1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHÁT TRIỂN KINH tế TRI THỨC và tác ĐỘNG của nó đến sự NGHIỆP xây DỰNG QUÂN đội NHÂN dân VIỆT NAM THỜI kỳ CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa

192 495 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 192
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Cuộc cách mạng KH CN hiện đại diễn ra như bão táp trong những thập niên gần đây, đã tạo nên những biến đổi nhảy vọt trong đời sống nhân loại. Kinh tế thế giới chuyển sang một thời kỳ phát triển mới với sự gia tăng về chất của lực lượng sản xuất mang tính toàn cầu, dẫn tới sự ra đời và phát triển của KTTT. Sự xuất hiện của KTTT trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực tạo ra cơ hội và thách thức mới đối với các quốc gia trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng trên con đường phát triển của mình. Điều đó đặt ra và đòi hỏi nước ta hiện nay phải tận dụng cơ hội quí giá để phát triển KTTT, đẩy mạnh và thực hiện thắng lợi mục tiêu CNH, HĐH mà Đảng ta đã đề ra, rút ngắn khoảng cách phát triển kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới

Trang 1

Cuộc cách mạng KH - CN hiện đại diễn ra như bão táp trong nhữngthập niên gần đây, đã tạo nên những biến đổi nhảy vọt trong đời sống nhânloại Kinh tế thế giới chuyển sang một thời kỳ phát triển mới với sự giatăng về chất của lực lượng sản xuất mang tính toàn cầu, dẫn tới sự ra đời vàphát triển của KTTT Sự xuất hiện của KTTT trong bối cảnh toàn cầu hoá,hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực tạo ra cơ hội và thách thức mới đối vớicác quốc gia trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng trên con đườngphát triển của mình Điều đó đặt ra và đòi hỏi nước ta hiện nay phải tậndụng cơ hội quí giá để phát triển KTTT, đẩy mạnh và thực hiện thắng lợimục tiêu CNH, HĐH mà Đảng ta đã đề ra, rút ngắn khoảng cách phát triểnkinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới Nhận thức sâu sắcvấn đề này, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: "Phát huynhững lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệtiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thànhtựu mới về khoa học và công nghệ, từng bước phát triển kinh tế tri thức"[30, tr.91]

Trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, sựphát triển KTTT của nước ta tuy mới ở bước đi ban đầu nhưng đã và đangtác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực quốcphòng - an ninh và xây dựng quân đội KTTT và phát triển KTTT ở ViệtNam là vấn đề còn mới, đang là tâm điểm nghiên cứu của nhiều tổ chức vàcác nhà khoa học Quá trình phát triển của nó ra sao? tác động của quátrình đó như thế nào đến xây dựng QĐNDVN, lực lượng nòng cốt trong sựnghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN cũng là vấn đề phức tạp và chưa được làmsáng tỏ Cho nên, cần có sự luận giải về mặt lý luận, cũng như kịp thờitổng kết những vấn đề thực tiễn nảy sinh liên quan đến những vấn đề này

Trang 2

Vì lẽ đó, " Phát triển kinh tế tri thức và tác động của quá trình đó đến sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá" là vấn đề hết sức quan trọng.

Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Trên cả bình diện lý luận và thực tiễn, KTTT đã được nhiều học giả quantâm nghiên cứu Gần đây, một số công trình của các tác giả nước ngoài đã đượcNxb Thống kê, Hà Nội tập hợp và giới thiệu trong các cuốn: "Nền kinh tế tri thứcnhận thức và hành động - kinh nghiệm của các nước phát triển và đang pháttriển", xuất bản năm 2000; "Kinh tế tri thức vấn đề và giải pháp - kinh nghiệm củacác nước phát triển và đang phát triển", xuất bản năm 2001 Nổi bật trong cáccuốn sách này là các bài viết: "Nền kinh tế tri thức" của nhóm cố vấn về CNTTcủa Bộ trưởng Bộ CNTT trình lên Chính phủ New Zeland (tháng 8/1999); "Nềnkinh tế tri thức là gì" Báo cáo phát triển thế giới của Ngân hàng thế giới (năm1999); "Tri thức là một sức mạnh kinh tế tạo ra tăng trưởng và thay đổi" củaDavid S Landes - W Birian Athur - Cansdise Stevens Cũng vào năm 2001, NxbChính trị Quốc gia, Hà Nội đã phát hành hai cuốn sách của các tác giả ngườiTrung Quốc, đó là: "Thời đại kinh tế tri thức" của Tần Ngôn Trước và "Kinh tế trithức xu thế mới của xã hội thế kỷ XXI" của GS.TS Ngô Quý Tùng Các côngtrình nêu trên đã đề cập đến nhiều vấn đề của KTTT như: khái niệm, vai trò, biểuhiện đặc trưng, sự hình thành và xu hướng phát triển khuyến nghị đối với Chínhphủ các nước phát triển hoạch định chính sách nhằm gia tăng tri thức, sáng tạo,phổ biến và khai thác tri thức phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội; đối với cácnước đang phát triển, các tác giả cho rằng cần phải xây dựng chiến lược, chínhsách hợp lý nhằm thu hẹp khoảng cách về tri thức so với các nước phát triển (hấpthụ và sử dụng tri thức của nhân loại), tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn về tri thứctrong phát triển kinh tế - xã hội ở các quốc gia này Trong các công trình nghiêncứu của mình, các tác giả đã đưa ra được khái niệm KTTT, tuy nhiên, các kháiniệm đó còn bộc lộ những hạn chế nhất định, chưa đủ sức thuyết phục và chưađược xem là khái niệm chính thống

Trang 3

Một số tác giả khác tập trung bàn về vai trò của chính phủ, của GD - ĐTtrong KTTT như: "Các tổ chức học tập trong nền kinh tế toàn cầu dựa trên trithức" của Stan Davis, Jim Botkin, John Mathews, Riiel Miller và GregoryWurzburg; "Xã hội và chính sách công: Chính phủ, giáo dục và đào tạo trong nềnkinh tế dựa trên tri thức" của Lester C Thurow, Hedrick Smith, Daniell Colardyn

và Marianne Durand - Drouhin Vấn đề được bàn đến trong các công trình nàykhá bổ ích, nó đặt ra yêu cầu đối với Chính phủ và nền GD - ĐT của một nướccần phải có động thái và quyết sách cụ thể để thích ứng với KTTT Điều đó mangtính gợi mở và có một giá trị nhất định đối với nước ta hiện nay, song luận ánkhông đi sâu nghiên cứu vấn đề này

Ở Việt Nam, vấn đề KTTT đã được nhiều tổ chức và cá nhân quan tâmnghiên cứu dưới góc độ lý luận Trong thời gian qua đã có hai cuộc hội thảo vềKTTT, đó là: "Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam" do BanKhoa giáo Trung ương, Bộ Khoa học - Công nghệ - Môi trường, Bộ ngoại giao đãphối hợp tổ chức tại Hà Nội, ngày 21 - 22/6/2000; "Kinh tế tri thức - khoa học vàthực tiễn ở Việt Nam" do Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam tổ chứcvào tháng 11/2003 Cùng thời gian này, nhiều cuốn sách đã được xuất bản: "Kinh tếtri thức - Những khái niệm và vấn đề cơ bản" của Đặng Mộng Lân, Nxb Thanhniên, Hà Nội, 2001; "Phát triển kinh tế tri thức rút ngắn quá trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá" do GS VS Đặng Hữu (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,

2001 Nhiều bài viết được đăng tải: "Cơ sở lý luận về kinh tế tri thức" của GS TSTrần Ngọc Hiên, Tạp chí Khoa học xã hội, số234, tháng 6 năm 2002; "Những đặctrưng cơ bản của nền kinh tế tri thức" của PGS TS Nguyễn Kế Tuấn, Tạp chí Kinh

tế và phát triển, số 63, tháng 9/2002 Một số bài tham luận, các cuốn sách và cáccông trình nghiên cứu kể trên nhìn chung đều thống nhất cho rằng, sự ra đời củaKTTT là bước phát triển tất yếu của nhân loại, đưa ra được quan niệm của mình vềKTTT, nêu bật vai trò của thông tin, tri thức đối với sự phát triển kinh tế, chỉ rõnhững đặc trưng cơ bản của KTTT Tuy nhiên, do cách tiếp cận khác nhau nên các

Trang 4

quan niệm về KTTT rất khác nhau, chưa có sự thống nhất, thậm chí có quan niệmlệch lạc khi xem KTTT như một hình thái kinh tế - xã hội mới.

Hướng nghiên cứu của một số tác giả khác lại tập trung bàn về mốiquan hệ giữa CNH, HĐH và KTTT, luận chứng sự cần thiết phải gắn kếtgiữa CNH, HĐH và KTTT; vai trò của KTTT đối với quá trình CNH, HĐH

ở nước ta hiện nay, đó là: "Nền kinh tế tri thức và mục tiêu công nghiệp hoá,hiện đại hoá của Việt Nam trong tầm nhìn 2020" của TS Đặng Ngọc Dinh,đăng trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học "Kinh tế tri thức và những vấn đề đặt

ra đối với Việt Nam"; "Kinh tế tri thức trong quá trình công nghiệp hoá, hiệnđại hoá thực hiện sự phát triển định hướng hiện đại, rút ngắn" của PGS TS

Lê Cao Đoàn, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 306, tháng 11/2003

Dưới góc độ thực tiễn, phát triển KTTT trên thế giới thời gian qua cũngđược các nhà khoa học nghiên cứu ở nhiều khía cạnh: chiến lược, chính sách, kếhoạch phát triển của các nước phát triển, đang phát triển trong khu vực và trênthế giới; những thành tựu mà họ đã và đang đạt được trong việc phát triển GD -

ĐT nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, khai thác và sử dụng tri thứccho phát triển kinh tế - xã hội, phát triển năng lực KH - CN quốc gia, đẩy mạnhxây dựng các khu CNC, đột phá vào các lĩnh vực CNC đặc biệt là CNTT vàCNSH, xây dựng cơ chế chính sách tài chính mở, tạo môi trường thông thoángcho SX - KD và cạnh tranh hiệu quả trong KTTT Những vấn đề này được trìnhbày trong các cuốn sách, bài viết tiêu biểu: "Bước chuyển sang nền kinh tế trithức ở một số nước trên thế giới hiện nay" của nhóm tác giả do TS Lưu NgọcTrịnh (chủ biên), Nxb Giáo dục, năm 2002; "Tiếp cận kinh tế tri thức qua kinhnghiệm của một số nước" của Nguyễn Xuân Tề, Tạp chí Cộng sản, số 16, tháng8/2001; "Bước chuyển sang nền kinh tế tri thức ở Mỹ hiện nay" của Bùi TrườngGiang, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số289, tháng 6/2002 Điều đó đem lại giá trịthiết thực giúp cho việc nghiên cứu và hoạch định chiến lược, chính sách pháttriển KTTT ở Việt Nam Thế nhưng, vấn đề quan trọng hơn là phải có nhữngkhảo sát, luận chứng xác thực về thuận lợi và khó khăn, điều kiện phát triển

Trang 5

KTTT ở Việt Nam và những kiến nghị ở tầm vĩ mô giúp Đảng và Nhà nước tahoạch định chiến lược, chính sách phát triển KTTT trong thời kỳ CNH, HĐHchưa được nghiên cứu đầy đủ, thấu đáo.

Một nhóm công trình nghiên cứu khác đề xuất những vấn đề mang tínhgiải pháp nhằm phát triển KTTT ở Việt Nam hiện nay Các công trình này cốgắng làm rõ vai trò của GD - ĐT, sự cần thiết phải đổi mới và nâng cao chấtlượng GD - ĐT nhằm tạo nguồn nhân lực thúc đẩy KTTT phát triển; xây dựng

và phát triển thị trường KH - CN cũng được xem là giải pháp quan trọng trongquá trình phát triển KTTT Đáng chú ý hơn cả là các công trình: "Đổi mới, nângcao chất lượng công tác giáo dục đào tạo - Một biện pháp quan trọng để xâydựng, phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam" của Lê Huy Thực, Tạp chí Khoahọc Chính trị, số 4/2003; "Mấy vấn đề giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chophát triển kinh tế tri thức" của GS TS Đặng Hữu, Tạp chí Thông tin công tác tưtưởng lý luận, tháng 5/2004; "Thị trường khoa học và công nghệ, đặc trưng củakinh tế tri thức" của GS Vũ Đình Cự, Tạp chí Cộng sản, số 20, tháng 10/2004.Mặc dầu vấn đề trình bày trong các bài viết là các biện pháp cơ bản, quan trọng,nhưng chưa đầy đủ Cần phải có một hệ thống giải pháp mang tính toàn diện vàđồng bộ từ phá bỏ rào cản trong nhận thức và hành động của các cấp các ngành,các địa phương và mỗi người dân đến việc đổi mới cơ chế chính sách, luật pháp,thực thi quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lý điềuhành kinh tế - xã hội , chưa thấy đề cập trong các công trình này

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC VÀ TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÓ ĐẾN SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG

THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ

Trang 6

1.1 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế tri thức

1.1.1 Khái niệm và đặc trưng kinh tế tri thức

1.1.1.1 Khái niệm kinh tế tri thức

Do sự phát triển như vũ bão của cách mạng KH - CN hiện đại vào những

thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, một hiện tượng kinh tế mới trên thế giới đãxuất hiện, giải thích hiện tượng đó, dưới góc độ tiếp cận khác nhau người ta đãdùng nhiều thuật ngữ, tên gọi khác nhau như: kinh tế thông tin (Informationeconomy), kinh tế số hoá (Digital economy), kinh tế mạng (Net workeconomy), kinh tế học hỏi (Learning economy), kinh tế dựa vào tri thức(Knowledge based economy), KTTT (Knowledge economy)

Trong các thuật ngữ trên, KTTT được sử dụng phổ biến hơn cả Để có sự

hiểu biết sâu sắc về KTTT, thiết nghĩ cần phải làm rõ khái niệm tri thức là gì? Tri thức là sự hiểu biết đúng đắn của con người đối với bản thân và thế giới mà sự hiểu biết đó đã được thực tiễn kiểm nghiệm Trong đời sống có nhiều sự kiện diễn

ra hàng ngày hàng giờ, nhiều sự vật, hiện tượng mới xuất hiện Cùng với chúng lànhững thông tin đa dạng và nhiều chiều sẽ xuất hiện, nhưng không phải bất cứthông tin nào cũng trở thành tri thức Chỉ có những thông tin đã được xử lý, kiểmchứng giúp cho khám phá, hiểu biết đúng đắn về sự vật, hiện tượng thì mới đượcxem là tri thức Tri thức của loài người vô cùng phong phú và đa dạng, là cơ sởhình thành nên các ngành khoa học như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội vànhân văn, KH - CN Mỗi một ngành khoa học đều phải dựa vào một hệ thống trithức nhất định Bất cứ một công nghệ mới nào, một lĩnh vực SX - KD, một sảnphẩm nào cũng chứa đựng một hàm lượng tri thức nhất định Tri thức ngày càngtrở nên quan trọng trong đời sống xã hội và trong các hoạt động kinh tế Vì lẽ đó,

sự xuất hiện của KTTT là bước phát triển tất yếu trong đời sống nhân loại

Trên thế giới hiện nay có hàng trăm định nghĩa về KTTT, tuy nhiên, chưa cóđịnh nghĩa nào được đồng thuận để trở thành tiêu chí chung cho các tài liệu của

Trang 7

các tổ chức quốc tế hay các quốc gia Ngay từ rất sớm, KTTT ở dạng phôi thai đãđược đề cập tới Năm 1962, nhà khoa học Mỹ là Fritz Marklup cho ra đời cuốnsách: "Sản xuất và phân phối kiến thức ở Mỹ" Trong tác phẩm này, lần đầu tiênông đưa ra khái niệm "công nghiệp tri thức", theo đó, công nghiệp tri thức là côngnghiệp sản xuất, phân phối tri thức dưới hình thức sản phẩm nghiên cứu khoa học,giáo dục, đào tạo và thông tin Đồng thời Fritz Marklup còn nêu khái niệm "ngànhtrí tuệ", và đem các vấn đề như nghiên cứu, mở mang giáo dục, thông tin môigiới, thiết bị và dịch vụ tin học vào nội dung của ngành trí tuệ Sau đó, khái niệmngành tin học và các thuật ngữ kinh tế thông tin, kinh tế mới, kinh tế học hỏi,kinh tế số hoá lần lượt ra đời Người đưa ra các thuật ngữ này là Đanien Ben(Daniel Bell), nhiều tác giả khác đã bổ sung và góp phần làm phong phú thêm.Năm 1990, thuật ngữ KTTT được xuất hiện trong một số báo cáo của Liên hợpquốc Đến năm 1996, trong báo cáo "Kinh tế dựa vào tri thức" OECD đã đưa rađịnh nghĩa: "KTTT là những nền kinh tế dựa trực tiếp vào việc sản xuất, phân phối

và sử dụng tri thức, thông tin" [71] Định nghĩa này nhấn mạnh đến kết cấu củaKTTT, đồng thời nó cũng chỉ ra điểm mấu chốt trong sự phát triển của KTTT đóchính là tri thức và thông tin Một nền kinh tế đạt tới KTTT không chỉ dựa vào trithức để phát triển, mà quan trọng hơn phải sản xuất tri thức, phân phối và sử dụngtri thức, xem đó là những ngành, những lĩnh vực kinh tế đặc thù tức là kinh tếchuyên ngành với tiêu chí là ngành khoa học kỹ thuật cao, làm động lực thúc đẩynền kinh tế quốc dân phát triển Tuy nhiên, định nghĩa này bộc lộ hạn chế ở chỗ nếucho rằng, KTTT tồn tại như ngành kinh tế riêng biệt, vậy thì các ngành khác khôngdựa trên tri thức?

Từ định nghĩa đó đã dẫn đến sự hiểu lầm: phát triển KTTT chỉ là phát triểncác ngành kinh tế dựa vào tri thức, nghĩa là các ngành CNC Trên thực tế, một sốnước đã chú trọng vào phát triển CNC mà không quan tâm đầy đủ đến việc sángtạo, phát triển và ứng dụng tri thức vào tất cả mọi lĩnh vực đời sống kinh tế Vì lẽ

Trang 8

đó, năm 2000, APEC đã có sự điều chỉnh lại: "KTTT là nền kinh tế trong đó sựsản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự tăngtrưởng, tạo ra của cải, tạo việc làm trong tất cả các ngành kinh tế" [2] Định nghĩanày nhấn mạnh sử dụng tri thức ở tất cả các lĩnh vực kinh tế chứ không riêng mộtngành nghề nào.

Viện Khoa học xã hội Trung Quốc gần đây đã đưa ra một định nghĩa

về KTTT: "Nền kinh tế dựa trên tri thức là một loại nền kinh tế được hìnhthành trên cơ sở sản xuất, phân phối, áp dụng và sử dụng tri thức và thôngtin" [95, tr.36] Định nghĩa này gần với định nghĩa của OECD đã nêu ởtrên, mặc dầu có điểm đúng, song nó chưa phải là một định nghĩa hoànchỉnh, đủ sức khái quát bản chất, nội dung của KTTT

Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan niệm khác nhau.Theo giáo sư, viện sĩ Đặng Hữu: "KTTT là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra,phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh

tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống" [41, tr.21] Cũng theo ông,trong nền KTTT hai ngành nông nghiệp và công nghiệp truyền thống vẫn còntồn tại nhưng chiếm tỷ lệ thấp, cũng như trong nền kinh tế công nghiệp vẫn cònkinh tế nông nghiệp nhưng rất nhỏ bé Trong nền KTTT, các ngành kinh tế dựavào tri thức, dựa vào các thành tựu mới nhất của KH - CN chiếm đa số

Một học giả khác đã đưa ra quan niệm của mình về KTTT như sau:Giá trị (GT) của mỗi sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ (tính bằng tiền)gồm giá trị của hai thành tố:

+ Giá trị của vật liệu tạo ra sản phẩm (GTvl)

+ Giá trị của công sức con người tạo ra sản phẩm (GTcs), phần này lạibao gồm hai yếu tố giá trị công lao động chân tay (GTct) và giá trị của cônglao động trí tuệ (GTtt)

Có thể diễn đạt là, GT = GTvl + GTcs = GTvl + GTct + GTtt

Trang 9

Nếu GTtt chiếm phần lớn của GT (ví dụ GTtt > 50% GT), ta nói sảnphẩm có hàm lượng trí tuệ cao Hiển nhiên điều này chỉ có nghĩa khi sảnphẩm được định giá, nghĩa là được thông qua quá trình trao đổi Đối với mộtngành kinh tế hay toàn bộ nền kinh tế, tương tự như với sản phẩm nói ở trên:Tổng GT = Tổng GTvl + Tổng GTct + Tổng GTtt

Khi mà tổng GTtt chiếm phần lớn của tổng GT, chẳng hạn > 50% thìđược gọi là nền hay ngành kinh tế đó là KTTT Mặt khác, những ngành kinh

tế mà sản phẩm của nó có GTvl nhỏ hay bằng không, hàm lượng lao độngchân tay rất ít (nghệ thuật, nghiên cứu, đào tạo, tư vấn, tài chính, ngân hàng,quảng cáo, xuất bản, y tế, các ngành chế tạo CNC như máy tính, viễn thông,hàng không, vũ trụ, dược ) được xem là các ngành KTTT [1, tr.197] Tuynhiên, cách tính trên vô hình chung đã quên yếu tố C1 (máy móc), một thành

tố quan trọng khi tính toán giá trị sản phẩm

Các khái niệm nêu ở trên đều chỉ ra được vấn đề cơ bản của KTTT đó là,dựa vào tri thức để phát triển, công nghệ là động lực cho sự phát triển kinh tế,điều này hoàn toàn đúng Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó thôi thì rất dễ dẫn đến

sự ngộ nhận cho rằng, KTTT là nền kinh tế vượt lên trên cả CNTB và CNXH,

nó là một hình thái kinh tế - xã hội mới thay thế cho các hình thái kinh tế - xãhội hiện tồn, trên thực tế đã xuất hiện khuynh hướng này Cũng cần phải nhấnmạnh nếu cho rằng, KTTT là một ngành kinh tế thay thế nông nghiệp và côngnghiệp thì luận điểm này khó có thể đứng vững

Nói đến KTTT là nói đến nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, trong đó sựchi phối của tri thức là rất lớn đối với toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội, nó khác

về chất và lượng so với kinh tế nông nghiệp và kinh tế công nghiệp ra đời trước

đó KTTT chính là một phạm trù kinh tế tổng hợp, nó không phải là một ngành,một lĩnh vực cụ thể như kinh tế nông nghiệp, kinh tế lâm nghiệp, kinh tế côngnghiệp, dịch vụ KTTT có mặt ở mọi nơi, mọi ngành nghề và chi phối đến mọi

Trang 10

hoạt động kinh tế cụ thể Nghĩa là, trong bất kỳ lĩnh vực nào của nền kinh tếquốc dân cũng đều chứa đựng hàm lượng trí tuệ cao, tỷ trọng tri thức lớn

Trước một hiện tượng kinh tế mới ra đời như KTTT thì sự xuất hiện nhữngquan niệm khác nhau về nó là điều dễ hiểu Tuy nhiên, nếu cho rằng, KTTT làmột phương thức sản xuất mới, một hình thái kinh tế - xã hội mới thay thế CNTB

và CNXH; hoặc cho rằng, CNTB tồn tại vĩnh hằng, không thể tiêu vong mà cònphát triển vượt qua mọi giới hạn nhờ dựa vào KTTT thì thật là sai lầm

Chúng tôi đồng tình với quan niệm của Đảng ta cho rằng, KTTT là mộtthực tế khách quan, một trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất, củakinh tế thế giới, nhưng nó không phải là một hình thái kinh tế - xã hội mớithay thế CNTB và CNXH Lý luận về hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩaMác - Lênin dựa trên sự phân định về phương thức sản xuất, về mối quan hệbiện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng vàkiến trúc thượng tầng vẫn hoàn toàn đúng đắn, mang tính cách mạng và khoahọc trong điều kiện phát triển KTTT Mọi mưu toan làm lu mờ, phủ nhận lýluận về hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin cần phải đượcđấu tranh vạch trần và bác bỏ

Từ lâu, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định,chính con người bằng bàn tay, khối óc của mình, bằng "sức mạnh đã vật hoácủa tri thức" đã tạo ra các sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội chứkhông phải là thiên nhiên ban tặng C.Mác viết: "Thiên nhiên không chế tạo

ra máy móc, đầu máy xe lửa, đường sắt, điện báo Tất cả những cái đó đều làsản phẩm lao động của con người, là vật liệu tự nhiên đã được chuyển hoáthành những cơ quan của ý chí con người chế ngự giới tự nhiên Tất cảnhững cái đó đều là những cơ quan của bộ óc con người do bàn tay con ngườitạo ra, đều là sức mạnh đã vật hoá của tri thức" [60, tr.372] Các ông còn quanniệm rằng, lực lượng sản xuất xã hội không những bao gồm các yếu tố vật

Trang 11

chất, mà còn bao gồm cả yếu tố tinh thần, trước hết là tri thức Ph.Ăngghen đãviết: "Có hai yếu tố sản xuất hoạt động: giới tự nhiên và con người; conngười, đến lượt mình, lại hoạt động với những thuộc tính thể chất và tinh thầncủa nó ", đồng thời ông còn khẳng định vai trò của yếu tố tinh thần trong sảnxuất và trong kinh tế chính trị học: "Dưới một chế độ hợp lý vượt lên trên sự xé

lẻ những lợi ích - như là điều đó đang diễn ra ở các nhà kinh tế học, - thì yếu tốtinh thần cố nhiên sẽ thuộc về số các yếu tố sản xuất và sẽ tìm thấy vị trí củamình trong chi phí sản xuất và trong kinh tế chính trị học" [5, tr.762] Cũngchính từ đó, C.Mác vạch rõ sự phụ thuộc của sản xuất vào khoa học và vai tròngày càng lớn của khoa học trong phát triển sản xuất: "Theo đà phát triển củađại công nghiệp, việc tạo ra của cải thực tế trở nên ít phụ thuộc vào thời gianlao động và vào số lượng lao động đã chi phí hơn , mà đúng ra, chúng phụthuộc vào trình độ chung của khoa học và vào sự tiến bộ của kỹ thuật, hay làphụ thuộc vào việc ứng dụng khoa học ấy vào sản xuất" [60, tr.368]

Từ sự trình bày trên cho thấy, để đưa ra quan niệm KTTT cần phải thốngnhất một số nhận thức sau:

+ KTTT là một phạm trù tổng hợp phản ánh trình độ phát triển cao của lựclượng sản xuất, ở đó các hoạt động kinh tế không chỉ dựa vào tri thức mà còn phảikhông ngừng sáng tạo, sử dụng tối ưu tri thức và công nghệ mới

+ Trong KTTT, tri thức ngày càng xâm nhập và gia tăng trong mỗi sản phẩmhàng hoá, dịch vụ, trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực và trong toàn bộ nền kinh tếquốc dân, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống con người,đồng thời tác động mạnh mẽ đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội ởmỗi quốc gia dân tộc

+ KTTT không phải là một phương thức sản xuất (một hình tháikinh tế - xã hội) mới, mà là kết quả của quá trình xã hội hoá lao động và

Trang 12

sản xuất Nó tiêu biểu cho giai đoạn phát triển mới của lực lượng sảnxuất xã hội và của cả nền kinh tế thị trường.

+ KTTT tạo ra những thay đổi cơ bản, sâu sắc không chỉ đối với lựclượng sản xuất, mà còn đối với cả quan hệ sản xuất xã hội Điều này thể hiện

ở chỗ: quan hệ giữa các giai tầng xã hội trong việc sở hữu tri thức như thếnào? Quản lý và sử dụng tri thức trong nền sản xuất xã hội ra sao? Vớinhững mục đích gì? Sự phân chia lợi ích như thế nào do việc sử dụng trithức trong các hoạt động kinh tế? Ở mỗi quốc gia dựa trên các chế độ chínhtrị - xã hội khác nhau thì mục đích và hệ quả của nó rất khác nhau KTTT rađời trong lòng CNTB hiện đại, nhưng sự phát triển của nó lại đang bị giớihạn bởi chính phương thức sản xuất TBCN Bởi lẽ, chế độ chiếm hữu tưnhân TBCN về tư liệu sản xuất vẫn ngự trị trong các nước tư bản, do đó việcphân phối tri thức và sử dụng tri thức trong SX - KD trước hết phải vì lợi íchcủa giai cấp tư sản, các tập đoàn tư bản Người lao động có tri thức vẫn với

tư cách là người làm thuê cho giai cấp tư sản, địa vị của họ không hề thayđổi trong xã hội tư bản Sự ra đời của KTTT là cơ hội để giai cấp tư sản,CNTB tiếp tục tăng cường sự thống trị và bóc lột giai cấp, ép buộc và khốngchế thế giới theo quỹ đạo của chúng Vì lợi ích vị kỷ mà giai cấp tư sản sẵnsàng sử dụng nguồn lực tri thức, KTTT cho các tham vọng chính trị - quân

sự của mình bất chấp hậu họa Cho nên, ở các nước tư bản, phát triển KTTT

dù có đem lại sự tiến bộ nhiều mặt trong đời sống xã hội, nâng cao chấtlượng sống của con người, song nó không phải là phương thuốc màu nhiệmxoá bỏ mâu thuẫn và đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc Sự phát triển củaKTTT sẽ bị giới hạn bởi chính phương thức sản xuất TBCN Đòi hỏi phải cómột quan hệ sản xuất mới, một hình thái kinh tế - xã hội mới thích ứng với

Trang 13

nó Đó chính là quan hệ sản xuất XHCN, là chế độ XHCN và cộng sản chủnghĩa Từ đó có thể rút ra:

KTTT là phạm trù kinh tế tổng hợp phản ánh sự nhảy vọt về chất của lực lượng sản xuất xã hội, là quá trình tri thức không ngừng được sáng tạo ra, được truyền bá, xâm nhập, chuyển hoá và chi phối các hoạt động kinh tế - xã hội, nhờ đó đem lại những biến đổi sâu rộng chưa từng có trong đời sống xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống con người; ở mỗi quốc gia, mỗi chế độ xã hội việc sử dụng KTTT với mục đích khác nhau dẫn đến hệ quả chính trị - xã hội khác nhau.

1.1.1.2 Đặc trưng cơ bản của kinh tế tri thức

Xung quanh vấn đề này, tuy ý kiến các nhà nghiên cứu còn có sự khácnhau nhất định, tuỳ theo góc độ xem xét khái quát, nhưng nhìn chung đều có

sự nhận diện khá thống nhất về đặc trưng của KTTT Những đặc trưng cơ bản

ấy được thể hiện như sau:

Một là: Thông tin, tri thức và CNC có vai trò to lớn trong các hoạt động

kinh tế - xã hội, là nhân tố chủ yếu tạo ra giá trị kinh tế; cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng gia tăng các ngành kinh tế dựa vào tri thức và CNC Trước đây, tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn, của cải vật chất được

đánh giá cao, được xem là những yếu tố hàng đầu của sản xuất; đồng thời còn

là lợi thế so sánh, là những yếu tố đem lại sự phồn thịnh cho mỗi quốc gia.Ngày nay, KTTT ra đời đã làm cho những yếu tố này giảm xuống so với tiềmnăng trí tuệ, tinh thần, văn hoá của mỗi quốc gia Ở đây, trí lực là nguồn tàinguyên chủ yếu nhất, quan trọng bậc nhất trong phát triển kinh tế [14, tr.16]

KH - CN hiện đại trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thúc đẩy sự gia tăngkhông ngừng của kinh tế - xã hội C.Mác từng coi tri thức là nhân tố trực tiếpcủa sản xuất, của lực lượng sản xuất Mác viết: "Sự phát triển của tư bản cố

Trang 14

định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến [Wissen, Knowledge] đã chuyểnhoá đến mức độ nào thành lực lượng sản xuất trực tiếp" [60, tr.372].

Ngày nay, tri thức càng trở thành nhân tố trực tiếp của quá trình sảnxuất, đầu tư vào sáng tạo và khai thác tri thức trở thành yếu tố then chốt cho

sự tăng trưởng kinh tế dài hạn Nhiều nước phát triển rất chú trọng đầu tưvào các lĩnh vực GD - ĐT, KH - CN, văn hoá - nghệ thuật Các lĩnh vực nàykhông những là nền tảng của sự phát triển, mà còn đem lại giá trị kinh tế tolớn đối với mỗi quốc gia Với sự tham gia trực tiếp của tri thức khoa học vàosản xuất đã làm cho đầu vào của sản xuất phải được tính toán lại, nếu trướcđây trật tự là: vốn + lao động + tài nguyên tự nhiên + tri thức, thì ngày naytri thức vượt trội hơn tất cả, nó trở thành số một và ngày càng chiếm tỷ trọnglớn trong quá trình sản xuất Trong KTTT, việc sản xuất ra tri thức, thông tin

và công nghệ mới đóng vai trò hàng đầu Ở xã hội công nghiệp, sản phẩmcông nghiệp là sản phẩm chủ yếu của xã hội, nông nghiệp là một ngành sảnxuất không hề mất đi, nông sản vẫn là sản phẩm cơ bản mà nhân loại cần sửdụng, nhưng địa vị của nông nghiệp trong toàn bộ kết cấu kinh tế - xã hội đã

có sự thay đổi Công nghiệp thay thế cho nông nghiệp và trở thành ngành chủđạo, chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Tiến tới xã hội thông tin, tri thức thìsản xuất vật chất càng dựa vào tri thức, thông tin, công nghệ mới Giá trị củasản phẩm lớn hay nhỏ là do lượng tri thức và lượng thông tin được vật chất hoátrong nó nhiều hay ít Bản thân tri thức và thông tin trở thành một loại của cải

vô hình, loại tài nguyên quí giá Ai nắm được thông tin, tri thức và công nghệtốt hơn sẽ chiến thắng được đối thủ cạnh tranh trong hoạt động kinh tế Vàođầu thế kỷ XX, trong số 12 công ty lớn nhất nước Mỹ có tới 10 công ty SX -

KD dựa trên tài nguyên thiên nhiên Tới nay, chỉ còn duy nhất 1 công ty loạinày Thực tế trên thế giới cho thấy, các ngành tăng trưởng mạnh nhất trongnhững thập niên cuối thế kỷ XX đều là những ngành dựa trên sức mạnh trí tuệ

Trang 15

và CNC: vi điện tử, bưu chính, viễn thông, CNTT, CNSH , với việc sử dụngrất ít tài nguyên thiên nhiên Số liệu thống kê cho thấy, giá trị tổng thu nhậpquốc dân (GNP) của Mỹ và cộng đồng châu Âu bình quân hàng năm tăngtrưởng 2,3%, còn ngành thông tin là 20%; từ năm 1990 đến 1995, qui môthị trường ngành dịch vụ thông tin Nhật Bản đã mở rộng 47 lần, tỷ lệ tăngtrưởng hàng năm bình quân đạt tới 26,4% [83, tr.118] Năm 1999, thịtrường CNTT thế giới trị giá khoảng 2.100 tỷ USD, tỷ lệ tăng trưởng gần 8%/năm Ở Mỹ, riêng ngành CNTT đóng góp vào tăng trưởng kinh tế tới 45%,còn ngành xây dựng chỉ chiếm 14%, sản xuất xe hơi chỉ có 4% [81, tr.2].Trong tương lai không xa, khả năng khai thác tri thức sẽ trở thành chủ yếuthay cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên đang dần dần cạn kiệt CNCcho phép khai thác tài nguyên ở mức độ thấp nhưng lại tạo ra sản phẩm cógiá trị rất cao Ví dụ: từ vài gram đá silic (SiO2) giá trị rất nhỏ, có thể tạo thànhmạch tổ hợp IC (chip) trong máy vi tính có giá trị bằng cả một tấn thép [102,tr.23]; một chiếc điện thoại di động đa năng, nhỏ gọn, tốn rất ít nguyên vật liệunhưng có giá trị tương đương với vài tấn thóc Sở dĩ có được kết quả này là nhờvào vốn kiến thức, trí tuệ và CNC tạo ra chúng CNC còn tạo ra nhiều việc làmmới, thu hút nhiều lao động vào làm việc trong các lĩnh vực này Ở Mỹ từ năm

1980 đến 1998, do chuyển đổi cơ cấu kinh tế nên mất đi 44 triệu việc làm, nhưnglại tạo ra 73 triệu việc làm mới [7, tr.6]

Các doanh nghiệp muốn thu được nhiều lợi nhuận, muốn chiến thắng trongcạnh tranh đòi hỏi phải không ngừng đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm Vìthế, sản xuất CNC trở thành loại hình sản xuất quan trọng hàng đầu, tiêu biểu choKTTT Các doanh nghiệp sản xuất bằng CNC (có thể gọi là doanh nghiệp tri thức)được phát triển nhanh chóng, trong đó khoa học và sản xuất được nhất thể hoá,không có sự phân biệt giữa phòng thí nghiệm với công xưởng sản xuất Nhữngngười làm việc ở đây là công nhân tri thức (công nhân khoa học - công nhân cổ

Trang 16

cồn), họ vừa nghiên cứu, sáng tạo, vừa ứng dụng vào sản xuất Các nước pháttriển nhất hiện nay có tới 70 - 80% lực lượng lao động không trực tiếp làm ra cácsản phẩm, họ chuyển sang làm các công việc liên quan đến di chuyển vật phẩm,

xử lý thông tin, cung cấp dịch vụ cho khách hàng Việc làm trong lĩnh vực sảnxuất trực tiếp giảm đi nhiều, thay vào đó là việc làm trong văn phòng và các dịch

vụ phục vụ sản xuất ngày càng tăng lên Ngày nay và tương lai, chỉ có khôngngừng sáng tạo ra tri thức, biến tri thức khoa học thành công nghệ mới, tạo ranhiều sản phẩm tri thức (sản phẩm thông minh) đáp ứng nhu cầu không ngừng giatăng của con người, thì mới có thể thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh và bềnvững Các nước đang phát triển không thể chỉ dựa vào lợi thế so sánh về lao động

rẻ để phát triển kinh tế Giờ đây, lợi thế so sánh của một quốc gia là lao động có trithức và trí tuệ cao, những bí quyết công nghệ mới Vì thế, suy đến cùng sở hữunhân tài và tri thức là sở hữu quan trọng nhất trong KTTT

Hai là: Thông tin, tri thức biến đổi với tốc độ rất cao; xu thế toàn cầu

hoá, nhất thể hoá các nền kinh tế quốc gia và khu vực tăng nhanh với tính hai mặt cạnh tranh khốc liệt và hợp tác hiệu quả.

Đây cũng là một đặc trưng nổi bật của KTTT Nó thể hiện ở tốc độ xuấthiện những thông tin và ý tưởng mới, tốc độ sản sinh tri thức, tốc độ ứng dụngcác phát minh khoa học vào thực tiễn, nghĩa là từ nghiên cứu phát minh khoahọc đến sáng chế công nghệ mới và cuối cùng là triển khai sản xuất ra sảnphẩm hàng hoá ngày càng nhanh chóng Nhịp độ biến đổi của đời sống xã hộicũng diễn ra hết sức khẩn trương Ngày nay, lượng tri thức của nhân loạikhông những đồ sộ hơn, mà còn được sản sinh ra với thời gian ngắn hơn trướcrất nhiều Có nhà khoa học tính toán: Tri thức của loài người ở thế kỷ XIX, cứ

50 năm thì tăng gấp đôi; sang đầu thế kỷ XX, cứ 30 năm tăng gấp đôi; vàogiữa thế kỷ XX, cứ 10 năm tăng gấp đôi; đến những năm 1970, cứ 5 năm tănggấp đôi; tới những năm 1980, cứ 3 năm tăng gấp đôi Sự phát triển rầm rộ củaCNTT và truyền thông đã làm cho thời gian sáng tạo, khai thác, chọn lọc, sử

Trang 17

dụng thông tin và tri thức được rút ngắn Vì thế, nó khiến cho giá trị sử dụngcủa tri thức không thể kéo dài Một thông tin, tri thức hôm nay có giá trị tớibạc triệu, nhưng ngày mai có thể không còn giá trị nữa Cùng với sự ra đời củacác sản phẩm mới, thì giá trị của chúng có xu hướng ngày càng giảm đi, đặc biệt

là giá cả các sản phẩm CNC Đơn cử, giá máy tính đã giảm đi 125 lần trongvòng 30 năm, tính từ năm 1960 đến 1990 [108, tr.30]

Trong KTTT, vấn đề thời gian có ý nghĩa rất quan trọng đối với cạnh tranh.Cùng một loại sản phẩm, được sản xuất bởi công nghệ tương đương, nếu ra đờitrước sẽ chiếm ưu thế hơn, bán được giá hơn (thu được lợi nhuận cao hơn) sovới sản phẩm ra đời muộn hơn Tốc độ áp dụng và phổ biến các thành tựu KH -

CN ngày càng nhanh hơn Trước đây phải cần đến 74 năm để đạt tới con số 50triệu người thuê bao dịch vụ điện thoại, cần 30 năm để đạt tới con số 50 triệungười sử dụng Radio, máy tính cá nhân cần 16 năm, ti vi cần 13 năm, còn mạngthông tin toàn cầu (Internet) chỉ cần có 4 năm [108, tr.31] Thuộc tính tốc độbiến đổi mau lẹ trên cho thấy khả năng đuổi kịp các nước đi trước, cũng như khảnăng bị tụt hậu xa hơn đều rất lớn, điều đó phụ thuộc vào việc hoạch định chiếnlược, chính sách cùng các giải pháp phát triển KTTT của mỗi nước

Tri thức và thông tin không có biên giới, nó mang tính phổ quát toàncầu Các yếu tố cơ bản của quá trình SX - KD như tri thức, vốn, sức lao động,nguyên vật liệu, máy móc, qui trình công nghệ, thông tin quảng cáo xuyênquốc gia Vấn đề liên kết, hợp tác trong SX - KD được tăng cường mạnh mẽhơn, đồng thời cạnh tranh cũng trở nên gay gắt ở cả địa hạt quốc gia và quốc

tế Bởi vậy, thị trường của các doanh nghiệp trong thời đại KTTT là thịtrường toàn cầu Trong KTTT, các công ty mới ra đời gắn liền với sự ra đờicủa các sáng chế mới, công nghệ mới Các công ty đang hoạt động muốn trụvững đòi hỏi công nghệ phải thường xuyên đổi mới và hiện đại hoá Cuộc chiếntrên thương trường chính là cuộc chiến về công nghệ Ai có công nghệ tốt hơn,ứng dụng sớm hơn, người đó sẽ chiến thắng Vì thế mà cuộc đua tranh kinh tế

Trang 18

giữa các công ty, các quốc gia trên thế giới ngày càng khốc liệt hơn, mặc dù cónhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn và rủi ro Trong bối cảnh đó, tháchthức lớn nhất đối với các nước đang phát triển, chậm phát triển chính là sự lạchậu, yếu kém về tri thức và công nghệ Đối với các nước phát triển, sự cạnh tranh

về công nghệ vẫn diễn ra gay gắt, mặc dù ở mức độ nào đó có sự hợp tác bắt tayvới nhau Để tăng sức mạnh cạnh tranh, các công ty đi tới thoả thuận, hợp tác vớinhau để hợp thành công ty lớn Có rất nhiều công ty khổng lồ, với giá trị hàngchục, hàng trăm tỷ USD sát nhập, liên hợp với nhau trong thời gian gần đây để trởthành những tập đoàn lớn chi phối cả thế giới Tính riêng ở Mỹ, các công ty lớn đãsát nhập hoặc mua lẫn nhau, như ngành ôtô thành ba tập đoàn lớn, ngành tài chínhkiểm toán thành 5 tập đoàn lớn, ngành thuốc lá thành 3 công ty; nền công nghiệpquân sự Mỹ tập trung thành các tập đoàn lớn (Lockheed - Martin, Northrop -Grumman, Raytheon - Hughes, Boeing, Mcdonnell Douglas, Textron - Bell) Nhưvậy, trong KTTT, triết lý "cá lớn nuốt cá bé" vẫn diễn ra phổ biến Các công tykhổng lồ (công ty mẹ) lại được chia thành nhiều công ty con rải khắp thế giới Cáccông ty con được quyền chủ động, linh hoạt hơn và dễ thích ứng với sự đổi mới

Ba là: KTTT tạo ra một xã hội thông tin rộng khắp, đa chiều.

Không riêng gì lĩnh vực sản xuất, nhờ ứng dụng những thành tựu mới

nhất của CNTT, nên các khâu của quá trình sản xuất, dịch vụ và quản lý đượctin học hoá một cách nhanh chóng Trong các lĩnh vực hoạt động của xã hộicũng đều có dấu ấn của CNTT như: quản lý điều hành của chính quyền, quốcphòng - an ninh, toà án, y tế, GD - ĐT, nghiên cứu khoa học, hoạt động vănhoá nghệ thuật, giải trí, thương mại, giao thông vận tải v.v Cũng vì lẽ đó màngười ta còn gọi KTTT bằng những tên khác: kinh tế mạng, kinh tế số TrongKTTT, thương mại điện tử cùng các hoạt động như thị trường ảo, xí nghiệp ảo,công ty ảo, chính quyền ảo , được sử dụng rộng rãi Thực tế cho thấy, Mỹ lànước sử dụng mạng Internet đứng hàng đầu thế giới Ở Mỹ có 1/5 số gia đình(khoảng 20 triệu gia đình) đã nối mạng, khoảng 30 triệu người Mỹ khác có thểtruy cập Internet tại các mạng ở trường học và nơi làm việc Nhiều người Mỹ

Trang 19

sử dụng Internet thường xuyên để mua hàng hoá và dịch vụ [115, tr.141] ỞNhật Bản có khoảng 18% dân số truy cập Internet Hàn Quốc có 45 triệu dân,cuối năm 2000, cả nước đạt đến con số 4 triệu thuê bao Internet với hơn 19triệu người sử dụng thường xuyên, 15 triệu máy tính cá nhân, 20 triệu thuê baođiện thoại di động Tại nhiều điểm công cộng có thể truy cập Internet miễn phínên việc tiếp nhận và xử lý thông tin càng nhanh chóng, tiện lợi hơn ỞSingapo, khoảng 1/2 gia đình có máy vi tính và 1/5 dân số đã sử dụng Internet,98% các gia đình Singapo đã truy cập mạng Intranet Singapo One, là mạng kếtnối toàn quốc của nước này [115, tr.139].

Dựa vào CNTT, các hoạt động SX - KD, dịch vụ cùng nhiều hoạt độngkhác của con người trở nên nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm được nhiều thờigian và công sức Sự xa cách về không gian, những bất lợi về địa lý sẽ giảmxuống thấp nhất nhờ các thành tựu mới của CNTT Xã hội thông tin phát triển,thông tin đa dạng nhiều chiều sẽ thay thế cho thông tin một chiều, đơn điệu,con người và xã hội ngày càng được tiếp xúc, nắm bắt nhiều thông tin hơn.Mạng thông tin cực kỳ phức tạp và tinh xảo sẽ được phủ khắp nước, được kếtnối với hầu hết mọi tổ chức và gia đình trong toàn xã hội, thậm chí vượt khỏi

sự hạn hẹp của biên giới quốc gia để hoà vào mạng toàn cầu

Bốn là: Phương thức quản lý có sự thay đổi căn bản, xuất hiện nhiều mô

hình quản lý linh hoạt, dễ thích ứng với cái mới, khơi dậy sự năng động sáng tạo của con người.

Thích ứng với sự phát triển của KTTT, trong quản lý vĩ mô có thể xuấthiện các mô hình chỉ huy phi đẳng cấp, phi tập trung, mô hình mạng, trong

đó các mối quan hệ ngang được phát huy, nhiều khâu quản lý điều hànhtrung gian cồng kềnh kém hiệu quả được loại bỏ Có thể dự tính rằng, với sựphát triển của KH - CN, nhất là CNTT cùng với trình độ nhân viên của các

cơ quan chính phủ được nâng cao, sẽ làm cho "chính phủ điện tử" trở thành

Trang 20

hiện thực Có thể hiểu chính phủ điện tử là chính phủ làm việc với người dân24/24 giờ trong ngày, 7/7 ngày trong tuần; người dân có thể thụ hưởng cácdịch vụ công cộng dù họ ở bất cứ đâu Điều này có ý nghĩa là người dân cóthể lấy giấy phép kinh doanh, hộ chiếu, đóng thuế, làm giấy khai sinh 24/24 giờ, 7/7 ngày trong tuần và ở bất cứ nơi nào, mọi rào cản về thủ tụchành chính bị loại bỏ [102] Hiện nay, ở một số quốc gia như Mỹ, Nhật, Tây

Âu đã triển khai mạnh vấn đề này Một số địa phương của Việt Nam (thànhphố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng ) đã xuất hiện một vài yếu tố của chính phủđiện tử, đó là thực hiện công việc hành chính điện tử ở một số khâu, một sốlĩnh vực nhất định Phương thức quản lý xã hội có sự đổi mới, sẽ khơi dậy, pháthuy tính linh hoạt, nhạy bén, sáng tạo của con người trong công việc Người dânnào cũng được thông tin kịp thời về các quyết sách của cơ quan nhà nước hoặc tổchức, đoàn thể liên quan tới họ và họ có thể có ý kiến ngay nếu thấy không phùhợp Việc tập hợp ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, phúc đáp và giải quyết kiếnnghị của người dân nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều

Năm là: Hình thành một xã hội học tập, học tập thường xuyên, học tập suốt

đời; đầu tư cho giáo dục và khoa học chiếm tỷ lệ rất cao; nhân tố quan trọng hàng đầu trong xã hội là phát triển nguồn lực con người có tri thức.

Mọi người trong xã hội đều được học tập, đây là nhu cầu tự thân, học tậpthường xuyên, học ở nhà trường, học ở trên mạng, tự học tập để không ngừngphát triển các kỹ năng, giàu có về tri thức và dồi dào trí sáng tạo Trong thời đạibùng nổ về thông tin, sự phát triển như bão lốc của cách mạng KH - CN hiện đạiđòi hỏi con người phải không ngừng học tập, cập nhật kiến thức, sáng tạo tri thứcmới, công nghệ mới, đồng thời phải chủ động theo kịp sự đổi mới và có khả năngthúc đẩy sự đổi mới Mặt khác, con người phải học và tự học suốt đời mới thíchứng linh hoạt với sự biến đổi mau lẹ của môi trường và điều kiện làm việc mới

Trang 21

Tri thức là tài nguyên bậc nhất không thể thay thế, nhưng để có thứ tài nguyên đókhông còn cách nào khác là phải phát triển sự nghiệp GD - ĐT Tri thức khôngphải là tặng vật chúa ban cho con người ngay từ lúc chào đời, nó cũng không phảibỗng dưng mà có ở mỗi con người, mà phải trải qua một quá trình học tập lâu dài,bền bỉ Không có sự nghiệp giáo dục, không có sự học hành thật tốt thì mỗingười, xã hội và quốc gia đó không thể có tri thức, không thể có sự sáng tạo Cốtlõi của KTTT là phải có nguồn tri thức khoa học và sự sáng tạo thật dồi dào Nếumột quốc gia không phát triển hệ thống giáo dục tối ưu, không có sự học tậpthường xuyên và suốt đời của mỗi người dân thì không thể phát triển KTTT.Nhiều nước trong khu vực và trên thế giới đã ý thức được vấn đề này, do đó ngânsách dành cho GD - ĐT và khoa học rất lớn, ngày càng chiếm tỷ trọng cao Cáctrang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại nhất cũng được trang bị cho các lĩnhvực này Do yêu cầu rất cao của KTTT nên mô hình giáo dục cũ sẽ được thay thếbằng mô hình mới, đó là, đào tạo cơ bản, làm việc và tiếp tục đào tạo, vừa đào tạovừa làm việc, học tập suốt đời (mô hình cũ chỉ cần đào tạo một lần sau đó ra làmviệc) Theo đó, hình thức giáo dục từ xa thông qua mạng rất phát triển, nó bảođảm cho mọi người ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào cũng có thể học tập được Mạngthông tin, Internet vì thế có ý nghĩa rất quan trọng trong việc học tập suốt đời củamỗi người Kinh nghiệm quốc tế và "những con rồng châu Á" cho thấy, trong cácnguồn lực phát triển kinh tế - xã hội, nguồn lực con người giữ vai trò quyết định.Thế nhưng, nguồn lực này chỉ phát huy hiệu quả trong trường hợp đã qua đào tạo,

có năng lực trí tuệ và sức sáng tạo, nắm bắt được tri thức khoa học, làm chủ ngànhnghề và công nghệ mới để xây dựng và phát triển đất nước

Những đặc trưng trên đây chỉ là phác thảo bước đầu, trong tương lai, cùngvới sự phát triển hoàn thiện của KTTT những đặc trưng đó sẽ bộc lộ đầy đủ và rõnét hơn Cần phải thấy rằng, KTTT ở mỗi nước, mỗi chế độ chính trị - xã hội khác

Trang 22

nhau có những những sắc thái và biểu hiện khác nhau Mỗi nước xây dựng KTTTtrong một khuôn khổ thể chế chính trị - xã hội nhất định, bị chi phối bởi hoàn cảnhđặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội mang tính đặc thù, do đó việc hoạch định chiếnlược, chính sách, giải pháp, bước đi trong quá trình phát triển KTTT sẽ khác nhau,

vì thế KTTT ở mỗi nước có những biểu hiện khác nhau

Hiện nay, KTTT đang trong quá trình phát triển, do đó, yêu cầu xây dựng hệthống tiêu chí mang tính khoa học, hoàn chỉnh và đồng bộ là rất khó khăn Tuy nhiên,dựa vào các đặc trưng trên, các tổ chức, các nhà khoa học trong và ngoài nước bướcđầu đã phác thảo sơ bộ một hệ thống tiêu chí về KTTT để đánh giá trình độ phát triểnKTTT của một nước

1 Cơ cấu kinh tế: Các ngành KTTT thống trị

2 Cơ cấu giá trị gia tăng: Hơn 70% do lao động trí óc mang lại

3 Công nghệ chủ yếu thúc đẩy phát triển nền kinh tế: Tỷ trọng các ngànhCNC trong nền kinh tế chiếm hơn 40%, thương mại điện tử rất phổ biến

4 Tin học hóa đời sống kinh tế - xã hội, mạng thông tin và viễn thông rất pháttriển, lượng máy tính không ngừng gia tăng và trở thành công cụ không thểthiếu của mỗi cá nhân và tổ chức trong xã hội

5 Vai trò của nghiên cứu khoa học: Rất lớn

6 Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R & D)> 3% GDP

7 Tỷ lệ đóng góp của KH - CN đối với tăng trưởng kinh tế > 80%

8 Vai trò của giáo dục: Rất lớn

9 Đầu tư cho giáo dục > 6% GDP

10.Trình độ học vấn trung bình của người dân: Sau trung học

11.Vai trò của truyền thông: Rất lớn

12 Cơ cấu lao động: Hơn 70% là công nhân tri thức

13 Tuổi thọ trung bình của người lao động > 70 tuổi

Trang 23

14 Thời gian rỗi của người lao động: 19 năm (trong xã hội nông nghiệp là 3năm, xã hội công nghiệp là 12 năm)

15 Mức độ nhất thể hóa kinh tế thế giới: Rất cao

Ngoài những chỉ tiêu này, có thể tham khảo một số chỉ tiêu khác ở [117], [118]

1.1.2 Phát triển kinh tế tri thức - lý luận và kinh nghiệm thực tiễn

1.1.2.1 Khái niệm phát triển kinh tế tri thức

Từ sự phân tích, luận giải những vấn đề đã đề cập ở trên, giúp cho chúng tanhận diện đúng đắn về KTTT Nhưng có nhiều vấn đề khác đặt ra: phát triểnKTTT là phát triển cái gì? Phải chăng phát triển KTTT chỉ thuần túy là phát triểncác ngành khoa học, các ngành CNC? Hay chỉ cần khai thác, sử dụng tri thứctrong lĩnh vực kinh tế?

Nói đến KTTT là nói đến bất kỳ ngành nào, lĩnh vực kinh tế nào cũngphải chứa đựng hàm lượng trí tuệ cao, tỷ trọng tri thức lớn Như vậy, pháttriển KTTT không thể không gia tăng việc khai thác, phân phối, sử dụng trithức ở tất cả các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân Đồng thời cònphải khai thác và sử dụng có hiệu quả tri thức trong mọi lĩnh vực của đời sống

xã hội Điều hiển nhiên là quốc gia đó phải có một nền GD - ĐT hiện đại,chất lượng tốt, đồng thời phải xây dựng được một nền KH - CN hiện đại vớicác ngành CNC chủ chốt Các ngành CNC chính là xương sống và là "cáinôi" của KTTT Nếu không xây dựng và phát triển các ngành CNC thì khôngthể nói gì đến phát triển KTTT

CNC được hiểu là công nghệ mới hoặc mũi nhọn được tích hợp từ cácthành tựu KH - CN tiên tiến, có khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ đến phát triểnkinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng; là động lực thúc đẩy đổi mới cácngành nghề truyền thống hoặc tạo ra một ngành sản xuất, dịch vụ mới có hiệuquả kinh tế cao Theo như phân loại của tổ chức Liên hợp quốc thì CNC baogồm các nhóm ngành: CNTT, CNSH, CNVLM, CNNLM, công nghệ hàngkhông - vũ trụ, công nghệ hải dương học, công nghệ quản lý Nhiều ý kiến

Trang 24

thống nhất cho rằng, CNTT, CNSH, CNNLM, CNVLM là những ngành trụ cộtcủa KTTT Chúng được xem là những “đầu tàu” dẫn dắt KTTT bởi sự kích ứng

và chi phối mạnh mẽ đối với các ngành, các lĩnh vực khác trong toàn bộ nềnkinh tế quốc dân Các ngành CNC có đặc trưng là tạo ra các sản phẩm có hàmlượng trí tuệ cao và được đổi mới nhanh chóng; tạo ra các giá trị gia tăng lớn;đóng góp to lớn vào nền kinh tế quốc dân và tạo việc làm mới; có khả năng cạnhtranh quốc tế; thời gian từ nghiên cứu khoa học đến sáng tạo công nghệ ngàycàng rút ngắn hơn trước; được khoa học hiện đại mở đường, soi rọi (như vật lý

vi mô và vật lý vũ trụ, sinh học phân tử và lý thuyết di truyền, sinh thái học );được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội (kinh tế, chính trị,văn hoá, xã hội, quân sự, quản lý); tiêu thụ ít nguyên, nhiên liệu, ít gây ô nhiễmmôi trường

CNC giúp cho việc nối dài các giác quan, mở rộng khả năng tư duy và tăngsức mạnh vật chất của con người Với ý nghĩa đó, có thể khẳng định CNC là cơ

sở và điều kiện để nâng cao năng lực nhận thức và cải tạo thế giới của conngười Hiện nay, hầu hết các nước phát triển KTTT đều dựa vào bốn lĩnh vựcCNC chủ chốt sau đây:

Thứ nhất, CNTT, đây là lĩnh vực quan trọng nhất thúc đẩy sự phát triển của

tất cả các lĩnh vực khác; đồng thời tăng hiệu quả của tổ chức quản lý, nâng caonăng suất, chất lượng và hiệu quả lao động, giúp con người cải thiện chất lượngcuộc sống, rút ngắn thời gian và không gian, do đó có tác động sâu sắc đến toàn

xã hội CNTT là động lực chủ yếu của sự phát triển KTTT, nó là một trongnhững ngành đem lại thu nhập cao của nền kinh tế quốc dân

Thứ hai, CNSH là tác nhân thúc đẩy mạnh mẽ năng suất, chất lượng của

cây trồng, vật nuôi, đặc biệt nâng cao hàm lượng đạm và các vitamin trongtừng loại nông sản, làm tăng giá trị hàng hoá từ nuôi trồng và chế biến, gópphần nâng cao giá trị kinh tế và chất lượng cuộc sống con người Nhờ côngnghệ enzim đã tạo ra những giống lúa mới sản lượng hơn 15 tấn/ha Công

Trang 25

nghệ nhân bản vô tính (cloning), nhất là sau khi nhân bản thành công cừuDolly, có thể nhân bản vô tính đối với con người Hiện nay, về mặt đạo lý,công nghệ nhân bản vô tính ở người chưa được các nhà khoa học và nhiềuquốc gia chấp nhận, tuy nhiên nó đã mở ra hướng mới cho việc thay thế những

cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người bị hư hại, thương tổn nặng

Hiện nay, các nhà khoa học đã lập được bản đồ gen con người với gần

100 nghìn gen, đọc được 3,25 tỷ trong khoảng 3,5 tỷ chữ cái của mã di truyền

bộ gen người [7, tr.5], giúp cho việc chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ con người

Thứ ba, CNNLM, nền sản xuất nào cũng phải dựa vào năng lượng, không

có năng lượng thì không thể có các hoạt động sản xuất Hiện nay, nguồn nănglượng chủ yếu của thế giới vẫn là than, dầu mỏ tuy nhiên, chúng là hữu hạnchứ không phải là vô tận Việc khai thác và sử dụng chúng trong nhiều nămqua đã làm tổn hại không nhỏ đến môi trường sống Mặt khác, dầu mỏ luôn bịchi phối bởi các nhân tố kinh tế, chính trị nên giá cả thường biến động theohướng tăng mạnh trong thời gian qua Điều này gây bất lợi đến sự phát triểncủa nhiều nước, vì thế, việc khai thác và sử dụng những nguồn năng lượngmới, sạch đang và sẽ trở thành xu hướng chủ đạo của các quốc gia trên thế giới.Nhiều nguồn năng lượng mới đã và đang được khai thác, sử dụng trong sảnxuất và đời sống như năng lượng mặt trời, gió, địa nhiệt

Thứ tư, CNVLM, vật liệu cũng là yếu tố qui định sự phát triển của lực lượng

sản xuất Ngày càng xuất hiện nhiều dạng vật liệu mới thay thế cho vật liệu truyềnthống, đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của sản xuất và đời sống: vật liệu composit,vật liệu phỏng sinh học, vật liệu siêu dẫn, vật liệu nanomet

Hiện nay, các nhà khoa học trên thế giới đang đột phá vào công nghệ nano,đây cũng là một lĩnh vực CNC và mới Công nghệ nano, hiểu một cách khái quátnhất là công nghệ nhằm tạo ra các vật liệu, linh kiện và hệ thống có các tính chấtmới, nổi trội nhờ vào kích thước nanomet (một phần tỷ của mét), đồng thời có

Trang 26

thể điều khiển được các tính chất và chức năng của chúng ở kích thước siêu nhỏ.Công nghệ nano có ảnh hưởng mạnh đến nhiều lĩnh vực đời sống kinh tế, xã hội,

an ninh - quốc phòng Hiện nay, công nghệ nano đang được phát triển và ứngdụng trong một số ngành công nghiệp, nhất là trong lĩnh vực chế tạo linh kiện viđiện tử và vi - cơ điện tử (micromecaelechtonics), sản xuất vật liệu siêu bền, siêunhẹ, chịu bức xạ, vật liệu khử độc , tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống(thuốc chữa bệnh nano, quần áo và kính không bám bụi ) [20, tr.16]

Cũng cần phải thấy rằng, do điều kiện kinh tế - xã hội, tiềm năng, thếmạnh và nỗ lực chủ quan của mỗi nước khác nhau nên sự phát triển KTTT ởmỗi nước sẽ diễn ra khác nhau Theo đó, chiến lược phát triển KTTT, môhình và bước đi của từng nước cũng rất khác nhau Từ những vấn đề nêu trên,

có thể quan niệm phát triển KTTT như sau:

Phát triển KTTT là quá trình không ngừng khai thác, phân phối, sử dụng tri thức trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội dựa trên cơ

sở một nền GD - ĐT và KH - CN hiện đại mà trụ cột là CNTT, CNSH, CNNLM, CNVLM vì lợi ích và sự phát triển của mỗi quốc gia.

Để phát triển KTTT, đòi hỏi bất kỳ một quốc gia nào cũng phải tạo lậpnhững điều kiện cần thiết đảm bảo cho sự phát triển đó Các tổ chức nhưOECD, Ngân hàng Thế giới và hầu hết các chuyên gia đều thống nhất đưa ranhững điều kiện cơ bản sau đây nhằm phát triển KTTT ở mỗi quốc gia

1.1.2.2 Điều kiện phát triển kinh tế tri thức

Một là, kinh tế thị trường phát triển cao với đầy đủ các yếu tố hợp thành,

trong đó các thị trường tài chính, thị trường KH - CN, thị trường lao động, thịtrường hàng hóa - dịch vụ hoạt động hữu hiệu trên cả bình diện quốc tế và trongnước Đây là điều kiện hàng đầu, nếu không có nó thì không thể phát triển KTTT

Trang 27

Bởi kinh tế thị trường tạo ra hệ thống lợi ích cần được thỏa mãn, điều đó thúc đẩymạnh mẽ việc khai thác và ứng dụng tri thức vào trong quá trình SX - KD, biến trithức thành nhân tố kinh tế Để KTTT ra đời và phát triển đòi hỏi lao động có trithức phải ngày càng đông đảo và chiếm tỷ trọng cao trong đội ngũ lao động Họđược tự do chọn lựa môi trường làm việc, công việc thích hợp với trình độ chuyênmôn được đào tạo và có thu nhập tương xứng Cả phía công ty, doanh nghiệp sửdụng lao động tri thức và cả phía người lao động đều được quyền lựa chọn, ký kếthay huỷ bỏ hợp đồng nếu thoả mãn hay không thoả mãn các điều kiện của nhau.

Sự “lưu thông chất xám” được diễn ra theo qui luật của thị trường mà không phảichịu bất kỳ sức ép nào từ phía cá nhân hay các tổ chức trong xã hội Trong kinh

tế thị trường, các sản phẩm khoa học, dây chuyền công nghệ, các giải pháp kỹthuật đều được coi là sản phẩm hàng hoá và được tự do mua bán, trao đổi trên thịtrường mang lại nguồn lợi cho cá nhân và tổ chức sở hữu nó Chính những điềunày đã kích thích và thúc đẩy sự ra đời, phát triển của KTTT

Hai là, hệ thống GD - ĐT tốt nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng

đáp ứng với yêu cầu cao của KTTT Yếu tố cốt lõi của KTTT chính là việc khaithác, sử dụng tri thức để phát triển kinh tế - xã hội Tri thức không nằm ngoài

mà luôn thuộc về con người và gắn liền với chất lượng GD - ĐT Không thể cóKTTT nếu không có một nền GD - ĐT tốt, nếu trình độ dân trí thấp

Ba là, hệ thống đổi mới quốc gia năng động Hệ thống đổi mới quốc gia

là thuật ngữ xuất hiện tại các nước thuộc tổ chức OECD từ những năm đầuthập niên 80 của thế kỷ XX Đến nay, có nhiều quan niệm khác nhau về hệthống đổi mới quốc gia gắn với những bối cảnh và mục tiêu nghiên cứu nhất

định, nhưng tựu chung lại có thể hiểu: Hệ thống đổi mới quốc gia là tập hợp các thiết chế, các tổ chức độc lập nhưng có sự phối hợp với nhau cùng tham

Trang 28

gia vào quá trình triển khai và phổ biến các công nghệ mới; đồng thời nuôi dưỡng sự sáng tạo, chuyển giao và sử dụng các tri thức, kỹ năng tạo nên các công nghệ mới Theo quan niệm này, hệ thống đổi mới quốc gia bao

gồm hệ thống các cơ chế, chính sách, các hình thức tổ chức hợp tác tạo điềukiện thuận lợi cho việc xác lập mối quan hệ tương tác chặt chẽ giữa các cơquan nghiên cứu KH - CN, các trường đại học, các doanh nghiệp và cácnhân tố liên quan khác nhằm thúc đẩy việc tạo ra tri thức, quảng bá và sửdụng tri thức, cung ứng dịch vụ, đổi mới công nghệ và sản phẩm, góp phầnnâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế Hệ thống đổimới quốc gia năng động có nghĩa là hệ thống các cơ chế, chính sách, cáchình thức tổ chức hợp tác và liên kết giữa các tổ chức trên phải thật uyểnchuyển, linh hoạt, thích ứng với mọi biến động và các giai đoạn phát triển

của nền kinh tế, mang lại hiệu quả cao

Bốn là, cơ sở hạ tầng thông tin, trong đó CNTT và viễn thông phát triển

cao Đây là một trong những điều kiện cơ bản nhất đảm bảo sự phát triển củaKTTT CNTT là một trong những ngành CNC sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trithức đóng góp to lớn vào tăng trưởng kinh tế, đồng thời còn tạo phương tiệnthuận lợi giúp cho việc tiếp cận, trao đổi, xử lý thông tin, sáng tạo tri thức củacác ngành kinh tế - xã hội khác mang lại hiệu quả Mặt khác, CNTT và truyềnthông phát triển cao còn đóng góp tích cực vào việc nâng cao trình độ dân trí,giúp người dân nhanh chóng tiếp cận với thông tin và tri thức mới

Năm là, môi trường pháp lý minh bạch, ổn định không bị thay đổi tùy

tiện, đáp ứng với nguyện vọng chính đáng của mọi tổ chức, cá nhân đượctiếp cận, trao đổi và xử lý thông tin Các giá trị tri thức, sản phẩm trí tuệđược bảo vệ bằng Luật sở hữu trí tuệ Cơ chế, chính sách ở tầm vĩ mô phải

Trang 29

thông thoáng, an toàn và hiệu quả kích thích các hoạt động SX - KD hướngvào khai thác, sản xuất và tiêu dùng tri thức để phát triển kinh tế.

1.1.2.3 Kinh nghiệm quốc tế trong quá trình phát triển kinh tế tri thức

Nhận thức được vai trò to lớn của KTTT, từ đầu thập niên 90 của thế kỷ

XX trở lại đây, các nước phát triển, đang phát triển rất quan tâm theo dõi sựxuất hiện và phát triển của KTTT, đồng thời đã có sự điều chỉnh chiến lược,chính sách phát triển quốc gia cho phù hợp với xu thế phát triển đó Để pháttriển KTTT, nhìn chung các nước đều tập trung vào những vấn đề sau đây:

Một là: Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển KTTT hoặc điều chỉnh

chiến lược phát triển nền kinh tế theo hướng KTTT

Nắm bắt xu hướng không thể đảo ngược của sự chuyển đổi từ kinh tế côngnghiệp sang KTTT, giới cầm quyền Mỹ đã chủ động vạch ra chiến lược để phổbiến và thúc đẩy sự phát triển của KTTT Đương nhiên, điều này trước hết vìlợi ích của nền kinh tế Mỹ và theo đó giúp cho Mỹ tiếp tục tham vọng chiphối và lãnh đạo thế giới Nước Mỹ đã tích cực kích thích làn sóng phátminh sáng chế, từ Internet đến CNSH, cho tới những công nghệ phát triểnnhất, hiện đại nhất Trong vòng 4 năm, chi phí cho các doanh nghiệp máytính đã tăng 86% vượt xa các ngành khác chỉ tăng 40% Tháng 10 năm 1996,cựu Tổng thống Mỹ Bin Clintơn phát triển ý tưởng lập xa lộ thông tin caotốc đã đưa ra năm 1992 bằng việc lập kế hoạch về mạng Internet 2, đưa tốc

độ thông tin lên cao hơn (1000 lần), nghĩa là một giây có thể truyền đi đượcmột bộ bách khoa toàn thư Họ phấn đấu trong vòng 10 năm sẽ thực hiện kếhoạch máy tính siêu tốc, rút ngắn công việc tính toán trong một năm của cácmáy chủ nhanh nhất hiện nay xuống còn 30 giây [100, tr.71] Mỹ cũng đưa

ra kế hoạch thực hiện sáng tạo cái mới trên nhiều lĩnh vực khác như pháttriển năng lực trí tuệ nhân tạo, các tấm vi mạch cao tốc Các nước pháttriển khác cũng không bỏ lỡ cơ hội, chủ động nắm bắt thời cơ và tích cực

Trang 30

phát triển KTTT Năm 1994, Chính phủ Canađa đã đưa ra báo cáo: "Chínhsách, con người và kế hoạch" với nội dung là chuẩn bị quá độ sang xã hộiKTTT, đề cập đến vai trò của KH - CN trong quá trình chuyển từ nền kinh tếdựa vào tài nguyên, lao động và tư bản là chủ yếu sang nền kinh tế dựa vào trithức là chính

Tháng 6/1994, khi bàn về "Chính sách cạnh tranh công nghiệp của EU",

EU đã đề ra kế hoạch tiếp tục phát triển kỹ thuật sinh học, môi trường, tàinguyên, năng lượng, kỹ thuật thông tin giúp EU bước vào thời kỳ mới Tháng7/1997, Uỷ ban EU đã đưa ra "Chương trình nghị sự năm 2000" với việc đặttri thức hoá nền kinh tế ở vị trí ưu tiên, đồng thời đề ra ý tưởng cho quá trình

EU chuyển sang thời đại KTTT

Tháng 11 năm 1995, nước Nhật đã thông qua Luật cơ bản về khoa học

kỹ thuật Tháng 2 năm 1997, Chính phủ Nhật sáp nhập Ban Khoa học kỹthuật và Bộ Văn hoá thành Bộ Giáo dục - Khoa học kỹ thuật, nhằm tăngcường quản lý và điều hành vĩ mô đối với sự phát triển khoa học kỹ thuật.Nhật cũng tăng đầu tư nghiên cứu triển khai lên 3,4% so với năm 1995 chỉ là2% GDP

Các nước đang phát triển cũng nhận thức được rằng, khoảng cách về sựphát triển kinh tế - xã hội chính là khoảng cách về tri thức Nhiều nước xâydựng chiến lược phát triển đều đặt trọng tâm vào phát triển CNTT, phát triểnnguồn nhân lực có trí tuệ cao, chủ động hội nhập quốc tế, phát huy lợi thế sosánh của nước mình, đi nhanh, đi tắt vào KTTT Phần Lan là một nước màrừng và đầm lầy chiếm đại bộ phận diện tích, cách đây vài chục năm vẫn còn

là một nước nông nghiệp lạc hậu (dân số nông nghiệp chiếm trên 70%), nhờ

đi nhanh vào KTTT mà trong vòng 10 năm gần đây GDP tăng gấp 5 lần (dân

số nông nghiệp nay chỉ còn 6%); rừng trước đây giữ vai trò chủ yếu trong nềnkinh tế, nay chỉ chiếm khoảng 3% trong GDP [87, tr.53] Hàn Quốc năm 1970dân số nông nghiệp còn chiếm 70%, đến nay chỉ còn 6% Từ giữa thập kỷ 90

Trang 31

vừa qua, họ đã có chiến lược phát triển KTTT đặc biệt là CNTT, nhờ đó màthương mại điện tử rất phát triển Siêu xa lộ thông tin Hàn Quốc đã kết nối hầuhết 14 triệu hộ gia đình và tất cả các trường học Sự phát triển CNTT của HànQuốc được xếp hàng đầu thế giới, đóng góp to lớn vào sự tăng trưởng kinh tếcủa đất nước Chính phủ Hàn Quốc còn tích cực thúc đẩy sự ra đời "chính phủđiện tử" nhằm xây dựng một chính phủ hiệu quả và năng động hơn Một loạtcác nước nhỏ, kém phát triển như Extônia, Costa-Rica, Mali đều đang thựchiện chiến lược phát triển mạnh CNTT, khắc phục sự bất lợi về vị trí địa lý vàkhoảng cách tri thức, đi nhanh vào KTTT Trung Quốc có chiến lược pháttriển các ngành CNC, đặc biệt là hàng không - vũ trụ và CNSH (đột phá mạnh

mẽ vào nhân bản vô tính ở động vật) Cuối năm 2000, những người đứng đầuchính phủ các nước ASEAN họp tại Singapo đã cam kết xây dựng kết cấu hạtầng thông tin, phát triển thương mại điện tử, chính phủ điện tử ở các nước này.Malaixia đang triển khai thực hiện "Tầm nhìn 2020" hướng tới KTTT Cácnước Philippin, Thái Lan cũng đang đẩy mạnh các biện pháp tiến tới KTTT Tổchức APEC nhiều năm nay đã nghiên cứu lộ trình đi tới KTTT của các nướctrong khu vực, thường kỳ đánh giá các chỉ số căn bản của KTTT như: kết cấu hạtầng CNTT, trình độ học vấn, sự phát triển của truyền thông, sự phát triển của KH

- CN, sử dụng Internet, sự phát triển các doanh nghiệp sáng tạo , trong đó có haichỉ số quan trọng nhất là tỷ lệ công nghiệp tri thức trong GDP và tỷ lệ côngnhân tri thức trong lực lượng lao động

Hai là: Đầu tư mạnh vào phát triển nguồn nhân lực, phát triển GD - ĐT

theo tiêu chuẩn cao, học tập suốt đời.

Tầm quan trọng của nguồn lực con người được nhiều nước trên thế giới

và trong khu vực xác định rõ trong chiến lược và chính sách phát triển KTTT.Chính phủ Mỹ đã ban hành cương lĩnh giáo dục quốc dân mới trên toàn quốcvới các nội dung cụ thể: trẻ em từ 8 tuổi trở lên phải biết đọc, biết viết; thiếuniên từ 13 tuổi trở lên phải truy cập mạng Internet để thu nhận tri thức; thanh

Trang 32

niên từ 18 tuổi trở lên phải nhận được giáo dục ở bậc đại học; người lớn đượctiếp nhận "sự học tập suốt đời" Cương lĩnh này nhằm đáp ứng yêu cầu tạo rađội ngũ công nhân biết sử dụng máy móc, điều khiển các dây chuyền tự độnghoá, những người lao động tri thức có trình độ cao Hiện ở Mỹ 80% số ngànhnghề mới là ngành nghề do tri thức tạo ra, công nhân tri thức chiếm khoảng60% trong tổng số công nhân [66, tr.138] Giá dịch vụ Internet ở Mỹ đượcgiảm 90%, nhằm giúp mọi học sinh tiếp cận được với máy tính - cơ hội thuậnlợi để học tập theo "phương pháp cá thể", cơ sở hình thành và phát triển nănglực tự học suốt đời đối với học sinh Theo "Tuần báo giáo dục" Mỹ (9/1999) vàThông tin Thống kê giáo dục (1999) của Bộ Giáo dục Mỹ, số lượng máy vitính dùng cho học sinh trung học từ 1992 đến 1999 đã tăng gấp 3 lần, từ 19 họcsinh/1 máy lên 6 học sinh/1 máy; cũng vào năm này có khoảng 90 - 95% tổng

số trường học Mỹ nối mạng Internet Một số nước Tây Âu, bên cạnh môn tinhọc, ngoại ngữ, họ rất chú trọng tới các môn hình thành và phát triển các kỹnăng cơ bản, toàn diện có thể ứng dụng vào nhiều lĩnh vực hoạt động Chútrọng hình thành hệ thống thái độ của con người với môi trường sống, với xãhội, bản thân Đặc biệt là giáo dục lòng tự tin, tự lý giải các vấn đề của cuộcsống, khả năng thích ứng với mọi hoàn cảnh Nhật Bản từng bước thay thếchế độ "làm việc suốt đời", gắn bó suốt đời với một công ty của ông chủ bằngchế độ học tập suốt đời đối với mọi người dân Nhật Xoá bỏ phương pháp

cũ, kiểu học thuộc lòng của trẻ em cấp I; nâng cao khả năng sử dụng máy vitính ở các trường phổ thông để thích ứng với yêu cầu đào tạo ra nguồn nhânlực năng động, sáng tạo Hàn Quốc có nhiều nỗ lực trong cải cách cơ bản về

hệ thống GD - ĐT như tăng ngân sách cho giáo dục, tích cực áp dụng CNTTtrong giáo dục, thực hiện hệ thống học tập suốt đời Đến giữa năm 90, HànQuốc gần như đã phổ cập xong trung học, 80% số học sinh tốt nghiệp trunghọc tiếp tục học đại học và cao học [32, tr.91]

Trang 33

Cùng với việc cải cách giáo dục, các nước phát triển khuyến khích sinhviên đeo đuổi nghiên cứu, nhằm phát hiện tài năng, cấp học bổng cao, hứahẹn công việc tốt đẹp trong tương lai đối với những sinh viên ưu tú, huyđộng các thành phần xã hội tham gia vào công tác giáo dục Hơn nữa, cácnước phát triển còn khắc phục sự thiếu hụt về nguồn nhân lực bằng cácchính sách thu hút nguồn lao động nhập cư Thực chất là "'rút ruột" tri thứccủa các nước khác, đây là chính sách khá khôn ngoan "một vốn bốn lời".Các nước phát triển còn thực hiện chính sách trả lương cao, được quyền ưutiên mua cổ phiếu của công ty đối với những nhân tài.

Ba là: Ưu tiên phát triển các khu và các ngành CNC, đặc biệt là CNTT

và coi chúng là động lực chủ yếu của tăng trưởng kinh tế

Nhiều nước phát triển chú trọng đẩy mạnh phát triển các ngành CNC,chuyển dần các ngành có công nghệ trình độ thấp sang các nước đi sau Cácngành kinh tế truyền thống được hiện đại hoá bằng công nghệ mới Ở Mỹ,phần đóng góp của các ngành CNC trong GDP tăng lên nhanh chóng: năm

1996 mang lại cho GDP Mỹ 420 tỷ USD, tăng 15% so với năm 1995; từ năm

1986 - 1996, tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ tăng từ 309,5 tỷ USD lên 848

tỷ USD, trong đó tỷ trọng của các ngành CNC trong tổng kim ngạch xuấtkhẩu tăng từ 12% lên 42% [107, tr.72] Để phát triển các ngành CNC, cácnước phát triển đã chú trọng xây dựng các khu CNC và khuyến khích đầu tưvào đây Ở Mỹ có hơn 300 khu CNC, các công ty vào kinh doanh tại đâyđược thuê đất dài hạn (có thể tới 99 năm) Điển hình nhất là thung lũngSilicon, ở đây đã thu hút hơn 7000 công ty kỹ thuật cao, tổng giá trị thị trườngkhoảng 450 tỷ USD [100, tr.73], cứ 5 ngày lại có một công ty khai trương.Các công ty kinh doanh công nghệ ở thung lũng Silicon phát triển rất nhanhchóng Ví dụ, công ty công nghệ mạng Sisco - công ty hàng đầu thế giới vềnối mạng cho Internet, trong 10 năm doanh thu đạt 72 tỷ USD Nước Anh có

"đầm điện tử" thuộc trường đại học Cambitgiơ, nó thu nạp hơn 1000 công ty

Trang 34

kỹ thuật cao, sản lượng hàng năm đạt tới 3 tỷ USD Ở Pháp có khoảng 35 khuCNC Ở Nhật có 32 khu, tiêu biểu là công viên Hàn Lâm Tôkyô, nơi đây cónhững điều kiện và phương tiện tốt nhất dành cho việc nghiên cứu, trao đổitri thức ở trình độ cao; có bảo tàng quốc gia về khoa học và phát minh mới;

có viện quốc gia về KH - CN tiên tiến, đây là cơ quan nghiên cứu lớn nhấtNhật Bản với khoảng 2500 nhà nghiên cứu và hợp nhất của 16 trung tâmcông nghệ, nghiên cứu quốc gia Ấn Độ có vùng Bengalo, nơi đây trở thànhtrung tâm sản xuất phần mềm máy tính hàng đầu thế giới Nhờ tập trung đầu

tư vào nguồn nhân lực cao và đón đầu các tri thức mới, nên các sản phẩmphần mềm của nước này có tính cạnh tranh cao trên thế giới, năm 1998 xuấtkhẩu phần mềm đạt 1,81 tỷ USD Trung Quốc hiện có 53 khu CNC (cấp nhànước) đã cơ bản hoàn thành giai đoạn phát triển đầu tiên, tạo ra môi trườngđầu tư lành mạnh ở những nơi này Hiện Trung Quốc có khoảng 18.000doanh nghiệp sử dụng CNC với 1,8 triệu nhân viên Thương mại điện tử ởTrung Quốc có mạng lưới kỹ thuật và các phương tiện kết cấu hạ tầng kháhiện đại Nhìn chung, việc nghiên cứu tại khu CNC được tiến hành trên cáclĩnh vực CNTT, CNSH, CNVLM, CNNLM nhằm tạo ra những công nghệ

và các ngành công nghiệp mới Các khu CNC chính là hình thức tổ chức sảnxuất mới của KTTT Nó là sự liên kết giữa khoa học với sản xuất, từ thửnghiệm đến triển khai sản xuất đại trà

Để hình thành được các khu CNC, ngoài những chính sách linh hoạt,mềm dẻo, thì hầu hết các nước phát triển đều tạo trước được cơ sở hạ tầng, cóluật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các nhà khoa học và sản xuất côngnghệ, môi trường thuận lợi để nhân tài phát huy tối đa năng lực sáng tạo của

họ Có thể nói, đầu tư để sáng tạo ra cái mới là đầu tư mạo hiểm, có thể thànhcông nhưng cũng có thể thất bại Vì thế, ở các nước phát triển đều có nhữngchính sách hỗ trợ, khuyến khích và giảm thiểu thiệt hại cho các công ty này Họxây dựng chế độ quyền sở hữu tài sản tri thức kiểu mới, lợi ích cùng hưởng, rủi

Trang 35

ro cùng chịu, gắn lợi ích của nhân tài với sự phát triển của công ty Ví dụ, tạithung lũng Silicon (Mỹ), nhiều công ty áp dụng chế độ chia hưởng lợi ích thuđược theo mức độ đóng góp vào các phát minh Ở Nhật, thực hiện sửa đổi chế

độ thuế, giảm thuế cho các công ty cổ phần đầu tư vào các ngành CNC, mạohiểm nhằm giảm bớt thiệt hại cho những công ty này

Bốn là: Lấy doanh nghiệp làm chủ thể của các chương trình đầu tư nghiên

cứu và triển khai, khuyến khích mạnh mẽ sự sáng tạo của các doanh nghiệp

Lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu đối với các doanh nghiệp Bởi vậy,các doanh nghiệp chỉ ứng dụng công nghệ mới chừng nào lợi nhuận của họđược đảm bảo Dự án của các công ty cũng tập trung vào nghiên cứu và ứngdụng những gì hứa hẹn nhiều nguồn lợi Trong quyết sách của các nước pháttriển đều khuyến khích các công ty đầu tư nghiên cứu và triển khai sản xuất.Nếu xét theo 3 chỉ tiêu của đầu tư nghiên cứu và triển khai: số dự án, mứckinh phí, số nhân viên tham gia thì ở các nước phát triển hiện nay, các doanhnghiệp tư nhân chiếm 2/3 tổng số đầu vào, trong khi đầu tư của chính phủ chỉchiếm 1/3 Tuy nhiên, khuyến khích đầu tư nghiên cứu ở các công ty không

có nghĩa là xem nhẹ đầu tư của chính phủ Việc đầu tư nghiên cứu và triểnkhai của chính phủ chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, CNC

có tính công ích, những lĩnh vực lợi nhuận thấp không mấy hấp dẫn đối với tưnhân nhưng lại hữu ích đối với xã hội Những nghiên cứu và triển khai nhằmthương mại hoá và việc sản xuất đại trà các sản phẩm nghiên cứu đượcchuyển giao cho các doanh nghiệp Khi các doanh nghiệp vừa là người hưởnglợi, vừa là người phải gánh chịu rủi ro, thì sự chuyển hoá các thành quảnghiên cứu khoa học mới được đẩy mạnh, nghiên cứu KH - CN và tổ chứcsản xuất mới có sự kết dính chặt chẽ với nhau

Năm là: Xây dựng hệ thống tài chính, kinh tế mở

Trang 36

Trong KTTT, thông tin đầy ắp, đa dạng được chuyển tải qua các mạng

và trên các xa lộ thông tin, dòng di chuyển tài chính, hàng hoá và dịch vụ sẽdiễn ra với tốc độ rất nhanh Ước tính hiện nay, dòng vốn giao dịch trên mạngtài chính toàn cầu đã lên tới hơn 2000 tỷ USD/ngày Các nhà hoạch địnhchính sách, các nhà đầu tư, người tiêu dùng thông qua mạng Internet có thểđối thoại trực tiếp với nhau nhanh chóng, dễ dàng Ưu tiên hàng đầu hiện naycủa Mỹ và các nước tư bản phát triển là duy trì hệ thống tài chính mở đểthông qua đó nhanh chóng chuyển các nguồn lực: vốn, nhân lực, tài nguyênsang khu vực sáng chế khoa học, CNC Các khoản tài trợ của nhà nước và cácloại trái phiếu sẽ tạo điều kiện để các ý tưởng mới sớm nhận được nguồn tàichính cần thiết Các nước phát triển cam kết thúc đẩy một nền thương mại tự

do và quyền di cư tương đối thông thoáng Điều này sẽ đem lại nhiều lợi íchcho các nước phát triển trong việc chuyển hướng sang các ngành CNC, thunhận người nhập cư có trình độ cao mà không tốn công sức, tiền của đào tạo.Tìm hiểu quá trình phát triển KTTT của một số nước trong khu vực vàtrên thế giới, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quí giá, thiết thực đốivới Việt Nam trong tiến trình phát triển KTTT như sau:

+ Cần xây dựng chiến lược phát triển KTTT, trong đó phải lồng ghépphát triển KTTT vào quá trình CNH, HĐH đất nước

+ Cần tiếp tục đổi mới hệ thống chính sách, luật pháp, phương thức quản

lý của Nhà nước ở tầm vĩ mô nhằm tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho sựsáng tạo, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá, của doanh nghiệp và của cảnền kinh tế

+ Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, phát huy lợi thế so sánh của đấtnước, đi nhanh, đi tắt vào KTTT

+ Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao, tăngđầu tư cho GD - ĐT; thực hiện học tập suốt đời đối với mọi công dân

Trang 37

+ Liên kết chặt chẽ các doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo và các cơ sởnghiên cứu Khuyến khích đầu tư nghiên cứu khoa học và triển khai côngnghệ mới vào sản xuất, tạo ra những sản phẩm mang hàm lượng trí tuệ cao+ Tin học hoá các lĩnh vực đời sống xã hội như văn hoá, GD - ĐT, y tế,

SX - KD, nghiên cứu khoa học, quản lý xã hội, quốc phòng - an ninh v.v + Ưu tiên phát triển các ngành công nghệ trụ cột của nền kinh tế: CNTT,CNSH, CNNLM, CNVLM , chú trọng xây dựng các khu CNC Bảo đảm lợiích chính đáng của người sáng tạo, thực hiện quyền sở hữu trí tuệ…

1.1.3 Sự cần thiết phải phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam

Hiện nay có nhiều khuynh hướng nhận thức khác nhau xung quanh vấn đề ViệtNam có cần thiết phát triển KTTT hay không và có thể phát triển KTTT được không ?Khuynh hướng thứ nhất, không thừa nhận tương lai nhân loại đi vàoKTTT, cho rằng tri thức ở bất kỳ chế độ kinh tế - xã hội nào cũng có, nó chỉkhác nhau về trình độ mà thôi Việc xuất hiện KTTT chẳng qua chỉ là sự tưởngtượng vô căn cứ, một sự tuyên truyền quá mức Không hề có KTTT nói chung,

vì thế không nên đề cập đến phát triển KTTT ở Việt Nam

Khuynh hướng thứ hai, thừa nhận có KTTT, nhưng chỉ xuất hiện ở cácnước phương Tây phát triển, còn Việt Nam đang là nước nông nghiệp, phảiphấn đấu xây dựng hàng chục năm nữa mới có thể trở thành một nước côngnghiệp, cho nên bây giờ bàn đến KTTT là hão huyền, xa rời thực tế Vấn đềthiết thực hiện nay là tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh sự nghiệp CNH,HĐH, phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước côngnghiệp Lúc đó nghiên cứu và phát triển KTTT ở Việt Nam cũng chưa muộn.Khuynh hướng thứ ba, thừa nhận có KTTT và Việt Nam ta cần phải tiếp cận,nắm bắt nó Sự xuất hiện KTTT vừa đem lại những cơ hội và cả thách thức to lớn,nhưng nước ta có những điều kiện thuận lợi để phát triển nó Với phương pháp luận

Trang 38

Mác-xít, Đảng ta khẳng định: “từng bước phát triển KTTT" là nhận thức hoàn toànđúng đắn, sáng suốt Có thể thấy rõ điều đó trên một số lý do cơ bản sau đây:

1.1.3.1 Phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam phù hợp với xu thế chung,

là cơ hội để thu hẹp khoảng cách phát triển so với khu vực và thế giới, đồng thời rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Từ xưa đến nay, nhân loại đã có một bước tiến dài trải qua nhiều nấcthang phát triển kinh tế Ban đầu là kinh tế tự nhiên (săn bắt, hái lượm),tiếp đến là kinh tế nông nghiệp, kinh tế công nghiệp và giờ đây đang bướcvào KTTT Đặc biệt là quá trình công nghiệp hoá, đã mang lại cho loàingười một bước nhảy vọt về năng suất lao động xã hội, tạo ra sự tăngtrưởng kinh tế, diện mạo đời sống kinh tế - xã hội có nhiều sự đổi thay tiến

bộ hơn Nhưng ở nhiều quốc gia công nghiệp, để đạt được điều đó đã phảitrả giá rất đắt Những cánh rừng nguyên sinh bị tàn phá nghiêm trọng; tàinguyên thiên nhiên như đất, nước, khoáng sản, năng lượng bị khai tháckiệt quệ diễn ra phổ biến ở nhiều châu lục Quá trình này đã phủ lên trái đấthàng loạt khí thải, nước thải, rác thải độc hại gây ô nhiễm môi trường, thủngtầng ô-zôn, phát sinh nhiều bệnh tật dẫn đến chết chóc, suy thoái giống nòi

Để khắc phục sai lầm nghiêm trọng đó, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế pháttriển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, đòi hỏi từngquốc gia phải phát triển KTTT Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế tấtyếu này

Bước chuyển sang KTTT của nhân loại còn bắt nguồn từ nhu cầu cuộcsống con người vô cùng đa dạng, phong phú và phát triển không ngừng Từnhu cầu vật chất như ăn, ở, mặc, đi lại, chữa bệnh…, đến các nhu cầu tinhthần như học tập, nghiên cứu khoa học, sáng chế công nghệ, sáng tạo vàhưởng thụ các giá trị văn hoá - nghệ thuật, vui chơi giải trí không hề có giớihạn Để đáp ứng được điều đó phải là những sản phẩm tốt hơn, rẻ hơn, hấp

Trang 39

dẫn hơn, thông minh hơn Do đó, khai thác và sử dụng tối ưu nguồn tàinguyên tri thức của mỗi quốc gia là cách tốt nhất để thoả mãn yêu cầu này.Hiện nay, chúng ta đang tập trung mọi nguồn lực để đẩy mạnh CNH, HĐH,phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, cải biếnnền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kém phát triển thành nền kinh tế công nghiệp pháttriển, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế GDP bình quân đầu người ở nước ta chỉ hơn

500 USD, bằng 1/12 mức bình quân của thế giới, thuộc nhóm các nước nghèo nhất(164/gần 200 nước) Nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao, nông dân vẫn còn chiếmtuyệt đại bộ phận dân cư (khoảng70%) [9, tr.44]; nông thôn còn nhiều khó khăn,nhiều nơi chưa thoát khỏi đói nghèo; ở vùng sâu, vùng xa lao động thủ công vẫn cònphổ biến, năng suất lao động thấp Khả năng tụt hậu xa hơn về kinh tế, đang là tháchthức gay gắt đối với nước ta trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế và sự chuyển biếnmạnh mẽ của các nước trên thế giới sang KTTT Muốn bắt kịp xu thế của thời đại,rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển, đòi hỏi Việt Nam phải phát triểnKTTT

Phát triển KTTT sẽ giúp nước ta "đi tắt, đón đầu", mang lại những điềukiện khả thi để thực hiện CNH, HĐH rút ngắn Ngay từ bây giờ, quá trìnhCNH, HĐH phải gắn bó chặt chẽ với phát triển KTTT, trong suốt quá trìnhnày không ngừng nâng cao hàm lượng tri thức trong các khâu, các nhân tốphát triển kinh tế - xã hội Không thể ngồi chờ có đủ mọi điều kiện thuậnlợi rồi mới bắt tay vào phát triển KTTT Không được chậm trễ, phải từngbước phát triển KTTT, nhanh chóng sử dụng những yếu tố của KTTT vàoquá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Báo cáo chính trị Đại hội Đảnglần thứ IX đã chỉ rõ con đường CNH, HĐH ở nước ta “đó là con đường cần

và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, vừa có tuần tự, vừa

có bước nhảy vọt” [29, tr.91] Nghĩa là, con đường phát triển của chúng ta

Trang 40

không thể dập khuôn máy móc theo mô hình và phương thức công nghiệphoá của các nước đi trước kéo dài hàng trăm năm, mặt khác, cũng khôngthể chờ công nghiệp hoá hoàn thành cơ bản rồi mới chuyển sang phát triểnKTTT Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu chỉ tập trung phát triển các lĩnh vực,các ngành hiện đại để chuyển nhanh sang KTTT, bỏ rơi sự phát triển củanông nghiệp, nông thôn và những ngành công nghiệp cơ bản đóng vai trònền tảng cho sự phát triển ổn định của đất nước Hiện nay, ở nước ta đòihỏi phải thực hiện hai quá trình lớn lao và nhiều khó khăn, đó là: chuyển từkinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp và từ kinh tế công nghiệptừng bước phát triển KTTT Cần nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữaCNH, HĐH và phát triển KTTT ở nước ta đó là: CNH, HĐH vừa là tiền đề,điều kiện để phát triển KTTT, còn KTTT vừa là kết quả, nguyên nhân đểthúc đẩy CNH, HĐH phát triển mạnh mẽ; hai quá trình này phải được thựchiện đồng thời, đan xoắn, lồng ghép, bổ sung và hỗ trợ cho nhau [34, tr.6].Nghĩa là phải sử dụng các công nghệ truyền thống, nhưng được cải tiếnbằng các tri thức mới để tận dụng mọi trình độ lao động, đất đai, tài nguyênthiên nhiên dồi dào, tạo nhiều việc làm, gia tăng sản phẩm hàng hoá, xoáđói giảm nghèo và giải quyết những yêu cầu bức thiết của người lao động.Đồng thời, chủ động nắm bắt các tri thức và công nghệ tiên tiến nhất củathời đại để hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, nâng cao năng lực sảnxuất ở các ngành công nghiệp cơ bản [79, tr.23]; chuyển dịch cơ cấu nềnkinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành KTTT, phát triển nhanh cácngành công nghiệp và dịch vụ dựa vào tri thức, CNC, đặc biệt là CNTT vàCNSH để hiện đại hoá và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế,thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, từng bước hoàn thiện quan hệ sảnxuất XHCN

Ngày đăng: 16/02/2017, 21:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1:  Kinh phí đầu tư cho hoạt động KH - CN từ nguồn ngân sách - TÀI LIỆU THAM KHẢO   PHÁT TRIỂN KINH tế TRI THỨC và tác ĐỘNG của nó đến sự NGHIỆP xây DỰNG QUÂN đội NHÂN dân VIỆT NAM THỜI kỳ CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa
Bảng 2.1 Kinh phí đầu tư cho hoạt động KH - CN từ nguồn ngân sách (Trang 83)
Bảng 2.2: Giá trị hàng xuất khẩu năm 2003 tính đến tháng 11[94, tr.12] - TÀI LIỆU THAM KHẢO   PHÁT TRIỂN KINH tế TRI THỨC và tác ĐỘNG của nó đến sự NGHIỆP xây DỰNG QUÂN đội NHÂN dân VIỆT NAM THỜI kỳ CÔNG NGHIỆP hóa HIỆN đại hóa
Bảng 2.2 Giá trị hàng xuất khẩu năm 2003 tính đến tháng 11[94, tr.12] (Trang 93)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w