LỜI CẢM ƠN Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu khoá luận này em gặp khó khăn, bỡ ngỡ nhưng dưới sự chỉ bảo tận tình của Giảng viên Nguyễn Văn Nam, em đã từng bước tiến hành và hoàn th
Trang 1NGUYỄN HOÀNG Ở VÙNG ĐẤT THUẬN
QUẢNG THẾ KỶ XVI - XVII
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
HÀ NỘI - 2017
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu khoá luận này em gặp khó khăn,
bỡ ngỡ nhưng dưới sự chỉ bảo tận tình của Giảng viên Nguyễn Văn Nam, em
đã từng bước tiến hành và hoàn thành khoá luận với đề tài “Các chính sách
của chúa Nguyễn Hoàng ở vùng đất Thuận Quảng thế kỷ XVI - XVII” Em xin
chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy cô giáo trong khoa Lịch
Sử, các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp
đỡ em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này
Em xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Phùng Thị Lan Hương
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận của em được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Văn Nam cùng với sự cố gắng của bản thân
Em xin cam đoan những nội dung và kết luận trong khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân, không trùng lập với bất kì kết quả khác nào
Hà Nội, ngày 21 tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Phùng Thị Lan Hương
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Đóng góp của đề tài 6
7 Bố cục của đề tài 7
CHƯƠNG 1: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỦA CHÚA NGUYỄN HOÀNG Ở VÙNG ĐẤT THUẬN QUẢNG THẾ KỶ XVI - XVII 8
1.1 HOÀN CẢNH LỊCH SỬ 8
1.1.1 Hoàn cảnh thế giới 8
1.1.2 Bối cảnh Đại Việt thế kỷ XVI - XVII 10
1.2 XỨ THUẬN QUẢNG TRƯỚC NĂM 1570 13
1.2.1 Thuộc quyền quản lý của quốc gia Chăm pa 13
1.2.2 Quá trình mở rộng và những cuộc xung đột giữa Đại Việt với Champa 16
1.2.2.1 Ngô-Đinh-Tiền Lê 16
1.2.2.2 Thời nhà Lý 18
1.2.2.3 Thời nhà Trần 22
1.2.2.4 Thời nhà Hồ 26
1.2.2.5 Thời Lê 27
1.3 VÀI NÉT VỀ CHÚA NGUYỄN HOÀNG 29
Tiểu kết chương 1:……….32
Trang 5CHƯƠNG 2 NỘI DUNG CÁC CHÍNH SÁCH CỦA CHÚA NGUYỄN
HOÀNG Ở VÙNG ĐẤT THUẬN QUẢNG THẾ KỶ XVI - XVII 36
2.1 VỀ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI 36
2.1.1 Về chính trị 36
2.1.1.1 Trấn thủ Thuận Hóa - Quảng Nam 36
2.1.1.2 Mở mang bờ cõi về phía Nam 42
2.1.1.3 Quan hệ ngoại giao 45
2.1.1.3.1 Quan hệ ngoại giao với triều đình Lê - Trịnh ở phía Bắc 45
2.1.1.3.2 Quan hệ ngoại giao với nước Chăm pa 48
2.1.2 Về xã hội 49
2.2 VỀ KINH TẾ 52
2.2.1 Nông nghiệp 52
2.2.2 Thủ công nghiệp 55
2.2.3 Thương nghiệp 57
Tiểu kết chương 2……… 63
CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CÁC CHÍNH SÁCH CỦA CHÚA NGUYỄN HOÀNG Ở VÙNG ĐẤT THUẬN QUẢNG THẾ KỶ XVI - XVII 65
3.1 TÍCH CỰC 65
3.1.1 Chính trị - xã hội 65
3.1.2 Kinh Tế 71
3.1.2.1 Nông nghiệp 71
3.1.2.2 Thủ công nghiệp và thương nghiệp 73
3.2 HẠN CHẾ 75
Tiểu kết chương 3 74
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
Trang 7Nguyễn Hoàng – vị chúa đầu tiên trong lịch sử và những người kế nghiệp ông đã từng bước biến Thuận Quảng thành một vùng đất độc lập về ý nghĩa chính trị, quân sự, lãnh thổ lẫn kinh tế, văn hóa, xã hội để tạo nên một Đàng Trong phân biệt với Đàng Ngoài Đàng Trong chỉ thực sự xuất hiện khi vùng đất Thuận Quảng thực hiện quá trình ly khai và đối lập với chính quyền
Trang 8nhà Lê – Trịnh về mặt chính trị, quân sự, lãnh thổ và vươn tới một trình độ phát triển nhất định về kinh tế - xã hội Trên cơ sở mối liên hệ tác động qua lại giữa hai quá trình này mà Đàng Trong với những đặc điểm lịch sử của nó
đã được hình thành Với tài trí, mưu lược và đức độ của mình Nguyễn Hoàng không chỉ mở rộng bờ cõi nước Nam ta, xậy dựng lực lượng quân đội mạnh đối phó với giặc ngoại xâm, ông còn mang đến cho nhân dân cuộc sống ấm
no, yên bình trong một thời gian dài
Nghiên cứu Đàng Trong góp phần khôi phục, làm rõ những chính sách
mà Nguyễn Hoàng đã thực thi trên vùng đất Thuận Quảng vào thời gian ông làm trấn thủ Điều này có ý nghĩa quan trọng khi nghiên cứu lịch sử phát triển vùng đất Thuận Quảng từ khi hòa nhập vào dòng chảy lịch sử Việt Nam (trước đó là của Champa) Đồng thời góp phần làm rõ, đánh giá đúng vai trò, công trạng của Nguyễn Hoàng đối với lịch sử dân tộc thông qua việc nhận xét tác động, ảnh hưởng của các chính sách đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nơi đây
Ngoài ra nghiên cứu Đàng Trong cũng góp phần tri ân một danh nhân (Nguyễn Hoàng– người đặt nền móng cho các chúa Nguyễn Nam tiến), những thế hệ tiền nhân có công dựng nghiệp mở mang bờ cõi Điều này có ý nghĩa quan trọng giáo dục thế hệ sau trân trọng, gắng sức với công cuộc xây dựng
và phát triển xứ Thuận Quảng cũng như đất nước hiện nay Nghiên cứu Đàng Trong cũng góp phần giải quyết những vấn đề thực tiễn phức tạp, những quan điểm phiến diện về lịch sử chủ quyền quốc gia dân tộc Vì thế tác giả quyết
định chọn đề tài “Các chính sách của chúa Nguyễn Hoàng ở vùng đất
Thuận Quảng thế kỷ XVI - XVII” làm khóa luận tốt nghiệp của mình
Trang 92 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các chính sách của chúa Nguyễn Hoàng ở xứ Thuận Quảng là đề tài thu hút được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm, tìm hiểu Có rất ít công trình (tác phẩm) đi sâu nghiên cứu tập trung về các chính sách của Nguyễn Hoàng ở vùng đất Thuận Quảng thế kỷ XVI - XVII
Cuốn “Đại Nam Thực Lục Tiền Biên”của Quốc sử quán triều Nguyễn
biên soạn ghi chép về sự nghiệp của 9 chúa Nguyễn, bắt đầu từ Nguyễn Hoàng (Thái tổ Gia Dụ hoàng đế) vào trấn thủ Thuận Hóa (1558) đến hết đời Nguyễn Phước Thuần (Duệ tông Hiếu định hoàng đế), tức là đến năm Nguyễn Phước Thuần mất (1777) Đây là cuốn sách đề cập đến tiểu sử các chúa Nguyễn, chính sách, việc làm của các chúa, trong đó có Nguyễn Hoàng nhưng chưa đầy đủ và chuyên sâu vì trình bày còn sơ lược Cuốn sách được coi là nguồn sử liệu quý báu để nghiên cứu đề tài
Cuốn “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư” trọn bộ do Nhà xuất bản Thời đại ấn hành trong phần Đại Việt sử ký bản kỷ thực lục quyển XV có nói về chúa
Nguyễn Hoàng và việc làm của chúa Nguyễn Hoàng đối với triều đình nhà Lê
và vùng đất Quảng Nam Đây là cuốn sách giúp tác giả tìm hiểu thêm về các chính sách ngoại giao, mở mang bờ cõi của chúa Nguyễn Hoàng
Cuốn “Việt sử xứ Đàng Trong” của Phan Khoang, Nhà xuất bản khoa
học xã hội, xuất bản năm 1970, là một công trình nghiên cứu về sự hình thành phát triển và quá trình gần như diệt vong của xứ Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn Sách bao quát các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, quân sự….của một vùng đất mới, dần phát triển thành một trung tâm giao thương của khu vực nhờ chính sách khuyến khích ngoại thương của chúa Nguyễn Như vậy tác phẩm đã cung cấp một cái nhìn chân thực nhất về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quân sự vùng đất Thuận Quảng thời kỳ Nguyễn Hoàng trấn thủ
Trang 10Hay cuốn “Xứ Đàng Trong- Lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam
XVII-XVIII” của Litana, xuất bản năm 1999, cho thấy cái nhìn tổng quát về tình
hình kinh tế, xã hội Thuận Quảng từ thế kỷ XVII-XVIII trong đó có vài nét về chính sách di dân, kinh tế, xã hội hai xứ Thuận Quảng dưới thời Nguyễn Hoàng
Cuốn “Hội thảo Tam Kỳ về vai trò lịch sử dinh trấn Quảng Nam”, của
nhà văn hóa Thông tin Quảng Nam, xuất bản tháng 9/2002 đề cập tới một số
vấn đề về lịch sử, địa lý, văn hóa, con người Quảng Nam Đặc biệt cuốn sách tập trung làm rõ vai trò của dinh chấn Thanh Chiêm trong việc phát triển xứ Đàng Trong nói riêng và trong sự nghiệp dựng nước và gữi nước của cả dân tộc nói chung của chúa Nguyễn
Cuốn “Đại cương lịch sử Việt Nam” tập 1, do Trương Hữu Quýnh chủ biên xuất bản năm 2001, “Giáo trình lịch sử Việt Nam” tập 3 do Nguyễn Minh
Cảnh chủ biên, xuất bản năm 2001 Các tác phẩm này hầu hết trình bày về tổ
chức bộ máy chính quyền, hoạt động kinh tế Đàng Trong và Đàng Ngoài chứ chưa tập trung đi sâu nghiên cứu các chính sách của chúa Nguyễn Hoàng trên vùng đất Thuận Quảng thế kỷ XVI - XVII
Ngoài ra cuốn “Kỷ yếu hội thảo chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn
trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII” của Hội khoa học lịch
sử Việt Nam, xuất bản năm 2008 đã bàn nhiều vấn đề về chúa Nguyễn Hoàng
và vương triều Nguyễn dưới nhiều góc nhìn khác nhau, trong đó đề cập đến chính sách kinh tế, quân sự, vấn đề khai mở đất đai của chúa Nguyễn Hoàng, vai trò của chúa Nguyễn Hoàng đối với vùng đất Thuận Quảng
Ngoài ra vấn đề này còn được đề cập đến trong tác phẩm: “Lịch sử Việt
Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội của tác giả
Đào Duy Anh, xuất bản năm 2013, cuốn “ Lịch sử Việt Nam” tập II, Nhà xuất
bản giáo dục của Phan Huy Lê là công trình nghiên cứu về các triều đại phong
Trang 11kiến Việt Nam trong đó có Chúa Nguyễn Hoàng Tuy nhiên chỉ nhắc đến sự kiện năm 1558 chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa mà chưa đề cập đến các chính sách của chúa Nguyễn Hoàng đối với vùng đất này
Hay bài viết: “Xứ Đàng Trong trong các mối quan hệ và tương tác quyền
lực khu vực” của tác giả Nguyễn Văn Kim, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 6
(363) Tác giả trình bày mối quân hệ về chính trị- kinh tế- xã hội của xứ Đàng Trong đối với các nước khu vực Tuy nhiên tác phẩm chỉ đề cập đến những khía cạnh nhất định chưa đi sâu về việc làm, chính sách của chúa Nguyễn Hoàng ở vùng đất Thuận-Quảng thế kỷ XVI - XVII
Như vậy đã có một số công trình nghiên cứu tìm hiểu về đề tài trên nhiều khía cạnh khác nhau nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu cũng như đề cập một cách đầy đủ có hệ thống về vấn đề này Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu trên là tài liệu quý báu cho tác giả kế thừa khi
thực hiện đề tài của mình
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ các chính sách của Nguyễn Hoàng ở vùng đất Thuận Quảng thế kỷ XVI - XVII, qua đó thấy được lịch sử vùng đất và vai trò cũng như công lao to lớn của chúa Nguyễn Hoàng đối với
công cuộc khai phá lãnh thổ, mở mang vùng đất Đàng Trong
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ của bài nghiên cứu cần làm sáng rõ những vấn đề sau:
1 Các nhân tố tác động đến những chính sách của Nguyễn Hoàng ở vùng đất Thuận Quảng thế kỷ XVI - XVII
2 Nội dung các chính sách sách của Nguyễn Hoàng ở vùng đất Thuận Quảng thế kỷ XVI - XVII
Trang 123 Tác động của các chính sách đối với vùng đất Thuận Quảng thế kỷ XVI - XVII
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về Chúa Nguyễn Hoàng: các chính sách, chủ trương, biện pháp, quá trình mở rộng lãnh thổ mà chúa Nguyễn Hoàng tiến hành ở vùng đất Thuận Quảng thế kỷ XVI - XVII
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Bài viết tập trung nghiên cứu các chính sách của chúa Nguyễn Hoàng ở vùng đất Thuận Quảng vào thế kỷ XVI - XVII Tức là các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam ngày nay
Về thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu các chính sách của chúa Nguyễn Hoàng ở vùng đất Thuận Quảng vào thế kỷ XVI - XVII Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả có mở rộng thời gian trước và sau thế kỷ XVI -XVII thuộc thời kỳ trung đại để so sánh, đánh giá vai trò của chúa Nguyễn Hoàng - người đề ra chính sách ở vùng đất Thuận Quảng thế kỷ XVI - XVII
5 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, khóa luận sử dụng các phương pháp như: Phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp thống kê, phương pháp hệ thống tư liệu, tổng hợp đánh giá….Trong đó phương pháp chính của đề tài là phương pháp logic và lịch sử nhằm đảm bảo tính khoa học của quá trình phân
Trang 13dưới thời chúa Nguyễn Hoàng về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở vùng đất Thuận Quảng nói riêng và Đàng Trong nói chung Qua đó cũng làm nổi bật lên công lao to lớn của chúa Nguyễn Hoàng đối với vùng đất Thuận Quảng và đối với lịch sử dân tộc
Công trình là nguồn tài liệu để tìm hiểu các vấn đề về Lịch sử Việt Nam
cổ trung đại, tìm hiểu vai trò các chúa Nguyễn, tìm hiểu Lịch sử xứ Đàng Trong, công cuộc Nam tiến của dân tộc ta…dùng trong sách giáo trình, chuyên đề nghiên cứu lịch sử
Về mặt thực tiễn: Việc nghiên cứu đề tài có vai trò rất quan trọng Từ đó
có thể rút ra bài học, kinh nghiệm bổ ích, có ý nghĩa sâu sắc đối với sự phát triển của vùng đất Thuận Quảng hiện nay, đặc biệt là chính sách di dân lập
vùng kinh tế mới trong cả nước giai đoạn hiện nay
Chương 3: Tác động các chính sách của chúa Nguyễn Hoàng trên vùng
đất Thuận-Quảng thế kỷ XVI - XVII
Trang 14Chương 1 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỦA CHÚA NGUYỄN HOÀNG Ở VÙNG ĐẤT THUẬN QUẢNG THẾ KỶ XVI - XVII 1.1 HOÀN CẢNH LỊCH SỬ
1.1.1 Hoàn cảnh thế giới
Thế kỷ XIV - XV những mầm mống đầu tiên của chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện ở một số nước và thành thị tiên tiến ở Châu Âu như Ý, Hà Lan, Anh, Pháp….Cũng từ đó những nước này chế độ phong kiến đi vào quá trình tan rã, quốc gia dân tộc được hình thành và thời đại phục hưng văn hoá bắt đầu Lúc này là giai đoạn quá độ, khi mà các đẳng cấp phong kiến cũ đã suy thóai và giai cấp tư sản đã hình thành từ tầng lớp thị dân trung đại, và khi mà giữa hai bên đối địch nhau chưa bên nào thắng bên nào, lúc ấy qúy tộc phong kiến bắt tay với tư bản để tiêu trừ phong kiến cát cứ và phong trào nông dân đang lên mạnh Ðây cũng là thời kỳ bắt đầu những cuộc cách mạng về tư tưởng và văn hóa sâu sắc (đấu tranh giữa hai ý thức hệ tôn giáo phản động và
ý thức hệ tư sản tiến bộ), biểu hiện qua các phong trào cải cách tôn giáo, văn hóa phục hưng Trong giai đoạn này, do tác động của những điều kiện kinh tế
- xã hội và tư tưởng mới, phong trào của nông dân và thị dân nổ ra rất mạnh
mẽ, biến thành cuộc chiến tranh nông dân thực sự, mang tính chất hoàn toàn mới là thủ tiêu chế độ phong kiến và vương quyền Tất cả những điều đó đã làm cho giai đọan các thế kỷ XVI - XVII, trở thành một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử, khác về chất với giai đoạn phong kiến phát triển trước đó (thế
kỷ XI - XV), cũng như với các thế kỷ tiếp theo của chủ nghĩa tư bản công nghiệp (thế kỷ XVIII - XIX) Quy luật những quan hệ sản xuất tất yếu phải phù hợp với tính chất của lực lượng sản xuất đã biểu hiện rất rõ ràng và đẩy nhanh sự tan rã của chế độ phong kiến
Trang 15Vào đầu thế kỷ XVI sau quá trình tích luỹ nguyên thuỷ của tư bản, chủ nghĩa tư bản đã ra đời ở một số nước Tây Âu Những cuộc phát kiến địa lý cuối thế kỷ XV - XVI (năm 1942 Chirstop Colombo tìm ra Châu Mỹ, năm
1498 Vasco Da Gama tìm ra đường biển ven bờ biển Nam Phi sang Châu Á)
mở đường cho các nước phương Tây đi xâm chiếm thuộc địa, cướp bóc vàng bạc, tìm kiếm thị trường và hàng hoá Sau những phát kiến đó, mối liên hệ đường biển giữa Châu Âu với Châu Á, Châu Mỹ được thiết lập, khái niệm thế giới mở rộng và đồng thời chủ nghĩa tư bản đang phát triển ở Tây Âu bắt đầu bành trướng thế lực sang phương Đông Đứng về mặt quan hệ kinh tế - xã hội đây là lúc các nước Tây Âu chuyển từ chế độ phong kiến lên chủ nghĩa tư bản
và bắt đầu cuộc xâm chiếm thuộc địa trong lúc ở các nước phương Đông, quan hệ phong kiến vẫn chiếm địa vị thống trị
Vào thế kỷ XV, XVI trong số các nước phương Tây Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai nước phát triển sớm nhất, đang đua nhau xâm chiếm và cướp đoạt thuộc địa Do sự cạnh tranh giữa hai nước, năm 1494 Giáo hoàng La-Mã phân chia khu vực: Tây - Ban - Nha phát triển về Tây Bán cầu, Bồ Đào Nha
về Đông bán cầu Vì vậy Bồ Đào Nha là nước phương Tây đầu tiên bành trướng thế lực sang phương Đông lập những căn cứ ở Goa (Ấn Độ), Mã lai, Indonexia, Áo - môn (Trung - quốc) Nhưng Bồ Đào Nha cũng như Tây Ban Nha lúc đó là những nước phong kiến, kinh tế thành thị không phát triển lắm, nên của cải cướp đoạt về phần lớn rơi vào tay chúa phong kiến dùng để ăn tiêu hoang phí và nhanh chóng lọt sang các nước kinh tế phát triển hơn
Hà Lan là nước có nền công thương nghiệp phát triển và sau cuộc cách mạng vào cuối thế kỷ XVI trở thành nước tư bản đầu tiên Hà Lan vượt qua Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, chiếm địa vị thứ nhất trong nền thương mại thế giới thế giới vào đầu thế kỷ XVII Công ty Đông Ấn của Hà Lan thành lập năm 1602 là công cụ để tư bản Hà Lan phát triển thế lực sang Châu Á Cũng
Trang 16từ thế kỷ XVII, Anh và Pháp bắt đầu cạnh tranh với Bồ Đào Nha, Hà Lan trong việc buôn bán với Phương Đông Giữa thế kỷ XVII cách mạng tư sản thắng lợi ở Anh Công ty Đông Ấn của Anh ngày càng đẩy mạnh hoạt động, xâm chiếm Ấn Độ, mở rộng buôn bán với Indonexia, Nhật Bản và các nước khu vực Thái Bình Dương.Vào thế kỷ XVII nước Pháp xâm chiếm Ma-Đa-ga-xca nhiều vùng ở Ấn Độ và cạnh tranh gay gắt với Anh Trong hoàn cảnh chung của thế giới thế kỷ XVI - XVII các nước Bồ - Nha - Nha rồi đến Hà Lan, Anh, Pháp bắt đầu buôn bán với nước ta
Về phía Trung Quốc một mặt, sự phát triển kinh tế trong thời nhà Minh
đã kích thích trào lưu mậu dịch đối ngoại, mặt khác phong trào di dân sang các nước Nam dương đã tạo thêm nhiều căn cứ ở hải ngoại cho cuộc thông thương Do đó từ thế kỷ XVII, sự thông thương của Trung Quốc với Đàng Trong ngày càng được tăng cường
Về phía Nhật Bản, đầu thế kỷ XVII Mạc phủ Tokugawa ban hành chính
sách “mở cửa”, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu buôn Nhật Bản đi buôn bán ở
nước ngoài Thuyền buôn Trung Quốc, Nhật Bản hoạt động ráo riết trên các cảng biển Đàng Trong như: Hội An (Quảng Nam), Nước Mặn (Bình Định) góp phần tạo nên không khí buôn bán nhộn nhịp trong khu vực Đông Nam Á cũng như ở Đàng Trong
1.1.2 Bối cảnh Đại Việt thế kỷ XVI - XVII
Đầu thế kỷ XVI Nhà Lê suy yếu Tầng lớp thống trị nhà Lê ăn chơi xa đoạ, truỵ lạc Triều đình và bộ máy quan lại ngày càng hủ bại thối nát Các vua Lê và triều thần ngày đêm miệt mài trong những cuộc truy hoan và bày ra những trò chơi xa xỉ, xây dựng lâu đài, cung điện rất tốn kém Nhân dân đã mỉa mai gọi vua Uy Mục (1505-1509) là “vua quỷ” và Tương Dực (1510-1516) là “vua lợn” Chân tướng của chế độ quân chủ chuyên chế bộc lộ rõ qua
bài hịch của nhóm quan lại chống Uy Mục: “Trước đã hết là lạm thưởng
Trang 17không biết, dân đã cùng mà lạm thu không cùng Phú thuế thu đến tơ tóc mà dùng như bùn đất, bạc ngược như Tần Chính, đãi công thần như chó ngựa, coi dân chúng như cỏ rác” 17; tr.286 Dưới sự thống trị của triều đình chuyên chế đồ bại đời sống của nhân dân ngày càng chìm đắm trong cảnh tối tăm cơ cực Tô thuế và lao dịch không ngừng tăng lên, đè nặng lên cuộc sống quanh năm lao động vất vả của người nông dân Bọn địa chủ, quan lại còn ra sức chiếm đoạt ruộng đất, đe doạ nền kinh tế nhỏ của nông dân Rõ ràng cái trật tự của nhà Lê đã trở thành chướng ngại vật cho bước tiến của đất nước Quyền sở hữu ruộng đất tối cao của nhà vua đã kìm hãm chế độ tư hữu là yêu cầu phát triển mới của sức sản xuất và là tiền đề cần thiết cho sự mở rộng nền kinh tế hàng hoá Kinh tế điền trang thái ấp bị thủ tiêu nhưng chế độ tập quyền chuyên chế với nguyên lý ai nắm chính quyền mới được chi phối của cải xã hội gây ra những cuộc tranh chấp trong nội bộ phong kiến, đưa ra hậu quả là cát cứ và nội chiến Trong lúc đó, lực lượng sản xuất chủ yếu là nông dân bị áp bức, bóc lột ngày càng nặng nề, đời sống ngày càng chìm đắm trong cảnh tối tăm cơ cực, chỉ tính riêng thuế đinh, từ 8 tiền mỗi người đã tăng lên 1 quan 2 tiền Năm 1510 nhà Lê cho phép quan lại được quyền phát hiện những
ruộng đất gọi là “ẩn lậu” để chiếm của tư Pháp lệnh này trong thực tế là
nhằm hợp pháp hoá việc bọn quan lại cướp đoạt ruộng đất của nhân dân Vì vậy mâu thuẫn giữa nhân với chế độ nhà Lê là mâu thuẫn cơ bản làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa của nông dân và những xung đột triền miên giữa các phe phái phong kiến Cũng từ đầu thế kỷ XVI các cuộc tranh giành, thoán đoạt và xung đột giữa các phe phái phong kiến diễn ra gay gắt Đây là hậu quả do chế
độ chuyên chế đẻ ra và trở thành bệnh kinh niên của chế độ này khi mà nhiệm
vụ thống nhất quốc gia và chống ngoại xâm đã được hoàn thành về cơ bản Các thế lực phong kiến nổi dậy cát cứ tranh giành quyền lực và nổi trội hơn
cả thế lực của Mạc Đăng Dung Năm 1527 Mặc Đăng Dung lên ngôi lập ra
Trang 18nhà Mạc Nhà Mạc tuy thắng thế nhưng cũng chỉ là một tập đoàn phong kiến
quân phiệt vì lợi ích của dòng họ mà cướp quyền đoạt vị Mặc dù trong những
năm đầu nhà Mạc những năm đầu cũng bắt tay vào xây dựng củng cố đất
nước nhưng chỉ một thời gian ngắn triều đình nhà Mạc suy thoái do cách giải
quyết mâu thuẫn theo kiểu giai cấp phong kiến như vậy không thể đưa đến sự
thống nhất quốc gia mà chỉ làm gay gắt thêm các mối xung đột và dẫn đến
tình trạng cát cứ, nội chiến kéo dài
Họ Mạc vừa lên nắm chính quyền thì các phe phái phong kiến đối lập
nấp dưới chiêu bài khôi phục triều đại chính thống, nổi lên ở nhiều nơi
Do không chấp nhận chính quyền nhà Mạc nên một số triều thần nhà Lê,
đứng đầu là nguyễn Kim đã nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc” nổi dậy ở
Thanh Hoá Một nhà nước mới được thành lập ở đây sử cũ gọi là Nam triều
phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc Chiến tranh Nam Bắc triều kéo dài cho
đến cuối thế kỷ XVI triều Mạc bị lật đổ Năm 1592 Nam triều thắng Bắc triều
và chiếm được thành Thăng Long Nhưng các thế lực quân sự họ Mạc còn
chiếm cứ nhiều nơi, tiếp tục chống lại họ Trịnh trong một thời gian sau đó rút
lên Cao bằng cho đến những năm 70 của thế kỷ XVII Cuộc xung đột vẫn tiếp
diễn và nhân dân vẫn chịu đựng những hậu quả tai hại của chiến tranh
Trong lúc đó vùng phía Nam của đất nước từ trước khi cuộc nội chiến
Nam Bắc triều kết thúc đã hình thành một cơ sở cát cứ mới và ở đấy đang
nhen nhóm lên ngọn lửa chiến tranh còn ác liệt và kéo dài hơn Đó là cuộc cát
cứ của tập đoàn phong kiến họ Nguyễn và cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn
Trong nội bộ Nam triều từ sau khi Nguyễn Kim chết đã nảy sinh mâu thuẫn
giữa 2 dòng họ phong kiến Trịnh- Nguyễn Trịnh Kiểm nắm mọi quyền hành
trong tay đang âm mưu tức thoán đoạt thế lực để xây dựng chính quyền thế
tập họ Trịnh Nguyễn Hoàng con trai Nguyễn Kim phải vận động xin vào trấn
thủ Thuận Hoá (1588) và kiêm trấn thủ Quảng Nam (1570) để xây dựng lực
Trang 19lượng cát cứ Vùng Thuận Quảng từ đó trở thành giang sơn riêng của tập đoàn phong kiến họ Nguyễn Kết cục của cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn là hai bên không thôn tính, tiêu diệt được nhau bằng chiến tranh nên phải tạm thời đình chiến, vạch đôi đất nước làm giang sơn riêng của hai dòng họ Sông Gianh được quy định làm giới tuyến: phía Bắc họ Trịnh, thường gọi là Đàng Ngoài hay Bắc Hà, phía Nam họ Nguyễn thường được gọi là Đàng Trong hay Nam
Hà Từ đó hai tập đoàn thống trị ra sức củng cố nền thống trị của mình và âm mưu biến mỗi miền thành quốc gia riêng biệt
Như vậy với tình hình lúc bấy giờ triều lê đổ nát Bùng nổ chiến tranh giữa các phe phái phong kiến, nhà Mạc xuất hiện đoạt ngôi nhà Lê, Nguyễn Kim bị giết (1545), Trịnh Kiểm lên thay Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thành bãi chiến trường Nhân dân dắt díu vào Thuận Quảng
1.2 XỨ THUẬN QUẢNG TRƯỚC NĂM 1570
1.2.1 Thuộc quyền quản lý của quốc gia Chăm pa
Thuận Hoá và Quảng Nam trước đây thuộc nước Chiêm Thành đời Tống, nước Lâm Ấp đời Đường, mà đời Hán chỉ là đất một huyện tượng Lâm
thôi Đường thư, địa lý chí chép rằng: “An nam đạo Tĩnh hải quân tiết độ sứ
quản 12 châu là Giao, Lục, Phong, Ái, Hoan, Diễn, Trường, Phúc Lộc, Thang, Chi, Võ-an, Võ Nga Thời bấy giờ Chiêm Thành trước gọi là lâm Ấp, lại gọi là Hoàng vương quốc, không biết phân giới hạn ở chỗ nào Nhưng địa
lý chí lại chép có năm huyện của Giáp-Châu Hoành- Sơn quận, hoặc giả đó
là đất Thuận Hoá ngày nay” 11; tr.32
Ở vùng đất này chủ yếu là người Chàm sinh sống Tổ tiên của người Chàm từ các đảo Mã Lai, Nam Dương tràn lên bờ biển nước ta từ nhiều thế
Trang 20kỷ trước Người Chàm bị ảnh hưởng bởi vương triều Ấn Độ vì vậy từ tổ chức quốc gia, đến chính trị, văn hoá, xã hội đều mang đậm nét của Ấn Độ
Về chính trị: Mỗi vị vua đăng quang chọn một danh hiệu mà vua sẽ giữ trong thời gian trị Sau khi vua mất người ta đặt một tôn thụy, từ đó sẽ dùng tôn thụy để xưng hô vua Vua có quyền-uy tuyệt đối Chiêm Thành chia làm 3
có khi chia làm 4 khu vực lớn:
Ở Bắc Amaravati tức vùng Quảng Nam ngày nay, ở đó có Indrapura tức Đồng-Dương, có thành phố Sinharpura, trên sông Thu Bồn Hai nơi này đã là quốc đô của người Chàm
Ở giữa là Vijaya tức vùng Bình Định ngày nay Sau này kinh đô Phật-thệ tức Trà bàn đóng ở đấy
Ở Nam Panduranga là vùng đất Phan-rang, Bình Thuận ngày nay tiếp giáp với Chân Lạp Vùng này có lúc đã là một nước độc lập, đã sai sứ giả sang Trung Quốc Không biết ấy là một tiểu quốc độc lập sáp nhập vào Lâm
Ấp thôn tính Giữa thế kỷ VIII Kinh đô Chăm đóng ở Panduranga là khu vực rộng lớn hơn cả nó bao gồm Kauthara, tức vùng đất Khánh Hoà ngày nay Kauthara có lúc đã tách rời và tạo thành khu vực thứ 4 của vương quốc, lấy Yanpunagara (thành phố Khánh Hoà ngày nay) làm thủ phủ
Theo Tống sử nước Chiêm Thành chia làm 38 Châu lớn, nhỏ Phía Nam
là Thi Bị, Phía bắc là Châu Ô-Lý, phía Tây là thượng nguyên có hơn 100 thôn lạc Cũng có đặt huyện, trấn Vua dùng anh em hoàng thân quốc thích làm phó vương hoặc thứ vương, có 8 quan lớn chia nhau trông coi mọi việc ở phía Đông, Tây, Nam, Bắc, mỗi miền 2 vị, đặt hơn 50 văn lại các cấp để chia coi việc cai trị và thu thuế, 12 viên chức gữi kho đun, 50 viên cai quản việc quân Các quan chức đều không có lương, chỉ do nhân dân cung cấp các món chi dụng
Trang 21Các vua Chàm rất hiếu chiến vì vậy mà vua Chàm đã chăm lo đến quân đội Thời Phạm Văn Quân quân đội gồm 4 đến 50.000 người, về sau nhất là thời chế Bồng Nga đông hơn nhiều Thế kỷ VIII chỉ đạo quân bảo vệ nhà vua
đã có 5000 người Voi chiến đấu gần 1000 con Võ khí lúc này chủ yếu là lao, kích cung, nỏ, mũi tên bằng tre có tẩm thuốc độc Binh sĩ mang áo giáp đạn bằng mây, đi từng đoàn theo tiếng tù và Khi tổ chức đánh trận họ tổ chức thành từng tổ 5 người hỗ trợ lẫn nhau, nếu trong tổ có 1 người trốn thì 4 người kia tội tử hình Thuỷ quân gồm những thuyền lớn, trên có pháo và những thuyền nhẹ Điều đó chứng tỏ rằng dưới thời các vua Chàm Chiêm Thành được xây dựng và tổ chức chặt chẽ mang nặng tính chất dân tộc đoàn kết, trách nhiệm tự giác cao
Về kinh tế: Người Chàm họ sống bằng nghề nông nghiệp, làm ruộng làm vườn, nghề chài lưới, một ít thủ công nghệ, cùng khai thác những thứ rừng núi bao la có nhiều dã thú như voi, gỗ quý, trầm hương… Đất làm ruộng ở đây không nhiều Người Chàm cũng làm ruộng muối, tiêu biểu như ruộng muối ở Sa Huỳnh, Đe-gi, ca-na… những nơi này hoặc gần đó xưa kia người Chàm cũng đã khai thác Vì đất có mỏ vàng mỏ bạc nên người Chàm giỏi luyện đúc các kim loại quý Kỹ thuật đãi vàng, nấu vàng, khảm vàng của họ
đã tiến bộ lắm Bên cạnh đó người Chàm khéo léo về thủ công Đàn bà dệt vải lụa Trong những trang phục của các vua Chàm còn lưu lại cho thấy họ đã tinh xảo trong nghề này Họ biết xen lẫn vào chỉ lụa những sợi chỉ bằng vàng
và dệt ở mỗi mặt tâm vải một hình vẽ khác nhau thêu lên những kiểu trang sức phức tạp rồi vàng, bạc, ngọc càng làm tăng thêm sự quý giá
Về xã hội: Người Chàm gồm nhiều thị tộc, mỗi thị tộc có một vật tổ, lấy vật tổ mà gọi tên Có hai thị tộc lớn nhất trong nước là dòng cây cau (kramukavamaca) và dòng cây dừa (Narikelavamca) Hai thị tộc này giành ưu thế trong nhiều thế kỷ, qua cuộc chiến tranh đẫm máu nhưng rồi thoả hiệp
Trang 22Dòng cây cau làm bá chủ vùng Panduranga, còn dòng cây dừa ngự trị ở Miền bắc Indrapura
Người Chàm họ tôn sùng Ấn Độ giáo thờ các vị thần Brahma, Visnu, Civa, cùng các cakti là vợ của hai vị thần sau ấy Phật giáo cũng được sùng bái còn Hồi Giáo thì mới truyền vào từ thế kỷ XI Xã hội chia làm 4 giai cấp
là giáo sĩ (Brahamne) quý tộc (Kasatrya), điền chủ, thương gia (Vaisya) và hạ lưu, nô lệ (Cudra) Nhưng thực tế sự phân chia ấy không nghiêm khắc như ở
Ấn Độ vì người đàn bà quý tộc có thể kết hôn với một người đàn ông ở giai cấp dưới miễn là người này ở cùng một thị tộc với mình.Trong gia đình quyền hành thừa kế dựa theo dòng họ mẹ nhưng quyền nối ngôi vua thì theo dòng của cha
1.2.2 Quá trình mở rộng và những cuộc xung đột giữa Đại Việt với Champa
1.2.2.1 Ngô-Đinh-Tiền Lê
Trong 12 sứ quân mà Đinh tiên Hoàng đã dẹp có Ngô Nhật Khánh- dòng dõi Ngô Quyền chiếm cứ ở Đường Lâm (Sơn Tây) Muốn vỗ về Nhật Khánh vua Lê lấy mẹ Nhật Khánh làm hậu, cưới em gái Nhật Khánh cho con trai mình là Nam Việt Vương Liễn và gả con gái mình cho Nhật Khánh Nhật Khánh bằng mặt nhưng không bằng lòng đã chạy sang Chiêm Thành Nhật khánh xin vua Chiêm là Ty-mi-thuế (paramecvarman) cứu viện Đến năm kỷ mão( 979) nghe tin vua tiên hoàng băng hà Nhật Khánh đưa vua Chiêm và hơn 1000 chiếc thuyền thuỷ quân về để đánh kinh đô Hoa Lư Chẳng may vào đến của biển Đại Ác và Tiểu Khang thì gặp bão thuyền chìm dần
Vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) lên ngôi Vua đi đánh nước Chiêm Thành
thắng to Đại Việt sử ký toàn thư viết: “ trước đây vua sai Từ Mục và Ngô Tử
Cảnh sang sứ Chiêm Thành, bị họ bắt gữi Vua giận mới đóng thuyền chiến, sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chém được Phê Mị Thuế tại trận, Chiêm
Trang 23Thành thua to: bắt sống được binh sĩ không biết bao nhiêu mà kể: bắt được kỹ
nữ trong cung trăm người và một người thầy tăng người Thiền Trúc, lấy các
đồ quý mang về, thu được vàng bạc của báu kể hàng vạn, san phẳng thành trị, phá huỷ tôn miếu, vừa một năm thì trở về kinh” 6; tr.140 Đó được coi là công cuộc Nam chinh đầu tiên kể từ khi nước nhà độc lập
Quý mùi năm thứ 4 (983) Vua Lê sang thông hiếu với nhà Tống có lẽ để báo việc đánh chiếm Chiêm Thành Trong khi vua Indravarman IV tránh ở phương Nam thì một người tên Lưu Thiện Kế trong đạo quân của Vua Lê Đại Hành đi đánh Chiêm Thành, trốn ở lại, lên làm vua cai trị miền bắc nước Chiêm Thành Vua Lê sai con nuôi đi bắt được, đem chém
Đàng Trong hay vùng lãnh thổ của đất nước Chiêm Thành là một vùng
đất hoang sơ, hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt “Khi vua đi đánh nước Chiêm
Thành, qua núi Đồng cổ đến sông Bà Hoà, đường núi hiểm trở khó đi, người ngựa mỏi mệt, đường biển sóng to khó đi lại, mới sai người đào kênh, đến đay xong, thuyền bè đi lại tiện lợi” 6; tr.141
Năm 938 Indravarmam mất Lưu Kế Tông công khai lên ngôi vua Chiêm Thành Người Chiêm Thành không chịu được sự thống trị của Lưu Thiện Kế
họ đã tôn một vị lãnh đạo người Chiêm lên ngôi vua (988), sử cũ gọi là Băng vương La Duệ Năm sau Lưu Kế Tông chết
Harivarman II vừa lên ngôi, vua Lê Đại Hành thừa dịp nước Chiêm Suy yếu sai quân sang đánh Địa Lý, nên cũng trong đời Tống Thái tông, Thuần hoá đầu năm (990), Harivarman II sai sứ sang cống tê, phương vật và dâng biểu tố cáo Giao Châu xâm lược, cướp bóc hết tài sản Bấy giờ vua Lê Đại Hành vừa được vua Tống phong và hai nước giao hảo Vua Tống gửi chiếu cho vua Lê gữi yên biên cảnh nước ấy Lê Đại hành có sai Dương Tiến Lộc đi thu thuế ở hai châu là Hoan và Ái, Dương tiến lộc lấy hai châu Hoan và Ái làm phản, Tiến Lộc đem người hai châu ấy quy phụ với Chiêm Thành Vua
Trang 24thân đi đánh, Tiến Lộc bị giết Có lẽ vì việc ấy và vì tờ chiếu vua Lê Đại hành được sắc phong là An Nam đô hộ tĩnh Hải quân tiết độ sứ Vua Lê không sang đánh phá Chiêm Thành nữa mà mùa hạ, tháng 6, cho người Chiêm Thành nhận lĩnh hơn 300 người ở thành cũ châu Địa Lý đem về châu Ô Lý (địa lý nay là Tân Bình, Ô Lý nay là Thuận Hoá) Năm 933 vua Đại Hành được nhà Tống phong là Giao Chỉ Quận vương Nhà Tống và Chiêm Thành cũng được giao hảo mật thiết Năm 992 nhân có xứ Chiêm sang cống phương vật vua Tống ban cho vua Chiêm hai con ngựa trắng và các món binh khí Năm 995
sứ Chiêm sang cống dâng biểu tạ ơn đã cho khí giới, và xin cho những những người Chiêm còn ở Quảng Châu được về, vua đồng ý cho Sau đó vua Chiêm thường sai sứ sang cống và vua Tống cũng thường bạn cho ngựa tốt và giáp trụ
Vua Chiêm Thành Harivarman II sai Chế Đông sang dâng phương vật, vua Lê Đại Hành trách là trái lễ, không nhận Ứng Thiên năm đầu 994, vua Chiêm sai cháu là Chế Cai vào chầu Từ năm hưng thống nhất thứ 4 (992) vua Đại Hành sai phu quốc là Ngô Tử An đem 3 vạn quân đi mở đường bộ từ cửa biển Nam giới (cửu sót, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh ngày nay) đến Địa Lý (Đất Chiêm, miền Quảng Bình ngày nay) Ấy là con đường bộ đầu tiên nước
ta chính thức khai thông để vào đất Chiêm Thành
1.2.2.2 Thời nhà Lý
Khi nền độc lập đã vững vàng nhà Lý có ý bành trướng lãnh thổ xuống phía Nam và bắt buộc nước Chiêm Thành-nước yếu nhỏ hơn mình phải gữi bổn phận chư hầu như mình đối với Trung Quốc Còn Chiêm Thành vì cái thâm thù đối lập và nhục nhã như vua bị giết, kinh đô bị tàn phá đã chịu đựng
từ lâu đời, vì cái bản tính hiếu chiến, cái nhu cầu của một xứ nghèo nàn, đã tìm mọi cách chống đối, để xâm lăng họ muốn triều cống dựa vào thế Trung Quốc vì thế Đại Việt muốn ngăn cản Đó là những nguyên do khiến hai nước
Trang 25Việt-Chiêm tranh chấp, chinh chiến trong 10 thế kỷ trên dải đất Hoành Sơn đến biên giới nước Chân Lạp, để rồi Chiêm Thành vì đất đai bị tước đoạt dần dần, không còn đủ sức làm một nước chư hầu của triều Nguyễn nữa mà bị xóa tên trên bản đồ Sau cuộc thất bại năm Nhâm Ngọ người Chiêm nhận thấy rằng kinh đô Indrapura Đông Dương gần đất Việt rất dễ bị xâm lăng nên gần cuối thế kỷ X đã thiên đô vào Trà Bàn
Bấy giờ ở Chiêm Thành cuối đời vua Vikrantaman IV nội tình hỗn loạn nhiều cuộc tranh chấp xâu xé trong hoàng gia xảy ra nên có nhiều nhân vật chạy sang triều đình nhà Lý lánh nạn Đời Thái Tông, 5 người con của vua Chiêm sang quy phụ
Năm 1043 Chiêm Thành sang cướp bóc ở ven biển, vua sai Đào Xử Trung đi đánh dẹp Sau đó vua và các quan đại thần bàn bạc quyết định tháng
2 năm sau sửa soạn giáp binh để đánh Chiêm Thành Đến năm 1044 vua thân
đi đánh Chiêm Thành được tin quân Chiêm đã dàn trận ở phía Nam sông Ngũ
Bồ vua dựng cờ nổi trống để đánh Chưa giao chiến quân Chiêm đã vỡ, quân
ta đuổi theo chém được 3 vạn địch Tướng Chiêm là Quách Gia Di chém đầu vua chiêm là Sạ Đẩu đem dâng tại trận Bắt được 30 con voi, giết được 5000 người còn thì giết chết xác chất đầy đống Vua thấy thế cảm động hạ lệnh rằng kẻ nào giết bậy người Chiêm sẽ bị giết không tha Về đến kinh sư vua bái tổ, tổ chức ban thưởng cho những binh lính, tướng sĩ có công, miễn thuế cho cả nước nửa năm Đặc biệt vua xuống chiếu cho các chiến tù đến ở từ trấn Vĩnh Khương đến Đăng Châu lập ra làng ấp theo danh hiệu cũ của Chiêm Thành mà đặt tên
Cuối năm 1061, Rudravarman III sử ta gọi là Chế Củ lên ngôi vua Chiêm Thành Dưới đời vua Lý Thánh Tông vua Chiêm sai sứ cống một con
tê trắng nhưng đồng thời Chế Củ quyết chí báo thù Đại Việt Từ khi lên ngôi
đã tổ chức vũ bị, luyện tập quân lính để chờ cơ hội Còn vua Lý Thánh Tông
Trang 26là vị vua có ý muốn mở mang bờ cõi để trở thành một nước lớn, xem như từ khi mới lên ngôi đã đặt quốc hiệu là Đại Việt, bắt đầu chế triều phục, định quân hiệu và năm chương thành Gia Khánh nguyên niên (1959) đánh Khâm Châu của nhà Tống, diệu võ dương oai rồi về Đối với Trung Quốc còn thế thì đối với Chiêm Thành không khỏi thèm muốn đất đai
Năm 1068 Chiêm Thành sang cống phương vật và xin mua ngựa và lừa của nước Tống Vua Tống ban cho một con ngựa trắng và khiến Quảng Châu bán lừa cho Chiêm Thành sửa soạn chiến tranh với Đại Việt Sau khi dâng lên vua Lý Thánh Tông con voi trắng Chiêm quay sang quấy nhiễu biên giới Vua Thánh Tông quyết thân chinh, chọn Lý Thường Kiệt nguyên soái đi tiên phong Khi quân đội Đại Việt đi đến cửa Nhật Lệ thì bị quân Chiêm chặn đánh Tướng sĩ và binh lính Đại Việt anh dũng chiến đấu quân Chiêm Thành thua Thừa thắng tiến lên tướng của Chiêm Thành là Bố-bi-đa-la bị giết chết trên sông, quân Chiêm chết không kể xiết
Được tin quân mình thua, Chế Củ bỏ thành đem hoàng tộc chạy về phía Nam Vua Thánh Tông vào thành Trà Bàn sai Lý Thường Kiệt đuổi theo Chế
Củ, sau một tháng bắt được ở biên giới Chân Lạp, cầm tù 5 vạn quân Chiêm Tháng 5 sau khi bắt được Chế Củ vua Lý đãi yến quần thần tại điện vua Chiêm, vua thân hành múa khiên và đánh cầu để tỏ niềm vui Sai kiểm sổ nhà trong và ngoài thành, có hơn 2560 khu, ra lệnh đốt hết Tháng ấy xuống chiếu ban sư, giải Chế Củ và bộ thuộc theo Chế Củ xin dâng ba châu: Bố Chinh,
Ma Linh, Địa Lý và được tha về Ba châu này là đất tỉnh Quảng Bình và phần phía Bắc Quảng trị ngày nay
Châu Bố Chính là miền ở phía Nam, phía bắc sông Gianh, thời thuộc Minh đổi là Trấn Bình, đời Lê chia làm hai châu là Nội Bố chính và Ngoại Bố chính nay là đất huyện Bố trạch, huyện Quảng Trạch , tỉnh Quảng Bình
Trang 27Châu Địa Lý là miền giữa và nam tỉnh Quảng Bình ngày nay, sau đó đổi
là Lâm Bình, đời Trần Duệ Tông đổi là Tân Bình thời thuộc Minh vẫn lấy tên như vậy Lê Trung Hưng đổi là Tiên Bình nay là đất phủ Quảng Ninh huyện
Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
Châu Ma Linh là tỉnh Quảng Trị ngày nay sau đó đổi là Minh Linh thời thuộc Minh đổi là Nam Linh Nhà Lê đặt làm huyện và đổi thành Minh Linh nay là đất đai huyện Do Linh và Huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị
Chế Củ được thả về nước, một hoàng thân tên Madhavamuriman hoặc Devatamurti xưng vương năm 1074 lập ra vương triều thứ IX để chống lại hành động đầu hàng nhà Lý của Chế Củ Harivarman IV sai quân đánh phá biên giới Đạị Việt Vua sai Lý Thường Kiệt đi đánh quân Chiêm bị thua Đồng thời vua Lý cũng khuyến khích kêu gọi việc di dân, ấy là bước đầu của công cuộc Nam tiến Những người dân bắc lần lượt kéo vào khai khẩn, làm ăn lập ấp, lập làng ở Quảng Bình, Quảng Trị Bị mất ba châu Bố Chính, Ma Linh, Địa Lý, Chiêm Thành nhiều lần dấy binh sang đánh Đại việt hòng đòi lại nhưng đều thất bại Bên cạnh đó Chiêm Thành cũng nhiều lần bị Chân Lạp đánh chiếm quân dân Đại Việt nhiều lần giúp đỡ vậy mà năm 1132 quân Chân lạp Và Chiêm Thành hợp tác đánh chiếm nước ta, cướp Châu Nghệ An Vua
Lý sai Lý Thường kiệt đi dẹp yên
Thời Lý Mạt, nhà Lý suy yếu, giặc giả nổi lên nhiều nơi, nước Chân Lạp
và Chiêm Thành lại nhiều lần ra cướp phá Vua Lý Huệ Tông (1216) sai người đánh đánh tan
Tóm lại đời Lý tổ tiên chúng ta tiến vào đến nửa tỉnh Quảng trị ngày nay Chiêm Thành mất phần đất cực bắc- nơi có địa thế thủy lục rất quan
trọng sau này chúa Nguyễn thiết lập hệ thống phòng thủ ở đó
Trang 281.2.2.3 Thời nhà Trần
Từ khi Thái Tông lên ngôi, Chiêm Thành nhiều lần sang cống tế, thỉnh thoảng sang quấy phá biên giới và đòi lại ba châu nhưng đều bị dẹp yên Lúc này vì Chiêm không chịu sang chầu vua Nguyên vì vậy mà đã diễn ra cuộc chiến tranh ác liệt kéo dài Sau khi quân Nguyên ra khỏi nước Indravarman V tuổi đã cao truyền ngôi lại cho Chế Mân, lấy hiệu là Jaya Simhavarman III Vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho vua Anh Tông, làm thái thượng hoàng Năm vua Trần Anh Tông lên ngôi, Chế Mân sai sứ sang mừng Năm
1301 thái thượng hoàng đã sang Chiêm Thành Ở Chiêm 9 tháng thái thượng hoàng có hứa gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân Năm 1305 vua Chiêm Sai sứ là Chế Bồ Đài và hơn 100 người đem vàng bạc, cống vật làm sính lễ Triều thần trong triều đều không bằng lòng vì vậy trong dân gian lưu truyền
câu ca dao “Tiếc thay cây khế giữa rừng để cho thằng Mán, thằng Mường nó
trèo” hay “Tiếc thay hạt gạo trắng ngần đã vo nước đục lại vần lửa rơm”
11; tr.67 duy lúc này Văn túc vương Đạo Tái cho là nên và Trần Khắc Chung tán thành Sau đó Chế Mân nạp hai châu Châu Ô và Châu Lý làm lễ nạp trưng Năm 1037 Vua Anh Tông đổi Châu Ô và Châu Lý là Thuận Hóa vào Hóa Châu chọn người trong dân chúng làm quan, cấp cho ruộng đất và miễn cho tô thuế 3 năm để vỗ về Phủ Triệu Phong, huyện Hải Lăng thuộc tỉnh Quảng Trị ngày nay và huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên ngày nay là đất Thuận Châu xưa Huyện Phú Lộc, Phú Xuyên Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên ngày nay là huyện Hòa Vang, huyện Đại
Lộ, phủ Điện Bàn, Phủ Duy Xuyên thuộc tỉnh Quảng Nam ngày nay là đất Hóa Châu xưa Người Chiêm mất cánh đồng Bình - Trị - Thiên và mất thêm hai cửa biển nữa: cửa Tư Dung (nay là Tư Hiền) thời ấy rất sâu và tiện lợi cho thủy quân và Đà Nẵng, cửa biển của miền Amaravati, Indrapura, đất thiêng của dân tộc
Trang 29Sau khi Chế Mân chết con trai của Chế Mân là Chế Chí tuy thần phục Đại Việt tuy nhiên luôn tỏ ra hối tiếc việc nhượng đất của vua cha và có lẽ nhân dân hai châu Ô, Lý cũng tỏ ra không vui lòng khi sáp nhập vào Đại Việt
nên Đại Việt cho Chế Chi là phản trác Vì vậy “Năm Hưng Hà thứ 19 (1311)
vua Anh Tông cùng huệ võ vương Quốc Chấn, nhân huệ vương Trần Khánh
Khi vua sắp khởi hành thì sứ thần của Chế Chí đến cống nạp Vua Trần sai Đoàn Nhữ Hài mật ước với sứ thần về tâu lại với vua Chiêm phải đến mà chịu thuần phục Khi vua đến Lâm Bình chia quân làm 3 đạo Đến trại Cu Chiêm Nhữ Hành sai người nhắc lại với sứ thần và sứ thần gữi lời hứa Chế Chí bằng lòng cùng gia quyến đi thuyền đến yết kiến vua Trần Chế Chí được vua Trần phong là Hiệu Trung Vương sau đổi là Hiệu Thuận Vương, an trí ở hành cung Trần ở Gia Lâm Chiêm Thành trở thành một châu của Đại Việt Vua nhà Nguyên phản đối nhưng vua Trần vẫn tự cho mình có quyền Tông chủ trên
đất Chiêm Thành và cũng làm nhiệm vụ bảo vệ “Năm Hưng Long thứ 21
(1313), Tiêm La lấn cướp Chiêm Thành vua Anh Tông sai an phủ sứ Đỗ Thiên Hứ làm kinh liệt sứ đi kinh lược Nghệ An và Lâm Bình để sang cứu Chiêm Thành” 11; tr.70
Sau khi Chế Chí bị bắt đưa về Thăng Long, người Chiêm càng oán hận nước ta, thường ra cướp phá Lại thừa dịp vua Minh tông lên ngôi kế vị vua Anh Tông, Chế Năng xua quân đi tái chiếm châu Ô, Lý Năm 1318 vua Minh Tông sai võ đại vương Quốc Chuẩn đi đánh Chiêm Thành, quân Chiêm thua
to, ta bắt được rất nhiều tên giặc, Chế Năng bỏ chạy sang Qua-oa (Java) Triều Trần lập một tù trưởng Chàm là A Nan làm hiệu thánh Á vương Năm
1313 nhà Trần đặt chức kinh lược sứ Nghệ An và Lâm Bình để coi việc biên giới Chiêm Thành Cũng như các vua Chiêm khác Chế A-Nan luôn tìm cách thoát ly Đại Việt thể hiện thông qua việc luôn sai sứ sang Trung Quốc cống
Trang 30phẩm và xin nhà Nguyên xuống chiếu cho Đại Việt phải tôn trọng lãnh thổ của Chiêm Thành Năm 1324 vua Nguyên sai sứ sang Đại Việt truyền bảo ý
ấy vua Minh Tông giận lắm sai Huệ túc vương Đại Niên đem quân đi đánh, bị quân Chiêm Thành đánh bại phải rút về Chiêm Thành không tự coi là thần thuộc Đại Vệt nữa
A Nan chết Trà Hòa-con rể chiếm ngôi khi đó con của A- Nan là Chế
Mỗ dấy binh chống lại nhưng thua trận bèn chạy sang cầu cứu Hưng Hiếu Vương-là vị quan trấn thủ Châu Hóa Hưng Hiếu Vương nhận chỉ dụ của triều đình nên đưa Chế Mỗ về nước Tháng 3/1352 Chế Mỗ đến Thăng Long xin vua Trần đánh Trà Hòa, lập mình lên ngôi vua Tháng 6 vua Dụ Tông đem đại binh vào đánh Chiêm Thành quân bộ đã đến cổ lũy nhưng quân thủy vận lưng
bị cản trở, đại quân phải trở về Thừa dịp đó Trà Hòa kéo quân ra đánh Hóa Châu nhưng bị thua Vua Dụ Tông sai Tả tham tri chính sự Trương Hán Siêu bàn tính phương kế đối với Chiêm Thành và đem quân trấn gửi Thuận Hóa Nối ngôi Trà Hòa là Chế Bồng Nga năm 1361 dưới đời Trần Dụ Tông Chế Bồng Nga đem quân đi đường biển đánh chiếm nước ta ở biển Đà Lý thuộc phủ Lâm Bình nhưng bị bản phủ đánh tan Nhà Trần bèn sai Phạm A Song làm tri phủ Lâm Bình để gữi đất này Năm 1632 Chiêm Thành lại đến cướp bắt người Hóa Châu, nhà Trần sai Đổ Tử Bình vào tăng bổ thêm quân và sửa chữa cho vững chắc thành Hóa Châu Thấy Chiêm Thành cứ sang cướp bóc vì vậy vua Trần sai Trần Thế Hưng, Đỗ Tử Bình đi đánh Chiêm và bị thất bại Chiêm Thành bắt đầu khinh thường lực lượng của ta vì Chiêm có Chế Bồng Nga là một vị vua tài giởi, anh dũng, có ý chí kiên cường nên họ luôn đánh cướp nhiều lần tiến tới cả Thăng Long và quấy phá mãi đến khi nhà Trần mất ngôi
Vua Dụ Tông mất năm 1369, Dương Nhật Lễ kế vị được một năm thì bị phế truất Mẹ của Dương Nhật Lễ trốn sang Chiêm Thành xin Chế Bồ Nga
Trang 31sang đánh Thăng Long Năm 1371 Chế Bồng Nga kéo vào cửa biển Đại An, kéo thẳng đến Thăng Long Bấy giờ do biên giới không đề phòng vua Nghệ Tông phải đi thuyền sang sông Đông Ngàn để tránh Ngày 27 quân giặc vào thành cướp hết các đồ châu báu, đốt sạch cung điện, đồ thư bắt con gái rồi rút
về
Vua Duệ Tông lên ngôi năm 1373 xuống chiếu thân chinh Chiêm Thành Cuộc sửa soạn rất kỹ càng, vua sai đóng thuyền chiến, chọn dân đinh sung bổ quân ngũ, định lại quân ngũ, thải già người yếu chọn người có tài năng, võ nghệ, am hiểu thao lược Năm ất mão 1375 đổi phủ Lâm Bình làm Tân Bình Năm Long Khánh thứ 4 (1376) Chiêm Thành đến cướp Châu Hóa Vua Trần đem 12 vạn quân đi đánh chẳng may bị bại trận băng hà Năm 1378 Chế Bồng Nga đánh Nghệ An vua sai Đỗ Tử Bình chống gữi, Tử Bình thua, quan quân tan vỡ, quân Chiêm đánh chiếm kinh sư bắt người cướp của rồi về Trong thời gian này Chế Bồng Nga làm chủ các đất Thuận Hóa, Tân Bình, Nghệ An nghĩa là từ bắc bộ Quảng Nam ra đến Nghệ An
Năm 1380 Chiêm đem người Tân Bình, Thuận Hóa ra Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa cướp của, bắt người Tháng 3 vua sai Hồ Quý Ly đem quân
đi đối phó Quân ta đóng quân ở Ngu-Giang để cầm cự với địch Tháng 5 Hồ Quý Ly đánh thắng Chiêm Thành, Chế Bồng Nga bỏ trốn Chẳng bao lâu Chế Bồng Nga mất La Khải lên ngôi nhiều quan chức nhà Chiêm bỏ sang quy phục nhà Trần Đến tháng 7 Hán thương đem quân đi đánh Chiêm Thành cho
Đỗ Mãn là Đô tướng đem quân chống cự đánh nhau với tướng Chế Đa Liệt, Chế Đa Liệt bị giết vua Chiêm đem dâng cống phẩm, voi trắng, dâng đất Chiêm Động để yêu cầu rút quân Đó là một hy sinh lớn lao của Chiêm vì phải rời bỏ thêm một kinh đô cũ nữa Như vậy trong đất ấy còn rất ít người Chiêm Họ Hồ ra lệnh cho dân có của mà không có đất có ruộng ở Nghệ An,
Thuận Hóa đem vợ con vào ở để khai khẩn
Trang 321.2.2.4 Thời nhà Hồ
Lấy được Chiêm Động và Cổ Lũy động lại bắt được mấy người Việt là bọn Hồ Liệt, Phan Ma Hưu, Chiêm Thành sai đem mấy người này sang nộp nhà Minh, đồng thời dâng biểu tạ ơn Vua Minh sai mang sắc thư sang khen vua Chiêm đã giúp binh thảo nghịch và ban cho lụa, bạc Nhà Minh bắt được cha con họ Hồ rồi cử Đặng Tất làm Đại tri Châu Hóa Quân Chiêm rút về Đặng Tất đã hàng Minh bèn bắt Hoàng Hối Khanh, sai sứ đưa ra bắc để giao hảo cho quân Minh, đến của biển Đan Thai, Hoàng Hối Khanh tự vẫn Trương Phụ sai bêu đầu ở chợ Đông Đô Cuối năm 1407 Đặng Tất ở Hóa Châu nghe tin Giản Định Đế đã dấy lên, bèn giết hết quân nhà Minh mà ra Nghệ An theo vua Hậu Trần được phong làm quốc công cùng mưu sự khôi phục Giản Định
đế năm 1408 vua và Đặng Tất rút về Châu Hóa bị quân Minh đuổi theo, đến cửa biển Bố Chính, Phạm Thế Căng đón Trương Phụ xin hàng, được Trương Phụ cho làm tri phủ Tân Bình Phạm thế Căng nhân chức ấy rồi, tự xưng là duệ vũ Đại vương, làm oai, làm phúc Đặng Tất bèn đánh bắt Thế Căn giết, rồi điều độ quân các lộ Thuận Hóa, Tân Bình, Nghệ An, Thanh Hóa tiến ra đánh Đông đô cùng tướng Minh là Mộc Thạnh đánh nhau ở Bồ cô đánh tan quân giặc, thanh thế lừng lẫy Năm 1409 vua Giản Định nghe lời dèm pha, giết quốc công Đặng Tất và tham mưu quân sự Nguyễn Cảnh Chân
Con của Đặng Tất là Đặng Dung bị quân Minh bắt, vua Trùng Quang lui giữ Nghệ An đánh nhau với quân Minh mấy năm và trong cuộc kháng chiến này binh sĩ Tân Bình và Thuận Hóa góp sức rất nhiều Năm 1412 quân Minh chiếm Thanh Hóa, Diễm Châu, năm sau 1413 đánh vào Nghệ An vua Trùng Quang chạy vào Hóa Châu Trương Phụ, Mộc Thạnh hợp các tướng để bàn kế
hoạch tấn công Thạnh nói: “Châu Hóa núi cao, biển rộng chưa dễ lấy
được” Phụ nói “Ta sống cũng vì Châu Hóa, chết cũng làm ma vì Châu Hóa, chưa dẹp được Châu Hóa ta còn mặt mũi nào trông thấy Chúa thượng nữa”
Trang 3311; tr.84 Phụ đem thủy quân đi 21 ngày đến đánh vào Châu Thuận Hóa, bắt được Đặng Dung và Nguyễn Cảnh, Vua Trùng Quang chạy sang Lào rồi cũng
bị bắt, nhà Hậu Trần chấm dứt
Tháng giêng năm Giáp ngọ Trương Phụ và Mộc Thạnh chiêu vũ dân Tân Bình Thuận Hóa đặt quan cai trị để cùng làm việc với thổ quan, khám xét nhân khẩu, làm sổ bộ, định ngạch thuế ruộng và các thứ thuế tơ lụa, đặt Thị Tàu đề cử ty ở Tân Bình và ở Thuận Hóa lại đặt Trừu phân trường để đánh thuế thuyền buôn Phủ Thăng Hoa tuy có đặt quan nhưng Chiêm Thành vẫn
có đặt trưởng lộ chiếm quản, Nhà Minh chỉ ghi tên không mà thôi
1.2.2.5 Thời Lê
Sau khi vua Lê Thánh Tông chiếm được Trà Bàn, một tên Chiêm là Bô Trì chạy thoát đem tàn quân vào Phan Lung( Phan Rang) tự xưng vương, gữi được hơn 1/5 đất cũ của Chiêm sai người đến xưng thần và cống nạp Vua Lê Thánh Tông nhân đó chia đất đai của Chiêm Thành làm 3 nước cho yếu thế đi:
1) Chiêm Thành là đất từ núi mà sau đó gọi là Thạch Bi trở về Nam phong cho Bô Trì
2) Nam Bàn là đất từ núi này trở về tây, phong cho dòng dõi của vua cũ nước Chiêm còn sót lại
3) Hoa- Anh (nước này về sau mòn mỏi, suy yếu không thể nào cứu được)
Đến thời Lê sơ (XV) với sự hưng thịnh của quốc gia phong kiến Đại Việt
đã tạo điều kiện thuận lợi để nhà nước củng cố biên thuỳ và mở rộng lãnh thổ
về phương Nam Nhân sự kiện ngày 3/7/1470, quân Chăm Pa đánh ra Châu Hoá, Lê Thánh Tông đã xuống chiếu và đích thân mang đại binh vào đánh Chăm Pa, đến tháng 4/1471 Lê Thánh Tông chiếm được kinh đô Trà Bàn, bắt sống được vua Chăm Pa là Trà Toàn Sau đó, Ông quyết định sát nhập vùng
Trang 34đất từ Nam Hoá Châu ranh giới giữa Thừa Thiên – Huế đến đèo Cù Mông (cả Đại Chiêm và Cổ Luỹ) vào lãnh thổ Đại Việt, lập thành Thừa tuyên thứ 13 và đặt tên là Quảng Nam Phần còn lại của Chăm Pa chia làm ba: Chiêm Thành (vùng đất thuộc Quảng Ngãi, Bình Định), Hoa Anh (Phú yên, Khánh Hoà), Nam Bàn (trước đây gọi là Hoả Xá, Thuỷ Xá nay thuộc các tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đắc Nông), giao cho ba vị vương người Chăm cai quản
để dễ ràng buộc Từ đó chăm pa suy yếu
Vijaya- vùng kinh đô thống nhất gần năm thế kỷ đã bị sát nhập vào Đại Việt Cùng với sự sát nhập đó phần lớn dân và triều đình đã bỏ chạy sang Sumatra hay lui vào miền nam lập nghiệp Nước Chămpa bị thu hẹp, suy yếu chỉ còn từ Đèo Cả ở phía Bắc đến lưu vực Sông Đồng Nai ở phía Nam Dân
số Chăm đã ít, giờ lại càng ít hơn nên không có nhiều người cư trú ở lưu vực sông Đồng Nai Họ chủ yếu sinh sống ở vùng đất nhỏ nghèo nàn Panduranga
và ngày càng thưa thớt cùng với sự suy vi của vương quốc này Sau năm 1471 nhiều người Chăm phiêu bạt tạo thành một nhóm dân tị nạn vừa buôn bán vừa
sử dụng vũ khí họ phiêu bạt khắp nơi Hầu hết những người di cư là dân phiêu tán tị nạn, nhiều trường hợp là tội phạm của triều đình Có điều vùng đất Thuận Hóa hẳn đã đông dân nên họ đã đi vào xa hơn về phía Nam Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho chúa Nguyễn Hoàng thực hiện quá trình Nam tiến cũng như đặt nền móng cho chính sách di dân và định cư
Tháng 9 năm 1471 Lê Thánh Tông ra sắc chỉ: “Những người nguyên là
nô tì của nhà nước, những quan lại ngụy, thổ quan chống đối ra hàng, những
kẻ cha là người Ngô mẹ là người Việt, bọn gian ác phản nghịch, và người Ai Lao, Cẩu Hiểm, Chiêm Thành, hết thảy nô tì của nhà nước đã bổ đi làm các loại công việc mà phải tội Con cái còn bé thay tên đổi họ làm dân
tên họ của người Chàm, người Man Họ của người Chiêm thì mới cũ theo
Trang 35đúng quy chế, họ của người Man thì dồn làm một ”8; tr.460 Chưa hiểu đúng rõ quy chế là gì? Nhưng ngày nay ở vùng Thuận Hóa, Quảng Nam cũ có rất nhiều dòng họ đặc trưng gốc Chàm như Ông, Ma, Trà, Chế cho người Chàm Lê Thánh Tông đã làm việc ấy có lẽ để thống kê dân số nhưng vô tình
nó đã ít nhiều xóa nhòa ranh giới về mặt hành chính giữa người Việt và người Hoa Như vậy chúng ta có thể thấy sự giao lưu, giao thoa, tiếp biến văn hóa giữa người Việt - Chăm diễn ra một cách tự nhiên, thuận chiều, êm ấm đặt cơ
sở, nền móng cho sự thống trị của Nguyễn Hoàng giai đoạn sau khi vào trấn
thủ Thuận Quảng
1.3 VÀI NÉT VỀ CHÚA NGUYỄN HOÀNG
Nguyễn Hoàng sinh năm 1525 mất năm 1613, quê ở Gia Miêu, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung Ông là con thứ hai của Nguyễn Kim, thân mẫu họ Nguyễn Năm 1527 khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua Lê Cung Hoàng, Nguyễn Kim đưa con em sang Ai Lao lập Lê Duy Ninh làm vua (tức Lê Trang Tông), giúp nhà Lê Trung Hưng Khi đó Nguyễn Hoàng mới 2 tuổi, được cậu ruột là Thái phó Nguyễn Ư Dĩ đem về nuôi dạy Khi lớn lên, thời trai trẻ, Nguyễn Hoàng tỏ ra là một thanh niên tuấn tú, minh mẫn, tướng mạo
khôi ngô Sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên đã viết: “Ngài có tướng vai lân,
lưng hổ, mắt phượng, trán rộng, thần thái khôi ngô, thông minh tài trí, người
kiến lập công nghiệp khuyến khích ông Khi thân sinh ông mất ngày 20 tháng
5 năm Ất Tỵ tức ngày 28 tháng 6 năm 1545, thọ được 77 tuổi là do hàng tướng Nhà Mạc Dương Chấp Nhất dâng quả dưa chứa thuốc độc để ám hại, ông mới 21 tuổi Lúc này ông làm quan dưới thời vua Lê Trang Tông (1533 - 1548) và được phong tước là Hạ Khê Hầu Ông được vua Lê giao nhiệm vụ đem quân đi đánh quân Nhà Mạc và có lần giết được tướng Nhà Mạc nên
được vua Lê khen là “Thực là hổ phụ sinh hổ tử” và về sau ông được vua Lê
Trang 36tấn phong tước Thái Bảo Đoan Quận Công Sách “Đại Nam Thực Lục Tiền
Biên” đã viết: “Đầu làm quan Triều Lê, được phong Hạ Khê Hầu Đem quân đánh Mạc Phúc Hải (con trưởng Mạc Đăng Doanh), chém được tướng là Trịnh Chí ở huyện Ngọc Sơn, khi khải hoàn vua khen “Thực là cha hổ sinh con hổ” Đến khoảng năm Thuận Bình đời Lê Trang Tông, do quân công
Hoàng là một người tài giỏi, thông minh trí tuệ hơn người
Năm 1545, Nguyễn Kim bị tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc chết Lúc này, quyền hành trong triều Lê chuyển sang Trịnh Kiểm (con rể Nguyễn Kim) Bấy giờ lượng quốc công Trịnh Kiểm nắm binh quyền gữi chức Hữu tướng quyết định mọi việc, Nguyễn Uông đã được tiến phong Tả tướng, lãng Quận Công bị Trịnh Kiểm hãm hại thấy Trịnh Kiểm nghi kỵ và
có ý mưu hại Nguyễn Hoàng nữa, Nguyễn U Dĩ có ý bàn bạc với Nguyễn Hoàng nên giả mắc tâm tật, cử chỉ thất thường để cho Trịnh đỡ nghi ngờ Mưu sĩ của Trịnh Kiểm là Nguyễn Hưng Long khuyên chủ của mình nên trừ
đi, có người nghe biết nói với Nguyễn Hoàng Sau khi có ý đồ thoán đoạt ngôi vua của nhà Lê không thành, Trịnh Kiểm sợ hai người em vợ tranh mất quyền hành nên giết chết con trai trưởng của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông và mưu đồ sẽ tiếp tục giết Nguyễn Hoàng Trước tình hình đó Nguyễn Hoàng sai
người đi hỏi ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm Nguyễn Bỉnh Khiêm nói: “Hoành
Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" nghĩa là một dãy Hoành Sơn kia có thể yên
thân được muôn đời Cũng vào thời điểm đó, Uy Quốc Công Nguyễn Ư Kỷ
đã khuyên Nguyễn Hoàng nên tự lắng mình xuống để kín đáo giữ mình Vì
vậy Nguyễn Hoàng nhờ chị gái của mình giúp đỡ Điều này chứng tỏ Nguyễn
Hoàng là một người khéo léo, thận trọng, thông minh, tài giỏi trong xử lý tình
thế
Trang 37Bảo Ngọc ( Vợ Trịnh kiểm) lo cho em ruột nên tìm cách tìm cho em một
lối thoát Vì Trịnh Kiểm không muốn trực tiếp giết Nguyễn Hoàng sợ mất
lòng dân do đó Bảo Ngọc khuyên ông để Nguyễn Hoàng vào Thuận Quảng bởi lẽ lúc ấy đất Thuận Quảng là một vùng khỉ ho cò gáy, có thể nói là vùng đất chó ăn đá gà ăn muối, vào trấn nhậm ở đó thì vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt và kinh tế nghèo nàn cũng đủ hết sức rồi Trịnh Kiểm nghe thấy hợp
lý Hơn nữa Trịnh Kiểm muốn mượn tay nhà Mạc để loại trừ đối thủ của mình, bèn dâng biểu lên vua Lê Trang Tông : “Thuận Hóa là nơi quan trọng,
quân và của do đấy mà ra, buổi quốc sơ nhờ đấy mà nên nghiệp lớn Nay lòng dân hãy còn tráo trở, nhiều kẻ vượt biển đi theo họ Mạc, sợ có kẻ dẫn giặc về cướp, ví không được tướng tài trấn thủ vỗ yên thì không thể xong Đoan quận công là con nhà tướng, có tài trí mưu lược, có thể sai đi trấn ở đấy, để cùng với tướng trấn thủ Quảng Nam cùng nhau giúp sức thì mới đỡ lo
Trịnh Kiểm chỉ có ý tống khứ một thù địch nhưng Trịnh Kiểm đã đi sai nước cờ và thay vì tống khứ ông đã cho Nguyễn Hoàng một vương quốc Và một chuỗi các sự kiện diễn ra đã làm thay đổi toàn bộ lịch sử Việt Nam nói riêng và lịch sử Đông Nam Á nói chung
Nguyễn Hoàng là một người khôn ngoan lại có lòng nhân đức, thu phục hào kiệt, an ủi nhân dân cho nên lòng người ai nấy mến phục Vì thế trong
sách “Việt Nam Khai Quốc Chí Truyện”, Bảng Trung Hầu Nguyễn Khoa Chiêm đã ca ngợi Chúa Tiên Nguyễn Hoàng một cách đúng đắn rằng: “Nam
Chúa Đoan Vương Nguyễn Hoàng tướng mạo đĩnh đạc khác kẻ bình thường, bản tính thông minh xuất chúng, có khí phách như Tống Tổ, Đường Tông, từ khi cai quản hai Xứ Thuận Hóa, Quảng Nam nhân chính ban khắp gần xa, ơn đức bao trùm mọi chốn, người người yêu mến ngưỡng mộ như cha mẹ, trên
Trang 38thuận đạo trời dưới hợp tình dân, đúng là một bậc minh chúa tài ba sáng suốt” 2; tr.92
Đến năm 1569 ông ra trầu vua ở An Tràng, qua năm sau Trịnh Kiểm gọi quan tổng binh ở Quảng Nam Nguyễn Bá Quýnh về gữi đất Nghệ An và lại cho ông vào trấn thủ cả đất Thuận Hoá và đất Quảng Nam Lệ mỗi năm 400 cân bạc, 500 tấm lục Năm 1572 nhân lúc Trịnh Kiểm mới mất con là Trịnh Cối và Trịnh Tùng đánh nhau, nhà Mạc đem quân vào đánh Thanh Hoá và sai tướng Lập Bạo đem một toán quân đi 60 chiếc thuyền để đánh theo đường biển vào đánh Thuận Quảng, Nguyễn Hoàng sai người con gái đẹp là Ngô Thị sang xin cầu hoà Lập Bạo mừng rỡ không đề phòng gì cả, bị quân họ Nguyễn đánh lén, Lập Bạo bị giết, Nguyễn Hoàng đánh tan quân nhà Mạc, vua Lê sắc phong ông chức Thái phó (1573) Việc Nguyễn Hoàng dùng kế mỹ nhân trừ giặc, giúp dẹp dư đảng họ Mạc để tránh sự nghi ngờ, mượn cớ dẹp loạn để thoát khỏi sự kềm toả, dặn dò cận thần và di huấn cho con những vấn đề trọng yếu, quyết định sự tồn vong của chính quyền Đàng Trong trước khi mất Các
sự kiện trên chứng minh rằng Nguyễn Hoàng là một người đầy mưu trí và có
tầm nhìn chiến lược
Năm 1593 sau khi Trịnh Tùng (con Trịnh Kiểm) lấy lại thành Thăng Long, ông đem quân ra Bắc giúp Lê - Trịnh tiểu trừ dư đảng họ Mạc, được phong Trung quân Đô đốc phủ đô đốc, chưởng phủ sự, Thái uý Đoan Quốc công Sau đó, Trịnh Tùng có ý nghi ngờ nên giữ ông ở lại đất Bắc 7 năm (1593-1600) để kiềm chế và tìm cách thu hồi Thuận Quảng Năm 1600 mượn
cớ nhóm Phan Ngạn, Ngô Đình Nga, Bùi Văn Khuê nổi loạn chống triều đình,
để thoát khỏi sự kiềm chế của Trịnh Tùng, sau khi để con thứ 5 là Hải và cháu
là Hắc ở lại làm con tin, đồng thời gả con gái là Ngọc Tú cho Trịnh Tráng (con trai Trịnh Tùng), ông bí mật rút quân vào Thuận Quảng và cho tăng cường đồn luỹ, tổ chức hành chính, mộ dân khai hoang, phát triển ngoại
Trang 39thương, xây dựng các công trình kiến trúc tôn giáo, mở mang bờ cõi, mưu sự lâu dài
Về cốt cách, đức độ và tài mưu lược của Nguyễn Hoàng, sử sách xưa nay đã hết lời xưng tụng Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục có nhận xét
rằng: “Nguyễn Hoàng là người có oai phong và mưu lược, mật xét người rất
trị quốc an dân, chúa Nguyễn Hoàng thường thi hành chính sự một cách khoan dung hòa nhã, tiết chế quân đội rất nghiêm minh và kính cẩn, cho nên quân đội cũng như nhân dân hai xứ đều tin yêu, kính phục ông
Tài năng, đức độ và đường lối chính trị khoan dung của Nguyễn Hoàng không chỉ làm cho quân dân trăm họ trong nước kính phục, là nơi quy hướng lòng người mà kể cả các lân bang cũng đều tỏ lòng cảm kích và đã thiết lập
những mối quan hệ hữu hảo Trong Nam triều công nghiệp diễn chí, Nguyễn
Khoa Chiêm cho biết: “Vương [tức Nguyễn Hoàng] rộng mở thi hành nhiều việc chính sự giáo hóa, ơn chăm trăm họ, bề tôi tuân phục vui lòng, các nước láng giềng đều đến viếng thăm, thiên hạ đều xưng tụng cho là bậc vua sáng ở đời Thái bình” 1; tr.90
Nói về vùng đất cực Nam này, thoạt đầu đã được coi là nơi nhà Hậu Lê
hay đày các phạm nhân Hịch Triều Hiến Chương Loại Chí viết là từ năm
1474, chính quyền nhà Lê quyết định đưa các phạm nhân tới vùng đất trước đây thuộc Champa Kẻ tội nhẹ thì đưa đến Thăng Hoa (vùng Thăng Bình trong tỉnh Quảng Nam) Tội nặng hơn được đưa đến Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) Hoài Nhơn (Bình Định ngày nay) là vùng xa nhất để đày tù nhân
Vùng đất phía Nam này cũng là nơi trú ẩn của những kẻ tỵ nạn Chẳng hạn như khi nhà Minh xâm lăng Đại Việt vào năm 1407, Trần Giản Định, con vua Trần Nghệ Tông (cai trị từ 1370-1372) đã nổi dậy chống quân xâm lược Trong thời gian này, những người ủng hộ ông đã hoạt động tích cực tại vùng
Trang 40nằm giữa Thanh Hóa và Hóa Châu (một phần của huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên ngày nay) Hóa Châu cũng là căn cứ địa của Trần Quý Khoáng, của vua nhà Hậu Trần ngắn ngủi (1407 - 1413) Mặt khác, chúng ta còn thấy vào năm 1471 trước khi mở cuộc tấn công Champa, Lê Thánh Tông kê khai các tội Champa đã phạm, một trong các tội này là chứa chấp các tội phạm người Việt Nam
Lịch sử cho thấy rằng có những bước chân đi đến miền đất hứa không chỉ thay đổi số mệnh bản thân, dòng họ mà còn làm lay chuyển cả vận mệnh dân tộc Đôi khi một thay đổi, một quyết định tưởng như chỉ là lối thoát cho riêng số mệnh đã tạo nên bước đột phá cho lịch sử dân tộc Việc ra đi của Nguyễn Hoàng, như lịch sử đã cho thấy không phải hoàn toàn chỉ để bảo toàn tính mạng mà đằng sau đó còn có những toan tính về chính trị, ra đi để thực hiện bước mở đầu cho một chiến lược lâu dài xây dựng lực lượng chống lại
họ Trịnh và gây dựng khoảng trời riêng Sự ra đi dứt khoát của Nguyễn Hoàng vừa chính là cơ hội vừa chính là lối thoát gần như tối ưu nhất để ươm mầm thế lực mới ở vùng đất lạ Đất Thuận Hóa và Quảng Nam được coi là chốn dung thân trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn như một cơ duyên được định sẵn, mảnh đất Thuận Quảng nói chung và Quảng Nam nói riêng thế
kỷ XVI - XVII có điều kiện khởi sắc và chuyển mình thành vùng đất trù phú, yên ổn gắn với vai trò to lớn của chúa Tiên Nguyễn Hoàng
Tiểu kết chương 1
Thế kỷ XVI - XVII thế giới chứng kiến giai đoạn phát triển giao thương
quốc tế sau các cuộc phát kiến địa lý, Trung Quốc bãi bỏ lệnh “hải cấm” mở
cửa, Nhật Bản trong giai đoạn “Châu Ấn thuyền” đã mở rộng giao lưu buôn bán với các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam
Trong khi đó Đại Việt sau một thời gian ngắn chế độ phong kiến được xác lập hoàn toàn thì dưới thời Lê sơ bắt đầu nảy sinh những mâu thuẫn nội