trong thành ngữ có quan hệ m ật thiết với những sự vật, sự việc cụ thể trong đời sông vật chất, tinh thần của nhân dân và được chuyển dịch theo các phương thức chuyển nghĩa trong tiêng V
Trang 2NGUYỄN XUÂN KHOA
GIÁO TRÌNH Đ À O TẠO GIÁO VIÊN MÂM N ON
T á p 2 (Tái bản lần thứ ba)
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC sư PHẠM
Trang 3Mã số: 01.01 154/869
Trang 4MỤC LỤC
Phần ba
TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT
Chương I: Các kiểu cấu tạo t ừ 7
I Từ là gì 7
II Từđơri 8
III Từ láy 8
IV Từghép 11
Chương II Quán ngữ, thành n gữ 13
I Quán ngữ 13
II Thành ngữ 13
Chương III: Ý nghĩa của t ừ 18
I Khái niệm về ý nghĩa của từ 18
| Ị Tinh đa nghĩa của từ 19
III Các loại nghía 20
IV Phương thức chuyển nghĩa của t ừ 21
V Kết cấu ngữ nghĩa của từ nhiều nghĩa 24
VI Trường từ vựng - ngữ nghĩa 24
Vli Hiện tượng đổng nghĩa 26
VIII Hiện tượng trái nghĩa 29
IX Từ cùng âm và gần âm .31
Chương IV: Hệ thống từvựng 32
I Từ địa phương .32
II Từ nghề nghiệp .33
III Thuật ngữ khoa học .34
IV Từ ngữ gốc Hán, gốc Ấn - Âu 36
V Từ ngữ lịch s ử 38
Trang 5Chương V: Lỗi ơùng t ừ 39
I Lỗi về ý nghĩa từ vựng của từ 39
II Lỗi về hình thức ngữ âm của từ 42
1(1 Dùng từ không phù hợp với hoàn cảnh nói năng 43
IV Dùng từ không phù hợp với phong cách .44
Phần bốn NGỮ ÂM TIẾNG VIỆT Chương I: Bộ máy phát âm 51
l Ngữ âm học 51
II Bộ máy phát âm 51
Chương II Âm tiế t 53
I Khái niệm về âm tiế t 53
UI, Cấu trúc âm tiết 53
Chuững III: Thanh đ iệu 55
I Thanh điệu là gì 55
II Sựthể hiện của các thanh điệu 55
Chương IV: Âm đẩu 58
I Khái niệm về âm vị 58
II Đặc trưng của âm đầu 58
III Hệ thống phụ âm tiếng V iệ t 59
IV Miêu tả phụ âm .59
Chương V: Âm đệm 62
I Khái niệm về âm đ ệ m 62
II Các giả thuyết về âm đệm 62
Chương VI: Ăm chính 63
I Khái niệm về âm chính .63
It Hệ thống nguyên âm tiếng V iệ t 63
III Mỉêu íả nguyên âm .64
Chương VII, Âm cu ố i 66
I Khái niệm về âm cuối .66
i Sự thể hiện các âm cuối bằng chữ viế t 66
Trang 6Chương VIII: Lỗi chính t à 68
I Lỗi chinh tả do không nắm vững chính tự 68
II Lỗi chính tả do không nắm vững cấu trúc âm tiết và đặc điểm ngữ âm của âm tiết tiếng V iệ t 70
III Lỗi chính tả do viết theo cách phát âm địa phương 71
Chương IX: Một sô quy định về chính tả và thuật ngữ tiếng V iệ t 73
Phần năm PHONG CÁCH HỌC TIẾNG VIỆT Chương I: Những khái niệm cơ bản của phong cách h ọ c 81
I Đối tượng của phong cách h ọ c 81
II Đặc điểm tu t ừ 81
Chương II Các phong cách tiếng V iệ t 84
I Phong cách khẩu ngữ 84
II Phong cách khoa h ọ c 87
III Phong cách hành chính 89
IV Phong cách chính luận 91
V Phong cách nghệ th u ậ t 94
Chương III: Đặc điểm tu từ của tiếng Việt 99
I Đặc điểm tu từ của từ ngữ tiếng Việt 99
II Đặc điểm tu từ về măt ngữ nghĩa 103
III Đặc điểm tu từ của kết cấu cú pháp tiếng V iệ t 118
IV Đặc điểm tu từ của ngữ âm tiếng Việt 125
Chương IV: Tu tứ học lời nói 132
I Tu từ học lòi nói là gì 132
II Cấu trúc logic và cấu trúc biểu cảm của văn bản .132
III Cấu tạo văn bản 134
IV Một sô’ biện pháp tu từ học lời nói 156
Trang 8PH ấN Í3ÍĨ
Từ VỰNG TI€NG VlễT
Chương ì CÁC KIÊU CẤU TẠO TỪ
I TỪ LÀ GÌ?
Từ là đơn vị dùng để xây dựng câu, xây dựng lời nói Ví dụ, trong câu: “Đây là trường m ẫu giáo”, ta thấy có các đơn vị sau: đây, là, trường, mẫu, giáo Các đơn vị này có những đặc điểm sau: Bao gồm hai mặt: âm thanh và ý nghĩa
- Số lượng âm tiết có thê là 1 (đây, là, trường) có thể là 2 (mẫu giáo) hoặc lớn hơn 2
- Không thể chia nhỏ ra nữa mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa củ (các từ “dây”, “là”, “trường” không thê phân nhỏ ra nữa, từ “mẫu giáo” không thê chia nhỏ ra mà vẫn giữ nguvên ý nghĩa cũ)
- Có thê tồn tại độc lập, nghĩa là chúng có thể tách ra khỏi câu mà vẫn có ý nghĩa như vậy, chúng có thể dùng để đặt một câu khác
Các đơn vị trên đây được gọi là từ
Có thể phân chia các từ tiếng Việt về các m ặt cấu tạo thành:
- Từ đơn
- Từ phức gồm từ láy và từ ghép
Trang 9II TỪ ĐƠN
Đại bộ phận các từ đơn là từ đơn một âm tiết Chúng mang những đặc trưng ngũ nghĩa chủ yếu của từ vựng tiếng Việt Có một số ít từ đơn đa âm tiết như: bù nhìn, mồ hôi, bồ hóng Có thể trước kia chúng là từ phức, song hiện nay các âm tiết này
đá m ất nghĩa Có một sô từ đơn đa âm tiêt là các từ vay mượn
từ các ngôn ngữ Ân - Âu như: cà phê, ô tô, pô pơ lm
(lì TỪ LÁY
1 Từ láy
Là những từ trong đó các âm tiết có quan hệ với nhau về
m ặt ngữ âm, hoặc giống nhau ỏ phụ âm đầu (chắc chắn, làm lụng, bàn bạc .) hoặc giông nhau ở vần (bối rối, lì xì, lừ đừ ), hoặc có những âm tiết giông nhau hoàn toàn (chuồn chuồn, xanh xanh )- Các âm tiết trong từ láy thường có những thanh điêu tương ứng với nhau: các thanh ngang, thanh sắc, thanh hỏi, và các thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng thường đi với nhau Ví dụ: lo lắng, chim chóc, bé bỏng, tròn trĩnh, đẹp đẽ, người ngợm v.v v ề m ặt ý nghĩa, từ láy có giá trị gợi cảm có tính cụ thế, sinh động
p —>• m như: đèm đẹp chiêm chiếp, cầm cập
t -» n như: san sát, tôn tốt, chan chát
c -> ng như: eng éc, ang ác, rừng rực
8
Trang 10ch —> nh như: chênh chếch, anh ách, bình bịch
b Láy ba: Từ láy ba trong tiếng Việt không nhiều lắm Ví
dụ: tẻo tèo teo, cuông cuồng cuồng, dửng dừng dưng, sát sàn sạt, khít khìn khịt
c Láy bôn: Hình thức láy bốn thường được xây dựng trên
cơ sở các từ láy đôi Đại bộ phận trường hợp được cấu tạo như sau: Lặp lại hai lần từ láy đôi cơ sở, trong khi lặp, đối vần của yếu tố thứ hai thành vần a hay à, ơ, ví dụ: Khấp khểnh -» khấp khểnh khấp khểnh —> khấp kha kháp khểnh
Hì hục » hì hục hì hục > hì hà hì hục
-Hớt hải -> hớt hải hớt hải -> hổt hơ hốt hải
Hoặc trong khi lặp, biên đôi thanh điệu sao cho hai yếu tô’ đều m ang thanh điệu thuộc âm vực cao, hai yếu tô' sau mang thanh điệu thuộc âm vực thấp Ví dụ: lảm nhảm làm nhàm, ỉoáng choáng loạng choạng
b - r như: bôi rối
c - nh như: càu nhàu
t - m như: táy máy
h - t như: hấp tấp
Trang 11Kiểu láy bôn thứ ba có nguyên tắc, cấu tạo sau: Tách đôi từ láy đôi cơ sở, ghép thêm vào mỗi âm tiết của từ láy đôi cơ sở một âm tiết điệp vần với nó Ví dụ:
Nhồm nhoàm -> lồm nhồm loàm nhoàm
Thơ thẩn -» lơ thơ lẩn thẩn
Kiểu láy bôn cuối cùng có mô hình cấu tại là AB — AABB: vội vội vàng vàng, hăm hăm hở hơ
3 Ý nghĩa của các từ láy
Có thể nêu lên yếu tô’ như sau:
a Diễn đạt sự lặp đi lặp lại của sự vật, hành động Ví dụ:
ngày ngày, đêm đêm người người, gật gật, vẫy vẫy
b Giảm nhẹ cường độ hoạt động, mức độ của tính chất Ví
dụ: thinh thích, sờ sợ, mằn mặn, đăng đắng, khang khác
c Tăng cường của tính chất, trạng thái Ví dụ: (đen) láy láy, (xanh) lè lè, sạch sành sanh, vội vội vàng vàng, lúng ta lúng túng
d Các từ láy mà yếu tố ở trước có vần “ấp” diễn tả sự dao
động đểu đặn theo chiều lên xuông hoặc theo tình th ế hiện ra -
m ất đi Ví dụ: mấp mô, khấp khểnh, lấp ló, thập thò
đ Các từ láy mà yếu tô' ở sau có vần “iếc” có sắc thái phủ định hoặc mỉa mai, đùa bỡn Ví dụ: ghế ghiếc, phở phiếc, xe đạp xe điếc Những trường hợp láy với vần “ung”, “ang1' giông như “iếc” nhưng có phạm vi hẹp hơn Ví dụ: đàn ông đàn ang, hoa tai hoa tung
e Các từ láy có giá trị biểu cảm yếu tô'cơ bản: ngưòi ngợm,
nghề ngỗng, hoa hoét, nhớ nhung, quấn quýt
Trang 12Láy là một phương thức tạo từ của tiếng Việt Các từ láy có tác dụng miêu tả kèm theo những cách đánh giá chủ quan của người nói trước sự vật, hiện tượng, Các từ láy là công cụ tạo hình đắc lực của các tác phẩm văn học — nghệ thuật.
II TỬ GHÉP
1 Từ ghép
Là từ trong đó các thành tố có ý nghĩa được kết hợp với nhau Các thành tô' này có thể độc lập hay không độc lập Ví dụ,
trong những từ ghép như: xe đạp, trông nom, tươi sáng các
thành tố thuộc loại có ý nghĩa và độc lập; trong những từ ghép
như: quốc gia, độc lập, tô quốc các thành tô thuộc loại có ý
nghĩa nhưng không độc lập
Từ ghép chia ra hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
2 Từ ghép đẳng lập
Từ ghép đẳng lập là những từ cấu tạo bằng hai thành tố có
vai trò ngang hàng với nhau Ví dụ: đẹp tươi, nhà cửa, ăn ở
v ể nghĩa, những từ ghép đẳng lập có những thành tố đồng nghĩa, gần nghĩa với nhau (bịa đặt, to lớn, bè phái ) hoặc phản nghĩa với nhau (nhỏ to, sông chết, lợi hại, mua bán) hoặc biếu thị sự vật, hiện tượng, tính cách thường xuất hiện gần nhau (bài vở, ăn nói, bay liệng, mềm mỏng, đắng cay)
3 Từ ghép chính phụ
Từ ghép chính phụ là những từ cấu tạo bàng hai thành tố không có vai trò ngang nhau, một thành tố giữ vai trò chính, một th àn h tố đóng vai trò phụ bổ sung ý nghĩa cho thành tô' chính Ví dụ: áo dài, nhà máy, kết quả, cà chua T rật tự thông thường là th àn h tô" chính đi trước, thành tô phụ đi sau
Có nhiều kiểu kết câu chính phụ:
Trang 13a Những từ ghép có thành tô chính chỉ sự vật
- Sự vật - sự vật: m ặt trời, tên lửa, đường sắt, dầu hoá
- Sự vật - hoạt động: xe đạp, sân bay, bàn là
- Sự vật - tính chất: áo dài, cà chua, chợ đen
b Những từ ghép có thành tô chính chỉ hoạt động
- Hoạt động - sự vật: trả lời, ăn ý, trả đũa, kết quả, cầm đầu
- Hoạt động - hoạt động: chia rẽ, bỏ rơi, ăn cướp, ăn trộm, đánh ngã
- Hoạt động - tính chất: bôi nhọ, soi sáng, xoa dịu, làm già,
ăn non
c Những từ ghép có thành tô'chính chỉ tính chất
- Tính chất - sự vật: m át tay, tốt bụng, vui tính, to đầu
- Tính chất - hoạt động: tươi cười, khéo nói, ham chơi
Tính chất - tính chất: nhẵn bóng, tươi mát, ngọt lịm
Trang 14Chương II QUÁN NGỮ, THÀNH NGỮ
I QUÁN NGỮ
Quán ngữ là những kết cấu cố định được đưa vào lòi nói dưới dạng có sẵn đê liên kết, đưa đẩy rào đón hoặc nhấn mạnh nội dung cần diễn đạt Mỗi phong cách có những quán ngữ riêng, chang hạn phong cách khẩu ngữ thường có những quán
ngữ nhu: nói kh í vô phép, nói bỏ ngoài tai, nói đùa chứ, của đáng tội, lạy trời lạy đất Trong phong cách khoa học, chính luận thường thấy các quán ngữ như: như trẽn đã nói, có thể nói rang, thiết nghĩ, nói cách khác, nói tóm lại, đáng chú ý là
Quán ngữ phụ thêm một sắc thái nào đó chứ không góp phần diễn đạt nội dung cơ bản của câu, của đoạn
II THÀNH NGỮ
1 Thành ngữ là m ột đơn vị bền vữ ng do m ột s ố tu từ
tô hợp lại biểu đạt m ột ý n gh ĩa n h ất định Thành ngữ ra
đòi không chỉ do nhu cầu định danh mà còn do nhu cầu nhận thức các hiện tượng một cách sâu sắc hơn, do yêu cầu của mĩ cảm trong giao tiếp
2 Nghĩa của thành ngữ không phải do nghĩa của từng
thành tố cấu tạo ra Khi dùng những thành ngữ như: giận cá chém thớt, già kén kẹn hom, há miệng chờ sung người ta chỉ
nghĩ đến nghĩa của toàn bộ thành ngữ, chứ không chú ý đến nghĩa của từng từ một Sự vật, sự việc, hình ảnh được miêu tả
13
Trang 15trong thành ngữ có quan hệ m ật thiết với những sự vật, sự việc
cụ thể trong đời sông vật chất, tinh thần của nhân dân và được chuyển dịch theo các phương thức chuyển nghĩa trong tiêng Việt như phương thức so sánh, phương thức ẩn dụ và hoán dụ:
rối như tơ vò, chân lấm tay bùn, giận cá chém thớt Nhờ vậy
thành ngữ tiếng Việt có tính hình tượng độc đáo và đậm đà, trỏ thành một loại đơn vị giầu sắc thái tu từ trong tiếng nói dân tộc.Tiếng Việt dùng nhiều thành ngữ vay mượn của tiếng Hán
như: cẩn tắc vô ưu, độc nhất vô nhị, danh chính ngôn thuận, thực sự cầu thị, xuất quỷ nhập thần Có những thành ngữ dịch từ tiếng Hán như: đánh trống qua cửa nhà sấm (kính cổ lôi môn), cười ngựa xem hoa, trăm hoa đua nở
Thành ngữ là những kết cấu cố định, tuy vậy thành ngũ cũng biến đổi theo sự phát triển của xã hội, có những thành
ngữ mổi xuất hiện (trị bệnh cứu người, vườn không nhà trống, thi đua ái quốc) và có những thành ngữ ít được dùng hoặc
hoàn toàn không được dùng nữa do diễn đạt những nội dung không phù hợp với tư tưởng, tình cảm của con người trong xã
hội mới (lá ngọc cành vàng, lờ đờ như rợ xuống đồng bằng).
14
Trang 16hình thức của thành ngữ Bác Hồ viết: "Chúng bắt bớ, tù đầy, chém giết, trẻ không tha, già không t ừ ’ Bác đã thay "từ' cho
“thương" trong thành ngữ "trẻ không tha, già không thương' vì dùng “thương’ không hợp với quân giặc tàn bạo.
4 Sự duy trì cấu trúc có tính chất đối ứng làm cho thành ngữ có tính cô’ định Ớ những thành ngữ có sự đối lập về ngũ nghĩa, giữa hai vế thường diễn đạt hai nội dung trái ngược nhau nhưng không phủ định lẫn nhau mà nhằm nói lên được bản chất của sự việc, hiện tượng Ví dụ:
- Tiền m ất tật m ang
- Ă n cám trả vàng
- Miệng nam mô, bụng một bổ dao găm
Ớ thành ngữ, chủ yếu thấy sự đối lập bàng, trắc, tức là sự đối lập giữa hai nhóm thanh, nhóm thanh nặng, huvền và nhóm thanh sắc, hỏi, nặng, ngã Nếu âm tiết cuối của vế đầu là trắc thì âm tiết cuối của vế sau là bàng hoặc ngược lại Ví dụ:
Trang 17- Gà sống nuôi con (trắc — bằng)
- Ngậm máu phun người (trắc — bằng)
- Hoa hòe hoa sói (bằng - trắc)
- Trống đánh xuôi, kèn thôi ngược (bằng — trắc)
Hai bộ phận thường có sô' lượng âm tiết như nhau nên sự đối lập bằng trắc tạo cho thành ngữ một sự cân đôi nhịp nhàng
Một đặc điểm thấy à cấu trúc của rấ t nhiều thành ngữ, đó
là tính chất điệp, ở những thành ngữ bôn âm tiết, thường thì
âm tiết thứ ba điệp với âm tiết thứ nhất Ví dụ:
Hiện tượng điệp vần thường thấy trong các th àn h ngữ có
từ năm âm tiết trở lên Ví dụ:
- Ong nói gà bà nói VỊt
- Cõng rắn cắn gà nhà
- Đủng đỉnh như chĩnh trôi sông
- L ử đ ủ lừ đừ như ông từ vào đền
Về nội dung ngữ nghĩa, các vế thường được diễn đạt theo một hướng, bô sung, nhấn mạnh cho nhau
5 Trong phong cách hành chính, phong cách khoa học người ta phản ánh hiện thực bằng tư duv logic, cho nên hấu như không dùng đến thành ngữ Còn trong phong cách nghệ thuật, thành ngữ với tính chất ví von, so sánh giầu hình ảnh, giầu nhạc điệu đã được nhà văn vận dụng trong các tác phẩm của mình để mô tả cuộc sông sinh động, muôn hỉnh, muôn vẻ
16
Trang 18Trong văn chính luận của Hồ Chí Minh, thành ngữ cũng được riử dụng nhiều, vì người đọc người nghe là quần chúng cách mạng, đại bộ phận là nông dân nên rấ t quen thuộc với lối nói giầu hình ảnh của th àn h ngữ.
Trong các tác phẩm dành cho trẻ mẫu giáo, chúng ta cũng thấy xuất hiện các th àn h ngữ tương đối dễ hiểu đôi với trẻ
như: ăn trắng mặc trơn, dầm sương dãi nắng c ầ n cho trẻ
làm quen vối thành ngữ, một loại đơn vị giàu sắc thái tu từ của tiếng Việt,
Trong những tổ hợp sau, tổ hợp nào là từ lấy^từ_gbép-^Ẳ6gíy,
lập, từ ghép chính phụ: ăn kẹo, ăn ý, cầm nhà
to, to đầu, sân chcÂ, sân
quấn, mềm mỏng, khấp khênh.
Trang 19Chương III
Ỷ NGHĨA CỦA TỪ
I KHÁI NIỆM VỂ Ý NGHĨA CỦA TỪ
Từ là đơn vị gồm hai mặt: hình thức và nội dung Từ “em” chẳng hạn, về hình thức được thể hiện bằng một âm tiế t, từ
“học tập” được thể hiện bằng hai âm tiết Nghĩa của từ là nội dung mà từ truyền đạt: những hiện tượng, sự vật, tính chất khách quan, những tình cảm, thái độ đánh giá về hiện tượng
sự vật v.v Hình thức và ý nghĩa của từ có quan hệ gán bó chặt chẽ với nhau
Do khái niệm và nghĩa của từ có chỗ giống nhau cho nén có một số người cho rằng nghĩa của từ và khái niệm trùng nhau Khái niệm và nghĩa của từ đều tồn tại trong ngôn ngữ nhưng khái niệm là của chung nhân loại được thể hiện trong những ngôn ngữ khác nhau, còn nghĩa của từ mang sắc thái dân tộc
và được hệ thống ngôn ngữ hạn chế Những từ như: “bàn’ (tiếng Việt), “Cmoji” (tiếng Nga), “table” (tiếng Pháp Anh) có nghĩa giống nhau là cái bàn, nhưng lại có khái niệm khốc nhau
do sự khác nhau về hệ thống ngôn ngữ Ví dụ từ “bàn” trong tiếng Việt chỉ những vật có m ặt phẳng (bàn cò, bàn chân ), chỉ số lần được thua (thắng ba bàn, bôn bàn )
Nghĩa của từ còn khác khái niệm ở chỗ: khái niệm không
có sắc thái tình cảm, còn nghĩa của từ có tính chất chủ quan nên có sắc thối tình cảm Trong tiếng Việt, những từ như
■‘chiến sĩ’-, ' phụ nữ” có nghĩa trang trọng, những từ như “đàn bà”,
18
Trang 20“lính” có nghĩa bình thường, có khi mang sắc thái coi thường Tính không đồng n h á t giữa ý nghĩa của từ và khái niệm còn
thể hiện ở chỗ một từ có thể biểu thị nhiều khái niệm, một
khái niệm được biểu thị bằng nhiều từ Từ “nưốc” có thể biểu thị hợp nhất H20 ở thê lỏng, không màu, không mùi, không vị, nhưng cũng có thể được dùng để chỉ một châ't lỏng trên m ặt đất: nước ao, nước sông, nước biển ; dùng để chỉ chất lỏng trong hoa quả: nước chanh, nước dừa Cùng biểu thị khái niệm “không sống nữa”, có thể có nhiều từ như: hi sinh, từ trần, bỏ mạng, ngoẻo, ngủm củ tỏi
Tuy nghĩa của từ không đồng nhất với khái niệm song nó hình thành trên cơ sỏ khái niệm Do vậy, cần xác định ý nghĩa của tù trên cơ sở khái niệm
II TÍNH ĐA NGHĨA CỦA TỪ
1 Từ một nghĩa
Từ một nghĩa là từ chỉ có một nội dung, ý nghĩa thường dùng làm th u ật ngữ khoa học Từ một nghĩa không phụ thuộc vào văn cảnh, nó có tính độc lập về ý nghĩa
2 Từ nhiều nghĩa
Từ nhiều nghĩa là những từ có nhiều nghĩa khác nhau, nhưng có liên quan ít nhiều đến nghĩa chính Tính chất nhiều nghĩa của từ là nét đặc trưng của hầu hết các từ trong nhiều thứ tiếng Ví dụ: từ “ăn ” trong tiếng Việt có nhiều nghĩa:
1) Đưa thức ăn vào miệng: ăn cơm, ăn bánh
2) Án cơm, ăn cỗ trong những dịp đặc biệt như tết, giỗ, cưới: ăn tết, ăn giỗ
3) Sinh sống: làm đủ ăn
Trang 214) Nhận một vật gì không chính đáng: ăn tiền, ăn lễ
5) Ăn mà không nuốt: ăn trầu; hoặc h ú t vào: ăn thuốc lào
6) Đ ạt kết quả: chắc ăn
7) BỊ, phải: ăn đòn, ăn đạn
8) Tiêu thụ: xe ăn tốn xăng
III CÁC LOẠI NGHĨA
Có thể phân chia các nghĩa của một từ nhiều nghĩa thành nghĩa chính và nghĩa phụ
- Nghĩa chính: Nghĩa ít phụ thuộc n h ất vào ngữ cảnh, làm
cơ sở để giải thích các nghĩa phụ
- Nghĩa phụ: Nghĩa thường phải dựa vào ngữ cảnh mới xác định được, có thể suy ra từ nghĩa chính Nghĩa phụ do nghĩa chính chuyển sang dựa trên cơ sở một sô nét chung nào đấy trong những điều kiện nhất định
Ví dụ: "xuân’" có nghĩa chính là m ùa đầu tiên của một năm
Do mỗi năm chỉ có một mùa xuân nên trong một số trường hợp,
xuân có nghĩa phụ là "năm” Ví dụ: “Xuân này hơn hắn mấy xuân qua” Mùa xuân là mùa cây côi tươi tốt, mọi vật đều trở
nên tươi đẹp cho nên "xuân’' lại có thêm nghĩa phụ là “tươi
trẻ” Ví dụ: “Cô ấy trông còn xuân lắm ’'
Vì nghĩa chính chỉ chuyển sang nghĩa phụ trong một sô’ điều kiện n h ất dinh, cho nên nghĩa phụ của từ chỉ hạn chế
trong một sô' kết hợp n h ất định Ta có thể nói: “lửa chiến tranh”, “lửa cách mạng”, “lửa căm thù”, nhưng không thể nói
“lửa lao động”, “lửa học tập" Do không nắm được đặc điểm
hạn chế của nghĩa phụ của từ nhiều nghĩa mà người viết đã
dùng sai từ Ví dụ: “Bai ca dao giáo dục chúng ta có quan điểm
20
Trang 22lành mạnh" Có thể nói “Có tác phong sinh hoạt lành m ạnh”, nhưng không thể nói: “Có quan điểm lành mạnh", mà phải nói
“Có quan điểm đúng đắn' hoặc: “Có cái nhìn lành mạnh về lao động”
IV PHƯƠNG THỬC CHUYỂN NGHĨA TỪ
Sự biến đổi phát triển không ngừng của đời sống đòi hỏi phải được biểu hiện Trong khi đó, ngưòi ta không thể tăng vốn
từ của mình lên mãi, điều này sẽ dẫn đến sự phát triển thêm các nghĩa mới của từ, tức là tạo thêm nghĩa cho từ trên cơ sở nghĩa vốn có Dùng từ sáng tạo không những tạo nghĩa mới cho từ mà còn giúp cho việc diễn tả tư tưởng, tìn h cảm, tảng thêm giá trị gợi tả
Sau đây, ta đi vào hai phương thức cơ bản là ẩn dụ và hoán dụ
1 Ấn dụ
Ân dụ là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh vổi nhau Sự giống nhau
này có thể ở phương diện hình thức, phương diện nội dung hay
ở chức năng, công dụng Ân dụ có cơ sỏ là quy lu ật liên tưởng tương đồng
Ân dụ dựa vào sự giống nhau, cho nên căn cứ vào tính chất của sự giống nhau có thể chia ra các kiểu ẩn dụ như sau:
o Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức: “Mũi” là bộ phận cơ thể có dáng nhọn, vì vậy các bộ phận nhọn của các sự vật củng gọi là "mũi”: mũi dao, mũi kim, mũi tàu Tiếng Việt
rấ t phong phú về loại ẩn dụ này (lá phổi, lá gan, răng bừa, răng lược, miệng hố, cánh tay ).
Trang 23b Ân dụ dựa trên sự giống nhau về màu sắc Ví dụ: màu
da trời, màu da cam, màu rêu, màu cứt ngựa
C. An dụ dựa trê n sự giống nhau về đặc điểm, tín h chất:
“Khô” nghĩa là ít hoặc không có nưốc, nhưng lại có thê nói
“Tình cảm khô”, “lời nói khô" Cũng như vậy có thê nói: sáng ý, sáng dạ, vấn đề rất sáng; quan hệ căng, tinh hình căng; ý nghĩa chua chát
d Ân dụ dựa trên sự giống nhau về công dụng, chức năng
Ví dụ: áo gối, tay gối, tay bừa
đ Ân dụ dựa trên sự chuyển đổi cảm giác Ví dụ: hương lúa ngọt ngào, nói mát mẻ, tiếng hát trong trẻo.
g An dụ từ cụ thê đến trừu tượng, Ví dụ: nắm ngoại ngữ, nắm tình hình, lửa căm thừ
h Ân dụ chuyển tính chất hành động của sinh vật sang sự vật, hiện tượng Ví dụ: con tàu chạy, gió gào thét.
2 Hoán dụ
Hoán dụ là sự chuyển đổi tên gọi từ sự vật hiện tượng này sang sự vật hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ gần gũi
hoặc gắn bó với nhau trong thực tế Cơ sở tâm lí của hoán dụ là
quy luật liên tưởng tiếp cận
Sau đây là một vài kiểu hoán dụ
a Hoán dụ dựa vào quan hệ toàn thể — bộ phận hoặc bộ
phận - toàn thể Ví dụ: "gốc m ía” chỉ cây mía, “sáu miệng ăn” chỉ sáu người, "cây bút” chỉ nhà văn, "sông núi”, “đất nước” chì
Tổ quốc
22
Trang 24b Hoán dụ lấy không gian, địa điểm thay cho những người
sống ở đó Ví dụ: "Cả thành phố, đ ổ xuống đường” (Những người ở thành phô), ''nhà tôi” (vợ hoặc chồng), “làng xóm”
đ Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa quần áo, đồ trang phục
và con ngưòi mang quần áo, đồ trang phục đó Ví dụ:
Ao chàm đưa buổi phân li Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
Môi quan hệ giữa các sự vật rấ t đa dạng, cho nên có thể tìm thấy nhiều loại ẩn dụ, hoán dụ khác nữa c ầ n biết thêm rằng: có khi tấ t cả các nghĩa trong một từ nhiều nghĩa do ẩn
dụ hoặc hoán dụ mà có, cũng có khí nghĩa này có được do ẩn
Trang 25dụ, nghĩa kia do hoán dụ tạo nên Ví dụ: Nghĩa thứ hai của từ
■‘xuân” (chỉ năm) do hoán dụ mà có, còn nghĩa thứ ba “tươi trẻ
do ẩn dụ mà có
V KẾT CẤU NGỮ NGHĨA CỦA TỪ MHIỂU NGHĨA
Mỗi từ nhiều nghĩa có một kết cấu ngữ nghĩa Mỗi kết cấu ngữ nghĩa của từ bao gồm nhiều thành tô" ngũ nghĩa (nghĩa tô) Nghĩa xuất hiện một cách tự do không phụ thuộc vào ngữ cảnh được gọi là nghĩa cơ bản So với các nghĩa tô khác, nghĩa tô cơ
bản có khả năng kết hợp rộng nhất Ví dụ: “N h à ” có nghĩa tố cơ bản là “công trình kiến trúc đê ở ’ Còn các nghĩa khác là những
biến thê từ vựng - ngữ nghĩa của từ “nhà”: nhà giàu, nhà tôi Mỗi biến thể từ vựng - ngũ nghĩa được xác định trên cơ sỏ
nghĩa cơ bản cộng VỚI m ột sự biến đổi đến mức độ n h ấ t định
Thứ tự sắp xếp các biến thể từ vựng ngữ nghĩa dựa vào mức độ khác nghĩa cơ bản Ví dụ sự sắp xếp cơ bản của từ “ăn’’ và các biến thể từ vựng - ngữ nghĩa của “ăn” (Xem mục II) Nghĩa 2 giống nghĩa 1 ở chỗ đưa thức ăn vào thân thể nhưng khác nghĩa 1 ỏ chỗ trong những dịp đặc biệt: ăn tết, ăn giỗ Nghĩa 3 xếp sau nghĩa 2 vì xa nghĩa 1 hơn, nó không chỉ việc đưa thức
ăn vào thân thể mà chỉ biểu thị đủ cái ăn để sống v.v
VI TRƯỜNG TỪ VỰNG - NGỬ NGHĨA
Trường từ vựng - ngữ nghĩa là những hệ thông nhỏ trong
từ vựng, bao gồm một số đơn vị từ vựng được tập hợp lại theo một tiêu chuẩn từ vựng - ngữ nghĩa nhất định Trong một trường lởn có thể chia thành các trường nhỏ, cốc trường nhỏ lại
có thể chia thành các trường nhỏ hơn nữa
Ví dụ: Trường về con người ta có thể chia thành các trường nhỏ như sau:
24
Trang 261 Trường về con người nói chung: đàn ông, đàn bà, thanh niên, thiếu niên, nhi đồng
2 Trưòng về bộ phận con người: đầu, tóc, tai, mắt, miệng, chân, tay, phổi, ruột, gan
3 Trường về hoạt động con người
а Hoạt động trí tuệ: nghĩ, phán đoán, phân tích, tổng hợp
б Hoạt động của các giác quan: nhìn, nghe, ngửi, nếm, sò
c Hoạt động của con người tác động đến đố! tượng:
- Hoạt động của tay: túm, nắm, xé
- Hoạt động của chân: đá, đạp, xéo
4 Trường về tính chất con người
a Tính chất về cơ thể: cao, thấp, béo, gầy, què, gù
b Tính chất trí tuệ: ngu, thông minh, sáng suốt
c Tính chất tâm lí: hiền, ác, rộng rãi, khắc khổ, hẹp hòi, ngu v.v
Bất cứ một từ nào trong các trường hợp trên cũng tự mình lập thành một trường nhỏ Với từ “m ắt” ta có trường:
1) Bộ phận của mắt: con ngươi, lòng đen, lòng trắng, nước mắt, lông mày, lông mi
2) Đặc điểm của mắt: xanh, đen, trắng, bồ câu, ốc nhồi, lươn, tốt, kém, mù, tinh anh
3) Hoạt động của mắt: nhìn, trông, thấy, nom, dòm, trỢn, trừng, quắc
v.v
Trang 27VII HIỆN TƯỢNG ĐỔNG NGHĨA
1 Tất cả các đơn vị có chung một ý nghĩa tập hợp thành một nhóm gọi là nhóm đồng nghĩa Sự khác nhau của các đơn
vị trong nhóm đồng nghĩa chỉ trong phạm vi các ý nghĩa chung thống nhất đó Ví dụ, các từ sau lập thành các nhóm đồng nghĩa: chết, hi sinh, từ trần, toi, ngoẻo ; nhìn, nom nhòm, liếc, ngóc, trông ; ăn, xơi, mời, chén, tọng, nhét, hôc
Các đơn vị đồng nghĩa ít nhất phải có một nét nghĩa chung Muốn xác định một nhóm đồng nghĩa, trước hết ta phải tìm một nghĩa khái quát chung nào đó rồi từ đó tập hợp các từ vào nhóm đồng nghĩa, sau đó dựa vào các nét nghĩa kém khái quát hơn để chia nhỏ nhóm đó ra Ví dụ: Các từ như: m ang: cắp bế, đội, khiêng, cáng, vác, quẩy có nét chung là: "mang một vật rời chỗ cũ đi nơi khác” Ta tiếp tục chia nhóm này thành hai nhóm nhỏ hơn:
a “Không dùng dụng cụ: mang, cắp, bế, bồng, ôm, vác, đội
Qua việc phân tích trên ta thấy:
— Các từ càng ồ trong nhóm nhỏ thì càng đồng nghĩa với
nhau nhiều hơn
- Hiện tượng đồng nghĩa với nhau xảy ra trong hàng loat
từ chứ không phải là hiện tượng ngẫu nhiên trong từng từ
26
Trang 282 H iện tư ợ n g đ ồ n g n g h ĩa là h iệ n tư ợ n g có tín h c h ấ t
m ứ c độ - Q u a n h ệ đ ồ n g n g h ĩa là q u a n h ệ giữ a m ộ t lo ạ t đơn vi với n h iề u m ứ c độ k h á c n h a u T a có th ể p h â n từ
đ ồ n g n g h ĩa th à n h n h ữ n g lo ạ i sau:
a Từ đồng nghĩa tuyệt đối: đó là những từ nghĩa hoàn toàn
như nhau, chỉ khác ở phạm vi sử dụng:
- Từ cũ và từ mới cùng tồn tại:
Máy bay (mổi) — phi cơ (cũ)
Vùng trời (mới) - không phận (cũ)
Súng máy (mới) - liên th an h (cũ)
Ngữ pháp (mới) - văn phạm, mẹo (cũ)
- Từ địa phương và từ của tiếng phổ thông cùng tồn tại:
Lợn (phổ thông) - heo (Nam Bộ)
Mẹ (phổ thông) — má (Nam Bộ)
Bố, cha (phổ thông) - tía (Nam Bộ)
- Từ của tiếng mẹ đẻ và từ vay mượn cùng tồn tại:
Bệnh nhân (mượn) - người bệnh (Việt)
Sử dụng (mượn) - dùng (Việt)
Ngôn ngữ (mượn) - tiếng (Việt)
b Từ đồng nghĩa tương đối: Đó là những từ đồng nghĩa
khác nhau về sắc thái biểu cảm, sắc thái ý nghĩa
- Khác nhau về sắc thái biếu cảm:
Những từ đồng nghĩa loại này đều thông báo hiện tượng thực tế khách quan, nhưng tuỳ thuộc vào thái độ, tình cảm của người thông báo mà ta có được những từ đồng nghĩa khác nhau
về sác thái biểu cảm Ví dụ: (1) Hi sinh, từ trần, tạ thế, qua đòi m ất (2) chết (3) ngoẻo, bỏ xác, toi mạng, m ất mạng
Trang 29Những từ này đều có nghĩa chung giống nhau, nhưng khác nhau ở sắc thái biểu cảm: Nhóm (1) biểu hiện tình cảm tõn trọng, nhóm (2) biểu hiện tình cảm trung lập, nhóm (3) biểu hiện tình cảm khinh thường.
- Khác nhau về sắc thái ý nghĩa:
Đây là những từ đồng nghĩa khác nhau ở một hoặc một vài nét nghĩa nào đó
+ Đối tượng khác nhau: Những từ như “cho’', “biếu”, “tặng” khác nhau về đối tượng “Cho” dùng với những người trong trường hợp bình thường, “biếu” dùng vối những người mình quý trọng, “tặng" dùng với những ngưòi thân
+ Mức độ khác nhau: Những từ như “rộng’', “bao la”, “bốt ngát” biểu thị các mức độ khác nhau về không gian; những từ như: "ngại”, “sợ”, “kinh” biểu thị các mức độ khác nhau của tình cảm
+ Tính khái quát khác nhau: những từ như “cây’’, "nhà”,
“chợ” có tính cụ thể, những từ như “cây cối”, '“nhà cửa’', “chợ búa” có tính khái quát
3 Sau đây ià những cách thức tạo ra các đơn vị đồng nghĩa của tiếng Việt
a Tạo ra các đdn vị đồng nghĩa bằng những yếu tố khác
nhau:
- Phân, chia, cắt, xẻ, tách
- Rộng, mênh mông, bao la, bát ngát
b Tạo ra các đơn vị đồng nghĩa theo các phương thức cấu
Trang 30Các đơn vi đồng nghĩa có giá trị rấ t lớn trong việc miêu tả hiện thực, trong việc diễn đạt tư tưởng tình cảm của con người Chúng khiến cho tiếng Việt trỏ thành công cụ rấ t có hiệu lực trong văn học - nghệ thuật.
4 Trong lời nói, do có những nét nghĩa khác nhau, các từ đồng nghĩa không phải lúc nào cũng dùng thay th ế cho nhau
được Ví dụ: có thể nói: một cô gái đẹp, một hành động đẹp, một câu thơ đẹp, một cô gái xinh, nhưng không thể nói: một hành động xinh, một câu thơ xinh được, vì “đẹp” và '‘xinh” có sự khác
nhau về nghĩa: “xinh” chỉ dùng trong trường hợp nói về hình
thức của người hoặc vật Cũng như vậy, có thể nói “Công nhàn đang thi công trẽn công trường’' nhưng không thể nói “Nông dân đang thi công trên cánh đồng” Không thể viết: “Người nồng dân đã phải gánh vác tất cả cái nóng cay nghiệt của một buổi trưa hè" 0 đây người viết không phân biệt được ‘‘gánh
vác’" với '‘chịu đựng”, “cay nghiệt” với “khắc nghiệt” nên đã dùng sai
“Gánh vác": đảm nhận một công việc nào đó
“Chịu đựng”: nhận thấy sự vất vả, gian khổ
“Cay nghiệt”: thái độ khắt khe, nghiệt ngã
“Khắc nghiệt”: hoàn cảnh khó khăn, con người khó sống và làm việc
Câu trên có thể chữa như sau:
“Người nông dân đã phải chiu đựng tất cà cái nắng khắc nghiệt của buổi trưa hè”
VIII HIỆN TƯỢNG TRÁI NGHĨA
1 Các đơn vị trái nghĩa cũng như đồng nghĩa đều hình thành trên một nét nghĩa chung Khi nó bị phân hoá thành hai
Trang 31cực thì chúng ta có các từ trái nghĩa Ví dụ: cốc từ chỉ đậc diêm nội tâm của con ngưòi có thể sắp xếp thành các nhóm từ có nét nghĩa hẹp trái ngược nhau:
- Hiền, hiền lành, hiền hậu, hiền từ
- Ác, ác nghiệt, độc ác, ác bụng, hiểm ác
Hiện tượng trái nghĩa xảy ra đối với từng nghĩa một chứ không phải đối với toàn bộ ý nghĩa của một đơn vị Ví dụ:
- ‘T ếu ” (sức khoẻ) trái nghĩa với “khoẻ” (sức khoẻ)
- “Yếu" (học lực) trái nghĩa với “khá” (học lực)
2 Sau đây là những cách thức tạo ra các đơn vị trái nghĩa của tiếng Việt
a Tạo ra các đơn vị trái nghĩa bằng những từ khác nhau:
- Đẹp/ xấu, buồn / vui, hiền / dữ, nhanh / chậm
b Tạo ra các từ ghép trái nghĩa bằng các thành tố trái nghĩa:
- Có lí / vô lí, có tình / vô tình, dễ chịu / khó chịu, công bằng / bất công, vô sản / phi vô sản, có tài / bất tài, khéo tính / vụng tính
c Tạo ra các từ láy trái nghĩa từ những từ đơn vốn trái nghĩa:
- Bận, bận bịu / rảnh, rảnh rang
- Thẳng, thẳng thắn / quanh, quanh co
3, Có hiện tượng các từ vốn không trái nghĩa nhau, nhưng trong hoàn cảnh nói năng nào đó được dùng như những từ trái nghĩa Ta gọi chúng là những từ trái nghĩa lâm thời Ví dụ:
Bao giờ rồng đến nhà tôm (rồng / tôm) Từ trái nghĩa nói chung
và từ trái nghĩa lâm thời nói riêng, có vai trò quan trọng trong việc miêu tả sâu sắc hiện thực khách quan
30
Trang 32IX Tử CÙNG ÂM VÀ GẦN ÂM
1ế Từ cùng âm là những từ có cấu tạo âm thanh như nhau, nhưng khác hẩn nhau về nghĩa Ví dụ: báo (1): đưa tin; báo (2): đền đáp: báo (3): con báo; báo (4): tờ báo Hiện tượng cùng âm thường xảy ra trong phạm vi từ ngắn có cấu trúc dơn giản Từ càng ngắn thì tính võ đoán càng cao và do đó dễ dàng chứa đựng những ý nghĩa khác nhau Hiện tượng cùng âm trong tiếng Việt, phổ biến hơn trong các ngôn ngữ Ãn — Âu
Với tư cách là một trò chơi chữ, từ đồng âm được sử dụng trong thơ ca trào phúng làm cho ý sinh động, dí dỏm, sâu sắc han lên Ví dụ:
Bà già đi chợ Cầu Đông Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng Thầy bói gieo quẻ nói rằng Lợi th i có lợi nhưng răng không còn
2 Từ gần âm là những từ có cấu tạo âm thanh gần giống nhau, nhưng nghĩa khác hắn nhau râ't dễ gây nhầm lẫn Ví dụ: sinh động / linh động; bàng quan / bàng quang; bá cáo / báo cáo; yếu điểm / điểm yếu Ví dụ: có học sinh viết:
“Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hỉnh ảnh cho nên cỏ thê nói nó là thứ tiêng nói rất lin h động, rất phong p h ú , có khả năng diễn đạt những biểu hiện tin h tu ý nhât của tinh cảm con người"
Học sinh đă không phân biệt được “linh động’" vổi "sinh động’’ “tinh tuý” với “tinh tể”
- “Linh động’-: không cứng nhắc, biết thay đổi cho phù hợp vối điều kiện, hoàn cảnh
- “Sinh động’*: nhiều mặt, nhiều sắc thái, có sức hấp dẫn
- “Tinh tuý”: phần cốt lõi, quý báu nhất
- “Tinh tế”: những biểu hiện rấ t nhỏ, khó phân biệt
Trang 33Từ vựng học chỉ nghiên cứu tiếng địa phương về m ặt từ vựng;
đó là lớp từ địa phương trong tiếng Việt:
- Nhóm tiếng địa phương Bắc Bộ
- Nhóm tiếng địa phương Bắc Trung Bộ
- Nhóm tiếng địa phương Nam Trung Bộ và Nam Bộ
Từ địa phương thuộc về tiếng nói của một vùng nhất định Người của địa phương này không hiểu những từ của địa phương kia
2 Chúng ta có thể chia từ địa phương thành các loại sau
a Những từ địa phương không có sự đối lập với từ vựng
toàn dân Đó là những từ chỉ đặc sản của từng vùng Ví dụ: sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, nhút
b Những từ địa phương có sự đôi lập vối từ vựng toàn dân
Có thể chia làm hai loại nhỏ
+ Giông về ngữ âm với từ vựng toàn dân, nhưng ý nghĩa khác nhau Ví dụ:
Hòm (từ vựng toàn dân): đồ dùng bằng gỗ, bằng sắt để đựng áo, quần
32
Trang 34Hòm (từ địa phương): quan tài.
Chén (từ vựng toàn dân): đồ dùng để uống
Chén (Nam Bộ): bát
Té (từ vựng toàn dân): h ắt nước lên
Té (Nam Bộ): ngã
+ Khác vê ngữ âm, nhưng ý nghĩa giổhg nhau
Có những từ giống nghĩa hoàn toàn như: bao diêm / hộp quẹt; thấy / chộ (Nghệ Tĩnh), có những từ giống nghĩa bộ phận như: uống / nhậu (Nam Bộ) “Nhậu” chỉ đồng nghĩa với “uống”
ở nghĩa: uống rượu
3 Do đất nước đã thống nhất, lớp từ toàn dân ảnh hưởng sâu sắc đôì với tiếng địa phương Tiếng địa phương một m ặt tiếp thu những từ mới của từ vựng toàn dân, m ặt khác có đóng góp cho từ vựng toàn dân một sô từ ngữ cần thiết
Trong nhà trường, chúng ta không nên dùng từ địa phương một khi không cần thiết, vì nhà trường là nơi bảo đảm tính thống nhất cao của tiếng nói dân tộc 0 trường mẫu giáo, lời nói của cô giáo là nguồn cơ bản cho sự phát triến lời nói của trẻ Cô mẫu giáo là ngưòi tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập của trẻ, là người giúp trẻ làm quen với ngôn ngữ của tác giả trong các sáng tác văn học nghệ thuật Lời nói của cô mẫu giáo phải hướng tới chuẩn mực của tiếng nói dân tộc, của từ vựng toàn dân, phải là mẫu mực đê trẻ noi theo
lí TỪ NGHỀ NGHIỆP
1 Từ nghề nghiệp là từ biểu thị những công cụ nghề nghiệp, những sản phẩm lao động hoặc những hoạt động lao động của một nghề nào đó trong xã hội Ví dụ:
Trang 35— Nhung từ dùng trong nông nghiệp: cày vỡ, cày ải bón lót, bón thúc, gieo trồng, gieo vãi
— Những từ trong ngư nghiệp: chài, lưới, cất te lưới vét khơi
— Xhững từ dùng trong nghề dệt: xa, ống suốt, thoi, đánh ống, đánh suốt
— Những từ dùng trong nghề mộc: bào, bào lượn, đục tảng, đục móng, mộc xẻ, rọc, xén, soi, lùa
Những từ này được những người trong ngành nghề biết
và sử dụng Từ nghề nghiệp do đó được dùng hạn chế về mặt
xã hội
2 Hầu hết các từ nghề nghiệp đều có nguồn gốc thuần
Việt Từ vựng nghề nghiệp dễ dàng trở thành từ vựng toàn dân khi những khái niệm riêng của nghề nào đó trờ thành phổ biến trong xã hội
vị chủ ngữ, vị ngữ trong ngôn ngữ học: tư bản, giá trị thặng
dư, tích luỹ trong kinh tế học v.v
Từ Cách mạng tháng Tám, chúng ta đã dùng tiếng Việt trong các trường học; do nhu cầu phát triển kinh tế văn học, việc xâv dựng các th u ật ngữ cho các ngành khoa học là rấ t cấp thiết
34
Trang 362 Thuật ngữ khoa học có những đặc điểm cơ bản sau
а Tính chính xác
Các khái niệm được biểu hiện trong th u ật ngữ là các khái niệm chính xác của một ngành khoa học Thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm n h ất định trong một ngành khoa học, chúng không mang sắc th á i gợi cảm
б Tính hệ thống
Mỗi lĩnh vực khoa học đều có một hệ thống các khái niệm được thể hiện ra bằng các th u ậ t ngữ của mình Mỗi th u ật ngữ đều nằm trong một hệ thống th u ậ t ngữ nhất định
c Tính quốc tế
Các khái niệm khoa học là tài sản chung của nhân loại cho nên ý nghĩa của các th u ậ t ngữ đều có tính quốc tế v ề hình thức cấu tạo, tính quốc tế của th u ật ngữ chỉ có tính chất tương đốỉ Có ba cách đặt th u ật ngữ: 1) Dùng từ thuần Việt 2) Dùng
từ gốc Hán 3) Phiên âm Dùng từ thuần Việt làm th u ật ngữ thì dễ nhỡ, dễ hiểu và có tính chất dân tộc Ví dụ: giảm m ật (hybocholie), chứng đái nhiều (polyrie), hoá rượu (alcooliser) Khi không thể dùng từ thuần Việt, chúng ta dùng từ gốc Hán
Ví dụ: thẩm phán, thể tích, trọng lực, phân tử, nguyên tử, đại
số, vi phân, tích phân Cách phiên âm có nhược điểm là không có tính chất dân tộc, cho nên người ta chỉ dùng cách này khi không dùng được hai cách trên Khi đọc thì phát âm theo tiếng Việt Ví dụ: canxi (calcium), hiđro (hydrogène), ôxi (Oxygene)
3 Thuật ngữ khoa học là một công cụ cần thiết cho các ngành khoa học T hành tích của công tác th u ật ngữ trong giai đoạn vừa qua rấ t lớn, nhưng cũng còn một sô' nhược điểm
Trang 37Tiến tới hệ thông hoá tiêu chuẩn th u ật ngữ tiếng Việt là đòi hỏi cấp bách của khoa học và của tiếng Việt trong giai đoạn hiện nay.
IV TỪ NGỮ GỐC HÁN, GỐC ẤN - Âu
Suốt hàng ngàn năm Bắc thuộc, tiếng Việt đã tiếp nhận một khốỉ lượng từ ngữ rấ t lớn của tiếng Hán Đến đời Đường, chính sách cúa bọn thông trị là cưõng bức dân ta học chữ Hán Tiếng Hán đời Đường đã du nhập vào nước ta một cách có hệ thông Tiếp theo đó, nước ta giành được quyền độc lập Các triều đại phong kiến Việt Xam vẫn lấy chữ Hán làm ngôn ngữ chính thức của nhà nước, nhưng vì không quan hệ trực tiếp vối tiếng Hán như trước nữa, cho nên trong khi bản th ân tiếng Hán đã biến đổi rấ t nhiều, nhưng ỏ Việt Nam, chữ Hán vẫn được đọc như dạng ngữ âm chữ Hán đời Đường So với dạng ngữ âm của chữ Hán đời nhà Đường thì cách đọc H án Việt đả được Việt hoá ít nhiều Tiếng Việt đã tiếp nhận một khối lượng
to lớn các từ ngữ của tiếng Hán thuộc các lĩnh vực hoạt động
- Về văn hoá giáo dục: trạng nguyên, th ủ khoa, cử nhân,
tú tài, tiến sĩ, văn chương
- Về quân sự: chì huy tác chiến, chiến trường, cảnh giới xung phong
Về cách dùng từ Hán - Việt, cần chú ý mấy điểm sau:
- Từ Hán Việt không có từ Việt tương đương về nghĩa Ví
dụ: nhân dân, độc lập, tự do, xã hội, hải quân
36
Trang 38— Từ Hán Việt có từ tiếng Việt tương đương về nghĩa, nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm, về phạm vi sử dụng
Ví dụ:
Phụ nữ (Hán — Việt): sắc thái trang trọng
Đàn bà (thuần Việt): thông dụng
Phu nhân (Hán — Việt): sắc thái trang trọng
Vợ (thuần Việt): thông dụng
Việc dùng từ H án - Việt là cần thiết, nhất là khi tiếng Việt không có từ tương đương về nghĩa, ví dụ: độc lập, tự do, hạnh phúc Khi dùng từ Hán — Việt, cần tránh nhũng lỗi như dùng sai nghĩa, sai âm của từ Ví dụ: "yếu điểm’- (điểm quan trọng) lại dùng vổi nghĩa: điểm yếu, chỗ kém: “dư luận” ỉà ý kiến của sô' đông lại dùng để nói về một người., “sán lạn” lại đọc, viết thành “sáng lạn” hoặc “sáng lạng’’ v.v
Trong những từ đồng nghĩa, những từ Hán Việt thường có tính chất cổ kính, trang trọng Còn từ thuần Việt thường có sắc thái cụ thể, bình dân Trên báo chí, có lẽ không nên dùng “vợ”
trong trường hợp sau: “Ra sân bay đón Đoàn, có thủ tướng và vđ' Có những công việc ngày xưa cho là thấp hèn, ngày nay
được đánh giá là cao quý, cho nên những tên gọi ngày xưa là thuần Việt thì được thay th ế bằng từ Hán - Việt
Ví dụ: phu - dân công, bồi bàn - phục vụ viên, bếp — cấp dưỡng
Cuối th ế kỉ XIX, thực dân Pháp xâm chiếm nước ta, biến nước ta thành thuộc địa của chúng Việt Nam chịu ảnh hưởng của Pháp vê' tấ t cả các m ặt chính trị, kinh tế, văn hoá Từ ngữ của tiếng Pháp th âm nhập vào tiếng Việt ngày càng nhiều
Ví dụ: vét-tông, sơ-mi, may-ô, ghi-lê, xà-phòng, vi-ô-lông, ác- mô-ni-ca, kí-ninh, vi-ta-min, lô-cốt, tăng, bôt
Trang 39Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười ở Nga có ảnh hưởng lón đôi với Việt Nam Tiếng Việt đã tiếp nhận nhiều từ Nga như: bônsêvích, côngsômôn, Xô Viết
Đối với các từ gốc Ân - Âu cần sử dụng cho đúng và chì
nên sử dụng khi cần thiết Tránh nói sai kiểu: bê-xi-lin (pê-ni- xi-lin), mét tinh (mít-tinh)
V TỪ NGỬ LỊCH sử
Từ ngữ lịch sử là những từ ngữ mà đối tượng biểu thị của chúng đă m ất đi Ví dụ: Tên gọi chức tước, phẩm hàm thời phong kiến: hoàng thượng, hoàng hậu, cung phi, thượng thư tổng đôc, tuần phủ tri huvện, chánh tổng, lí trưởng tên gọí bằng cấp, thi cử thời phong kiến: tú tài, trạng nguyên, phó bảng, hoàng giáp v.v Xhững từ ngữ này ít hoặc không được dùng nữa Nhưng khi cần diễn đạt những khái niệm có tính chất lịch sử ấy người ta lại phải dùng đến chúng Ví dụ, trong các sách sủ học trong các tác phẩm văn học viết về thời kì phong kiến
Truyện cổ tích có sử dụng các từ ngữ lịch sử Ví dụ:
- Một hóm, sứ g iả của nhà vua về làng, gọi loa xem ai là người xung phong ra đánh giặc cứu nước.
(Truyện Ong Gióng)
- Quân lính đem k iệ u đến rước Tấm về cung.
(Truyện Tấm Cám)
Trang 40Chương V LỖI DÙNG TỪ
Có thể suy nhưng lỗi dùng từ thưòng gặp của học sinh về bốn loại sau:
1 Lỗi vê' ý nghĩa từ vựng của từ
2 Lỗi về hình thức ngữ âm của từ
3 Dùng từ không phù hợp với hoàn cảnh nói năng
4 Dùng từ không phù hợp vối phong cách
I LỖI VỂ Ý NGHĨA TỪ VựNG CỦA TỪ
Đây là loại lỗi xuất hiện nhiều hơn cả Muôn dùng từ đúng, phải xác định được các m ặt sau:
— Ý nghĩa từ vựng của từ: Xác định nghĩa chính, nghĩa phụ, sự chuyên nghĩa của từ, sắc thái ý nghĩa của các từ đồng nghĩa v.v
- Sắc thái biểu cảm của từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa
Có thể quy các lỗi vê các loại sau:
1 Dùng từ sai do không nắm vững được nghĩa của từ
Ví dụ 1: “Người nông dân đã phải g á n h c h iu tất cả cái nóng bức, oi ả, cay nghiệt của buôi trưa hè”
Ngưòi viết đã dùng sai các từ “gánh chịu’’, '“cay nghiệt”, do không nắm vững được nghĩa của từ này Đáng lẽ, phải nói, ví