1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN tâm lý học nội QUAN của WILHELM WUNDT GIÁ TRỊ LỊCH sử và HIỆN THỰC NHỮNG vấn đề đặt RA

20 361 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tâm lý học nội quan của Wilhelm Wundt - giá trị lịch sử và hiện thực - những vấn đề đặt ra
Trường học Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 197 KB

Nội dung

Mỗi người làm công tác khoa học đều cần nghiên cứu lịch sử phát triển của lĩnh vực mà mình nghiên cứu, tìm hiểu quá khứ cũng như triển vọng trong tương lai của lĩnh vực đó. Lịch sử khoa học là quá trình nảy sinh và phát triển của khoa học trong khi đáp ứng yêu cầu của cuộc sống nói chung, yêu cầu của nhận thức nói riêng. Đồng thời đó cũng chính là quá trình mà khoa học tự nhận thức về mình để tiếp tục tiến lên. Đây là yêu cầu tất yếu trong sự phát triển của mọi khoa học, trong đó có Tâm lý học. Đối với những người nghiên cứu, giảng dạy và làm công tác tâm lý học ở nước ta, trong điều kiện mà tâm lý còn là một khoa học mới mẻ và đang trong quá trình phát triển thì việc nghiên cứu các con đường phát triển của khoa học này lại càng có ý nghĩa hơn

Trang 1

MỞ ĐẦU

Mỗi người làm công tác khoa học đều cần nghiên cứu lịch sử phát triển của lĩnh vực mà mình nghiên cứu, tìm hiểu quá khứ cũng như triển vọng trong tương lai của lĩnh vực đó Lịch sử khoa học là quá trình nảy sinh và phát triển của khoa học trong khi đáp ứng yêu cầu của cuộc sống nói chung, yêu cầu của nhận thức nói riêng Đồng thời đó cũng chính là quá trình mà khoa học tự nhận thức về mình để tiếp tục tiến lên Đây là yêu cầu tất yếu trong sự phát triển của mọi khoa học, trong đó có Tâm lý học Đối với những người nghiên cứu, giảng dạy và làm công tác tâm lý học ở nước ta, trong điều kiện mà tâm lý còn là một khoa học mới mẻ và đang trong quá trình phát triển thì việc nghiên cứu các con đường phát triển của khoa học này lại càng có ý nghĩa hơn Nó giúp chúng ta có cái nhìn khách quan, toàn cảnh, thấy được những sáng tạo, phát minh và những thành tựu to lớn mà thế hệ đi trước tạo ra; cũng như thấy được những hạn chế do điều kiện lịch sử, xã hội còn tồn tại để vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế của đất nước, tìm ra những phương án tối ưu để xây dựng và phát triển tâm lý học nước nhà trong những giai đoạn tiếp theo là việc làm vô cùng cần thiết Với mục đích như vậy, trong khuôn khổ tiểu luận này, tác giả không có điều kiện đi sâu vào toàn bộ lịch sử tâm lý học, mà chỉ đề cập đến một vấn đề mấu chốt trong lịch sử tâm lý học thế giới - vấn đề có tính chất bước ngoặt đưa tâm lý trở thành một khoa học độc lập, từ đó có những suy ngẫm và đưa ra những nhận định đối

với sự phát triển của tâm lý học hiện nay: “Tâm lý học nội quan của Wilhelm Wundt - giá trị lịch sử và hiện thực - những vấn đề đặt ra đối với tâm lý học quân sự hiện nay”.

Trang 2

NỘI DUNG

1 WILHELM WUNDT (1832-1920) VÀ SỨ MỆNH LỊCH SỬ ĐƯA TÂM LÝ HỌC TRỞ THÀNH KHOA HỌC ĐỘC LẬP NĂM 1879.

Tâm lý học ngày nay thuộc nhóm các khoa học mũi nhọn nghiên cứu về con người, đang ngày càng phát triển mạnh mẽ Có được những thành quả đó trước hết là do kết quả lao động sáng tạo của nhiều thế hệ các nhà tâm lý học đầy tài năng và tâm huyết Đồng thời, tâm lý học hiện đại còn là sản phẩm của

cả một lịch sử phát triển nhiều thế kỷ với những biến cố thăng trầm, những cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các trường phái tâm lý học, các quan điểm đối lập nhau

về bản chất tâm lý mà một trong những bước mở đầu được đánh dấu bằng tác phẩm “Bàn về tâm hồn” Những khái quát khoa học đầu tiên về “tâm hồn” này xuất hiện khoảng thế kỷ thứ VII trước công nguyên mà một trong những đỉnh cao là tác phẩm “Bàn về tâm hồn” của Aristote Có thể nói những nghiên cứu về tâm hồn, tâm lý từ thời cổ đại cho đến nửa đầu thế kỷ XIX là lịch sử phát triển của các tư tưởng tâm lý, nói cách khác đó là những tư tưởng tâm lý học phát triển trong lòng triết học Sau hơn hai thiên niên kỷ phấn đấu, tâm lý học từ một khoa học tự biện, chỉ dùng tư duy ngôn ngữ đơn thuần để lý giải những hiện tượng tinh thần của con người đã trở thành một khoa học độc lập, sự kiện này được đánh dấu bằng việc phòng thực nghiệm tâm lý đầu tiên được thành lập gắn với tên tuổi của Wilhelm Wundt

Từ nửa sau thế kỷ XIX, những thành tựu của khoa học trên tất cả các lĩnh vực đã phá vỡ về căn bản những quan niệm trước đó về kết cấu và thuộc tính của vật chất và do thế đã ảnh hưởng rất lớn đến việc nhìn nhận thế giới tinh thần của con người Sự phát triển của các tư tưởng Tâm lý học từ thế kỷ thứ

Trang 3

nhiên trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, thành tựu về sinh vật học, sinh lý học, vật lý học và những kết quả nghiên cứu tiêu biểu về tâm sinh lý học các giác quan; tâm vật lý học; nghiên cứu thời gian phản ứng; thuyết tiến hóa của nhà bác học vĩ đại người Anh Đac-uyn; tâm lý học phát sinh phát triển của nhà khoa học người Anh Gantong; các công trình tâm thần học của bác sĩ Pháp Charcot Những nghiên cứu đó đã lãm rõ và khẳng định tính khách quan và tồn tại có thực của các hiện tượng tâm lý người - đối tượng của khoa học tâm lý Các phương pháp nghiên cứu tâm lý học thời kỳ này vì vậy mà đã có những bước tiến rõ rệt, nổi lên là các phương pháp thực nghiệm, thử nghiệm có sự hỗ trợ của các phương tiện, công cụ nghiên cứu riêng và có sử dụng các phương pháp thống kê

xử lí của toán học

Lần đầu tiên đã xuất hiện các tác phẩm mang tên tâm lý học Một điều đáng lưu ý ở thời kỳ này là có nhiều các công trình nghiên cứu được tiến hành cùng một lúc ở nhiều nước nhưng lại đem đến các kết quả như nhau đã khẳng định tính chân thực khách quan khoa học của các hiện tượng tâm lý, khẳng định

sự cần thiết phải xây dựng một chuyên ngành khoa học mới độc lập với các khoa học hiện có, đặc biệt là triết học

Trong bối cảnh đó Vào năm 1879, khi đang làm giáo sư triết học tại Leipzig (Đức), Wilhelm Wundt (1832-1920), nhà tâm lý học người Đức đã lập

ra một phòng thực nghiệm tâm lý học đầu tiên trên thế giới Ngay từ những ngày khởi đầu, phòng thực nghiệm của ông đã đi vào hoạt động có hiệu quả, phát huy ảnh hưởng to lớn của nó đến hoạt động nghiên cứu tâm lý học của nhiều nước cả về nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Sự kiện này đã có một ý nghĩa vô cùng to lớn, được ghi nhận như là mốc khởi đầu xuất hiện tâm lý học với tính cách là một khoa học độc lập

Trang 4

Với việc lập ra phòng thực nghiệm tâm lý đầu tiên trên thế giới, trên thực

tế Wilhelm Wundt cũng đã công bố một cương lĩnh mới về xây dựng khoa học tâm lý: Xây dựng tâm lý học thực nghiệm và tâm lý học xã hội Về tâm lý học thực nghiệm, ông chủ trương tiếp tục nghiên cứu các vấn đề tâm sinh lý học các giác quan và tâm vật lý học Với tâm lý học xã hội, ông chủ trương nghiên cứu tâm lý học dân tộc, nghiên cứu tinh thần dân tộc qua các truyện cổ tích, thần thoại Theo Wilhelm Wundt, những tư tưởng tâm lý học dân tộc tồn tại trong các sản phẩm văn hoá như truyện cổ tích, truyện dân gian, thần thoại, trong phong tục tập quán của các dân tộc… và để hiểu được những tư tưởng tâm lý học dân tộc này phải dùng phương pháp thuật lại và suy diễn từ các sản phẩm văn hoá Trong các nghiên cứu của mình, Wilhelm Wundt đã cố gắng đề cập tới mảng tâm lý học xã hội nhưng những quan điểm xuất phát của ông còn nhiều hạn chế, mới đạt được ở mức độ mô tả, suy diễn có tính chất chủ quan về hiện tượng tâm lý dân tộc

Trên cơ sở của phòng thực nghiệm tâm lý học, cũng theo sáng kiến của Wilhelm Wundt, năm 1880 viện tâm lý học được thành lập Viện này đã nhanh chóng trở thành trung tâm đào tạo các nhà tâm lý học cho các nước trên thế giới như ở Đức, Nga, Pháp, Mỹ Nhiều người xuất phát từ viện này đã trở thành nổi tiếng như E B.Titchener (1867-1927) ở Mỹ, G.I Trenpanov (1862-1936) ở Nga…

Sau sự kiện này, các phòng thực nghiệm tâm lý học lần lượt ra đời ở nhiều nước châu Âu và châu Mỹ Phòng thực nghiệm tâm lý học ở Mỹ được thành lập vào năm 1889 Đến năm 1920, số lượng các phòng thực nghiệm tâm lý học ở các nước đã lên đến con số 100

Các công trình nghiên cứu trong phòng thí nghiệm tâm lý học và viện

tâm lý học được Wilhelm Wundt cho công bố trong tập “Các công trình nghiên

cứu triết học” (1881) Có thể coi đây là tập san tâm lý học đầu tiên trên thế giới.

Trang 5

Ý nghĩa của tập san này là ở chỗ: đây là nơi để những người làm công tác nghiên cứu tâm lý học, các nhà khoa học thường xuyên trao đổi ý kiến, tranh luận và học hỏi lẫn nhau, tiếp sức cho nhau, khích lệ nhau vì sự nghiệp chung của tâm lý học Bên cạnh tập san này và trước đó ít lâu Wilhelm Wundt đã soạn và cho xuất bản nhiều cuốn sách gần như là cẩm nang của những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này (không kể các tác phẩm triết học):

Năm 1858, khi 26 tuổi, ông cho xuất bản tác phẩm đầu tay “Học thuyết

về vận động của các cơ”

Năm 1862, lúc ông tròn 30 tuổi, cuốn thứ hai được xuất bản mang tên

“tư liệu về lý thuyết tri giác cảm tính”; cùng trong năm xuất bản tập giáo trình

“Tâm lý học dưới góc độ của khoa học tự nhiên”

Năm 1863, xuất bản cuốn “Những bài giảng về tâm hồn người và động vật”

Năm 1873-1874, khi ông mới hơn 40 tuổi, một cuốn sách dày gần nghìn trang với đầu đề “Cơ sở tâm sinh lý học” cũng đã được xuất bản

Năm 1900, khi 68 tuổi, ông cho xuất bản tập I cuốn “Tâm lý học dân tộc” (tất cả gồm 10 tập), v.v…

Mười năm sau sự kiện này, năm 1889, các nhà tâm lý học thế giới đã có cuộc gặp gỡ nhau tại Paris (Pháp) và cũng từ những năm đó, cứ vài ba năm một lần, các nhà tâm lý học quốc tế lại tổ chức gặp gỡ nhau luân phiên ở các nước

Có thể xem đây là đại hội quốc tế của các nhà tâm lý học.

Cuộc gặp gỡ quốc tế lần thứ nhất được tổ chức tại Paris (Pháp) năm 1889; cuộc gặp gỡ quốc tế lần thứ 2, tại Luân đôn (Anh) năm 1892 v.v… Cho đến nay, các nhà tâm lý học thế giới đã trải qua hơn 30 lần gặp gỡ Đại hội lần thứ 27 các nhà tâm lý học thế giới đã họp tại Stockholm (Thụy điển) vào tháng 7 năm 2000

Trang 6

Có thể nói, trong hàng loạt các sự kiện diễn ra vào những năm cuối thế kỷ XIX thì sự kiện Wilhelm Wundt tổ chức ra phòng thực nghiệm tâm lý học đầu tiên vào năm 1879 là sự kiện nổi bật nhất Sự kiện này ghi nhận sự trưởng thành đầy đủ của một ngành khoa học mới là khoa học tâm lý Chính vì lẽ đó mà các nhà tâm lý học lấy đây như một cái mốc đánh dấu sự ra đời của tâm lý học với tư cách là một khoa học độc lập Như vậy, Wilhelm Wundt có công lao vô cùng to lớn trong sứ mệnh lịch sử này Chính ông đã đóng góp phần quyết định làm thỏa mãn các điều kiện cần thiết cho sự ra đời của một khoa học Những điều kiện đó là: khẳng định được đối tượng nghiên cứu của khoa học đó; đội ngũ cán bộ nghiên cứu; phương pháp nghiên cứu tương ứng; phương tiện nghiên cứu; thông tin khoa học; ý nghĩa lý luận và thực tiễn của công trình nghiên cứu

2 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÂM LÝ HỌC NỘI QUAN CỦA WILHELM WUNDT.

2.1 Tư tưởng cơ bản của tâm lý học Wilhelm Wundt

Tâm lý học của Wilhelm Wundt được thể hiện trên một số tư tưởng chính sau đây:

Thứ nhất: Toàn bộ tâm lý học của Wundt xuất phát từ quan niệm coi

con người là một thể thống nhất tâm- vật lý trong đó có những hiện tượng có thể thấy được như các cử động, mắt nhìn, tay sờ… Từ các cảm giác ấy nhờ ý chí của con người mà có những liên kết mới như biểu tượng chẳng hạn Sau cảm giác, biểu tượng – có tình cảm là tổ hợp của những gì thỏa mãn và những gì không thỏa mãn Tình cảm ở đâu ra? Tình cảm là kết quả của việc ý thức có phản ứng với các cảm giác và liên kết cảm giác Trung tâm tâm lý người là một điểm cố định của ý thức được bao quanh bởi các vòng tròn: vòng tiêu cự, vòng chú ý, trường ý thức, ngưỡng ý thức

Trang 7

Tất cả các hiện tượng tâm lý đều ở trong vòng các hiện tượng tinh thần của con người và đều xuất phát từ ý thức Wilhelm Wundt coi tâm lý là cái thứ nhất, mọi cái trong thực tại đều bắt nguồn từ ý thức Do đó, tâm lý học do Wilhelm Wundt chủ trương thực chất là tâm lý học duy tâm Tâm lý học duy tâm của Wilhelm Wundt còn được gọi là tâm lý học nội quan, tâm lý học ý chí luận (sau nàyWilhelm Wundt vẫn nổi tiếng là một đại biểu của thuyết ý chí luận)

Thứ hai: Wilhelm Wundt đưa ra khái niệm Tổng giác Đây là khái niệm

quan trọng trong hệ thống lý luận của Wilhelm Wundt Theo quan niệm của

Wilhelm Wundt thì tổng giác là hạt nhân của ý thức, ý chí của con người, là cái

gì đó do ý thức thêm vào các cảm giác, tri giác Cái thêm ấy hoàn toàn do chủ quan của ý thức, ý chí ta quyết định Tổng giác là một cái gì đó không hiểu được vốn có trong thế giới nội tâm của con người Tổng giác phản ứng với những cái

do cảm giác, tri giác mang lại, giúp cho con người “cảm thấy” những cái xảy ra trong mình Nhờ có “tổng giác” mà trong con người có đủ mọi thứ do mình tạo

ra và tất cả những cái đó không liên quan gì đến hoạt động với thế giới bên ngoài, không cần gì hoạt động với thế giới bên ngoài Trong cái gọi là tổng giác

có hết các thứ mà ta gọi là tâm hồn, nào là ý thức, nào là ý chí, nào là tự ý thức

v.v Tất cả những cái đó họp thành “con người tí hon” nằm trong cái “xác khổng lồ” và điều khiển “con người thể xác to lớn” bên ngoài Nó ở trong ta, nó

do ta tự tạo ra, không phụ thuộc vào thế giới khách quan và không theo một lý lẽ khách quan nào

Thứ ba: Tâm lý học của Wilhelm Wundt tuân theo “nguyên tắc siêu

hình” (nhận xét của nhà tâm lý học nổi tiếng Liên Xô L.X Vwgotxki) Wilhelm Wundt quan niệm, “con người tí hon” được tồn tại và nhận thức theo nguyên tắc đóng kín trong thế giới nội tâm Mỗi người tự mình hiểu lấy chính mình Ai có tâm lý thế nào thì chỉ có người đó biết được mà thôi Không ai có thể hiểu mình

Trang 8

ngoài bản thân mình Người khác chỉ có thể nhiều lắm là thông cảm với anh thôi.

Mà muốn thông cảm thì ít nhất người ấy cũng phải trải qua và nghiệm thấy một lần Đây là một cách nghĩ hoàn toàn theo kinh nghiệm chủ nghĩa và cũng rất chủ quan Cơ bản vẫn là tự mình trải nghiệm thấy nội tâm mình và hiểu được bản

thân Do đó tâm lý học của Wilhelm Wundt là tâm lý học duy tâm, chủ quan, ý

chí luận Đó cũng chính là tâm lý học nội quan lấy phương pháp nội quan làm

phương pháp duy nhất để nghiên cứu tâm lý con người Nội quan tức là tự quan sát, tự thể nghiệm trong chính mình Phương pháp này do Descartes (Pháp) và Locke (Anh) khởi xướng từ thế kỷ XVII Trong tâm lý học hiện đại ngày nay vẫn còn sử dụng phương pháp tự quan sát, tự phân tích những điều mà mình trải nghiệm Đó là một trong những phương pháp hỗ trợ cho các phương pháp khác, nhằm chủ yếu vào hoạt động, quan hệ của người được nghiên cứu Còn khi ta nói tâm lý học nội quan là có ý chỉ một nền tâm lý học dùng phương pháp nội quan là phương pháp duy nhất để nghiên cứu tâm lý Tâm lý học này lấy tổng các trạng thái mà ta trải nghiệm được trong vòng khép kín của chính ý thức (tức

là chỉ có ý thức) làm đối tượng nghiên cứu

2.2 Sự bế tắc của tâm lý học nội quan của Wilhelm Wundt.

Với những hoạt động và cống hiến không biết mệt mỏi, chúng ta có thể khẳng định Wilhelm Wundt đã có đóng góp vô cùng lớn lao đối nền tâm lý học thế giới Song toàn bộ tâm lý học của Wilhelm Wundt lại là tâm lý học duy tâm Duy tâm từ đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu cho đến phương pháp nghiên cứu Wilhelm Wundt xác định đối tượng của tâm lý học là ý thức, song ý thức lại là cái tự có, cái “bên trong” mỗi con người chứ không phải được hình thành khách quan trong cuộc sống; phương pháp nghiên cứu là phương pháp nội quan, tự quan sát, tự trải nghiệm chứ không ai có thể biết được tâm lý người

Trang 9

khác Có một điều nhận xét khá lý thú rút ra từ khẳng định của Wilhelm Wundt: những người làm công tác tâm lý học là những người nghiên cứu tâm lý của người khác, hay ít nhất cũng là những người muốn tìm ra những con đường, những phương pháp để nghiên cứu các hiện tượng tâm lý, lại chính là những người công nhận rằng, tâm lý của ai chỉ có người ấy biết được, tức là người khác không thể biết, chỉ có thể nghe người ta kể lại mà thôi, rồi lý giải theo cách này hay theo cách khác hoàn toàn chủ quan Một sự bế tắc và đầu hàng công khai Những cũng thật dễ hiểu vì đó là hậu quả tất yếu của quan điểm duy tâm, chủ quan Chính vì vậy, vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, tâm lý học thế giới đi vào cuộc khủng hoảng Đó là cuộc khủng hoảng về phương pháp luận Tâm lý học của Wilhelm Wundt thực chất là tâm lý học duy tâm Bằng phương pháp nội quan trong việc nghiên cứu tâm lý, nền tâm lý học này đã đi vào bế tắc Việc xuất hiện nhiều dòng phái tâm lý học khác nhau ở nhiều nước trong việc tìm kiếm một lối thoát cho tâm lý học cũng là một nhu cầu khách quan ở Mỹ, xuất

hiện tâm lý học chức năng của W.James (1842-1910) và Angell (1869-1949) E.

Titchener (1867-1927), học trò của Wundt, người đại diện toàn quyền tâm lý học nội quan ở Mỹ trước tình trạng khủng hoảng này cũng đã chủ trương xây

dựng tâm lý học cấu trúc, trong đó ông coi tâm hồn là tổ hợp nhiều qúa trình

xảy ra trong “cái tôi ” với tính cách là kinh nghiệm chủ quan Quan niệm của Titchener đã làm cho tâm lý học tách rời cuộc sống và do vậy tâm lý học cấu

trúc của ông cũng không tránh khỏi con đường bế tắc Tâm lý học mô tả của W Dilthey (1833-1911) và Spơranghe về thực chất cũng là tâm lý học nội quan,

tâm lý học giảng giải theo kiểu của Wundt, mặc dầu chính các ông đã ra tuyên

bố ly khai với nền tâm lý học nội quan của Wundt

Tâm lý học của Wilhelm Wundt thực chất là cái vòng luẩn quẩn, phản ánh sự bế tắc của tâm lý học duy tâm, nội quan

Trang 10

3 GIÁ TRỊ LỊCH SỬ VÀ HIỆN THỰC CỦA TÂM LÝ HỌC NỘI QUAN CỦA WILHELM WUNDT.

Mặc dù có những hạn chế dẫn tới bế tắc ở cuố thế kỷ XIX, song tâm lý học nội quan của Wilhelm Wundt có vị trí và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với lịch

sử phát triển của tâm lý học thế giới Bởi trong bối cảnh khoa học tự nhiên phát triển và được ứng dụng vào thực tế cuộc sống với những nghiên cứu bằng thực nghiệm đã chứng minh được sự tồn tại khách quan có thực của hiện tượng tâm lý thì điều tất nhiên là phải có một khoa học riêng để nghiên cứu về những hiện tượng đó Đó là một đòi hỏi khách quan và Wilhelm Wundt chính là người đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử khi lập ra phòng thực nghiệm tâm lý học đầu tiên trên thế giới Tâm lý học Wilhelm Wundt ra đời cũng chính là bước ngoặt đánh dấu sự ra đời của tâm lý học thế giới với tư cách là một khoa học độc lập

Do những hạn chế về thế giới quan và phương pháp luận trong việc nghiên cứu tâm lý người nên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX tâm lý học rơi vào tình trạng khủng hoảng phương pháp luận trên con đường tìm kiếm xây dựng tâm lý học trở thành một khoa học thực sự khách quan phục vụ cho cuộc sống của con người Vì vậy, các trường phái tâm lý học nổi tiếng tiếp tục ra đời như: Tâm lý học Gestalt; Tâm lý học hành vi; Phân tâm học và nhiều dòng phái Tâm

lý học khác… cũng không đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống

Từ hoàn cảnh lịch sử đó, nhu cầu xây dựng lại tâm lý học từ cơ sở nền tảng của

nó là một đòi hỏi tất yếu, chính từ tình hình đó đã tạo điều kiện cho sự ra đời của Tâm lý học Mác xít - một nền tâm lý học thực sự khoa học và cách mạng, thực

sự vì sự phát triển con người Trên góc độ đó, có thể khẳng định tâm lý học Wilhelm Wundt là cơ sở, tiền đề và động lực cho sự hình thành và phát triển tâm

lý học hiện đại ngày nay

Ngày đăng: 14/07/2021, 11:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Nguyễn Ngọc Phú, Lịch sử tâm lý học, Nxb ĐHQG, Hà nội 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử tâm lý học
Tác giả: Nguyễn Ngọc Phú
Nhà XB: Nxb ĐHQG
Năm: 2004
8. B.R. Hergenhahn, Nhập môn Lịch sử tâm lý học, Nxb Thống kê, Hà Nội 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập môn Lịch sử tâm lý học
Tác giả: B.R. Hergenhahn
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2003
9. L.X. Vưgôtxki, Tuyển tập Tâm lý học, Nxb ĐHQG, Hà Nội 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Tâm lý học
Tác giả: L.X. Vưgôtxki
Nhà XB: Nxb ĐHQG
Năm: 1997
1. Hoàng Đình Châu (chủ biên), Lịch sử tâm lý học và tâm lý học quân sự, Nxb QĐND, Hà Nội 2003 Khác
2. Phạm Minh Hạc, Nhập môn tâm lý học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 1980 Khác
3. Phạm Minh Hạc, Tuyển tập tâm lý học, Nxb CTQG, Hà Nội 2005 Khác
5. Nguyễn Ngọc Phú (chủ biên), Tâm lý học quân sự, Nxb QĐND, Hà Nội 1998 Khác
6. Phan Trọng Ngọ (chủ biên), Các lý thuyết phát triển tâm lý người, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội 2003 Khác
7. Tâm lý học những cơ sở lý luận và phương pháp luận, Học viện chính trị quân sự 1984 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w