Để nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh, đảm bảo tính xác thực của các văn bản dịch thuật, góp phần tăng cường hiểu biết về ngôn ngữ và văn hóa cho cộng đồng người sử dụng tiếng Anh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ KIM ANH
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
NGUYỄN THỊ KIM ANH
NGHI N CỨU TH NH NG CH QUAN H H I
NGH AN - 2016
Trang 33
Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ nhan đề “Nghiên cứu thành ngữ chỉ
quan hệ xã hội trong tiếng Việt và tiếng Anh từ góc độ Ngôn ngữ học tri nhận”
là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng để bảo vệ ở bất kì học vị nào
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc
Nghệ An tháng 11 năm 2016
Tác giả luận án
N uyễn T ị K m An
Trang 4Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong Khoa Sư phạm Ngữ văn, đặc biệt là tổ bộ môn Ngôn ngữ, Trường Đại học Vinh vì đã giúp tôi trang bị những kiến thức cần thiết để hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh cũng như hoàn thiện luận án
Trong quá trình học tập và thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất để hoàn thành chương trình Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến Khoa Ngữ văn, Phòng Đào tạo Sau đại học, các phòng ban liên quan và đặc biệt là Ban giám hiệu Trường Đại học Vinh vì những giúp đỡ quý báu đó
Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban chủ nhiệm khoa, các đồng nghiệp trong Khoa Sư phạm Ngoại ngữ, Trường Đại học Vinh vì những sự ủng hộ, động viên, chia sẻ công việc của họ trong suốt quá trình thực hiện luận án
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới những người thân, gia đình
và bạn bè, những người luôn sát cánh bên cạnh tôi, ủng hộ tôi trên tất cả các phương diện để tôi hoàn thành tốt công tác học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận án
Nghệ An, tháng 11 năm 2016
Tác giả luận án
N uyễn T ị K m An
Trang 5MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN ii
BẢNG QUY ƯỚC VI T TẮT V KÍ HI U vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU vii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
3 Phương pháp nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Cái mới của luận án 7
6 Cấu trúc của luận án 8
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUY T CỦA LU N ÁN 9
1.1 Dẫn nhập 9
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 10
1.2.1 Lịch sử nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Anh 10
1.2.2 Lịch sử nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Việt 17
1.3 Cơ sở lý thuyết liên quan đến luận án 22
1.3.1 Lý luận chung về Ngôn ngữ học tri nhận 22
1.3.2 Nguyên lý và lý thuyết của ngữ nghĩa học tri nhận 27
1.3.3 Ẩn dụ 30
1.3.4 Thành ngữ chỉ quan hệ xã hội 35
1.4 Tiểu kết chương 1 43
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CỦA ẨN DỤ Ý NI M QUAN H H I TRONG TH NH NG TI NG VI T V TI NG ANH 45
2.1 Dẫn nhập 45
2.2 Ẩn dụ ý niệm tình bạn 46
2.2.1 Nhóm ẩn dụ giao tiếp 47
2.2.2 Nhóm ẩn dụ tình cảm, cảm xúc 50
Trang 62.2.3 Nhóm ẩn dụ trạng thái 51
2.2.4 Nhóm ẩn dụ cấu trúc sự kiện 53
2.2.5 Nhóm ẩn dụ phức hợp 54
2.2.6 Nhóm ẩn dụ đánh giá tích cực tiêu cực 56
2.2.7 Khái quát đặc điểm của ẩn dụ ý niệm tình bạn 56
2.3 Ẩn dụ ý niệm tình yêu 58
2.3.1 Nhóm ẩn dụ giao tiếp 58
2.3.2 Nhóm ẩn dụ tình cảm, cảm xúc 62
2.3.3 Nhóm ẩn dụ trạng thái 66
2.3.4 Nhóm ẩn dụ cấu trúc sự kiện 70
2.3.5 Nhóm ẩn dụ phức hợp 75
2.3.6 Nhóm ẩn dụ đánh giá tích cực tiêu cực 77
2.3.7 Khái quát đặc điểm của ẩn dụ ý niệm tình yêu 78
2.4 Ẩn dụ ý niệm hôn nhân 80
2.4.1 Nhóm ẩn dụ giao tiếp 80
2.4.2 Nhóm ẩn dụ tình cảm, cảm xúc 83
2.4.3 Nhóm ẩn dụ trạng thái 85
2.4.4 Nhóm ẩn dụ cấu trúc sự kiện 91
2.4.5 Nhóm ẩn dụ phức hợp 93
2.4.6 Nhóm ẩn dụ đánh giá tích cực tiêu cực 96
2.4.7 Khái quát đặc điểm của ẩn dụ ý niệm hôn nhân 96
2.5 Tiểu kết chương 2 98
Chương 3 CƠ SỞ TRI NHẬN VÀ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA ẨN DỤ Ý NIỆM QUAN HỆ XÃ HỘI TRONG THÀNH NGỮ TIẾNG VIỆT VÀ TI NG ANH 100
3.1 Dẫn nhập 100
3.2 Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ 100
3.2.1 Khái niệm văn hóa 100
3.2.2 Các đặc điểm của văn hóa 103
3.2.3 Mối quan hệ giữa văn hóa và ngôn ngữ 104
Trang 73.3 Các mô hình tri nhận liên quan đến ẩn dụ ý niệm quan hệ xã hội 108
3.4 Sự tương đồng của ẩn dụ ý niệm quan hệ xã hội trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh 111
3.4.1 Sự tương đồng về loại miền nguồn 111
3.4.2 Sự tương đồng trong nét nghĩa ẩn dụ ý niệm 117
3.5 Sự khác biệt văn hóa và cơ sở tri nhận của ẩn dụ ý niệm về quan hệ xã hội trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh 123
3.5.1 Sự khác biệt giao văn hóa 124
3.5.2 Sự khác biệt nội văn hóa 142
3.6 Tiểu kết chương 3 144
K T LU N 146
DANH MỤC CÁC C NG TRÌNH Đ C NG BỐ LIÊN QUAN Đ N ĐỀ T I LU N ÁN 149
DANH MỤC T I LI U THAM KHẢO 150
Trang 8BẢNG QUY ƢỚC VI T TẮT V KÍ HI U
Ví dụ trích dẫn nêu trong luận án đƣợc đánh theo số thứ tự xuất hiện trong phụ lục, cụ thể trong tiếng Việt là [V-n] và trong tiếng Anh là [A-n]
Trang 9DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Trang
Sơ đồ:
Sơ đồ 1.1 Phân loại các mối quan hệ xã hội 40
Sơ đồ 2.1 Cơ chế ánh xạ của TÌNH YÊU LÀ CUỘC HÀNH TRÌNH 72
Sơ đồ 2.2 Cơ chế ánh xạ của HÔN NHÂN LÀ SỰ HỢP NHẤT 86
Sơ đồ 3.1 Mô hình tri nhận các ẩn dụ ý niệm QHXH 110
Bảng: Bảng 2.1 Thành ngữ biểu thị ẩn dụ ý niệm về tình bạn 46
Bảng 2.2 Nhóm ẩn dụ giao tiếp (Tình bạn) 47
Bảng 2.3 Nhóm ẩn dụ tình cảm, cảm xúc (Tình bạn) 50
Bảng 2.4 Nhóm ẩn dụ trạng thái (Tình bạn) 51
Bảng 2.5 Nhóm ẩn dụ cấu trúc sự kiện (Tình bạn) 53
Bảng 2.6 Nhóm ẩn dụ phức hợp (Tình bạn) 54
Bảng 2.7 Nhóm ẩn dụ đánh giá tích cực, tiêu cực (Tình bạn) 56
Bảng 2.8 Thành ngữ biểu thị ẩn dụ ý niệm về tình yêu 58
Bảng 2.9 Nhóm ẩn dụ giao tiếp (Tình yêu) 59
Bảng 2.10 Nhóm ẩn dụ tình cảm, cảm xúc (Tình yêu) 62
Bảng 2.11 Nhóm ẩn dụ trạng thái (Tình yêu) 66
Bảng 2.12 Nhóm ẩn dụ cấu trúc sự kiện (Tình yêu) 70
Bảng 2.13 Nhóm ẩn dụ phức hợp (Tình yêu) 75
Bảng 2.14 Nhóm ẩn dụ đánh giá tích cực tiêu cực (Tình yêu) 78
Bảng 2.15 Thành ngữ biểu thị ẩn dụ ý niệm về hôn nhân 80
Bảng 2.16 Nhóm ẩn dụ giao tiếp (Hôn nhân) 81
Bảng 2.17 Nhóm ẩn dụ tình cảm, cảm xúc (Hôn nhân) 83
Bảng 2.18 Nhóm ẩn dụ trạng thái (Hôn nhân) 85
Bảng 2.19 Nhóm ẩn dụ cấu trúc sự kiện (Hôn nhân) 91
Bảng 2.20 Nhóm ẩn dụ phức hợp (Hôn nhân) 93
Bảng 2.21 Nhóm ẩn dụ đánh giá tích cực tiêu cực (Hôn nhân) 96
Bảng 3.1 Số lƣợng thành ngữ biểu thị ẩn dụ ý niệm về QHXH 111
Bảng 3.2 Số lƣợng miền nguồn biểu thị ẩn dụ ý niệm QHXH 112
Bảng 3.3 Thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị ÂDYN QHXH 124
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 Quan hệ xã hội (QHXH) là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu bởi giá trị nhân văn và giá trị khoa học chứa đựng trong đó Ngay từ khi sinh ra, con người đã sống trong những mối QHXH nhất định và ít nhiều đều chịu tác động của các mối quan hệ này Về mặt học thuật, cho đến nay, đề tài liên quan đến mối QHXH vẫn luôn là tâm điểm chú ý của nhiều ngành nghiên cứu như tâm lý học, triết học, xã hội học và ngôn ngữ học Theo Vangelisti & Perlman [151], các mối QHXH là mấu chốt cho sự phát triển của mỗi một con người Trong đó, tình bạn, tình yêu, hôn nhân được coi là những mối quan hệ cơ bản nhất, sâu rộng nhất,
có tính chi phối cao nhất trong đời sống xã hội của con người [134, tr.5] Cùng với
sự phát triển của xã hội, quan niệm về các mối QHXH cũng có những thay đổi đáng
kể giữa các nền văn hóa Những cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa khác nhau có thể sử dụng những cách biểu đạt không hoàn toàn giống nhau, do việc biểu đạt ngôn ngữ bao giờ cũng chịu sự tác động mạnh mẽ từ các quan niệm văn hóa về QHXH cũng như cách thức tri nhận về QHXH ở các dân tộc đó Nghiên cứu vấn đề QHXH biểu hiện qua ngôn ngữ hy vọng sẽ đóng góp vào việc hiểu và lý giải sâu sắc hơn các mối QHXH cơ bản của con người
1.2 Thành ngữ là kiểu loại đơn vị từ vựng của mỗi ngôn ngữ Được xem là phương tiện giúp con người thể hiện sự nhận thức, hành vi và cả quá trình biến đổi tâm - sinh lý - xã hội một cách hình ảnh, hàm ẩn, và cô đọng, thành ngữ là “một kho báu lưu giữ những trầm tích văn hóa đặc sắc và phong phú của dân tộc” [12, tr.142] Khi khảo sát thành ngữ biểu thị QHXH trong tiếng Việt và tiếng Anh, chúng tôi nhận thấy thành ngữ thuộc loại này chiếm số lượng đáng kể Hơn thế nữa, thành ngữ giúp hiện thực hóa bức tranh văn hóa dân tộc của người bản ngữ thể hiện qua quá trình ý niệm các mối QHXH Sự phong phú về ngữ nghĩa của thành ngữ chỉ QHXH là một trong những lý do khiến chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đơn vị này cho luận án
1.3 Là một bộ phận của Khoa học tri nhận, Ngôn ngữ học tri nhận (NNH tri nhận) tập trung nghiên cứu ngôn ngữ tự nhiên của con người như là phương
Trang 11tiện tổ chức, xử lý và chuyển tải thông tin Ngôn ngữ được xem như là nguồn chứa tri thức thế giới, là tập hợp cấu trúc của các phạm trù có nghĩa giúp giải quyết những kinh nghiệm mới và chứa đựng các kinh nghiệm cũ Cho đến nay, mặc dù
đã có một số nghiên cứu tập trung xem xét thành ngữ theo hướng tiếp cận tri nhận luận, nhưng trên thực tế, việc khảo sát ngữ nghĩa và đặc trưng văn hóa của thành ngữ chỉ các mối QHXH chưa được nhiều người quan tâm Đặc biệt, chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu thành ngữ chỉ QHXH trong tiếng Việt và tiếng Anh từ góc độ NNH tri nhận Đó cũng là một lý do khiến chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu của luận án
1.4 Một trong rất nhiều ứng dụng của NNH tri nhận về ẩn dụ là nghiên cứu thành ngữ Hầu như thành ngữ là sản phẩm của hệ thống ý niệm của chúng ta và chúng không chỉ đơn giản là vấn đề ngôn ngữ [111, tr 231] Thành ngữ được lựa chọn nghiên cứu bởi đây được xem là lĩnh vực thực sự gây khó khăn trong quá trình dạy và học ngoại ngữ Do nghĩa của thành ngữ không thể suy đoán được từ nghĩa thành phần, thành ngữ lại có nguồn gốc từ nền văn hóa lâu đời của mỗi dân tộc, nên việc sử dụng thành ngữ như thế nào cho đúng trong từng ngữ cảnh cũng gây ra những trở ngại nhất định cho người học Fernando [79, tr.234] khẳng định rằng không một giáo viên ngôn ngữ hay một dịch giả nào lại có thể bỏ qua vấn đề thành ngữ nếu mục tiêu hướng đến là ngôn ngữ tự nhiên được sử dụng trong đời sống hàng ngày Trong xu thế hội nhập hiện nay, nhu cầu sử dụng tiếng Anh ở Việt Nam ngày càng gia tăng Để nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh, đảm bảo tính xác thực của các văn bản dịch thuật, góp phần tăng cường hiểu biết về ngôn ngữ và văn hóa cho cộng đồng người sử dụng tiếng Anh ở Việt Nam, chúng tôi cho rằng, việc giảng dạy, nghiên cứu cần chú ý đến nhiều yếu tố như nội dung ngữ nghĩa, cơ sở tri nhận hiện thực khách quan được thể hiện qua cách dùng biểu đạt ngôn ngữ Việc phân tích ngữ nghĩa cần gắn liền với hoạt động tri nhận của con người trong các cộng đồng bản ngữ khác nhau Nghiên cứu của chúng tôi hy vọng sẽ góp phần cho thấy tính thực tiễn và ứng dụng của lý thuyết về ẩn dụ Từ đó, các giảng viên, học viên, các nhà nghiên cứu có thêm tư liệu phục vụ cho việc biên soạn tài liệu, giáo trình phục vụ công tác đào tạo ở Việt Nam
Trang 121.5 Thông qua việc tìm hiểu và tập hợp có chọn lọc kết quả nghiên cứu lý luận về NNH tri nhận nói chung, về thành ngữ và ẩn dụ nói riêng, đặc biệt là quan điểm của ngữ nghĩa học tri nhận về ngữ nghĩa và một số vấn đề lý thuyết liên quan đến ý niệm của con người, luận án sẽ góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận và nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu ngôn ngữ Việc khảo sát ngữ nghĩa và cơ
sở tri nhận của các thành ngữ chỉ QHXH trong tiếng Việt và tiếng Anh từ góc nhìn NNH tri nhận hy vọng là một đóng góp mới, đẩy mạnh hướng nghiên cứu ngôn ngữ
từ bình diện NNH tri nhận
Nhận thấy đây là một vấn đề có nhiều ý nghĩa lý luận và thực tiễn, chúng tôi
lựa chọn vấn đề N ên ứu t àn n ữ ỉ qu n ệ xã ộ tron t ến V ệt và
t ến An từ góc độ N ôn n ữ tr n ận làm đề tài luận án
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án hướng đến việc chỉ ra những tương đồng và dị biệt, chủ yếu là tính
dị biệt, trong cơ chế hình thành nghĩa của các thành ngữ chỉ QHXH được đặt trong
sự tương tác với văn hóa và môi trường
2.2 N ệm vụ n ên ứu
Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ sau: (i) Tìm hiểu và hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận án, phân tích và tổng hợp một số quan điểm về thành ngữ, về ẩn dụ từ góc nhìn NNH tri nhận
(ii) Khảo sát và phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị ÂDYN về ba mối QHXH (tình bạn, tình yêu, hôn nhân) từ góc nhìn của NNH tri nhận
(iii) Phân tích và tổng hợp những đặc điểm tương đồng và dị biệt trong quá trình ý niệm hóa ba mối QHXH cơ bản của hai cộng đồng người bản ngữ thông qua
Trang 13các ánh xạ ÂDYN; đồng thời, lý giải nguyên nhân của sự tương đồng và dị biệt liên quan đến cơ sở tri nhận của thành ngữ biểu đạt ÂDYN QHXH trong tiếng Việt và tiếng Anh
3 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nói trên, luận án phân tích, tiếp cận thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh trong môi trường tồn tại và hành chức của chúng Bên cạnh đó, thành ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ mang đậm chất văn hóa, cho nên, trong quá trình khảo sát, đôi khi để làm sáng tỏ thêm một số vấn đề, trong một chừng mực nhất định, chúng tôi có vận dụng những thủ pháp liên ngành khác Tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu xuyên suốt luận án là phương pháp miêu tả và phương pháp đối chiếu
3.1 P ơn p áp t ốn ê n ôn n ữ
Sau khi thu thập tư liệu về các thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, chúng tôi
sử dụng phương pháp thống kê ngôn ngữ học để phân loại từng ÂDYN, xác định mức độ phổ biến của từng loại ẩn dụ Đây là bước nghiên cứu tạo cơ sở cho việc phân tích, miêu tả, giải thích các hiện tượng ngôn ngữ, với mục đích nhằm phát hiện
ra sự tương đồng và khác biệt trong việc ý niệm hóa các mối QHXH thể hiện qua hệ thống thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh
3.2 P ơn pháp phân tích thành tố n ĩ
Chúng tôi tiến hành phân tích từng yếu tố, tức là phân tích thành tố trong ngữ nghĩa học, làm rõ ý nghĩa của từng hiện tượng ÂDYN trong cả hai ngôn ngữ, sau đó tổng hợp thành các kết luận, làm sáng tỏ bản chất của đối tượng nghiên cứu
3.3 P ơng pháp p ân tí ễn n ôn
Để làm sáng tỏ đặc điểm của ÂDYN QHXH trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, chúng tôi tiến hành phân tích các ví dụ được trích dẫn từ các nguồn
dữ liệu Bằng việc đặt các thành ngữ trong ngữ cảnh để miêu tả, chúng tôi hy vọng sẽ chỉ ra được những nét nghĩa biểu trưng của các ÂDYN tình bạn, tình yêu, hôn nhân
3.4 P ơn p áp m êu tả ết ợp v ả t í
Trước hết, chúng tôi phân loại các thành ngữ biểu thị ÂDYN QHXH thành
ba nhóm dựa vào các nét nghĩa biểu trưng Tiếp theo, chúng tôi tiến hành nghiên
Trang 14cứu, miêu tả, phân tích các thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh được đặt trong ngữ cảnh nhằm phát hiện đặc điểm ngữ nghĩa của các ÂDYN trong hai ngôn ngữ cũng như các mô hình tri nhận liên quan đến các ÂDYN này Từ đó, tiến hành giải thích và làm rõ các nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt
3.5 P ơn p áp so sán đố ếu
Bước đầu tiên chúng tôi lựa chọn để tiến hành so sánh đối chiếu là xác lập cơ
sở lí luận của việc so sánh đối chiếu ÂDYN trong tiếng Việt và tiếng Anh, trong đó, tiếng Việt được xác định là đơn vị cơ sở
Sau khi xác định được cơ sở đối chiếu, chúng tôi tiến hành phân tích, so sánh đối chiếu các ÂDYN biểu thị QHXH trong thành ngữ tiếng Anh với tiếng Việt; nhằm xác lập điểm tương đồng và khác biệt; tiến hành phân tích và lý giải các nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng và khác biệt đó Từ đó, luận án có được những kết luận và kiến giải sâu sắc hơn về quá trình ý niệm hóa các mối QHXH được thể hiện thông qua hệ thống thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đố t ợn n ên ứu
Đối tượng khảo sát của luận án là hệ thống thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị ÂDYN về mối QHXH, cụ thể là tình bạn, tình yêu, hôn nhân Trong
đó, chúng tôi tập trung vào khía cạnh sau:
- Đặc điểm của ÂDYN về ba mối QHXH (tình bạn, tình yêu, hôn nhân) Đây được xem là những mối quan hệ cơ bản nhất, gần gũi nhất, có tác động sâu sắc nhất trong đời sống mỗi con người Các mối quan hệ này có mối quan hệ biện chứng với nhau: tình bạn được xem là cơ sở phát triển của tình yêu nam nữ, tình yêu đôi lứa là nền tảng của hôn nhân
- Biểu đạt ngôn ngữ, cụ thể ở đây là thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, biểu thị các ÂDYN tình bạn, tình yêu và hôn nhân Thông qua việc phân tích các thành ngữ thuộc loại này ở sáu nhóm ẩn dụ do Kövecses [107] đề xuất, chúng tôi khảo sát các ÂDYN được hiện thực hóa như thế nào trong hệ thống thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh Trên cơ sở đó, chúng tôi chỉ ra những nét tương đồng và dị biệt trong hệ thống thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh biểu thị ÂDYN QHXH
Trang 15- Cơ sở tri nhận và đặc trưng văn hóa của các ÂDYN QHXH trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh
(ii) Hai nguồn khối liệu phong phú và hữu ích cho quá trình nghiên cứu của chúng tôi là British National Corpus (BNC) và Corpus of Contemporary American English (COCA) BNC là khối liệu gồm 100 triệu từ, với các nguồn tham khảo rất
đa dạng bao gồm các loại ngôn bản, từ các văn bản khoa học, kỹ thuật, báo chí đến tiểu thuyết được trích dẫn từ năm 1980 đến 1993 Thêm vào đó, các dữ liệu mới
và cập nhật từ năm 1990 đến 2015 với khoảng 520 triệu từ trong COCA góp phần tăng tính giá trị của các dẫn chứng trong luận án
Chúng tôi quan tâm đến việc miêu tả cụ thể các thành ngữ nên nghiên cứu tập trung sử dụng dữ liệu tự nhiên tìm thấy trong các khối học liệu (corpus) Các ví
dụ bao gồm các phát ngôn (nói và viết) được trích dẫn từ các nguồn khác nhau như báo, tạp chí, tiểu thuyết, truyện ngắn, sách hướng dẫn du lịch, bản tin,… giúp người đọc hiểu rõ hơn về phương thức hoạt động của thành ngữ
(iii) Các thành ngữ liên quan đến sự biểu đạt tình bạn, tình yêu, hôn nhân trong các từ điển
Một số lượng đáng kể ví dụ và kiến giải trong tiếng Việt của chúng tôi dựa
vào các cuốn từ điển tiếng Việt Trong đó, phải kể đến cuốn Từ điển giải thích
thành ngữ tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên [55] Cuốn từ điển được biên soạn
công phu, khoa học Nguồn tư liệu phong phú với các trích dẫn từ các tác phẩm văn học, sách giáo khoa, báo chí xuất bản ở Việt Nam minh họa cho cách dùng thành
ngữ trong giao tiếp Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sử dụng các ví dụ trong cuốn Từ
điển tục ngữ, thành ngữ Việt Nam trong hành chức của tác giả Đỗ Thị Kim Liên
(chủ biên) [25] với một số lượng lớn các thành ngữ được trích từ tác phẩm văn học
Trang 16Ngoài ra, chúng tôi cũng căn cứ vào một số từ điển và tài liệu tham khảo khác như
Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam [24], Đi tìm điển tích thành ngữ [29] Trên
cơ sở đó, chúng tôi muốn chứng minh sự phổ biến của các thành ngữ biểu thị ÂDYN QHXH trong giao tiếp hàng ngày
Bên cạnh hai nguồn khối liệu nêu trên, từ điển cũng được chúng tôi sử dụng như là một trong những nguồn tài liệu nghiên cứu đặc trưng văn hóa - dân tộc
trong hành vi ngôn ngữ của người bản ngữ Xuất bản năm 2004, từ điển Oxford
Dictionary of Idioms [140] được đánh giá là một trong số những cuốn sách tham
khảo đáng tin cậy nhất thế giới Từ điển cung cấp hơn 5.000 thành ngữ, giải thích nghĩa và nguồn gốc của chúng Điều đặc biệt là từ điển cung cấp các thành ngữ được sử dụng ở tất cả các nước sử dụng tiếng Anh chứ không chỉ là tiếng Anh -
Mỹ hay tiếng Anh - Anh Từ điển còn cung cấp khoảng 350 thành ngữ mới và hàng trăm chú thích nguồn gốc của các thành ngữ này Với hàng ngàn ví dụ cụ thể, cả hiện đại và truyền thống, từ điển là một nguồn tham khảo rất hữu ích dành cho những người quan tâm nghiên cứu đến thành ngữ tiếng Anh
(iv) Các trích đoạn trong một số truyện ngắn, tác phẩm văn học
(v) Một phần ngữ liệu phong phú được lựa chọn từ các trang thông tin điện tử đăng tải trên Internet
5 Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, thông qua việc phân tích đặc điểm ngữ nghĩa, cơ sở tri nhận và đặc trưng văn hóa của các thành ngữ biểu thị ÂDYN QHXH trong tiếng Việt và tiếng Anh từ góc độ NNH tri nhận, bức tranh ý niệm về thế giới của hai cộng đồng người bản ngữ được miêu tả một cách logic hơn, hợp lý hơn và rõ nét hơn
Thứ hai, thông qua việc so sánh ngôn ngữ và nền văn hóa của hai cộng đồng người bản ngữ một cách hệ thống, luận án chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt trong việc ý niệm hóa các QHXH giữa tiếng Việt và tiếng Anh thể hiện qua thành ngữ Kết quả nghiên cứu của luận án hy vọng cung cấp thêm nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu và giảng dạy thành ngữ nói riêng, ngôn ngữ nói chung Nghiên cứu của luận án góp phần giúp người sử dụng ngôn ngữ, người học ngoại ngữ cũng như những người quan tâm đến nghiên cứu ngôn ngữ hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa
Trang 17ngôn ngữ, văn hóa và tri nhận Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy cũng như nghiên cứu và dịch thuật, trao đổi văn hóa giữa hai ngôn ngữ
Thứ ba, trên cơ sở hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan đến thành ngữ, ÂDYN cũng như yếu tố văn hóa thể hiện trong các mối QHXH, luận án góp phần làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến nghiên cứu thành ngữ từ góc độ NNH tri nhận Đây là một cách tiếp cận ngôn ngữ tương đối mới mẻ, dựa trên kinh nghiệm của con người về thế giới và cách thức mà con người tri giác và ý niệm hóa thế giới
6 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận án được trình bày theo 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của luận án Chương 2: Đặc điểm của ẩn dụ ý niệm quan hệ xã hội trong thành ngữ
tiếng Việt và tiếng Anh Chương 3: Cơ sở tri nhận và đặc trưng văn hóa của ẩn dụ ý niệm quan hệ
xã hội trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh
Trang 18Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHI N CỨU
V CƠ SỞ LÝ THUY T CỦA LU N ÁN
1.1 Dẫn nhập
NNH tri nhận hình thành và phát triển vào những năm 1980, gắn liền với tên tuổi của Wallace Chafe, Charles Fillmore, George Lakoff, Ronald Langacker, Leonard Talmy và một số học giả quan tâm đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và trí não Được hiểu là một trường phái nghiên cứu ngôn ngữ tự nhiên của con người với
tư cách là một bộ phận cấu thành của nhận thức, vấn đề được coi trọng nhất trong hướng tiếp cận mới này chính là quan điểm “mọi cấu trúc hình thức của ngôn ngữ không được nghiên cứu như một khả năng tri nhận tự trị mà là sự phản ánh cách tổ chức mang tính ý niệm tổng quát, các nguyên tắc phạm trù hóa, các cơ chế xử lý thông tin, ảnh hưởng của kinh nghiệm và môi trường.” [95]
Vì ngôn ngữ được xem là một phần khả năng tri nhận của con người nên các nghiên cứu trong NNH tri nhận tập trung vào các đặc điểm cấu trúc của phạm trù hóa ngôn ngữ tự nhiên (tính điển hình, điển dạng, mô hình tri nhận, hình ảnh tinh thần, ẩn dụ, v.v ) và nguyên tắc tổ chức ngôn ngữ (tính phỏng hình, tính tự nhiên, v.v ), mối liên hệ ý niệm giữa cú pháp và ngữ nghĩa, cơ sở kinh nghiệm và ngữ dụng của ngôn ngữ đời sống Mặc dù được xem là một trường phái khá non trẻ và vẫn còn những quan niệm và hướng nghiên cứu chưa thống nhất, nhưng hiện nay, NNH tri nhận là một trong những khuynh hướng thu hút được sự quan tâm nhiều của giới ngôn ngữ học
Thành ngữ là một bộ phận quan trọng trong vốn từ vựng của mỗi một dân tộc Cùng với sự phát triển của ngành ngôn ngữ học, thành ngữ ngày càng nhận được sự quan tâm không chỉ của các nhà nghiên cứu mà còn của nhiều giáo viên, học viên Tuy hiện nay vẫn còn tồn tại những quan niệm chưa thống nhất về định nghĩa cũng như bản chất của thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh, nhưng những nghiên cứu về thành ngữ cho đến nay đã góp phần làm phong phú và rõ nét hơn đặc điểm của lớp từ vựng này Trong chương 1 của luận án, chúng tôi trình bày tổng
Trang 19quan tình hình nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh, đặc biệt nhấn mạnh đến các nghiên cứu từ góc độ NNH tri nhận, từ đó cung cấp một cái nhìn toàn cảnh hơn về hiện tượng ngôn ngữ này
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1 Lị sử n ên ứu t àn n ữ tron t ến An
Cách tiếp cận nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Anh đã thay đổi đáng kể theo thời gian Thành ngữ được khảo sát dựa trên các quan điểm ngôn ngữ học mang tính chi phối ở từng giai đoạn cụ thể Có thể chia các cách tiếp cận thành ngữ trong tiếng Anh thành năm phạm trù phản ánh những cách tư duy khác nhau trong ngôn ngữ học ở các thời điểm khác nhau
(i) Cấu trúc và sự đa dạng của cấu trúc thành ngữ (những năm 1960 đến đầu những năm 1970)
Thành ngữ bắt đầu nhận được sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học vào những năm 1960 Trong thực tế, các nghiên cứu cũng đã hướng đến thành ngữ và các biểu đạt cú pháp, nhưng chỉ đến giai đoạn này, thành ngữ mới bắt đầu được xem xét đầy đủ hơn, toàn diện hơn Mặc dù nghĩa và các kết hợp thành ngữ đã được chú
ý nhưng vấn đề trung tâm của các nghiên cứu trong giai đoạn này vẫn là dạng thức của thành ngữ Là người tiên phong nghiên cứu dạng thức của thành ngữ, Uriel Weinreich [154] định nghĩa thành ngữ “là một biểu đạt phức hợp mà nghĩa của nó không thể được suy ra từ nghĩa của các thành tố” Thành ngữ được xem là một bộ phận tách rời khỏi từ vựng Tuy nhiên, tác giả chỉ nhấn mạnh đến hình thức chứ không chú ý đến nghĩa của thành ngữ
Vào những năm 1970, thành ngữ được xem xét dưới ánh sáng của ngữ pháp biến đổi Bruce Fraser [82] lấy nghĩa làm xuất phát điểm Fraser chia thành ngữ thành hai loại: thành ngữ từ vựng (lexical idioms) và thành ngữ cụm (phrasal idioms) Thành ngữ từ vựng bao gồm một vài hình vị nhưng bị chi phối bởi một
thành tố cú pháp cụ thể nào đó, ví dụ turncoat (danh từ), overturn (động từ) Thành ngữ cụm phải được phân tích thành câu như Has the cat got your tongue? Rõ ràng
là định nghĩa và cách xem xét của Fraser tồn tại một số vấn đề Theo quan điểm này, gần như bất kỳ một từ hay biểu đạt ngôn ngữ nào cũng được xem là một thành
Trang 20ngữ Đưa ra định nghĩa về nghĩa cơ bản của một từ là một nhiệm vụ hết sức khó khăn và nhiều từ có nhiều hơn một nghĩa đen, chưa kể đến nghĩa ẩn dụ Do vậy, cách nhìn nhận về thành ngữ của tác giả là quá rộng Mô hình thứ bậc đóng băng (frozenness hierachies) đối với thành ngữ của ông bị phê phán và bị chính những người bản xứ phản đối vì mang tính chủ quan Fraser không tiến hành điều tra, khảo sát thành ngữ mà chỉ sử dụng Ngữ pháp Biến đổi làm công cụ Thực tế này phản ánh hiện trạng nghiên cứu thành ngữ cũng như ngôn ngữ nói chung tại thời điểm đó: việc định nghĩa, hiểu và lý giải các hiện tượng ngôn ngữ còn quá rộng và mang tính chủ quan
Tuy nhiên, Makkai [121] đã nỗ lực tạo ra một phân loại mang tính tầng bậc đối với thành ngữ Định nghĩa của Makkai có khác so với quan điểm về thành ngữ được sử dụng trong luận án của chúng tôi, nhưng về cơ bản là giống nhau, theo đó, thành ngữ là một cụm từ cố định, bao gồm hai hoặc hơn hai từ Tác giả cũng cho rằng thành ngữ có thể dẫn đến việc “giải mã sai” và do vậy gây ra sự hiểu nhầm Theo phân loại của Makkai, thành ngữ được chia thành hai loại: thành ngữ tạo mã (idioms
of encoding) và thành ngữ giải mã (idioms of decoding) Những kết hợp từ đi liền với
nhau, ví dụ như động từ có đi kèm với giới từ “at” trong drive at 70mph được xem là thành ngữ tạo mã, trong đó at không thể được thay thế bởi một từ khác Sở dĩ chúng
được xem là thành ngữ vì tính chất kết hợp cố định của thành tố trong đó Trong các nghiên cứu của mình, tác giả quan tâm nhiều hơn đến thành ngữ giải mã, theo đó, chúng được chia thành hai lĩnh vực căn cứ vào tầng nghĩa từ vựng (lexemic stratum)
và tầng ngữ nghĩa (sememic stratum) Thành ngữ giải mã là những ngữ cố định mang nghĩa bóng và luôn tiềm ẩn hai cách hiểu theo nghĩa đen và nghĩa bóng Bản thân Makkai [122, tr.59] cũng thừa nhận có sự chồng chéo giữa các phạm trù vì không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận diện được biên giới phân chia các phạm trù đó Tương tự như các nhà nghiên cứu trước đó, các nghiên cứu của Makkai cũng không
đi sâu vào ứng dụng thực tiễn của thành ngữ mà chủ yếu mang tính lý thuyết
Newmeyer [124] tiếp cận thành ngữ từ một quan điểm khác Mặc dù vẫn xem xét đến dạng thức của thành ngữ, nhưng đối với tác giả, tính hình ảnh là một đặc trưng nổi bật của thành ngữ Do đó, cần xem xét cả nghĩa đen và nghĩa bóng
Trang 21của thành ngữ Sử dụng cấu trúc chuyển đổi của ngữ pháp biến đổi - tạo sinh có
thể giúp phân biệt thành ngữ với các đơn vị ngôn ngữ khác Thành ngữ pull
someone‟s leg (nghĩa đen: kéo chân ai; nghĩa bóng: trêu chọc ai) có thể được
chuyển sang dạng bị động bởi sự kết hợp nghĩa đen và nghĩa bóng Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, đây không thể xem là tiêu chí để xem xét cú pháp của một biểu đạt ngôn ngữ, cũng như không phản ánh được bản chất và nghĩa của thành ngữ mặc dù đối với Newmeyer, nghĩa bóng (tính hình tượng) là tiêu chí quan trọng nhất của thành ngữ
Vào năm 1982, Barbara Greim [96] kết hợp cú pháp và ngữ nghĩa trong việc nỗ lực tạo ra ngữ pháp của thành ngữ Kế thừa các phân tích của Newmeyer [124] về sự biến đổi thành ngữ, Greim đã đưa ra cú pháp của thành ngữ, làm cơ sở cho việc phạm trù hóa các biểu đạt ngôn ngữ này Tác giả xem xét cú pháp của thành ngữ và thành tố nghĩa đen Bằng cách so sánh hai yếu tố này, bà cho rằng việc biến đổi của thành ngữ có thể được giải thích đơn giản bằng sự tương ứng cú pháp giữa chúng
Không giống như các tác giả trước, Fernando [79] lại cho rằng thành ngữ là tất cả các ngữ cố định không biến đổi hoặc biến đổi rất ít về cấu trúc và không nhất thiết phải mang nghĩa bóng Tuy nhiên, theo cách phân loại của tác giả, thành ngữ được chia thành thành ngữ thuần nhất (pure idioms), thành ngữ bán nghĩa đen (semi-literal idioms) và thành ngữ mang nghĩa đen (literal idioms) Thành ngữ thuần nhất (pure idioms) là những thành ngữ hoàn toàn được hiểu theo nghĩa bóng
như spill the beans (để lọt tin tức ra ngoài một cách vô tình hay cố ý, tiết lộ một bí mật quá sớm) Thành ngữ bán nghĩa đen chứa một từ mang nghĩa đen ví dụ như foot
a bill (tính tiền hóa đơn) trong đó từ bill (hóa đơn) mang nghĩa đen Thành ngữ
mang nghĩa đen là một cụm từ, ví dụ như Happy birthday (Chúc mừng sinh nhật)
Cách xác định thành ngữ như thế này là quá rộng, chủ quan, chồng chéo và không dựa trên đặc điểm của thành ngữ Bên cạnh đó, Fernando [79, tr.36] còn chú ý đến cấu trúc của thành ngữ, theo đó, tính bất biến (invariance) và biến đổi hạn chế (restricted variation) được xem là các đặc trưng nổi trội của thành ngữ Tuy nhiên, theo cách hiểu của chúng tôi, tính ẩn dụ mới là đặc trưng nổi trội nhất của thành
Trang 22ngữ, bên cạnh đặc điểm cấu trúc bất biến hoặc biến đổi hạn chế như Fernando đã trình bày
Tóm lại, lịch sử nghiên cứu cấu trúc thành ngữ song hành với các quan điểm nổi trội trong nghiên cứu ngôn ngữ ở thời điểm đó Một số nhà nghiên cứu đã nỗ lực miêu tả và phân loại thành ngữ và các biểu đạt ẩn dụ Điểm chung của tất cả các nghiên cứu này là không đưa ra được một mô hình chung mang tính kết luận Các nghiên cứu đã chỉ ra sự đa dạng của cấu trúc thành ngữ, nhưng vì thành ngữ và phương thức hoạt động của thành ngữ là không thể đoán trước được, do đó việc miêu tả đầy đủ về dạng thức của thành ngữ là một nhiệm vụ hết sức khó khăn
(ii) Quá trình xử lý và lưu giữ thành ngữ (cuối những năm 1970-1980)
Quá trình xử lý và lưu giữ thành ngữ trong bộ óc con người trở thành tâm điểm chú ý vào những năm 1970 và là đề tài trong các nghiên cứu ngôn ngữ học tâm lý vào thập niên sau đó Thời kỳ này đã có sự thay đổi về đối tượng nghiên cứu,
từ nghiên cứu thành ngữ (ngôn ngữ) chuyển sang đối tượng sử dụng thành ngữ, xem con người tiếp cận và ghi nhớ thành ngữ như thế nào (tiếp nhận ngôn ngữ) Ở đây tồn tại hai hướng nghiên cứu chính liên quan đến nhau: lưu giữ và xử lý thành ngữ Các nghiên cứu tập trung vào việc phân biệt nghĩa đen và nghĩa bóng của thành ngữ
và xem xét xem khía cạnh nào được não bộ con người xử lý trước, hay cả nghĩa đen
và nghĩa bóng được xử lý đồng thời
Đối tượng lựa chọn thử nghiệm trong nghiên cứu của Nippold và Martin [125], Nippold và Rudzinski [126] là người bản ngữ (bao gồm trẻ em và người trưởng thành) Kết quả cho thấy sự khác nhau trong việc tiếp nhận và xử lý thành ngữ giữa hai đối tượng này, trong đó trẻ em thường có xu hướng xử lý nghĩa đen của thành ngữ trước
Cùng hướng nghiên cứu này, Bobrow và Bell [65] đưa ra nhận định, con người sử dụng các chiến lược khác nhau trong việc xử lý thông tin giữa thành ngữ
và một chuỗi các từ riêng lẻ Sở dĩ như vậy là do thành ngữ được xem là một từ Tuy nhiên, Ortony [127] lại đưa ra một kết luận hoàn toàn khác Theo tác giả, quá trình hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng trong thực tế là tương tự như nhau, đặc biệt là khi thành ngữ xuất hiện trong một ngữ cảnh ngắn Swinney và Cutler [148] cũng có
Trang 23chung quan điểm và nhấn mạnh thêm rằng, thành ngữ thậm chí được xử lý nhanh hơn các chuỗi từ riêng lẻ Các nghiên cứu khác của Gibbs [83] cũng cho các kết quả tương tự Đây là bằng chứng cho thấy thành ngữ được xem là từ, được xử lý như một từ độc lập và nghĩa bóng là nghĩa chủ đạo của thành ngữ
(iii) Tính ẩn dụ của thành ngữ (1985 đến nay)
Hướng nghiên cứu tập trung vào quá trình xử lý thành ngữ đóng vai trò chủ đạo trong các nghiên cứu thành ngữ cho đến tận cuối những năm 1980, khi người ta nhận ra tầm quan trọng của ẩn dụ trong thành ngữ Các nghiên cứu đã chuyển hướng sang bản chất nghĩa bóng của thành ngữ và cách hiểu thật sự về thành ngữ Theo Gibbs “Chỉ xem thành ngữ là một đơn vị từ riêng lẻ thì không thể nào phản ánh được bản chất năng động của biểu đạt ngôn ngữ này.” [83, tr.471] Gibbs cũng
là người tiên phong nghiên cứu thành ngữ và tính ẩn dụ của chúng từ các quan điểm khác nhau và cho đến nay, tính hình tượng của thành ngữ được chấp nhận rộng rãi
và được xem là một trong những đặc trưng của thành ngữ Gibbs phản đối quan điểm về tính không hoạt động của thành ngữ (dead and frozen), và khẳng định thêm bản chất ẩn dụ và biến đổi của thành ngữ Trong các nghiên cứu của mình, ông đã
sử dụng các thành ngữ điển dạng và đưa ra kết luận rằng thành ngữ là các biểu đạt ngôn ngữ có tính hình tượng và không dễ để có thể diễn giải nghĩa của chúng bằng một nghĩa đen đơn lẻ Gibbs đặc biệt quan tâm đến các thành ngữ biểu thị hoạt động
và tình cảm của con người như spill the beans (tiết lộ bí mật riêng tư), get steamed
up (giận sôi lên) Theo Gibbs, đối với các loại biểu đạt ngôn ngữ này, người sử
dụng không cần phải kết nối nghĩa đen và nghĩa bóng vì họ có thể hiểu và phân tích được không mấy khó khăn Hơn thế, những thành ngữ biểu thị hoạt động của con người ít nhiều đều mang tính phổ quát, do vậy, có những biểu đạt tương tự trong các ngôn ngữ khác nhau, thậm chí trong một số ngôn ngữ hoàn toàn khác biệt
(iv) Dạy - học thành ngữ (cuối những năm 1980 đến nay)
Từ phương diện sư phạm, việc dạy và học thành ngữ chưa thật sự được nghiên cứu rộng rãi Levorato [120] xem xét việc tiếp nhận ngôn ngữ hình tượng ở những đứa trẻ bản địa và đi đến kết luận rằng, ngôn ngữ hình tượng, bao gồm thành ngữ, được tiếp nhận cùng với các kỹ năng ngôn ngữ khác Đa số các nghiên cứu
Trang 24khác về thành ngữ được đặt trong mối liên hệ với việc dạy học ngôn ngữ như là một ngoại ngữ Các quan điểm xoay quanh việc có nên dạy các thành ngữ hay không, và nếu dạy, thì dạy những thành ngữ nào Một số nhà nghiên cứu xem thành ngữ là một yếu tố không thể lĩnh hội thông qua giảng dạy, vì thành ngữ thiếu các quy tắc chung [142]
Glaser [88] lại nhấn mạnh đến vai trò của thành ngữ trong việc cung cấp nguồn tư liệu phong phú và tăng sự hứng thú cho việc dạy và học ngoại ngữ Trong một số nghiên cứu liên quan đến việc giảng dạy ngoại ngữ, và việc tiếp nhận thành ngữ ở người sử dụng ngôn ngữ không bản địa, cách tiếp cận chủ yếu dựa vào sự khác biệt giữa thành ngữ ở ngôn ngữ mẹ đẻ và ngoại ngữ, tìm xem chúng có sự tương ứng nào không, và nếu có thì đó là nét tương đồng nào [60] Grant và Bauer [92] lại đưa ra một định nghĩa hẹp hơn về thành ngữ, theo đó, nghĩa của thành ngữ không thể được suy đoán từ nghĩa thành phần và chúng không mang nghĩa bóng Quan niệm này sẽ có giá trị hơn cho việc dạy và học thành ngữ
(v) Thành ngữ theo quan niệm rộng và chức năng của thành ngữ (những năm 1990)
Theo Fernando [79, tr.121], thành ngữ có các chức năng khác nhau trong mỗi loại diễn ngôn khác nhau và chúng thường được dùng để diễn tả thái độ và sự đánh giá như đồng tình, phê phán, ngưỡng mộ Việc lựa chọn thành ngữ thay vì một biểu đạt ngôn ngữ mang nghĩa đen mang lại những nét nghĩa mới cho người sử dụng Tiên phong trong xu hướng này là Strässler [146] Với việc miêu tả và phân tích các hình thức diễn ngôn khác nhau, ông cũng đồng quan điểm với nhiều nhà nghiên cứu trước đây khi cho rằng, thành ngữ là một biểu đạt ngôn ngữ bao gồm hơn một từ mà nghĩa của chúng không thể được suy ra từ nghĩa thành phần Kết quả nghiên cứu của Strässler [146] cũng cho thấy, thành ngữ khá thông dụng và phổ biến trong ngôn ngữ hàng ngày
Khi các nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn đến từ vựng và ngữ dụng học, hướng tiếp cận thành ngữ đã hoàn toàn thay đổi Cùng với sự hỗ trợ của các khối liệu ngôn ngữ khổng lồ trên máy tính, việc khảo sát tần suất sử dụng và hành chức của các thành ngữ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn Fernando [79] chia dữ liệu thu thập được thành hai loại: thành ngữ và các kết hợp từ theo thói quen (habitual collocation); theo
Trang 25đó, chúng lại được tiếp tục phân loại dựa trên đặc điểm biến thể và tính hình tượng của thành ngữ Hệ thống phân loại của Fernando là một trong rất ít nghiên cứu kết hợp được hai đặc trưng này của thành ngữ và nó khá cụ thể, chi tiết, do đó có giá trị định hướng cho các nghiên cứu về sau Theo phân loại của Fernando, thành ngữ được chia thành hai loại: thành ngữ thuần nhất (pure idioms) và một số biểu đạt ngôn ngữ được xem là thành ngữ bán nghĩa đen (semi-literal idioms) Cách phân loại này hoàn toàn phù hợp với cách định nghĩa hiện nay về thành ngữ Không chỉ căn cứ vào đặc trưng của thành ngữ, Fernando còn dựa vào chức năng mà chúng đảm nhiệm để phân loại: biểu đạt nghĩa kinh nghiệm, nghĩa liên nhân và nghĩa văn bản Mặc dù một số phân loại còn mang tính tranh cãi và chồng chéo, nhưng điều này củng cố thêm nhận định rằng, thành ngữ có thể được sử dụng vì nhiều mục đích khác nhau
Nghiên cứu gần đây nhất về thành ngữ phải kể đến công trình khảo sát khối liệu về ngữ cố định trong tiếng Anh vào năm 1998 của Rosamund Moon [123] Số liệu trong khảo sát của Strässler [146] chủ yếu dựa vào một số lượng hạn chế các văn bản và được phân tích dựa trên định nghĩa hẹp về thành ngữ Fernando [79] định nghĩa thành ngữ rộng hơn và tiếp cận từ quan điểm chức năng sử dụng khối liệu làm nguồn ví dụ và dẫn chứng Trong khi đó, Moon [123] đã dùng khối liệu làm công cụ chính và các dẫn chứng được khảo sát lấy từ khối liệu dựa vào các biến
và các đặc tính khác nhau của thành ngữ Moon [123] đưa ra định nghĩa rộng hơn
về thành ngữ và do đó, bà thích dùng thuật ngữ “ngữ cố định” (fixed expressions) thay cho thành ngữ (idioms) Theo tác giả, ngữ cố định không nhất thiết phải cố định, bởi lẽ, trong thực tế, chúng có thể có những thay đổi về cú pháp và hoặc từ vựng Theo cách phân loại này, các ngữ cố định được chia ra thành (i) các kết hợp không theo quy tắc (anomalous collocation), (ii) kết hợp theo công thức (formulae)
và (iii) ẩn dụ (metaphor) Các kết hợp từ không theo quy tắc thể hiện quan điểm ngữ pháp từ vựng; kết hợp theo công thức liên quan đến ngữ dụng và ẩn dụ liên quan đến ngữ nghĩa Theo đó, thành ngữ được bao hàm trong phạm trù ẩn dụ
Có thể thấy rằng, cùng với thời gian, việc tiếp cận nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Anh đã có những thay đổi và các nhà nghiên cứu trên thế giới cũng đã đưa ra các định nghĩa khác nhau về thành ngữ tương ứng với các cách tiếp cận đó
Trang 261.2.2 Lị sử n ên ứu t àn n ữ tron t ến V ệt
Là một bộ phận quan trọng trong vốn từ của mỗi một ngôn ngữ, thành ngữ trong tiếng Việt cũng được xem xét nghiên cứu một cách có hệ thống
Một trong những người có đóng góp đáng kể đối với ngành Việt ngữ học nói chung, các nghiên cứu về thành ngữ nói riêng là Hoàng Văn Hành Trong cuốn sách của mình, Hoàng Văn Hành [12] thừa nhận vai trò của đơn vị ngôn ngữ - văn hóa này trong hệ thống vốn từ tiếng Việt Thành ngữ được coi là đơn vị ngôn ngữ - văn hóa bởi lẽ thành ngữ là “các tổ hợp từ cố định nhưng có đặc điểm bền vững về hình thái cấu trúc và hoàn chỉnh, bóng bẩy về nghĩa” và “thành ngữ là một trong những tiêu chí hàng đầu để nhận diện dân tộc.” [12, tr.141] Cũng theo quan điểm của tác giả, thành ngữ là loại đơn vị định danh bậc hai, nghĩa là có lượng nghĩa đôi (nghĩa đen là nghĩa cơ sở, nghĩa gốc và nghĩa bóng hay nghĩa phái sinh là nghĩa được sử dụng trong hành chức) và hai nghĩa này song song tồn tại Hình thức so sánh (ẩn dụ hóa) và hình thức ẩn dụ (so sánh ngầm) là các biểu hiện biểu trưng hóa về nghĩa của thành ngữ Tác giả đã đưa ra được các tiêu chí nhận diện thành ngữ trong sự khu biệt khá rạch ròi với các đơn vị ngôn ngữ khác như cụm từ tự do, tục ngữ, quán ngữ, v.v Từ các nhận định này, ông đề xuất phân loại thành ngữ theo hai tiêu chí: phương thức tạo nghĩa và cấu trúc Thứ nhất, dựa vào phương thức tạo nghĩa (so
sánh hay ẩn dụ hóa), thành ngữ có thể được chia thành thành ngữ so sánh (đắt như
tôm tươi, ngọt như mía lùi) và thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng (chuột sa chĩnh gạo)
Thứ hai, dựa vào cấu trúc, thành ngữ có hai loại là thành ngữ đối xứng (trèo đèo lội
suối, chồng loan vợ phượng) và thành ngữ phi đối xứng Tác giả còn đi sâu phân
loại các thành ngữ dựa trên các tiêu chí khác cụ thể hơn Ví dụ, thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng có 2 loại là đẳng kết - hội nghĩa và không hội nghĩa Bên cạnh đó, những
nỗ lực của tác giả trong việc xem xét thành ngữ từ góc độ văn hóa học rất đáng ghi nhận Tác giả cho rằng, thành ngữ là nơi ẩn chứa “những trầm tích văn hóa” của mỗi dân tộc Điều này gợi mở những hướng nghiên cứu mới cho thành ngữ
Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên với sự
tham gia của các tác giả Hoàng Văn Hành, Lê Xuân Thại, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành [55] là cuốn từ điển biên soạn thành ngữ dựa vào tư liệu phong
Trang 27phú trong hoạt động giao tiếp Trong lời nói đầu, tác giả Hoàng Văn Hành viết:
“Ngoài lời giải nghĩa và các chú thích cần thiết, Từ điển giải thích thành ngữ tiếng
Việt còn đưa vào các câu trích dẫn nguyên văn lấy từ các tác phẩm văn học, sách
giáo khoa các cấp và báo chí xuất bản ở Việt Nam trong khoảng 20 năm lại đây để minh hoạ cho cách dùng thành ngữ trong giao tiếp.” [55, tr.5] Như vậy, tính đến năm xuất bản 1995, đây là một cuốn từ điển được biên soạn công phu, khoa học, chú ý đến thành ngữ trong hành chức Tuy cuốn từ điển được công bố hơn 20 năm, nhưng điều quan trọng là nó đã tạo tiền đề khoa học cho nhiều nhà nghiên cứu chú
ý đến thành ngữ, tục ngữ được sử dụng trong giao tiếp
Thành ngữ tiếng Việt của Nguyễn Lực và Lương Văn Đang [26] gồm những
câu thành ngữ tiếng Việt, sắp xếp theo vần abc về nhiều chủ đề trong cuộc sống
Đây cũng được xem là một nguồn tư liệu tham khảo quan trọng cho các nhà nghiên
cứu Một nghiên cứu về thành ngữ đáng ghi nhận là Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt
Nam trong hành chức của tác giả Đỗ Thị Kim Liên và nhóm tác giả [25] Với nguồn
dẫn liệu phong phú được trích từ tác phẩm văn học, từ điển được xem là cơ sở để các nhà nghiên cứu, giảng viên, học viên khai thác các dẫn chứng, ví dụ, minh họa liên quan đến thành ngữ
Bàn về khía cạnh cấu trúc hình thái - ngữ nghĩa của thành ngữ tiếng Việt phải kể đến công trình nghiên cứu vào năm 1995 của Nguyễn Công Đức [8] Trên
cơ sở phân tích thành ngữ với các đơn vị khác như cụm từ tự do, từ ghép, quán ngữ, tục ngữ, luận án đi sâu nghiên cứu cấu trúc hình thái của từng loại thành ngữ trong tiếng Việt, và theo đó, tìm hiểu cơ chế tạo nghĩa, các kiểu tổ hợp nghĩa, tính chất đơn nghĩa hay đa nghĩa của thành ngữ với tư cách là một đơn vị có sẵn, có chức năng định danh, gọi tên sự vật một cách gợi tả, bóng bẩy, đồng thời còn tiềm ẩn những đặc trưng văn hóa, đặc biệt là văn hóa dân gian Đây có thể xem là một nghiên cứu hữu ích về thành ngữ như một chỉnh thể cấu trúc hình thái và ngữ nghĩa với sự chi phối của những yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ Các bài viết của Trần Thị Hồng Hạnh [13], [14] đã tập trung nghiên cứu sự trùng hợp và khác biệt trong việc lựa chọn các ẩn dụ trong các nền văn hóa dựa trên cứ liệu thành ngữ tiếng Việt; hay khảo sát mối quan hệ giữa ẩn dụ và cấu trúc hình thức của thành ngữ Có thể
Trang 28khẳng định rằng, các tác giả đã quan tâm hơn đến mối liên hệ sâu sắc giữa thành ngữ và ẩn dụ Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở cấu trúc của thành ngữ chứ chưa đi sâu vào các đặc điểm quan trọng khác của đơn vị ngôn ngữ này
Vào năm 2011, Trần Thị Hồng Hạnh [15] lại có hướng tiếp cận khác khi nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt Luận án ứng dụng một số tri thức cũng như cách tiếp cận của ngôn ngữ học nhân chủng vào nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt, chỉ ra những vấn đề thể hiện mối quan hệ qua lại giữa những đặc điểm văn hóa xã hội và thành ngữ tiếng Việt Từ đó, tác giả góp phần giới thiệu và ứng dụng lý thuyết ngôn ngữ học nhân chủng vào việc nghiên cứu ngôn ngữ ở Việt Nam Tiếp cận đối chiếu thành ngữ trên bình diện giao tiếp, luận án của Nguyễn Xuân Hòa [16] là nguồn tham khảo hữu ích cho những ai quan tâm đến vấn đề này Chúng tôi cho rằng việc tiếp cận nghiên cứu thành ngữ từ góc độ liên ngành sẽ giúp cho bức tranh đời sống của người bản ngữ được hiện ra một cách đầy đủ hơn, rõ nét hơn
Ở Việt Nam, các nghiên cứu so sánh đối chiếu thành ngữ cũng chiếm một số lượng đáng kể Luận án của Phan Văn Quế [36] tập trung nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ động vật trong tiếng Anh trong sự so sánh đối chiếu với tiếng Việt Đây được xem là một trong những nghiên cứu đầu tiên khảo sát thành ngữ, tục ngữ tiếng Anh ở Việt Nam Nghiên cứu đã phát hiện ra những đặc điểm ngữ nghĩa tương đồng và dị biệt trong thành ngữ, tục ngữ có thành
tố chỉ động vật trong hai ngôn ngữ xét từ góc độ văn hóa Luận án là một đóng góp hữu ích cho công tác nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ Cùng hướng nghiên cứu
so sánh đối chiếu, Ngô Minh Thủy [40] lựa chọn khảo sát các đặc điểm về cấu trúc hình thái của thành ngữ tiếng Nhật trong sự liên hệ với thành ngữ tiếng Việt để chỉ
ra các mô hình cấu trúc hình thái của thành ngữ tiếng Nhật, đặc biệt là ngữ nghĩa của nhóm thành ngữ chỉ bộ phận cơ thể Xét từ góc độ trường nghĩa của toàn thể thành ngữ Tiếng Nhật, có 57 2001 thành ngữ nói về các QHXH Vào năm 2013, nghiên cứu của Đặng Nguyên Giang [9] đề cập đến sự tương đồng và khác biệt giữa thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt từ hai bình diện: thành tố cấu trúc và thành tố ngữ nghĩa cũng như cơ trình tạo nghĩa của chúng Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của luận án tương đối rộng, không đi sâu vào một nhóm thành ngữ cụ thể nào Giáo
Trang 29trình Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ thông dụng trong tiếng Việt và tiếng Pháp: Xét
trên bình diện ngôn ngữ và văn hóa của tác giả Trần Đình Bình [2] trình bày một số
vấn đề lí luận chung về thành ngữ, tục ngữ, các nét tương đồng và khác biệt của thành ngữ, tục ngữ trong tiếng Việt và tiếng Pháp, các đề xuất đối với việc dạy học
và biên soạn thành ngữ, tục ngữ làm tài liệu bổ trợ Đây được xem là cẩm nang cho những giáo viên dạy ngoại ngữ, đặc biệt khi họ gặp những khó khăn trong quá trình giảng dạy thành ngữ, tục ngữ tiếng Pháp cho học sinh người Việt
Đi sâu vào ứng dụng giảng dạy và dịch thuật ngoại ngữ, Trần Thị Lan [23] lựa chọn nghiên cứu phương thức dịch thành ngữ đánh giá con người trên tư liệu của ba ngôn ngữ Anh, Nga, và Việt Luận án mô tả sự tương đồng và khác biệt của các thành ngữ đánh giá con người trong các thứ tiếng Anh, Nga, Việt trên các bình diện ngữ nghĩa, cấu trúc, phong cách Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra những nguyên tắc, các bước cơ bản trong dịch thuật và phương thức chuyển dịch tối ưu các thành ngữ từ tiếng Anh, tiếng Nga sang tiếng Việt Có thể nói rằng, bằng những chỉ dẫn thực tế cho dịch giả cũng như những người sử dụng các thứ tiếng trên, tác giả
đã đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn cho công tác dịch thuật ở Việt Nam
Hiện nay, việc nghiên cứu thành ngữ từ góc nhìn NNH tri nhận được các nhà nghiên cứu, giảng viên, giáo viên ngôn ngữ rất quan tâm, trong đó, nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa ẩn dụ và thành ngữ Năm 2011, tác giả Hữu Đạt [7] lựa chọn tri nhận không gian, thời gian trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt làm đề tài nghiên cứu Đây là hai phạm trù được quan tâm trong ngôn ngữ học bởi lẽ, nó liên quan đến nhận thức về thế giới của con người Luận án đã chỉ ra rằng người Việt có cách tri nhận không gian, thời gian riêng, phản ánh những đặc điểm văn hóa của cộng đồng cư dân người Việt Khi NNH tri nhận đã được giới thiệu rộng rãi hơn ở Việt Nam, các nghiên cứu hướng đến ÂDYN, một vấn đề quan trọng trong ngữ nghĩa học tri nhận Luận án của Phan Thế Hưng [18] góp phần tìm hiểu ÂDYN, nhấn mạnh vai trò của tư duy trong ngôn ngữ ẩn dụ Thông qua việc phân tích đối chiếu ngôn liệu tiếng Anh và tiếng Việt, tác giả củng cố thêm quan điểm tri nhận về ẩn
dụ Nghiên cứu của Trần Thị Phương Lý [27] tập trung nghiên cứu cơ sở lý thuyết
về ẩn dụ trong ngôn ngữ học, đặc biệt là khái niệm ÂDYN Từ đó, tác giả đưa ra mô
Trang 30hình tri nhận của ÂDYN phạm trù thực vật trong tiếng Việt có liên hệ với tiếng Anh
và làm rõ các đặc trưng văn hóa dân tộc thể hiện qua bức tranh ngôn ngữ về thế giới với ý niệm thực vật
Kết hợp nghiên cứu so sánh đối chiếu thành ngữ trong các ngôn ngữ khác nhau từ bình diện NNH tri nhận phải kể đến nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Vũ [54]
về thành ngữ tiếng Anh và tiếng Việt có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người Dưới góc nhìn của NNH tri nhận, tác giả cho rằng các bộ phận cơ thể người là một trường từ vựng có vị trí hết sức quan trọng; chúng là miền nguồn phổ biến trong việc ý niệm hóa các phạm trù đích khác trong tiếng Việt và tiếng Anh Trong các
cơ chế tri nhận, ÂDYN và hoán dụ ý niệm có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người có vai trò đặc biệt trong quá trình tạo nghĩa hàm ẩn cho các thành ngữ Cũng dựa trên
tư liệu tên gọi bộ phận cơ thể người, nhưng Trịnh Thị Thanh Huệ [17] lại lựa chọn
so sánh đối chiếu ẩn dụ trong Tiếng Việt và Tiếng Hán theo quan điểm của NNH tri nhận
Đối tượng nghiên cứu của Huỳnh Ngọc Mai Kha [19] là thành ngữ có từ chỉ
“nước” và “lửa” trong tiếng Việt và tiếng Anh từ lý thuyết ẩn dụ tri nhận Luận án
đã miêu tả ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh có từ chỉ nước và
lửa, từ đó sánh đối chiếu để chỉ ra những nét tương đồng và khác biệt về ẩn dụ tri
nhận trong thói quen sử dụng ngôn ngữ và tư duy được thể hiện qua các thành ngữ
có từ chỉ nước và lửa trong tiếng Việt và tiếng Anh Đây là một nghiên cứu khá
mới, vận dụng lý thuyết ẩn dụ tri nhận vào một đối tượng cụ thể trong hai ngôn ngữ Việt và Anh
Yếu tố biểu đạt tình cảm trong các ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Hán trong
sự liên hệ với tiếng Việt cũng được quan tâm nghiên cứu Theo hướng tiếp cận NNH tri nhận, luận án của Ly Lan [22] lựa chọn khảo sát bốn từ biểu đạt những
trạng thái tình cảm cơ bản trong tiếng Anh: happiness, love, fear, anger về phương
diện ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận “nghiệm thân” của cách dùng nhóm từ này Thông qua đó, tác giả chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong cách ý niệm hóa các tình cảm trên của hai cộng đồng bản ngữ nói tiếng Anh và tiếng Việt Cùng lựa chọn nghiên cứu các hiện tượng tâm lí tình cảm nhưng Trần Bá Tiến [47] lại dựa trên cứ
Trang 31liệu thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh Vi Trường Phúc [35] nghiên cứu thành ngữ chỉ tâm lí tình cảm trong tiếng Hán từ góc độ NNH tri nhận có sự liên hệ với tiếng Việt Những đề tài mà các luận án này lựa chọn đã góp phần làm sáng tỏ các đặc điểm ngữ nghĩa, đặc trưng văn hóa cũng như cơ sở tri nhận của nhóm từ, nhóm
thành ngữ biểu đạt tâm lí tình cảm
Nhìn một cách tổng quát lịch sử nghiên cứu thành ngữ như đã nêu trên cho thấy, mặc dù có rất nhiều nghiên cứu về các khía cạnh khác nhau của thành ngữ nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một công trình nghiên cứu có tính chuyên sâu về
hệ thống thành ngữ biểu thị QHXH trong tiếng Việt và tiếng Anh từ quan điểm của NNH tri nhận Điều này càng tạo động lực để chúng tôi đi vào nghiên cứu đề tài đã lựa chọn
1.3 Cơ sở lý thuyết liên quan đến luận án
1.3.1 Lý luận un về N ôn n ữ tr n ận
Trong những năm gần đây, trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có nhiều tài liệu, bài báo đề cập đến những vấn đề, những khía cạnh khác nhau của NNH tri nhận Các công trình của một số học giả như Lakoff & Johnson [113], Lakoff [114, 116], Kövecses [109, 110, 111] đã gợi ra nhiều hướng nghiên cứu trong NNH tri nhận Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu theo quan điểm tri nhận còn chưa nhiều Lý Toàn Thắng [37] và Trần Văn Cơ [5, 6] có thể được xem là hai trong số các tác giả tiên phong trong việc giới thiệu NNH tri nhận ở Việt Nam
Lakoff & Johnson [113] cho rằng có hai nguyên tắc cơ bản định hướng tiếp cận ngôn ngữ trong NNH tri nhận Đó là nguyên tắc khái quát hóa và nguyên tắc tri nhận Hai nguyên tắc này chi phối các giả thuyết và phương pháp nghiên cứu được
áp dụng trong hai lĩnh vực chính: Ngữ nghĩa học tri nhận và Ngữ pháp tri nhận
Năm 2004, Croft & Cruse [68] cũng khẳng định và tổng kết lại 3 nguyên tắc
cơ bản định hướng tiếp cận ngôn ngữ trong NNH tri nhận
(i) Ngôn ngữ không phải là một khả năng tri nhận tự trị
Nguyên tắc này đối lập với giả thuyết của Ngữ pháp tạo sinh Giả thuyết của Ngữ pháp tạo sinh cho rằng, ngôn ngữ là một năng lực tri nhận tự trị hay mô-đun tự trị tách biệt với năng lực tri nhận phi ngôn ngữ Trong NNH tri nhận, vấn
Trang 32đề trung tâm nghiên cứu không phải là biểu hiện nội tại của các quy tắc ngôn ngữ tạo sinh câu đúng ngữ pháp (trong môi trường giao tiếp với người nói - người nghe lý tưởng), mà là quan điểm xem khả năng ngôn ngữ không khác về cơ bản với các khả năng tri nhận khác, xem cơ chế ngôn ngữ là một phần của cơ chế tri nhận phổ quát [37]
(ii) Ngữ pháp là sự ý niệm hóa
Quan điểm này của Langacker [118] đối lập với ngữ nghĩa học điều kiện chân ngụy cho rằng chức năng ngữ nghĩa được đánh giá trên tiêu chí chân-ngụy tương ứng với mô hình thế giới Một khía cạnh chính trong khả năng tri nhận của con người, đó là sự ý niệm hóa các kinh nghiệm để giao tiếp cũng như sự ý niệm hóa tri thức ngôn ngữ mà chúng ta có được Do vậy, các nghiên cứu cần tập trung vào cấu trúc của các phạm trù, tổ chức của tri thức, vai trò quan trọng của các biến
tố và cấu trúc ngữ pháp trong việc cấu trúc kinh nghiệm để giao tiếp theo những cách cụ thể
(iii) Kiến thức ngôn ngữ nảy sinh từ việc sử dụng ngôn ngữ
Trong khi ngữ pháp tạo sinh và ngữ nghĩa học điều kiện chân ngụy tập trung vào dạng thức ngữ pháp và nghĩa của các biểu đạt trừu tượng, NNH tri nhận cho rằng, các phạm trù và cấu trúc ngữ nghĩa, cú pháp, từ vựng, ngữ âm được xây dựng
từ sự tri nhận về các phát ngôn cụ thể trong những trường hợp sử dụng cụ thể
1.3.1.1 Kinh nghiệm và kinh nghiệm nghiệm thân
Theo nghĩa rộng, thuyết Kinh nghiệm luận cho rằng sự trải nghiệm về thể xác, nhận thức về xã hội của con người đặt nền tảng cho hệ thống ý niệm và ngôn ngữ của chúng ta Theo Lakoff & Johnson [113], tri thức về thế giới mà con người
có được là do sự tương tác của cơ thể với hiện thực khách quan, và được kiểm chứng qua hoạt động thực tiễn Tri thức đó gọi là tri thức kinh nghiệm Vào năm
2006, Ungerer & Schmid [150, tr.11] cũng quan niệm rằng NNH tri nhận là một cách tiếp cận ngôn ngữ dựa trên cơ sở vốn kinh nghiệm về thế giới khách quan Kinh nghiệm về thế giới mà con người tích lũy được được lưu trữ trong ngôn ngữ hàng ngày Chính kinh nghiệm có được thông qua quá trình tương tác đã biến thành các tri thức Mối liên hệ giữa mục đích và điểm đến (MỤC ĐÍCH LÀ ĐIỂM ĐẾN),
Trang 33sự thân mật và gần gũi (THÂN MẬT LÀ GẦN GŨI) là một số ví dụ Những trải nghiệm mang tính chất tự nhiên đó của con người là sản phẩm của cơ thể con người (cơ chế tiếp nhận, năng lực tinh thần, tình cảm,…), sự tương tác với môi trường tự nhiên (chuyển động, ăn uống, ), sự tương tác với con người trong môi trường văn hóa (thiết chế xã hội, chính trị, kinh tế, tôn giáo, ) Nói cách khác, các dạng kinh nghiệm là sản phẩm mang bản chất tự nhiên của con người Một số kinh nghiệm mang tính phổ quát, một số kinh nghiệm có tính loại biệt - sản phẩm riêng của các nền văn hóa
1.3.1.2 Ý niệm và ý niệm hóa
Trong khi ngôn ngữ học truyền thống tập trung vào ý nghĩa thì vấn đề được xem là trung tâm của NNH tri nhận là ý niệm Tác giả Lý Toàn Thắng [38, tr.20] khẳng định điều đó khi dẫn lời của Langacker cho rằng: Ngữ nghĩa học là sự ý niệm hóa
Theo Trần Văn Cơ [6], ý niệm có thể được hiểu là kết quả của quá trình tri nhận, quá trình tạo ra các biểu hiện tinh thần (mental representation) Nếu khái niệm phản ánh cái chung, cái đặc thù, cái đơn nhất của sự vật thì ý niệm là “đơn vị tinh thần hoặc tâm lý của ý thức chúng ta, là đơn vị nội dung của bộ nhớ động, của từ vựng tinh thần và của ngôn ngữ bộ não, của toàn bộ bức tranh thế giới được phản ánh trong tâm lý con người” [6, tr.93] Sau khi phân tích và tổng hợp các ý kiến khác nhau về khái niệm và ý niệm, Trần Văn Cơ [6] nhấn mạnh: Ý niệm chứa đựng
ba thành tố, bao gồm thành tố khái niệm, thành tố cảm xúc - hình tượng và thành tố văn hóa
Các nhà ngôn ngữ học về cơ bản đều chia sẻ những ý kiến giống nhau về hệ thống ý niệm của con người Theo Lakoff [116], hệ thống ý niệm của con người, không đơn giản là tập hợp các ý niệm mà là những tổ chức hoạt động của ý niệm,
do vậy, khi cùng một khái niệm được sử dụng một cách khác nhau thì hệ thống ý niệm đó cũng biến đổi Chúng tôi cũng đồng ý với Lý Toàn Thắng [38] khi ông cho rằng, các đơn vị ngôn ngữ (từ, ngữ, kết cấu) đều biểu đạt những ý niệm và những ý niệm này đều tương ứng với các ý nghĩa của những đơn vị ngôn ngữ đó Mỗi khi tạo sinh một phát ngôn, một cách vô thức, con người đã cấu trúc mọi phương diện
Trang 34của kinh nghiệm mà ta có ý định truyền tải và sử dụng rất nhiều quá trình ý niệm cho công việc đó Cùng chung quan điểm, Trần Văn Cơ [6] giải thích rằng ý niệm hóa thế giới là một trong những quá trình quan trọng nhất của hoạt động tri nhận của con người, bao gồm việc ngữ nghĩa hóa thông tin nhận được và dẫn tới việc cấu tạo nên những ý niệm, những cấu trúc ý niệm và toàn bộ hệ thống ý niệm trong bộ não của con người
Việc ý niệm hóa thế giới cho ta những “bức tranh thế giới” khác nhau Mỗi một ngôn ngữ tự nhiên đều phản ánh một phương thức nhất định nhằm tri giác và tổ chức (ý niệm hóa) thế giới của dân tộc mình Điều này khiến cho bức tranh ngôn ngữ về thế giới mang đậm dấu ấn của dân tộc này hay dân tộc khác
Quá trình phạm trù hóa có mục đích tập hợp những hiện tượng giống nhau về mặt nào đó thành những lớp lớn hơn Phạm trù là một trong những hình thái nhận thức tư duy của con người cho phép khái quát hóa kinh nghiệm và thực hiện việc phân loại kinh nghiệm Theo Trần Văn Cơ [5], nếu ý niệm hóa nhằm trừu xuất những đơn vị tối giản nào đó của kinh nghiệm con người trong cách hiểu lý tưởng
về mặt nội dung, thì phạm trù hóa kết hợp những đơn vị giống nhau hoặc đồng nhất
về mặt nào đó lại với nhau thành những lớp lớn hơn
1.3.1.4 Điển dạng
Theo Rosch [137], chúng ta phạm trù hóa các sự vật thông qua điển dạng Điển dạng được xem là một biểu tượng tinh thần tương đối trừu tượng, tập hợp các
Trang 35đặc điểm hay đặc tính tiêu biểu nhất của một phạm trù nào đó Bản thân phạm trù là một sự lý tưởng hóa, là một sự khái quát hóa các kinh nghiệm tương tự Thuộc tính đặc trưng cho một phạm trù được coi là điển dạng của tất cả các kinh nghiệm đó Trong thực tế, chỉ có rất ít thành viên có đủ tất cả mọi thuộc tính của phạm trù đó Những thành viên nào của phạm trù có hầu hết các thuộc tính chung của phạm trù
sẽ là những thành viên điển dạng nhất
Theo thuyết điển dạng, có hai nguyên tắc cơ bản chi phối việc hình thành các phạm trù trong trí não con người:
(i) Nguyên tắc tiết kiệm
Theo nguyên tắc này, con người cố gắng có được càng nhiều thông tin càng tốt, đồng thời hạn chế tối đa những nỗ lực và nguồn lực tri nhận Nói cách khác, thay vì lưu trữ thông tin một cách biệt lập về những trải nghiệm riêng lẻ, con người có thể nhóm những loại thông tin tương đồng thành các phạm trù, điều này đảm bảo tính tiết kiệm trong biểu đạt tri nhận Kết quả là tồn tại một số phạm trù ở cấp độ cơ sở
(ii) Nguyên tắc cấu trúc thế giới được tri giác
Điểm nhấn mạnh của nguyên tắc này là thế giới xung quanh con người có cấu trúc liên hệ Nguyên tắc này chỉ ra rằng con người dựa vào cấu trúc liên hệ giữa các vật thể để hình thành và tổ chức các phạm trù Cấu trúc liên hệ này tạo cơ sở cho các điển dạng
1.3.1.5 Mô hình tri nhận
Mô hình tri nhận liên quan đến khái niệm khung, ngữ nghĩa học khung và miền Tuy nhiên, khác với ba khái niệm này, mô hình tri nhận là một cấu trúc tri thức phi ngôn ngữ Các ý niệm được tổ chức thành các cấu trúc gọi là các mô hình tri nhận Mỗi mô hình tri nhận là một sự khái quát hóa toàn bộ các kinh nghiệm được tái lập Do được lý tưởng hóa, nên các mô hình tri nhận không hoàn toàn tương ứng với thế giới thực mà tùy thuộc vào cách lý giải của con người về thế giới khách quan Các mô hình tri nhận là nền tảng tri thức gắn liền với sự hiểu biết về một ý niệm cụ thể, bao gồm những ý niệm và các quan hệ giữa các ý niệm đó với
nhau [77, tr.13]
Trang 361.3.2 Nguyên lý và lý t uyết ủ n ữ n ĩ tr n ận
NNH tri nhận được chia thành hai lãnh địa nghiên cứu chính: Ngữ nghĩa học tri nhận và Ngữ pháp tri nhận Ngữ nghĩa học tri nhận nghiên cứu mối liên hệ giữa kinh nghiệm, hệ thống ý niệm và cấu trúc ngữ nghĩa thể hiện thông qua ngôn ngữ Theo nghĩa hẹp, ngữ nghĩa học tri nhận xem xét biểu hiện tri thức (cấu trúc ý niệm)
và kết cấu ý nghĩa (ý niệm hóa) Ngôn ngữ được xem như thấu kính, qua đó các hiện tượng tri nhận được soi xét
1.3.2.1 Nguyên lý chủ đạo của Ngữ nghĩa học tri nhận
Evans, V et al [77] tổng kết lại một số nguyên lý chủ đạo trong Ngữ nghĩa
học tri nhận:
(a) Cấu trúc ý niệm được nghiệm thân
Do đặc điểm tự nhiên của cơ thể, khác với các loài khác, con người có cách nhìn riêng về thế giới Nói cách khác, bức tranh về hiện thực được thể hiện thông qua trải nghiệm tự nhiên của con người Bản chất mối quan hệ giữa tri nhận nghiệm thân và ngữ nghĩa rất phức tạp Kinh nghiệm mà con người có được mang tính nghiệm thân - có nghĩa là, nó được cấu trúc một phần dựa vào bản chất tự nhiên của cơ thể con người và bằng cách tổ chức hệ thống thần kinh; kết quả là tạo
cơ sở cho quá trình tri nhận Nói cách khác, những ý niệm mà chúng ta tiếp xúc và bản chất của hiện thực mà chúng ta nghĩ đến hay nói đến thực hiện một chức năng của sự nghiệm thân Chúng ta chỉ có thể nói về điều chúng ta có thể lĩnh hội và hiểu được Và chính những điều mà chúng ta có thể lĩnh hội và hiểu được đó bắt nguồn từ sự nghiệm thân của chúng ta Theo quan niệm này, trí não của con người chắc chắn phải chứa đựng những dấu ấn nghiệm thân mà họ trải qua
Đóng vai trò trung tâm trong ngữ nghĩa học tri nhận là thuyết tri nhận nghiệm thân (embodiment cognition) Cấu trúc tri nhận (hay bản chất của các ý niệm của con người) là kết quả tự nhiên của quá trình nghiệm thân, và do vậy, các cấu trúc tri nhận được nghiệm thân
(b) Cấu trúc ngữ nghĩa là cấu trúc ý niệm
Nguyên lý này khẳng định rằng, ngôn ngữ liên quan đến các ý niệm trong đầu của người nói, hơn là đến các thực thể tồn tại ở thế giới hiện thực bên ngoài
Trang 37Nói cách khác, cấu trúc ngữ nghĩa (ngữ nghĩa gắn liền với từ và các đơn vị ngôn ngữ khác) có thể được xem tương đương với cấu trúc ý niệm Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là hai cấu trúc này đồng nhất Ngược lại, các nhà ngữ nghĩa học tri nhận cho rằng, ngữ nghĩa liên quan đến các đơn vị ngôn ngữ, ví dụ như từ, chỉ tạo
ra một tiểu bộ phận của ý niệm Thực tế, bên cạnh những cái được mã hóa trong ngôn ngữ, con người còn có những suy nghĩ, ý tưởng, cảm xúc khác nữa
(c) Biểu đạt nghĩa có tính chất bách khoa
Theo nguyên lý này, cấu trúc ngữ nghĩa về bản chất là có tính bách khoa Điều này có nghĩa là, các khái niệm từ vựng không thể hiện được hết tất cả những nét nghĩa, mà chúng chỉ đóng vai trò như là một điểm tiếp xúc trong hệ thống kiến thức rộng lớn liên quan đến một ý niệm cụ thể hay một nguồn ý niệm cụ thể [118] Như vậy, biểu đạt nghĩa chỉ thể hiện trong một ngữ cảnh nhất định mà từ đó xuất hiện, và chúng ta chỉ có thể cấu trúc nghĩa bằng cách lựa chọn nghĩa phù hợp trong ngữ cảnh phát ngôn
(d) Kết cấu nghĩa là sự ý niệm hóa
Theo nguyên lý thứ tư, bản thân ngôn ngữ không mã hóa nghĩa; trái lại, từ (và các đơn vị ngôn ngữ khác) chỉ là những gợi ý cho việc kết cấu nghĩa Nghĩa được tạo nên ở cấp độ ý niệm Hay nói cách khác, kết cấu nghĩa tương đương với quá trình ý niệm hóa Ngữ nghĩa là một quá trình chứ không đơn thuần chỉ là một đối tượng cụ thể có thể gói gọn trong ngôn ngữ
1.3.2.2 Một số lý thuyết trong Ngữ nghĩa học tri nhận
(a) Lý thuyết sơ đồ hình ảnh
Johnson [102] cho rằng, một cách để các kinh nghiệm nghiệm thân thể hiện ở cấp độ tri nhận là căn cứ vào lý thuyết sơ đồ hình ảnh Nó bao gồm những khái niệm gốc như tiếp xúc, vật chứa và sự cân bằng Những khái niệm này có ý nghĩa quan trọng vì xuất phát từ kinh nghiệm tiền ý niệm Đây là kinh nghiệm về thế giới được trực tiếp hiện thực hóa và cấu trúc bởi cơ thể con người Lakoff [114], [116], Johnson [102] đã phát triển lý thuyết này khi cho rằng, những ý niệm nghiệm thân cơ sở thuộc loại này tạo nền tảng cho những ý niệm phức tạp hơn và có thể được mở rộng để tạo cấu trúc cho các ý niệm trừu tượng và miền nguồn ý niệm trừu tượng hơn Theo quan
Trang 38điểm này, chúng ta có thể nói về việc đang ở trong trạng thái YÊU (love), bởi vì những ý niệm trừu tượng như tình yêu được cấu trúc và hiểu thông qua đặc điểm của
ý niệm cơ bản VẬT CHỨA Theo Johnson [102], điều này đúng vì những vật chứa kìm nén các hoạt động để ý niệm hóa SỨC MẠNH (power) và tất cả những trạng thái
bị nén như tình yêu đều được hiểu thông qua sơ đồ vật chứa
(b) Mô hình tri nhận lý tưởng
Theo thuyết Điển mẫu của Rosch [137], con người phạm trù hóa dựa trên các điển mẫu Đây là biểu đạt tinh thần tương đối trừu tượng, tập hợp những đặc tính chính quan trọng đại diện cho các ngữ của một phạm trù nhất định Tuy nhiên, Rosch không thể lý giải được cách các phạm trù được tái hiện trong trí não con người như thế nào Lakoff [116] đã nỗ lực để phát triển lý thuyết về mô hình tri nhận nhằm có thể giải thích thỏa đáng những vấn đề mà Rosch và các đồng sự chưa giải quyết được Lakoff [116] cho rằng phạm trù hóa liên quan đến mô hình tri nhận
lý tưởng (ICMs) Đây là các biểu đạt tinh thần tương đối ổn định thể hiện các lý thuyết về thế giới Tuy nhiên, mô hình tri nhận lý tưởng định hướng các quá trình tri nhận như phạm trù hóa và kiến giải nghĩa
(c) Lý thuyết ẩn dụ tri nhận
Lý thuyết ẩn dụ tri nhận là một trong những lý thuyết hình thành sớm nhất và quan trọng nhất sử dụng hướng tiếp cận ngữ nghĩa tri nhận Cùng với sự ra đời của
cuốn sách Metaphors we live by, Lakoff & Johnson [113] cho rằng, ẩn dụ không
đơn thuần chỉ là đặc điểm phong cách của ngôn ngữ, mà bản thân tư duy về cơ bản
có tính ẩn dụ Theo quan điểm này, cấu trúc ý niệm được tổ chức thông qua ánh xạ giữa các miền và các biểu đạt tương ứng Một số ánh xạ có được nhờ vào kinh nghiệm nghiệm thân tiền tri nhận Số khác dựa vào những kinh nghiệm này để tạo
ra những cấu trúc tri nhận phức tạp hơn
Trong những năm gần đây, có quan điểm cho rằng, các ẩn dụ tri nhận xuất phát từ những đặc điểm của các ẩn dụ cơ sở [117] Chẳng hạn, ẩn dụ mang đặc trưng văn hóa có nguồn gốc từ ánh xạ ẩn dụ cơ sở và mang tính phổ quát hơn Quá trình những ẩn dụ cơ sở tạo ra nền tảng cho các ẩn dụ phức tạp hơn (ẩn dụ kép)
được gọi là quá trình hỗn dung ý niệm (conceptual blending) [6]
Trang 39(d) Hoán dụ tri nhận
Bên cạnh ẩn dụ, một cơ chế tri nhận khác cũng rất quan trọng trong tư duy và ngôn ngữ, đó là hoán dụ tri nhận Cũng giống như ẩn dụ, hoán dụ trước đây cũng đơn thuần được xem như là một công cụ ngôn ngữ Tuy vậy, gần đây, hoán dụ đã được xem như là một hiện tượng tri nhận tự nhiên Thậm chí, có quan niệm còn cho rằng, bản thân ẩn dụ có nền tảng hoán dụ Trong khi hoán dụ được dùng để chỉ mối quan hệ tri nhận “X đại diện thay thế cho Y”, thì ẩn dụ thể hiện mối quan hệ tri nhận “X được hiểu thông qua Y” Lakoff & Turner [115] còn chỉ ra rằng, không giống với ẩn dụ, cơ chế hoán dụ không phải là ánh xạ qua các miền, mà nó cho phép một thực thể này đại diện thay thế cho một thực thể khác, bởi cả hai ý niệm đó cùng tồn tại chung trong một miền Trong khuôn khổ luận án này, chúng tôi không
đi sâu khảo sát các hoán dụ tri nhận
1.3.3 Ẩn ụ
1.3.3.1 Ẩn dụ trong quan niệm truyền thống
Trong các công trình nghiên cứu ẩn dụ từ góc độ truyền thống ở Việt Nam,
ẩn dụ vẫn thường được coi là phép chuyển đổi tên gọi dựa trên sự so sánh ngầm giữa hai sự vật có sự tương đồng nào đó
Kövecses [98] tổng kết các đặc điểm của ẩn dụ trong quan niệm truyền thống
Thứ nhất, ẩn dụ là lời nói hoa mỹ mang tính tô điểm Hình ảnh “the roses on
her cheeks” được dùng miêu tả má của một người con gái vì muốn tạo ra một hiệu
ứng đặc biệt nào đó cho người đọc và người nghe (tạo ra một hình ảnh quyến rũ, dễ
chịu) Chúng ta không sử dụng từ “hoa hồng” như là một phần của quá trình tri
nhận và hiểu một ý niệm nào đó dựa trên một ý niệm khác
Thứ hai, ẩn dụ là một hiện tượng ngôn ngữ, chứ không phải là một hiện tượng tri nhận Trong các ẩn dụ, chúng ta đơn giản chỉ sử dụng một từ hoặc một biểu đạt nào đó thay cho một từ hay một biểu đạt khác, chứ không phải là dùng một miền ý niệm này để hiểu một miền ý niệm khác
Thứ ba, cơ sở của ẩn dụ là dựa trên sự tương đồng Ví dụ từ “roses” được
dùng để nói về má của một người con gái có sự tương đồng với màu của hoa hồng
Sự tương đồng này cho phép người nói sử dụng từ “roses” thay vì nói “the pink
Trang 40skin on her cheeks” để tạo ra hiệu ứng đặc biệt Sự tương đồng giữa hoa hồng và
màu da hồng hào đã tồn tại trong thực tế trước khi có ai đó sử dụng từ “roses” để
miêu tả màu da
Trong quan điểm truyền thống, sự tương đồng có sẵn có thể quyết định hay hạn chế biểu đạt ngôn ngữ nào có thể được sử dụng Ví dụ, chúng ta có thể dùng
“roses” để miêu tả màu da má của người con gái, nhưng chúng ta không thể dùng
“the sky on her cheeks”, bởi vì bầu trời trong tư duy của chúng ta không có sự tương
đồng với màu da hồng hào của một người khỏe mạnh
1.3.3.2 Ẩn dụ theo cách nhìn của Ngôn ngữ học tri nhận
Trong một thời gian dài, các lý thuyết ngôn ngữ truyền thống xem ẩn dụ là vấn đề của ngôn ngữ chứ không phải của tư duy Người ta cho rằng, các biểu đạt mang tính ẩn dụ nằm bên ngoài ngôn ngữ đời sống hàng ngày Hay nói cách khác, ngôn ngữ hàng ngày không có ẩn dụ, và ẩn dụ sử dụng cơ chế khác với ngôn ngữ đời sống hàng ngày Ẩn dụ thường được định nghĩa là các biểu đạt ngôn ngữ thơ văn, trong đó, một hoặc nhiều từ chỉ một khái niệm nào đó được sử dụng bên ngoài
nghĩa thông thường để biểu đạt một khái niệm tương tự
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là cơ chế khái quát hóa nào chi phối các biểu đạt ngôn ngữ được xem là các ẩn dụ văn học đó? Các nhà tri nhận học khẳng định rằng, cơ chế đó không nằm trong ngôn ngữ, mà trong tư duy: đó là các ánh xạ qua các miền ý niệm khác nhau Những nguyên tắc này không chỉ đúng với các biểu đạt ngôn ngữ văn học mà còn đúng với phần lớn ngôn ngữ đời sống hàng ngày Tóm lại, bản chất của ẩn dụ không nằm trong ngôn ngữ mà trong cách con người ý niệm hóa một miền tinh thần nào đó trên cơ sở một miền khác Do đó, các khái niệm trừu tượng
trong đời sống hàng ngày như thời gian, trạng thái, sự thay đổi, mục đích, đều mang
tính ẩn dụ Dĩ nhiên, ẩn dụ (cơ chế ánh xạ qua các miền) trở thành vấn đề trung tâm trong Ngữ nghĩa học nghiên cứu ngôn ngữ tự nhiên hằng ngày của con người Theo Nguyễn Đức Tồn [44, tr.492], bản chất của ẩn dụ tri nhận là loại suy trên cơ sở hai hiện tượng được đồng nhất hoá: nếu hiện tượng A (mang tính cụ thể, có thể quan sát được) được đồng nhất với B (mang tính trừu tượng, không thể quan sát trực tiếp) do
tư duy nhận thấy chúng cùng có một những đặc trưng nào đó, thì tất cả những gì nói