C, tháng 7 nhiệt độ có thể lên tới
400C Tổng số giờ nắng trung bình trong năm là 1.637 giờ
Độ ẩm không khí bình quân năm 86%, tháng có độ ẩm cao nhất vào tháng
1, 2, đạt > 90%, tháng có độ ẩm không khí thấp nhất vào tháng 7, chỉ đạt 74%
- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm 1944,3 mm, phân bố khôngđồng đều, mưa từ trung tuần tháng 9 đến đầu tháng 10 gây úng ngập cục bộ ởcác xã vùng thấp Từ tháng 1 đến tháng 4 lượng mưa chiếm khoảng 10%lượng mưa cả năm, gây khô hạn cho các khu đất chân cao
Trang 40- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi bình quân năm là 943 mm/năm Lượngbốc hơi lớn nhất từ tháng 6 đến tháng 8, đạt khoảng 140 mm Tháng có lượng bốchơi nhỏ nhất thường vào tháng 2, chỉ đạt khoảng 30 mm.
- Gió, bão: Huyện Nam Đàn có hai hướng gió chính, đó là: gió mùaĐông Nam (tháng 4 - tháng 10) và gió mùa Đông Bắc (tháng 11 - tháng 3 nămsau) Trong các tháng 5, 6, 7 thường có gió Tây khô nóng, mỗi năm có khoảng
4 - 6 đợt gây ảnh hưởng rất xấu cho sinh hoạt của nhân dân, đặc biệt cho sảnxuất nông nghiệp
Bão ở Nam Đàn bắt đầu xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 10, bình quânhàng năm có từ 2 - 4 cơn bão, thường ở mức cấp 8 - 10 Bão thường kéo theomưa to gây lũ lụt, ngập úng ở nhiều nơi trong huyện, ảnh hưởng lớn tới sảnxuất nông nghiệp
2.1.1.7 Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản của huyện Nam Đàn không nhiều cả về chủngloại và số lượng, chủ yếu có các loại như:
- Vật liệu xây dựng: Khai thác cát sỏi ở sông Lam, sản xuất vật liệu xâydựng có ở Nam Thái; khai thác Đá granit, Riolit, phiến thạch sét ở dãy núiĐại Huệ và Thiên Nhẫn có trữ lượng rất lớn, song hiện nay chỉ mới khai thácđược số lượng rất nhỏ tại xã Nam Giang
- Khai thác mỏ: Ở Nam Đàn có mỏ sắt, Mangan ở dãy núi Thiên Nhẫn,
mỏ QuắcZit ở Nam Anh (Đại Huệ), tuy nhiên trữ lượng không lớn
2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.2.1 Tăng trưởng kinh tế
Tốc độ tăng tưởng kinh tế tăng khá, năm sau cao hơn năm trước, bìnhquân dự ước đạt 7,1%/năm, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất là 8 – 9% Trongđó: Tốc độ tăng trưởng ngành nông lâm thủy sản (NLTS) bình quân khoảng3,87 – 4 %/năm, tăng 2,8%; Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp xây dựng(CNXD) tăng bình quân khoảng 10 – 10,5% một năm, thấp hơn 5,67%; Tốc độtăng trưởng ngành dịch vụ tăng bình quân khoảng 11 – 12%/năm, thấp hơn