Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trong những năm qua đã thu được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều đó cho phép khẳng định đường lối đổi mới nói chung, đường lối đổi mới kinh tế nói riêng, trong đó có chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là hoàn toàn đúng đắn
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo trongnhững năm qua đã thu được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực củađời sống xã hội Điều đó cho phép khẳng định đường lối đổi mới nói chung,đường lối đổi mới kinh tế nói riêng, trong đó có chủ trương phát triển kinh tếhàng hoá nhiều thành phần là hoàn toàn đúng đắn
Việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thực chất là sự điềuchỉnh QHSX, trước hết là quan hệ sở hữu, làm cho chúng phù hợp hơn với tínhchất, trình độ phát triển của LLSX Sở hữu tư nhân được pháp luật thừa nhận vàbảo hộ là cơ sở cho sự ra đời và phát triển KTTN trong thời gian qua, đặc biệtsau khi có Luật Doanh nghiệp tư nhân (1991) và nay là Luật Doanh nghiệp(2005)
Kinh tế tư nhân ra đời và phát triển đã khẳng định rõ vị trí, vai trò quantrọng trong nền kinh tế quốc dân Điều này đã được Đại hội IX, Nghị quyết Trungương 5 (Khoá IX) và Đại hội X của Đảng chỉ rõ: KTTN là bộ phận cấu thànhquan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế, đồng thời phát triểnKTTN là vấn đề chiến lược, lâu dài trong suốt TKQĐ lên CNXH ở nước ta Thực
tế trong thời gian qua, KTTN đã có những đóng góp đáng kể trong tạo ra động lựcthúc đẩy sự tăng trưởng và đưa nền kinh tế nước ta vận động theo cơ chế thịtrường Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, KTTN cũng bộc lộ nhữnghạn chế, bất cập cả đối với phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng Hơn nữa,trong điều kiện hiện nay phát triển KTTN là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhànước ta, song nhận thức của một bộ phận nhân dân và cán bộ, đảng viên về vấn đềnày cũng còn có những lệch lạc làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của
Trang 2KTTN nói riêng, đến việc thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng vàBVTQ nói chung.
Bởi vậy, việc làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triểnKTTN trong nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là cơ
sở cho đánh giá vai trò, thực trạng, dự báo xu hướng phát triển để có quanđiểm và giải pháp phù hợp, một mặt khuyến khích phát triển KTTN, mặt khácthấy được tác động của nó đến củng cố quốc phòng (cả mặt tích cực và tiêucực) để nhà nước định hướng, điều tiết, kiểm soát hoạt động của KTTN theođúng định hướng XHCN, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và BVTQ.Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam
hiện nay Vì vậy, tác giả lựa chọn vấn đề: “Phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tác động của nó đến củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.
2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Cho đến nay, vấn đề phát triển KTTN trong nền KTTT định hướngXHCN và tác động của nó đến củng cố quốc phòng ở nước ta, đã có nhiềucông trình khoa học, bài viết của các tác giả cũng như các văn kiện, nghị quyếtcủa Đảng đề cập đến một cách trực tiếp hay gián tiếp, ở khía cạnh này hay khíacạnh khác của vấn đề nghiên cứu trên cả bình diện lý luận và thực tiễn
Xung quanh quan niệm về KTTN và phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm, Ban Chấp hành Trung ương
Khoá IX, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, trong đó Nghị quyết số 14/NQTƯ về “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích, tạo điều kiện phát triển KTTN” đã đưa ra quan niệm về KTTN một cách khá hoàn chỉnh Theo
đó, KTTN được xác định bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân hoạtđộng trong các lĩnh vực sản xuất và dịch vụ dưới nhiều hình thức tổ chức quản lý
Trang 3khác nhau như: DNTN, công ty TNHH, CTCP, công ty hợp danh, hộ SX,KD cáthể Điều này, đã khắc phục được tình trạng thiếu thống nhất trong việc xem xét,
thống kê, đánh giá về KTTN Trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, quan niệm về KTTN
tiếp tục được khẳng định và làm rõ với việc KTTN được xác định là một thànhphần kinh tế, trong đó có (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) Như vậy, có thể thấyquan niệm về KTTN ở nước ta hiện nay đã được Đảng ta xác định rõ thông quanghị quyết Trung ương 5 (Khoá IX) và Văn kiện Đại hội Đảng X Tuy nhiên, bàn
về quan niệm phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN, mặc dù cónhiều công trình nghiên cứu như: Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá IX), Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Trần Ngọc Bút, “Phát triển KTTN định hướng XHCN”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Nguyễn Thị Cành,
“Quan điểm và chính sách phát triển KTTN trong TKQĐ lên CNXH”, Tạp chí Phát triển kinh tế, số 7/ 2002; Trần Kim Hào, “Một số ý kiến về phát triển khu vực KTTN ở nước ta”, Tạp chí Kinh tế & Dự báo, số 10/2002; Đặng Xuân Kỳ, “Phát triển KTTN một vấn đề có ý nghĩa chiến lược trong TKQĐ lên CNXH ở nước ta”, Thông tin Công tác tư tưởng lý luận, số 11/2004; Hoàng Văn Hoa, “Một số ý kiến
về phát triển KTTN ở Việt Nam năm 2004”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số
93/2005; … bàn về phát triển KTTN, nhưng các công trình nghiên cứu này cũngnhư Nghị quyết của Đảng mới chỉ luận giải quan niệm về KTTN và một số nộidung liên quan đến phát triển KTTN là chủ yếu, chưa có công trình nghiên cứu nàođưa ra quan niệm về phát triển KTTN cũng như phát triển KTTN trong nền KTTTđịnh hướng XHCN
Về sự cần thiết phát triển KTTN ở nước ta hiện nay Đã có nhiều công
trình nghiên cứu trình bày vấn đề này: Lê Xuân Bá “KTTN - bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế nước ta”, Tạp chí Cộng sản, số 22 (8/2002); Hà Huy
Trang 4Thành, Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân lý luận và chính sách, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Trần Ngọc Bút, Phát triển KTTN định hướng XHCN, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội 2002; Hồ Văn Vĩnh “KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN”, Tạp chí Cộng sản số 21 (7/2003); Vũ Đình Ánh “Vai trò của khu vực KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN”, Tạp chí Lý luận, số 5/2004; Nguyễn Ngọc Sơn “Khu vực KTTN ngày càng khẳng định vị thế quan trọng ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế & Dự báo, số 4/2005; Lê Khắc Triết, Đổi mới và phát triển KTTN Việt Nam - thực trạng và giải pháp, Nhà xuất bản Lao động, 2005; Đinh Thị Thơm, KTTN Việt Nam sau hai thập kỷ đổi mới - thực trạng và những vấn đề, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005 ; Trịnh Thị Hoa Mai, KTTN Việt Nam trong tiến trình hội nhập, Nhà
xuất bản Thế giới, Hà Nội, 2005 v.v… Trong đó, có công trình đề cập một cáchtrực tiếp đến một số yếu tố quy định sự cần thiết phát triển KTTN ở nước ta hiệnnay, mặc dù sự đề cập đó ở những mức độ khác nhau Song, nhiều công trìnhkhông trực tiếp đi vào luận giải sự cần thiết phát triển KTTN ở nước ta hiện nay,
mà tập trung làm rõ vai trò của KTTN đối với nền kinh tế quốc dân - nền KTTTđịnh hướng XHCN ở nước ta hiện nay trên một số vấn đề cơ bản như: góp phầngiải quyết việc làm, cải thiện đời sống người lao động; đóng góp vào tăng trưởngGDP và ngân sách nhà nước; góp phần hoàn thiện QHSX xã hội chủ nghĩa trongTKQĐ; đẩy nhanh việc hình thành thể chế KTTT định hướng XHCN và quá trìnhhội nhập kinh tế khu vực, quốc tế của Việt Nam; bảo đảm phát huy dân chủ trênlĩnh vực kinh tế trong điều kiện nước ta hiện nay v.v… và coi đó như là một trongnhững yếu tố quan trọng để khẳng định sự cần thiết đối với phát triển KTTN ởnước ta hiện nay Đáng lưu ý là công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Đình
Kháng, “KTTN và xu hướng của nó trong nền KTTT định hướng XHCN”, Tạp chí
Lý luận chính trị, số 4/2002 Trong đó, tác giả đưa ra 5 lý do khẳng định sự tồn tạinhiều thành phần kinh tế, trong đó có KTTN ở nước ta hiện nay, bao gồm: yêu cầu
Trang 5xây dựng QHSX xã hội chủ nghĩa; đặc điểm Việt Nam khi bước vào TKQĐ; vaitrò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế; thực trạng tiềm lực, khả năng của KTNN,kinh tế tập thể chưa đủ mạnh để có thể đảm đương được việc đáp ứng nhu cầu của
xã hội và đòi hỏi của tình hình quốc tế hiện nay Nói tóm lại, sự tồn tại phát triểnKTTN trong TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam như trình bày của tác giả là xuất phát
từ đặc điểm TKQĐ, từ quy luật QHSX phải phù hợp với tính chất, trình độ pháttriển của LLSX, từ thực trạng vai trò KTTN ở nước ta hiện nay Song, một trongnhững lý do có thể nói là rất quan trọng quy định sự tồn tại và phát triển KTTN ởnước ta hiện nay là do yêu cầu của phát triển KTTT định hướng XHCN thì chưađược đề cập
Về tác động của phát triển KTTN đến củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay Đã có một số công trình của các tác giả nghiên cứu về tác động của phát triển
kinh tế nói chung đến củng cố quốc phòng và xây dựng Quân đội nhân dân ViệtNam Song, liên quan đến sự tác động của phát triển KTTN đến củng cố quốc
phòng ở Việt Nam hiện nay, đáng lưu ý có công trình: “Vai trò của KTTN trong phát triển kinh tế và củng cố quốc phòng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”, luận văn
thạc sĩ kinh tế, năm 2003 của tác giả Nguyễn Thanh Bình Trong đó, tác giả đã tậptrung nghiên cứu vai trò của KTTN đối với phát triển kinh tế và củng cố quốcphòng với một số tác động tích cực: góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, cảithiện đời sống nhân dân, trên cơ sở đó góp phần bảo đảm cơ sở vật chất, nguồnnhân lực trong xây dựng quốc phòng; động viên tinh thần cho LLVT, củng cố khốiđại đoàn kết toàn dân; cho phép khai thác tối đa các nguồn lực KT-XH để phát triểnkinh tế và xây dựng thế trận QPTD vững mạnh Đồng thời, luận văn cũng chỉ ramột số biểu hiện tiêu cực đối với củng cố quốc phòng khi thực hiện phát triểnKTTN: làm ảnh hưởng đến giác ngộ lý tưởng và tinh thần cách mạng của một bộphận nhân dân và cán bộ, chiến sĩ LLVT; công tác bảo đảm kinh tế cho các hoạtđộng của LLVT thiếu bền vững; việc bố trí thế trận cũng như quản lý, xây dựng lực
Trang 6lượng DBĐV và dân quân tự vệ gặp nhiều khó khăn… Tuy nhiên, những vấn đềluận văn nêu ra chỉ trong phạm vi địa bàn một tỉnh, cụ thể là tỉnh Vĩnh Phúc.
Về kinh nghiệm của Trung Quốc trong phát triển KTTN và giải quyết tác động của phát triển KTTN đến củng cố quốc phòng Đã có một số công trình
nghiên cứu đề cập vấn đề này: “Vai trò khu vực KTTN trong nền kinh tế Trung Quốc” của tác giả Nguyễn Mậu Quyết, Tạp chí Thị trường giá cả, số 5/2003; “24 năm KTTN Trung Quốc” của tác giả Nguyễn Thái Bá Liên, Thời báo kinh tế Sài Gòn, số 3/2003; “10 quan điểm nhận thức thế nào về CNXH” của tác giả Tiêu
Phong (chuyên gia về các vấn đề quốc tế của Trung Quốc), Thông tin công tác tư
tưởng lý luận, số 11/2004; Phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay của tác
giả Vũ Quốc Tuấn, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006; đáng lưu ý là 2
công trình: “Khu vực KTTN Trung Quốc: Chính sách, quá trình phát triển và những trở ngại trước mắt” của 2 tác giả: Tiêu Lâm (Trung tâm nghiên cứu
kinh tế Trung Quốc, thuộc Trường Đại học Bắc Kinh), Dương Diêu (ViệnQuản lý và Hệ thống kinh tế - Văn phòng Hội đồng nhà nước về tái cơ cấu hệ
thống kinh tế Trung Quốc) và “Phát triển khu vực KTTN: kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc” - Báo cáo hội thảo ngày 21-22/02/2002 đăng trong Chính sách phát triển kinh tế - kinh nghiệm và bài học của Trung Quốc, tập 1,
Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2003 Hai công trình này đã trình bày một
số nét cơ bản về quá trình phát triển KTTN ở Trung Quốc cùng với những đổimới của Trung Quốc trong lĩnh vực này, đồng thời nêu ra một số kinh nghiệmcủa Trung Quốc trong phát triển KTTN mà Việt Nam có thể tham khảo, baogồm: thống nhất nhận thức, quan điểm về KTTN; chính trị hoá các hoạt độngkinh tế; mở cửa thị trường cho các DNTN; đẩy mạnh công tác tuyên truyềngiáo dục; cải thiện môi trường, điều kiện kinh doanh… Mặc dù vậy, mộttrong những kinh nghiệm có thể nói là rất cơ bản, làm cơ sở cho đổi mới, phát
Trang 7triển KTTN, đó là đổi mới quan niệm về CNXH và kinh nghiệm về giải quyếttác động của phát triển KTTN đến củng cố quốc phòng thì chưa được đề cập
Về các quan điểm và giải pháp vừa thúc đẩy phát triển KTTN vừa bảo đảm củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay Các công trình khoa học, văn kiện,
nghị quyết của Đảng đã nêu trên, bên cạnh việc luận giải quan niệm KTTN, vaitrò, thực trạng phát triển KTTN ở nước ta trong những năm qua, dù ít nhiều cũngđều đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy KTTN phát triển
Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu khác: “Thực trạng và một số giải pháp nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển KTTN” của tác giả Hoàng Lan - Xuân Tùng, Tạp chí Công nghiệp Việt Nam, số 10/2002; “Khu vực KTTN ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp phát triển” của tác giả Phạm Quang Trung, Tạp chí
Kinh tế và phát triển, số 75 (9/2003)… cũng đề cập đến các giải pháp nhằm pháttriển KTTN ở nước ta trong thời gian tới Các giải pháp đưa ra tập trung vào cácvấn đề: tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp; tạo môi trường tâm lý, xã hội thuậnlợi; đổi mới chính sách đối với phát triển KTTN… để tạo ra một sân chơi thực sựbình đẳng cho phát triển của KTTN, tránh sự phân biệt, đối xử làm hạn chế vai tròcủa KTTN đối với sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước trong TKQĐ Tuy nhiên,các giải pháp của các công trình nghiên cứu, (kể cả Nghị quyết Trung ương 5(Khoá IX) - nghị quyết chuyên đề về KTTN) mới chủ yếu đề cập đến khía cạnhkinh tế, chứ chưa đưa ra các giải pháp vừa thúc đẩy phát triển KTTN vừa bảo đảmcủng cố quốc phòng Hoặc có đề cập đến việc kết hợp kinh tế với quốc phòngtrong phát triển KTTN như luận văn của tác giả Nguyễn Thanh Bình, nhưng chưatoàn diện và chỉ có ý nghĩa trên phạm vi địa bàn cụ thể của tỉnh Vĩnh Phúc
Tóm lại, liên quan đến vấn đề phát triển KTTN trong nền KTTT định
hướng XHCN ở nước ta hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu, đượctiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau (sự cần thiết cũng như thực trạng, giảipháp phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN) Tuy vậy, chưa
Trang 8có công trình nào đề cập một cách toàn diện, có hệ thống những vấn đề vềphát triển KTTN trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,đặc biệt là sự tác động của nó đến củng cố quốc phòng ở Việt Nam
3 Mục đích, nhiệm vụ của luận án
* Mục đích:
Luận giải phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN ở nước
ta hiện nay và tác động của nó đến củng cố quốc phòng, trên cơ sở đó đề xuấtcác quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu, nhằm vừa thúc đẩy phát triểnKTTN vừa bảo đảm củng cố vững chắc quốc phòng của đất nước
* Nhiệm vụ:
Từ mục đích nghiên cứu trên đây, luận án có các nhiệm vụ:
- Luận giải những vấn đề cơ bản liên quan đến phát triển KTTN trongnền KTTT định hướng XHCN và tác động của quá trình đó đến củng cố quốcphòng ở nước ta hiện nay
- Tổng quan thực trạng phát triển KTTN cùng những tác động tích cực vàtiêu cực của sự phát triển đó đến củng cố quốc phòng ở nước ta trong thời gian qua
- Đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm vừa thúcđẩy phát triển KTTN vừa bảo đảm củng cố quốc phòng ở nước ta hiện nay
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Kinh tế tư nhân (bao gồm: các hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ và cácloại hình doanh nghiệp của tư nhân như: công ty TNHH, CTCP, DNTN,công ty hợp danh) vận động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa và tác động của nó đến củng cố quốc phòng ở nước ta
Tiếp cận KTTN dưới góc độ là một thành phần trong cơ cấu kinh tếnhiều thành phần Đồng thời, nghiên cứu KTTN trong nước và việc phân tíchthực trạng phát triển KTTN được giới hạn trong thời gian từ năm 1986 đến
Trang 9nay, đó là thời gian Đảng ta chủ trương thực hiện công cuộc đổi mới đấtnước, cùng với quá trình đó KTTN được thừa nhận và được khuyến khíchphát triển
5 Cơ sở lý luận thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
* Cơ sở lý luận, thực tiễn của luận án:
Nghiên cứu của luận án được dựa trên những quan điểm cơ bản của chủnghĩa Mác - lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về kinh tế chính trị XHCN, kinh tếquân sự, học thuyết bảo vệ Tổ quốc, chiến tranh quân đội và các văn kiện củaĐảng, Nhà nước về KTTN Đồng thời, các báo cáo tổng kết, số liệu thống kêcủa các cơ quan Đảng, Nhà nước; các công trình nghiên cứu liên quan đến đềtài đã được công bố… là cơ sở lý luận, thực tiễn của luận án
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, đề tài sửdụng tổng hợp các phương pháp của khoa học xã hội và nhân văn, trong đóchú trọng các phương pháp: trừu tượng hoá khoa học, hệ thống, phân tích,tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, thống kê so sánh và phương pháp chuyên gia
6 Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
- Đưa ra quan niệm, nội dung phát triển KTTN trong nền KTTT địnhhướng XHCN và khẳng định phát triển KTTN là yêu cầu nội tại trong phát triểnnền KTTT định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, đồng thời chỉ ra sự khác biệtgiữa KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN với KTTN dưới chủ nghĩa tưbản
- Trên cơ sở phân tích và đánh giá có căn cứ lý luận và thực tiễn tác độngcủa phát triển KTTN đến củng cố quốc phòng thời gian qua, đưa ra một số dựbáo về xu hướng vận động phát triển của KTTN nước ta trong những năm tới
Trang 10cùng những vấn đề đặt ra đối với phát triển KTTN và củng cố quốc phòng trongquá trình phát triển KTTN ở nước ta hiện nay.
- Các quan điểm và giải pháp đưa ra vừa bảo đảm thúc đẩy phát triểnKTTN vừa bảo đảm củng cố vững chắc quốc phòng của đất nước đáp ứng yêucầu của sự nghiệp xây dựng và BVTQ trong điều kiện hiện nay
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Góp phần luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triểnKTTN trong nền KTTT định hướng XHCN và sự tác động của quá trình đó đốivới sự nghiệp củng cố quốc phòng ở nước ta Trên cơ sở đó, góp phần nâng caonhận thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mọi công dân đối với pháttriển kinh tế và củng cố quốc phòng, BVTQ
- Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảngdạy một số nội dung thuộc các môn: kinh tế chính trị XHCN, kinh tế quân sự,học thuyết BVTQ trong các nhà trường quân sự
8 Kết cấu của luận án
Luận án gồm: mở đầu, 3 chương (8 tiết), kết luận, 5 danh mục các côngtrình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án, 102 danh mục tàiliệu tham khảo và 13 phụ lục
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ
ĐẾN CỦNG CỐ QUỐC PHÒNG 1.1 Kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trang 111.1.1 Quan niệm về kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Ở nước ta, cho đến trước khi có Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá IX),Nghị quyết Đại hội Đảng X, khái niệm KTTN vẫn chưa có một nội hàm xácđịnh Đại hội Đảng VI nêu ra sáu thành phần kinh tế, trong đó có hai thànhphần: thành phần kinh tế tiểu sản xuất hàng hoá (bao gồm thợ thủ công, nôngdân cá thể, những người buôn bán và kinh doanh dịch vụ cá thể) và thànhphần kinh tế tư bản tư nhân được hiểu là những thành phần KTTN TrongCương lĩnh Xây dựng đất nước trong TKQĐ được thông qua tại Đại hội ĐảngVII chỉ nói đến thành phần kinh tế cá thể, còn trong Báo cáo Chính trị củaBan Chấp hành Trung ương trình Đại hội VII thì thành phần này được gọi làthành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân cùng kinh tế cáthể, tiểu chủ được coi là hai thành phần kinh tế hợp thành KTTN Trong tập
số liệu thống kê “Kinh tế ngoài quốc doanh thời mở cửa 1991 - 1995” củaTổng cục Thống kê chia kinh tế ngoài quốc doanh thành: công ty TNHH,CTCP, DNTN, hợp tác xã (ở đây không kể kinh tế cá thể, tiểu chủ và khôngtách riêng kinh tế tư bản tư nhân) Trong Niên giám thống kê năm 1999, táchriêng thành phần KTTN và thành phần kinh tế cá thể Trong giới nghiên cứukinh tế, có người coi doanh nghiệp tư bản tư nhân chỉ là một bộ phận củaKTTN, có người cho rằng KTTN với kinh tế tư bản tư nhân là một Có ngườilại gần như đồng nhất KTTN với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh.Trong bài “Tình hình phát triển kinh tế Việt Nam 1989 - 1995” (phân tích dựatheo cơ cấu thành phần kinh tế), Tiến sĩ Vũ Quang Việt - Cục thống kê Liênhợp quốc, ghi chú: “theo định nghĩa, một doanh nghiệp (hay công ty) sẽ đượccoi là ngoài quốc doanh nếu như tư nhân làm chủ hơn 50% cổ phiếu Hầu hếtdoanh nghiệp có vốn hợp tác với nước ngoài đều thuộc khu vực ngoài quốcdoanh…” [99, tr.3] Theo cách phân chia thành phần kinh tế trong Văn kiện
Trang 12Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam thì nền kinh tế quốc dân ở nước tabao gồm sáu thành phần kinh tế là: KTNN; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểuchủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước; kinh tế có vốn đầu tưnước ngoài Trong các thành phần trên, có thể hiểu kinh tế cá thể, tiểu chủ vàkinh tế tư bản tư nhân là thuộc về KTTN Thực ra, kinh tế có 100% vốn nướcngoài cũng nằm trong KTTN (nếu thuộc sở hữu tư nhân) hoặc theo quan niệmcủa Tiến sĩ Vũ Quang Việt đã nêu ở trên thì tất cả các doanh nghiệp mà tưnhân trong nước hoặc nước ngoài nắm trên 50% vốn đầu tư đều được coi làKTTN Điều đó cho thấy, quan niệm về KTTN cũng còn có nhiều khác nhau.Thuật ngữ KTTN được chính thức sử dụng từ Hội nghị Trung ương 6, Khoá
VI (3/1989) Song, cho đến Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trungương Đảng (Khoá IX), trong Nghị quyết số 14/NQ/TƯ về tiếp tục đổi mới cơchế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển KTTN thì quanniệm về KTTN được xác định: gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản
tư nhân hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh
nghiệp của tư nhân [25, tr.55] Đại hội X (4/2006) tiếp tục khẳng định và làm
rõ hơn quan niệm trên về KTTN Đại hội chỉ rõ: “Trên cơ sở 3 chế độ sở hữu(toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thànhphần kinh tế: KTNN, kinh tế tập thể, KTTN (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân),kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài” [26, tr.83] Theoquan điểm Đại hội X, trên cơ sở 3 chế độ sở hữu cơ bản hiện đang tồn tại ởnước ta, hình thành nên các thành phần kinh tế với những hình thức tổ chứckinh doanh đa dạng, trong đó có KTTN Kinh tế tư nhân là thành phần kinh tếdựa trên chế độ sở hữu tư nhân với quy mô, trình độ phát triển từ thấp (kinh tế
cá thể tiểu chủ) đến cao (kinh tế tư bản tư nhân)
Tiêu thức cơ bản để xác định một thành phần kinh tế, một hình thức tổchức SX,KD nào đó có thuộc KTTN hay không là QHSX, trước hết là quan
Trang 13hệ sở hữu Theo đó, KTTN là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tưnhân về tư liệu sản xuất (hoặc vốn) với các hình thức tổ chức SX,KD nhưdoanh nghiệp, CTCP, công ty TNHH, công ty hợp danh và các cơ sở kinh tế
cá thể, tiểu chủ Để thấy được bản chất của KTTN, cần được xem xét nó trên
ba mối quan hệ cơ bản, đó là: quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệphân phối
Xét về quan hệ sở hữu, là quan hệ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất (hoặc vốn) cũng như phần của cải vật chất được tạo ta từ tư liệu sản xuất(hay vốn) đó Sở hữu tư nhân cũng phát triển từ trình độ thấp đến trình độcao Nó bao gồm sở hữu tư nhân nhỏ là sở hữu của những người lao động tự
do, sản xuất ra sản phẩm nhờ lao động của chính mình và các thành viêntrong gia đình (như thợ thủ công, cá thể, tiểu thương, các hộ nông dân…) và
sở hữu tư nhân lớn của các nhà SX,KD trong nước
Xét về quan hệ quản lý, xuất phát từ quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý
của KTTN cũng được chia thành hai loại: quan hệ quản lý dựa trên sở hữu tưnhân nhỏ là quan hệ dựa trên sự tự tổ chức, điều hành hay tổ chức, điều hành,phân công công việc trong nội bộ gia đình, giữa các thành viên gia đình vớinhau; quan hệ quản lý dựa trên sở hữu tư nhân lớn là, quan hệ quản lý giữachủ và thợ, giữa người sử dụng lao động với lao động làm thuê
Xét về quan hệ phân phối, trong KTTN, quan hệ phân phối dựa trên cơ
sở các loại hình sở hữu tư nhân khác nhau có sự khác nhau Đối với các cơ sởSX,KD mà người sở hữu đồng thời là người trực tiếp lao động, không thuêmướn nhân công thì phân phối kết quả sản xuất là tự phân phối trong nội bộchủ thể kinh tế đó Còn đối với các cơ sở SX,KD mà chủ sở hữu tư liệu sảnxuất (hay vốn) sử dụng lao động làm thuê thì phân phối kết quả sản xuất căn
cứ vào giá trị sức lao động của lao động làm thuê và sở hữu tư liệu sản xuất(hay vốn) của chủ sở hữu
Trang 14Tuy nhiên, cần thấy rằng về mặt lý luận thì kinh tế cá thể, tiểu chủ vàkinh tế tư bản tư nhân có sự khác nhau về trình độ phát triển LLSX và bảnchất QHSX, nhưng thực tế Việt Nam hiện nay, để khẳng định ta có tư bản tưnhân chưa, là vấn đề còn nhiều quan niệm khác nhau Bởi lẽ, một mặt doKTTN nước ta đang trong quá trình vận động biến đổi cùng với tốc độ pháttriển nhanh chóng của sức sản xuất xã hội và sự ảnh hưởng của các yếu tốthời đại, đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực SX,KD Mặt khác, KTTN lại vậnđộng trong môi trường phát triển KTTT định hướng XHCN Do vậy, việc xácđịnh như thế nào là kinh tế tư bản tư nhân cả về định tính và định lượng, nhất
là về mặt định lượng hiện nay là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Việc Đại hội Đảng X gộp kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân, gọichung là KTTN vừa là sự kế thừa lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin về phânchia thành phần kinh tế vừa là sự vận dụng sáng tạo của Đảng ta phù hợp vớiđiều kiện thực tiễn Việt Nam Điều này có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy LLSXphát triển, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp phát triển kinh tế và côngnghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhậpkinh tế quốc tế đang diễn ra sâu rộng hiện nay
Như vậy, KTTN là thành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu tư nhân
về tư liệu sản xuất (hoặc vốn) Do đó, lợi nhuận là mục tiêu cao nhất màKTTN theo đuổi Điều này cho thấy, bên cạnh việc thúc đẩy cạnh tranh, kíchthích cải tiến kỹ thuật, quản lý, nâng cao hiệu quả SX,KD, tạo ra nhiều sảnphẩm hàng hoá, dịch vụ… cho xã hội, KTTN cũng chứa đựng yếu tố tự phát(buôn lậu, làm hàng giả, gian lận thương mại, làm gia tăng khoảng cách giầunghèo và sự chênh lệch giữa các vùng miền của đất nước, coi trọng lợi ích vậtchất đơn thuần mà ít quan tâm đến các vấn đề xã hội cũng như lợi ích quốcphòng - an ninh, bởi điều này sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của chủKTTN…) và như vậy sẽ làm tăng nguy cơ chệch hướng XHCN trong quá
Trang 15trình phát triển nếu sự quản lý của nhà nước không được thực hiện một cách
có hiệu quả
Mặc dù vậy, cũng cần thấy rằng là một bộ phận cấu thành của nền kinh tếquốc dân - nền KTTT định hướng XHCN, bởi vậy, KTTN nước ta hiện nay có nétđặc thù hay nói cách khác là những đặc điểm khác với KTTN dưới chủ nghĩa tưbản:
Thứ nhất, KTTN không tồn tại và phát triển trong nền kinh tế tư bản chủ
nghĩa, trong thể chế tư bản chủ nghĩa và giữ địa vị thống trị trong nền kinh tế,
mà là một bộ phận trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, định hướng XHCN,bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lànhmạnh với các thành phần kinh tế khác Trong đó, KTNN giữ vai trò chủ đạo, làlực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh
tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng pháttriển, KNNN cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắccủa nền kinh tế quốc dân
Thứ hai, KTTN là sản phẩm của công cuộc đổi mới của đất nước Điều
đó có nghĩa là, cùng với việc thực hiện đường lối đổi mới ở nước ta, KTTNđược chính thức thừa nhận và khuyến khích phát triển trong tất cả những ngànhnghề, lĩnh vực SX,KD mà pháp luật không cấm, nhằm tăng cường LLSX, thúcđẩy kinh tế phát triển Còn trước đổi mới, KTTN mặc dù vẫn tồn tại trên thực
tế, nhưng không được pháp luật thừa nhận, bảo vệ Chính vì KTTN là sản phẩmcủa công cuộc đổi mới, được sử dụng cho việc thực hiện mục tiêu của côngcuộc đổi mới, do vậy chủ trương phát triển KTTN ở nước ta hiện nay là nhằmgóp phần sớm hiện thực hoá các mục tiêu KT - XH của TKQĐ, chứ không phải
để đưa đất nước phát triển theo con đường của chủ nghĩa tư bản
Thứ ba, cũng như các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế quốc
dân, ngoài việc chịu sự tác động của các quy luật KTTT, kinh tế tư nhân nước ta
Trang 16còn chịu sự chi phối, quản lý, điều tiết của nhà nước và hoạt động trong khuônkhổ của nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân, nhằm thựchiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Thứ tư, KTTN nước ta tồn tại và phát triển trong điều kiện Đảng ta là
Đảng cầm quyền, Đảng có chính quyền, điều này hoàn toàn khác với lợi ích củaKTTN ở các nước tư bản Trong điều kiện đó, bằng cơ chế, chính sách vànhững đòn bẩy kinh tế, Đảng, Nhà nước ta hướng KTTN vào những ngành,những địa bàn, những mặt hàng SX,KD đáp ứng nhu cầu của nhân dân, vừa bảođảm lợi ích của đất nước vừa giữ vững định hướng XHCN trong quá trìnhphát triển
Thứ năm, khác với KTTN trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, các
chủ KTTN là người của giai cấp tư sản, tiểu tư sản Còn ở nước ta, chủKTTN đại đa số là con em lao động, trong đó có cả cán bộ, viên chức nhànước nghỉ hưu, mất sức, chuyển ngành, bộ đội phục viên, xuất ngũ vànhiều người trong số họ là đảng viên v.v…
Đó là chính là sự khác biệt giữa KTTN ở nước ta hiện nay (KTTNtrong nền KTTT định hướng XHCN) với KTTN tư bản chủ nghĩa Sự khácbiệt đó cho thấy, KTTN nước ta hiện nay không còn nguyên nghĩa như KTTNtrong chủ nghĩa tư bản Điều này là một trong những yếu tố quan trọng lý giảicho sự cần thiết không những tồn tại, mà cần được khuyến khích phát triểnđối với KTTN hiện nay
1.1.2 Sự cần thiết và nội dung phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
1.1.2.1 Quan niệm về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Các công trình nghiên cứu về phát triển KTTN và phát triển KTTNtrong nền KTTT định hướng XHCN ở nước ta, mặc dù chưa có công trình
Trang 17nào đưa ra khái niệm hay quan niệm cụ thể về phát triển KTTN và pháttriển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN, song khi luận giải về thựctrạng cũng như các quan điểm hay giải pháp phát triển KTTN, các côngtrình nghiên cứu đều đề cập đến một số nội dung như: sự gia tăng về sốlượng, quy mô các hình thức hoạt động của KTTN cùng với việc thúc đẩychuyển dịch cơ cấu kinh tế và nâng cao trình độ, hiệu quả SX,KD cũng nhưmức độ huy động vốn, giải quyết việc làm của KTTN… để nói đến sự pháttriển KTTN
Để làm rõ quan niệm phát triển KTTN trong nền KTTT định hướngXHCN, trước hết đi từ quan niệm về phát triển nói chung và phát triển kinh tếnói riêng Theo từ điển bách khoa Việt Nam: “phát triển: phạm trù triết học chỉ
ra tính chất của những biến đổi đang diễn ra trong thế giới Không đơn giản chỉ
có biến đổi, mà luôn luôn chuyển sang những trạng thái mới, tức là nhữngtrạng thái trước đây chưa từng có và không bao giờ lặp lại hoàn toàn trạng thái
đã có” [95, tr.434] Còn “phát triển kinh tế: quá trình biến đổi nền kinh tế quốcdân bằng một sự gia tăng sản xuất và nâng cao mức sống dân cư Đối với cácnước đang phát triển thì phát triển kinh tế là quá trình nền kinh tế chậm pháttriển thoát khỏi lạc hậu, đói nghèo thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá; là
sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự thay đổi cơ cấu kinh tế, thể chế kinh tế,văn hoá, pháp luật, thậm chí về kỹ năng quản lý, phong cách và tập tục…” [94,tr.425] Theo quan niệm của Đại học kinh tế quốc dân: phát triển kinh tế có thểhiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trongmột thời kỳ nhất định Trong đó, bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản xuất(tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu KT-XH
Từ quan niệm nêu trên về phát triển nói chung, phát triển kinh tế nóiriêng cho thấy, phát triển kinh tế bao hàm trong đó nhiều đặc trưng khácnhau, song đặc trưng có thể nói là cơ bản nhất và không thể không được tính
Trang 18đến khi nói đến phát triển kinh tế đó là, sự vận động, biến đổi của nền kinh tếbằng một sự gia tăng (hay tăng thêm) về quy mô sản xuất (tăng trưởng) và sựtiến bộ về cơ cấu KT-XH.
Trên cơ sở quan niệm về phát triển kinh tế, có thể hiểu phát triển
KTTN trên một số nội dung cơ bản như: phát triển KTTN trước hết, là sự
vận động, biến đổi của KTTN thể hiện ở sự gia tăng về số lượng, quy mô
của nó (bao gồm cả vốn và lao động) Thứ hai, cùng với sự tăng thêm về số lượng, quy mô là sự chuyển dịch về cơ cấu (ngành, vùng ) của KTTN theo hướng tiến bộ, hiệu quả Thứ ba, trình độ, hiệu quả SX,KD trong KTTN
không ngừng được nâng lên v.v và sự phát triển của KTTN diễn ra trongmôi trường của KTTT, chịu sự tác động, chi phối của các quy luật KTTT
Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại, đã đạt đếntrình độ phát triển nhất định từ những nền sản xuất hàng hoá trước khi chủnghĩa tư bản ra đời, bởi vậy, tuy nó được phát triển tới trình độ cao dưới chủnghĩa tư bản, nhưng bản thân KTTT không đồng nghĩa với chủ nghĩa tư bản.KTTT là một kiểu tổ chức KT-XH và ngày nay nó đã trở thành mô hình pháttriển kinh tế của hầu khắp các nước trên thế giới, mặc dù sự áp dụng môhình này ở mỗi nước có sự khác nhau Với tư cách là một phương thức hayphương tiện chứ không phải mục đích, KTTT hoàn toàn có thể và cần thiết
sử dụng trong tiến trình xây dựng CNXH Kinh tế thị trường định hướngXHCN là một thuật ngữ mới với nhiều cách khái quát khác nhau Tuy nhiên,qua những cách mô tả về bản chất, mục đích của KTTT xã hội chủ nghĩa ởTrung Quốc và KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam có thể thấy, mô hìnhKTTT này vừa bao hàm những nhân tố của KTTT lại vừa có những nhân tốđịnh hướng XHCN với mục đích cuối cùng là phát triển kinh tế đạt hiệu quảcao nhưng vẫn bảo đảm thực hiện công bằng xã hội ngày một tốt hơn Vìvậy, có thể hiểu: KTTT định hướng XHCN là một phạm trù kinh tế chính
Trang 19trị, phản ánh bản chất và mục đích của nền sản xuất xã hội, đó là nền kinh tếvận động dựa trên các quy luật khách quan, đặc biệt là các quy luật của thịtrường, có sự quản lý của nhà nước để xây dựng QHSX mới, tiến bộ nhằmthực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh Nói cách khác, KTTT định hướng XHCN là một nền kinh tế dựa trên
cơ sở kết hợp ưu thế của chế độ kinh tế năng động với ưu thế của chế độchính trị tiên tiến; kết hợp mặt tích cực của cơ chế thị trường với sự điều tiết
vĩ mô của nhà nước nhằm hạn chế, khắc phục các mặt tiêu cực của cơ chế thịtrường; kết hợp hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ vàcông bằng xã hội Điều đó cho thấy, KTTT định hướng XHCN có nghĩa đâykhông phải là KTTT tự do theo kiểu TBCN, cũng không phải kinh tế baocấp, quản lý theo kiểu tập trung quan liêu bao cấp và cũng chưa hoàn toàn làKTTT xã hội chủ nghĩa, bởi lẽ nước ta còn đang ở trong TKQĐ lên CNXH,còn có sự đan xen và đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, vừa có vừa chưa cóđầy đủ các yếu tố của CNXH
So với KTTT tư bản chủ nghĩa, KTTT định hướng XHCN có những
đặc trưng cơ bản như: về mục đích, nhằm phát triển LLSX, phát triển kinh tế
để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH nâng cao đời sống nhân dân,phát triển LLSX hiện đại gắn liền với xây dựng QHSX mới Việc sử dụng cơchế thị trường cũng như các hình thức và phương pháp quản lý của KTTTđịnh hướng XHCN là để kích thích sản xuất, khuyến khích tinh thần năngđộng, sáng tạo của người lao động, thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoánhằm hiện thực hoá các mục tiêu KT-XH của CNXH chứ không để cho thị
trường tự phát theo con đường tư bản chủ nghĩa Về chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế, thực hiện đa dạng hoá các hình thức sở hữu và nhiều
thành phần kinh tế, trong đó KTNN giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chấtquan trọng để nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và
Trang 20điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển Kinh tế nhà nướccùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh
tế quốc dân Về chế độ quản lý, KTTT định hướng XHCN đặt dưới sự quản lý
của nhà nước XHCN - nhà nước của dân, do dân và vì dân, do Đảng Cộng sảnlãnh đạo, bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân lao động Nhà nước quản lýnền kinh tế bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật vàbằng cả sức mạnh vật chất của lực lượng KTNN; đồng thời phát huy mặt tíchcực, hạn chế khắc phục những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ
lợi ích của nhân dân lao động và lợi ích của toàn dân tộc Về chế độ phân phối, thực hiện phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả sản xuất là chủ
yếu, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vàoSX,KD và phân phối thông qua phúc lợi xã hội Trong nền KTTT định hướngXHCN, tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hộitrong toàn bộ quá trình phát triển và ngay trong từng bước phát triển của nền
kinh tế
Từ những luận giải trên về phát triển KTTN, nền KTTT định hướng
XHCN, có thể hiểu: phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự vận động, biến đổi của các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất dưới tác động của các quy luật kinh tế thị trường và sự định hướng, dẫn dắt của nhà nước xã hội chủ nghĩa, thể hiện ở sự gia tăng về số lượng, quy mô cùng với sự chuyển dịch về cơ cấu, trình độ sản xuất, kinh doanh theo hướng tiến bộ, hiệu quả nhằm góp phần hiện thực hoá các mục tiêu kinh tế - xã hội trong thời kỳ quá độ.
Như vậy, phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN đượctiếp cận theo hướng kết hợp cả phát triển thành phần kinh tế và lực lượng
Trang 21kinh tế, đồng thời đặt trong mối quan hệ với các thành phần kinh tế kháctrong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần của nền kinh tế quốc dân
Phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN, một mặt baohàm sự phát triển KTTN nói chung (số lượng, quy mô; cơ cấu; trình độ trangthiết bị, công nghệ; trình độ lao động, quản lý; hiệu quả SX,KD ) Mặt khác,
sự phát triển đó còn bảo đảm góp phần tích cực trong việc hiện thực hoá cácmục tiêu KT-XH trong thời kỳ quá độ như: huy động vốn cho SX,KD; tạo vàgiải quyết việc làm cho người lao động; tăng thu cho ngân sách nhà nước cũngnhư nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người lao động v.v Hơn nữa, sựphát triển KTTN không phải diễn ra trong môi trường KTTT tư bản chủ nghĩa,
mà diễn ra trong môi trường phát triển KTTT định hướng XHCN Do đó, pháttriển KTTN đồng thời chịu sự chi phối của cả quy luật KTTT (quy luật giá trị,quy luật cạnh tranh, quy luật cung - cầu…) và sự quản lý, định hướng của nhànước Mặt khác, sự phát triển của KTTN ở nước ta hiện nay không chỉ diễn ratrong phạm vi quốc gia và chịu sự tác động của các yếu tố trong quá trình pháttriển nền KTTT định hướng XHCN, mà còn diễn ra trong điều kiện của toàncầu hoá và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế của đất nước đang diễn ra sâurộng, mạnh mẽ
Phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN xuất hiện cùngvới việc Đảng, Nhà nước ta chủ trương thực hiện đường lối đổi mới toàn diệnđất nước Còn trước đổi mới, trong nhiều năm do nhận thức về CNXH vàTKQĐ còn nhiều hạn chế nên quá trình xây dựng CNXH ở nước ta cũng làquá trình thực hiện “cải tạo XHCN” đối với KTTN Theo đó, KTTN khôngđược pháp luật thừa nhận, bị coi đối tượng cần phải xoá bỏ càng nhanh càngtốt Từ khi Đảng ta chủ trương thực hiện đường lối đổi mới, KTTN trong cơcấu kinh tế nhiều thành phần được thừa nhận và khuyến khích phát triển trongnhững ngành nghề, lĩnh vực SX,KD mà pháp luật không cấm Qua các kỳ đại
Trang 22hội Đảng (kể từ Đại hội VI) và các hội nghị Trung ương, phát triển KTTNluôn là vấn đề được quan tâm, chú trọng trong chủ trương, đường lối pháttriển KT-XH của đất nước Trong đó, KTTN được xác định: là bộ phận cấuthành quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế, đồng thời pháttriển KTTN là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiềuthành phần định hướng XHCN
1.1.2.2 Sự cần thiết phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Sự tồn tại và phát triển KTTN trong nền KTTT định hướng XHCN hiện nay
là một đòi hỏi khách quan Điều đó được quy định bởi: đặc điểm của bản thânTKQĐ; quy luật QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX;yêu cầu nội tại của phát triển KTTT định hướng XHCN và vai trò của KTTN
Thứ nhất, phát triển KTTN được quy định bởi đặc điểm của TKQĐ.
Khái quát về đặc điểm trong TKQĐ, Các-Mác đã dự báo đây là thời kỳ mà vềmọi phương diện kinh tế, đạo đức, tinh thần… còn mang nhiều “dấu vết” của
xã hội cũ Mác coi: “Cái xã hội mà chúng ta nói ở đây không phải là một xã
hội cộng sản chủ nghĩa đã phát triển trên những cơ sở của chính nó, mà trái lại là một xã hội cộng sản chủ nghĩa vừa mới thoát thai từ xã hội tư bản chủ
nghĩa, do đó là một xã hội, về mọi phương diện kinh tế, đạo đức, tinh thần còn mang những dấu vết của xã hội cũ mà nó đã lọt lòng ra” [61, tr.33] KhiTKQĐ lên CNXH đã trở thành hiện thực ở Nga, Lê nin chỉ rõ: “Thời kỳ đókhông thể không bao gồm những đặc điểm hoặc đặc trưng của cả hai kết cấukinh tế xã hội ấy Thời kỳ quá độ ấy không thể nào lại không phải là một thời
-kỳ đấu tranh giữa chủ nghĩa tư bản đang giẫy chết và chủ nghĩa cộng sản đangphát sinh, hay nói một cách khác, giữa chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưngchưa bị tiêu diệt hẳn và chủ nghĩa cộng sản đã phát sinh nhưng vẫn còn rấtnon yếu” Hoặc “… CNXH từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng vào kinh tế,
Trang 23có phải nó có nghĩa là trong chế độ hiện nay có những thành phần, những bộphận, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và CNXH không? Bất cứ ai cũng đềuthừa nhận là có” [54, tr.309,310] Như vậy, theo Lê nin đặc điểm kinh tế củaTKQĐ lên CNXH là nền kinh tế còn tồn tại những thành phần của cả hai kếtcấu kinh tế của CNXH và chủ nghĩa tư bản Đó là đặc điểm phổ biến đối vớitất cả các nước khi bước vào TKQĐ lên CNXH, không kể nước đó đã quaphát triển chủ nghĩa tư bản hay chưa qua phát triển chủ nghĩa tư bản Thựctiễn ở nước Nga cho thấy, trong TKQĐ lên CNXH cũng tồn tại nhiều thànhphần kinh tế, trong đó có: kinh tế kiểu gia trưởng, kinh tế sản xuất hàng hoánhỏ, kinh tế tư bản chủ nghĩa, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế XHCN Cònđối với nước chậm phát triển như nước ta, thì kết cấu kinh tế đa dạng ấy cònphải kể đến những mảnh, những bộ phận của kết cấu kinh tế tiền phong kiến
và phong kiến v.v Từ đặc điểm kinh tế của TKQĐ nêu trên cho thấy,KTTN còn tồn tại và phát triển trong TKQĐ lên CNXH là một yêu cầu khôngthể thiếu
Thứ hai, do yêu cầu của quy luật về sự thích ứng của QHSX với tính chất, trình độ phát triển của LLSX Quan hệ sản xuất và LLSX là hai mặt hợp
thành của phương thức sản xuất, có tác động qua lại biện chứng với nhau.Tương ứng với một trình độ phát triển nhất định của LLSX, có một QHSXnhất định Đồng thời, QHSX cũng có tác động ngược lại đối với sự phát triểncủa LLSX theo hướng thúc đẩy hoặc kìm hãm Quan hệ sản xuất không baogiờ ở trạng thái tĩnh, nó luôn luôn vận động và phát triển gắn liền với sự vậnđộng và phát triển của LLSX Khi mà QHSX phù hợp với tính chất và trình
độ phát triển của LLSX thì nó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mạnh
mẽ của LLSX Ngược lại, nó sẽ kìm hãm LLSX phát triển Nói về mối quan
hệ biện chứng giữa QHSX và LLSX, Đại hội VI của Đảng đã nêu lên mộtluận điểm mới: “LLSX bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp QHSX lạc
Trang 24hậu, mà cả khi QHSX phát triển không đồng bộ, có những yếu tố đi quá xa sovới trình độ phát triển của LLSX” [21, tr.57] Như vậy, quy luật về một hìnhthức nhất định của QHSX phải tương ứng với một trình độ nhất định củaLLSX là một quy luật phổ biến của mọi thời đại kinh tế Không thể xoá bỏmột hình thức QHSX nào đó, khi LLSX tương ứng với nó đang còn sức sống,đang còn là một tất yếu đối với xã hội Việc tồn tại thành phần kinh tế này,hay thành phần kinh tế khác không phụ thuộc ý chí chủ quan mà phụ thuộcvào thành phần kinh tế ấy còn giữ vai trò như thế nào đối với sự phát triển củanền kinh tế quốc dân Quan niệm về xoá tất cả các hình thức sở hữu tư nhân,công hữu tất cả các tư liệu sản xuất trong TKQĐ, thoát ly sự phát triển củaLLSX là một quan niệm sai lầm Chính Lê nin, khi nói về sở hữu tư nhântrong TKQĐ đã khẳng định: “Không đập tan cái cơ cấu kinh tế và xã hội cũ,thương nghiệp, tiểu nông, công nghiệp nhỏ, chủ nghĩa tư bản mà là chấnhưng thương nghiệp, công nghiệp nhỏ, chủ nghĩa tư bản, bằng cách cố gắngnắm vững những cái đó một cách thận trọng và từng bước, hoặc bằng cáchnhà nước điều tiết những cái đó” [55, tr.275].
Thứ ba, xuất phát từ yêu cầu nội tại của phát triển nền KTTT định hướng XHCN Về mặt lý luận chúng ta thừa nhận rằng, hàng hoá, thị trường và
gắn với chúng là các phạm trù cung - cầu, giá cả, giá trị, lợi nhuận, cạnhtranh… phản ánh các mối quan hệ chung của cơ chế thị trường, phản ánh tổngthể các mối quan hệ giữa con người với con người phát sinh trong quá trình sảnxuất - phân phối - trao đổi và tiêu dùng Mặt khác, chúng ta lại thấy rằng, cáckhái niệm, phạm trù trên luôn tồn tại gắn liền với một nền kinh tế hiện thực củamỗi quốc gia dân tộc trên một vùng lãnh thổ cụ thể (chẳng hạn, nền KTTT Mỹ,nền KTTT xã hội Cộng hoà liên bang Đức, hay nền KTTT xã hội mang đặc sắcTrung Quốc…) [27, tr.3] Bởi lẽ, mỗi nước khác nhau có trình độ kinh tế, kếtcấu xã hội, phong tục tập quán khác nhau, nên cùng một mô hình KTTT lại có
Trang 25các thể chế kinh tế khác nhau, vừa phản ánh các mối quan hệ chung bản chấtcủa KTTT, vừa phản ánh các quan hệ đặc thù trong từng phương thức sản xuất
và sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế Điều đó cho thấy, mô hìnhKTTT định hướng XHCN vừa mang những cái phổ biến của mô hình KTTTnói chung và cái đặc thù của mô hình trong KTTT định hướng XHCN nóiriêng Ngoài cái đặc thù bị chi phối bởi các nguyên tắc, bản chất của CNXH,thì cái phổ biến (những thuộc tính, quy luật chung) của KTTT mà KTTT địnhhướng XHCN cũng nhất thiết phải có là:
- Cơ sở kinh tế mang tính đa dạng về sở hữu và thành phần kinh tế đểbảo đảm tính tự chủ, tự do SX,KD… của các chủ thể kinh tế, trong đóKTTN có vai trò quan trọng trong việc làm sống động thị trường
- Các phạm trù kinh tế vốn có của KTTT như: hàng hoá, tiền tệ, thịtrường, cạnh tranh, cung cầu, giá cả, giá cả thị trường và lợi nhuận đượcphát huy đầy đủ chức năng của mình
- Nền kinh tế chịu sự tác động hàng ngày, hàng giờ của các quy luậtkinh tế khách quan của KTTT (quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ,quy luật cung - cầu và quy luật cạnh tranh)
- Cơ chế thị trường là cơ chế kinh tế tất yếu, vì chỉ thông qua cơ chế thịtrường mới liên kết được các nhà sản xuất riêng lẻ vào hoạt động kinh tế củaquốc gia Đồng thời, cạnh tranh là tất yếu để tồn tại của các đơn vị kinh tế
- Nhà nước quản lý nền kinh tế theo nguyên tắc kết hợp thị trường với kếhoạch, phát huy mặt tích cực, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thịtrường bảo vệ lợi ích của người lao động và của toàn thể nhân dân
- Đó là một nền kinh tế mở (mở rộng thị trường dân tộc và từng bướchội nhập vào thị trường khu vực và quốc tế)
Từ những thuộc tính chung của KTTT cho thấy, sự tồn tại sở hữu tưnhân và KTTN là một yếu tố không thể thiếu trong nền KTTT định hướng
Trang 26XHCN Bởi lẽ, như chúng ta đã biết, sở hữu tư nhân có quy luật phát sinh,tồn tại, phát triển và kết thúc vai trò lịch sử của nó Phân công lao động xãhội và sở hữu tư nhân chính là tiền đề ra đời sản xuất hàng hoá Mỗi bướcphát triển sản xuất hàng hoá lại thúc đẩy phân công lao động xã hội đạt tớimột trình độ cao hơn và sở hữu tư nhân, KTTN cũng đạt tới bước phát triểntương ứng Trong thực tiễn, sở hữu tư nhân là yếu tố “cốt lõi” của nền kinh
tế hàng hoá và là nhân tố rất quan trọng của QHSX Phân công lao động xãhội là tác nhân thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển theo bề rộng và chiềusâu Kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ cao, hình thành nền KTTT Kinh
tế thị trường cao hơn kinh tế hàng hoá truyền thống về trình độ công nghệ,
cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý và tính chất xã hội hoá của nó Ở nước ta,thực hiện phát triển KTTT định hướng XHCN, mà đặc trưng vốn dĩ củaKTTT vẫn là đa sở hữu và nhiều thành phần kinh tế Bởi vậy, sở hữu tư nhân
và KTTN vẫn còn có vị thế và vai trò quan trọng khi mà nền kinh tế cònchưa đạt đến trình độ “sở hữu xã hội” Trong điều kiện KTTT phát triển, haiyếu tố quan trọng cùng tồn tại của nền kinh tế hàng hoá là sở hữu tư nhân vàphân công lao động xã hội đang có xu thế phát triển mạnh mẽ, vượt qua biêngiới quốc gia, tiến tới xã hội hoá mang tính quốc tế Điều đó cho thấy, sởhữu tư nhân và KTTN trong điều kiện phát triển KTTT định hướng XHCNvẫn còn lý do phát triển lâu dài Hơn nữa, có thể thấy, nội hàm của KTTT
định hướng XHCN ở Việt Nam được nhìn theo hai góc độ: thứ nhất, để định
hướng XHCN phải lấy kinh tế nhà nước làm chủ đạo Bởi, kinh tế nhà nước
được coi như công cụ chịu sự chi phối về chế độ chính trị của nhà nước; thứ hai, để có KTTT thì không thể không có KTTN Vì KTTN không chỉ là
“vốn tính” của KTTT, mà còn là động lực cơ bản của nền kinh tế đó [91,tr.10] Chịu sự chi phối của động cơ tìm kiếm lợi nhuận, bằng sự năng động,sáng tạo hầu như không có giới hạn Kinh tế tư nhân phản ứng nhanh nhất
Trang 27trước những mất cân đối cung cầu Chủ KTTN có ý thức và hành động cạnhtranh quyết liệt nhất, đồng thời cũng có ham muốn mở rộng thị phần, giànhthế độc quyền mạnh mẽ nhất, luôn theo dõi thị trường và sẵn sàng cung ứngcho thị trường những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ phù hợp nhất với nhucầu thị trường cũng như giá trị thị trường, vì chính thị trường quyết định sựtồn tại hay không tồn tại của chính họ Lịch sử phát triển của KTTT chothấy, quá trình phát triển của KTTT gắn liền với quá trình đa dạng hoá cáchình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, điều này đồng nghĩa với quá trình đadạng hoá các chủ thể tham gia KTTT Nếu như quá trình phát triển KTTTchia thành ba giai đoạn là: giai đoạn chuyển đổi, KTTT tự do và KTTT hiệnđại, thì quá trình đa dạng hoá sở hữu cũng từ tư hữu nhỏ chuyển thành tưhữu lớn và đa dạng hoá các hình thức sở hữu Điều đó chứng tỏ, để có mộtnền KTTT phát triển thì không thể không có sự phát triển của KTTN Khinghiên cứu về KTTT, các nhà nghiên cứu cũng cho rằng, một nền KTTThoạt động tốt cần có năm đặc điểm chủ yếu như: 1) phân phối các nguồn lựcmột cách hiệu quả; 2) tạo ra những nguồn lực mới thông qua việc đổi mớisản phẩm và đổi mới quá trình xử lý; 3) thích nghi nhanh chóng và có hiệuquả trước sự thay đổi hoàn cảnh; 4) duy trì sự ổn định kinh tế, tránh đượcnhững hiện tượng thất nghiệp và lạm phát cao; 5) tạo hiệu quả xã hộimong muốn, tránh phân hoá giầu nghèo quá mức [1, tr.54] Nếu hai đặcđiểm 4 và 5 quy định vai trò của nhà nước và kinh tế nhà nước, thì cácđặc điểm 1, 2 và 3 thể hiện rõ nhất vai trò của KTTN Như vậy, rõ ràngKTTN là thành phần kinh tế hội đủ các điều kiện, đặc trưng đối với sựphát triển của KTTT nói chung, phát triển KTTN là yêu cầu tất yếu trongnền KTTT định hướng XHCN Theo các nhà kinh tế học, trong đó cóKornai Janos thì, KTTN có vai trò quyết định trong việc hình thành vàthực thi cơ chế điều tiết tự nhiên của nền KTTT Chính vì vậy, ông cho
Trang 28rằng không thể có một nền KTTT thực sự với một khu vực tư nhân ốmyếu [15, tr.11] Hay như, Joseph Stigliz - chủ nhân của giải thưởng Nobelkinh tế năm 2001, khi nói về nền kinh tế Việt Nam, ông đã khẳng định:một nền kinh tế phát triển mạnh không thể không tính tới khu vực tưnhân Chính phủ Việt Nam cần tạo ra một nền kinh tế mà trong đó coitrọng đầu tư cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân, bởi chính sự thamgia của tư nhân là động lực tạo ra cạnh tranh, phát huy sáng tạo và đem lạilợi ích thiết thực cho người dân [63, tr.35] Tuy nhiên, ở nước ta pháttriển KTTN là nhằm thực hiện mục tiêu XHCN, do đó KTTN phát triểntrong nền KTTT định hướng XHCN với sự tham gia của nhiều thành phầnkinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự quản lý,điều tiết của nhà nước theo định hướng XHCN
Thứ tư, do vai trò của KTTN quy định Kinh nghiệm ở nhiều nước
cũng như chính ở nước ta cho thấy, sự thành công về KT-XH của mỗi quốcgia có sự đóng góp tích cực của phát triển KTTN, nhất là ở giai đoạn đầucủa quá trình chuyển sang nền KTTT Nói về vai trò của KTTN, Nghị quyếtĐại hội Đảng X đã nhận định: KTTN có vai trò quan trọng, là một trongnhững động lực của nền kinh tế Còn như ông Nguyễn Trần Bạt - Chủ tịch -Tổng Giám đốc Invest Consult Group cho rằng: KTTN không chỉ có tiếngnói quyết định đến sức mạnh kinh tế của hầu hết các quốc gia mà còn trởthành một lực lượng kinh tế có ý nghĩa chính trị toàn cầu Phát triển khu vựcKTTN cũng có nghĩa là bảo tồn tính đa dạng phong phú của đời sống kinh
tế, xem nó như là nguồn gốc của mọi sự phát triển
Có thể thấy, vai trò của phát triển KTTN đối với nền kinh tế nước tatrên một số nội dung cơ bản sau:
* Phát triển kinh tế tư nhân - nhân tố chủ yếu thúc đẩy sức cạnh tranh của nền kinh tế Trước đây, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu
Trang 29bao cấp, KTTN bị coi là “đối tượng” của công cuộc cải tạo XHCN Do vậy, cácphạm trù kinh tế như giá cả, thị trường, cạnh tranh… không được thừa nhận vàyêu cầu nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm cũng không được đặt
ra Ngày nay, khi chấp nhận KTTT với nhiều thành phần kinh tế (trong đó cóKTTN) thì cạnh tranh để tồn tại, phát triển là yêu cầu khách quan đối với các chủthể trong nền kinh tế Trong điều kiện đó, nhân tố chủ yếu thúc đẩy cạnh tranhgóp phần cải thiện chất lượng phát triển không ai khác chính là KTTN Thực tiễncho thấy, cùng với việc thực hiện phát triển KTTN trong nền KTTT định hướngXHCN, nhiều sản phẩm hàng hoá của nước ta đã và đang vươn lên khẳng định
vị trí không chỉ ở thị trường trong nước, mà cả trên thị trường quốc tế Đáng chú
ý, bên cạnh đóng góp chủ yếu vào xuất khẩu những sản phẩm nông nghiệp thenchốt như: thuỷ sản, gạo, cà phê…, KTTN đang từng bước nâng cao vai trò và vịtrí của mình trong tham gia xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp có kim ngạchlớn như: dệt may, giầy dép, điện - điện tử v.v… Sự phát triển KTTN còn gópphần hỗ trợ, bổ sung cho KTNN, tạo mối liên kết cùng hợp tác, cạnh tranh pháttriển Thể hiện rõ, phát triển KTTN không chỉ tạo ra nhiều hàng hoá, dịch vụ đápứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, mà còn là động lực để KTNN thực hiện tốt vaitrò chủ đạo thông qua quá trình cạnh tranh
* Phát triển kinh tế tư nhân góp phần khai thác và tận dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, tạo sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế
Kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển đồng nghĩa với việc các tiềmnăng về vốn, lao động, KH-CN cũng như các nguồn tài nguyên khác trong nhândân, trên các địa phương, các vùng miền của đất nước được huy động ngày càngnhiều và có hiệu quả vào quá trình SX,KD Chính sự phát triển KTTN làm chocác cơ sở SX,KD không ngừng được mở rộng cả về số lượng, phạm vi và quy
mô Cùng với sự tăng lên về số lượng cơ sở sản xuất, quy mô vốn là sự tăng lên
về số lao động được sử dụng trong KTTN, góp phần tích cực ổn định xã hội và
Trang 30tăng trưởng của nền kinh tế đất nước Qua số liệu của Tổng cục Thống kê về chỉ
số phát triển tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh năm 1994 (bảng 1.1) chothấy, KTTN có sự tăng trưởng liên tục qua các năm Trong đó, kinh tế cá thể từ103,68% (năm 2000) tăng lên 107,47% (năm 2005) và các loại hình doanhnghiệp của tư nhân từ 109,7% (năm 2000) tăng lên 114,01% (năm 2005)
Bảng 1.1: Chỉ số phát triển tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh năm 1994 (đơn vị tính %)
Năm 2000 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005Kinh tế cá thể 103,68 106,07 106,06 106,27 107,47Doanh nghiệp
trên, để có KTTT, thì không thể không có KTTN (kinh tế nhiều thành phần) vàKTTN không chỉ là “vốn tính” của KTTT mà còn là động lực cơ bản của nềnkinh tế đó Đồng thời, chính sự phát triển của KTTN đã đặt ra những yêu cầumới thúc đẩy hoàn thiện thể chế KTTT định hướng XHCN Theo đó, một hệthống luật và các quy định cần thiết nhằm tạo hành lang pháp lý cho phát triểnKTTN nói riêng và KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa nói chung ở nước ta đã
và đang từng bước được hoàn thiện Đặc biệt, trong bối cảnh của toàn cầu hoá
và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sâu rộng, mạnh mẽ hiện nay, thì việcphát triển KTTN cùng với KTTT được coi như là nhân tố quan trọng góp phầnđẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Có thể thấy rõ điềunày thông qua việc đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới của nước
Trang 31ta vừa qua, việc chúng ta chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chứcThương mại thế giới đã chứng tỏ bước tiến vượt bậc trong nỗ lực đổi mới, pháttriển KTTN và KTTT định hướng XHCN của Đảng, Nhà nước ta
* Phát triển kinh tế tư nhân góp phần làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển Chính sự phát triển KTTN với nhiều loại hình
kinh tế khác nhau, đã góp phần làm cho QHSX chuyển biến phù hợp vớiLLSX trong giai đoạn chuyển đổi nền kinh tế nước ta Trong TKQĐ, trình
độ LLSX ở nước ta không những thấp mà còn tồn tại nhiều trình độ khácnhau Bởi vậy, tương ứng với nó là sự đa dạng trong quan hệ sở hữu, cùngvới sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể còn có sở hữu tư nhân về tư liệu sảnxuất và sở hữu hỗn hợp Sự chuyển biến trong quan hệ sở hữu kéo theo sựchuyển biến trong quan hệ quản lý, bên cạnh đội ngũ giám đốc và nhữngngười làm công ăn lương trong các DNNN, hình thành tầng lớp chủ doanhnghiệp và đội ngũ lao động làm thuê trong các DNTN… làm xuất hiện quan
hệ chủ thợ, quan hệ thuê mướn lao động thông qua hợp đồng kinh tế v.v…Cùng với sự chuyển biến trong quan hệ sở hữu và quan hệ quản lý, quan hệphân phối cũng trở nên đa dạng hơn, ngoài phân phối theo kết quả lao động
và hiệu quả kinh tế còn có các hình thức phân phối khác như: phân phối theovốn góp, theo tài sản, theo cổ phần… Sự chuyển biến của cả ba mặt trên đãlàm cho QHSX trở nên mềm dẻo, đa dạng, linh hoạt phù hợp với thực trạngcủa nền kinh tế nước ta hiện nay Điều đó cho phép khơi dậy và phát huyđược các nguồn lực của xã hội vào công cuộc phát triển kinh tế Đây thực sự
là quá trình xã hội hoá LLSX trên thực tế phù hợp với thực tiễn Việt Namhiện nay Quá trình này đang từng bước thúc đẩy LLSX phát triển
* Đối với nước ta hiện nay, trong điều kiện LLSX còn thấp thì việc phát triển KTTN còn có ý nghĩa quan trọng là bảo đảm thực hiện dân chủ hoá trong
Trang 32lĩnh vực kinh tế Thực tiễn ngày càng cho thấy, quyền làm chủ của người lao
động cần được cụ thể hoá trên tất cả các lĩnh vực khác nhau như: quyền làmchủ trong sở hữu hay sử dụng tư liệu sản xuất, quyền tự chủ trong tổ chức quản
lý sản xuất, tính chủ động trong lựa chọn nơi làm việc, quyền làm chủ trongphân phối sản phẩm làm ra, quyền được tự do lựa chọn nơi đầu tư trên cơ sởquy định của pháp luật Chỉ có như thế, mới tạo được điều kiện giải phóng mọinăng lực sản xuất, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi người Việt Namyêu nước mang hết sức lực, tài năng, vốn liếng, kỹ thuật để mở rộng sản xuất,phát triển kinh tế, thực hiện dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,văn minh Việc khuyến khích phát triển KTTN trong TKQĐ đã đáp ứng đượcyêu cầu đó, đã tạo điều kiện để giải quyết được các lợi ích, tạo động lực thúcđẩy mạnh mẽ sự tăng trưởng kinh tế của đất nước
Ngoài ra, phát triển KTTN còn góp phần nâng cao chất lượng lao động,nuôi dưỡng tiềm năng, trí tuệ kinh doanh; tạo cân đối về phát triển giữa cácvùng, miền của đất nước; hình thành đội ngũ doanh nhân - một trong nhữnglực lượng có vai trò quan trọng trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tếcủa đất nước trong điều kiện ngày nay Đáng chú ý, phát triển KTTN gópphần quan trọng trong việc duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống;kinh nghiệm SX,KD; kinh nghiệm quản lý đã được tích luỹ qua nhiều thế hệcủa từng gia đình và dòng họ; phát huy được cả yếu tố truyền thống và hiệnđại trong các mặt hàng sản xuất Các làng nghề truyền thống với các mặt hàngthủ công, mỹ nghệ đa dạng về hình thức, mẫu mã, hợp thị hiếu người tiêudùng, thu hút được sự quan tâm của đông đảo khách hàng ở nhiều nước, đặcbiệt là các nước Châu Âu Đây là một trong những yếu tố quan trọng gópphần nâng cao sức cạnh tranh và khẳng định vị trí, thương hiệu của hàng hoáViệt Nam trên thị trường quốc tế Theo số liệu thống kê, hiện nay cả nước cótrên 2000 làng nghề với 1,4 triệu hộ tham gia và sản phẩm ngành nghề thủ
Trang 33công đã đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu, năm 2003 đạt 367 triệu USD(tăng 56,2% so với năm 2001), năm 2004 chưa kể xuất khẩu đồ gỗ đạt 450triệu USD (tăng 22,6% so với năm 2003) [42, tr.30]
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, KTTN còn tồn tại và phát triểntrong TKQĐ lên CNXH ở nước ta là một đòi hỏi khách quan phù hợp vớiquy luật và thực tiễn Việt Nam Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quantrọng của nền kinh tế quốc dân - nền KTTT định hướng XHCN Kinh tế tưnhân không phải là bộ phận đối lập với CNXH mà nó tồn tại đan xen vớiKTNN, kinh tế tập thể, bổ sung cho sự phát triển của các thành phần kinh
tế này và tạo điều kiện thúc đẩy phát triển KTTT định hướng XHCN
1.1.2.3 Nội dung phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX, Nghị quyết Trung ương 5 (KhoáIX) và Nghị quyết Đại hội X của Đảng, các hộ kinh doanh cá thể được nhànhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển cả ở thành thị và nông thôn;khuyến khích các hộ liên kết, hình thành các tổ chức hợp tác tự nguyện làm
vệ tinh cho doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn Các loại hình doanh nghiệpcủa tư nhân được nhà nước tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chínhsách, pháp lý và tâm lý xã hội để phát triển rộng rãi trong những ngành nghềSX,KD, trong đó bao gồm cả những lĩnh vực SX,KD quan trọng của nền kinh
tế mà pháp luật không cấm, không hạn chế về quy mô (vốn đầu tư, số laođộng sử dụng, doanh thu, lợi nhuận…), nhất là trên những định hướng ưu tiêncủa nhà nước; khuyến khích chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phầncho người lao động; liên doanh, liên kết với nhau, với kinh tế tập thể vàKTNN; xây dựng quan hệ tốt đẹp giữa chủ doanh nghiệp và người lao động
Trang 34Trên cơ sở quán triệt quan điểm: “Lấy việc giải phóng sức sản xuất,động viên tối đa mọi nguồn lực bên trong và bên ngoài cho công nghiệphoá, hiện đại hoá, nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội, cải thiện đời sốngcủa nhân dân làm mục tiêu hàng đầu trong việc khuyến khích phát triển cácthành phần kinh tế” [23, tr.92,93] và quan niệm về phát triển KTTN trongnền KTTT định hướng XHCN đã trình bày trên, có thể thấy nội dung pháttriển KTTN ở nước ta bao gồm:
Thứ nhất, sự tăng lên về số lượng, quy mô (cả về vốn, lao động) đối với các hình thức tổ chức hoạt động SX,KD của KTTN
Đây là một trong những nội dung không thể thiếu khi đề cập đến pháttriển KTTN Bởi lẽ, không thể nói KTTN phát triển trong khi số lượng, quy môcủa nó lại không có sự tăng thêm Do đó, phát triển KTTN trước hết là sự tănglên về số lượng các hình thức tổ chức hoạt động SX,KD của KTTN trong nềnkinh tế (bao gồm: hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ và các loại hình doanh nghiệpcủa tư nhân như: DNTN, công ty TNHH, CTCP, công ty hợp danh) cùng với sự
mở rộng về quy mô (cả về vốn và lao động) của các hình thức đó
Thứ hai, có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong kinh tế tư nhân theo hướng tiến bộ, hiệu quả
Cùng với sự tăng thêm về số lượng, quy mô thì sự tiến bộ về cơ cấukinh tế cũng là một nội dung của phát triển KTTN Bởi điều đó, một mặt sẽthúc đẩy bản thân KTTN phát triển, mặt khác nó bảo đảm phát triển KTTNgóp phần tích cực trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dântheo hướng tiến bộ, hiệu quả, phát huy được thế mạnh của các vùng, miền,các lĩnh vực của đất nước cho phát triển kinh tế, đồng thời từng bước tạođiều kiện để nước ta tham gia và hội nhập sâu rộng vào phân công laođộng, hợp tác quốc tế Sự chuyển dịch cơ cấu KTTN theo hướng tiến bộ,hiệu quả bao hàm trong đó cả sự chuyển dịch về cơ cấu vùng, cơ cấu
Trang 35ngành , bảo đảm KTTN có mặt ở tất cả các vùng miền, các lĩnh vực,ngành nghề SX,KD đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước.
Thứ ba, nâng cao trình độ trang thiết bị, công nghệ; trình độ lao động, quản lý trong KTTN
Đây là những yếu tố không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triểncủa sản xuất nói chung, phát triển KTTN nói riêng Trình độ trang thiết bị,công nghệ; trình độ lao động và trình độ quản lý được nâng cao không chỉ
là cơ sở bảo đảm cho sự phát triển KTTN, mà còn là căn cứ để xem xét,đánh giá sự phát triển của KTTN Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay trước
sự phát triển mạnh mẽ của KH-CN và kinh tế trí thức cũng như sự cạnhtranh quyết liệt giữa các chủ thể trong bối cảnh của toàn cầu hoá và hộinhập kinh tế quốc tế càng đòi hỏi quá trình SX,KD nói chung, quá trình tồntại và phát triển KTTN nói riêng phải không ngừng đổi mới, nâng cao trình
độ các yếu tố của quá trình sản xuất, trong đó trình độ trang thiết bị, côngnghệ, trình độ người lao động và trình độ quản lý của các chủ KTTN lànhững yếu tố giữ vị trí quan trọng Nâng cao trình độ trang thiết bị, côngnghệ; trình độ lao động; quản lý trong KTTN không những là yêu cầuthường xuyên mà còn phải bảo đảm phù hợp với thực tiễn phát triển KTTTđịnh hướng XHCN và yêu cầu hội nhập đang diễn ra sôi động hiện nay
Thứ tư, nâng cao hiệu quả SX,KD và năng lực cạnh tranh của KTTN
Đi đôi với sự tăng thêm về số lượng, quy mô; cơ cấu; trình độ thì việcnâng cao hiệu quả SX,KD và năng lực cạnh tranh của KTTN, một mặt đượccoi như là kết quả của các yếu tố đó, mặt khác là một nội dung không thểkhông có khi nói đến sự phát triển KTTN Hiệu quả SX,KD và năng lực cạnhtranh là hai yếu tố giữ vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển củanền kinh tế đất nước nói chung, KTTN nói riêng, nhất là trong điều kiện pháttriển KTTT định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay Tuy
Trang 36nhiên, hiệu quả SX,KD và năng lực cạnh tranh của KTTN phải dựa trên cơ sởđổi mới nâng cao trình độ công nghệ, trình độ lao động và trình độ quản lýchứ không phải bằng các thủ đoạn phi kinh tế
Thứ năm, huy động ngày càng nhiều nguồn vốn cho SX,KD; tạo việc làm; tăng thu cho ngân sách nhà nước; nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống người lao động
Tồn tại và phát triển trong môi trường KTTT định hướng XHCN, bởivậy sự phát triển của KTTN không thuần tuý chỉ là sự phát triển của bản thânKTTN với các mục tiêu kinh tế, mà nó còn bao hàm cả mục tiêu xã hội.Chính vì thế, nói đến phát triển KTTN ngoài việc xem xét các yếu tố về mặt
“kỹ thuật”, còn phải kể đến các yếu tố về mặt “xã hội”, trong đó huy độngvốn cho SX,KD, tạo việc làm, tăng thu cho ngân sách nhà nước, nâng cao thunhập và cải thiện đời sống người lao động là những yếu tố rất cần thiết đểđánh giá sự phát triển của KTTN ở nước ta hiện nay Điều đó cho thấy, quátrình phát triển KTTN cùng với sự tăng lên về số lượng, quy mô; cơ cấuchuyển dịch theo hướng tiến bộ; trình độ trang thiết bị công nghệ, trình độ laođộng, quản lý cũng như hiệu quả SX,KD và năng lực cạnh tranh được nângcao thì các vấn đề như vốn cho SX,KD, việc làm và đời sống người laođộng, đóng góp cho ngân sách nhà nước cũng phải có sự phát triển tươngứng
Ngoài những nội dung cơ bản nêu trên, phát triển KTTN còn phải kể đến
sự chuyển đổi về cơ chế quản lý kinh tế; sự phát triển về QHSX; việc mở rộng cácloại thị trường, không chỉ thị trường trong nước mà cả thị trường ngoài nước, đó là
sự tham gia có hiệu quả trong hội nhập, phân công lao động trong nước, trong khuvực và trên phạm vi quốc tế; đồng thời, phát triển KTTN diễn ra trong môi trườngKTTT định hướng XHCN, vừa chịu sự tác động của các quy luật KTTT, vừa bảođảm vai trò quản lý, điều tiết, định hướng XHCN của nhà nước
Trang 371.1.2.4 Các nhân tố tác động đến sự phát triển của kinh tế tư nhân hiện nay
Là bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân - nền KTTT định hướngXHCN, bởi vậy sự phát triển KTTN nước ta chịu sự tác động của nhiều nhân
tố không chỉ sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và môi trường, điềukiện SX,KD trong nước, mà còn chịu sự tác động của quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế của đất nước đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay Có thể thấy một sốnhân tố cơ bản sau:
Một là, định hướng XHCN đối với phát triển KTTN Nét đặc thù tạo
nên sự khác biệt giữa KTTN nước ta với KTTN dưới chủ nghĩa tư bản chính
là định hướng XHCN Điều đó cho thấy, quá trình phát triển KTTN nước taluôn bị chi phối bởi mục tiêu XHCN Quá trình đó, là nhằm đưa đất nước pháttriển theo con đường XHCN chứ không phải theo con đường tư bản chủnghĩa Do đó, mọi hoạt động của KTTN đều phải hướng vào thực hiện mụctiêu dân giầu, nước mạnh, XHCN công bằng, dân chủ, văn minh Điều nàycũng chứng tỏ, vai trò của phát triển KTTN chỉ có ý nghĩa với phát triển kinh
tế và củng cố quốc phòng của đất nước khi định hướng XHCN chủ nghĩa đốivới phát triển KTTN được giữ vững Nội dung định hướng XHCN đối vớiphát triển KTTN không nằm ngoài nội dung định hướng XHCN trong pháttriển nền KTTT, song bao gồm một số nội dung cơ bản như:
Thứ nhất, phát triển KTTN theo đúng pháp luật, đồng thời phải chăm lo
phát triển KTNN và kinh tế tập thể Làm cho KTNN giữ vai trò chủ đạo, KTNN
và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốcdân
Trang 38Thứ hai, nhà nước định hướng, hỗ trợ, dẫn dắt và bảo hộ phát triển KTTN
trong mối quan hệ bình đẳng với các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tếquốc dân và quản lý, điều tiết sự phát triển KTTN bằng pháp luật, chính sách
Thứ ba, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng và xây dựng mối quan hệ
tốt đẹp giữa người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở của phápluật và tinh thần đoàn kết tương thân tương ái
Thứ tư, khuyến khích KTTN liên kết, liên doanh với nhau, với KTNN,
kinh tế tập thể trở thành kinh tế tư bản nhà nước Trong đó, khuyến khích các
hộ SX,KD liên kết hình thành các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệtinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn; khuyến khích các doanhnghiệp chuyển thành doanh nghiệp cổ phần có bán cổ phần cho người laođộng
Thứ năm, chăm lo bồi dưỡng giáo dục các chủ KTTN nâng cao lòng
yêu nước, tự hào dân tộc, gắn bó với lợi ích của đất nước, của dân tộc và sựnghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, kinh doanh theo đúng pháp luật, có hiệuquả, có văn hoá; tích cực đóng góp hợp lý vào các hoạt động xã hội
Thứ sáu, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước và phát
huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội doanh nghiệp đốivới phát triển KTTN
Tất cả điều đó, một mặt sẽ tạo môi trường tâm lý thuận lợi cho các chủKTTN yên tâm đầu tư mở rộng SX,KD thúc đẩy KTTN phát triển Mặt khác,
nó hướng sự phát triển của KTTN vào thực hiện có hiệu quả các mục tiêu
Trang 39thiện môi trường, điều kiện kinh doanh: giữ vững ổn định chính trị - xã hội;chú trọng đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế; xoá bỏ độc quyền doanhnghiệp; tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường; kiên quyết thực hiện có hiệuquả việc cải cách hành chính v.v… Đồng thời, hệ thống pháp luật về kinh
tế nói chung, về KTTN nói riêng từng bước được xây dựng, điều chỉnh, bổsung theo hướng phát triển nền KTTT định hướng XHCN, trong đó LuậtDoanh nghiệp (2005) áp dụng chung cho các loại hình doanh nghiệp đượcxem như là một sự điều chỉnh quan trọng Bên cạnh đó, các chính sách vềgiáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, tài chính, tín dụng… cũng đượcđổi mới theo hướng phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới, phát triển KT-
XH của đất nước Đáng lưu ý là, quản lý nhà nước về kinh tế và quản lýSX,KD của doanh nghiệp đã có sự phân định khá rõ Đặc biệt gần đây, một
số chính sách của nhà nước như: đẩy mạnh việc dồn điền, đổi thửa để hìnhthành và phát triển các trang trại; khôi phục và phát triển các ngành nghềtiểu thủ công nghiệp, mở mang các loại hình dịch vụ ở nông thôn và thànhthị; bán, khoán, cho thuê các cơ sở sản xuất làm ăn thua lỗ, đẩy mạnh cổphần hoá DNNN v.v… Những việc làm đó, đã và đang góp phần tạo môitrường đầu tư, môi trường pháp lý cũng như các điều kiện SX,KD thuận lợicho sự phát triển của KTTN Tuy nhiên, những bất cập về môi trường, điềukiện SX,KD như: hệ thống pháp luật vừa thiếu, vừa chưa đồng bộ; cải cáchhành chính còn chậm; hạ tầng cơ sở còn yếu kém; việc tiếp cận của KTTNvới các chính sách về đất đai, tài chính, tín dụng còn hạn chế; chất lượngnguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của sự phát triển v.v… cũng sẽ làm
ảnh hưởng đến sự phát triển của KTTN
Trang 40Ba là, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, nhất là việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) Tham gia sâu rộng vào quá
trình phân công lao động và hợp tác kinh tế trong khu vực và trên thế giớiđối với nước ta là một đòi hỏi khách quan Cho đến nay, chúng ta đã làthành viên của hầu hết các diễn đàn hợp tác kinh tế cũng như các tổ chứckinh tế của khu vực và quốc tế, đặc biệt đã trở thành thành viên thứ 150của Tổ chức Thương mại thế giới Điều này, có tác động không nhỏ đến sựphát triển của nền kinh tế đất nước nói chung, đến sự phát triển của KTTNnói riêng theo cả hai chiều hướng vừa tạo những điều kiện thuận lợi cho sựphát triển vừa đặt ra những khó khăn, thách thức Đó là, gia nhập Tổ chứcThương mại thế giới giúp KTTN có điều kiện mở rộng thị trường, có thểtiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào với giá cạnh tranh hơn, dịch vụ hỗ trợtiện lợi hơn, có chất lượng hơn, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao chấtlượng, hiệu quả SX,KD v.v… Bên cạnh đó, KTTN cũng phải đối mặt vớikhông ít khó khăn: trình độ kinh tế thấp, quy mô doanh nghiệp nhỏ, kinhnghiệm quản lý SX,KD còn hạn chế, trong khi phải chịu sự chi phối của cácnguyên tắc, luật lệ quốc tế chủ yếu do các nước phát triển áp đặt Do đó, khókhăn lớn nhất đối với KTTN trong quá trình hội nhập chính là sức ép cạnhtranh về sản phẩm, thương hiệu hàng hoá không chỉ trên thị trường thế giới
mà ngay ở thị trường trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài
Từ những vấn đề nêu trên cho thấy, sự phát triển của KTTN hiện naychịu sự tác động, chi phối của nhiều nhân tố bao gồm cả thuận lợi và khókhăn Bởi vậy, để thúc đẩy KTTN phát triển đáp ứng yêu cầu phát triểnkinh tế và củng cố quốc phòng của đất nước đòi hỏi Đảng, Nhà nước một