Trong khi đó với quan điểm giáo dục là chìa khóa vàng để phát triển đất nước, chúng ta đang hướng đến một nền giáo dục toàn diện, phải chú ý phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sá
Trang 1SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT NGÔ QUYỀN
Trang 2I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1 Họ và tên: Lê Thị Thu Hằng
2 Ngày tháng năm sinh: 20 – 06 – 1982
9 Đơn vị công tác: trường THPT Ngô Quyền
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị cao nhất: Thạc sĩ
- Năm nhận bằng: 2010
- Chuyên ngành đào tạo: Lịch sử Việt Nam
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: giảng dạy
- Số năm có kinh nghiệm: 12 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
1 Vận dụng phương pháp Grap trong dạy học Lịch sử để phát triển tư duy cho học sinh
2 Rèn kỹ năng đọc sách giáo khoa Lịch sử cho học sinh trung học phổ thông
3 Sử dụng văn thơ trong dạy học Lịch sử Việt Nam để nâng cao hứng thú cho học sinh (qua thơ văn Hồ Chí Minh)
Trang 3THỰC HIỆN DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN:
CHƯƠNG TRÌNH LỊCH SỬ LỚP 12
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình dạy học, bất cứ Thầy cô nào cũng luôn trăn trở và mong muốn làm sao để đạt hiệu quả cao nhất Có nhiều phương pháp giáo dục được đưa ra, nhiều cải tiến kỹ thuật được đề xuất nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học
Hiện nay, trong xã hội và ở các trường phổ thông, vẫn có nhiều học sinh yêu thích bộ môn Lịch sử Tuy nhiên vì nhiều lí do mà bộ môn này chưa được đặt đúng vị trí Đối với học sinh việc ghi nhớ bài học Lịch sử không phải là dễ Trong khi đó với quan điểm giáo dục là chìa khóa vàng để phát triển đất nước, chúng ta đang hướng đến một nền giáo dục toàn diện, phải chú ý phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phải chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; đồng thời thực hiện nguyên tắc liên môn, tích hợp kiến thức với các môn học gần gũi làm cho kiến thức được phong phú, vững chắc, tiết kiệm thời gian, tác động vào tình cảm của học sinh
Trên cơ sở định hướng đó, tôi muốn đưa ra một giải pháp về Thực hiện dạy
học tích hợp liên môn chương trình Lịch sử lớp 12, bằng cách kết hợp các
kiến thức Địa lý vào bài học khi dạy học “chương IV: Việt Nam từ năm 1954 –
1975” Vì vậy tôi đặt tên cho chủ đề dạy học là “Khai thác vai trò của yếu tố
Địa lý trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam”
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trên thế giới, việc nghiên cứu, thử nghiệm và thực hiện môn học tích hợp được bắt đầu từ rất lâu và kéo dài đến bây giờ Ở nước ta, tinh thần đổi mới giáo
dục hiện nay đang được thực hiện theo nguyên này “Dạy học tích hợp liên môn
là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học” [tài
liệu số 5, trang 5]
Có nhiều cấp độ của dạy học tích hợp liên môn Ở mức độ thấp đó là lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học một môn học như lồng ghép giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia và biên giới biển đảo; giáo dục môi trường; giáo dục về bảo vệ hòa bình…Ở mức độ cao hơn đó là các chủ đề tích hợp liên môn
Các chủ đề tích hợp liên môn thường có tính thực tiễn sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh Học các chủ đề tích hợp liên môn học sinh được tăng cường khả năng vận
Trang 4kiến thức một cách máy móc, nhờ đó năng lực và phẩm chất được hình thành, phát triển, tránh sự nhàm chán, quá tải.
Thực hiện tích hợp kiến thức của nhiều môn học trong dạy học Lịch sử theo chuyên đề sẽ giúp tiết học giảm bớt được sự căng thẳng Bài học được khai thác theo cách mới mang tính mới lạ, chuyên sâu Vì vậy kiến thức được khắc họa cho học sinh mang tính bền vững và sâu sắc hơn Tuy nhiên dù dạy theo phương pháp nào, người giáo viên vẫn cần phải đảm bảo chức năng, nhiệm vụ, nội dung và đặc trưng của bộ môn Lịch sử
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Trong nội dung chương trình Lịch sử lớp 12, thời kỳ kháng chiến chống
Mỹ từ 1954 – 1975 của nhân dân Việt Nam được trình bày trong 4 bài (bài 21,
22, 23, 24) với thời lượng số tiết rất nhiều (gần như toàn bộ phân phối chương trình học kỳ 2) Nội dung các bài học còn quá nhiều các con số, chi tiết; cấu trúc của bài thì gần giống nhau khiến giáo viên và học sinh thường có tâm lí chán nản
Chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam là một cuộc tranh lớn ở thế kỷ XX đối với thế giới và Việt Nam Tuy đã lùi xa nhưng hậu quả của chiến tranh vẫn còn
đó, nặng nề và tàn khốc đối con người Việt Nam Thế nhưng không phải học sinh nào cũng hiểu rõ về điều đó khiến cho các em nhiều lúc trở nên vô cảm với cuộc sống
Hiện nay trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa, yếu tố vị trí địa lý có tác động không nhỏ đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là Việt Nam Chúng ta có được nhiều cơ hội để phát triển nhưng cũng gặp không ít những thách thức, khó khăn
từ vị trí địa lý mang tính chiến lược Trong đó có việc bảo vệ chủ quyền đối với đảo, biển đảo là hết sức quan trọng Vì vậy tăng cường giáo dục những nội dung này cho học sinh trong trường phổ thông là rất cần thiết
Xuất phát từ những lí do nêu trên trong quá trình giảng dạy, tôi mạnh dạn
thực hiện chủ đề “Khai thác vai trò của yếu tố Địa lý trong cuộc chiến tranh
của Mỹ ở Việt Nam” Sáng kiến còn mang tính thử nghiệm nên rất mong nhận
được sự góp ý từ quý Thầy cô để chủ đề được hoàn thiện tốt hơn
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
1. CÁCH THỨC TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Bước 1: Xác định tên chủ đề dạy học: tên chủ đề cần phải căn cứ trên nội
dung kiến thức và thể hiện được nội dung tích hợp liên môn
Cụ thể tên của chủ đề tích hợp liên môn này là “Khai thác vai trò của yếu
tố Địa lý trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam” được dựa trên kiến
thức về Lịch sử và Địa lý
- Bước 2: Xác định nội dung dạy học của chủ đề: căn cứ vào nội dung kiến
thức, nhiệm vụ, mục tiêu ở các bài 6, 21, 22, 23 thuộc chương trình môn học Lịch sử lớp 12 và bài 2 môn Địa lý lớp 12, xác định nội dung dạy học và các yêu cầu cần đạt được của chủ đề như sau:
Trang 5+ Kiến thức: khái quát cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam về mục đích, thủ
đoạn, biện pháp tiến hành, hậu quả và kiến thức về vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ và điều kiện tự nhiên của Việt Nam
+ Kĩ năng: học sinh đánh giá được âm mưu, thủ đoạn của Mĩ đối với Việt Nam, rèn luyên kĩ năng khai thác lược đồ, bản đồ, kĩ năng liên hệ vận dụng kiến thức vào thực tiễn
+ Thái độ: học sinh biết lên án đối với chiến tranh phi nghĩa, từ đó hình thành tư tưởng, thái độ, hành vi coi trọng, bảo vệ hòa bình, bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ, tinh thần tương thân tương ái biết chia xẻ yêu thương đối với cộng đồng
+ Năng lực: thông qua chủ đề hình thành cho học sinh năng lực phán đoán, suy luận, phân tích
- Bước 3: Lên kế hoạch dạy học: xác định chủ đề sẽ được tiến hành vào thời
gian nào, trong thời lượng bao nhiêu tiết:
+ Chủ đề này sẽ được dạy trong 1 tiết, sau khi học xong bài 23 “Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam 1973 - 1975” ( chương trình môn Lịch sử)
Tuy nhiên với chủ đề này, giáo viên cũng có thể tiến hành dạy học kết hợp trong tiết sinh hoạt ngoại khóa (tùy theo điều kiện từng trường và mục đích của từng giáo viên)
- Bước 4: Tiến hành dạy học (được minh họa cụ thể ở phần 2)
2. THỰC HIỆN DẠY HỌC TRÊN LỚP
1. Nêu hệ tọa độ địa lí của Việt Nam (hình 1)
2. Nêu vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nước ta trên bản đồ Đông Nam Á (hình 2)
3. Nêu chính sách đối ngoại của Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai Từ đó nhận xét vị trí của Việt Nam có ý nghĩa như thế nào đối với Mĩ trong chiến lược toàn cầu (hình 3)
Trang 6Hình 1: bản đồ địa lý Việt Nam
Trang 7Hình 2 : bản đồ địa lý Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á
Hình 3: Chuỗi sự kiện Domino được Mỹ giả định tại châu Á
Trang 8Hoạt động 2:
Nội dung: Tìm hiểu tính chất cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam
- Hình thức: hoạt động nhóm/cả lớp
- Yêu cầu: Học sinh đọc các tư liệu, quan sát hình ảnh về các loại vũ khí
Mĩ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam, bản đồ sau và trả lời các câu hỏi sau:
1 Hoàn thành bảng thống kê về các phương tiện chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam theo mẫu sau và nêu nhận xét về tính chất của các loại vũ khí đó.Phương tiện chiến tranh Chủng loại/số lượng
Máy bay (máy bay B-52)
Pháo binh, thiết giáp
Bom đạn (bom bi, bom chùm)
4 Quan sát tư liệu 4 (bản đồ căn cứ quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương)
kể tên các căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ ở Thái Bình Dương Vị trí của các căn cứ quân sự đó Cuộc chiến tranh ở Việt Nam có vai trò, vị trí như thế nào đối với Mỹ?
- Tư liệu 1 : Về máy bay, Mỹ đã dùng 75 kiểu loại Ở thời kỳ đỉnh cao
sau 30/3/1972, Mỹ đã huy động 1270 máy bay chiến đấu (31% tổng số máy bay chiến đấu của Mỹ) Hải quân Mỹ đã tập trung cho hạm đội 7 Mỹ tới 6 tàu sân bay công kích, 5 tàu tuần dương (55% của tổng số 9 chiếc) Đây là lực lượng hải quân Mỹ được tập trung lớn nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
Về thiết giáp, pháo binh và tên lửa, Mỹ đã sử dụng 18 loại xe tăng, thiết giáp; 17 kiểu loại pháo binh; 12 kiểu loại tên lửa trong chiến tranh ở Việt Nam
Ở thời kỳ đỉnh cao 1968-1969, Mỹ huy động đến miền Nam Việt Nam 24 tiểu đoàn thiết giáp (trong đó có 950 xe tăng) và 83 tiểu đoàn pháo binh với 1412 khẩu pháo
Mỹ cũng đã sử dụng 14 loại bom mìn, 27 loại lựu đạn, đạn hóa học, bom cháy rải ở miền Nam Việt Nam 45.260 tấn chất độc hóa học, khoảng 338.000 tấn bom na-pan
Từ 1965 đến tháng 8/1973, Mỹ đã dùng 7.882.547 tấn bom đạn không quân
ở Đông Dương, trong đó khoảng: 3.770.000 tấn ở miền Nam Việt Nam; 937.000 tấn ở miền Bắc Việt Nam, số còn lại ở Lào và Campuchia
So sánh với chiến tranh Triều Tiên, số bom đạn mà không quân Mỹ sử dụng ở Đông Dương gấp 12 lần và gấp 3,8 lần số lượng Mỹ sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai
Trang 9- Tư liệu 2: Hoa Kỳ đã huy động vào cuộc chiến tranh này 6,6 triệu lượt
quân nhân Mỹ (chiếm 15% nam thanh niên toàn nước Mỹ) – vào thời điểm cao
nhất năm 1968–1969 có tới 628.000 quân Mỹ hiện diện trên chiến trường –
bằng tổng số lục quân của cả 5 nước Anh, Tây Ban Nha, Bỉ, Canada, Australia
và chiếm 70% tổng số lực lượng lục quân Mỹ lúc bấy giờ, với những sư đoàn
thiện chiến nhất như Kỵ binh bay, Tia chớp nhiệt đới, Anh cả đỏ, Thuỷ quân lục
chiến…
- Tư liệu 3:
Hình 4: bom bi
Bom bi (bom bi quả ổi)
• Bom mẹ được thả từ máy bay, khi chạm đất, các quả bom con BLU-46 sẽ nổ tạo ra hàng nghìn viên bi và các mảnh là nguồn chủ yếu gây sát thương nhiều người
• Mỗi quả bom mẹ chứa 350 quả bom con BLU-46 Có 150 ngàn - 1 triệu viên bi/1 quả bom mẹ có thể gây sát thương
Trang 10Hình 5: bom chùm
Hình 6: Bom chùm khi nổ sẽ đốt cháy toàn bộ Oxy ở khu vực diện rộng
Bom Chùm: “ vũ khí phi hạt nhân khủng khiếp nhất”
- Là loại vũ khí tàn bạo có khả năng gây chết người mà không tạo ra bất kỳ một vết thương nào, bằng cách phá hủy hệ hô hấp và não bộ do phản ứng đốt cháy hoàn toàn oxy Khả năng sống sót sau khi một trái bom chùm (CBU-55) bị nổ
là hoàn toàn không có
- Mỹ lần đầu tiên sử dụng bom chùm ở chiến trường Quảng Trị năm 1972 Lần cuối cùng loại bom này được ném vào ngày 21/4/1975 tại Xuân Lộc
Trang 11- B-52 có thể mang vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường
- “Pháo đài bay B-52” được Mỹ coi là át chủ bài trong chiến tranh phá hoại miền Bắc với kỳ vọng sẽ "đưa miền Bắc về thời kỳ đồ đá”
Trang 12Tư liệu 4:
Hình 9: Căn cứ quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương
- Từ năm 1961 đến năm 1971, quân đội Mỹ tiến hành một cuộc chiến tranh hoá học với quy mô lớn nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới
- Khoảng 40 triệu lít chất độc da cam (chứa chất điôxin) được sử dụng để phá hủy các rừng cây mà lính Việt Cộng sử dụng làm tấm lá chắn ngụy trang, phá hủy cây trồng và nguồn lương thực của quân đội và để phát hiện con đường mòn Hồ Chí Minh
Trang 132 Quan sát bản đồ, nêu vị trí của sân bay Biên Hòa Ở Biên Hòa, những nơi nào chịu ảnh hưởng lớn của chất độc đioxin?
- Tư liệu 1: Tùy theo nguồn, số người Việt Nam bị thiệt mạng trong chiến
tranh Việt Nam là từ 4 đến 7 triệu, hàng triệu người khác tàn tật và bị thương Trong đó có tỷ lệ dị dạng bẩm sinh cao nhất thế giới
Ở Việt Nam, có khoảng 150.000 trẻ em bị dị dạng ngay từ khi mới sinh
ra, do cha mẹ của chúng bị phơi nhiễm chất da cam Khoảng ba triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm điôxin trong chiến tranh và ít nhất có một triệu người đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ chất độc da cam Nhiều người trong số họ
là các cựu chiến binh Những người khác thuộc thế hệ thứ hai hoặc thứ ba
Ngoài ung thư, dioxin còn có thể liên quan đến một số bệnh nguy hiểm khác như bệnh rám da, bệnh đái tháo đường, bệnh ung thư trực tràng không Hodgkin, thiểu năng sinh dục cho cả nam và nữ, đẻ trứng (ở nữ) v.v
- Tư liệu 2 : Chiến tranh kết thúc, nhưng trên cả nước Việt Nam có
khoảng 66.000 km2 còn tồn đọng vật liệu bom, mìn Ước tính có khoảng hơn 600.000 tấn bom mìn đang tồn tại dưới mặt đất, rải rác trên khắp cả nước, đặc biệt là các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi… Số bom mìn được tháo gỡ mới chỉ được khoảng 20% Bình quân mỗi năm khoảng 20.000 ha đất được rà phá Với tiến độ này, phải 300 năm nữa mới có thể loại bỏ được hết các loại bom mìn chưa nổ
Quân đội Mỹ đã tàn phá môi trường trên quy mô rộng lớn và kéo dài trong nhiều năm, một cách đồng bộ, làm cho nhiều hệ sinh thái tự nhiên với diện tích rộng lớn ở Việt Nam bị phá hủy Diện tích các khu vực bị phun rải chiếm 24% diện tích Nam Việt Nam, 86% lượng chất độc hóa học được rải lên đất rừng, 14% còn lại được rải lên đất nông nghiệp mà chủ yếu là đất trồng lúa Hơn 2 triệu ha đất rừng đã bị phá hủy Theo các chuyên gia môi trường, tác động của chất độc hóa học rất đa dạng, phá hủy trên 150.000 ha rừng ngập mặn
và khoảng 130.000 ha rừng tràm của vùng châu thổ sông Mê Kông và hàng trăm nghìn ha đất rừng nội địa … Khoảng 10 đến 15 triệu hố bom, chiếm 1% diện tích rừng Nam Việt Nam, gây nên sự bất ổn mặt đất, làm cho đất dễ bị xói mòn do mưa
- Tư liệu 3:
Trang 14Hình 10: Bé gái Phan Thị Kim Phúc bị bỏng bởi bom Napalm (Trảng Bàng, Tây Ninh năm 1972)
Trang 15Hình 11: anh Lê Văn Hùng, xã Đông Thịnh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, một nạn nhân chất độc đoxin.
Hình 12: Bản đồ căn cứ không quân của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam
Hoạt động 4:
- Nội dung: Củng cố
- Hình thức: hoạt động cả lớp
Trang 16câu hỏi sau:
1 Hiện nay chúng ta đã có những biện pháp nào để khắc phục hậu quả chiến tranh?
2 Nêu tính chất cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam 1954 – 1975 Tại sao nói thất bại của Mĩ ở Việt Nam là thất bại lớn nhất trong chiến lược toàn cầu của Mỹ?
3 Hiện nay trong việc bảo vệ chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, chúng ta có cần tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ không? Giải thích
4 Yếu tố vị trí địa lý chiến lược tạo ra những thuận lợi và thách thức gì cho Việt Nam trong quá trình xây dựng và phát triển hiện nay?
- Lãnh thổ: + vùng đất liền và các hải đảo, có tổng diện tích là 331 212 km2, trong đó có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà)
+ vùng biển: Vùng biển Việt Nam tiếp giáp với vùng biển của các nước: Trung Quốc, Campuchia, Philippin, Malaixia, Brunây, Inđônêxia, Xingapo, Thái Lan với diện tích khoảng 1 triệu km2
+ Vùng trời: là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ nước ta; trên đất liền được xác định bằng các đường biên giới, trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian của các đảo
3 Vị trí địa lý của Việt Nam mang tính chiến lược đối với Mĩ :
- Vị trí địa lý mang tính chiến lược: nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, cùng với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á, là cửa ngõ mở lối ra biển thuận tiện cho nước Lào, các khu vực Đông Bắc Thái Lan và Campuchia, Tây Nam Trung Quốc