Đảm bảo định hướng chính trị trong xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình trả tiền tại Việt Nam

MỤC LỤC

Vấn đề định hướng chính trị

Về nguyên tắc hoạt động của báo chí cách mạng ở Việt Nam bao gồm: tính đảng, tính khuynh hướng, tính khách quan, chân thật, tính nhân dân, tính nhân văn, tính dân tộc, tính quốc tế… Báo chí nói chung luôn có vai trò định hướng xã hội về nhiều mặt, trong đó trước hết là định hướng về chính trị tư tưởng. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã khẳng định: “Chú trọng nâng cao tính tư tưởng, phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục, tổ chức và phản biện xã hội của các phương tiện thông tin đại chúng vì lợi ích của nhân dân và đất nước; khắc phục xu hướng thương mại hoá, xa rời tôn chỉ, mục đích trong hoạt động báo chí, xuất bản…” [45].

Quan điểm của Đảng, Nhà nước và của ngành Truyền hình Việt Nam về xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình

Việc xã hội hóa trên kênh Info TV được thực hiện theo phương thức: Trung tâm kỹ thuật Truyền hình Cáp Việt Nam (VCTV) ký kết hợp đồng kinh tế, chịu mọi trách nhiệm tổ chức nghiệm thu và thanh lý hợp đồng tài chính với đối tác, Ban Biên tập Truyền hình Cáp thực hiện sản xuất một số chuyên mục trên kênh Info TV và trực tiếp là đầu mối đảm nhận việc giám sát, kiểm soát nội dung các chương trình truyền hình do Công ty cổ phần truyền thông Đại Dương sản xuất. Đặc biệt, ngày 14/7/2008 Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam đã chính thức ban hành quyết định số 818/QĐ- THVN ban hành chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Biên tập truyền hình Cáp trong đú nờu rừ, Ban Biờn tập Truyền hỡnh Cỏp cú nhiệm vụ trỡnh Tổng Giỏm đốc phê duyệt để tổ chức sản xuất chương trình, gói chương trình các kênh tiếng Việt theo đặt hàng của đối tác, đồng thời tổ chức nghiệm thu các thể loại chương trình theo phân cấp của Đài.

Những vấn đề đặt ra trong quá trình xã hội hóa sản xuất chương trình của Truyền hình Cáp Việt Nam

Từ những vấn đề có tính chất thực tiễn này có thể thấy rằng, dù quá trình xã hội hóa sản xuất các chương trình của Truyền hình Cáp, Đài truyền hình Việt Nam hiện nay đang thực hiện thành công và có nhiều triển vọng, song thực tế hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình này cũng đã nảy sinh những vấn đề cần được đặc biệt quan tâm và giải quyết kịp thời nhằm đảm bảo định hướng chính trị, nội dung tuyên truyền của các chương trình truyền hình trả tiền trong hệ thống chính trị của Đài Truyền hình Quốc gia. Những lo ngại này không phải không có cơ sở vì trên thực tế, đã có những trường hợp đáng tiếc xảy ra như tình trạng thông tin sai sự thật về dự án của một doanh nghiệp là chủ đầu tư bất động sản ở phía Tây thành phố Hà nội, do không tìm hiểu kĩ thông tin, cũng có thể do trình độ năng lực còn hạn chế của phóng viên khi đi tác nghiệp tại hiện trường, hoặc vì một lợi ích kinh tế nào đó nên chương trình truyền hình này đã đưa thông tin doanh nghiệp này được UBND thành phố Hà Nội chấp thuận đầu tư và đang trong quá trình mời nhà đầu tư thứ cấp góp vốn.

BẢO ĐẢM ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH TRỊ TRONG XÃ HỘI HểA

SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN

VẤN ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH TRỊ TRONG XÃ HỘI HểA TRONG SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

    Bên cạnh những nội dung vừa nêu trên, kênh truyền hình Invest TV- VCTV15 đang thực hiện những mảng đề tài lớn trong đời sống xã hội và thu hút sự quan tâm của nhiều người, thể hiện sự “chính quy hóa” bằng cách xây dựng các chuyên mục như An ninh năng lượng, Luật đầu tư, Chuyển động tài chính, Thời sự đầu tư, Phát triển bền vững, Câu chuyện đầu tư… với những tiêu chí riêng để thu hút người xem và cạnh tranh tin tức trong lĩnh vực đầu tư với các kênh truyền hình chính thống của Đài Truyền hình Việt Nam. Trong mọi trường hợp, Ban biên tập Truyền hình Cáp kiên quyết không duyệt sản xuất, phát sóng các chương trình truyền hình mà nội dung phản ánh, đề cập các vấn đề kinh tế nhạy cảm có liên quan đến lợi ích quốc gia hoặc gây nhiều tranh cãi như: vấn đề khai thác quặng bauxit ở Tây Nguyên; vấn đề lãng phí của các dự án kinh tế bị dừng thi công theo nghị quyết 11 của Chính phủ; việc các đơn vị kinh doanh bất động sản tố cáo nhau lừa đảo khi chưa có kết luận hoặc can thiệp của cơ quan có thẩm quyền….

    NHỮNG ƯU ĐIỂM

      Trước những tính toán về mặt lợi ích kinh tế và thực hiện nhiệm vụ chính trị, truyền hình Việt Nam nói chung và Ban Biên tập Cáp phải tính đến những phương thức như có thể giao khoán, mua, trao đổi một công đoạn nào đó trong quy trình sản xuất truyền hình cho một đơn vị kinh tế nghiệp vụ khác (bất kể đơn vị đó là của Nhà nước hay của tư nhân), hơn là quyết định đầu tư công sức và một khoản kinh phí lớn hơn gấp nhiều lần để tự làm ra một sản phẩm truyền hình có chất lượng tương tự. Đây là tiền đề quan trọng để Ban Biên tập Truyền hình Cáp, Đài Truyền hình Việt Nam tiếp tục hoàn thiện cơ chế chi trả lương công khai, minh bạch, tính đỳng và đủ cỏc chi phớ sản xuất, tỏch bạch rừ ràng giữa chi phớ quản lý và chi phí gia công sản xuất và bước đầu thực hiện thí điểm các đơn vị sản xuất tự tính lương sản phẩm theo quy định và theo các thỏa ước (có biên bản của tập thể người lao động về bóc tách các đơn giá giữa người lao động).

      NHỮNG HẠN CHẾ

        Một số chương trình truyền hình được xã hội hóa chưa có sự đầu tư chiều sâu, phóng viên khi thực hiện sản xuất chương trình còn thiếu kiến thức về cuộc sống xã hội và tư duy phân tích mang tính khoa học, phần lớn theo sự chủ quan suy diễn nên chương trình đã không thu hút được khán giả dẫn đến sự nhàm chán, giáo điều, thậm chí trong một số trường hợp đã gây nên sự phản ứng trong dư luận (Xin được nhắc lại một ví dụ là chương trình Truyền hình Đuổi hình bắt chữ của một Đài Truyền hình có uy tín ở thủ đô Hà nội, mặc dù ví dụ này không nằm trong chủ đề truyền hình trả tiền của luận văn này nhưng có một câu chuyện đáng nhớ được lấy làm bài học sâu sắc cho ngành truyền hình nói chung (đặc biệt là lĩnh vực giải trí truyền hình được xã. Chương trình Đuổi hình bắt chữ vẽ hình một con chó nằm chết ven đường và đố người chơi giải đáp án, sau vài đáp án của người chơi đưa ra không chính xác, biên tập viên dẫn chương trình Xuân Bắc công bố đáp án của hình ảnh này là "Tử tuất". Đây là sự cẩu thả của những người thực hiện biên tập chương trình khi ví von đồng tiền trợ cấp bằng sự hy sinh xương máu của các anh hùng liệt sỹ với một hình ảnh phản cảm, không có ý nghĩa giáo dục). Những hạn chế của quá trình xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình trả tiền hiện nay đòi hỏi Ban Biên tập Truyền hình Cáp nói riêng và Đài Truyền hình Việt Nam phải có những biện pháp khắc phục, giải quyết triệt để nhằm thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của quá trình xã hội hóa truyền hình trả tiền cũng như đảm bảo các định hướng chính trị, tư tưởng và các chức năng của loại hình báo chí này.

        GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH TRỊ TRONG XÃ HỘI HểA

        CỦA TRUYỀN HÌNH CÁP VIỆT NAM

        XÃ HỘI HểA SẢN XUẤT CHƯƠNG TRèNH TRUYỀN HèNH TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

          Ví dụ: kênh truyền hình YATV (SCTV) của Quỹ đầu tư IDG, kênh truyền hình VBC (VTC5) của Tập đoàn Tân Tạo, kênh truyền hình Today TV (VTC7) của Công ty cổ phần Quốc tế truyền thông IMC (với các cổ đông Habubank, Tân Hiệp Phát, Bánh Kinh Đô…), LesViet (VTC9) của Lasta, kênh HTV1 của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh do Công ty Vân Thanh Long đảm nhận sản xuất, HTV2 của công ty Đất Việt, HTV3 của Trí Việt Media… Quá trình xã hội hóa sản xuất chương trình diễn ra sâu rộng và đây là những đơn vị lớn có điều kiện thuận lợi về mọi mặt, nhất là về kinh tế thì việc sản xuất chương trình có nội dung chất lượng cao, hình thức thể hiện mới lạ không phải là điều khó. Để làm tốt nhất những lĩnh vực này, các công ty truyền thông đang tham gia xã hội hóa sản xuất các chương trình truyền hình đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, chuyên môn hóa từng bộ phận sản xuất để đem lại những sản phẩm chất lượng tốt nhất, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khán giả và khách hàng.

          NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

          VTC5 - VBC (Tập đoàn Tân Tạo) và VTC9 - Let Việt (Công ty cCổ phần Lasta), đang tổ chức và xây dựng kênh truyền hình của mình thành một kênh truyền hình có nội dung điểm tin tức thời sự, tin tức báo chí, tin tức chính trị xã hội… Thậm chí, các kênh này còn tiếp sóng cả những chương trình thời sự quốc tế trực tiếp thực hiện ở nước ngoài với những tiêu chí riêng để thu hút người xem và cạnh tranh tin tức với các kênh truyền hình chính thống của nhà nước…. Trong quá trình thăm dò ý kiến của những người làm việc tại các công ty truyền thông Invest TV, Công ty Cổ phần Truyền thông Việt Ba để khảo sát phục vụ cho quá trình thực hiện luận văn này, có đến 60% số người được hỏi đều trả lời đảm bảo định hướng chính trị với truyền hình trả tiền không có gì khác với truyền hình quảng bá, có nghĩa là không được nói sai, làm sai các quy định nhà nước cấm, chứ tất cả chưa có những nhìn nhận, đánh giá ý nghĩa của vấn đề này trong một phạm vi rộng hơn.

          MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ 1. Nhóm giải pháp chung

            Sau quá trình này, nếu thấy các đơn vị đối tác thực hiện quá trình xã hội hóa có đủ năng lực tham gia tiến trình thực hiện hợp tác xã hội hóa, Ban Biên tập Truyền hình Cáp sẽ tiến hành quá trình ký kết hợp tác, trao đổi, hợp tác, xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình toàn bộ kênh truyền hình với các đơn vị truyền thông có đủ yêu cầu về năng lực tránh tình trạng xã hội hóa tràn lan, không quản lý được và tình trạng thiếu chương trình phát sóng thậm chí để tình trạng phát sinh dư nợ ngay với cả Ban Biên tập Truyền hình Cáp như hiện nay. Trong quá trình thực hiện xã hội hóa, Ban Biên tập Truyền hình Cáp cần có những văn bản, chỉ thị uốn nắn, định hướng tuyên truyền kịp thời với các công ty truyền thông thực hiện xã hội hóa sản xuất chương trình khi có những thông tin mới, đa chiều và gây ra nhiều tranh cãi trong xã hội, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến định hướng chính trị tư tưởng, công tác điều hành kinh tế đất nước cũng như lợi ích kinh tế của các nhóm đối tượng tham gia sản xuất chương trình, đảm bảo sự hài hòa lợi ích giữa các bên nhưng vẫn giữ được các yêu cầu, nguyên tắc hoạt động báo chí.