1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề bảo đảm định hướng chính trị trong xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình trả tiền luận văn thạc sỹ báo chí học

90 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 490 KB

Nội dung

1. Tính cấp thiết của đề tài Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng ngày càng cao, đòi hỏi hệ thống truyền hình nói chung và truyền hình trả tiền nói riêng phải không ngừng nâng cao chất lượng nội dung và hình thức, đa dạng, phong phú về cách thức thể hiện. Thực tế trong vài năm trở lại đây cho thấy: các phương tiện truyền thông hiện đại đã tạo điều kiện cho con người chủ động tiếp nhận thông tin, cùng một lúc tiếp nhận nhiều nguồn thông tin, có thể tham gia trực tiếp vào các hoạt động truyền thông, cung cấp thông tin phản hồi, thể hiện quan điểm, chính kiến của mình.Bên cạnh các kênh truyền hình quảng bá phát sóng miễn phí như VTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5, VTV6 của Đài Truyền hình Việt Nam và các kênh truyền hình chính luận của các Đài Truyền hình và Đài Phát thanh Truyền hình ở 63 tỉnh, thành trong cả nước, trên thực tế ở nước ta những năm qua đang xuất hiện ngày càng nhiều kênh truyền hình trả tiền của Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, các Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác phát triển với hàng triệu thuê bao. Chính ở những kênh truyền hình này, việc xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sôi động.Có thể nói, nhu cầu tham gia của cộng đồng vào hoạt động truyền thông, đặc biệt trong lĩnh vực truyền hình đã thực sự tạo nên sự chuyển biến trong hoạt động xã hội hóa các chương trình truyền hình. Việc thu hút các nguồn lực bên ngoài là một trong những giải pháp giúp giảm bớt gánh nặng cho ngành truyền hình vừa khuyến khích các thành viên trong xã hội tham gia vào các hoạt động mang lại lợi ích cho cộng đồng. Các đài truyền hình giảm được gánh nặng cả về nhân lực và cơ sở vật chất trong hoạt động sản xuất chương trình, nhiều chương trình truyền hình đã được sản xuất và phát sóng mà không sử dụng ngân sách của đài.Song từ đây một vấn đề đặt ra là: khi chúng ta xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình thì liệu tính định hướng chính trị có còn được bảo đảm, nhất là khi các đài truyền hình không còn trực tiếp sản xuất các chương trình truyền hình hoặc do kinh tế chi phối trong việc xã hội hóa nên lơi lỏng trong việc định hướng nội dung cho đối tác liên kết sản xuất chương trình truyền hình. Làm thế nào để bảo đảm định hướng chính trị trong quá trình xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình trả tiền, vừa phát huy mặt tích cực của xã hội hóa, đồng thời hạn chế những tiêu cực xuất phát từ mặt trái của quá trình này? Chính những lý do đó đã thôi thúc tôi chọn đề tài: “Vấn đề bảo đảm định hướng chính trị trong xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình trả tiền” (với phạm vi khảo sát được giới hạn trong một số kênh truyền hình đang được xã hội hóa của Truyền hình Cáp Việt Nam hiện nay là các kênh InfoTV, Invest TV và Fanxiphang TV) cho luận văn thạc sỹ Truyền thông đại chúng, chuyên ngành Báo chí học của mình.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

CẦN THƠ – 2015

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu tiếp nhận thông tin của côngchúng ngày càng cao, đòi hỏi hệ thống truyền hình nói chung và truyền hìnhtrả tiền nói riêng phải không ngừng nâng cao chất lượng nội dung và hìnhthức, đa dạng, phong phú về cách thức thể hiện Thực tế trong vài năm trở lạiđây cho thấy: các phương tiện truyền thông hiện đại đã tạo điều kiện cho conngười chủ động tiếp nhận thông tin, cùng một lúc tiếp nhận nhiều nguồnthông tin, có thểtham gia trực tiếp vào các hoạt động truyền thông, cung cấpthông tin phản hồi, thể hiện quan điểm, chính kiến của mình

Bên cạnh các kênh truyền hình quảng bá phát sóng miễn phí nhưVTV1, VTV2, VTV3, VTV4, VTV5, VTV6 của Đài Truyền hình Việt Nam

và các kênh truyền hình chính luận của các Đài Truyền hình và Đài Phátthanh - Truyền hình ở 63 tỉnh, thành trong cả nước, trên thực tế ở nước tanhững năm qua đang xuất hiện ngày càng nhiều kênh truyền hình trả tiền củaĐài Truyền hình Việt Nam, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, các Đài Phátthanh - Truyền hình Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thànhphố khác phát triển với hàng triệu thuê bao Chính ở những kênh truyền hìnhnày, việc xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình đang diễn ra ngàycàng mạnh mẽ, sôi động

Có thể nói, nhu cầu tham gia của cộng đồng vào hoạt động truyềnthông, đặc biệt trong lĩnh vực truyền hình đã thực sự tạo nên sự chuyển biếntrong hoạt động xã hội hóa các chương trình truyền hình Việc thu hút cácnguồn lực bên ngoài là một trong những giải pháp giúp giảm bớt gánh nặngcho ngành truyền hình vừa khuyến khích các thành viên trong xã hội tham giavào các hoạt động mang lại lợi ích cho cộng đồng Các đài truyền hình giảmđược gánh nặng cả về nhân lực và cơ sở vật chất trong hoạt động sản xuất

Trang 3

chương trình, nhiều chương trình truyền hình đã được sản xuất và phát sóng

mà không sử dụng ngân sách của đài

Song từ đây một vấn đề đặt ra là: khi chúng ta xã hội hóa sản xuấtchương trình truyền hình thì liệu tính định hướng chính trị có còn được bảođảm, nhất là khi các đài truyền hình không còn trực tiếp sản xuất các chươngtrình truyền hình hoặc do kinh tế chi phối trong việc xã hội hóa nên lơi lỏngtrong việc định hướng nội dung cho đối tác liên kết sản xuất chương trìnhtruyền hình

Làm thế nào để bảo đảm định hướng chính trị trong quá trình xã hộihóa sản xuất các chương trình truyền hình trả tiền, vừa phát huy mặt tích cựccủa xã hội hóa, đồng thời hạn chế những tiêu cực xuất phát từ mặt trái của quátrình này?

Chính những lý do đó đã thôi thúc tôi chọn đề tài: “Vấn đề bảo đảm định hướng chính trị trong xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình trả tiền” (với phạm vi khảo sát được giới hạn trong một số kênh truyền hình đang

được xã hội hóa của Truyền hình Cáp Việt Nam hiện nay là các kênh InfoTV,Invest TV và Fanxiphang TV) cho luận văn thạc sỹ Truyền thông đại chúng,chuyên ngành Báo chí học của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trên thực tế, quá trình xã hội hoá truyền hình trên thế giới đã diễn ra từtrước chúng ta hàng chục năm Thuật ngữ xã hội hoá truyền hình cũng đãđược sử dụng ở nước ta từ nhiều năm trước, song trong thực tế việc xã hộihóa sản xuất các chương trình truyền hình mới thực sự diễn ra sôi động vàphổ biến chỉ mới vài năm gần đây

Do lịch sử hình thành và quan niệm về quá trình này khá khác nhau nêncác công trình nghiên cứu và các bài viết chủ yếu tập trung vào vấn đề “tưnhân hoá” các đài truyền hình và “truyền hình thương mại” Các buổi hội thảo

với chủ đề: “Sản xuất chương trình truyền hình được xã hội hoá như thế

Trang 4

nào?” được tổ chức trong hai kỳ Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 25 (năm 2006) tại Nha Trang - Khánh Hoà và Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 26 (năm 2007) tại thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được rất nhiều

các đài truyền hình trong cả nước và các đơn vị, tổ chức ngoài ngành truyềnhình tham gia Nhưng các tham luận, ý kiến nhìn chung mới chỉ mang tính đặtvấn đề, thậm chí lại đặt ra một loạt câu hỏi lớn khác chưa có câu trả lời thuyết

phục như: “Xã hội hoá truyền hình: Cạnh tranh hay hợp tác?”; “Xã hội hoá truyền hình: đã đến lúc?”…

Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2007 cũng có một khoáluận tốt nghiệp chuyên ngành Truyền hình của sinh viên Nguyễn Thị Tuyết

Nhung có tiêu đề: “Bước đầu nghiên cứu xã hội hoá truyền hình ở Việt Nam” (khảo sát chương trình “Làm giàu không khó” của VTV1 từ tháng 1/2007 đến tháng 5/2007) Trong khoá luận này, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát

đánh giá thực trạng hoạt động xã hội hoá ở Việt Nam trên cơ sở lựa chọn mộtchương trình cụ thể là “Làm giàu không khó” của Kênh VTV1, Đài Truyềnhình Việt Nam trong 3 tháng Với phạm vi, đối tượng khảo sát nhỏ, hẹp nhưvậy nên việc đánh giá xu thế và đưa ra giải pháp còn nhiều bất cập

Trong khóa luận “Xu hướng phát triển của truyền hình Việt Nam trong bối cảnh hội nhập” của sinh viên Nguyễn Thị Mai Hồng, lớp báo K24, Học

viện Báo chí và Tuyên truyền cũng đã chỉ ra một số xu hướng phát triển của

truyền hình Việt Nam ở thời điểm đó như: xu hướng về nội dung, xu hưóng về công nghệ, xu hướng xã hội hoá, xu hướng truyền hình tương tác… Riêng xu

hướng xã hội hoá truyền hình tuy đã được đề cập tới nhưng do khuôn khổ vàmục đích của một khoá luận tôt nghiệp đại học nên tác giả chỉ dừng lại ở liệt

kê, tổng hợp chứ chưa đi sâu phân tích để chỉ ra những tính chất, lộ trình,nguyên tắc và những vấn đề mà ngành Truyền hình Việt Nam nói chung vàTruyền hình Cáp Việt Nam nói riêng phải đối mặt khi tham gia tiến trình xãhội hoá sản xuất chương trình

Trang 5

Riêng về vấn đề sản xuất chương trình truyền hình trả tiền cũng đãđược tác giả Bùi Bích Phượng đề cập tới trong luận văn Thạc sỹ Báo chí (bảo

vệ năm 2006 tại Hội đồng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà

Nội) có tiêu đề: “Truyền hình trả tiền ở Việt Nam” Trong luận văn này, ở

chương 2, tác giả đã giới thiệu về cơ cấu bộ máy quản lý của Truyền hình CápViệt Nam và về công nghệ phát hình số vệ tinh DTH giai đoạn từ năm 2003 -

2006 Tuy nhiên, đây là giai đoạn mà quá trình xã hội hóa sản xuất chươngtrình truyền hình chưa thực sự phát triển mạnh mẽ như hiện nay

Trên các báo, tạp chí ở nước ta cũng đã có các bài viết, bài nghiên cứucủa các nhà lý luận về báo chí nói riêng và truyền hình nói chung về các vấn

đề liên quan xung quanh chủ đề này như: nghiên cứu về xu hướng phát triển của truyền hình; nghiên cứu kinh tế báo chí; nghiên cứu về nguồn nhân lực cho báo chí… Một số tờ báo, trang web cũng có những bài viết đề cập đến những khía cạnh khác nhau của vấn đề xã hội hoá truyền hình như: “Xã hội hoá truyền hình: chưa được như mong đợi”; “Xã hội hoá truyền hình cạnh tranh hay hợp tác” (Báo Thanh Niên, 2007); “Xã hội hoá truyền hình: không phải phân lô, bán sóng”, “Xã hội hoá truyền hình nhà nước và tư nhân đều

có nỗi niềm” (Báo Văn hoá, 2007)…

Nhìn chung, các nghiên cứu trên bước đầu đã đề cập đến các khía cạnhkhác nhau của vấn đề xã hội hoá truyền hình như: ý nghĩa của xã hội hoátruyền hình, vai trò của từng thành viên trong việc phối kết hợp sản xuấtchương trình… Tuy nhiên, các công trình này chưa phác hoạ được bức tranhkhái quát, cũng như chưa chỉ ra được lộ trình, mô hình, nguyên tắc, những trởngại khi tiến hành xã hội hoá sản xuất các chương trình truyền hình nói chung

và chương trình trả tiền trên Truyền hình Cáp Việt Nam nói riêng

Do vậy có thể nói rằng: cho đến nay, vấn đề bảo đảm định hướng chính trị trong xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình trả tiền vẫn chưa được

tác giả nào nghiên cứu Vì thế, đây là một đề tài mới, vừa kế tiếp được nhữngvấn đề đang đặt ra, nhưng lại không trùng lặp với những đề tài đã có

Trang 6

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm sáng tỏ thực trạng của quá trình xã hội hóa sản xuất

chương trình truyền hình trả tiền của Truyền hình Cáp Việt Nam, đề tài “Bảo đảm định hướng chính trị trong xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình trả tiền” sẽ tìm kiếm những giải pháp có tính khả thi nhằm phát huy những

mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực, qua đó nâng cao tính định hướngchính trị của quá trình xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình trả tiềnhiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện được mục đích trên, tác giả luận văn này phải tập trungthực hiện một số một số nhiệm vụ nghiên cứu chính sau đây:

- Hệ thống hóa các quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhànước liên quan đến vấn đề định hướng chính trị của hoạt động báo chí nóichung và truyền hình trả tiền nói riêng; Nghiên cứu các tài liệu lý luận Báochí và lý luận chuyên ngành Truyền hình để xây dựng cơ sở lý luận nhằmđịnh hướng cho quá trình thực hiện luận văn;

- Khảo sát, phân tích, đánh giá những chương trình và kênh truyền hình

đã và đang được sự hợp tác của các nguồn lực bên ngoài ngành truyền hình,qua đó chỉ ra được những mặt ưu điểm, những mặt hạn chế và những vấn đềđang đặt ra trong quá trình này;

- Thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu và điều tra xã hội học nhằm thuthập ý kiến nhận xét, đánh giá của công chúng và của chính những ngườiđang trực tiếp tham gia quá trình xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hìnhtrả tiền;

- Nêu ra những kiến nghị, giải pháp có tính khả thi nhằm góp phầnnâng cao chất lượng, hiệu quả của vấn đề bảo đảm định hướng chính trị trongquá trình xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình trả tiền tại truyền hìnhCáp Việt Nam hiện nay

Trang 7

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là các chương trình truyềnhình trả tiền của Truyền hình Cáp Việt Nam hiện nay

Phạm vi nghiên cứu, khảo sát là kênh chương trình truyền hình trả tiềnĐầu tư Invest TV (VCTV15) Truyền hình Cáp Việt Nam Thời gian khảo sát

5.2.Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện công trình nghiên cứu này, tôi sử dụng kếthợp một số phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu được thực hiện trong việc khảo sát

các công trình nghiên cứu, sách lý luận, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết cóliên quan đến vấn đề xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình nói chung

và các chương trình thuộc hệ thống truyền hình trả tiền nói riêng

Phương pháp này cũng được sử dụng để hệ thống hóa những vấn đềcủa lý luận báo chí nói chung và lý luận về truyền hình nói riêng nhằm tạo cơ

sở lý luận cho đề tài nghiên cứu

- Phương pháp khảo sát thực tế được vận dụng để làm sáng tỏ thực

trạng của quá trình xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình trả tiền ởnước ta hiện nay với những ưu điểm, hạn chế và những vấn đề đặt ra nhìn từphương diện định hướng chính trị

- Phương pháp phỏng vấn sâu cũng được thực hiện với đối tượng là các

phóng viên, biên tập viên đang trực tiếp làm việc tại các kênh truyền hình đã

và đang được xã hội hóa

Trang 8

Đặc biệt, tôi phỏng vấn lãnh đạo các công ty như: Công ty cổ phầntruyền thông Việt Ba Media, Công ty cổ phần truyền thông Invest TV lànhững đơn vị đang tham gia xã hội hóa tổ chức sản xuất chương trình truyềnhình trả tiền và phỏng vấn các cán bộ, lãnh đạo Ban biên tập Truyền hình CápViệt Nam - những người chịu trách nhiệm về nội dung của chương trìnhtruyền hình được xã hội hóa trên hệ thống Truyền hình Cáp.

- Các phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để đánh giá các

cứ liệu, các kết quả điều tra và rút ra những luận điểm khoa học, từ đó đề xuấtnhững giải pháp cần thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của

vấn đề bảo đảm định hướng chính trị trong quá trình xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình trả tiền ở nước ta hiện nay.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

6.1.Ý nghĩa lý luận

Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên đề cập đến vấn đề bảo đảm địnhhướng chính trị trong quá trình xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hìnhtrả tiền ở nước ta trong bối cảnh hiện nay Những kết quả của luận văn sẽ gópmột phần bổ sung cho lý luận báo chí truyền hình ở nước ta

Những kết quả của luận văn cũng sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích,cho các thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu lý luận báo chí truyền hình và chosinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh khi nghiên cứu về những vấn đềliên quan đến vấn đề này

Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu này là đã làm sáng tỏ thực trạngcủa quá trình xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình trả tiền ở nước

ta hiện nay Trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề bảo đảm định hướng chính trị - một yêu cầu có tính nguyên tắc của báo chí Việt Nam nói chung và

truyền hình trả tiền nói riêng, nhất là khi mà quá trình này đang ngày càng trởnên phổ biến và lan tỏa sâu rộng

Trang 9

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả của đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo cần thiết, bổ ích cho cácphóng viên, biên tập viên và những người đang tham gia quá trình xã hội hóasản xuất chương trình truyền hình trả tiền ở nước ta hiện nay nói chung và ởTruyền hình Cáp Việt Nam nói riêng

Tác giả hy vọng luận văn sẽ giúp cho các nhà quản lý, các phóng viên,biên tập, những người tham gia sản xuất, quản lý nội dung các chương trìnhtruyền hình xã hội hóa trên hệ thống truyền hình trả tiền có được cái nhìn đầy

đủ, rút ra bài học kinh nghiệm và lý luận, tư duy sắc sảo trong việc bảo đảmđịnh hướng chính trị trong xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình trảtiền

Quá trình nghiên cứu đề tài cũng sẽ là một cơ hội để tác giả tích lũykiến thức, nâng cao tầm hiểu biết và năng lực chuyên môn của một phóngviên Ban biên tập Truyền hình Cáp (Đài Truyền hình Việt Nam)

7 Kết cấu của luận văn

Trong luận văn này, ngoài các phần: mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo những nội dung chủ yếu được trình bày trong 3 chương, 8 tiết.

Phần Phụ lục ở cuối luận văn gồm những tài liệu có liên quan trực tiếp

đến quá trình thực hiện công trình nghiên cứu này

Trang 10

Ở các nước phương Tây, cụm từ “xã hội hóa” ( tiếng Pháp là socialisation) thường được dùng theo nghĩa “tập thể hóa”, “đặt dưới chế độ cộng đồng”, “quản lý hay điều khiển của nhà nước nhân danh xã hội”

Theo cách nói trên, người ta hiểu khái niệm xã hội hóa là quá trìnhchuyển giao để khu vực dân sự (ngoài nhà nước) "gánh đỡ" những công việctrước đây do Nhà nước làm hoặc "quán tính" của tư duy cũ vẫn cho rằng đúng

ra Nhà nước phải làm

Như vậy, xã hội hóa có thể hiểu là quá trình huy động nguồn lực của cả

xã hội vào một lĩnh vực nào đó mà trước kia chỉ có đơn vị nhà nước tham gia,làm cho một hoạt động xã hội nào đó (y tế, văn hóa, thể thao ) lan tỏa khắpcác thành phần xã hội, huy động các thành viên trong xã hội tham gia vàohoạt động đó, phát huy được mọi tiềm năng trí tuệ và vật chất của toàn xã hộiđầu tư vào hoạt động đó và được hưởng lợi bằng chính sự tham gia của mình

1.1.1.2.Chương trình truyền hình

Chương trình truyền hình là sự liên kết, sắp xếp bố trí hợp lý các tinbài, bảng tư liệu, hình ảnh, âm thanh trong một thời gian nhất định, được mở

Trang 11

đầu bằng lời giới thiệu, nhạc hiệu, kết thúc bằng lời chào tạm biệt, đáp ứngyêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quảcao nhất cho khán giả.

Thuật ngữ chương trình “program” trong chương trình truyền hìnhđược hiểu gồm các chương trình như: Chương trình “Thời sự”, “Vì an ninh

Tổ quốc”, chương trình “Tài chính Kinh doanh”, “Thanh niên”, “Quân đội”,

“Phụ nữ”, “Thiếu nhi”, “Trò chơi (game show)”,… được phân bổ, sắp xếptheo các kênh chương trình và được thể hiện bằng những nội dung cụ thể quatin, bài, tác phẩm truyền hình

Một đài truyền hình thường bao gồm có các bộ phận: lãnh đạo quản lý,biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên Trong đó phóng viên là người trựctiếp sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình Các tác phẩm báo chí truyền hìnhnày thể hiện bản lĩnh chính trị, năng lực và trách nhiệm xã hội của nhà báotruyền hình Uy tín, ảnh hưởng của một đài truyền hình trước hết được quyđịnh bởi khả năng nắm bắt thực tiễn, phát hiện những vấn đề nổi cộm, có ýnghĩa và phản ánh chúng một cách kịp thời tới công chúng khán giả, gópphần nâng cao nhận thức, mở rộng hiểu biết và định hướng tư tưởng chocông chúng

Đối với một đài truyền hình, quá trình sản xuất bắt đầu bằng việc sángtạo các tác phẩm truyền hình Các tác phẩm tin, bài, phóng sự được phátsóng thông qua các chương trình truyền hình đều có sự lựa chọn, sắp xếp bốtrí hợp lý để giúp khán giả tiếp nhận chương trình một cách đầy đủ, hệ thống,

có chiều sâu

Thực hiện sản xuất một chương trình truyền hình, cho dù là một bản tinngắn hay một phim tài liệu, một phóng sự cũng đều phải qua các khâu như:xác định đề tài, chủ đề, phác thảo nội dung, bàn bạc cùng ê kíp thực hiện tiền

kỳ lựa chọn cách để quay phim, ghi hình, thể hiện sao cho thích hợp vớinhững nội dung đó Khâu cuối cùng của quá trình này là tiến hành sắp xếp,dựng hình (montage), ghép nối tất cả các cảnh thành những câu chuyện bằng

Trang 12

hình ảnh, nối tiếp nhau một cách lôgic Dựa trên ý nghĩa đề tài của các cảnh,

để viết lời bình “Khán giả tuyền hình phải được thấy và nhìn, lắng nghe và nghe được, đồng thời cũng hiểu được” [8, tr.148]

Các loại hình truyền thông đại chúng như báo in, phát thanh, truyềnhình, báo mạng có sự khác biệt trong phương thức phản ánh và tái tạo hiệnthực Bởi mỗi loại hình báo chí ngoài những nét chung đều có những đặc thùriêng Đặc thù đó tạo ra những nét riêng từ việc sản xuất, tiếp nhận và tiêudùng sản phẩm Có thể nói chương trình truyền hình là kết quả cuối cùng của

quá trình giao tiếp của đài truyền hình với công chúng truyền hình “Trong tương quan so sánh với các loại hình báo chí khác, truyền hình mang tính tổng hợp sâu sắc thông qua thính giác và thị giác” [14, tr 234].

Từ những vấn đề trên, chúng ta có thể thấy chương trình truyền hình làhình thức thể hiện thực tế, hình thức vật chất hóa sự tồn tại của truyền hìnhtrong xã hội để truyền tải thông tin đến công chúng truyền hình Có thể nói,nếu không có chương trình thì không còn truyền hình Nhưng mặt khác,chương trình truyền hình là kết quả hoạt động, là sản phẩm của tập thể cơquan đài: bộ phận lãnh đạo, bộ phận kỹ thuật, bộ phận nội dung chương trình,

bộ phận hậu cần… tạo nên thuật ngữ chương trình truyền hình cả về mặt sángtạo và sản xuất chương trình

Cũng như việc sản xuất các sản phẩm khác, có người sản xuất, cóngười tiêu dùng Người tiêu dùng sản phẩm báo chí cũng có tác động chi phối

tới người làm ra sản phẩm, trong báo chí mối quan hệ đó được thể hiện: nhà báo - tác phẩm - công chúng “Chương trình truyền hình tạo thành chu kỳ khép kín các mắt xích trong chuỗi mắt xích giao tiếp truyền hình” [11, tr 36].

Tóm lại, chương trình truyền hình là kết quả sau một quá trình sản xuấtcủa đài truyền hình, trong đó bao gồm các quá trình sáng tạo ra nó từ nhiều

công đoạn và ở nhiều mức độ khác nhau “Tính tập thể trong sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình là một yêu cầu khách quan” [17, tr.34].

Trang 13

1.1.1.3 Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình

Có thể nói rằng xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình không

phải là một khái niệm mới trong trong lĩnh vực truyền hình

Quá trình xã hội hoá công tác sản xuất chương trình truyền hình đã diễn

ra từ rất lâu đối với các nhiều nước có sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vựctruyền hình Hiểu theo nghĩa rộng của quá trình này chính là sự tham gia vàoquá trình sản xuất chương trình từ bên ngoài ngành truyền hình Tức là trongcác khâu sản xuất, hình thành tác phẩm của một chương trình truyền hình có

sự tham gia của một hoặc nhiều đơn vị, cơ quan không liên quan đến nhà Đài

và sự hợp tác được thực hiện trên cơ sở bình đẳng, góp phần tích cực, lànhmạnh vào việc nâng cao chất lượng chương trình truyền hình

Thực hiện xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình đồng nghĩa vớiviệc một số kênh truyền hình hoặc một chương trình truyền hình không phảiđảm nhận toàn bộ các khâu sản xuất mà đã có đơn đặt hàng một số các đơn vị

tư nhân chuyên làm về một lĩnh vực nào đó của truyền hình

Hiện nay, xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình đang là xu thếcủa các đài truyền hình nhằm huy động sức mạnh của mọi nguồn lực xã hộicho việc sản xuất các chương trình truyền hình Truyền hình không chỉ là nhàcung cấp thông tin mà còn phải đa dạng các loại hình chương trình, phục vụnhu cầu ngày càng cao của khán giả

Bên cạnh đó nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật, các thiết bị sản xuấttruyền hình cũng ngày trở nên hiện đại, tiện nghi và đặc biệt là rẻ hơn rấtnhiều so với trước, mở ra một khả năng hợp tác vô cùng rộng lớn cho cảtruyền hình và các đơn vị bên ngoài đài Các đơn vị này có thể tham gia trựctiếp và thực hiện sản xuất các chương trình truyền hình Điều dễ nhận thấytrước tiên là về nội dung, hình thức thông tin của truyền hình trở nên mới hơn,thông tin cũng đa dạng và phong phú

1.1.1.4 Vấn đề định hướng chính trị

Trang 14

Quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí luôn chỉ rõ:

Báo chí Việt Nam luôn là tiếng nói của Đảng, là diễn đàn của quần chúng nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Đảng và Nhà nước luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để báo chí phát triển nhanh chóng, vững chắc, phát triển đi đôi với định hướng chính trị, quản lý xã hội [30, tr 97]

Định hướng chính trị tư tưởng của hệ thống báo chí truyền hình khôngnằm ngoài những nguyên tắc chung đó và đây chính là sự xác định phươnghướng về chính trị và tư tưởng trên loại hình báo chí truyền hình, với những

nội dung yêu cầu có những nét giống và khác với các loại hình báo chí khác.

Tính tất yếu khách quan của việc đảm bảo tính định hướng chính trị tư tưởngcủa báo chí truyền hình bắt nguồn từ chính vị trí, chức năng, vai trò của báochí nói chung, ngành truyền hình nói riêng

Theo lý thuyết về báo chí truyền thông được giảng dạy trong cáctrường đại học báo chí hiện nay, báo chí có 3 nhóm chức năng cơ bản là: chứcnăng tư tưởng; chức năng quản lý; chức năng khai sáng, phát triển văn hoá,giải trí và dự báo Về nguyên tắc hoạt động của báo chí cách mạng ở Việt

Nam bao gồm: tính đảng, tính khuynh hướng, tính khách quan, chân thật, tính nhân dân, tính nhân văn, tính dân tộc, tính quốc tế… Báo chí nói chung luôn

có vai trò định hướng xã hội về nhiều mặt, trong đó trước hết là định hướng

về chính trị tư tưởng Truyền hình là một bộ phận của hệ thống báo chí,đương nhiên phải có vai trò và nhiệm vụ định hướng chính trị tư tưởng

Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã khẳng định: “Chú trọng nâng cao

tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước; khắc phục xu hướng thương mại hoá, xa rời tôn chỉ, mục đích trong hoạt động báo chí, xuất bản…” [45].

Việc nâng cao tính định hướng chính trị tư tưởng của báo chí nói chung

và lĩnh vực truyền hình nói riêng ngày càng cần thiết và càng gia tăng cùngvới sự phát triển của đời sống xã hội Xu thế phát triển của xã hội hiện đại

Trang 15

trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay đã chứng minh một thực tế rằng:Truyền hình ngày càng có khả năng chiếm ưu thế lớn hơn so với các loại hìnhbáo chí khác

Chủ tịch Hồ Chí Minh được những người làm báo cách mạng ViệtNam suy tôn là nhà báo cách mạng bậc thầy Tư tưởng và những chỉ dẫn củaNgười luôn là định hướng soi đường cho báo chí cách mạng nước ta Người

từng chỉ rõ: “ Tất cả những người làm báo (người viết, người in, người sửa bài, người phát hành, v.v.) phải có lập trường chính trị vững chắc Chính trị phải làm chủ Đường lối chính trị đúng thì những việc khác mới đúng được Cho nên các báo chí của ta đều phải có đường lối chính trị đúng” [46].

Định hướng chính trị là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trongcông tác lãnh đạo, quản lý hệ thống báo chí nói chung và lĩnh vực truyềnhình Định hướng chính trị tư tưởng có ý nghĩa như “kim chỉ nam” dẫn đườngmọi hoạt động Báo chí nước ta là báo chí xã hội chủ nghĩa, của nhân dân, donhân dân, vì nhân dân, gắn liền với dân chủ xã hội chủ nghĩa, không phục vụmục đích, quyền lợi của riêng một cá nhân, lực lượng nào nên không thể táchrời yếu tố định hướng chính trị tư tưởng

Vì thế có thể nhận định rằng: Việc xã hội hóa sản xuất chương trìnhtruyền hình phải bảo đảm định hướng chính trị, nội dung và hình thức chươngtrình, bảo đảm tuân thủ đúng chủ chương của Đảng, chính sách pháp luật củaNhà nước và thuần phong mỹ tục của dân tộc, góp phần xây dựng đất nước

Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình không biến kênh truyền hình đóthành của tư nhân hoặc của một công ty truyền thông nào đó

1.1.2 Quan điểm của Đảng, Nhà nước và của ngành Truyền hình Việt Nam về xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình

1.1.2.1 Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình

Trang 16

Sản xuất chương trình truyền hình là một hoạt động tốn kém và đòihỏi đầu tư nhiều về tài chính, thiết bị kỹ thuật, máy móc công nghệ hiện đại.Chính vì vậy, nguồn chi phí cho đầu tư kỹ thuật và nhân sự của truyền hình làkhông nhỏ Tuy nhiên, trên thực tế, nguồn chi từ ngân sách nhà nước cho cácđài truyền hình thời gian qua chưa phải là nhiều Điều đòi hỏi các đài truyềnhình phải không ngừng nỗ lực phấn đấu Việc thu hút các nguồn lực bênngoài là một trong những giải pháp giúp giảm bớt gánh nặng cho ngànhtruyền hình.

Trên cơ sở đó, việc xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình hiệnnay là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm Đâykhông chỉ là vấn đề chiến lược, trọng tâm của hoạt động báo chí truyền thông,

mà còn là một trong những phương thức mới, đáp ứng nhu cầu phát triển của

hoạt động báo chí truyền hình trong bối cảnh mới hiện nay.

Ở Việt Nam đã bước đầu có những tài liệu nghiên cứu về vấn đề xã hộihóa sản xuất các chương trình Truyền hình Tại các cuộc Liên hoan truyềnhình toàn quốc lần thứ 25 (ngày 5/1/2006 tại Nha Trang - Khánh Hoà) và lầnthứ 26 (tổ chức ngày 11/1/2007 tại thành phố Hồ Chí Minh) do Đài Truyềnhình Việt Nam tổ chức, các buổi hội thảo với chủ đề chính là sản xuất chươngtrình truyền hình sẽ được xã hội hoá như thế nào, đã thu hút được rất nhiềucác đài truyền hình trong cả nước và các đơn vị, tổ chức ngoài ngành truyềnhình tham gia Bên cạnh đó còn có nhiều bài viết, nghiên cứu của các nhà lýluận về báo chí nói riêng và truyền hình nói chung về vấn đề xã hội hóa sảnxuất chương trình truyền hình

Ngày 28/5/2009 Bộ Thông tin Truyền thông ban hành Thông tư

09/2009/TT-BTTTT Có thể nói, đây là văn bản tạo cơ sở pháp lý trong lĩnhvực truyền hình tại Việt Nam Nội dung thông tư này cho phép các doanhnghiệp “có tư cách pháp nhân và đăng ký kinh doanh theo pháp luật ViệtNam” được hợp tác với đài truyền hình để sản xuất không chỉ một phần màtoàn bộ kênh chương trình truyền hình, áp dụng không chỉ truyền hình trả tiền

Trang 17

mà cả với truyền hình quảng bá, phạm vi điều chỉnh của thông tư là truyềnhình và cả phát thanh

Đài truyền hình muốn thực hiện hợp tác chỉ cần làm thủ tục đăng kýhoặc thông báo với Bộ Thông tin Truyền thông Thông tư này cũng quy định:

Hoạt động liên kết là sự “hợp tác giữa một bên là đài phát thanh, truyền hình với một bên là đối tác liên kết để tạo ra một phần hoặc toàn bộ sản phẩm liên kết” Trong đó, “quyền lợi của đối tác liên kết có thể được trả bằng quyền lợi

từ hoạt động quảng cáo, tài trợ hoặc từ nguồn thu phí phát thanh, truyền hình theo một phương thức nhất định khi phát sóng chính sản phẩm liên kết của đài phát thanh, truyền hình”

Theo nội dung Thông tư 09/2009 thì các hình thức hoạt động liên kết

bao gồm: Trao đổi bản quyền chương trình hoàn chỉnh; trao đổi bản quyềnđịnh dạng chương trình; tổ chức sản xuất chương trình hoặc một phần chươngtrình và tổ chức sản xuất toàn bộ kênh chương trình truyền hình

Mới đây nhất, ngày 24/3/2011, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định

số 20/2011/QĐ-TTg ban hành "Quy chế quản lý hoạt động truyền hình trả

tiền" (gọi tắt là QĐ 20), chính thức có hiệu lực từ ngày 15/5/2011 Quyết định

20 ra đời là một yêu cầu thực tế nhằm phát triển loại hình dịch vụ đặc thù nàyvới các loại hình truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số mặt đất, truyền hìnhtrực tiếp qua vệ tinh và truyền hình di động Ngoài quy định việc quản lý,cung cấp, sử dụng hạ tầng kỹ thuật dịch vụ truyền hình trả tiền, Quyết đinhnày sẽ quản lý cả về nội dung thông tin trên hệ thống truyền hình trả tiềntại nước ta Việc xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình nhưng vẫnphải đảm bảo được mục tiêu, định hướng của Đảng về chính trị, tư tưởng,văn hóa [42, tr.35]

1.1.2.2 Quan điểm của Đài Truyền hình Việt Nam về xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình

Ngày 7/9/1970, chương trình truyền hình thử nghiệm đầu tiên của nướcViệt Nam Dân chủ cộng hoà được phát sóng Đến nay sau 41 năm xây dựng

Trang 18

và trưởng thành, Đài truyền hình Việt Nam đã phát triển thành một Đài quốcgia có quy mô và uy tín trong hệ thống báo chí, thực hiện thành công công tácchính trị, tuyên truyền, phổ biến đường lối chủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước

Đặc biệt từ khi chỉ phát sóng một kênh duy nhất, đến nay Đài Truyềnhình Việt nam đã phát triển thành 6 kênh truyền hình quảng bá gồm VTV1,VTV2, VTV3, VTV4, VTV5, VTV6 và nhiều kênh truyền hình khác trên hệthống truyền hình Cáp như VCTV1 (Fanxiphang TV); VCTV2 (kênh phimtruyện Việt nam); VCTV3 (Kênh thể thao), VCTV4 (Kênh văn nghệ)…

Trong lĩnh vực truyền hình, quá trình xã hội hoá sản xuất các chươngtrình truyền hình đã diễn ra từ rất lâu đối với các nước có sự phát triển mạnh

mẽ của lĩnh vực truyền hình Tiến sĩ Trần Đăng Tuấn - Nguyên Phó TổngGiám đốc thường trực Đài Truyền hình Việt Nam cho rằng, nghĩa rộng củaquá trình xã hội hóa này chính là sự tham gia vào quá trình sản xuất chươngtrình từ bên ngoài ngành truyền hình Tức là trong các khâu sản xuất, hìnhthành tác phẩm của một chương trình truyền hình có sự tham của một hoặcnhiều đơn vị, cơ quan không liên quan đến nhà đài

Do vậy, bên cạnh việc phát triển các kênh truyền hình quảng bá, ĐàiTruyền hình Việt Nam luôn có sự quan tâm đầu tư đúng mức trong lĩnh vựcxây dựng và phát triển hệ thống Truyền hình Cáp Lý do thứ nhất là trongtương lai không xa, việc phát sóng công nghệ analog mặt đất như hiện nay sẽkhông còn phù hợp và được thay thế bằng các phương thức truyền dẫn phátsóng hiện đại qua vệ tinh, qua hệ thống truyền hình cáp hữu tuyến Lý do thứhai có thể thấy đó là việc Đài Truyền hình Việt Nam quan tâm phát triểntruyền hình cáp sẽ góp phần đa dạng hóa các chương trình truyền hình giải trí,văn nghệ, thể thao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đông đảo khán giảxem truyền hình

Tuy nhiên, do kinh phí ngân sách phục vụ sản xuất chương trình hàngnăm có hạn, do vậy việc đầu tư thích đáng cho các chương trình truyền hình

Trang 19

trả tiền ở Đài Truyền hình Việt Nam mới chỉ dừng ở mức độ nhất định Chính

vì những lý do này, chủ trương xã hội hóa sản xuất chương trình ở Truyềnhình Cáp Việt Nam được coi là một trong những xu thế và là nhiệm vụ tất yếucủa Đài Truyền hình Việt Nam Ban biên tập Truyền hình Cáp không nhấtthiết phải thực hiện toàn bộ các khâu sản xuất một số chương trình truyềnhình mà có thể đặt hàng một số các đơn vị tư nhân chuyên làm về một lĩnhvực nào đó của truyền hình Ở một nấc cao hơn, xã hội hoá sản xuất chươngtrình trên Truyền hình Cáp Việt Nam là mở rộng hình thức cho các đơn vị bênngoài đài, bất kể là nhà nước hay doanh nghiệp tư nhân có thể đảm nhiệmtrọn gói một chương trình và Ban biên tập Truyền hình Cáp, Đài truyền hìnhViệt Nam có thể tiếp nhận, kiểm duyệt nội dung và cho phát sóng

Trước mắt, chủ trương xã hội hóa sản xuất chương trình ở Truyền hìnhCáp giúp Đài truyền hình Việt Nam giảm được gánh nặng cả về nhân lực và

cơ sở vật chất trong hoạt động tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình.Nhờ có sự hợp tác với các đơn vị bên ngoài mà rất nhiều chương trình ởTruyền hình Cáp đã được sản xuất và phát sóng mà không cần phải huy độngkinh phí ngân sách và phương tiện của đài Nhiều chương trình phối hợp sảnxuất với các đơn vị bên ngoài đã nhận được sự đánh giá cao của dư luận nóichung, cho thấy sự đúng đắn về quan điểm cũng như chủ trương thực hiện xãhội hóa sản xuất một số chương trình Truyền hình Cáp của Đài Truyền hìnhViệt Nam

Hiện nay quá trình này được thực hiện tại Truyền hình Cáp Việt Namtheo nhiều phương thức như:

Đài Truyền hình Việt Nam giao cho Ban biên tập Truyền hình Cáp trựctiếp ký kết hợp tác với đối tác ngoài Đài sản xuất các chương trình truyềnhình Ban biên tập Truyền hình Cáp thay mặt lãnh đạo Đài kiểm duyệt nộidung và cho phát sóng các chương trình truyền hình do các tổ chức, công tytruyền thông Media hay các nhà đầu tư tự sản xuất chương trình trên các kênh

Trang 20

thuộc hệ thống truyền hình Cáp VCTV trên cơ sở hợp tác khai thác quyền lợiquảng cáo và các dịch vụ giá trị gia tăng mang lại.

Thêm vào đó, việc đẩy mạnh xã hội hoá sản xuất chương trình truyềnhình này giúp cho từng cá nhân, từng tập thể trong Ban biên tập Truyền hìnhCáp sẽ có trách nhiệm hơn về công việc, nâng cao năng lực, trình độ côngnghệ, tiếp cận những phong cách thể hiện mới khi sản xuất các chương trìnhtruyền hình

Hiện nay, bên cạnh việc xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình ởmột số kênh trên hệ thống truyền hình trả tiền (truyền hình Cáp), Đài Truyềnhình Việt Nam đang thẩm định hơn 40 chương trình được xã hội hoá trên cáckênh truyền hình quảng bá; hướng tới phát sóng những chương trình hay, chấtlượng để xây dựng uy tín và thương hiệu của Đài Quá trình này có sự đónggóp, tham gia của các công ty, đơn vị, tập thể ngoài đài truyền hình

Với quan điểm thống nhất cao trong Đài cũng như trong các cơ quanquản lý là: xã hội hoá sản xuất chương trình truyền hình nói chung và truyềnhình trả tiền nói riêng không có nghĩa là Đài Truyền hình Việt Nam rút luitrận địa, khoán trắng mà ngoài công tác tuyên truyền cần tập trung công sứcvào để kiểm soát nội dung, góp phần đảm bảo định hướng chính trị và cũng là

để xây dựng những chương trình truyền hình có chất lượng hơn Ngoài ra, cònphải đầu tư công sức vào việc tận dụng trí tuệ xã hội, tổ chức lực lượng sảnxuất bên ngoài, nghiệm thu, đánh giá chất lượng nội dung chương trình; tiếntới chuyển mô hình tổ chức Đài sang cơ chế sản xuất với hàm lượng tri thứccao hơn

1.2 QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH Ở

TRUYỀN HÌNH CÁP VIỆT NAM

1 2.1 Thực trạng quá trình xã hội hóa sản xuất chương trình Truyền hình Cáp Việt Nam

Trang 21

Trước đây khái niệm xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình làmột cụm từ hoàn toàn mới mẻ nếu như không muốn nói là khá nhạy cảm ngay

ở trong Đài Truyền hình Việt Nam chứ chưa nói đến hệ thống truyền hìnhCáp Thế nhưng, từ khi Đài Truyền hình Việt Nam thống nhất chủ trương xãhội hóa một số chương trìnhTruyền hình trên các kênh quảng bá thì điều nàycũng đồng nghĩa với việc các ban biên tập khác trong Đài cũng sẽ phải chủđộng trong việc tìm kiếm đối tác, phối hợp sản xuất các chương trình truyềnhình Tùy theo yêu cầu và nội dung cụ thể mà tại mỗi ban biên tập, hoạt động

xã hội hóa sẽ được triển khai thực hiện một phần hoặc cả chương trình truyềnhình với các đối tác ngoài Đài truyền hình

Đối với Ban biên tập Truyền hình Cáp, Đài Truyền hình Việt Nam,mặc dù là một đơn vị khá non trẻ song trước yêu cầu mới, Ban biên tập đã cónhiều nỗ lực trong việc thiết lập quan hệ với các đối tác để thực hiện có hiệuquả chủ trương xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình

Sự kiện đã đánh dấu mốc đầu tiên của quá trình xã hội hóa sản xuấtchương trình ở Ban biên tập Truyền hình Cáp là ngày 6/3/2007, Info TV -kênh thông tin tài chính kinh tế - kênh truyền hình chứng khoán trực tiếp đầutiên tại Việt Nam, do Trung tâm Kỹ thuật Truyền hình Cáp - VCTV ký kếttriển khai cùng đối tác Công ty Cổ phần Truyền thông Đại Dương đã chínhthức phát sóng, đưa số kênh trên mạng cáp VCTV lên tới 45 kênh Việc xãhội hóa trên kênh Info TV được thực hiện theo phương thức: Trung tâm kỹthuật Truyền hình Cáp Việt Nam (VCTV) ký kết hợp đồng kinh tế, chịu mọitrách nhiệm tổ chức nghiệm thu và thanh lý hợp đồng tài chính với đối tác,Ban Biên tập Truyền hình Cáp thực hiện sản xuất một số chuyên mục trênkênh Info TV và trực tiếp là đầu mối đảm nhận việc giám sát, kiểm soát nộidung các chương trình truyền hình do Công ty cổ phần truyền thông ĐạiDương sản xuất Sau khi phía đối tác lập kế hoạch sản xuất chương trình, lênkhung chương trình phát sóng kênh Info TV, Ban Biên tập truyền hình Cáptriển khai duyệt nội dung, nếu những chương trình này đảm bảo chất lượng,

Trang 22

phù hợp nội dung định hướng chính trị và yêu cầu của Đài sẽ cho phép phátsóng trên các kênh truyền hình xã hội hóa.

Sau một thời gian lên sóng và thực hiện xã hội hóa sản xuất các chươngtrình trên kênh Info TV thành công, đã tạo được sự đồng thuận của dư luận xãhội và đặc biệt là giảm được tối đa chi phí sản xuất chương trình, tạo đượcnguồn thu cho Đài truyền hình Việt Nam nói chung và Ban Biên tập Truyềnhình Cáp nói riêng

Đặc biệt, ngày 14/7/2008 Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam đãchính thức ban hành quyết định số 818/QĐ- THVN ban hành chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Biên tập truyền hình Cáptrong đó nêu rõ, Ban Biên tập Truyền hình Cáp có nhiệm vụ trình Tổng Giámđốc phê duyệt để tổ chức sản xuất chương trình, gói chương trình các kênhtiếng Việt theo đặt hàng của đối tác, đồng thời tổ chức nghiệm thu các thể loạichương trình theo phân cấp của Đài Có thể nói đây là quyết định mở rahướng đi mới, tạo mọi điều kiện thuận lợi để Ban Biên tập Truyền hình Cápxây dựng cơ chế hợp tác sản xuất chương trình, thực hiện ký hợp đồng muabản quyền chương trình hoặc gia công, sản xuất các chương trình truyền hìnhvới các đối tác ngoài Đài

Ngày 8/8/2008, sau thời gian thương thảo hợp đồng và ký kết hợp tác,kênh Truyền hình O2TV được ra đời trên cơ sở ký kết hợp tác với Công tytruyền thông S và bắt đầu được phát sóng trên kênh VCTV10 của Truyềnhình Cáp - Đài Truyền hình Việt Nam và trên hệ thống truyền hình số vệ tinhDTH Sau khi hình thành, kênh truyền hình O2TV đã nhanh chóng mở rộngdiện phủ sóng, kết nối với các mạng lưới truyền hình cáp và truyền hình cácđịa phương phục vụ đông đảo khán giả truyền hình

Tháng 10/2009, Kênh Truyền hình Đầu tư Invest TV- VCTV15 được rađời trên cơ sở ký kết hợp tác xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình vớiCông ty cổ phần Truyền thông Việt Ba Sau đó, để thuận tiện cho công tácquản lý sản xuất, thanh toán tài chính, phía đối tác đã chuyển sang thành lập

Trang 23

Công ty Truyền thông Invest TV để phối hợp sản xuất chương trình và là đầumối chịu trách nhiệm chính thực hiện việc đôn đốc sản xuất các chương trìnhphát sóng trên kênh Invest TV.

Tính đến cuối năm 2009, Ban Biên tập Truyền hình Cáp, Đài Truyềnhình Việt Nam đã cho ra đời 14 kênh truyền hình tiếng Việt (trong đó có 6kênh thực hiện xã hội hóa sản xuất chương trình), làm phụ đề và giám sát làmphụ đề 6 kênh truyền hình nước ngoài, kiểm soát nội dung 26 kênh truyềnhình nước ngoài

Thời điểm này, chỉ tính riêng nhân lực lao động tại các kênh thực hiện

xã hội hóa đã có tới tổng số 359 người, trong đó kênh có O2TV 130 người;kênh truyền hình Invest TV có 80 người; kênh truyền hình Style TV có 60người; kênh Info TV có 12 người; kênh truyền hình TV Shopping có 27 người

và kênh truyền hình Real TV có tới 50 người

Trong năm 2010, Ban biên tập Truyền hình Cáp đã thực hiện sản xuất

và cho lên sóng thêm được một kênh truyền hình mới là Kênh Du lịch Riêngkênh VCTV1 được đổi tên thành kênh truyền hình Fansipan TV (vì đây cũng

là kênh truyền hình được xã hội hóa đầu năm 2010 được thực hiện hợp tác vớicông ty Phanxipan), tiếp sau đó là xã hội hóa sản xuất chương trình ở cáckênh truyền hình Bóng đá TV, Style TV

Đặc điểm chung của các kênh truyền hình được xã hội hóa này là cáccông ty truyền thông là đơn vị trực tiếp thực hiện sản xuất các chương trìnhtruyền hình, đảm bảo khối lượng đến 80% thời lượng phát sóng của kênhtruyền hình xã hội hóa Một số chương trình khác trên các kênh xã hội hóanày do Ban Biên tập Truyền hình Cáp sản xuất (hoặc tham gia sản xuất mộtphần) Phía đối tác sẽ chi trả tài chính theo phương thức thỏa thuận hợp tácgia công giữa Ban Biên tập và công ty truyền thông Đây là thỏa thuận giacông sản xuất các chương trình do phía đối tác đặt hàng mang tính thườngxuyên với ban biên tập và về cơ bản, đến nay các chương trình này đã đượcnâng cao chất lượng, hình thức thể hiện và nội dung chương trình

Trang 24

Nhiều ý kiến cho rằng khi Ban Biên tập Truyền hình Cáp - Đài Truyềnhình Việt Nam tổ chức xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình đãthực sự tạo nên bước đột phá trong nội dung hoạt động và đã có những cốgắng cải tiến nhất định trong nội dung và hình thức thể hiện kể cả việc gópphần tạo nguồn thu cho Đài và Ban Biên tập Truyền hình Cáp.

Năm 2011, theo kế hoạch hợp tác sản xuất chương trình đã ký vớiTrung tâm Kỹ thuật Truyền hình Cáp, Trung tâm này đã nhất trí thỏa thuậnđồng ý đặt hàng Ban Biên tập Truyền hình Cáp số tiền sản xuất chương trìnhlên tới 74,6 tỷ đồng Trên thực tế kể từ khi tham gia xã hội hóa sản xuất cácchương trình truyền hình, nguồn thu dự kiến từ các hợp đồng đặt hàng kýtrực tiếp với Ban Biên tập Truyền hình Cáp mỗi năm ước đạt 9,3 tỷ đồng,trong đó ngoài phần kinh phí Ban Biên tập được giữ lại và chi trả cho hoạtđộng sản xuất chương trình, số kinh phí bình quân thu về cho đơn vị chủquản của Ban Biên tập Truyền hình Cáp là Đài Truyền hình Việt Nam ướcđạt 1,3 tỷ đồng/ năm

Nhìn về số lượng các kênh truyền hình trên hệ thống truyền hình cáp cóthể thấy, nếu như đến tháng 12/2009, Ban Biên tập Truyền hình Cáp thực hiện

xã hội hóa được 6 kênh truyền hình thì đến tháng 8/2011, đã có 9 kênh truyềnhình được Ban Biên tập Truyền hình Cáp thực hiện xã hội hóa thành công.Điều dễ nhận thấy là thông qua hoạt động xã hội hóa, Đài Truyền hình ViệtNam nói chung và Ban Biên tập Truyền hình Cáp nói riêng đã giảm đượcgánh nặng cả về nhân lực và cơ sở vật chất trong hoạt động sản xuất cácchương trình truyền hình đặc biệt là việc cho ra đời các kênh truyền hình mớivốn rất tốn kém về nhân lực và tài chính, đáp ứng được nhu cầu của đông đảokhán giả xem truyền hình

Nhờ có hoạt động xã hội hóa và sự hợp tác với các đơn vị truyền thôngbên ngoài Đài mà rất nhiều chương trình truyền hình đã được sản xuất và phátsóng trên hệ thống truyền hình trả tiền mà không cần phải huy động tài chính

từ nguồn kinh phí ngân sách của Đài Truyền hình Việt Nam

Trang 25

Cho đến cuối năm 2010, Ban Biên tập Truyền hình Cáp, đã tranh thủvận dụng được nhiều chính sách cơ chế mới của Đài Truyền hình Việt Namđối với hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình Ban Biên tập đã đượclãnh đạo Đài quan tâm và tạo điều kiện rất nhiều trong lĩnh vực xây dựng cơchế hợp tác sản xuất, ký hợp đồng kinh tế để gia công, sản xuất chương trình

và chính thức có hiệu lực từ đầu 2010 Bên cạnh đó Tổng Giám đốc cũng đã

ủy quyền toàn bộ khâu duyệt chương trình trên các kênh truyền hình trả tiềncho Ban Biên tập Truyền hình Cáp, thông qua một hội đồng duyệt cấp Ban doBan Biên tập đề xuất và được Tổng Giám đốc phê duyệt (giống như môhình của các Đài Trung tâm khu vực thuộc Đài Truyền hình Việt Nam quảnhiện nay)

Điều quan trọng nhất là các chương trình phối hợp sản xuất với các đơn

vị truyền thông bên ngoài nói chung và các chương trình truyền hình do BanBiên tập Truyền hình Cáp sản xuất và giám sát nội dung chương trình vẫn giữđúng định vị nội dung của các kênh, không để xảy ra tình trạng chồng chéonội dung giữa các kênh truyền hình, các chuyên mục hoặc như cách nói phổthông hiện nay xã hội đang gọi đó là không để xảy ra các hiện tượng thả nổi,

xã hội lại phụ thuộc rất lớn vào nội dung thông tin được phản ánh trên cácphương tiện báo chí, truyền thông Điều đó chứng tỏ nếu thông tin bị bóp méohay xuyên tạc thì hậu quả sẽ rất lớn Lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Namluôn nhất quán với quan điểm rằng truyền hình trả tiền phải lấy yếu tố hiệu

Trang 26

quả kinh doanh làm thước đo cơ bản Tất cả các hoạt động thuộc mảng nàyđều phải xem xét cả ở góc độ và hiệu quả kinh tế.

Từ những vấn đề có tính chất thực tiễn này có thể thấy rằng, dù quátrình xã hội hóa sản xuất các chương trình của Truyền hình Cáp, Đài truyềnhình Việt Nam hiện nay đang thực hiện thành công và có nhiều triển vọng,song thực tế hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình này cũng

đã nảy sinh những vấn đề cần được đặc biệt quan tâm và giải quyết kịp thờinhằm đảm bảo định hướng chính trị, nội dung tuyên truyền của các chươngtrình truyền hình trả tiền trong hệ thống chính trị của Đài Truyền hìnhQuốc gia

Vấn đề đầu tiên luôn dành được sự quan tâm của những người có tráchnhiệm trong công tác quản lý là khi Truyền hình Cáp thực hiện công tác xãhội hóa, liệu nội dung và tính định hướng chính trị của các chương trình cóđược đảm bảo? Khi để đối tác bên ngoài tham gia vào quá trình sản xuấtchương trình truyền hình có bị thương mại hóa hay không? Đây là vấn đề hếtsức nóng bỏng và mang tính chất quyết định không phải chỉ riêng với Truyềnhình Cáp khi tham gia xã hội hóa sản xuất chương trình mà còn là yêu cầu của

cả hệ thống chính trị với các loại hình báo chí khi tham gia sâu hơn vào quátrình xã hội hóa

Vấn đề được đặt ra là khi một chương trình truyền hình được sản xuấtbởi các công ty truyền thông tư nhân thì liệu tính chân thực, khách quan cóđược giữ vững? Những lo ngại này không phải không có cơ sở vì trên thực tế,

đã có những trường hợp đáng tiếc xảy ra như tình trạng thông tin sai sự thật

về dự án của một doanh nghiệp là chủ đầu tư bất động sản ở phía Tây thànhphố Hà nội, do không tìm hiểu kĩ thông tin, cũng có thể do trình độ năng lực còn hạn chế của phóng viên khi đi tác nghiệp tại hiện trường, hoặc vì một lợiích kinh tế nào đó nên chương trình truyền hình này đã đưa thông tin doanhnghiệp này được UBND thành phố Hà Nội chấp thuận đầu tư và đang trongquá trình mời nhà đầu tư thứ cấp góp vốn Trên thực tế, dự án xây dựng này

Trang 27

chưa được thành phố thông qua và khi Thủ tướng Chính phủ công bố quyhoạch thủ đô Hà nội tầm nhìn đến 2020 thì dự án này nằm trong diện khôngđược cấp phép xây dựng Hậu quả là nhiều người tham gia góp vốn cho dự

án này đành chấp nhận chịu thiệt vì chưa biết đến bao giờ mới lấy đượctiền từ chủ đầu tư dự án Một ví dụ nhỏ nhưng có thể thấy nếu thông tinkhông trung thực, không chính xác và không được kiểm duyệt thì có tácđộng nguy hại đến xã hội

Một vấn đề khác là tình trạng quảng cáo trá hình trên các kênh truyềnhình được xã hội hóa cũng đã xuất hiện và mang tính phổ biến Khi tham gia

xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình với đài truyền hình, các công tytruyền thông cũng muốn tận dụng các chương trình này để tăng nguồn thu tàichính vì thế họ cũng muốn tranh thủ những lợi ích của doanh nghiệp và sự lơilỏng của nhà đài để thực hiện giới thiệu, quảng cáo trá hình sản phẩm vàthương hiệu các doanh nghiệp

Bên cạnh những vấn đề vừa nêu trên có thể thấy rằng, xã hội hóa sảnxuất chương trình truyền hình đồng nghĩa với việc Truyền hình Cáp (ĐàiTruyền hình Việt Nam) sẽ không còn trực tiếp tham gia sản xuất các tin, bài,phóng sự truyền hình Do vậy, nếu không có sự kiểm tra, giám sát và đôn đốckịp thời của Ban Biên tập, chất lượng nội dung chương trình sẽ thiếu tínhchuyên nghiệp, dễ dẫn đến tình trạng đưa những thông tin phiến diện, mộtchiều mang tính chủ quan hoặc suy diễn

Trên thực tế, việc tăng nguồn lực đầu tư của Nhà nước để phát triển kỹthuật công nghệ, đầu tư nguồn nhân lực, thiết bị kỹ thuật đồng thời đẩy mạnhcác hoạt động xã hội hóa được coi là một biện pháp rất cơ bản nhằm huy độngmọi nguồn lực, trí tuệ của các thành phần kinh tế, của các tổ chức xã hội, củamọi người nhằm hướng đến mục tiêu phát triển truyền hình hiện đại, sánhngang các nước trong khu vực Từ trước đến nay, nhiều người cho rằng, xãhội hóa nhằm mục đích giảm nhẹ ngân sách đầu tư từ nhà nước, thậm chínhiều đơn vị chủ quản yêu cầu các đơn vị sự nghiệp phải bằng cách nào đó

Trang 28

tăng nguồn thu cho ngân sách ngay sau khi thực hiện xã hội hóa Đây là mộtvấn đề nhận thức cần phải làm rõ, vì nếu không nhận thức đúng, rất dễ biến xãhội hóa thành thương mại hóa báo chí hoặc báo chí tư nhân hóa.

Việc tham gia của tư nhân vào lĩnh vực văn hoá, xã hội, sản xuất cácchương trình truyền hình đã làm cho đời sống văn hoá thêm sôi động Hơnnữa, yêu cầu của khán ngày càng cao Họ có quyền chọn những chương trìnhmình yêu thích Nếu để mất khán giả đồng nghĩa với mất các nhà đầu tư thamgia xã hội hóa, như vậy là mất cơ hội để cải tiến, nâng cao chất lượng chươngtrình

Do đó, để xã hội hoá sản xuất chương trình truyền hình thành công, cầnphải tận dụng hết các lợi thế ngay bản thân trong ngành, cũng như huy độngtốt các nguồn nhân lực ở bên ngoài Đài Truyền hình Việt Nam mà cụ thể làBan Biên tập Truyền hình Cáp trước hết phải làm thí điểm, trở thành hạt nhân

để lôi kéo các nhà đầu tư ngoài xã hội tham gia vào các hoạt động xã hội hóatruyền hình

Nếu trước đây, nhiều người cho rằng các chương trình giải trí, cácgame show là lĩnh vực xã hội hoá truyền hình đầu tiên và phù hợp nhất, dễdàng nhất thì hiện nay việc xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hìnhchính luận, các chương trình kinh tế, tài chính đang là xu thế chung và lànhững đòi hỏi, thách thức của lĩnh vực xã hội hóa sản xuất chương trìnhtruyền hình cũng như của các nhà đầu tư và các công ty truyền thông Do đónếu không có sự điều chỉnh và mạnh dạn trong hoạt động xã hội hóa nội dung

và đề tài sản xuất chương trình, chúng ta sẽ lãng phí nguồn lực xã hội vô cùng

to lớn và cũng làm thui chột khả năng sáng tạo, cơ hội phát triển sự nghiệptruyền hình Đây cũng là một đòi hỏi tất yếu trong bối cảnh hiện nay

Từ những thực tế trên đòi hỏi phải có định hướng quan điểm, chiếnlược về công tác xã hội hoá truyền hình Đài Truyền hình Việt Nam nói chung

và Truyền hình Cáp nói riêng phải xác định và có những đề xuất, kiến nghịkịp thời với Đảng và Nhà nước trong công tác quản lý, kiểm soát hoạt động

Trang 29

xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình Khi tham gia xã hội hoá, dù cóthể có những tồn tại chưa thể giải quyết, song về cơ bản phải đặt lòng tin vàonhau trên cơ sở tạo sự đồng thuận về quyền lợi và mục tiêu đạt hiệu quả xãhội lâu dài, có ích cho người xem.

* *

*

Tóm lại, trong công tác xã hội hóa chương trình truyền hình trả tiền ởViệt Nam, vấn đề nổi bật là việc triển khai thực hiện một cách khá thận trọngtrong một số kênh truyền hình và gia công sản xuất chương trình của Truyềnhình Cáp Việt Nam Cho đến nay, Ban Biên tập Truyền hình Cáp mới chỉ cótổng số 9/15 kênh tiếng Việt được thực hiện xã hội hóa ở các mức độ: 3 kênhđược xã hội hóa một phần và 06 kênh đã được xã hội hóa toàn bộ

Trang 30

xuyên như chương trình "Ai là triệu phú"; "Đấu trường 100", "Chiếc nón kỳ diệu" đang thu hút đ được sự theo dõi của đông đảo khán giả xem truyền

hình Khán giả xem truyền hình có được cảm giác hồi hộp, căng thẳng cùngvới người chơi và họ còn được cung cấp thêm rất nhiều kiến thức về các lĩnhvực như lịch sử địa lí, khoa học, văn học, nghệ thuật Phải khẳng định rằngđây là những chương trình truyền hình có chi phí sản xuất rất lớn và đòi hỏi

sự tham gia của nhiều bộ phận sản xuất với những yêu cầu về tính chuyênnghiệp cao tham gia Do đó chính các hoạt động xã hội hóa truyền hình đãgóp phần giảm bớt gánh nặng tài chính của Đài Truyền hình Việt Nam nóichung và nguồn tài chính chi phí sản xuất của các Ban Biên tập trong Đàitruyền hình nói riêng

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển từ năm 2003 đến nay, BanBiên tập Truyền hình Cáp, Đài Truyền hình Việt Nam luôn là một khối thốngnhất nằm trong hệ thống quản lý các Ban Biên tập chung của Đài Vì thế về

cơ bản, cơ cấu bộ máy, tổ chức, chức năng không có nhiều điểm khác với cácBan Biên tập khác trong Đài Tuy nhiên khi chủ trương xã hội hóa sản xuất

Trang 31

các chương trình truyền hình của Đài hình thành và mang tính phổ biến thìBan Biên tập Truyền hình Cáp được coi là một trong những mô hình thí điểmđầu tiên thực hiện hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài Truyềnhình Việt Nam ở cả hai mức độ là xã hội hóa sản xuất một số chương trìnhtruyền hình cụ thể và thí điểm triển khai xã hội hóa cả một kênh truyền hình.

Hiện nay, do tính chất, nhiệm vụ là một đơn vị sản xuất các chươngtrình truyền hình trên hệ thống truyền hình trả tiền, nên ngoài việc sản xuấtcác chương trình truyền hình đáp ứng nhiệm vụ phát sóng tuyên truyền chủtrương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, Ban Biên tập Truyềnhình Cáp còn tổ chức duy trì một bộ phận biên dịch, khai thác, kiểm soát cáckênh, chương trình truyền hình nước ngoài phát sóng trên hệ thống Truyềnhình Cáp Việt Nam

Đối với quá trình sản xuất các chương trình truyền hình trong nước,hiện nay, Ban Biên tập Truyền hình Cáp tổ chức quản lý sản xuất theo các cấphành chính là phòng, phụ trách các nhóm, sản xuất chuyên mục Theo sự phâncông nhiệm vụ này toàn bộ quá trình sản xuất nội dung khung chương trìnhcủa từng kênh truyền hình sẽ được giao cho các phòng sản xuất Ví dụ: phòngNội dung I trước đây chuyên sản xuất các chương trình phát sóng trên kênhVCTV1; phòng nội dung II chuyên đảm nhận các chương trình phát sóng trênkênh O2TV; phòng nội dung III sản xuất các chương trình trên kênh Info TV;phòng Nội dung IV đảm nhận quản lý, sản xuất kênh truyền hình Du lịch

Theo quy trình sản xuất chung của Đài, hàng năm Đài Truyền hình ViệtNam tổ chức giao kế hoạch thực hiện sản xuất chương trình cho các Ban Biêntập Dựa vào các tiêu chí, định vị nội dung từng kênh truyền hình, các BanBiên tập cũng sẽ bảo vệ kế hoạch sản xuất của mình trước lãnh đạo Đài, cắt

bỏ những chương trình truyền hình sản xuất theo lối mòn không còn phù hợp,đồng thời có kế hoạch xây dựng khung chương trình mới đáp ứng nhu cầukhán giả, cũng như trình các phương án đề xuất thực hiện xã hội hóa hoạtđộng sản xuất chương trình

Trang 32

Dựa vào kế hoạch này, Ban Biên tập Truyền hình Cáp tổ chức phân bổkhung lịch sản xuất chương trình hàng năm, hàng quý cho từng đơn vị phòngchuyên môn được phân công Trong các trường hợp đột xuất, lãnh đạo Ban cóthể thay đổi các chương trình, chuyên mục cố định để thực hiện các chuyênmục có tính cấp thiết với cuộc sống, những vấn đề mang tính thời sự, đáp ứngnhu cầu truyên truyền.

Toàn bộ các chương trình truyền hình của Ban Biên tập Truyền hìnhCáp được sản xuất tại các phòng biên tập hiện nay đều tuân theo các quy trìnhduyệt sản xuất, phát sóng, thực hiện kiểm duyệt nội dung chương trình từ cấpPhòng, cấp Ban và Hội đồng nghiệm thu cấp Đài rồi chuyển cho bộ phận Biêntập chương trình để lên lịch, thực hiện phát sóng Nhìn chung các chươngtrình này được tổ chức sản xuất theo quy trình chặt chẽ được thống nhấtchung trong toàn Đài Truyền hình Việt Nam, bước đầu đã có những thànhcông nhất định, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tuyên truyền của Ban Biên tậpnằm trong hệ thống quản lý của một Đài Truyền hình Quốc gia

Tuy nhiên, đối với các chương trình truyền hình thực hiện xã hội hóathì có nhiều điểm khác biệt trong phương thức sản xuất cũng như quy trìnhkiểm soát nội dung chương trình Trên thực tế, sau khi đối tác tham gia xã hộihóa sản xuất chương trình thực hiện ký kết thỏa thuận hợp tác kinh tế vớiTrung tâm kỹ thuật Truyền hình Cáp, Ban Biên tập Truyền hình Cáp ViệtNam là đơn vị được Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam phân côngtrực tiếp kiểm soát nội dung chương trình, phối hợp với đối tác thực hiện xãhội hóa sản xuất chương trình theo những nội dung thống nhất trong hợp đồng

đã ký kết Trên cơ sở đó Ban Biên tập Truyền hình Cáp sẽ có những yêu cầu

cụ thể với đơn vị đối tác thực hiện xã hội hóa trong việc báo cáo nội dung dựkiến tuyên truyền, đề tài thực hiện sản xuất trong tháng, trong từng quý, từ đólàm cơ sở đầu tiên để Ban Biên tập tiến hành công tác xét duyệt nội dungtuyên truyền trên kênh truyền hình được xã hội hóa Những chương trình cónội dung chưa phù hợp sẽ được yêu cầu thay thế bằng các chương trình khác

Trang 33

có tính định hướng tuyên truyền để đảm bảo nội dung chương trình và theođịnh vị của từng kênh truyền hình.

Trải qua thời gian thực tiễn phối hợp sản xuất chương trình, quá trìnhkiểm duyệt này của Ban Biên tập Truyền hình Cáp bước đầu đã có tác dụngnhất định trong việc lựa chọn đề tài của đối tác khi thực hiện sản xuất chươngtrình truyền hình, đã có tác dụng hạn chế những chương trình không đảm bảođịnh hướng chính trị và nội dung tuyên truyền Tuy nhiên hiện nay, phươngthức sản xuất và quy trình này đã và đang bộc lộ những hạn chế, và đôi lúccòn mang tính hình thức vì trên thực tế, do có nhiều nguyên nhân cả chủ quan

và khách quan, có gần một nửa số đề tài, tên chương trình, chuyên mục củađối tác trực tiếp sản xuất bị thay đổi khi lên sóng truyền hình

Để đảm bảo nội dung tuyên truyền cũng như nâng cao chất lượng việckiểm soát, giám sát nội dung các chương trình truyền hình, đặc biệt là nhữngyêu cầu đảm bảo về định hướng chính trị, tư tưởng trong các chương trìnhtruyền hình, từ tháng 5/2011, Ban Biên tập Truyền hình Cáp đã tổ chức thêmmột Hội đồng nghiệm thu, duyệt nội dung chương trình ở cấp Ban Đến tháng7/2011 vừa qua, Ban Biên tập Truyền hình Cáp chính thức đưa chức danh

“Giám đốc hình ảnh” vào quy trình duyệt, nghiệm thu các chương trình phátsóng trên hệ thống Truyền hình Cáp Việt Nam Hội đồng nghiệm thu này dolãnh đạo Ban Biên tập Cáp trực tiếp phụ trách và mời các chuyên gia có kinhnghiệm trong lĩnh vực báo chí tham gia giám sát nội dung chương trìnhtruyền hình của các bộ phận trong Ban Biên tập Truyền hình Cáp và các đốitác xã hội hóa sản xuất (Hiện nay Ban biên tập Truyền hình Cáp Việt Namđang mời hai đồng chí là đồng chí Tuyết Nga - nguyên là phó Trưởng BanTruyền hình tiếng dân tộc - VTV5 và đồng chí Vũ Đình Hương - nguyên làPhó trưởng Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tham gia Hộiđồng nghiệm thu cấp Ban)

Hội đồng nghiệm thu này thực hiện nhiệm vụ duyệt các chương trìnhphát sóng từ các phòng sản xuất và của các đơn vị đối tác truyền thông

Trang 34

chuyển đến, đặc biệt trên các kênh xã hội hóa, công việc này được thực hiệnchặt chẽ hơn và bước đầu đã giảm thiểu được những sai sót trong nội dungchương trình truyền hình.

2.1.2.Quá trình xã hội hóa sản xuất chương trình ở kênh Invest - TV

Có thể nhận thấy, trong hoạt động xã hội hóa truyền hình nói chunghiện nay, giai đoạn đầu các đài truyền hình mới chỉ tập trung chú ý tới cáccông đoạn kinh tế và một phần tài chính hay các chi phí kỹ thuật mà có thểnói các công đoạn về sản xuất nội dung và quản lý chương trình thì có nơi, cólúc vẫn chưa được chú ý và quan tâm đúng mức

Thực trạng này đang nảy sinh khá nhiều điểm cần lưu ý về mặt nộidung chương trình; về những kẽ hở trong quản lý hoạt động xã hội hóa truyềnhình, đặc biệt là những yêu cầu đảm bảo định hướng chính trị trong cácchương trình truyền hình được xã hội hóa cả ở trên hệ thống truyền hìnhquảng bá nói chung và Truyền hình Cáp Việt Nam nói riêng Sự lệch lạc ấynếu không có sự giám sát, điều chỉnh kịp thời có thể sẽ diễn biến phức tạp;điều này đòi hỏi một cung cách quản lý tốt phù hợp bối cảnh xã hội hóatruyền hình đang trở thành xu thế phổ biến và thể hiện tính ưu việt nhưhiện nay

Có thể nói chưa bao giờ công tác đảm bảo định hướng chính trị trongsản xuất chương trình truyền hình lại được đặt lên vị trí trọng yếu như hiệnnay ở Ban biên tập Truyền hình Cáp, đặc biệt từ khi quá trình xã hội hóa sảnxuất chương trình ngày càng sâu rộng và diễn ra ở với quy mô lớn và thườngxuyên hơn

Hiện nay, Ban biên tập Truyền hình Cáp thực hiện sản xuất, phát sóng

15 kênh truyền hình tiếng Việt trên hệ thống truyền hình trả tiền, trong đó có

9 kênh truyền hình được xã hội hóa với các đơn vị sản xuất ngoài đài truyềnhình Phải thừa nhận rằng, việc kiểm soát nội dung các chương trình truyền

Trang 35

hình được xã hội hóa hiện nay được coi là một nhiệm vụ khó khăn nhưng làmột nhiệm vụ trọng tâm đối với Ban biên tập Truyền hình Cáp

Nếu một chương trình truyền hình trên hệ thống truyền hình trả tiềnkhông đáp ứng yêu cầu tuyên truyền, hoặc có sai lệch định hướng chính trị thì

sẽ có những tác động nguy hại tới xã hội Trên thực tế, khán giả và các nhàquản lý chỉ biết rằng sai sót đó được phát sóng trên Đài truyền hình Quốc giachứ không thể đổ lỗi cho các đối tác ngoài Đài gây ra Đó là chưa kể đến khảnăng các thế lực thù địch có thể núp dưới vỏ bọc công ty truyền thông để thựchiện xã hội hóa, sản xuất các chương trình truyền hình đi ngược lại chủtrương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước trên các kênh truyềnhình trả tiền Điều này không chỉ ảnh hưởng đến nhiệm vụ chính trị, mà cònlàm mất thương hiệu chung của truyền hình trả tiền Do vậy, việc kiểm soát,đảm bảo định hướng chính trị được Ban Biên tập Truyền hình Cáp thực hiện

có bài bản và hiệu quả ngay từ đầu Với chủ trương: không vì số lượngchương trình, không vì mục tiêu “lấp sóng” truyền hình hay giải quyết nhucầu về kinh tế và việc làm cục bộ mà để các đơn vị thực hiện xã hội hóatràn lan, dẫn đến không kiểm soát được Do đó, công tác quản lý, giám sátcác chương trình xã hội hóa luôn được Ban Biên tập Truyền hình Cáp hếtsức chú trọng

Thời điểm cuối tháng 9/2009, Trung tâm Kỹ thuật Truyền hình CápViệt Nam được lãnh đạo Đài Truyền hình Việt Nam đồng ý giao nhiệm vụ kýkết hợp tác kinh tế, thực hiện xã hội hóa sản xuất với công ty cổ phần truyềnthông Invest TV và phối hợp cho ra đời kênh truyền hình đầu tư - VCTV15

Về lý thuyết, đây là kênh truyền hình được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng ýbảo trợ thông tin, tuyên truyền Tuy nhiên, trên thực tế, cả Công ty Truyềnthông Invest TV và Ban Biên tập Truyền hình Cáp Việt Nam hiện nay đềuphải chủ động tìm kiếm và phối hợp nội dung tuyên truyền Ban Biên tậpTruyền hình Cáp chịu mọi trách nhiệm quản lý, kiểm soát về nội dung chươngtrình và phía đối tác Invest TV cũng không nhận được sự chỉ đạo, phối hợp

Trang 36

tuyên truyền về hoạt động đầu tư từ phía Bộ chức năng Đây là những vấn đềhết sức khó khăn, đặc biệt là những thông tin về đầu tư mang tính chất chưa

rõ ràng, cần có sự kiểm duyệt từ phía Ban Biên tập Truyền hình Cáp

Truyền hình Invest TV chuyên về các vấn đề kinh tế, tuyên truyền cácchính sách thu hút đầu tư nên có thể nói đây là một kênh truyền hình khá nhạycảm, nhất là trong bối cảnh hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cácnhà đầu tư trong nước và nước ngoài đang có nhiều kỳ vọng lớn vào sự pháttriển của nền kinh tế cũng như các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư của Việtnam Do đó nếu việc kiểm duyệt nội dung thông tin, giám sát nội dungchương trình của kênh truyền hình Invest TV- VCTV15 bị lơi lỏng hoặc đểxảy ra sai sót về tư tưởng khi thực hiện xã hội hóa thì ảnh hướng rất lớn đếncác nhà đầu tư cũng như quá trình triển khai các chính sách thu hút đầu tư củanhà nước và các địa phương; đặc biệt, ảnh hưởng tới uy tín và sự chuyênnghiệp của một Đài truyền hình Quốc gia

Trên thực tế Công ty Truyền thông Invest TV là một doanh nghiệp mớiđược thành lập trên cơ sở một số nhân sự và cổ đông tách ra từ Công ty Cổphần Truyền thông Việt Ba Media, do vậy cả về nhân sự và chuyên mônnghiệp vụ làm công tác truyền thông và lĩnh vực truyền hình còn khá mới mẻ(nếu như không muốn nói là yếu và thiếu kinh nghiệm) Để bù đắp lỗ hổng

đó, doanh nghiệp truyền thông này đã mời một số chuyên gia công tác cố vấnchuyên môn về kinh tế, thương mại như Nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mạiPhan Thế Ruệ, ông Cao Sỹ Kiêm - Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.Bên cạnh đó, một số nhà báo làm việc tại Đài Truyền hình Việt Nam đã nghỉhưu cũng được Công ty Invest TV mời về làm chuyên môn Mặc dầu tổ chức

mô hình như vậy, song nội dung chương trình truyền hình, định hướng tuyêntruyền cũng như những yêu cầu đảm bảo về nguyên tắc của hoạt động báo chítruyền hình vẫn phải tuân thủ quy định của Ban Biên tập Truyền hình Cáp vàphối hợp tổ chức sản xuất chương trình chặt chẽ

Trang 37

Bên cạnh những nội dung vừa nêu trên, kênh truyền hình Invest VCTV15 đang thực hiện những mảng đề tài lớn trong đời sống xã hội và thuhút sự quan tâm của nhiều người, thể hiện sự “chính quy hóa” bằng cách xây

TV-dựng các chuyên mục như An ninh năng lượng, Luật đầu tư, Chuyển động tài chính, Thời sự đầu tư, Phát triển bền vững, Câu chuyện đầu tư… với những

tiêu chí riêng để thu hút người xem và cạnh tranh tin tức trong lĩnh vực đầu tưvới các kênh truyền hình chính thống của Đài Truyền hình Việt Nam Đây lànhững mảng đề tài chính luận có ảnh hưởng và tác động lớn đến xã hội, dovậy yêu cầu bảo đảm định hướng chính trị trên kênh truyền hình này càng trởnên đặc biệt quan trọng

Nguyễn Tiến Thịnh - Giám đốc Công ty cổ phần Truyền thông Invest

TV cho rằng: doanh nghiệp truyền thông cần phải đảm bảo định hướng chínhtrị, đây là vấn đề thực sự quan trọng và khó khăn

Kênh truyền hình Invest TV - VCTV15 là một trong số 9 kênh truyềnhình được Đài Truyền hình Việt Nam cho phép Ban Biên tập Truyền hìnhCáp thực hiện xã hội hóa toàn bộ kênh Tiêu chí định vị chương trình của

Invest TV là chuyên phản ánh về các lĩnh vực đầu tư, xây dựng cơ bản, các chính sách ưu đãi kinh tế của nhà nước, chủ trương khuyến khích đầu tư của các địa phương cũng như thực hiện tuyên truyền về các mô hình đầu tư của doanh nghiệp, tập thể và cá nhân làm kinh tế trong xã hội Toàn bộ kênh

truyền hình này có 15 chuyên mục cố định trong đó Công ty Invest TV trựctiếp tham gia sản xuất 11 chuyên mục Bốn chương trình còn lại, công ty nàythuê lại Ban Biên tập gia công sản xuất chương trình Cần phải nói thêm rằngbốn chương trình do Ban Biên tập Cáp sản xuất, gia công cho đối tác là nhữngchương trình có đòi hỏi yêu cầu cao về nội dung và chất lượng chương trình

như Thời sự đầu tư, chuyên mục Câu chuyện đầu tư, Phát triển bền vững, An sinh xã hội đề cập đến những vấn đề có tính thời sự trong các hoạt động đầu

tư, những vấn đề liên quan đến chính sách tới đầu tư, mang nhiều hàm lượng

Trang 38

thông tin và chính sách xã hội gắn bó thiết thực với tình hình phát triển kinh

tế xã hội của đất nước

Để thực hiện được những yêu cầu định hướng chính trị, công ty truyềnthông Invest TV phổ biến tới tất cả nhân viên trong công ty, đặc biệt là cácphóng viên, biên tập trẻ mới bước chân vào lĩnh vực truyền thông Yêu cầuđảm bảo định hướng tư tưởng, chính trị được xác định là không để xảy ra saisót về thông tin đặc biệt là khi thực hiện tuyên truyền về các vấn đề kinh tế.Bên cạnh đó, đối với những chương trình truyền hình mang tính điều tra tronglĩnh vực kinh tế, những phóng sự phản biện mặt trái của xã hội, Công tytruyền thông Invest TV đều được Ban biên tập Truyền hình Cáp chỉ đạo sảnxuất nội dung hợp lý Về cơ bản công ty vẫn phải đảm bảo hoạt động truyềnthông theo đúng Luật Báo chí, luật Doanh nghiệp

Như vậy, công ty truyền thông Invest TV phải tuân thủ nội dung tuyêntruyền từ Ban Biên tập Truyền hình Cáp Tuy nhiên trên thực tế, khi tham giahoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình cũng có nghĩa làCông ty truyền thông Invest TV được chủ động tìm kiếm đề tài, phối hợp vớicác đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế xã hội để tuyên truyền,phản ánh trên phương tiện thông tin đại chúng, do đó việc thực hiện phối hợpsản xuất, các điều kiện yêu cầu thỏa thuận về tài chính, kỹ thuật với các đốitác đều do một mình Công ty truyền thông Invest TV thực hiện Ban Biên tậptruyền hình Cáp chỉ tham gia quản lý công đoạn đầu ra của sản phẩm

Vấn đề đặt ra ở đây là liệu nội dung chương trình có bị thương mại hóahay không? Và nếu như doanh nghiệp truyền thông, ở đây là Công ty Invest

TV triệt để thực hiện đảm bảo các nguyên tắc của hoạt động Báo chí, truyềnhình thì lợi ích kinh tế và nhiệm vụ chính trị có được hài hòa (nhất là khinguồn tài chính thu từ Công ty Truyền thông Invest TV trên thực tế cũng chỉtrông chờ vào các đơn vị doanh nghiệp, nhà sản xuất thực hiện các chươngtrình tài trợ, quảng cáo trên kênh truyền hình VCTV 15) Có thể nói, đây lànhững vấn đề mà cả những người có trách nhiệm ở Ban Biên tập Truyền hình

Trang 39

Cáp, Đài Truyền hình Việt Nam và lãnh đạo Công ty Cổ phần Truyền thôngInvest TV đặc biệt quan tâm.

Ông Ngô Lâm Phương - Phó Trưởng Ban Biên tập Truyền hình Cáp,Đài Truyền hình Việt Nam - là người trực tiếp chịu trách nhiệm chỉ đạo nộidung tuyên truyền trên kênh Truyền hình Invest TV thừa nhận: Bảo đảm địnhhướng chính trị khi xã hội hóa là những vấn đề khó khăn và các bên tham giađang cố gắng để đảm bảo đúng định hướng tuyên truyền, thực hiện nhiệm vụchính trị hài hòa với lợi ích doanh nghiệp Trong mọi trường hợp, Ban biêntập Truyền hình Cáp kiên quyết không duyệt sản xuất, phát sóng các chươngtrình truyền hình mà nội dung phản ánh, đề cập các vấn đề kinh tế nhạy cảm

có liên quan đến lợi ích quốc gia hoặc gây nhiều tranh cãi như: vấn đề khaithác quặng bauxit ở Tây Nguyên; vấn đề lãng phí của các dự án kinh tế bịdừng thi công theo nghị quyết 11 của Chính phủ; việc các đơn vị kinh doanhbất động sản tố cáo nhau lừa đảo khi chưa có kết luận hoặc can thiệp của cơquan có thẩm quyền…

Việc tiến hành sản xuất các tác phẩm phóng sự truyền hình mang tính điềutra, thông tin phải được thực hiện trên cơ sở xây dựng, phân tích cái được, cái hay,những hạn chế tồn tại Đặc biệt đối với các chương trình truyền hình mang tính giớithiệu quảng bá các doanh nghiệp thì rất hạn chế phát sóng hoặc đưa vào phát sóngkhung chương trình quảng cáo theo quy định của Luật Doanh nghiệp (theo biểu giáquảng cáo được Bộ Tài chính ban hành) Chủ trương này được thống nhất, phổ biếntới tất cả các Hội đồng duyệt, nghiệm thu trong Ban Biên tập Truyền hình Cáp Do

đó đến thời điểm này, Ban Biên tập Truyền hình Cáp đã yêu cầu dừng phát sóngmột số chương trình truyền hình không đảm bảo định hướng chính trị hoặc có tínhthương mại hóa, ảnh hưởng đến nội dung chương trình và uy tín của truyềnhình trả tiền

Trên một bình diện khác, để đảm đương được nhiệm vụ tiên phong trênmặt trận tư tưởng, có vai trò quyết định trong định hướng dư luận và hành độngcủa công chúng, tất cả các chương trình truyền hình kể cả truyền hình trả tiền của

Trang 40

Đài Truyền hình Việt Nam đều đứng trước yêu cầu nhiệm vụ chính trị vô cùngquan trọng Mỗi luận điểm, nhận định trong phóng sự, trong bình luận và trongcác thể loại chương trình giải trí khác của truyền hình trả tiền được xã hội hóa hiệnnay đều có thể ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của xã hội Và để đạt đến sựchuẩn xác trong những thông tin ấy, đòi hỏi nhất thiết phải có sự tham gia, kiểmduyệt nội dung chương trình từ phía Ban Biên tập Truyền hình Cáp nói riêng, ĐàiTruyền hình Việt Nam nói chung.

Một vấn đề cũng cần phải được quan tâm khi thực hiện xã hội hóa sản xuấtchương trình truyền hình hiện nay là tiềm lực kinh tế của các nhà đầu tư, hợp tácsản xuất chương trình truyền hình Khi nhà đầu tư đủ mạnh đồng nghĩa với việc

họ đầu tư quy trình sản xuất chương trình có tính chuyên nghiệp, thiết bị sản xuấthiện đại và mời được các chuyên gia có uy tín để xây dựng được khung chươngtrình cố định Những chương trình truyền hình có chất lượng tốt, nội dung mới lạ,hấp dẫn và thu hút khán giả được sản xuất và phát sóng góp phần nâng cao chấtlượng các chương trình truyền hình Khi đó tự các doanh nghiệp, các nhà tài trợ sẽtìm đến để phối hợp quảng cáo, hợp tác tuyên truyền với các đơn vị thực hiện xãhội hóa để quảng bá cho doanh nghiệp và sản phẩm của họ Thành công khi thamgia xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình mang lợi cho tất cả các bên

Trong trường hợp ngược lại, một khi doanh nghiệp truyền thông tham gia

xã hội hóa sản xuất chương trình không có đủ năng lực tài chính, nhất là trong bốicảnh kinh tế khó khăn thì sẽ không có kinh phí để đầu tư sản xuất các chươngtrình mới Vì thế, để lấp sóng khung chương trình, Truyền hình Cáp Việt Namđành phải sử dụng phát sóng lại nhiều lần các chương trình cũ dẫn đến sự nhàmchán về nội dung, phá khung chương trình phát sóng truyền hình Chưa kể đếnviệc chất lượng các chương trình truyền hình được thực hiện mang tính rời rạc,không thường xuyên, thiếu tư duy khoa học v.v sẽ làm mất đi khán giả Đây lànhững yếu tố tiềm ẩn nguy cơ, rủi ro đặt ra khi triển khai xã hội hóa sản xuấtchương trình Truyền hình mà cả nhà đầu tư và các Đài Truyền hình đều phải tiênlượng và có những biện pháp đảm bảo

Ngày đăng: 04/09/2016, 01:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Afanaxiep (2004), Thông tin xã hội và định hướng xã hội, Nxb Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Afanaxiep (2004), "Thông tin xã hội và định hướng xã hội
Tác giả: Afanaxiep
Nhà XB: NxbThông tấn
Năm: 2004
2. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bộ Văn hoá Thông tin (2001), Kỷ yếu Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Chỉ thị 22 của BCT về báo chí - xuất bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bộ Văn hoá Thông tin (2001),"Kỷ yếu Hội nghị tổng kết 4 năm thực hiện Chỉ thị 22 của BCT về báochí - xuất bản
Tác giả: Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bộ Văn hoá Thông tin
Năm: 2001
3. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2004), Tình hình phát triển và quản lý báo chí qua 20 năm đổi mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2004), "Tình hình phát triển vàquản lý báo chí qua 20 năm đổi mới
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương
Năm: 2004
4. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2004), Phụ lục Tình hình phát triển và quản lý báo chí, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2004), "Phụ lục Tình hình pháttriển và quản lý báo chí
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương
Năm: 2004
5. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2002), Một số văn kiện của Đảng về công tác Tư tưởng - Văn hoá, Tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2002), "Một số văn kiện củaĐảng về công tác Tư tưởng - Văn hoá
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2002
6. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương (2004), "Tư tưởng Hồ Chí Minhvề báo chí
Tác giả: Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2004
7. PGS, TS Lê Thanh Bình (2004), Quản lý và phát triển báo chí - xuất bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS, TS Lê Thanh Bình (2004), "Quản lý và phát triển báo chí - xuấtbản
Tác giả: PGS, TS Lê Thanh Bình
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2004
8. Brigitte Besse - Didier Desormeaux (2004), Phóng sự truyền hình, Nxb Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Brigitte Besse - Didier Desormeaux (2004), "Phóng sự truyền hình
Tác giả: Brigitte Besse - Didier Desormeaux
Nhà XB: Nxb Thông tấn
Năm: 2004
9. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Thông báo số 173 - TB/TW kết luận về “Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010”, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam(2005), "Thông báo" số 173 - TB/TW kết luận về “Chiến lược phát triểnthông tin đến năm 2010
Tác giả: Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2005
10. Bộ Thông tin Truyền thông (2009), Thông tư 09/2009/TT-BTTTT, ngày 28/5/2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ Thông tin Truyền thông (2009), "Thông tư
Tác giả: Bộ Thông tin Truyền thông
Năm: 2009
11. G.V. Cudơnhetxốp - X.L. Xuvich - A.la. Iuropxki (2004), Báo chí truyền hình tập 1, Nxb Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: G.V. Cudơnhetxốp - X.L. Xuvich - A.la. Iuropxki (2004), "Báo chítruyền hình
Tác giả: G.V. Cudơnhetxốp - X.L. Xuvich - A.la. Iuropxki
Nhà XB: Nxb Thông tấn
Năm: 2004
12. G.V. Cudơnhetxốp - X.L. Xuvich - A.la. Iuropxki (2004), Báo chí truyền hình tập 2, Nxb Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: G.V. Cudơnhetxốp - X.L. Xuvich - A.la. Iuropxki (2004), "Báo chí truyềnhình
Tác giả: G.V. Cudơnhetxốp - X.L. Xuvich - A.la. Iuropxki
Nhà XB: Nxb Thông tấn
Năm: 2004
13. Hoàng Đình Cúc (2007), Báo chí với việc đổi mới, nâng cao chất lượng quản lý xã hội, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trọng điểm, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Đình Cúc (2007), "Báo chí với việc đổi mới, nâng cao chất lượngquản lý xã hội
Tác giả: Hoàng Đình Cúc
Năm: 2007
14. TS Hoàng Đình Cúc - TS Đức Dũng chủ biên (2007), Những vấn đề của báo chí hiện đại, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: TS Hoàng Đình Cúc - TS Đức Dũng chủ biên (2007), "Những vấn đềcủa báo chí hiện đại
Tác giả: TS Hoàng Đình Cúc - TS Đức Dũng chủ biên
Nhà XB: Nxb Văn hoá - Thông tin
Năm: 2007
15. Cục Bảo vệ An ninh văn hoá - tư tưởng, Tổng cục An ninh (1998), Văn bản pháp quy về báo chí, xuất bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cục Bảo vệ An ninh văn hoá - tư tưởng, Tổng cục An ninh (1998),"Văn bản pháp quy về báo chí, xuất bản
Tác giả: Cục Bảo vệ An ninh văn hoá - tư tưởng, Tổng cục An ninh
Năm: 1998
16. Đức Dũng (2001), Viết báo như thế nào, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đức Dũng (2001), "Viết báo như thế nào
Tác giả: Đức Dũng
Nhà XB: Nxb Văn hoá - Thông tin
Năm: 2001
17. Đức Dũng (2002), Sáng tạo tác phẩm báo chí, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đức Dũng (2002), "Sáng tạo tác phẩm báo chí
Tác giả: Đức Dũng
Nhà XB: Nxb Văn hoá -Thông tin
Năm: 2002
18. Đức Dũng (2004), Phóng sự báo chí hiện đại, Nxb Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đức Dũng (2004), "Phóng sự báo chí hiện đại
Tác giả: Đức Dũng
Nhà XB: Nxb Thông tấn
Năm: 2004
19. PGS, TS. Đức Dũng (2010), Báo chí và đào tạo báo chí , Nxb Thông tấn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS, TS. Đức Dũng (2010), "Báo chí và đào tạo báo chí
Tác giả: PGS, TS. Đức Dũng
Nhà XB: NxbThông tấn
Năm: 2010
20. PGS, TS. Nguyễn Văn Dững chủ biên (2006), Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS, TS. Nguyễn Văn Dững chủ biên (2006), "Truyền thông - Lýthuyết và kỹ năng cơ bản
Tác giả: PGS, TS. Nguyễn Văn Dững chủ biên
Nhà XB: Nxb Lý luận chính trị
Năm: 2006

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w