1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương

47 786 23

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 158,39 KB

Nội dung

Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thươngmại Việt – Tiền Phương TÓM LƯỢC Với tình hình thị trường nhiều biến động, sự phát triển không ngừng của

Trang 1

Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương

mại Việt – Tiền Phương

TÓM LƯỢC

Với tình hình thị trường nhiều biến động, sự phát triển không ngừng của kinh tế,

kĩ thuật công nghệ và sự cạnh tranh ngày càng cao trong ngành xây dựng, các doanhnghiệp muốn hội nhập thành công và hiệu quả công ty cần có các chính sách hoạt độngphù hợp với điều kiện mới trong đó có việc làm tốt quản trị rủi ro Nắm bắt được tìnhhình đó công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phươngkhông ngừng phát triển công nghệ, nhân lực cho việc chú trọng vào vấn đề quản trị rủi

ro trong các hoạt động kinh doanh của công ty Phần lớn các doanh nghiệp Việt Namhiện nay, việc đầu tư nguồn lực cho hoạt động quản trị rủi ro chưa được quan tâm đầy

đủ Hơn nữa, có rất ít các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện quản trị rủi ro một cáchđồng bộ và toàn diện dẫn đến thực trạng là các doanh nghiệp không có khả năng kiểmsoát các rủi ro và hạn chế tổn thất hiệu quả

Xuất phát từ những lý do trên mà em lựa chọn đề tài khóa luận “Hoàn thiện công tácquản trị rủi ro của công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt – TiềnPhương” Khóa luận đã hệ thống hóa lý thuyết cơ bản về rủi ro, quản trị rủi ro làm cơ sởphân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro của công ty và tìm kiếm các giảipháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty Các nội dung chính của khóa luận làtrình bày lý thuyết về quản trị rủi ro trong doanh nghiệp như khái niệm rủi ro, rủi ro trongkinh doanh, quản trị rủi ro, phân loại rủi ro, vai trò của quản trị rủi ro, các nguyên tắc quảntrị rủi ro, qui trình quản trị rủi ro và các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong kinhdoanh Tiếp theo là phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro của công ty và

từ đó đề xuất một số giải pháp như giải pháp hoàn thiện quy trình quản trị rủi ro, hoànthiện các nguồn lực trong triển khai quản trị rủi ro… Cuối cùng, kiến nghị với các cơ quanhữu quan nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH MTV xây dựng vàdịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình nghiên cứu và viết khóa luận, em đã nhận được sự quan tâm,hướng dẫn, giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường Trước tiên, emxin chân thành cảm ơn PGS TS Trần Hùng, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡtận tình cho em trong suốt thời gian viết khóa luận Đồng thời, em cũng gưi lời cảm ơnđến sự giúp đỡ và tạo điều kiện thực tập của ban lãnh đạo, các phòng ban của công tyTNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương Cuối cùng, em xinchân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa quản trị doanh nghiệp – trường Đại họcThương mại đã tạo điều kiện cho em hoàn thiện bài khóa luận tốt nghiệp này

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiên

Lâm Thị Thủy Tiên

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1

3 Mục tiêu nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Kết cấu đề tài 4

CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 5

1.1 Các khái niệm cơ bản 5

1.1.1 Khái niệm rủi ro 5

1.1.2 Khái niệm rủi ro trong kinh doanh 6

1.1.3 Khái niệm quản trị rủi ro 6

1.2 Các nội dung lý luận cơ bản về quản trị rủi ro của doanh nghiệp 6

1.2.1 Phân loại rủi ro 6

1.2.2 Vai trò của quản trị rủi ro 7

1.2.3 Các nguyên tắc quản tri rủi ro 8

1.3 Quy trình quản trị rủi ro 8

1.3.1 Nhận dạng rủi ro 8

1.3.2 Phân tích và đo lường rủi ro 9

1.3.3 Kiểm soát và tài trợ rủi ro 9

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong doanh nghiệp 10

1.4.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 10

1.4.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp 11

Trang 4

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH MTV XÂY DỰNG VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI VIỆT – TIỀN PHƯƠNG 13 2.1 Khái quát về công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương 13

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương 13 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương 14 2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 15 2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương 16

2.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH MTV xây dựng và dịch

vụ thương mại Việt – Tiền Phương 17

2.2.1 Đánh giá tổng quan về tình hình quản trị rủi ro của công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương 17 2.2.2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH MTV xây dựng và dịch

vụ thương mại Việt – Tiền Phương 19 2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương 24

2.3 Các kết luận về thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương 26

2.3.1 Những thành công trong công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương 26 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương 27

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY TNHH MTV XÂY DỰNG VÀ DỊCH

VỤ THƯƠNG MẠI VIỆT – TIỀN PHƯƠNG 29 3.1 Phương hướng hoạt động của công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương trong thời gian tới 29

Trang 5

3.2 Quan điểm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương 30 3.3 Các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công

ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt –Tiền Phương 31

3.3.1 Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương 31 3.3.2 Các kiến nghị với cơ quan hữu quan để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương 34

KẾT LUẬN 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV xây dựng 16

và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương 16Bảng 2.2 Thực trạng các rủi ro kinh doanh khi thi công công trình của công ty TNHHMTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương 19

Bảng 2.3 Đánh giá quy trình quản trị rủi ro 21Biểu đồ 2.1: Đánh giá thực hiện nguyên tắc quản trị rủi ro hướng vào mục tiêu phòngngừa và khắc phục hậu quả rủi ro 22Biểu đồ 2.2: Đánh giá thực hiện nguyên tắc quản trị rủi ro gắn với trách nhiệm của nhàquản trị 23Biểu đồ 2.3: Đánh giá thực hiện quản trị rủi ro gắn với tổ chức 23

Hình 1.1 Sơ đồ bộ máy quản lý công ty 15

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viênSL: Số lượng

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trước tình hình kinh tế thế giới đầy biến động, xu hướng hội nhập kinh tế toàncầu, sự ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát,… mang đếncho các doanh nghiệp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng nhiều cơ hội cũngnhư thách thức lớn Trước tình hình đó, nhiều nhà quản trị và các nhà nghiên cứu kinh

tế bắt đầu đi sâu và nhận thức được rằng quản tri rủi ro trong doanh nghiệp rất quantrọng và không thể bỏ qua Doanh nghiệp cần phải chủ động phòng tránh trước nhữngbiến động đầy rủi ro và có các biện pháp hạn chế tổn thất, biến các rủi ro thành những

cơ hội phát triển

Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong công tác quản lý,điều hành, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không chỉgiúp doanh nghiệp chủ động ứng phó với những biến động bất lợi mà còn giúp doanhnghiệp phòng tránh, loại bỏ được những tổn thất mà rủi ro mang lại Tuy nhiên, đa sốcác doanh nghiệp hiện nay chưa chú trọng đến công tác quản trị rủi ro, hầu hết chưa có

bộ phận chuyên trách quản trị rủi ro cũng như chưa có các chương trình cụ thể đểphòng ngừa, khắc phục rủi ro

Công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương làcông ty chuyên về thầu các công trình xây dựng, hoạt động kinh doanh của công tycho mỗi gói thầu thường cần thời gian khá dài Do vậy, những biến động về kinh tế,chính trị, công nghệ… trong thời gian thực hiện gói thầu là những mối đe dọa, rủi ro

có thể gây tổn thất hoặc chậm tiến độ làm việc của công ty Xuất phát từ tính cấp thiếtcủa quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty và mong muốn được làm rõnhững lý thuyết đã được học trên ghế nhà trường vào thực tiễn của doanh nghiệp.Cùng với thời gian thực tập và tìm hiểu về thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công

ty còn nhiều thiếu sót em lựa chọn nghiên cứu đề tài “ Hoàn thiện công tác quản trị rủi

ro tại công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương”

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Trong những năm gần đây, có rất nhiều nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề quản trịrủi ro, đây là lĩnh vực nghiên cứu không còn mới, đã và đang trở thành vấn đề quantrọng, cấp thiết đói với các doanh nghiệp Việt Nam Đã có một số công trình nghiêncứu có liên quan như:

Trang 9

- Khóa luận tốt nghiệp sinh viên Phạm Thị Hoa ( năm 2013, Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH TM và DV Nghiệp Hưng Việt) Khóa luận đã đưa ra

được thực trạng hoạt động kinh doanh và một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trịrủi ro của công ty

- Khóa luận tốt nghiệp sinh viên Nguyễn Thị Ngọc ( năm 2014, Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty cổ phần Sông Đà 6) Khóa luận đã đưa ra cơ sở lý

thuyết về quản trị rủi ro, công tác quản trị rủi ro tại công ty, từ đó đề xuất một số giảipháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty

- Khóa luận tốt nghiệp sinh viên Nguyễn Thị Hằng (năm 2014,Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH cơ khí xây dựng VDC) Khóa luận đã hệ thống

hóa các vấn đề lý luận về rủi ro và đánh giá được hiệu quả hoạt động trong các góithầu xây dựng của công ty qua các năm, đồng thời đưa ra được một số giải pháp hoànthiện công tác quản trị rủi ro của công ty

- Khóa luận tốt nghiệp sinh viên Đoàn Thị Liên ( năm 2014, Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty Cổ phần giải pháp VNNP Việt Nam) Khóa luận làm rõ cơ

sơ lý thuyết, tìm hiểu được thực trạng của công ty và đưa ra được một số giải pháp hữuích

3 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về rủi ro và quản trị rủi ro trong kinh doanhcủa doanh nghiệp

- Phân tích đánh giá thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro trong quá trình kinh doanhcủa công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương Từ đóđưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH MTV xâydựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu vấn đề lý luận và thực trạng công tác quản trị rủi ro trong các doanh nghiệp

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: Quản trị rủi ro và các giai đoạn của quản trị rủi ro tại công ty TNHH

MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương Phương pháp nghiên cứu

- Về không gian: công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt –

Tiền Phương hoạt động với ngành nghề kinh doanh chủ yếu là thầu xây dựng các

Trang 10

công trình dân dụng, giao thông Công ty tập trung phát triển thị trường trong nướcnên khóa luận sẽ nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro tại công ty TNHH MTV xâydựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương ở trong nước.

- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng quản trị rủi ro trong kinh doanh của công ty

TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương giai đoạn từ năm

2012 đến năm 2014

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

5.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp

Phương pháp này được thực hiện thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp, thôngtin thu thập bằng việc hỏi trực tiếp về công tác quản trị rủi ro tại công ty Đối tượngphỏng vấn là các nhà quản trị của công ty, phỏng vấn làm rõ quan điểm của ban lãnhđạo công ty về thành công và hạn chế công tác quản trị rủi ro tại công ty hiện nay

- Phương pháp điều tra trắc nghiệm

Phương pháp thu thập dữ liệu qua phiếu điều tra trắc nghiệm về một số vấn đềliên quan đến hoạt động quản trị rủi ro của công ty Phiếu điều tra gồm câu hỏi tậptrung để làm rõ quan điểm của cán bộ công nhân viên trong công ty về rủi ro và côngtác quản trị rủi ro tại công ty

5.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu được thu thập thông qua sưu tập số liệu phòng tài vụ kế toán, phòng tổchức hành chính, phòng kế hoạch kĩ thuật hoạt động ngoài ra tìm hiểu các báo cáo tàichính, kết quả hoạt động kinh doanh và dựa vào hoạt động nghiên cứu của công tytrong những năm trước nguồn tài liệu bên ngoài công ty như các tài liệu về rủi ro,quản trị rủi ro trên các trang mạng, giáo trình, bài giảng của trường Đại học Thươngmại và các trường kinh tế khác

5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Dữ liệu thu thập được xử lý bằng phương pháp phân tích, so sánh giữa các năm,giữa kế hoạch với thực tế rồi đưa ra kết luận về hoạt động kinh doanh của công ty Từ

đó thống kê về các tổn thất qua các năm, đưa ra nhận xét chung, phân tích, đánh giátổng thể để tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp để giảm thiểu rủi ro, đề xuất

Trang 11

các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH MTV xây dựng vàdịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương.

6 Kết cấu đề tài

Kết cấu khóa luận gồm 3 chương

Chương 1 : Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong các doanh nghiệp

Chương 2 : Thực trạng công tác quản trị rủi ro tại công ty TNHH MTV xây dựng

và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương

Chương 3 : Một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tạicông ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO

TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm rủi ro

Rủi ro là điều không may xảy ra gắn liền với hoạt động và môi trường sống của

con người Nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nước đã nghiên cứu và đưa ra một số khainiệm như sau:

Theo từ điển tiếng Việt: Rủi ro là điều không lành không tốt bất ngờ xảy ra Theo từ điển tiếng Anh: Rủi ro là khả năng nguy hiểm, bị đau đớn hoặc thiệt hại Theo Geogra Rejda: Rủi ro là sự không chắc chắn gây ra những mất mát, thiệt hại Theo Allan Willett – học giả người Mỹ cho rằng: “ Rủi ro là sự bất trắc cụ thể

liên quan đến một biến cố không mong đợi” Như vậy cách tiếp cận của ông liên quanđến thái độ của con người những biến cố ngoài mong đọi chính là rủi ro, còn nhữngbiến cố mong đợi không phải là rủi ro

Theo trường phái truyền thống: Rủi ro là sự không may mắn, sự tổn thất mất

mát, nguy hiểm Nó được xem là điều không lành, điều không tốt, bất ngờ xảy đến Đó

là sự tổn thất về tài sản hay là sự sụt giảm về lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dựkiến Rủi ro còn được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinhdoanh, sản xuất của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp

Theo trường phái hiện đại: Rủi ro là những bất trắc có thể đo lường được vừa

mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mấtmát nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, cơ hội Do đó, bằng cách tích cựcnghiên cứu rủi ro, người ta có thể phòng ngừa, hạn chế những rủi ro và tận dụng đượcnhững cơ hội phát triển trong tương lai

Tóm lại, mọi quan điểm trên đều đi đến thống nhất: Rủi ro là khả năng một sựkiện có thể xảy ra và sẽ có ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu đạt được cácmục tiêu Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đếnnguy hiểm hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người

Trang 13

1.1.2 Khái niệm rủi ro trong kinh doanh

Rủi ro trong kinh doanh là những vận động khach quan bên ngoài chủ thể kinh

doanh, gây khó khăn trở ngại cho chủ thể trong quá trình thực hiện mục tiêu, tàn phácác thành quả đang có bắt buộc các chủ thể phải chi phí nhiều hơn về nhân lực, thờigian trong quá trình phát triển của mình

Nguyên nhân của rủi ro trong kinh doanh

- Những yếu tố bất lợi của môi trường kinh tế, suy thoái kinh tế, lạm phát, thayđổi tỷ giá hối đoái,…

- Sự không ổn định chính trị: thay đổi thể chế, chính sách, luật pháp theo hướngbất lợi

- Sự sai lầm về chiến lược của nhà quản lý hay sai sót của nhân viên trong quátrình tác nghiệp

Như vậy, rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có những rủi ro kháchquan nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, có những rủi ro chủ quan xuất phát từbên trong doanh nghiệp có thể kiểm soát Nhưng nhìn chung, hầu hết rủi ro xảy ra do cácnhân tố khách quan gây nên Do vậy, doanh nghiệp không thể kiểm soát được rủi ro màphải tìm các giải pháp phòng ngừa rủi ro hoặc hạn chế những tổn thất mà rủi ro mang lại

1.1.3 Khái niệm quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng, phân tích, đo

lường, đánh giá rủi ro và tòm các biện pháp kiểm soát, tài trợ khắc phục các hậu quảcủa rủi ro đối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực trongdoanh nghiệp Nói cách khác, quản trị rủi ro là quá trình xác định các rủi ro và tìmcách quản lý, hạn chế các rủi ro đó xảy ra với tổ chức Các công việc chính trong quátrình quản trị rui ro của doanh nghiệp bao gồm: Nhận dạng và phân tích các rủi ro, hậuquả của rủi ro mang lại cho doanh nghiệp; Tìm các giải pháp phòng ngừa rủi ro, hạnchế tổn thất; Kiểm soát và tài trợ rủi ro bằng cách loại bỏ những nguyên nhân rủi ro,giảm nhẹ, phân tán mức độ thiệt hại dự phòng chi phí, nguồn lực cần thiết để đối phóvới rủi ro trong trường hợp rủi ro xảy ra

1.2 Các nội dung lý luận cơ bản về quản trị rủi ro của doanh nghiệp

1.2.1 Phân loại rủi ro

Rủi ro sự cố và rủi ro cơ hội

Rủi ro sự cố là rủi ro gắn liền với những sự cố ngoài dự kiến, là những rủi rokhách quan khó tránh khỏi

Trang 14

Rủi ro cơ hội là rủi ro gắn liền với quá trình ra quyết định của chủ thể

Rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán

Rủi ro thuần túy: Tồn tại khi có một nguy cơ tổn thất nhưng không có cơ hộikiếm lời, hay nói cách khác là rủi ro trên đó không có khả năng kiếm lời cho chủ thể.Rủi ro suy đoán: Tồn tại khi có một cơ hội kiếm lời cũng như một nguy cơ tổmthất, hay nói cách khác là rủi ro vừa có khả năng có lợi vừa có khả năng tổn thất, khókiểm soát, suy đoán, ước lượng được

Rủi ro có thể phân tán và rủi ro không thể phân tán

Rủi ro phân tán: Là rủi ro có thể giảm bớt được tổn thất thông qua những thỏahiệp, đóng góp, chia sẻ

Rủi ro không thể phân tán: Là rủi ro mà những thỏa hiệp đóng góp về tiền bạc tàisản không có tác động

Rủi ro trong các giai đoạn phát triển của doanh nghiệp

Giai đoạn khởi sự: Rủi ro không được thị trường chấp nhận

Giai đoạn trưởng thành: Rủi ro do tốc độ tăng trưởng của kết quả doanh thu lớnnhất không tương xứng với tốc độ phát triển của chi phí nhỏ nhất

Giai đoạn suy vong: Rủi ro phá sản

Rủi ro do tác động của các yếu tố môi trường kinh doanh

Bao gồm các yếu tố luật pháp, kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, khoa học –công nghệ, yếu tố tự nhiên…

1.2.2 Vai trò của quản trị rủi ro

Trong các doanh nghiệp, quản trị rủi ro là một trong những vấn đề trọng tâm của

hệ thống quản trị doanh nghiệp Hoạt động quản trị rủi ro là bảo vệ và góp phần tănghiệu quả kinh doanh, hõ trợ doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh và giảm thiểutổn thất Trong quá trình hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp:Xây dựng khuôn khổ giúp doanh nghiệp thực hiện kế hoạch tương lai có tínhnhất quán và có thể kiểm soát Mọi kế hoạch, chương trình dự án kinh doanh đềutồn tại những rủi ro đe dọa sự tồn tại và chất lượng hoạt động, do vậy việc nghiêncứu và phân tích rủi ro sẽ góp phần tạo cơ sở cho việc đề phòng hoặc khắc phục kịpthời khó khăn

Tăng cường năng lực trong việc ra quyết định, lập kế hoạch và sắp xếp thứ tự ưutiên công việc trên cơ sở hiểu rõ về hoạt động mà công ty đã, đang và sẽ triển khai.Góp phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp Đông thời hỗtrợ và phát triển nhân viên về kiến thức, đáp ứng đủ và kịp thời lao động và vốn

Trang 15

Doang nghiệp sẽ tận dụng được tối đa khả năng làm việc của nhân viên và sử dụng cóhiệu quả nguồn vốn, tiết kiệm tối đa mọi chi phí phát sinh do rủi ro gây ra.

Đảm bảo doanh nghiệp có môi trương kinh doanh thuận lợi, giảm thiểu được cácrủi ro có thể gặp phải, khắc phục kịp thời tổn thất để đưa hoạt động của công ty điđúng quỹ đạo, tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh, phát triển, mở rộng thị trường

1.2.3 Các nguyên tắc quản tri rủi ro

Nguyên tắc 1: Quản trị rủi ro phải hướng vào mục tiêu phòng ngừa và khắc phục

hậu quả của rủi ro

Trong kinh doanh không thể tránh khỏi những rủi ro, muốn đứng vững và pháttriển trên thị trường doanh nghiệp cần có những bước đi mạo hiểm để tìm kiếm những

cơ hội kinh doanh Quản trị rủi ro sẽ hỗ trợ cho nhà quản trị ngăn ngừa, giảm thiểunhững rủi ro trong quá trình phát triển kinh doanh

Nguyên tắc 2: Quản trị rủi ro gắn với trách nhiệm của nhà quản trị

Mọi quyết định được đưa ra hay tất cả các công việc đều thuộc quyền xử lý củanhà quản trị, nhà quản trị là người quyết định phương hướng hoạt động của doanhnghiệp, quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp chính vì thế, mỗiquyết định được đưa ra nhà quản trị cần hướng dẫn, chỉ huy nhân viên để đạt đượchiệu quả tốt nhất

Nguyên tắc 3: Quản trị rủi ro gắn liền với tổ chức, doanh nghiệp

Trong doanh nghiệp, công tác quản trị rủi ro cần được phổ biến cho tất cả cácnhân viên để họ có thể chủ động trong công việc , đưa ra hướng giải quyết kịp thờitrong phạm vi quyền hạn của mình Nhà quản trị cũng như nhân viên cần nhận rõ đượctrách nhiệm của mình trong việc giải quyết những tổn thất khi có rủi ro xảy ra

1.3 Quy trình quản trị rủi ro

1.3.1 Nhận dạng rủi ro

Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro

có thể xảy ra trong hoặt động kinh doanh của doanh nghiệp

Nhận dạng rủi ro nhằm tìm kiếm các thông tin về:

- Tên và loại rủi ro

- Các mối hiểm họa

- Các mối nguy hiểm

Trang 16

Mối nguy đạo đức: Mối nguy đạo đức là sự không trung thưc của một cá nhân

nào đó làm tăng khả năng xảy ra mất mát

Mối nguy vật chất: Là tình trạng vật chất yếu kém làm tăng khả năng xảy ra mất mát Mối nguy tinh thần: Là sự bất cẩn hay thờ ơ của một cá nhân dẫn đến mất mát vì

người này chủ quan cho rằng mình đã mua bảo hiểm

1.3.2 Phân tích và đo lường rủi ro

Phân tích rủi ro

Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác định nguyên nhân

gây ra rủi ro và phân tích nhũng tổn thất

Phân tích hiểm họa: Phân tích những điều kiện hay yếu tố tạo ra rủi ro hoặc những

điều kiện những yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra Có thể sử dụng phươngpháp điều tra bằng mẫu điều tra khác nhau tùy thuộc vào đối tượng rủi ro

Phân tích nguyên nhân rủi ro: Liên quan đến con người, yếu tố kĩ thuật hay liên

quan đến cả hai

Phân tích tổn thất: Phân tích tổn thất đã xảy ra, dựa trên sự đo lường để đánh giá

những tổn thất đã xảy ra Hoặc căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi ro người ta dựđoán tổn thất

Đo lường rủi ro

Đo lường rủi ro là tính toán xác định tần suất và biên độ rủi ro, từ đó phân nhóm rủi

ro Thu thập số liệu và phân tích đánh giá, tính toán xác định tần suất và biên độ rủi ro

Mức độ nghiêm trọng của rủi ro xác định mức độ, quy mô của tổn thất.

Tần suất của rủi ro thể hiện số lượng các tổn thất xảy ra trong một khoảng thời

gian nhất định

Chi phí rủi ro là toàn bộ thiệt hại mất mát về tính mạng, tài sản trong việc phòng

ngừa, hạn chế rủi ro và bồi thường tổn thất được quy thành tiền

1.3.3 Kiểm soát và tài trợ rủi ro

Kiểm soát rủi ro

Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp (kỹ thuật, công cụ, chiến lược,

chính sách…) để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những tốn thất, những ảnh hưởngkhông mong đợi có thể đến với doanh nghiệp khi rủi ro xảy ra Các phương pháp kiểmsoát rủi ro:

Trang 17

Né tránh rủi ro: là né tránh những hoạt động, con người, tài sản làm phát sinh rủi

ro hoặc loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro

Ngăn ngừa rủi ro: Là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu tần suất và mức

độ rủi ro khi chúng xảy ra

Giảm thiểu tổn thất: Là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu những thiệt

hại, mất mát mà rủi ro mang lại hay các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào cácrủi ro bằng cách làm giảm bớt giá trị hư hại khi rủi ro xảy ra

Tài trợ rủi ro

Tài trợ rủi ro là những hoạt động nhằm cung cấp những phương tiện để bù đắp

các tổn thất khi rủi ro xảy ra hoặc tạo lập quỹ cho các chương trình khác nhau để giảmbớt tổn thất Các biện pháp tài trợ rủi ro:

Tự khắc phục rủi ro: Là biện pháp cá nhân, tổ chức bị rủi ro tự thanh toán các chi

phí tổn thất

Chuyển giao tài trợ rủi ro: Là công cụ kiểm soát rủi ro, tạo ra nhiều thực thể

khác nhau thay vì tự chịu rủi ro

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro trong doanh nghiệp

1.4.1 Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1.4.1.1 Nhân tố từ môi trường kinh tế

Nhân tố kinh tế thường rất phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả kinh doanhcủa doanh nghiệp Nhóm nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến sự phát triển của doanhnghiệp: Sự biến động của chu kì kinh doanh, tài chính, tiền tệ, sự biến động của thịtrường, sự mất cân bằng cung cầu, giá cả, tình hình cạnh tranh, lạm phát… Nhân tốkinh tố có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến tốc độ phát triển kinh doanh, dựa vàokhả năng sử dụng các yếu tố đó của doanh nghiệp

1.4.1.2 Nhân tố từ môi trường chính trị, pháp luật

Môi trường chính trị, pháp luật ổn định là cơ sở quan trọng cho sự phát triển bềnvững của doanh nghiệp Sự bất ổn về chính trị và sự thay đổi theo hướng bất lợi củapháp luật sẽ tạo ra những rủi ro, gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Những rủi ro về pháp luật mà các doanh nghiệp có thể gặp phải như: Thắt chặtchính sách quản lý, tăng thuế xuất nhập khẩu, thuế nội địa…hoặc có sự chồng chéogiữa các văn bản pháp luật Những rủi ro đó làm tăng nguy cơ tổn thất cho doanhnghiệp và làm suy giảm niềm tin của các doanh nghiệp

Trang 18

1.4.1.3 Nhân tố từ môi trường văn hóa, xã hội

Là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến rủi ro của doanh nghiệp, bao gồm: Không

am hiểu phong tục tập quán, lối sống ngôn ngữ và các chuẩn mực đạo đức có liênquan Sự thiếu hiểu biết về văn hóa, xã hội khiến doanh nghiệp có sự nhìn nhận thiếuchính xác về nhu cầu của khách hàng, đối tác, nhà cung ứng…gây ra những tổn thấtcho chính mình

1.4.1.4 Nhân tố kĩ thuật, công nghệ

Khoa học – công nghệ phát triển nhằm đáp ứng việc bắt kịp với sự phát triển của

xã hội, hạn chế những rủi ro, chế ngự tự nhiên… Nhưng xét theo khía cạnh khác, sựphát triển của khoa học – công nghệ cũng có thể tạo ra những rủi ro mới cho doanhnghiệp Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của công nghệ sẽ là rủi ro cho doanhnghiệp nếu không áp dụng kịp thời vào hoạt động kinh doanh của mình, chậm tiến sovới đối thủ, không bắt kịp với thị trường sẽ tạo ra những tổn thất đáng kể

1.4.1.5 Nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên

Rủi ro xuất phát từ tự nhiên là không thể tránh khỏi, những hiện tượng như thiêntai, lũ lụt, hạn hán, động đất, phun núi lửa…Những rủi ro đó có xu hướng ngày càngtăng và là mối lo của nhân loại Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần có những chínhsách kịp thời bù đắp rủi ro đó

1.4.2 Nhân tố bên trong doanh nghiệp

1.4.2.1 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp chính là định hướng hoạt động củadoanh nghiệp trong tương lai, quyết định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường Sailầm của doanh nghiệp trong vấn đề chiến lược kinh doanh sẽ tạo bước đi không đúngđắn, sự lung lay trong tổ chức và sự trách nhiệm của nhân viên trong hoạt động kinhdoanh Điều này sẽ gây tổn thất vô cùng nặng nề cho doanh nghiệp

1.4.2.2 Nguồn lực của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có thể hoạt động được phải nhờ vào sự đảm bảo về nguồn lựctài chính và con người đủ đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh Con người và tàichính là hai yếu tố quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp Một con người khi thiếu trình độ, ý thức trách nhiệm sẽ gây thiệt hại và làmgiảm hiệu quả kinh doanh Việc bố trí nhân lực phù hợp, tạo môi trường làm việc thoảimái sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động tốt và hạn chế được những rủi ro Bên cạnh đó,trong quá trình kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp không ngừng cải tiến, nâng cao

Trang 19

chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đáp ứng tôt hơn nhu cầu của khách hàng Để làmđược điều này doanh nghiệp cần có nguồn lực tài chính an toàn đáp ứng nhu cầu khicần thiết, hạn chế được rủi ro.

1.4.2.3 Khách hàng

Doanh nghiệp quan hệ với khách hàng thông qua các hợp đồng kinh tế, trong đó

có đề cập đến quyền lợi nghĩa vụ của hai bên và những tổn thất nếu có rủi ro xảy ra màcông ty phải bồi thường Nếu xảy ra những rủi ro đó doanh nghiệp không chỉ bị bồithường mà còn đánh mất úy tín với khách hàng và những đối tác làm ăn khác Do vậy,yếu tố khách hàng đòi hỏi hoạt động quản trị rủi ro phải kiểm soát chặt chẽ để có cácbiện pháp phòng ngừa rủi ro hoặc giảm thiểu tổn thất mà rủi ro mang lại

1.4.2.4 Nhà cung ứng, đối thủ cạnh tranh

Nhũng rủi ro về phía nhà cung ứng mà doanh nghiệp có thể gặp phải như: Nănglực thực hiện không tốt, khả năng ngừng cung cấp, vi phạm hợp đồng, chất lượng sảnphẩm không ổn định, không đảm bảo chất lượng hoặc không đủ đáp ứng nhu cầu Vềđối thủ cạnh tranh, những chiến lược cạnh tranh như: Cạnh tranh về năng lực vị thế,sản phẩm, công nghệ, dịch vụ kèm theo, chính sách giá… có thể mang lại những rủi rocho doanh nghiệp

Trang 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY

TNHH MTV XÂY DỰNG VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI

VIỆT – TIỀN PHƯƠNG 2.1 Khái quát về công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương

Công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt - Tiền Phương là đơn

vị độc lập, tự chủ về tài chính, hoạt động theo luật doanh nghiệp hiện hành, hạch toán

kế toán độc lập, có con dấu và tài khoản ngân hàng riêng

Tên giao dịch: Công ty TNHH MTV Xây dựng và dịch vụ thương mại Việt Tiền Phương

-Địa chỉ trụ sở tại: Phường Hà Khẩu, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Điện thoại số: 0333 850 633

Mã số thuế: 5701504734

Trong những năm qua, nhờ có những chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nướcnên nền kinh tế đất nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng đã có những bướcphát triển vượt bậc, trong đó ngành Công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh nhất, vớinhiều khu Công nghiệp, nhiều nhà máy được xây dựng, kèm theo đó là nhu cầu về xâydựng cũng tăng lên Nắm bắt được nhu cầu tiềm năng đó, ngày 25/02/2003, Công tyTNHH MTV Xây dựng và dịch vụ thương mại Việt - Tiền Phương được thành lậptheo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5701504734, do Sở Kế hoạch và Đầu tưtỉnh Quảng Ninh cấp

Quảng Ninh là một trong 3 vùng động lực phát triển kinh tế của miền Bắc–Là địabàn có nhiều tài nguyên môi trường để phát triển kinh tế

Với những đặc điểm trên, muốn kinh doanh và quản lý đạt hiệu quả cao cần phải

có cơ sở hạ tầng tốt, góp phần tạo việc làm cho lao động, phân phối lực lượng sảnxuất, đồng thời góp phần đưa nền kinh tế tỉnh Quảng Ninh ngày càng phát triển

Trải qua 11 năm thành lập và đi vào hoạt động, Công ty đã có những bước pháttriển vượt bậc, kết quả sản xuất kinh doanh năm sau luôn cao hơn năm trước, Công tyngày càng khẳng định được uy tín, chất lượng trên thị trường Phương châm sản xuấtkinh doanh của Công ty "coi khách hàng là thượng đế", đây là mục tiêu chiến lược sản

Trang 21

xuất kinh doanh của Công ty, với mong muốn đem lại sản phẩm có chất lượng cao, giáthành cạnh tranh, do vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty đã không ngừngcải tiến đổi mới thiết bị, kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sảnxuất, từng bước khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác sản xuất kinhdoanh cũng như công tác quản lý, hiện nay bộ máy sản xuất của Công ty đã đi vàohoạt động ổn định do vậy thị trường của Công ty luôn được ổn định và mở rộng, tạođược chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương

2.1.2.1 Chức năng

Luôn luôn phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, kinh doanh thươngmại, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận,tích lũy tái đầu tư phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh

Đảm bảo lợi ích cho các cổ đông, làm tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, cải thiệnđiều kiện môi trường làm việc và nâng cao thu nhập, đời sống của người lao độngtrong Công ty

Thực hiện các hoạt động kinh doanh chủ yếu:

- Xây dựng công trình giao thông đường bộ, công trình thủy lợi, nhà ở; San lấpmặt bằng; Dịch vụ vận tải, du lịch; Sửa chữa ô tô

- Kinh doanh thương mại; Nuôi trồng, chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản, lâmsản; Kinh doanh chế biến than, đại lý xăng dầu; Khai thác, chế biến khoáng sản

- Dịch vụ lập dự án đầu tư; Xây dựng các công trình, lắp đặt thiết bị điện dândụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi

- Thiết kế các công trình đường bộ, các công trình xây dựng cảng; Cứu hộ giaothông đường bộ

2.1.2.2 Nhiệm vụ

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty theo quy chếhiện hành phù hợp; Kinh doanh đúng mặt hàng, theo đúng ngành nghề đã đăng ký vàmục đích chung của công ty

- Bảo toàn và sử dụng tài sản được giao theo đúng chế độ của nhà nước quy định,đạt hiệu quả kinh tế xã hội và tăng cường điều kiện vật chất cho cán bộ công nhân viêncủa công ty

Trang 22

- Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động và các biện pháp khuyến khíchvật chất, tinh thần đúng chế độ chính sách của nhà nước, đảm bảo mức lương tối thiểu

và cải thiện đời sống của người lao động; Đào tạo nuôi dưỡng, xây dựng đội ngũ laođộng có trình độ nghiệp vụ chuyên môn

2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức

(Nguồn: phòng tổ chức hành chính)

Hình 1.1: Sơ đồ bộ máy quản lý công ty

Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận

Giám đốc Công ty

Là người lãnh đạo cao nhất, là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về việcthực hiện các chính sách của Nhà nước và điều hành chung mọi hoạt động sản xuấtkinh doanh

Phó giám đốc

Giúp giám đốc công ty trong công tác kinh tế kế hoạch, định mức đơn giá dựtoán và tiền lương, công tác hạch toán kinh tế, công tác tiếp thị đấu thầu, thu hồi vốn.Giúp giám đốc trong việc lập kế hoạch theo dõi, quản lý vật tư, máy móc thiết bị, côngnghệ xây dựng Giúp giám đốc công ty về các mặt giải pháp kỹ thuật, mỹ thuật, tiến độ

an toàn các công trình cho công ty thi công

Phòng kinh tế kế hoạch

Là cơ quan tham mưu giúp giám đốc trong các khâu xây dựng và chỉ đạo côngtác kế hoạch, công tác kinh tế, công tác giao tiếp, công tác tiếp thị và quản lý đầu tưxây dựng cơ bản của Công ty

GIÁM ĐỐCPHÓ GIÁM ĐỐC

Trang 23

Phòng kỹ thuật

Phòng kỹ thuật chất lượng - an toàn là một bộ phận chức năng giúp việc cho

giám đốc công ty trong lĩnh vực quản lý chất lượng - an toàn, tiến độ thi công các công

trình, các hoạt động khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong mọi hoạt động sản

xuất kinh doanh của Công ty

Phòng tài chính kế toán

Có nhiệm vụ quản lý về mặt tài chính, cung cấp tài chính cho hoạt động sản xuất kinh

doanh của công ty cũng như cho các Công ty và các đội sản xuất trực thuộc, lập báo cáo tài

chính hàng kỳ, xác định mức vốn lưu động phù hợp, xác định tổ chức nguồn vốn đảm bảo

cho sản xuất kinh doanh, huy động nguồn vốn sẵn có vào sản xuất kinh doanh

Phòng tổ chức hành chính

Có nhiệm vụ nghiên cứu cải tiến tổ chức quản lý, xây dựng các chức năng và nhiệm

vụ cho các bộ phận thực hiện tuyển chọn đề bạt sử dụng cán bộ, lập kế hoạch về nhu cầu

lao động, đào tạo phục vụ kịp thời cho nhu cầu thực hiện sản xuất kinh doanh Quản lý và

theo dõi tình trạng máy móc thiết bị, sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị của Công ty

2.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV xây dựng và

dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV xây dựng

và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương

1 Doanh thu 11.917.460.663 15.817.026.432 18.978.035.854 3.899.565.769 32,72 3.161.009.442 19,98

2 Doanh thu

thuần

11.917.460.663 15.817.026.432 18.978.035.854 3.899.565.769 32,72 3.161.009.442 19,98 3.Giá vốn hàng

Ngày đăng: 13/03/2016, 12:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ môn nguyên lý quản trị (2008), bài giảng quản trị rủi ro, trường Đại học Thương Mại Khác
2. Báo cáo tài chính, hoạt động kinh doanh, các tài liệu có liên quan về công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt- Tiền Phương Khác
3. Bài giảng quản trị rủi ro, TS Ngô Quang Huân Khác
4. Quản trị rủi ro và khủng hoảng , PGS TS Đoàn Thị Hồng Vân, NXB LĐ – XH 2007 Khác
5. Quản trị rủi ro, PGS TS Ngô Quang Thu chủ biên, NXB giáo dục 1998 Khác
6. Rủi ro kinh doanh, TS Ngô Ngọc Huyền, NXB Thống kê Khác
7. Quản trị rủi ro xí nghiệp trong nền kinh tế toàn cầu, TS Dương Hữu Mạnh Khác
8. Quản trị rủi ro doanh nghiệp, TS Nguyễn Quang Thu, NXB Thống kê9. Trang wed Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức - Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương
2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức (Trang 19)
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV xây dựng - Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV xây dựng (Trang 20)
Bảng 2.2. Thực trạng các rủi ro kinh doanh khi thi công công trình của công ty - Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương
Bảng 2.2. Thực trạng các rủi ro kinh doanh khi thi công công trình của công ty (Trang 23)
Bảng 2.3. Đánh giá quy trình quản trị rủi ro - Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro của công ty TNHH MTV xây dựng và dịch vụ thương mại Việt – Tiền Phương
Bảng 2.3. Đánh giá quy trình quản trị rủi ro (Trang 25)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w