1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN tâm lý học vấn đế của NHU cầu TRONG NHÂN CÁCH, ý NGHĨA của nó đối với HOẠT ĐỘNG của con NGƯỜI

20 599 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề Nhu Cầu Trong Nhân Cách, Ý Nghĩa Của Nó Đối Với Hoạt Động Của Con Người
Trường học Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 101,5 KB

Nội dung

Trong những thập niên gần đây vấn đề nhu cầu đang được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu, bởi vai trò to lớn của nó đối với việc thúc đẩy hoạt động của con người. Trước đây khi khoa học tâm lý học chưa phát triển người ta cho rằng nhu cầu không liên quan đến động cơ hoạt động của con người. Ngày nay khoa học đã khẳng định rằng, ngoài các chức năng định hướng, nhu cầu còn được coi là nguồn năng lượng thúc đẩy các hoạt động của con người. Trong tâm lý học nhu cầu được gọi là phạm trù xuất phát để nghiên cứu các vấn đề về hoạt động của con người

Trang 1

VẤN ĐỀ NHU CẦU TRONG NHÂN CÁCH

Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI

Trong những thập niên gần đây vấn đề nhu cầu đang được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu, bởi vai trò to lớn của nó đối với việc thúc đẩy hoạt động của con người Trước đây khi khoa học tâm lý học chưa phát triển người ta cho rằng nhu cầu không liên quan đến động cơ hoạt động của con người Ngày nay khoa học đã khẳng định rằng, ngoài các chức năng định hướng, nhu cầu còn được coi là nguồn năng lượng thúc đẩy các hoạt động của con người Trong tâm lý học nhu cầu được gọi là phạm trù xuất phát

để nghiên cứu các vấn đề về hoạt động của con người Vì vậy, muốn nghiên cứu động lực thúc đẩy tính tích cực hoạt động của con người, chúng ta phải tìm hiểu vấn đề nhu cầu của họ

Lịch sử phát triển của tâm lý học thế giới cho đến ngày nay là lịch

sử đấu tranh của các trường phái tâm lý học để giải quyết nhiều vấn đề về con người trong đó có quan niệm về vấn đề nhu cầu Thông qua những cuộc đấu tranh đó mà vấn đề nhu cầu nhu cầu ngày càng được phát triển phong phú, đa dạng Nhìn lại những quan niệm của các trường phái tâm lý học về vấn đề nhu cầu chúng ta thấy:

Trước sự khủng hoảng của tâm lý học duy tâm nội quan, một trường phái tâm lý học mới nằm trong tâm lý học khách quan ra đời, đó là tâm lý học hành vi, đại biểu là J Watson (1878 – 1958) Các nhà tâm lý học hành vi tuyên bố không quan tâm đến việc mô tả giảng giải trạng thái tâm lý ý thức mà chỉ quan tâm đến hành vi của tồn tại người Theo các nhà hành vi thì hành vi được xem là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trước các kích thích của môi Nghĩa là khi có một kích thích nào đó tác động vào cơ thể, thì cơ thể sẽ tạo ra một phản ứng đáp lại Vì vậy, mọi hành vi do cơ thể tạo ra đều do kích thích tác động từ bên ngoài vào và có thể biểu đạt theo công thức S R ( S là

Trang 2

kích thích – R là phản ứng) Như vậy chủ nghĩa hành vi đã không xét đến yếu

tố tâm lý ẩn dấu đằng sau thúc đẩy những hoạt động của con người, không xét đến tính tích cực, tính chủ thể của từng con người sống thực, tức là họ bỏ qua

yếu tố nhu cầu của từng con người cụ thể, đánh đồng cơ chế hoạt động của

con người với cơ chế hoạt động của máy móc

Trong số các nhà hành vi học có William McDougall (1871 – 1938), Ông cho rằng: trong các loại hành vi của con người có một loại hành vi gọi là

hành vi hữu đích Loại hành vi này không cần phải được khởi động bởi một

kích thích đã biết trước, mà nó được xuất phát từ nhu cầu bản năng trong cơ thể, nó có thể được thay đổi khi gặp trở ngại để đạt được mục tiêu của con người Quan điểm này của William McDougall có sự tương đồng với quan điểm của phân tâm học Với cách lập luận như vậy các tác giả của chủ nghĩa hành vi đã không lý giải được rất nhiều trường hợp xảy ra trong thực tiễn cuộc sống và các hoạt động của con người trong xã hội Chẳng hạn cùng một kích thích như nhau nhưng phản ứng thu được ở mỗi người lại khác nhau hoặc cùng một kích thích nhưng ở các hoàn cảnh khác nhau cũng cho các phản ứng khác nhau Để sửa chữa những sai lầm của J Watson, E Tolman (1886 – 1959) là người khởi xướng chủ nghĩa hành vi mới đã nghiên cứu vấn

đề mà chủ nghĩa hành vi cổ điển bỏ qua, tức là nghiên cứu xem có cái gì xảy

ra giữa S và R Họ lý giải rằng, ở khoảng giữa này có các yếu tố trung gian, các yếu tố này can thiệp vào quá trình tạo ra phản ứng (R) Năm 1932, E

Tolman đã đưa ra quan niệm: Ở con người và động vật đều có nhiều loại ham thích cần được thoả mãn Loại ham thích thứ nhất thúc đẩy những hành vi

nhằm thoả mãn những nhu cầu bản năng sinh vật của con người (ăn, ngủ, bảo vệ…); còn loại ham thích thứ hai là những kích thích sinh ra từ hoàn cảnh xã hội (như tính tò mò, tính bắt trước, lòng tự trọng…)

Trang 3

Năm 1951, Ông sửa đổi lại hệ thống các nhu cầu và phân chia chúng

thành ba loại: Loại thứ nhất là nhu cầu muốn thoả mãn sự đói khát, nhu cầu

tình dục, nhu cầu được bảo vệ, nhu cầu tránh sự đau đớn…

Loại nhu cầu thứ hai có quan hệ với xã hội bao gồm tính bầy đàn (ở

động vật) hay tính cộng đồng (ở người), nhu cầu về sự phụ thuộc, tính thống trị, tính phục tùng…

Loại thứ ba là những nhu cầu riêng chẳng hạn nhu cầu cho và nhận của

mỗi cá nhân

Như vậy, tuy đã đi sâu nghiên cứu và phân chia nhu cầu thành nhiều loại khác nhau, nhưng E Tolman vẫn thiên về quan điểm sinh vật, đề cao các nhu cầu sinh vật bản năng, coi nhẹ vai trò của yếu tố xã hội đến sự phát triển tâm lý con người và coi nhẹ nhu cầu xã hội của họ

Khác với tâm lý học hành vi, phân tâm học mà đại biểu là S Freud (1856 – 1939) thì cho rằng, trong cấu trúc nhân cách con người bao gồm có ba khối: là

“cái nó”, “cái tôi” và “cái siêu tôi” hoặc khối “vô thức”, “tiềm thức” và “ý thức”

Tương ứng với ba khối đó là ba con người trong một con người (con người trung tính, con người hiện thực và con người xã hội) Các khối này hoạt động theo

nguyên tắc: thoả mãn, kiểm duyệt và chèn ép Xu hướng chung là khối dưới muốn vươn lên thoả mãn những nhu cầu của mình, nhưng phải chịu sự kiểm duyệt, chèn

ép của khối trên Các nhà phân tâm học nhấn mạnh các nhu cầu tự nhiên có nguồn gốc xuất phát từ bản năng tính dục (libiđô), coi đó là động lực chủ đạo thúc đẩy con người hoạt động trong mọi lĩnh vực Khi con người được thoả mãn các nhu cầu này thì họ sẽ thăng hoa, sáng tạo và hoạt động đạt hiệu quả cao Mọi nhu cầu

xã hội khác chẳng qua chỉ là sự biến thể của nhu cầu tự nhiên, chúng vẫn có nguồn gốc từ nhu cầu tự nhiên, là bản năng tính dục Theo thuyết này, mọi nhu cầu của con người nhất là nhu cầu tính dục đều cần phải được thoả mãn bằng cách này hay cách khác, chí ít là trong giấc mơ Chỉ có như vậy con người mới lấy lại được sự cân bằng cần thiết cho sự tồn tại của mình Nếu nhu cầu tính dục không

Trang 4

được thoả mãn, sẽ là nguyên nhân gây ra các chứng bệnh tâm thần ở con người, cần phải điều trị theo các phương pháp của phân tâm học

Kế tục tư tưởng của S Freud, A Adler (1870 – 1937) không coi bản năng tính dục là động lực chính thúc đẩy mọi hoạt động của con người Ông cho rằng động lực cơ bản của hành vi con người quyết định mục đích cũng

như con đường của hoạt động là ý chí quyền lực, ý chí hùng mạnh Như vậy, ông đã thay nhu cầu tính dục trong quan niệm của S Freud bằng khái niệm ý chí quyền lực Nhưng về thực chất ông vẫn lý giải nguồn gốc của hành vi con

người được xuất phát từ một lực lượng bản năng, nhưng với một hình thức khác Như vậy, dù theo quan niệm sinh vật hoá hay xã hội hoá thì các quan niệm cơ bản của phân tâm học về bản chất vẫn chỉ là một Bởi vì, khi xét đến vấn đề con người thì những người theo phân tâm học vẫn luôn đứng trên quan điểm sinh vật cực đoan, tuyệt đối hoá bản năng tính dục

Kế thừa tư tưởng của các nhà tâm lý học đi trước, những năm đầu thế

kỷ XX, K Lewin (1890 – 1947) một đại biểu của tâm lý học cấu trúc đã quan tâm đến khái niệm “nhu cầu” Ông cho rằng, từ hoạt động tâm lý thực tế, con người không chỉ có nhu cầu giản đơn của cơ thể, mà còn có các nhu cầu xã hội nữa Theo K Lewin thì kể cả những ý đồ hay còn gọi

là dự định cũng là một dạng của nhu cầu Những ý đồ xuất hiện gây ra trạng thái căng thẳng, trạng thái này thúc đẩy con người hoạt động nhằm

thực hiện những ý đồ và làm dịu đi sự căng thẳng K Lewin còn khẳng định, trạng thái căng thẳng có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động tâm

lý và nó là nhân tố dẫn đến sự thay đổi tính tích cực hoạt động của con người Mặt khác, ông đưa ra khái niệm “trường tâm lý” và khái niệm

“không gian sống” Trong đó, tâm lý và hành vi người được quyết định bởi sự tác động tương hỗ giữa nhu cầu nội tại của chủ thể với môi trường xung quanh Khi nhu cầu của con người không được thoả mãn sẽ tạo ra

sự căng thẳng trong môi trường sống, và hành vi của con người sẽ được

Trang 5

quy định bởi nhu cầu nội tại của họ và tác dụng của môi trường xung quanh Theo K Lewin, không phải lúc nào con người cũng ý thức được

không gian sống, nhưng điều quan trọng trong không gian sống là mục đích con người tìm đến (mang tiêu trị dương), hoặc xa lánh nó (mang tiêu

trị âm) Những tiêu trị dương nhằm thoả mãn nhu cầu nào đó của cá nhân, giúp con người thoải mái hơn, những tiêu trị âm có thể dùng cho những hoàn cảnh đặc biệt mà người ta không muốn Ông cho rằng, yếu tố quyết định nhất đến hành vi con người vẫn là sức căng của trường lực nội tại, tức là nhu cầu nội tại của cơ thể Từ cách lập luận, lý giải trên, ông đưa ra công thức: B = f(P.E)

Trong đó: B là hành vi

f là hàm số

P là nhân cách (có nhu cầu cá nhân)

E là hoàn cảnh khách quan

Xét theo công thức này thì hành vi của con người sẽ tỉ lệ thuận với nhu cầu của cá nhân Nghĩa là tính tích cực hoạt động của cá nhân nào đó, phụ thuộc vào nhu cầu của họ, nếu nhu cầu càng lớn thì họ càng tích cực hoạt động

và ngược lại Vì vậy khi nghiên cứu hoạt động của con người không thể bỏ qua việc phân tích nhu cầu của họ Những quan niệm về “trường tâm lý” và “không gian sống” của K Lewin đã thể hiện một phương pháp mới đối với việc mô tả, giải thích hành vi hiện thực của nhân cách Đồng thời ông đã khám phá ra mối quan hệ giữa động lực thúc đẩy hoạt động của mỗi cá nhân với hoàn cảnh, nhu cầu và nguyện vọng của con người Tuy nhiên, nếu theo lý luận của ông, thì người ta không thể biết được cấu trúc không gian sống của một con người cụ thể Vì trên thực tế hoàn cảnh sống của con người luôn thay đổi, không gian sống của họ cũng không ổn định Do đó, nếu chỉ dựa vào không gian sống thì rất khó xác định được nhân cách và nhu cầu của con người

Trang 6

Cũng trong giai đoạn này, Maslow (1908 - 1970) nhà tâm lý học người Mỹ đã nghiên cứu các quan niệm về nhu cầu của các nhà tâm lý học

trước đó để đưa ra học thuyết nhu cầu Ông cho rằng nhu cầu của con người

có sự phát triển từ thấp đến cao theo một chuỗi liên tiếp như một chiếc thang, gồm 5 tầng bậc khác nhau

Tầng 1: Là nhu cầu sinh lý bản năng của con người, là loại nhu cầu

nguyên thuỷ, lâu dài nhất, cơ bản nhất, sơ cấp nhất và cũng rộng rãi nhất của con người như ăn, mặc, ở, đi lại…nhu cầu này nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân Đây là nhu cầu bắt buộc không thể thiếu, khi nhu cầu này chưa thoả mãn thì nó chưa tạo thành động lực thúc đẩy con người hoạt động và chưa đòi hỏi những nhu cầu khác

Tầng 2: Nhu cầu về an ninh, an toàn Là mong muốn của con người

được sống và làm việc trong môi trường không có sự nguy hiểm về tính mạng

và tài sản, có lợi cho sự phát triển lành mạnh của họ Khi nhu cầu này được thoả mãn con người sẽ yên tâm hoạt động

Tầng 3: Là nhu cầu xã hội Mỗi người dù sống trong môi trường, hoàn

cảnh xã hội nào họ cũng là một thành viên của một giai cấp, một dân tộc hay một cộng đồng xã hội nhất định Do đó họ luôn xuất hiện nhu cầu được giao tiếp với những người xung quanh, nhu cầu được người khác thừa nhận tin tưởng và yêu thương Đây là loại nhu cầu xuất hiện muộn hơn so với hai loại nhu cầu trước, nhưng nó rất phong phú, tế nhị và phức tạp

Tầng 4: Là nhu cầu được tôn trọng Bởi vì con người luôn luôn sống

trong tập thể, trong xã hội nên họ có nhu cầu được người khác tôn trọng và bản thân họ cũng xuất hiện lòng tự trọng Họ cần người khác đánh giá đúng

về phẩm chất năng lực và những đóng góp của mình cho tập thể, cho xã hội

Họ tự hào về những kinh nghiệm tốt, những giá trị và những thành quả mà mình đã đạt được Mặt khác nhu cầu này còn được biểu hiện ở mong muốn có một địa vị cao trong xã hội để mọi người biết đến

Trang 7

Tầng 5: Là nhu cầu tự hoàn thiện Đây là bước phát triển cao nhất của nhân

cách, là sự mong muốn đạt tới chỗ cao nhất mà con người có thể đạt tới Nhu cầu hoàn thiện là loại nhu cầu phức tạp nhất trong bảng hệ thống thang nhu cầu của Maslow Loại nhu cầu này nói lên sự mong muốn thể hiện toàn bộ tiềm lực của con người, mong muốn cá nhân trưởng thành, có cơ hội cho sự phát triển và học hỏi

Trong 5 bậc thang về nhu cầu thì 3 nhu cầu phía dưới được coi là nhu cầu bậc thấp của con người, còn 2 loại nhu cầu phía trên là những nhu cầu bậc cao Nhu cầu ở bậc cao chỉ xuất hiện khi nhu cầu ở bậc thấp đã được thoả

mãn, trường hợp nhu cầu bậc thấp chưa được thoả mãn thì nhu cầu bậc cao nếu có xuất hiện cũng không tạo thành động lực thúc đẩy hoạt động của con người Từ nghiên cứu học thuyết về nhu cầu trên đây có thể khẳng định Maslow đã có những đóng góp mới rất có giá trị cho lý thuyết về nhu cầu trong tâm lý học Học thuyết của ông đã làm rõ các thang nhu cầu của con người, tuy nhiên trong thực tế nhu cầu của con người rất đa dạng và phong phú, không chỉ đơn giản bó gọn trong thang nhu cầu 5 bậc mà Ông đã đề ra Ngoài ra, hạn chế của Ông là coi việc con người muốn thoả mãn nhu cầu bậc cao hơn thì phải thoả mãn những nhu cầu bậc thấp trước Nhưng thực tiễn đời sống của con người không phải lúc nào cũng thoả mãn nhu cầu bậc thấp mới xuất hiện nhu cầu bậc cao, nhiều khi có thể thoả mãn những nhu cầu bậc cao

mà không nhất thiết phải thoả mãn nhu cầu bậc thấp Chính vì điểm hạn chế này mà sau này Maslow đã khắc phục bằng cách cho rằng, trong hành vi của con người không phải do một nhu cầu tác động, mà do rất nhiều nhu cầu tác động Nhưng ông lại không làm rõ được sự tác động tổng hợp của các nhu cầu

đó đến hành vi hoạt động của con người

Kế thừa và khắc phục những hạn chế của Maslow, Clayton Alderfer cho rằng cùng một lúc con người theo đuổi ba nhu cầu:

Trang 8

Nhu cầu tồn tại: là những đòi hỏi tối thiểu cần được thoả mãn cho sự tồn

tại của con người, như ăn, ở, mặc, đi lại, an toàn, việc làm…Nhu cầu này tương ứng với tầng một và hai trong thang bậc về nhu cầu theo quan niệm của Maslow

Nhu cầu quan hệ: Là những đòi hỏi cho sự tương tác qua lại giữa các

cá nhân Vì Ông cho rằng mỗi người đều sống trong một cộng đồng, một xã hội nhất định Do đó họ có nhu cầu quan hệ giao tiếp với những người xung quanh, muốn những người xung quanh tôn trọng và thừa nhận Nhu cầu này tương ứng với tầng ba và một phần tầng bốn theo quan niệm của Maslow về nhu cầu

Nhu cầu phát triển: Là đòi hỏi bên trong của mỗi người nhằm thoả mãn

cho sự phát triển cá nhân Đây là nhu cầu cao nhất của con người, nhờ có nhu cầu này mà con người có động lực hoàn thiện nhân cách của chính mình Nhu cầu này tương ứng với một phần tầng bốn và tầng năm

Theo Clayton Alderfer thì cùng một lúc con người đều mong muốn thoả mãn cả ba loại nhu cầu trên, và họ tìm cách thoả mãn cả ba loại nhu cầu

đó Khi một nhu cầu nào đó trong ba nhu cầu trên bị cản trở thì con người sẽ dồn toàn bộ lỗ lực của mình vào thoả mãn các nhu cầu khác Quan niệm của Ông về nhu cầu tuy có tiến bộ so với quan niệm của Maslow nhưng vẫn còn

có những hạn chế nhất định

Khác với quan niệm của các nhà tâm lý học phương Tây, các triết gia phương Đông cổ đại quan niệm về vũ trụ theo thuyết “Ngũ hành”, họ cho

rằng thế giới là do năm loại vật chất cơ bản tạo thành là: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ Sự phát triển và biến hoá của các sự vật và hiện tượng (kể cả con người)

trong tự nhiên đều là kết quả của sự vận động và kết hợp của các yêú tố đó tạo

ra Mỗi yếu tố mang một đặc trưng và tương ứng với nó là biểu hiện của một

loại nhu cầu nhất định nào đó Chẳng hạn, “Kim” biểu hiện cho nhu cầu an toàn; “Mộc” chỉ sự sinh trưởng, sự phát triển vươn lên, đây là biểu hiện của nhu cầu phát triển; “Thổ” là yếu tố có đặc tính là dưỡng hoá vạn vật Nó

Trang 9

tượng trưng cho nhu cầu vật chất, nhu cầu sinh vật của con người; “Thủy” là

yếu tố có tính hàn, hướng xuống, là biểu hiện nhu cầu được thừa nhận, hòa

nhập; “Hoả” là muốn nói đến sự đốt nóng, sự hướng lên trên, đây là yếu tố

biểu thị cho nhu cầu thành đạt Theo thuyết này, nhu cầu con người là hệ quả của sự đan xen, phát triển, kết hợp của năm yếu tố cơ bản đã nói ở trên, sự vận động kết hợp đó tuân theo nguyên lý “tương sinh”, “tương khắc” và “chế

- hoá” Theo hệ thống nguyên lý này thì tương sinh lâu phải có “chế”, tương khắc lâu thì phải có “hóa” Mục đích của “chế – hoá” là lấy một loạt nhu cầu này để khống chế một loạt nhu cầu khác nhằm mục đích đạt được sự cân bằng

Như vậy, rõ ràng là thuyết “Ngũ hành” mang nét độc đáo của triết học

và tâm lý học của người phương Đông Theo thuyết này, một nhu cầu nào đó của con người chưa được thoả mãn, thì vẫn có thể nảy sinh ra một nhu cầu khác Quan điểm này xét ở một góc độ nhất định nó gần giống với thuyết nhu cầu của Clayton Alderfer và có sự tiến bộ hơn so với lý thuyết về thang nhu cầu của Maslow

Các nhà tâm lý học Mác xít đứng vững trên lập trường quan điểm của triết học Mác xít khẳng định rằng: con người là một thực thể tự nhiên, đồng thời là một thực thể xã hội; các phẩm chất tâm lý nói chung của con người được hình thành và phát triển thông qua hoạt động và giao tiếp của họ Các nhu cầu cần được thoả mãn của con người kể cả nhu cầu sinh vật như ăn, ở, mặc, đi lại…cũng được hình thành thông qua hoạt động và giao tiếp của họ Theo Đ N Uznadze (1966), người sáng lập ra lý thuyết tâm thế cho rằng nhu cầu chính là nguồn gốc tính tích cực hoạt động của con người Như vậy khái niệm nhu cầu có thể hiểu rất rộng, nó liên quan đến tất cả những gì cần thiết đối với cơ thể sống Ông cho rằng, khi chủ thể hướng vào môi trường bên ngoài nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu trước mắt, thì trong cơ thể xuất hiện một tâm thế nhất định và thông qua tâm thế này sẽ hướng dẫn toàn

Trang 10

bộ các hành vi tiếp theo của cơ thể Trong những trường hợp con người đang thực hiện hành vi thoả mãn nhu cầu mà gặp trở ngại, tức là nhu cầu chưa được thoả mãn một cách thoả đáng thì nhu cầu sẽ xuất hiện trong ý thức của chủ thể và có nội dung đặc biệt Khi đó chủ thể sẽ xuất hiện cảm xúc không được thoả mãn, tức là cảm xúc thiếu hụt, lúc này con người ở trạng thái hưng phấn và căng thẳng Trong khi đó từ phía khách thể ở dạng nội dung đối tượng đã được xác định vẫn đang tiếp tục kích thích con người hành động, làm cho nhu cầu của họ không ngừng phát triển với cường độ lớn hơn Khi đó con người bắt đầu hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu đó của bản thân Đ N

Uznadze đã phân chia nhu cầu của con người thành hai loại: nhu cầu phục vụ

và nhu cầu lao động Nhu cầu phục vụ là sự đòi hỏi cấp bách của bản thân

cần được thoả mãn nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của cơ thể; còn nhu cầu lao động là nhu cầu có mục đích, có ý thức rõ ràng, là nguồn gốc thúc đẩy con người hoạt động nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau Ông còn nhấn mạnh ở con người có những nhu cầu khác không liên quan tới nhu cầu tồn tại, Ông gọi đó là những nhu cầu cấp cao như các nhu cầu về đạo đức, thẩm mỹ, phát triển trí tuệ… Trong quá trình sống và hoạt động, con người không chỉ mong muốn thoả mãn nhu cầu phục vụ một cách trực tiếp mà còn mong muốn thoả mãn những nhu cầu cấp cao nữa Nhưng con người có thể thoả mãn được những nhu cầu đó hay không còn do điều kiện, hoàn cảnh sống, đặc biệt là sự giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội Những yếu tố này làm cho sự lựa chọn nhu cầu và xác định tâm thế hoạt động để thoả mãn nhu cầu của mỗi cá nhân có sự khác nhau Đối với người này thì nhu cầu này là cấp bách, nhưng đối với người khác sẽ không hẳn là như vậy Chính điều này đã góp phần tạo nên tính phong phú, phức tạp, nhiều vẻ về quan niệm nhu cầu trong xã hội

Cùng nằm trong trường phái tâm lý học Mác xít, A N Lêônchiev (1903 – 1979) một trong những nhà tâm lý học vĩ đại người Nga với cách tiếp cận nhu cầu theo hướng: Hoạt động - nhu cầu - đối tượng, cho rằng: nhu cầu

Ngày đăng: 18/05/2017, 21:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w